l. Tiểu mục 38 - Giao lưu đoàn kết - Lê Tiến Công, Trần Đức Anh Sơn, Nguyễn Tư Triệt

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

Lê Tiến Công

Giới thiệu sách:

“ĐỒ SỨ KÝ KIỂU THỜI NGUYỄN” CỦA TRẦN ĐỨC ANH SƠN

 

 

ĐỒ SỨ KÝ KIỂU THỜI NGUYỄN (Sino - Vietnamese porcelains in Nguyễn period) là đề tài mà tác giả Trần Đức Anh Sơn đã đeo đuổi trong suốt 15 năm với những tìm tòi khám phá và thay đổi nhận thức từ “đồ sứ men lam Huế” đến “đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn”.

Trong Lời nói đầu, tác giả cho biết:

“Giữa hai thời điểm ấy là quãng thời gian 15 năm tôi dành trọn sự quan tâm cho những món đồ sứ cổ, do người Hoa làm ra nhưng lại mang trên mình những tinh hoa của văn hóa Việt.

Nếu có thể chia cuộc đời của một người thành nhiều chương như trong một cuốn sách, thì 15 năm ấy chính là một “chương” quan trọng trong đời tôi. Và tôi gọi tên “chương” này là “Chương Đồ sứ ký kiểu”.

Sau 15 năm lao tâm khổ tứ với loại hình cổ vật đặc biệt và độc đáo này, giờ đây, với cuốn sách này, tôi muốn khép chương đời ấy lại, để bước sang một chương mới trên con đường học hỏi của mình. Quãng đường 15 năm không quá dài nhưng cũng không quá ngắn; vừa đủ cho tôi tích nạp kiến thức và thay đổi nhận thức về cái vẫn được gọi là “Đồ sứ men lam Huế” thành “Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn”. Cuốn sách này phản ánh đầy đủ sở trường và sở đoản của tôi trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và nhận thức về Đồ sứ ký kiểu” .

Tác giả Trần Đức Anh Sơn, tiến sĩ khoa lịch sử, sinh năm 1967, nguyên là giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, hiện là trưởng khoa Việt Nam học, Trường ĐH Phan Châu Trinh, Quảng Nam. Cuốn sách này được viết trên cơ sở luận án tiến sĩ của tác giả. Luận án đã được bảo vệ tại ĐH Quốc gia Hà Nội vào năm 2002 và đã được Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trao tặng giải nhì (không có giải nhất), Giải thưởng Sử học Phạm Thận Duật năm 2003.

Sách dày 298 trang (khổ 19cm x 27cm), do Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội và nhà sách Cảo Thơm liên kết xuất bản, quý II, 2008; in song ngữ Việt - Anh; gồm 228 trang in đen trắng trên giấy thường và 80 trang phụ bản in trên giấy couché (với 147 ảnh chụp các cổ vật sứ ký kiểu, từ thời Lê - Trịnh đến thời Nguyễn, mà tác giả đã chụp và tuyển chọn từ hơn 20 bảo tàng và sưu tập tư nhân ở trong và ngoài nước, cùng 38 bản vẽ các họa tiết trang trí trên những món đồ sứ ký kiểu).

Nội dung sách gồm 5 chương, ngoài chương đầu tiên tác giả giải thích về thuật ngữ “Đồ sứ ký kiểu”, các chương còn lại tập trung nghiên cứu: Đồ sứ ký kiểu trước thời Nguyễn; đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn; đặc điểm mỹ thuật; văn tự trên đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn.

Ngoài ra, sách còn có một phần phụ lục gồm hình ảnh các món đồ sứ ký kiểu trước thời Nguyễn; đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn; đồ sứ ký kiểu đề thơ chữ Nôm; đồ sứ ký kiểu vẽ cảnh sắc vùng Thuận - Quảng; đồ sứ do Đặng Huy Trứ ký kiểu; hình vẽ một số đồ án trang trí trên đồ sứ ký kiểu và bảng thống kê hiệu đề trên đồ sứ ký kiểu...

LÊ TIẾN CÔNG (giới thiệu)

Lê Tiến Công,  Khoa Việt Nam học, Đại học Phan Châu Trinh, Hội An, Quảng Nam

 

LỜI NÓI ĐẦU

Tháng 11/1988, tôi chọn đề tài ĐỒ SỨ MEN LAM HUẾ để viết luận văn tốt nghiệp cử nhân lịch sử tại Đại học Tổng hợp Huế. Tháng 11/2002, tôi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ lịch sử tại Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài ĐỒ SỨ KÝ KIỂU THỜI NGUYỄN. Giữa hai thời điểm ấy là quãng thời gian 15 năm tôi dành trọn sự quan tâm cho những món đồ sứ cổ, do người Hoa làm ra nhưng lại mang trên mình những tinh hoa của văn hóa Việt.

Nếu có thể chia cuộc đời của một người thành nhiều chương như trong một cuốn sách, thì 15 năm ấy chính là một “chương” quan trọng trong đời tôi. Và tôi gọi tên “chương” này là “CHƯƠNG ĐỒ SỨ KÝ KIỂU”.

Sau 15 năm lao tâm khổ tứ với loại hình cổ vật đặc biệt và độc đáo này, giờ đây, với cuốn sách này, tôi muốn khép chương đời ấy lại, để bước sang một chương mới trên con đường học hỏi của mình. Quãng đường 15 năm không quá dài nhưng cũng không quá ngắn; vừa đủ cho tôi tích nạp kiến thức và thay đổi nhận thức về cái vẫn được gọi là ĐỒ SỨ MEN LAM HUẾ thành ĐỒ SỨ KÝ KIỂU. Cuốn sách này phản ánh đầy đủ sở trường và sở đoản của tôi trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và nhận thức về ĐỒ SỨ KÝ KIỂU.

Trong chặng đường tìm hiểu, khám phá ĐỒ SỨ KÝ KIỂU vừa qua, tôi đã nhận được sự chỉ giáo, bổ túc và bình phản của nhiều học giả, đồng nghiệp và bằng hữu ở trong và ngoài nước, đặc biệt là những gợi ý quý báu và sự hướng dẫn ân cần của ba người thầy của tôi là ThS. Nguyễn Hữu Thông, GS. Trần Quốc Vượng và GS. Nguyễn Bích. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy, quý học giả, quý bằng hữu và đồng nghiệp gần xa và xin tưởng niệm đến GS. Trần Quốc Vượng, người thầy đã khuất của tôi.

Tôi xin chân thành cám ơn Quỹ TOYOTA FOUNDATION đã tài trợ tài chính để tôi theo đuổi đề tài này. Cám ơn Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu các sưu tập ĐỒ SỨ KÝ KIỂU do Trung tâm quản lý để hoàn thành cuốn sách. Cám ơn dịch giả Nguyễn Tư Triệt đã dịch cuốn sách này từ Việt ngữ sang Anh ngữ. Cám ơn ông Nguyễn Kim Long đã giúp tôi hiệu đính bản thảo tiếng Anh.

Sau cùng, tôi xin cám ơn các đồng nghiệp ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, những người đã làm tất cả những gì có thể để tôi viết nên cuốn sách này. Cám ơn Nhà sách Cảo Thơm đã đưa cuốn sách này đến với độc giả.                        

                                                                                        TÁC GIẢ: TRẦN ĐỨC ANH SƠN

 

FOREWORDS

In November 1988, I chose to write on ĐỒ SỨ MEN LAM HUẾ (Les bleus de Hué) as my graduation dissertation for BA. in History at Huế University. In November 2002, I successfully defended my thesis on ĐỒ SỨ KÝ KIỂU THỜI NGUYỄN (Ordered patterned porcelains during the Nguyễn period) for a doctor’s degree at Hanoi National University. Throughout the time span of 15 years between those two landmarks, I devoted all my interest to the old porcelain pieces, which were made by the Chinese but embodied the cream of Vietnamese culture. 

If we can divide one’s life time into chapters, the way we do with a book, then those 15 years is an important “chapter” of my life, bearing the name “CHAPTER OF ĐỒ SỨ KÝ KIỂU”.

After 15 years of really hard work, studying this original and unique kind of antiques, now with this book, I would like to put an end to that life chapter and begin a new one on my path of learning. Fifteen years’ time is simply just enough for me to acquire knowledge and change my conception of the so-called ĐỒ SỨ MEN LAM HUẾ (Les bleus de Hué) and give it the new name ĐỒ SỨ KÝ KIỂU (Ordered patterned porcelains). This book fully reflects both my strong and weak points in my conception and study of the ĐỒ SỨ KÝ KIỂU.

A word now of gratitude. In doing the research work on ĐỒ SỨ KÝ KIỂU, I am indebted to many scholars, colleagues and friends, both at home and abroad, for their instructions, supplementary ideas and comments. My special thanks go to my three teachers, MA. Nguyễn Hữu Thông, Prof. Trần Quốc Vượng and Prof. Nguyễn Bích, for their valuable suggestions and guidance. I also would like to regard this book as something in memory of my late teacher, Prof. Trần Quốc Vượng.

I wish to express my sincere thanks to TOYOTA FOUNDATION, which financed this project; to Huế Monuments Conservation Center, which provided me with every facility to study their collections of ĐỒ SỨ KÝ KIỂU; to Mr. Nguyễn Tư Triệt, who translated this book into English. I also would like to thank Mr. Nguyễn Kim Long for having revised the translation draft.

Finally, my thanks go to my colleagues at Huế Royal Antiquities Museum, who had tried their best to help me compile this book; and to Cảo Thơm Bookstore, which puts this book in the hands of the readers.                                                                                      

                                                                                           THE AUTHOR:TRẦN ĐỨC ANH SƠN

(Bản dịch Anh ngữ của nhà giáo Nguyễn Tư Triệt)

 

ĐỒ SỨ KÝ KIỂU THỜI NGUYỄN

Sino - Vietnamese porcelains in Nguyễn period

NỘI DUNG

Sách gồm 4 chương, kết cấu như sau:

CHƯƠNG I: VỀ THUẬT NGỮ ĐỒ SỨ KÝ KIỂU

A. THUẬT NGỮ BLEUS DE HUÉ                                                                                                  

B. THUẬT NGỮ ĐỒ SỨ MEN LAM HUẾ

C. CÁC THUẬT NGỮ KHÁC                                                                                                         

D. THUẬT NGỮ ĐỒ SỨ KÝ KIỂU

CHƯƠNG II: ĐỒ SỨ KÝ KIỂU TRƯỚC THỜI NGUYỄN

A. ĐỒ SỨ KÝ KIỂU THỜI LÊ - TRỊNH Ở ĐÀNG NGOÀI

A.1. Thời điểm bắt đầu ký kiểu đồ sứ

A.2. Đồ sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh

B. ĐỒ SỨ KÝ KIỂU THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN Ở ĐÀNG TRONG

B.1. Đồ sứ ký kiểu đời chúa Nguyễn Phúc Chu

B.2. Những đồ sứ khác được cho là đồ sứ ký kiểu thời chúa Nguyễn

C. ĐỒ SỨ KÝ KIỂU THỜI TÂY SƠN

C.1. Những hiện vật được cho là đồ sứ ký kiểu thời Tây Sơn

C.2. Ai ký kiểu đồ sứ dưới thời Tây Sơn?

CHƯƠNG III: ĐỒ SỨ KÝ KIỂU THỜI NGUYỄN

A. CÁC SỨ BỘ TRIỀU NGUYỄN VỚI VIỆC KÝ KIỂU ĐỒ SỨ

A.1. Những chuyến đi sứ sang Trung Hoa thời Nguyễn

A.2. Quan hệ giữa việc đi sứ với việc ký kiểu đồ sứ vào thời Nguyễn

B. ĐỒ SỨ KÝ KIỂU THỜI NGUYỄN

B.1. Đồ sứ ký kiểu triều Gia Long

B.2. Đồ sứ ký kiểu triều Minh Mạng

B.3. Đồ sứ ký kiểu triều Thiệu Trị

B.4. Đồ sứ ký kiểu triều Tự Đức

B.5. Đồ sứ ký kiểu triều Khải Định   

C. PHƯƠNG THỨC KÝ KIỂU VÀ LƯU GIỮ ĐỒ SỨ

C.1. Phương thức ký kiểu đồ sứ     

C.2. Về các thuật ngữ: đồ sứ ngự dụng, đồ sứ quan dụng, đồ sứ dân dụng

C.3. Việc lưu giữ đồ sứ

CHƯƠNG IV: ĐẶC ĐIỂM MỸ THUẬT CỦA ĐỒ SỨ KÝ KIỂU THỜI NGUYỄN

A. DÁNG KIỂU

A.1. Đặc trưng chung về tạo dáng của đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn

A.2. Những dáng kiểu tiêu biểu

B. MÀU SẮC

C. ĐỀ TÀI TRANG TRÍ

C.1. Nhận xét chung

C.2. Các hệ đề tài trang trí trên đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn

CHƯƠNG V: VĂN TỰ TRÊN ĐỒ SỨ KÝ KIỂU THỜI NGUYỄN

A. THƠ VĂN HÁN NÔM TRÊN ĐỒ SỨ KÝ KIỂU

A.1. Thơ văn chữ Nôm

A.2. Thơ văn chữ Hán

B. HIỆU ĐỀ TRÊN ĐỒ SỨ KÝ KIỂU

Ngoài ra, sách còn có một phần PHỤ LỤC, gồm hình ảnh các món Đồ sứ ký kiểu trước thời Nguyễn; Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn; Đồ sứ ký kiểu đề thơ chữ Nôm; Đồ sứ ký kiểu vẽ cảnh sắc vùng Thuận - Quảng; Đồ sứ do Đặng Huy Trứ ký kiểu; Hình vẽ một số đồ án trang trí trên đồ sứ ký kiểu Bảng thống kê hiệu đề trên đồ sứ ký kiểu...

 

THÔNG TIN PHÁT HÀNH:

GIÁ BÁN:

+ Tại Việt Nam: 350.000đ/cuốn (Nếu mua từ 5 cuốn đến 9 cuốn, giá sẽ giảm còn 320.000đ/cuốn; nếu mua từ 10 cuốn đến 19 cuốn, giá sẽ giảm còn 300.000đ/cuốn; nếu mua từ 20 cuốn đến trở lên, giá sẽ giảm còn 270.000đ/cuốn).

+ Tại hải ngoại: 30USD/cuốn (Sách được gửi trực tiếp tới tận nhà của độc giả bằng đường bưu điện, hình thức gửi surface. Nếu độc giả muốn sách được gửi nhanh bằng đường airmail thì vui lòng trả thêm cước vận chuyển thanh tóan theo thực tế).

CÁCH THỨC ĐẶT MUA VÀ THANH TOÁN:

Độc giả có thể đặt mua sách theo hai cách sau:

      1. Đặt mua tại Nhà sách Cảo Thơm, Số 31, Ngô Gia Tự, Đà Nẵng.

Tel: 0511 384 0917; Fax: 0511. 384 0408

Liên lạc với ông Nguyễn Quý Dũng:

Mobile: 0975 240 057; E-mail: quydung2006@yahoo.com

2. Đặt mua trực tiếp với tác giả Trần Đức Anh Sơn.

Khoa Việt Nam học, Trường ĐH Phan Châu Trinh.

02, Trần Hưng Đạo, Hội An, Quảng Nam.

Mobile: 0903 572 371; E-mail: tranducas@yahoo.com

 

Xin trân trọng giới thiệu !

 

____________________________________________________

Trở về

THÔNG BÁO CẬP NHẬT Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/thongbao-update_mucluctrang

 

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

&

trang mục lục Giao Lưu:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket_mucluctrang

(mục lục của mục này -- các trang Giao lưu)

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

(trang 1 Giao lưu)

TRANG "NGÀN WEBs CỦA NGÀN NHÀ":

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/webcacnha

Trang chủ Web. Tác giả Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

trang "Những trang mục trên 'Web Tác giả Trần Xuân An'":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

 

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

 

    lên đầu trang (top page)   

 

 Ngày nhận bài này từ tác giả Lê Tiến Công qua Gmail & đưa lên web: 06 & 07-5 HB8