z+f. Bài 31-Tl.1 (ý kiến rời) - Trần Xuân An -- Về quyền bảo lưu ý kiến - tiến trình dân chủ

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

ĐỀ MỤC 31

 

 

TRẦN XUÂN AN

 

VÀI Ý KIẾN RỜI

 

VỀ QUYỀN BẢO LƯU Ý KIẾN ĐÓNG GÓP

CHO TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ 

 

PHẢN HỒI:

 

 

      1

 

      Tối hôm qua (06-03 HB6 [ 2006 ]), tôi nhận được những thông tin phản hồi từ những người đọc kính mến và thân ái, với câu hỏi gần như khẳng định: Nguyễn (Sài Gòn), Trần Nguyễn Dụng cũng chính là Trần Xuân An!?! Phải chăng Trần Xuân An tạm thời lấy hai bút danh đó để trả lời những ý kiến, những bài viết tham gia thảo luận, có ý công kích hoặc cố chấp của một vài độc giả, của một vài tác giả khác, và đồng thời Trần Xuân An mở rộng những ý tưởng đã viết ở bài chính?

 

      Xin thật thà đáp: Vâng.

 

      Và mong được thông cảm. Vì với cách đó (tạo "bóng ảo" để "chia lửa", một thủ thuật thường thấy của báo chí), không khí thảo luận không đến nỗi căng thẳng lắm ...

 

     

       2

 

      Cũng có một ý kiến phản hồi của những người đọc kính mến và thân ái: Làm thế nào để hình thành một ý thức chính trị -- xã hội về văn hóa đối lập -- thống nhất trong mọi tầng lớp nhân dân? Cần nói rõ: đó là tinh thần "thượng võ" quanh những bàn cờ tướng.

 

      Quả thật, từ rất lâu, với quan điểm "bạo lực là trên hết", rất nhiều người nghĩ rằng, các hình thức đối lập chính kiến nhất loạt đều là đấu tranh giai cấp có đổ máu hay đối kháng phe phái nhằm triệt tiêu lẫn nhau. Mặt khác, người ta quy tất thảy những dạng thức đối lập trong chung sống hòa bình là biểu hiện thái độ của những người tiểu tư sản trí thức (với nghĩa xấu: hèn nhát, nửa vời, cải lương chủ nghĩa... [*]). Và cũng từ rất lâu, trong xã hội có một tình trạng bị thâm nhiễm tư tưởng cực quyền và hình thành một ý thức, thái độ: đối lập (bất đồng chính kiến) với nhà cầm quyền (đảng cộng sản và nhà nước chuyên chế) có nghĩa là trở thành kẻ thù, không nên quan hệ vì sẽ bị liên lụy.

 

      Đối lập chính kiến trong tính thống nhất thật ra là một biểu hiện của một tầm văn hiến cao của một chế độ thực sự tự do, dân chủ. Nói cụ thể hơn: Hai lực lượng đối lập của lưỡng đảng đối lập -- thống nhất vừa đấu tranh với nhau rất quyết liệt trên diễn đàn trong không khí văn hóa tranh luận, nhưng đồng thời vẫn rất tôn trọng nhau, biết chấp nhận chân lí và sự thật, không ngoan cố, không tự thị, vẫn hỗ trợ nhau, đúng với tinh thần thượng võ chân chính của hai võ sĩ trên vũ đài, của hai đối thủ ở hai bên bàn cờ tướng cùng với ủng hộ viên của hai phe.

 

      Đến bao giờ ở nước ta đạt được tầm văn hiến chính trị -- xã hội ấy?

      

      Thành thật cảm ơn.

      TXA.

     07 tháng 4 HB6 ( 2006 )

 

__________________

 

(*) Đây không phải là thái độ đối với bọn ngoại bang xâm lược, mà giữa những người trong một cộng đồng dân tộc trong điều kiện xã hội của một đất nước độc lập.

 

(**) Tối 09 tháng 4 HB6 ( 2006 ), bổ sung ở phần chú thích này thêm một bài thơ, viết về tư tưởng của Mạnh Tử, "dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh", với sự vận dụng vào mỗi đất nước -- xã hội dân chủ hiện đại (lưỡng đảng đối lập trong tính thống nhất xã hội chủ nghĩa và dân tộc chủ nghĩa):

 

       KÍNH TẶNG MẠNH TỬ

nhân dân là thượng đế hay hoàng đế

trước bàn cờ vua cờ tướng – cõi đời?

khát vọng ngàn năm đông tây nam bắc

với cuộc chơi nhưng không phải cuộc chơi!

