Phân ưu

 (1911-2013)

Đọc lại một bài văn chính luận rực lửa của danh tướng:

NHÂN DÂN VIỆT NAM NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI, GIẶC TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC NHẤT ĐỊNH THẤT BẠI

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

(3-1979)

Trần Xuân An

NGHĨ VỀ CÕI ANH LINH ĐẠI TƯỚNG

 

mỗi năm mươi cơn bão, 

                    Miền Trung! 

Người vẫn chọn nơi yên nghỉ cuối cùng, 

                    trông ra biển đảo 

chọn lựa của nỗi đau đại dương muôn trùng 

một trăm ba mươi mốt năm (*) 

                    xương chưa hề khô 

                    máu chưa từng ráo 

bởi đang còn Hoàng Sa rưng rưng! 

Gạc Ma và những hòn nổi bãi chìm 

                    còn rơi vào cuồng bạo! 

nên Vũng Chùa - Đảo Yến, không xa quê gốc nhớ nhung 

                    sẵn sàng thế đất, sáng bừng: 

                    công sự chỉ huy tầm đạn đạo 

Người cũng muốn mộ phần mình 

                    sẵn sàng làm bệ pháo 

                    phóng muôn nghìn chớp lửa 

                    hào hùng. 

TP.HCM., 14:26, 12-10 HB13 

T.X.A. 

_________________________

(*) 1858-1989

http://txawriter.wordpress.com/2013/10/13/txa-nghi-ve-coi-anh-linh-dai-tuong/

Đã gửi Tttđt. HNV.TP.HCM. & Blog Quê Choa...

http://nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/tho/tran-xuan-an-nghi-ve-coi-anh-linh-dai-tuong.html

 - Tháng 2-2012:

 

VĨNH BIỆT NHÀ VĂN HOÀNG YẾN (1922-2012)

 

Phó giám đốc Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thế Truật qua đời

 

 

Nhà văn Hoàng Yến có tên khai sinh là Lê Hoàng Yến, sinh ngày 15.10.1922 tại An Thái, Hoà Vang, Quảng Nam, đã từ trần hồi 19 giờ 30 ngày 23.02.2012 (nhằm mồng 02.02 năm Nhâm Thìn) tại tư gia ở TP. Hồ Chí Minh, hưởng thọ 91 tuổi.

 

Nhà văn Hoàng Yến là tác giả của các tác phẩm: “Tình người soi dặm đường” (tập thơ), “Câu thơ yên ngựa” (tiểu thuyết lịch sử), “Chân mây khép mở” (tiểu thuyết lịch sử), “Thanh gươm cô đô đốc” (tuồng), “Hình và bóng” (kịch nói), “Kẻ trộm nước trời” (tiểu thuyết), “Tuyển tập Hoàng Yến” (3 tập)…

 

Ông là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, năm 1957.

 

Trải qua nhiều thăng trầm, nhà văn Hoàng Yến vẫn luôn miệt mài lặng lẽ sáng tạo, có nhiều đóng góp đáng trân trọng cho nền văn học nghệ thuật Việt Nam hơn 65 năm qua.

 

Linh cữu nhà văn Hoàng Yến quàn tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, TP. Hồ Chí Minh từ ngày 24.2.2012. Lễ viếng diễn ra trong hai ngày 25-26.2. Lễ động quan vào sáng ngày 27.2, sau đó thi hài ông được đưa đi an táng tại Nghĩa trang Thủ Dầu Một, Bình Dương.

 

---------- Trích từ: NVTPHCM. ---------

 

Theo một số bạn văn chương:

Khi hay tin nhà văn Hoàng Yến qua đời, nhà văn Nhật Tuấn (hiện sống tại TP.HCM.) đã công bố những thông tin về nguyên nhân khiến nhà văn Hoàng Yến bị treo bút từ cuối những năm 50/XX đến 1975…

 

 

- Tháng 10 HB12 (2012):

 

TẮT RỒI MỘT TIẾNG SÁO THƠ

 

21/10/2012 3:15

 

TT - Ông Nguyễn Thế Truật - phó giám đốc, phó tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ (Thành đoàn TP.HCM) - đã qua đời lúc 13g10 ngày 17-7 sau một thời gian mắc bệnh hiểm nghèo.

Ông Truật sinh năm 1959 ở xã Duy An, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam). Xuất thân là một thầy giáo và sau này gắn bó với sự nghiệp làm sách, nên nhiều bạn đọc vẫn gọi ông là “ông thầy mê sách”.

Ông Nguyễn Thế Truật từng làm việc tại Trường phổ thông Lao động, sau đó công tác tại Quận đoàn 5 và giữ chức danh bí thư quận đoàn trong giai đoạn 1980-1989. Từ năm 1990-1994, ông Truật được bầu làm ủy viên ban thường vụ Thành đoàn TP.HCM và giữ nhiệm vụ trưởng Ban tư tưởng - văn hóa.

Từ năm 1994, ông về công tác tại báo Tuổi Trẻ với vị trí phó tổng biên tập đến năm 1997, vẫn giữ nhiệm vụ ủy viên Ban thường vụ Thành đoàn. Và từ năm 1997 đến nay, ông chuyển về công tác tại Nhà xuất bản Trẻ với vai trò thành viên hội đồng thành viên, phó giám đốc kiêm phó tổng biên tập.

Linh cữu của ông được quàn tại 82/21 Bùi Hữu Nghĩa, P.7, Q.5 (TP.HCM). Lễ viếng bắt đầu từ 22g ngày 17-7. Lễ động quan lúc 14g30 ngày 19-7, sau đó được đưa đi hỏa táng tại trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa (P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM).

Ban lễ tang ông Nguyễn Thế Truật do Phó bí thư thường trực Thành đoàn TP.HCM Lâm Đình Thắng làm trưởng ban cùng các thành viên đại diện cho Ban thường vụ Thành đoàn, Nhà xuất bản Trẻ, báo Tuổi Trẻ, Quận đoàn 5 cùng gia đình.

Ảnh: Như Hùng; tin: Q.NG.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/618498/pho-giam-doc-nha-xuat-ban-tre-nguyen-the-truat-qua-doi.html

- Tháng 08 HB14 (2014): 

Ông Trần Trọng Tân từ trần

05/08/2014 03:45

 

Trước năm 1975, ở miền Nam có hai nghệ sĩ thổi sáo nổi tiếng: Nguyễn Đình Nghĩa và Tô Kiều Ngân. Nguyễn Đình Nghĩa đã mất ở Mỹ (2005), và đến 6 giờ sáng ngày 20.10.2012 đến lượt nghệ sĩ Tô Kiều Ngân qua đời tại TP.HCM.

 

Tô Kiều Ngân tên thật là Lê Mộng Ngân, sinh năm 1926 tại Huế. Nhắc đến ông, nhiều người nhớ ngay đến bài thơ Giọng Huế nổi tiếng. Tô Kiều Ngân là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, viết nhạc, viết sách dạy thổi sáo - thổi kèn harmonica… Ông đặc biệt xuất sắc ở khả năng ngâm thơ và thổi sáo. Giọng ngâm của ông từng chắp cánh cho những bài thơ nổi tiếng trong thi đàn Việt: Màu tím hoa sim (Hữu Loan), Nguyệt Cầm (Xuân Diệu), Tống biệt hành (Thâm Tâm), Tràng giang (Huy Cận)... Riêng tiếng sáo của Tô Kiều Ngân cũng từng dìu nâng, hòa quyện với các giọng ngâm lừng lẫy một thời: Quách Đàm, Hồ Điệp, Hoàng Oanh, Hoàng Thư, Quang Minh…

 

Trước 1975, giọng ngâm và tiếng sáo của Tô Kiều Ngân xuất hiện thường xuyên trên Đài phát thanh Sài Gòn, nơi ông cộng tác với Ban Tao Đàn và chương trình Thi Nhạc Giao Duyên của thi sĩ Đinh Hùng. Năm 1967 Đinh Hùng mất, Tô Kiều Ngân phụ trách Ban Tao Đàn. Tô Kiều Ngân còn là tác giả của nhiều truyện ngắn, sách biên khảo về Huế: Chuyện Huế ít ai biết, thi phẩm Ngàn năm mây trắng...

