o. Bài 15-Tl.2 - Trần Xuân An - Trả lời người đọc: Bản quyền

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

Trần Xuân An

(BẢN SAO ĐỂ LƯU TRỮ)

 

Posted by txawriter on August 30th, 2007

 

TRẢ LỜI NGƯỜI ĐỌC - 3: CÁCH NÀO TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ BẢN QUYỀN TÁC PHẨM (QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA CHÍNH TÁC GIẢ)?

Nguyên văn câu hỏi: “Trên WebTgTXA. có nhiều bài viết thuộc dạng bất đắc dĩ về những băn khoăn, lo sợ trước tình trạng bản quyền từ ngàn xưa đến nay, trên khắp thế giới. Đến nay, WebTgTXA. đã thu hoạch được kinh nghiệm quý báu nào, xin vui lòng cho tôi và các độc giả, tác giả khác cùng biết?”. 

WebTgTXA. trả lời anh Hoàng Văn Thìn (thị xã Đông Hà, Quảng Trị):

Đúng là đã có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những lời giải đáp về “Gia huấn ca”, một tác phẩm được cho là của Nguyễn Trãi (tác giả “Bình Ngô đại cáo”). Dẫu vậy, thật sự là cho đến nay, vấn đề thời điểm sáng tác và tác giả đích thực của “Gia huấn ca” vẫn còn bỏ ngỏ. Cũng như vậy, với bản dịch “Chinh phụ ngâm” hiện đang lưu truyền sâu rộng và được giảng dạy trong nhà trường, vẫn có người băn khoăn không biết có phải do Phan Huy Ích hay do Đoàn Thị Điểm dịch (đã loại trừ bản của Nguyễn Khản). Trên báo chí mới đây, cũng có bài nhắc lại vấn đề tác giả của “Hồng lâu mộng” (Trung Hoa) và những vở kịch của William Shakespeare (Anh).

Phần trả lời này chỉ thưa rằng: Xin giới hạn lại trong phạm vi bản quyền của những tác giả hiện thời hay cùng thời, cụ thể hơn là từ sau 1954 đến nay. Với giới hạn này, vấn đề dễ giải quyết hơn, bởi lẽ công chúng độc giả, đồng nghiệp, bạn bè, người thân của các tác giả và chính bản thân các tác giả, đa số hiện còn sống, làm việc hay đang an dưỡng tuổi già.

Với các tác giả và tác phẩm trong quãng thời gian xác định trên, vấn đề bản quyến không ngoài 2 từ: công khai dân chủ. Công khai đăng báo, xuất bản, phát hành với mọi hình thức, thông thường là ở dạng in giấy. Trong khoảng mươi năm đổ lại, có thêm hình thức sách điện tử, báo chí điện tử, blog, website. Dân chủ trong vấn đề này là các phản hồi trên mọi phương tiện truyền thông, đặc biệt là trên mạng lưới liên thông toàn cầu (internet).

Các tác giả cứ công bố hết tác phẩm của mình (sách báo in giấy hay web cố định, lâu dài). Về hình thức công bố, chỉ có “web” là công nghệ mới, nên xin bàn thêm một chút: Bản thân chữ “web” có nghĩa là “mạng”, như mạng nhện chẳng hạn. Vậy thì nên để cho các “site-s” (chỗ), “spot-s” (điểm) nối kết (link) với nhau cho đúng nghĩa là “mạng [nhện] liên thông toàn cầu”. Các web khổng lồ như Google, Yahoo, MSN… đã và đang làm công việc “đan lưới” đó qua các công cụ tìm kiếm để kết nối. Các nước chắc hẳn cũng có nhiều trung tâm lưu trữ (cache). Tuy nhiên, sự kết nối của mỗi web cá nhân, tập thể và các báo chi điện tử cũng rất cần thiết. Đó chính là cách công khai hoá, không để cho bất kì một “blog”, “web” nào (”spot”, “site” nào) cô độc, bơ vơ, không được ai biết đến, không có liên lạc nào với các “blog”, “web” khác (”site”, “spot” khác). Trước hết, mỗi tác giả phải tìm cách nối kết. Sự quan tâm lẫn nhau cũng rất cần thiết, chẳng hạn như lưu trữ nội dung web cho nhau.

Không nên để tình trạng nghi án văn học tương tự như các trường hợp “Gia huấn ca”, bản dịch “Chinh phụ ngâm”, tiểu thuyết “Hồng lâu mộng”, các vở kịch của W. Shakespeare… còn tái diễn, gây oan khốc cho nhiều tác giả, dịch giả khác.

Vấn đề phức tạp nhưng hoá ra cũng rất đơn giản: công khai dân chủ.

Đây là kinh nghiệm thực tế. Kinh nghiệm thực tế này có thể không có trong sách viết về pháp lí ở lĩnh vực này. Nếu cần nắm vững về pháp lí, xin tham khảo thêm một cuốn sách thuộc loại phổ thông của LS. Trần Minh Sơn.