                                             1993

       (Trần Xuân An, Tôi vẫn ở trên đường, Nxb. Văn Nghệ, 1993).

 

 

 

 

 

 

 

LÀM RÕ MỘT Ý TƯỞNG TRONG MỘT BÀI VIẾT:

“VỀ CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC TIỄN CỦA NỀN DÂN CHỦ LƯỠNG ĐẢNG ĐỐI LẬP – THỐNG NHẤT”

với bút danh tạm thời là Trần Nguyễn Dụng:

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_I06/306_ykien-2parties.htm

 

 

         Trong phần cuối của bài viết, tôi đã thể hiện thái độ của mình, đó là lòng yêu thích câu danh ngôn của Voltaire: “Mặc dù khác quan điểm của bạn, nhưng tôi vẫn đấu tranh đến chết để bạn được phát biểu ý kiến của chính bạn”.

 

Ai cũng biết Voltaire (1694 – 1778) là một văn hào Pháp, người đã mỉa mai, phê phán Thiên Chúa giáo. Chính danh ngôn ấy đã thể hiện một trong những tư tưởng làm nền móng của Thế kỉ Ánh sáng trong lịch sử nước Pháp và châu Âu, tạo nên ảnh hưởng lan tỏa khắp toàn cầu về nhân quyền, dân quyền (tự do, dân chủ), đặc biệt là tinh thần tôn trọng chủ kiến, gồm cả chính kiến (chủ kiến chính trị) của mỗi cá thể công dân.

 

Tuy vậy, thiết tưởng cũng cần làm rõ, mặc dù ý tưởng trong phần cuối bài viết ấy không phải bị diễn đạt mù mờ.

 

Tôi có bày tỏ sự tán đồng với ý kiến của các tác giả Nguyễn Quang A, Lê Quốc Quân, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Tiến Trung về ý hướng “đa nguyên, đa đảng” (hoặc chỉ “đa nguyên”) và chỉ giới hạn trong 4 chữ ấy mà thôi, trên cơ sở câu danh ngôn: “mặc dù khác quan điểm của bạn, nhưng tôi vẫn đấu tranh đến chết để bạn được phát biểu ý kiến của chính bạn” (xin hiểu chữ “bạn” này ở nghĩa rộng). Còn ý tưởng “đa nguyên, đa đảng” của tôi như thế nào, tôi đã trình bày rõ qua các bài viết kí tên thật (Trần Xuân An) và các bút hiệu tạm thời (Nguyễn [Sài Gòn], Trần Nguyễn Dụng).

 

Có một điều rất đáng tiếc là nhà thơ thân mến và rất có tài về thơ ca là Trần Mạnh Hảo đã đặt bút kí vào bản “Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006” (8-4-2006)  (*) cùng với 117 người khác, hầu hết là giáo dân, linh mục Thiên Chúa giáo, tín đồ, mục sư Tin Lành, đạo hữu, chức sắc Phật giáo Hòa Hảo (**). Tôi thấy cần thiết phải bày tỏ sự đáng tiếc này về nhà thơ Trần Mạnh Hảo. Và về các vị chân tu lập đức, lòng ngưỡng mộ của tôi đối với họ, chính là các tu sĩ Phật giáo người Việt Nam chân chính.

 

Tôi thấy cũng cần nhấn mạnh câu này: Tôi chỉ là một người cầm bút với ước vọng duy nhất là lập ngôn và chỉ duy nhất lập ngôn bằng các trước tác của mình. Với ý hướng, có những điều người lập ngôn mạnh dạn nêu ra, lắm khi chỉ nhắm đến tương lai và vĩnh cửu, tôi không phủ nhận tư tưởng lưỡng đảng đối lập trong tính thống nhất xã hội chủ nghĩa và dân tộc chủ nghĩa (trong khuôn khổ hiến pháp, luật pháp). Tôi không dính líu đến các tổ chức chính trị và các hoạt động chính trị (đúng nghĩa của từ ngữ). Dĩ nhiên, trừ việc cầm bút, đăng báo, xuất bản sách, một công việc không thể không thể hiện thái độ chính trị của người viết, vốn được nhiều người cho rằng, “viết cũng là một hành động”. Nhưng chữ nghĩa luôn luôn là “giấy trắng mực đen”

 

Trân trọng.