 

“Nhà thơ xứ Huế” (như mọi người vẫn gọi ông) khép mắt ra đi ở tuổi thượng thọ 86. Linh cữu nhà thơ được quàn tại tư gia (57/6/4 Điện Biên Phủ, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Lễ động quan lúc 9 giờ ngày 22.10. Hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.

 

Hà Đình Nguyên

http:// www. thanhnien. com. vn /pages/ 20121020/ tat-roi-mot-tieng-sao-tho. aspx

 

 

- Tháng 12 HB12 (2012):

 

VĨNH BIỆT BÁC SĨ TRƯƠNG THÌN

 

Ngày 21/12/2012, 21:51:33 (GMT+7)

 

Ông Trần Trọng Tân (Trần Trọng Hoãn) sinh ngày 15.10.1926 tại xã Tân Mỹ, H.Cam Lộ (Quảng Trị), nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa T.Ư (nay là Ban Tuyên giáo T.Ư) đã từ trần lúc 7 giờ 30 ngày 4.8.2014 (nhằm ngày 9.7 năm Giáp Ngọ) tại TP.HCM.

Theo thông tin từ Thành ủy TP.HCM, ông hoạt động cách mạng rất sớm và nhiều lần bị địch bắt tù, đày. Từ năm 1936, ông đã giúp cha mình bí mật chuyển báo cho các cơ sở cách mạng ở Quảng Trị.

Sau khi tham gia khởi nghĩa Cách mạng Tháng 8, vận động quân Nhật giao nộp vũ khí, ông được chính thức kết nạp vào Đảng ngày 10.8.1946. Sau một thời gian hoạt động tại địa bàn Quảng Trị, năm 1952, ông được tổ chức điều động ra Việt Bắc theo học Trường Nguyễn Ái Quốc. Sau đó, ông vượt Trường Sơn vào Nam bộ với cương vị Ủy viên thường trực Ban Tuyên huấn T.Ư Cục miền Nam, được biệt phái vào nội thành Sài Gòn hoạt động bí mật, chỉ đạo phong trào đấu tranh chính trị...

Trước khi nghỉ hưu, ông từng giữ các chức vụ: Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, Bí thư Đảng ủy Đoàn chuyên gia tại Campuchia, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Thành ủy TP.HCM, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa T.Ư, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM. Ông là Ủy viên BCH T.Ư Đảng khóa 6 và 7, Đại biểu Quốc hội khóa 8... Ông được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất và nhiều huân huy chương cao quý khác.

Theo Ban tổ chức lễ tang, linh cữu của ông quàn tại Nhà tang lễ TP.HCM. Lễ viếng bắt đầu lúc lúc 11 giờ ngày 5.8.2014. Lễ truy điệu lúc 6 giờ ngày 7.8.2014, sau đó an táng tại Nghĩa trang TP.HCM (Q.Thủ Đức).

Nguồn (nguyên văn): Báo Thanh Niên điện tử:

Đình Phú

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140805/ong-tran-trong-tan-tu-tran.aspx

Vĩnh biệt nhà văn Anh Đức của Hòn Đất

 

 

TTO - Sau thời gian bệnh nặng, bác sĩ Trương Thìn (sinh năm 1940 tại Huế) đã từ trần lúc 18g55 ngày 20-12 tại nhà. Không chỉ là bác sĩ, Trương Thìn còn là nhạc sĩ, ca sĩ, họa sĩ.

 

Ông luôn “đi tìm thuốc” trong âm nhạc, thi ca, hội họa, đã sáng tác và phổ thơ hàng trăm ca khúc. Những ca khúc ông sáng tác, phổ thơ đều là những “bài thuốc chữa bệnh tâm hồn”, giúp người bệnh luôn cảm thấy bình yên, xoa dịu nỗi đau bệnh tật.

 

Bác sĩ Trương Thìn là nguyên phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nguyên viện trưởng Viện Y Dược học TP.HCM, nguyên chủ nhiệm bộ môn Y học cổ truyền Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, chủ tịch Hội Đông y và Hội Châm cứu TP.HCM.

 

Bác sĩ Trương Thìn từng là trưởng đoàn văn nghệ sinh viên học sinh Sài Gòn với các phong trào đấu tranh “Hát cho dân tôi nghe”, “Hát cho đồng bào tôi nghe” những năm 1966-1975.

 

Trong những năm 1978-1983, ông hoạt động trong nhóm sáng tác trí thức yêu nước TP.HCM cùng các nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu, Hoàng Hiệp, Trịnh Công Sơn, Trần Long Ẩn…

 

Ông còn là người áp dụng nghệ thuật vào công tác điều trị y học cổ truyền, áp dụng đông y vào cai nghiện ma túy, là tác giả của một trường phái châm cứu đặc biệt được phổ biến trong và ngoài nước từ 30 năm qua…

 

Linh cữu bác sĩ Trương Thìn hiện được quàn tại Nhà Tang lễ TP.HCM và đưa đi hỏa táng lúc 6g30 ngày 24-12 tại Bình Hưng Hòa.

 

L.TH.H.

http:// tuoitre. vn/ PrintView. aspx? ArticleID =526168

 

- Tháng 03 HB13 (2013):

 

Nhà văn lớn Võ Hồng đã ra đi ở tuổi 92

 

 

TTO - Nhà văn Anh Đức nổi tiếng với tác phẩm Hòn Đất đã qua đời lúc 21g15 đêm 21-8 tại Bệnh viện Thống Nhất  (TP.HCM) vì tuổi cao sức yếu, thọ 79 tuổi.

Nhà văn Anh Đức, tên thật là Bùi Đức Ái, sinh năm 1935 tại xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, An Giang. Năm 2000 ông nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh do những đóng góp cho văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh.

Hòn Đất là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Anh Đức với nhân vật chị Sứ quen thuộc với nhiều độc giả, được coi là một trong những tiểu thuyết viết về chiến tranh tiêu biểu thời bấy giờ. Tác phẩm từng mang về cho ông giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu.

Trích đoạn của tác phẩm Hòn Đất cũng từng được đưa vào giảng dạy ở chương trình văn học phổ thông và từng được dựng thành phim truyện cùng tên do Hồng Sến làm đạo diễn.

Bút ký Một chuyện chép ở bệnh viện của ông cũng từng được lấy làm kịch bản cho phim truyện Chị Tư Hậu.

Ngoài Hòn Đất ông còn có một số tác phẩm từng được đưa vào sách giáo khoa như Giấc mơ ông lão vườn chimBức thư Cà Mau (trích đoạn).

Nhà văn Anh Đức từng nắm giữ các chức vụ tổng biên tập tạp chí Văn nghệ giải phóng, ủy viên Ban thư ký Hội nhà văn Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh. Sau năm 1975, Anh Đức từng là ủy viên Ban thư ký Hội nhà văn TP.HCM.

Linh cữu nhà văn Anh Đức quàn tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TPHCM (81 Trần Quốc Thảo, Q3). Lễ viếng bắt đầu từ 18g ngày 22-8. Lễ truy điệu và động quan: 8g ngày chủ nhật, 24-8 (nhằm ngày 29 tháng 7 âm lịch), sau đó đưa đi an táng tại nghĩa trang TPHCM – Thủ Đức.