Riêng tôi, toàn bộ tác phẩm của tôi đã được đưa lên mạng liên thông toàn cầu, kể cả những bài mới viết; trước khi đưa lên “web” và đồng thời, tôi đã đăng báo in giấy, xuất bản sách in giấy hay đã in vi tính tất cả tác phẩm (sáng tác, nghiên cứu, biên soạn) của mình. Tôi rất yên tâm. Mọi mưu toan quậy phá, vô hiệu hoá hay tước đoạt quyền sở hữu trí tuệ của tôi (tác giả) đều vô ích.

Trân trọng & cảm ơn anh Hoàng Văn Thìn (thị xã Đông Hà, Quảng Trị).

WebTgTXA.

Nguồn ảnh: bìa sách "Hỏi đáp về luật sở hữu trí tuệ" của LS. Trần Minh Sơn:

Website "Trang Thông tin Khoa học - Công Nghệ tỉnh Quảng Trị"

http://www.dostquangtri.gov.vn/TINTUC/KHCN/Thang6/01_06/0106_03.asp

Posted in Uncategorized | No Comments »

Posted by txawriter on August 30th, 2007

 

 TRẢ LỜI NGƯỜI ĐỌC - 2: XUẤT XỨ VÀ GHI CHÚ VỀ 4 TẤM ẢNH

Nguyên văn câu hỏi như sau: “Xin vui lòng cho biết xuất xứ của 4 tấm ảnh đám tang tại Đà Nẵng vào năm 1973, trên WebTgTXA. (trang hình ảnh) và thuyết minh rõ hơn về nội dung của 4 tấm ảnh ấy?”.

WebTgTXA. xin trả lời bà Huỳnh Thị Thanh Tâm (Tam Kỳ, Quảng Nam) như sau:

Trước hết, xin đưa lên đây 4 tấm ảnh ấy:

Ảnh 4

Ảnh 4 phóng lớn: Bấm vào dòng link-hoá này

Đây là 4 tấm ảnh thuộc một trong những tập ảnh (album-s) của gia đình tôi. Trong khi đưa lên web các tác phẩm tôi đã viết về những số phận con người cùng các vấn đề lịch sử chính trị, văn hoá, xã hội và các mặt khác ở Miền Nam Việt Nam từ 1954-1975, tôi muốn tìm một vài tấm ảnh minh hoạ cho ý tưởng của mình. Tôi chợt nhớ trong các tập ảnh kỉ niệm của gia đình (do vài người thân lưu trữ) có những tấm ảnh có thể sử dụng được, để minh hoạ cho một nét văn hoá cổ truyền. Vì thế, 4 tấm ảnh đám tang ấy đã được tôi đem đi quét chụp (scan) và đưa lên Yahoo Photos (Web Tác phẩm Trần Xuân An — http://www.tranxuanan-writer.blogspot.com ), vào khoảng đầu năm 2006. Nay có thể xem ở địa chỉ mới:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/hinhanh .

Để tránh trường hợp sa đà vào chuyện riêng tư gia đình, cá nhân, tôi không cước chú gì ngoài một câu: Nghi thức tang lễ truyền thống tại Đà Nẵng 1973. Nay theo yêu cầu của người đọc, tôi nói rõ hơn thêm đôi điều.

Về nội dung:

Đó là hình ảnh đám tang của ông Nguyễn Văn Tương (thường được gọi là ông Phủ Tương), chắt nội đích huyền tôn (hậu duệ thế hệ thứ 3) của nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886) — ông Phủ Tương gọi cụ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) là cố nội.

Ở hình ảnh tạm gọi là ảnh 1, có 3 người phụ nữ được đánh dấu: Bà Trần Thị Miến (mẹ cả của tôi), bà Hồ Thị Cúc (chị dâu tôi) và bà Phan Thị Trịnh (mẹ ruột tôi).

Ở ảnh tạm gọi là ảnh 3: Ảnh chân dung ông Nguyễn Văn Tương (ông Phủ Tương), người quá cố của tang lễ, được đặt sau lư nhang. Hai người đàn ông đứng hai bên là hai người anh cùng cha khác mẹ của tôi. Thế hệ anh em chúng tôi gọi ông Phủ Tương là ông nội.

Nhưng người chụp ảnh là ai? Có lẽ là những người chụp ảnh thuộc các tiệm ảnh nào đó tại Đà Nẵng hoặc các kí giả thường trú tại Vùng I lúc bấy giờ.

Xin vắn tắt vài nét như vậy.

Cảm ơn bà Huỳnh Thị Thanh Tâm (Tam Kỳ, Quảng Nam) đã nêu thắc mắc.

Trân trọng,

WebTgTXA.

Posted in Uncategorized | 1 Comment »

 

This entry was posted on Thursday, August 30th, 2007 at 12:33 am and is filed under Uncategorized. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.

One Response to “tra loi nguoi doc - 2: Xuat xu & ghi chu 4 tam anh”

Leave a Reply

Name (required)

Mail (will not be published) (required)

Website

XHTML: You can use these tags: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

 

Posted by txawriter on August 29th, 2007

TRẢ LỜI NGƯỜI ĐỌC - 1: NHÀ CẦM BÚT & CÁI NHÀ Ở

TIÊU CHUẨN NÀO ĐỂ ĐƯỢC GỌI LÀ NHÀ TRONG LĨNH VỰC VĂN NGHỆ, HỌC THUẬT? (nguyên văn câu hỏi).