TXA.

12 tháng 4 HB6 ( 2006 )

[ ngày rằm tháng 3 Bính tuất HB6 ].

 

__________________________

 

(*) BBCVietnamese.com, tháng 4-2006 (BBC search).

 

(**) Mặc dù tôi vẫn chính là mình (thờ cúng tổ tiên và anh hùng dân tộc trong sự chiêm nghiệm lịch sử 4000 năm), nhưng tôi bày tỏ sự tán thành với ý kiến của tác giả cư sĩ Minh Mẫn (một cây bút quen thuộc của Tcđt. Giao Điểm và các tạp chí khác) về giá trị nội sinh, Việt hóa của hai tôn giáo Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài. Ở đây, chỉ nói riêng về Phật giáo Hòa Hảo trên bình diện văn hóa tín ngưỡng. Còn về thái độ chính trị hiện thời, tôi nghĩ rằng các chức sắc Phật giáo Hòa Hảo khi đứng chung tên với các linh mục Thiên Chúa giáo, mục sư Tin Lành dưới bản “Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006” (8-4-2006) là một sai lầm.

 

 

 

 

 

 

 

ÔNG PHẠM THẾ DUYỆT CŨNG THAM GIA THẢO LUẬN

Ở TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ BBCVietnamese

 

1. Trước, sau, tôi vẫn chỉ là một người làm thơ, viết văn và nghiên cứu sử học. Có những vấn nạn tôi không thể tự giải quyết được, nhất là trong lĩnh vực tiểu thuyết và thơ. Kết thúc của các tác phẩm văn chương ấy thường là bế tắc. Do đó, tôi phải tìm những lời giải đáp từ cuộc sống hiện tại (các văn kiện mới công bố, các phát biểu của các vị lãnh đạo cao cấp và từ tất cả mọi tầng lớp độc giả…). Dưới đây là một tư liệu lịch sử tôi thấy cần phải lưu trữ lại để bổ sung cho công việc văn chương, sử học của mình, mặc dù tôi không nghĩ phát biểu của ông Phạm Thế Duyệt là nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X (18 – 25-04-2006).

 

2. Ông Phạm Thế Duyệt cũng tham gia thảo luận ở Tạp chí điện tử BBCVietnamese. Và như vậy, ông Phạm Thế Duyệt cũng chấp nhận đọc (nghe) các ý kiến phản hồi của độc giả khắp nơi trên thế giới và đồng thời chấp nhận cho mọi người trong nước cùng đọc (và có thể cùng nghe qua đài phát thanh BBC). Xin trân trọng và mạn phép lưu lại trên trang web này.

 

Thứ tư (thứ năm cũ), 20-04 HB6 ( 2006 ),

tại TP. HCM., Việt Nam

TXA.

 

Web BBCVietnamese.com 19 04 HB6 ( 2006 ) ; cập nhật 12h52 GMT  (ngày giờ tại London, nước Anh)

 

Lời người lưu trữ tư liệu cho việc nghiên cứu sử học:

 

Tôi đã có ý định chuyển sang đề tài quan tâm khác, nhưng việc chẳng đặng đừng, không thể gác lại cuộc thảo luận đang còn dở dang trên Tạp chí điện tử BBCVietnamese. Vì thế, đành tiếp tục theo dõi cuộc thảo luận đó.