Nguồn (ảnh & bản tin): Báo điện tử Tuổi Trẻ, 22/08/2014 10:00 (GMT + 7)

http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/624478/vinh-biet-nha-van-anh-duc-cua%C2%A0hon-dat.html

Nhà thơ, nhà báo Đoàn Thạch Hãn đã ra đi

04.9.2014-10:40

 

Nhà văn Võ Hồng sinh ngày 5.5.1921 tại làng Ngân Sơn, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ông còn có các bút danh Ngân Sơn, Võ An Thạch, Võ Tri Thủy... Là nhà văn xuất thân nhà giáo, ông có văn phong giản dị, súc tích, giàu tính giáo dục và thẩm mỹ, tác giả của nhiều tập truyện dài truyện ngắn: Hoài cố nhân, Trầm mặc cây rừng, Thương mái trường xưa, Vẫy tay ngậm ngùi, Một bông hồng cho cha, Nửa chữ cũng thầy, Vết hằn năm tháng, Áo em cài hoa trắng, Lá vẫn xanh, Mái chùa xưa, Con suối mùa xuân,... và hai tiểu thuyết liên hoàn Hoa bươm bướm, Như cánh chim bay.

 

Do hoàn cảnh chiến tranh, nhà văn Võ Hồng đã rời quê hương Phú Yên vào định cư mấy mươi năm nay ở Nhà Trang để dạy học và sáng tác. Ký ức ấu thơ và thời kỳ chống Pháp gian khổ hào hùng ở quê hương Phú Yên chính là cái vốn phong phú và sinh động cho nhà văn viết nên những tác phẩm thành công về sau, đi vào lòng bạn đọc nhiều thế hệ.

 

Không chỉ là nhà giáo, nhà văn xuất sắc mà Võ Hồng còn là nhân cách lớn đáng kính trọng.

 

Được biết, lễ khâm liệm ông diễn ra vào lúc 8g sáng 01.4, di quan lúc 15g chiều 04.4 (24.2 âm lịch), an táng tại nghĩa trang Suối Đá, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà (*).

 

Thành kính chia buồn.

 

(*) Nguồn: Tttđt. Hội Nhà văn TP.HCM.

http://www.nhavantphcm.com.vn/doc-duong-van-hoc/tin-van/nha-van-lon-vo-hong-da-ra-di-o-tuoi-92.html 

 

Xem bài viết của Trần Xuân An về nhà văn Võ Hồng:

Bóng dáng lịch sử và làng quê trong một ít truyện ngắn Võ Hồng

http://nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/nghien-cuu-phe-binh/tran-xuan-an-doc-truyen-ngan-vo-hong.html

TIỄN BIỆT NHÀ CẦM BÚT VĨNH PHÚC (1953-2013)

 

Sau một thời gian chống chọi với bệnh tật trong đơn độc, nhà thơ - nhà báo Đoàn Thạch Hãn đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP.HCM vào lúc 2h ngày 3.9.2014, hưởng thọ 65 tuổi.

Nhà thơ Đoàn Thạch Hãn tên thật là Đoàn Văn Tùng, sinh ngày 10.4.1949 tại làng Đông Dương, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Từ năm 1962, ông vào Sài Gòn học tập và mưu sinh, xuất hiện trong làng báo làng văn với các bút danh: Đoàn Kế Tường, Đoàn Thạch Hãn, Đoàn Thiên Lý, Đoàn Nguyễn,…

Trước năm 1975, ông viết cho các báo Đời, Sóng Thần, Tiểu thuyết thứ Năm, Văn học, Trình bày, Tiểu thuyết thứ Bảy, Tuổi ngọc, Văn nghệ Tiền phong,... Sau 1975, ông công tác tại báo Công an TP.HCM và cộng tác với nhiều tờ báo khác.

Đoàn Thạch Hãn đã xuất bản các tác phẩm: Mùa hoa phượng (thơ, 1971), Ngày dài trên quê hương (ký, 1972), Lòng ta lá rụng ven đường (thơ, 1974), Ảo vọng (truyện ký, 1989),… Ông còn là nhà biên kịch viết nhiều tác phẩm phim truyền hình và điện ảnh, mà bộ phim mới nhất do ông dựng kịch bản là Tình hoa muống biển, phim truyền hình dài 25 tập do hãng phim Thanh Niên sản xuất, được khởi quay từ tháng 6.2014.

Được biết, nhà thơ - nhà báo Đoàn Thạch Hãn bị bệnh tiểu đường nhiều năm nay, do không có gia đình riêng nên ông chuyển về sống ở nhà của người cháu bên quận 9 và đi lại bằng xe ôm.

Linh cữu của nhà thơ Đoàn Thạch Hãn được quàn tại chùa Xá Lợi, TP.HCM để bạn bè, đồng nghiệp đến viếng và ngày 5.9 sẽ được đưa về quê Quảng Trị an táng.

Nguồn:

NVTPHCM (Hội Nhà văn TP.HCM.)

http://nhavantphcm.com.vn/doc-duong-van-hoc/nha-tho-nha-bao-doan-thach-han-da-ra-di.html

 

- Tháng 10 HB14 (2014): 

Vĩnh biệt hai nghệ sĩ của miền Trung:

LƯU TRÙNG DƯƠNG & TRẦN VĂN PHÚ

Nhạc sĩ, nhà thơ, nhà phê bình Vĩnh Phúc (Lê Vũ), tên thật Đoàn Đình Phúc, sinh ngày 15-9-1953 quê quán Thừa Thiên-Huế, vừa đột ngột qua đời vì bạo bệnh vào sáng 21-5-2013 tại Đồng Nai.

Nguyên là sinh viên năm thứ 3 Đại học Văn Khoa Sài Gòn.

Sau 1975 dạy học ở Cam Ranh; Từ 2010 làm biên kịch tại Công ty M&T Pictures, Sài Gòn.

Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa.

Tác giả của nhiều ca khúc, bài phê bình âm nhạc và văn học, sáng tác thơ, truyện, kịch bản phim

Đã xuất bản “Kinh tuyến đen” (Thơ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 2009).

(Nguồn: vanvn . net ...)

- Tháng 7 HB13 (2013):

NHÀ VĂN LÃO THÀNH THÁI VŨ TỪ TRẦN

       

 

Nhà thơ Lưu Trùng Dương, sinh năm 1928 tại Đà Nẵng, đã qua đời tại nhà riêng ở TP.HCM hồi 8 giờ ngày 9.10, hưởng thọ 87 tuổi.

Ông từng đoạt giải A cuộc thi thơ nam Trung bộ 1948 với Bài ca tự túc; Giải thưởng văn học Phạm Văn Đồng nam Trung bộ 1950 - 1951 (Tập thơ của người lính); 2 giải thưởng văn học loại A tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; Giải thưởng Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp Các hội VHNT VN năm 2001 (tập thơ Bài ca người Đà Nẵng)… Linh cữu được quàn tại 92 Tân Sơn Hòa, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM. Lễ nhập quan lúc 15 giờ ngày 9.10 (nhằm ngày 16 tháng 9 năm Giáp Ngọ).

Lễ động quan lúc 6 giờ 30 ngày 12.10.2014 (nhằm ngày 19.9 năm Giáp Ngọ). Hỏa táng tại Công viên nghĩa trang Phúc An Viên, Q.9, TP.HCM.