WebTgTXA. xin trả lời ông Nguyễn Hoàng Hựu (Gò Vấp, TP.HCM.):

Nói một cách “bài bản”, tại nước ta, mỗi người cầm bút viết văn, làm thơ hay nghiên cứu khoa học xã hội, nhân văn, nếu có 2 đầu sách riêng được xuất bản chính thức ở các nhà xuất bản, là đã đủ tiêu chuẩn để được kết nạp vào các hội nhà văn hoặc các hội nghiên cứu theo chuyên ngành.

Tuy vậy, đó là nguyên tắc chung, có tính chất lí thuyết. Trong thực tế, không phải nguyên tắc chung ấy được vận dụng đúng đắn. Có thể nói một cách chân thật như vậy, bởi vì ở nước ta cho đến nay vẫn còn nhiều ”di chứng hậu chiến”, như vấn đề “mặc cảm” tự tôn hay tự ti (bất cần hay gạt bỏ…), vấn đề lí lịch (không phải “người của ta” thì rất khó vào hội), vấn đề hạn chế tự do báo chí (không phải người cầm bút nào cũng được bình đẳng trong việc chọn bài để đăng), vân vân…

Do đó, không nhất thiết đã vào hay chưa vào hội nhà văn hay hội nghiên cứu chuyên ngành, nếu đã có tối thiểu là 2 đầu sách được xuất bản chính thức, với hình thức in giấy, trong nước hay ngoài nước, qua nhà xuất bản chính thức nào đó, thì đương nhiên xứng đáng là nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu… với tất cả sự nghiêm chỉnh của danh xưng. Nếu khiêm tốn thái quá, chẳng hạn đã có trên 2 đầu sách xuất bản, vẫn không ”dám” tự nhận hay từ chối danh xưng ấy, sẽ khiến người khác chạnh lòng, chột dạ.

Trên đây cũng chỉ là nói chung. Trong văn học sử cũng như trong thực tế, vẫn có trường hợp ngoại lệ: có nhiều nhà thơ đích thực chỉ có dăm bài hoặc mươi bài hiện còn lưu truyền.

Ngoại lệ tất nhiên là có, nhưng, như bất kì cách hành xử nào, phải lấy tiêu chuẩn chung làm cơ sở: Dẫu sao cũng phải có tiêu chuẩn quy định chung là 2 đầu sách xuất bản riêng như vậy.

Nói cách khác, nhà phải ra cái nhà, có nền tảng, cột kèo, mái lợp, phên vách, cửa nẻo.

Xin dựa vào tiêu chuẩn chung (của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn TP.HCM…) và theo quan niệm thông thường của chúng ta về cái nhà ở để trả lời như vậy.

Điều cuối và cũng là điều cơ bản nhất, ấy là chất lượng của tác phẩm. Chất lượng của tác phẩm thì phải do thời gian phán quyết. Không ai thay thế được thời gian, cho dù là ban chấp hành hội hay công chúng độc giả. Lịch sử văn chương, học thuật từ xưa đến nay và ở mọi nước trên thế giới đều đã có những trường hợp bị ‘quên lãng’ (hay bị ‘dìm’) trong hiện tại, nhưng lại được tôn vinh về sau và mãi mãi. Tất nhiên thời “bùng nổ thông tin” hiện nay, việc bị cố tình quên lãng, bị ‘dìm’, đã có thể vượt qua. Và cũng tất nhiên là điều cuối và cơ bản nhất này, trước mắt, cũng rất khó phân định. Vì thế, tiêu chuẩn chung nêu trên vẫn là nguyên tắc hành xử chung.

Xin lưu ý giúp: Phần trả lời trên đây là thuộc thời điểm sau Đổi mới (1986). Thời đoạn từ đó đến nay, vấn đề xuất bản sách tương đối rộng mở hơn báo chí (mặc dù có thể bị khống chế về phát hành sách). Ai cũng biết trong thời “bao cấp”, xuất bản sách là một đặc quyền đặc lợi, do đó cực kì khó khăn, trở ngại.

Cảm ơn ông đã nêu vấn đề.

Trân trọng,

WebTgTXA.

Posted in Uncategorized | No Comments »

Trần Xuân An

Nguồn: Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC - WebTácgiảTrầnXuânAn  (  http://txawriter.wordpress.com/  )

________________________________________________________________________________________________

    

Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC  (Link cũ)

http://txawriter.wordpress.com  (Link mới)

Trở về

 

THƠ PHỔ NHẠC:

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/thophonhac

 

trang bài mới -- sách mới -- tin tức mới: 

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-5

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-4

 

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-1.htm

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-2

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-3

 

trang "Những trang mục trên 'Web Tác giả Trần Xuân An'":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

    lên đầu trang (top page)   

 

Ngày 05-9 HB7