 

Tôi cũng có chút nhận xét: Hôm nay, những tin tức, ý kiến của người đọc, và cả mai sau, những trang sử về thời đoạn này, sẽ cộm lên một dấu hỏi to tướng: Tại sao lại phải giấu tên hoặc lấy tên giả, không ghi rõ địa chỉ khi thảo luận? Câu hỏi ấy sẽ mở ra nhiều câu trả lời; trong đó, có một câu: Nỗi âu lo về sự tái diễn “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”…

 

… & …

 

Có một điều rất rõ ràng là nhiều nhân chứng lịch sử (1930 – 1945 – 1954 – 1975 – 1989) vẫn còn sống; những người thảo luận hôm nay dĩ nhiên đều còn sống cả. Tôi tự nhủ thầm: Hãy cùng nhau đọc để kiểm nghiệm về quá khứ đã thành lịch sử (ông Phạm Thế Duyệt trình bày, nhận định lịch sử như vậy có đúng không?) và đối chiếu với thực tại (lời phát biểu của ông Phạm Thế Duyệt đáng ngợi ca hay đáng phê phán?).

 

… & …

 

TXA.

23-04 hb6 ( 2006 )

 

Ngày 21 – 23 tháng 4 năm HB6 ( 2006 ) tại Việt Nam

 

 

 

 

Ở THỜI ĐIỂM 2006, NƯỚC TA VẪN CHƯA CÓ TỰ DO BÁO CHÍ !

 

Lời người lưu trữ tư liệu cho việc nghiên cứu sử học:

 

Ý thức sử tri là một nét bản sắc dân tộc. Tận chiều sâu của ý thức đó ở mỗi người còn là tiếng nói tự vấn của lương tri.

 

Không biết những nhân vật chức quyền hiện tại có ý thức rằng, những quyết định của họ hôm nay sẽ bị (hoặc được) sử học ghi nhận, đánh giá? Và sử học trung thực không chỉ ghi nhận, đánh giá về một cá nhân, một tập đoàn chức sắc nào đó, về những bộ phận xã hội nào đó, mà cho cả một thời đoạn lịch sử của một chế độ và cả dân tộc; rồi từ đó hình thành nên những trang sử của dân tộc về thời đoạn này.

 

Chẳng lẽ tôi lại cả gan nhắc nhở người khác về điều ấy? Nhưng dẫu sao, tôi vẫn ghi nhận với sự so sánh đồng đại, lịch đại, về tầm văn hiến chính trị, ở bình diện tự do, dân chủ tại nước ta với các nước trong khu vực, châu lục và trên toàn thế giới: Ở THỜI ĐIỂM 2006, NƯỚC TA VẪN CHƯA CÓ TỰ DO BÁO CHÍ !

 

Khi lưu trữ tư liệu sử học này, bất chợt, tôi có ý nghĩ, giá như mỗi người đều có ý thức sử tri một cách cụ thể, hẳn sẽ không nỡ để đất nước ta có những trang sử trung thực đáng tủi thẹn (như phía chức quyền bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự do báo chí, xuất bản …  và phía nhân dân, trí thức chấp nhận  “cúi đầu làm thinh” …).

 

... & ...

 

Và dẫu tình hình thế nào đi nữa, tôi cũng chỉ là một "quan sát viên", nhân chứng của thời mình sống.

 

TXA.

23 tháng 4 HB6 ( 2006 )

 

 

Web BBCVietnamese.com

21 tháng 4 2006 - Cập nhật 14h33 GMT (ngày giờ tại nước Anh)

 

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/04/060421_phamquangnghi_interview.shtml

 

 

GHI NHẬN THÔNG TIN BUỔI TỐI:

PHẢI CHĂNG "TRĂM HOA ĐUA NỞ" (THỦ ĐOẠN PHÍA CẦM QUYỀN, BI KỊCH PHÍA NHÂN DÂN, TRÍ THỨC DÂN CHỦ) LẠI TÁI DIỄN ?

NHƯNG DẪU SAO CŨNG CHƯA PHẢI LÀ NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ X ,

MẶC DÙ ÔNG LÊ HỒNG ANH ĐÃ PHÁT BIỂU CẤM ... ĐỐI LẬP (CÓ PHÂN BIỆT VỚI BỌN TAY SAI, NHỮNG LỰC LƯỢNG ÂM MƯU LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ HIỆN HÀNH...)

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/04/060421

_vietnam_security.shtml

 

Nguyên ở trang:

http://tranxuanan-trangphu3.blogspot.com/2006/04/ong-pham-duyet-cung-tham-gia-thao-luan.html

 

 

26.4.06

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

CHẤP NHẬN LẮNG NGHE Ý KIẾN PHÊ PHÁN GAY GẮT

Tôi định xóa bỏ những khung chữ trên web-blog này (và ở "Website Trần Xuân An"), trong đó có những bài góp ý nhân Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X (18 - 25-04-2006), nhưng đọc được một nhan đề (trích nguyên văn lời phát biểu của ông Nông Đức Mạnh) in bằng cỡ chữ lớn trên trang nhất 2 tờ báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên ngày hôm nay, 26-04-2006 (trên 2 websites TT. & TN. online cũng gần như thế), nên tôi vẫn cứ để nguyên những khung chữ góp ý ấy.

Hi vọng mọi người đọc đều hiểu từ "nghe", "lắng nghe" có nghĩa bao gồm là "đọc", "đọc thấy và suy nghĩ"...

TXA.

Web Tuoi Tre

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=134681&ChannelID=3

Thứ Tư, 26/04/2006, 00:23 (GMT+7)

Tổng bí thư Nông Đức Mạnh

họp báo vào chiều 25-04-2006

…………

* Reuters: VN đã có cạnh tranh trong kinh tế, vậy liệu có cạnh tranh trong chính trị?

- Tôi nghĩ cạnh tranh trong làm ăn bây giờ là bình thường. Cùng với cạnh tranh trong sản xuất, không khí dân chủ trong xã hội ngày càng tốt hơn. Bởi vì mục đích cuối cùng của Đảng Cộng sản VN không ngoài mục đích nào khác là phục vụ nhân dân.

Tôi không nghĩ có sự tranh chấp quyền lực ở chỗ nào cả. Chúng tôi không chỉ biết nghe, muốn nghe những ý kiến nhận xét tốt mà chúng tôi yêu cầu tất cả các cấp, cả hệ thống chính trị cũng phải dám nghe, biết nghe, lắng nghe tất cả ý kiến, thậm chí ý kiến phê phán gay gắt, từ đó rút kinh nghiệm để tránh những chuyện bất đồng, mâu thuẫn. Đó là điều quan trọng nhất.

…………

WebThanh Nien

 

http://www2.thanhnien.com.vn/news/default.aspx?

http://www2.thanhnien.com.vn/Xahoi/2006/4/26/146677.tno

 

Chính trị - Xã hội

Tổng bí thư Nông Đức Mạnh:

 Phải biết lắng nghe, cả những phê phán gay gắt!

Thứ Tư, 26/04/2006, 14:36 GMT+7

Việc cạnh tranh trong làm ăn kinh tế đã thấy rõ, vậy khi nào Việt Nam có cạnh tranh trong chính trị?

- Trong quá trình đổi mới của Việt Nam, không khí dân chủ, cởi mở trong làm ăn đã được chính các nhà báo nước ngoài chứng kiến. Cạnh tranh trong làm ăn là chuyện bình thường. Trong chính trị, những đóng góp, thậm chí những ý kiến phê phán của nhân dân ngày càng được các cơ quan chức năng tiếp nhận để nghiên cứu xem xét.

Tôi nghĩ ở đây không có sự tranh chấp quyền lực, có thể có ý kiến này kia khác nhau nhưng nhằm giữ vững đồng thuận để phát triển đất nước. Chúng tôi không chỉ muốn nghe những điều tốt, mà tất cả các cấp phải biết lắng nghe những ý kiến đóng góp thẳng thắn, thậm chí là gay gắt, từ đó tự rút kinh nghiệm cho mình, tạo sự đồng thuận xã hội. Đó là vấn đề quan trọng nhất.

 

Nguyên ở trang:

http://tranxuanan-trangphu3.blogspot.com/2006/04/chp-nhn-lng-nghe-kin-ph-phn-gay-gt.html

 

 

 

Xem tiếp: Bài đọc hồi kí Trần Trọng Kim (32a):

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/luanvethoichungta_b32-doc-ttkim.htm

 

Trở về: Trang mục lục của tập bài viết "Luận về thời chúng ta...":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/luanvethoichungta

 

Trở về trang chủ Web. Tác giả Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

 

 

Google page creator /  host

  Ngày đưa lên trang web này: 28-4 HB7

 

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE

 

lên đầu trang (top page)

 

Có trích bổ sung từ trang web cũ: phần cuối trang này: 12-5 HB7