Nhạc sĩ Trần Văn Phú từng được mệnh danh là “đệ nhất danh cầm”, người có công đưa dòng nhạc flamenco vào VN, vừa từ giã cõi đời ở tuổi 68 tại Huế vào ngày 5.10. Trước năm 1975, cuốn sách Kỹ thuật reo dây (trémolo) của ông được nhà sách Khai Trí mua bản quyền và xuất bản, chỉ trong một thời gian ngắn đã phát hành lên đến cả vạn bản. Linh cữu nhạc sĩ quàn tại 37 Trần Văn Kỷ, TP.Huế.

Lễ di quan lúc 6 giờ ngày 10.10, an táng lúc 8 giờ tại Nghĩa trang TP.Huế.

N.T.Kim Cúc - B.N.Long

Nguồn, nguyên văn:

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141009/vinh-biet-hai-nghe-si-cua-mien-trung.aspx

- Tháng 11 HB14 (2014): 

Nhà thơ Kiên Giang đã đột ngột ra đi

31.10.2014-11:00

Theo Tttđt. Hội Nhà văn TP.HCM:

Do tuổi cao sức yếu, sau một thời gian bệnh nặng, nhà văn Thái Vũ đã từ trần vào lúc 13g15 ngày 03.7.2013, nhằm ngày 26 tháng 5 Quý Tị, tại nhà riêng ở TP.HCM, hưởng thọ 85 tuổi.

Nhà văn Thái Vũ có tên khai sinh là Bùi Quang Đoài, sinh ngày 31.12.1928, quê quán ở xã Quảng Tùng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp, sau đó chuyển sang công tác ở ngành giáo dục và văn hoá, đồng thời với công việc sáng tác văn học.

Nhà văn lão thành Thái Vũ là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957), Hội viên Hội

Nhà văn TP.HCM, tác giả của nhiều tiểu thuyết, truyện kí, nghiên cứu về lịch sử...

Lễ viếng được tổ chức từ 8g sáng ngày 04.7 tại Nhà tang lễ TP.HCM (25 Lê Qúy Đôn, quận 3).

Lễ an táng tại Công viên nghĩa trang Bình Dương, lúc 12g ngày 05.7.2013.

Kính thương tiếc báo tin và xin chia buồn với gia đình nhà văn Thái Vũ.

(Nguồn ảnh và tin: Tttđt. HNV. TP.HCM., ngày 03-7-2013).

- Tháng 10 HB13 (2013):

Giáo sư - nghệ sĩ Hoàng Như Mai đã ra đi

Giáo sư - Nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai đã qua đời lúc 15g20 ngày 27.9.2013, hưởng thọ 95 tuổi. Linh cữu giáo sư được đưa về Nhà tang lễ TP.HCM, lễ viếng bắt đầu từ 8g ngày 29.9, lễ truy điệu vào lúc 7g30 ngày 01.10.

“Sau một cơn đột quỵ và lâm vào tình trạng hôn mê sâu, nhà thơ,  soạn giả cải lương Kiên Giang - Hà Huy Hà đã từ trần vào lúc 6h30 ngày 31.10.2014 tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (quận 5, TP.HCM), thọ 86 tuổi.

Nhà thơ Kiên Giang tên thật là Trương Khương Trinh, sinh ngày 17.2.1929 tại làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá. Từ năm 1946, ông đã sớm được sống gần gũi và chịu ảnh hưởng phong cách sáng tác của nhà thơ Nguyễn Bính. Kiên Giang là tác giả nhiều bài thơ nổi tiếng như “Tiền và lá” “Hoa trắng thôi cài lên áo tím” (nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc).

Với bút danh Hà Huy Hà, ông còn là một soạn giả có uy tín, tác giả của những vở cải lương quen thuộc như “Áo cưới trước cổng chùa”, “Người vợ không bao giờ cưới”,... Đồng thời, ông còn là nhà báo kịch trường của nhiều tờ báo lớn ở Sài Gòn trước năm 1975 như: Tiếng chuông, Tiếng dội, Lập trường, Điện tín… và từng bị bắt bỏ tù vì tham gia tổ chức Ngày Ký giả ăn mày, phản đối Luật Báo chí sửa đổi của chính quyền Sài Gòn năm 1974.

Sau ngày đất nước thống nhất, nhà thơ Kiên Giang tiếp tục sống và sáng tác tại TP.HCM. Thời gian gần đây, ông về an dưỡng cuối đời ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Khi đọc báo thấy tin một bé sơ sinh bị bỏ rơi ngoài đường, ông đã gom chút tiền hưu đón xe từ Long Xuyên lên TP.HCM để giúp đỡ em bé, nhưng vừa tới nơi, chưa kịp thực hiện ý định thì ông bị đột quỵ vào chiều 28.10. Ông được người nhà của cố nhà báo Phong Vân đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện quận 8, sau đó chuyển sang Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ở quận 5, nhưng vì tuổi cao sức yếu ông đã qua đời.

Linh cữu nhà thơ Kiên Giang sẽ được quàn tại Nhà Tang lễ TP.HCM (số 25 Lê Quý Đôn, quận 3). Lễ viếng bắt đầu từ 8h ngày 01.11. Lễ truy điệu tiến hành lúc 7h ngày 3.11, sau đó đoàn xe tang sẽ đến dừng ở trụ sở Ban Ái hữu nghệ sĩ TP.HCM (133 Cô Bắc, quận 1) mà ông từng nhiều năm gắn bó, rồi tiếp tục đưa ông lên an nghỉ tại Nghĩa trang Hoa viên Chánh Phú Hòa (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) nơi có những người bạn của ông nằm trước như nhà văn Sơn Nam, nhà thơ Chim Trắng...

… Xin chia buồn sâu sắc với gia đình, người thân, bạn bè đồng nghiệp và những độc giả, khán giả mến mộ nhà thơ, soạn giả Kiên Giang - Hà Huy Hà”.

Nguồn, nguyên văn Tttđt. Hội Nhà văn TPHCM (NVTPHCM):

http://www.nhavantphcm.com.vn/doc-duong-van-hoc/nha-tho-kien-giang-da-dot-ngot-ra-di.html

- Tháng 01 HB15 (2015):

Nhà thơ Trúc Chi đã từ trần

28.01.2015-11:30

GS-NGND Hoàng Như Mai sinh ngày 6.8.1920 tại phủ Lạng Thương, nay thuộc tỉnh Bắc Giang; quê quán tại thôn Nội Am, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình quan chức trí thức, từng học đại học y và luật ở Hà Nội, dạy học, viết kịch, diễn viên, làm thơ; đã kinh qua các chức vụ trong ngành giáo dục:

- Hiệu trưởng Trường tư thục Phan Thanh, Thái Bình (1948)

- Hiệu trưởng Trường Sư phạm Việt Bắc (1951)

- Hiệu trưởng Trường Sư phạm trung cấp trung ương (1953).

- Cán bộ giảng dạy Trường đại học Tổng hợp Hà Nội (1959)

- Cán bộ giảng dạy Trường đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1980)

- Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Trương Vĩnh Ký (1997 đến nay)

- Chủ tịch Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TP.HCM (từ 1988 đến nay)

- Được Nhà nước phong chức danh giáo sư (1982)

- Được phong danh hiệu Nhà giáo nhân dân (1990)

- Được tặng Huân chương Lao động hạng nhất

 Các tác phẩm, công trình tiêu biểu:

 * Sáng tác:

 - Tiếng trống Hà Hồi (kịch, 1948)

- Dòng sông biên giới (kịch, viết 1957, xuất bản 2001)

- Vẽ chân dung cụ Đồ Chiểu (kịch, viết 1982, xuất bản 2001).

- Trao cho nhau cuộc đời (thơ, 1993)

 * Nghiên cứu:

 - Văn học Việt Nam hiện đại (NXB Giáo Dục, 1961)

- Trần Hữu Trang - soạn giả ca kịch cải lương (1982)

- Nhà soạn kịch cải lương Trần Hữu Trang (1986)

- Nhận định về cải lương (1986)

- Giới thiệu sân khấu cải lương (1986)

- Thơ một thời (1989)

- Hoàng Như Mai tuyển tập (NXB Giáo Dục, 2005)

GS Hoàng Như Mai là một nghệ sĩ làm công tác giáo dục, người thầy lớn đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ nhà báo, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật và cán bộ văn hoá cho đất nước.

Xin chia buồn sâu sắc với gia đình, đồng nghiệp và các học trò thân thiết của Giáo sư - nghệ sĩ - người thầy lớn Hoàng Như Mai.

29.8.2013-07:15

Nguồn (nguyên văn): Tttđt. Hội Nhà văn TP.HCM.

- Tháng 10 HB13 (2013):

Nhà văn Đà Linh lâm trọng bệnh đã qua đời

Nhà văn Đà Linh còn có bút danh khác là Đa Huyên, tên khai sinh Nguyễn Đức Hùng, sinh ngày 27.8.1958 tại Hà Nội, quê quán ở xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

 

NVTPHCM - Nhà thơ Trúc Chi sinh ngày 3.12.1933 tại xã An Ninh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ông nhập ngũ từ năm 1950, từng công tác ở các đoàn văn công Quân khu 5, Sư đoàn 305, 324; giảng dạy văn học tại các trường Học sinh miền Nam, Phổ thông Công nghiệp ở Hải Phòng.

Trúc Chi là học viên khoá 3 (1968-1969) Trường viết văn của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, ông về Nam giảng dạy văn học tại Trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM từ 1975 cho đến khi về hưu, sinh sống và sáng tác tại TP.HCM. Ông là Hội viên Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Nhà văn Việt Nam.

Các tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Trúc Chi, về thơ: Cánh chim biển (1967), Dư âm sóng (1980), Chú dế đàn (1980), Thành phố hoa mặt trời (trường ca, 1986), Miền sóng trắng tôi yêu (1987)...; truyện ngắn: Arú và con voi già (1987), Thị trấn đêm màu trắng (1989), Điều kỳ lạ trong vườn chim (1989), Câu chuyện từ lớp học này (1989), Con trai người săn cá mập (1997)...; truyện dài: Huyền thoại biển (2000); bút ký và phóng sự: Cuộc đời như một truyền thuyết (1992); Vị giám đốc hát rong (2001), Tiếng kêu con chim gõ kiến (1989); Dăm đường cát bụi (1997); tiểu luận phê bình: Ba mươi năm một nền thơ (1999).

Sau một thời gian bệnh nặng, vì tuổi cao sức yếu, nhà thơ Trúc Chi đã trút hơi thở cuối cùng vào 01g09 ngày 28.01.2015. Linh cữu ông được quàn tại Nhà tang lễ TP.HCM, lễ viếng bắt đầu vào 13g00 chiều 28.01.2015. Lễ động quan, hỏa táng sẽ được diễn ra vào 3g00 chiều ngày 29.01.2015.

Hội Nhà văn TP.HCM và Ban Biên tập trang NVTPHCM xin chia buồn sâu sắc với gia đình, người thân và đồng nghiệp của nhà thơ, nhà giáo Trúc Chi.

Nguồn (nguyên văn):

http://nhavantphcm.com.vn/doc-duong-van-hoc/nha-tho-truc-chi-da-tu-tran.html

- Tháng 02 HB15 (2015):

THƯƠNG TIẾC NHÀ THƠ VĂN VIẾT LỘC

Nhà văn Đà Linh - Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Nhà văn Đà Linh từng là Phó Giám đốc, Tổng biên tập NXB Đà Nẵng, Phó Tổng Thư ký Hội Nhà văn Đà Nẵng, gần đây chuyển ra công tác tại NXB Lao Động ở Hà Nội. Ông là tác giả của các tác phẩm: Giấc mơ của dòng sông (truyện vừa, 1988); Nàng Kim Chi sáu ngón (tập truyện ngắn, 1992); Truyện của Người (tập truyện ngắn, 1997); Vĩnh biệt cây vông đồng (tập truyện ngắn, 2001); Lấp lánh đất Quảng (tiểu luận, 2003); cùng một số tác phẩm văn học dịch.

Giới văn học hay nhắc tới nhà văn Đà Linh như một người bản lĩnh có công đỡ đầu một số tác phẩm khó xuất bản được chính thức trình làng, khi ông còn làm việc tại NXB Đà Nẵng.

Dù còn trẻ nhưng do lâm bệnh hiểm nghèo, nhà văn Đà Linh đã từ trần hồi 10h30 ngày 30.9.2013 (tức ngày 26 tháng 8 năm Quý Tỵ) tại nhà riêng. Lễ viếng ông được cử hành từ 12h30 đến 14h00 ngày 02.10.2013 (tức ngày 28 tháng 8 năm Quý Tỵ) tại Nhà tang lễ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, số 5 Trần Nhân Tông, Hà Nội. Lễ truy điệu vào 14h00 cùng ngày. Điện táng tại Đài hoá thân Hoàn Vũ, Hà Nội.

01.10.2013-17:00

Nguồn (nguyên văn): Tttđt. Hội Nhà văn TP.HCM.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vĩnh biệt chúng ta 

TT - Vị đại tướng tài ba, người anh cả của các lực lượng vũ trang nhân dân VN, đã ra đi lúc 18g ngày 4-10-2013 (tức 30-8 năm Quý Tỵ) tại Quân y viện 108, nơi ông nằm dưỡng bệnh hai năm nay, ngay sau lễ mừng thọ 101 tuổi hồi tháng 8-2011.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25-8-1911 tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho nghèo. Như hầu hết thanh niên trí thức yêu nước thời đó, ông hăng hái hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên, bị Pháp bắt giam và trưởng thành qua nhiều hoạt động bãi khóa, diễn thuyết, viết báo... tuyên truyền đấu tranh cho độc lập dân tộc.

"Là bậc khai quốc công thần nhưng ông hết sức tránh thái độ bề trên, trưởng thượng khi lên tiếng. Là một vị tướng nhưng chưa từng thấy ông nổi nóng hay nói to, dù biết nhiều khi ông rất buồn"

GS Phạm Duy Hiển 

(nguyên viện trưởng Viện Hạt nhân Đà Lạt) 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013) và McNamara (1916-2009) --- Ảnh: Getty Images, theo báo Tuổi Trẻ, 05/10/2013 09:34 (GMT + 7

Năm 1940, chàng trai Võ Nguyên Giáp đã gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trung Quốc và bắt đầu một tình đồng chí, tình thầy trò cảm động và sâu bền.

Ngày 22-12-1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo, Võ Nguyên Giáp thành lập Đội VN tuyên truyền giải phóng quân với 34 chiến sĩ, tiền thân của Quân đội nhân dân VN.

Cách mạng thành công, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chủ tịch cử giữ chức bộ trưởng Bộ Nội vụ kiêm thứ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời, sau đó là bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ kháng chiến.

Năm 1948, sau các chiến thắng của các chiến dịch đầu tiên trong kháng chiến, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chủ tịch phong hàm đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân VN và là vị đại tướng duy nhất cho đến hết kháng chiến chống Pháp. Từ một sinh viên luật, một nhà giáo dạy sử, một nhà báo, ông trở thành tổng tư lệnh tối cao của quân đội một quốc gia mà chưa hề trải qua một cấp hàm nào, vào năm mới 37 tuổi.

Đỉnh cao của thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp là ở chiến dịch Điện Biên Phủ mà ông đã khéo léo sử dụng đường lối chiến tranh nhân dân, tạo thế hậu cần, thay đổi chiến thuật để chỉ với bốn đại đoàn bộ binh và một đại đoàn sơn pháo đã đánh tan cả tập đoàn cứ điểm của quân đội Pháp với trang bị khí tài quân sự hiện đại nhất lúc bấy giờ.

Suốt cuộc đời cầm quân của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn nổi tiếng là một vị tướng thương lính, luôn chủ trương giữ gìn tiết kiệm xương máu lính, nhất là sau chiến dịch Mậu Thân.

Hòa bình lập lại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở thành phó thủ tướng phụ trách khoa học kỹ thuật - giáo dục. Trong vai trò mới của mình, ông đã cố gắng tập hợp được một đội ngũ cán bộ khoa học trẻ trung, tài năng, đầy nhiệt huyết. Ông đã ký lệnh thành lập Viện Hạt nhân Đà Lạt, cũng như giúp đỡ rất nhiều cho hoạt động của Viện Toán, Viện Cơ học, Viện Vật lý...

Cuối đời, tuổi đã cao, vị Đại tướng của nhân dân vẫn miệt mài nghiên cứu và trăn trở về tình hình đất nước. Ông đã nhiều lần gửi thư kiến nghị nhiều vấn đề lên Quốc hội và Trung ương Đảng. Ông cũng thường xuyên tham gia các hoạt động của Hội Khoa học lịch sử VN, nơi ông làm chủ tịch danh dự, và nhận được sự tôn trọng, thương yêu của các nhà khoa học, các tướng lĩnh, những người lính bình thường. 

Xin nghiêng mình trước anh linh vị Đại tướng tài ba, người suốt đời chiến đấu và hi sinh cho độc lập dân tộc và công bằng xã hội.

Nguồn (nguyên văn): Báo Tuổi Trẻ, 05/10/2013 09:34 (GMT + 7) -- THU HÀ

Vĩnh biệt GS Phan Trọng Luận - người xây dựng nền tảng dạy văn

 

NHÀ THƠ VĂN VIẾT LỘC ĐÃ RA ĐI VÀO LÚC 15 G 15 NGÀY 9.2.2015 (NHẰM NGÀY 21 THÁNG CHẠP NĂM GIÁP NGỌ) TẠI SÀI GÒN,

HƯỞNG THỌ 63 TUỔI.

LỄ VIẾNG: TỪ 7 GIỜ NGÀY 10.2.2015 TẠI SỐ NHÀ 9 NGUYỄN BỈNH KHIÊM, PHƯỜNG BẾN NGHÉ, QUẬN 1, SÀI GÒN.

LỄ ĐỘNG QUAN: 7 GIỜ NGÀY 11.2.2015 (NHẰM NGÀY 23 THÁNG CHẠP, GIÁP NGỌ).

HỎA TÁNG TẠI LÒ THIÊU PHÚC AN VIÊN, QUẬN 9, SÀI GÒN.

XIN CHIA BUỒN CÙNG CHỊ VĂN VIẾT LỘC, HAI CHÁU NA , TY VÀ ĐẠI GIA ĐÌNH.

CHÚC BẠN, ANH THANH THẢN RONG CHƠI CÕI KHÁC.

Nguồn (nguyên văn): http://nguyenmienthao.blogspot.com/2015/02/nha-tho-van-viet-loc-ra-i.html

- Tháng 02 HB15 (2015):

THƯƠNG TIẾC NHÀ THƠ LÊ VĂN NGĂN

Nhà thơ Lê Văn Ngăn, nguyên Phó chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Bình Định, vừa qua đời vào lúc 10 g 40 sáng nay 27-2-2015 (mồng 9 Tết) tại Qui Nhơn sau thời gian dài trị bệnh ung thư. Lễ di quan sẽ tiến hành vào ngày 4-3-2015 (nhằm ngày 14 ÂL).

Anh sinh ngày 15-01-1944 tại Hương Điền,Thừa Thiên - Huế; tốt nghiệp Trường Sư phạm Quy Nhơn năm 1966, đi dạy học ở Phan Rang, rồi bỏ về Quy Nhơn và Huế để trốn lính.

Trước 1975 tham gia phong trào học sinh, sinh viên yêu nước Huế (1965-1975).

Sau 1975, phóng viên Đài Truyền thanh Huế (1975-1978). Nguyên Phó tổng biên tập tạp chí Phương Mai, Phó chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Bình Định (1997-2002), hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Về sáng tác, anh là cộng tác viên của tạp chí Việt từ năm 1968; đầu năm 1972 chính thức tham gia nhóm Việt.

Thơ đăng trên các tạp chí Việt, Đối Diện và các tờ báo của Tổng hội Sinh viên Huế, Vạn Hạnh.

Nhiều thơ đăng trên báo chí trung ương và địa phương.

Tác phẩm in riêng: Trên đồng bằng (thơ, in ronéo), Vào một thời im bóng (thơ, in ronéo 1974), Viết dưới bóng quê nhà (NXB. HNV. - 2008), Thơ Lê Văn Ngăn (NXB. Thuận Hóa, 2015).

Tác phẩm in chung: Tiếng hát những người đi tới (NXB. Trẻ -1993), Tuyển tập Thơ Nhạc Họa Việt (NXB. Trẻ -1997), Nhìn lại một chặng đường văn học (NXB. TP.HCM. - 2000), Viết trên đường tranh đấu (NXB. Thuận Hóa - 2005).

Giải nhì cuộc thi thơ do báo Văn Nghệ tổ chức năm 1991.

Nội dung: theo nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên (Facebook); Ảnh: Báo Tuổi Trẻ điện tử

- Tháng 10 HB15 (2015):

“Kẻ đa tình” Trần Từ Duy đã ra đi

Bản tin NV.TPHCM (28.10.2015-23:45) -- Sau một thời gian lâm bệnh nặng bị hôn mê, nhà thơ - nhà báo Trần Từ Duy (Đông Ki Rét), tác giả của tập thơ Kẻ đa tình đã vĩnh viễn ra đi vào lúc 9g55 sáng ngày 28.10.2015 (nhằm ngày 16.9 năm Ất Mùi) tại nhà riêng ở TP.HCM, hưởng thọ 60 tuổi.

Nhà thơ Trần Từ Duy tên thật là Trần Văn Lĩnh, sinh năm 1956 tại Quảng Nam, chuyển vào Sài Gòn học tập, sinh sống, làm báo làm thơ và kinh doanh nhà hàng, trang trại.

TTO - Giáo sư, nhà giáo nhân dân Phan Trọng Luận, người thầy của nhiều thế hệ sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, vừa qua đời vào lúc 5g30 sáng 19-10. 

GS Phan Trọng Luận sinh năm 1927, hưởng thọ 87 tuổi. Ông có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận văn học, phương pháp dạy học văn trong nhà trường phổ thông, tổng chủ biên sách Ngữ văn THPT hiện hành. 

Trong khi nhiều nhà sư phạm, nhà nghiên cứu, phê bình văn học vào thập kỉ 70-80 mới chỉ quan tâm tới phương pháp phân tích tác giả, tác phẩm văn học thì GS Phan Trọng Luận là một trong số ít người lao vào nghiên cứu phương pháp dạy học văn của giáo viên và phương pháp đọc văn của học sinh.

GS là người xây dựng nên hệ thống luận điểm khoa học mới mẻ, phương pháp luận tiếp cận vấn đề văn học trong nhà trường. Cuốn “Phân tích tác phẩm văn học” trong nhà trường xuất bản năm 1977 của GS Phan Trọng Luận là giáo trình giảng văn dày dặn, với nhiều vấn đề cơ bản thuộc khoa học dạy học văn lần đầu tiên được đề cập.

Năm 1988, GS Phan Trọng Luận là chủ biên bộ giáo trình “Phương pháp dạy học văn” với hệ thống lý thuyết chuyên sâu và khoa học dạy học văn có tính ứng dụng nghề nghiệp cao. Bộ giáo trình này đã được tái bản lần thứ 10 sử dụng trong các trường ĐH-CĐ sư phạm.

Sau hơn 35 năm, GS Phan Trọng Luận dự định viết tiếp một chuyên luận bổ sung cho những hạn chế trong những cuốn sách ông đã viết trước. Chia sẻ ở lời giới thiệu chuyên luận, GS viết: “Trong thời đại công nghệ thông tin như vũ báo ngày nay, cuốn sách của tôi (cuốn Phân tích tác phẩm văn học) ngày càng bộc lộ những bất cập. Hạn chế rõ nhất là quan niệm về văn bản như một hệ thống khép kín… Mối quan hệ giữa tác phẩm với bạn đọc nói chung còn bị coi nhẹ… Phương pháp giảng dạy còn quá coi trọng văn bản và giáo viên…”.

Chính vì nhận biết điều này, trong 1 năm qua, GS Phan Trọng Luận đã vừa chống đỡ với bệnh tật, vừa cố gắng hoàn thành cuốn sách cuối cùng này. Ông trút hơi thở cuối cùng khi cuốn chuyên luận dày 200 trang vừa hoàn thành ở dạng bản thảo.

Là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, GS Phan Trọng Luận cũng được biết đến với vai trò tổng chủ biên của Bộ sách giáo khoa Ngữ văn THPT hiện hành.

Nguồn (nguyên văn): Tuổi Trẻ, 19/10/2013 14:15 (GMT + 7)

V.HÀ

http://tuoitre.vn/Giao-duc/575465/vinh-biet-gs-phan-trong-luan-nguoi-xay-dung-nen-tang-day-van.html

- Tháng 12 HB13 (2013): 

Học giả Đào Hùng qua đời

19/12/2013 03:00

Học giả Đào Hùng (tên thật Đào Thế Hùng), vừa qua đời ngày 17.12 tại Hà Nội, hưởng thọ 81 tuổi. Ông là nhà nghiên cứu lịch sử, nhà dân tộc học, dịch giả xuất sắc thuộc cùng thế hệ với các nhà nghiên cứu Từ Chi, Đặng Phong. Ông cũng là người đã cùng các nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Viện, Hữu Ngọc tổ chức bài vở cho tạp chí Việt Nam học Etudes Vietnamienne, Nhà Xuất bản Ngoại văn.

                                                                    Nhà thơ Trần Từ Duy

Với bút danh Trần Từ Duy, ông đã xuất bản tập thơ đầu tay có tên Kẻ đa tình, cùng bản thảo tập Thơ viết ở chùa theo hướng thiền nhưng chưa kịp in thành sách. Ông còn là nhà báo với bút danh quen thuộc Đông Ki Rét, Giáo sư tiến… tới hệ tại chức trên báo Tuổi Trẻ Cười từ đầu thập niên 1990. Ngoài ra, trước đó ông còn làm việc tại báo Long An những năm 1980 - 1990 và cộng tác với một số tờ báo khác.

Lễ nhập quan thi hài nhà thơ Trần Từ Duy vào lúc 19g ngày 28.10 tại nhà riêng (số 44 đường Trần Văn Danh, quận Tân Bình, TP.HCM). Lễ động quan vào lúc 6g ngày 31.10, sau đó ông được đưa đi an táng tại Nghĩa trang chùa Tân Quy ở thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

[...] Xin chia buồn sâu sắc cùng gia đình, người thân và bạn bè đồng nghiệp của nhà thơ - nhà báo Trần Từ Duy - Đông Ki Rét!

Nguồn: http:// www. nhavantphcm. com.vn/doc-duong-van-hoc/ ... -tran-tu-duy-da-ra-di.html

- Tháng 12 HB15 (2015):

Nhà văn Trang Thế Hy qua đời

Là con trai của nhà văn hóa Đào Duy Anh, học giả Đào Hùng gắn việc nghiên cứu của mình với văn hóa học, dân tộc học. Ông là người đã sưu tầm và xây dựng Bảo tàng Thái Nguyên - dân tộc học đầu tiên của nước Việt Nam mới. Ông còn giới thiệu nghiên cứu dân tộc học của Từ Chi ra nước ngoài. Về phần mình, ẩm thực là lĩnh vực ông nghiên cứu sâu và xuất bản nhiều sách. Thời gian cuối đời, ông Đào Hùng là Phó tổng biên tập Tạp chí Xưa và nay, Hội Khoa học lịch sử. Ông đã biên tập, đỡ đầu cho nhiều quan điểm sử học mới.

Tang lễ học giả Đào Hùng được cử hành từ 9 - 11 giờ ngày 21.12 tại Nhà Tang lễ Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

Tin, ảnh: Trinh Nguyễn (Thanh Niên online) 

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131219/hoc-gia-dao-hung-qua-doi.aspx

- Tháng 01 HB14 (2014): 

Ông Lê Hiếu Đằng qua đời

23/01/2014 11:35

Nhà văn Trang Thế Hy 

Nhà văn Trang Thế Hy đã qua đời vào lúc 0 giờ 50 phút hôm nay 8.12, hưởng thọ 91 tuổi.

Nhà văn Trang Thế Hy qua đời vì tuổi cao, sức yếu. Ông sẽ được an táng lúc 13 giờ ngày 10.12.

Nhà văn Trang Thế Hy tên thật là Võ Trọng Cảnh, sinh ngày 29.10.1924 tại Châu Thành, Bến Tre.

Ngoài bút danh Trang Thế Hy, nhà văn còn có các bút danh khác: Phạm Võ, Văn Phụng Mỹ, Triều Phong, Vũ Ái, Văn, Minh Phẩm.

Theo thống kê chưa đầy đủ của gia đình thì ông có khoảng 65 truyện ngắn, khoảng 20 bài thơ và 2 tiểu thuyết (Hoa tình chỉ nở một lần, Nét buồn bạc mệnh). Các phẩm nổi tiếng của ông gồm: Nắng đẹp miền quê ngoại (1964), Mưa ấm (1981), Người yêu và mùa thu (1981), Vết thương thứ 13 (1989), Tiếng khóc và tiếng hát (1993)...

Năm 2014, Nhà xuất bản Trẻ từng ký kết tác quyền trọn đời với nhà văn Trang Thế Hy, xuất bản 4 cuốn sách gồm 3 tập truyện ngắn Mưa ấm, Tiếng khóc và tiếng hát, Nợ nước mắt cùng tập thơ song ngữ Đắng và ngọt.

Sinh thời, ông từng được nhận các giải thưởng như Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu của Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam (1960 -1965) cho truyện ngắn Anh Thơm Râu Rồng, Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 cho tập truyện Tiếng khóc và tiếng hát, Tặng thưởng loại A của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật VN năm 2001 cho tập truyện Nợ nước mắt...

Lược, theo nguồn: Thanh Niên online / PV. Khoa Chiến – PV. Ngát Ngọc

- Tháng 01 HB16 (2016):

Nhà nghiên cứu văn học Thái Doãn Hiểu qua đời

Ảnh: Đào Ngọc Thạch (báo điện tử Thanh Niên)

(TNO) Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN), nguyên phó Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Tổng thư ký Ủy ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP.HCM, đã qua đời vào tối 22.1 tại Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM).

Ông Lê Hiếu Đằng sinh năm 1944, nguyên quán Thừa Thiên-Huế, hưởng thọ 70 tuổi.

Lễ nhập quan được tiến hành vào lúc 9 giờ sáng 23.1 tại Trung tâm Pháp y TP.HCM.

Sau đó, linh cữu của ông được quàn tại chùa Xá Lợi (đường Bà Huyện Thanh Quan, quận 3). Lễ di quan bắt đầu lúc 6 giờ sáng 25.1.

Được biết, ông Đằng đã phải nằm viện từ giữa tháng 12.2013.

Nguyên Mi 

(Nguyên văn bản tin từ nguồn: 

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140123/ong-le-hieu-dang-qua-doi.aspx)

- Tháng 02 HB14 (2014): 

VĨNH BIỆT HÀN NGUYỆT, NGƯỜI BẠN HỌC, BẠN VĂN TÀI HOA

Nhà nghiên cứu văn học Thái Doãn Hiểu sinh ngày 20 tháng 9 năm 1943 tại xã Thịnh Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đã qua đời lúc 01g ngày 5 tháng 1 năm 2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 73 tuổi.

Sự nghiệp nghiên cứu văn học của ông khá phong phú và có đóng góp độc đáo.

(Theo tạp chí điện tử Văn hoá Nghệ An)

- Tháng 01 HB16 (2016):

Họa sĩ Đinh Cường đã ra đi

“Hàn Nguyệt, người bạn học, bạn văn tài hoa, lâu nay bặt vô âm tín. Nay đột ngột nhận được tin bạn thì lại là tin dữ: Bạn đã mất ở phương Nam vì bệnh nan y. Gia đình đã đưa thi hài bạn từ miền Nam về nhà ở An Thái, Cam Tuyền, Cam Lộ, Quảng Trị vào đêm 30 Tết Giáp Ngọ 2014. 2 giờ chiều nay, 1/2/2014, tức mùng Hai Tết Giáp Ngọ 2014, gia đình và những người thân đưa bạn về nơi an nghỉ cuối cùng ở quê nhà Cam Lộ. 

Bạn mất vì bệnh nghiệt ngã và ở vào một thời điểm cũng vô cùng nghiệt ngã: năm cùng tháng tận. Chạnh nhớ, trong bút ký “Đêm chong đèn nhớ lại”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết: “Không biết thi sĩ đời Đường nào đã tả bông lau hay đến thế, “Nhất sinh tằng bất đắc xuân sầu (Suốt một đời không từng biết đến nỗi sầu mùa Xuân). Sầu Xuân là nỗi sầu nghịch lý, sợ thật!” (Hoàng Phủ Ngọc Tường tuyển tập, Tập 2, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2002, tr. 660).

Trong mối Sầu Xuân đầy nghịch lý này, đọc lại mấy vần thơ Hàn Nguyệt đã viết trong bài “Niềm tin” (viết năm 1995) như một lời trối trăn đầy đau thương nhưng vẫn thấm đẫm, vẫn chứa chan niềm tin gửi cùng nhân thế và mai hậu:

“Mai em chết 

đừng ai đốt nhang hờ khóc 

Em biết 

dù trời đất kia có bạc nhàu nắng mưa oan khuất 

Vẫn giữ cho em một cõi hoa hồng 

Trên mồ em - cay nghiệt tận cùng 

Nơi dừng chảy của một dòng nước mắt 

Ngu dại một đời, niềm tin không mất 

Nơi cuối nghĩa đau thương 

tình yêu sẽ bắt đầu”. 

Chúc bạn siêu thoát khi đã đi theo lời thiên thu gọi!”. 

Nguồn: Nguyên văn bài phân ưu của nhà báo Nguyễn Hoàn (Quảng Trị), trên Web Võ Văn Hoa. 

Thơ HÀN NGUYỆT 

HỒI ỨC MÙA THU 

Năm tôi mười bảy tuổi 

Có người đem tặng một mùa thu 

Ép lá vàng vào giữa trang thơ 

Và gửi gió qua cái nhìn đằm thắm 

Tôi e ngại ngập ngừng không dám 

Sợ lòng người là thoáng mây qua 

Nhưng trái tim đầy những lá và hoa 

Ai cưỡng nổi tình yêu đem nắng đến 

Mùa thu êm đềm mùa thu xao xuyến 

Đêm mờ trăng đếm bước chân qua 

Tiếng đàn ai thánh thót dưới hiên nhà 

Mang kỷ niệm cả một mùa đầy ắp 

Năm sau tôi mười tám 

Tình lên ngôi, tuổi của đam mê 

Nhưng người xưa bỗng đòi lấy thu về 

Và có lẽ đem tặng cho người khác 

Tôi còn tôi với nỗi buồn man mác 

Nhớ mùa thu, ôi nhớ lắm mùa thu 

Hy vọng tiêu tan còn lại đám mây mù 

Đường lạnh lẽo lá vàng rải thảm 

Tình yêu ơi bây giờ tôi sợ lắm 

Khi có người ngỏ ý tặng Mùa Thu. 

Huế - 1985 

TTO - Tối 8-1, thông tin họa sĩ tài danh Đinh Cường qua đời khiến giới yêu nghệ thuật trong và ngoài nước rất đỗi tiếc nuối.

Một người thân của ông cho biết sau một thời gian khá dài lâm bệnh nặng, người họa sĩ đã trút hơi thở cuối cùng tại một bệnh viện ở bang Virginia – Hoa Kỳ vào 9g40 ngày 8-1 giờ Việt Nam (21g40 giờ Virginia, Hoa Kỳ).

Họa sĩ Đinh Cường sinh năm 1939, tại Thủ Dầu Một - Bình Dương; ông tốt nghiệp Trường cao đẳng mỹ thuật Huế năm 1963, đến năm 1964 thì tốt nghiệp giáo khoa hội họa Trường cao đẳng mỹ thuật Gia Định.

Ông có thời gian dài dạy hội họa ở Huế, tại Trường nữ trung học Đồng Khánh và Trường cao đẳng mỹ thuật Huế. Năm 1989, ông sang Hoa Kỳ định cư ở tiểu ban Virginia cùng vợ bà ba người con.

Nhiều người biết đến Đinh Cường, Trịnh Công Sơn và Bửu Ý là những người bạn thân thiết cả trong cuộc sống lẫn trong nghệ thuật.

Thái Bá Vân từng viết về Đinh Cường, rất hay, rằng:

... Và tôi nghĩ tới Đinh Cường, đã đi, đã miên man với hình hài, màu sắc, mà, có khi đã ra ngoài hội họa. Vậy thì con đường đó là dài, là đẹp, là không nhằm một chủ ý thiển cận nào. Đi mà không cần biết đến...

Trong một lần viết về Đinh Cường, nhạc sĩ họ Trịnh cho rằng: “Trong hội họa, tôi gọi Đinh Cường là thi sĩ của hoài niệm”. Điều này, có lẽ do họa sĩ Đinh Cường đã định hình được một phong cách riêng, tạo ảnh hưởng cho nhiều họa sĩ miền Nam cả trước và sau năm 1975.

Nhắc đến Đinh Cường, người yêu nghệ thuật nghĩ ngay đến dòng tranh thiếu phụ đài các, ẩn hiện bên thành quách rêu phong; trong cảnh có người và trong người có cảnh, rất mỹ miều và sang trọng...

Được biết, họa sĩ Đinh Cường dự định về Việt Nam trong tháng hai để triển lãm tranh chung Trịnh Công Sơn – