z+i. Bài 34-Tl.1 - Trần Xuân An - Đọc sách: Nguyễn Hoa và "Ánh mắt tươi"

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

ĐỀ MỤC 32c

 

 

ĐỌC SÁCH & BÁO CHÍ 

 

TRẦN XUÂN AN

 

NGUYỄN HOA

& Ánh mắt tươi

+ Tên thật: Nguyễn Hoa Kỳ

Sinh ngày: 12-02-1947

Quê quán: thôn Lưu Xá, xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, Hà Nam

Chức vụ: Phó trưởng ban tổ chức Hội, Phó bí thư Đảng ủy cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam

(số 9, Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội)

+ Tác phẩm chính (đã xuất bản):

- Dưới mặt trời, tập thơ, NXB. QĐND., 1988

- Vàng của mùa thu, tập thơ, NXB. Hà Nội, 1989

- Ngôi sao số phận, tập thơ, NXB. Thanh Niên, 1991

- Con Tổ Quốc, tập thơ, NXB. QĐND., 1992

- Sấm lành, tập thơ, NXB. Hội Nhà văn VN., 1993

- Sơn ca, tập thơ, NXB. VHTT., 1994

- Từ một đến tám, tập thơ, NXB. VHTT., 1997

- Trở về, tập thơ, NXB. QĐND., 1997

- Cây trong vườn ông nội, tập thơ thiếu nhi, NXB. VHTT., 1998

- Mùa xuân không bị bỏ quên

- Nhận

Mùa thu năm kia, 2005, nhà thơ Nguyễn Hoa đã cho ra đời tập thơ “Ánh mắt tươi” ở Nxb. Hội Nhà văn. Ông có gửi tặng tôi tập thơ ấy, một người ở tít tận TP.HCM., qua đường bưu điện. Thơ không bao giờ chỉ đọc một lần, nhất là thơ của những nhà thơ rất kiệm lời như Nguyễn Hoa. Lúc này, một lần nữa tôi đọc thơ ông, khi rằm tháng giêng sắp đến.

Tôi nghĩ, thơ hàm súc, ít chữ, có lẽ rất thuận lợi để khắc sâu vào tâm khảm người đọc, lại rất tiện để viết thư pháp trên giấy quý, hay chạm vào kim sách vàng ròng, đục trổ vào vách núi giữa trời. Thơ của ông hẳn cũng đã được nhiều nơi tôn vinh với các hình thức như vậy chăng? Tôi không rõ, chỉ thấy vài năm gần đây, thơ rất ngắn của ông xuất hiện trên các tuần báo, tạp chí văn học nghệ thuật, các tuyển thơ sang trọng của nước ta. Trên trang web miễn phí này, thơ ông cũng vẫn quý báu, như chén rượu ngon trên manh chiếu mỏng.

Và còn có một điều nữa, ở thể thơ hai chữ, ba chữ, thơ tôi (tập “Kẻ bị ném vào bão”, 1995) và thơ Nguyễn Hoa có nét nào như thể “gặp gỡ”. Phải chăng, mọi bài thơ hai chữ cũng đều khởi từ nguồn dân gian nghìn xưa? Thơ hai chữ Nguyễn Vỹ tiền chiến cũng khởi từ nguồn mạch ấy? Và ở thơ tôi, thơ Nguyễn Hoa, đều tổng hoà thêm từ một nguồn đăng đối, hàm súc: thể thơ bảy chữ tám câu, tứ tuyệt, hoành phi, câu đối cổ điển trong ý hướng quyết liệt cách tân? (*)

Thơ hay khi tất cả những thủ thuật, kĩ xảo đã được nhà thơ quên đi. Các bậc tiền bối thơ đã bảo thế. Thơ Nguyễn Hoa có bài đã vượt lên kĩ thuật, do đó, nhuần nhị, thật tình, thật đọng và cũng có khi rất hận, rất sắc.

Tôi trân trọng chạm khắc thơ ông vào biển nền (template), một loại phù điêu trên mạng liên thông (internet) rất đẹp của Google, nơi ai cũng có thể chạm khắc cho riêng mình, cho những người mình quý mến để chia sẻ với những người đọc của mình, mặc dù chúng ta ít người viết nhật kí web. Thơ "nhà tranh" hay "nhà ngói" đều đẹp, nếu “nàng thơ” đẹp thật, với chiều sâu nội tâm và tầm cao trí tuệ. Tôi tin rằng thơ trên một mẩu bao thuốc lá trong tù có khi lớn lao, sâu sắc, vĩnh cửu hơn thơ nạm ngọc chốn cung đình. Vậy thì nề hà chi website hay weblog...

Tuy nói vậy, nhưng tôi vẫn hi vọng một ngày nào đó, tôi sẽ được hân hạnh mời thơ ông vào website của tôi, một website thật "hoành tráng", xứng đáng...

Trần Xuân An

11 giờ 30 & 21 giờ 29, ngày 25-02 HB7

7 giờ 47 & 9 giờ 50, 26-02 HB7

6 giờ 45, 27-02 HB6

 

_____________________

(*) Thể thơ hai chữ tứ tuyệt là một trong những sáng tạo rất riêng của Trần Xuân An.

Xem thơ ở Web.Giao lưu: http://tranxuanan-giaoluu-nnct-nguyenhoa.blogspot.com/

 

 

Xem lại: Bài thứ nhất:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/luanvethoichungta_b1.htm

 

Trở về: Trang mục lục của tập bài viết "Luận về thời chúng ta...":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/luanvethoichungta

 

Trở về trang chủ Web. Tác giả Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

 

 

Google page creator /  host

  Ngày đưa lên trang web này: 28-4 HB7

 

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE

 

lên đầu trang (top page)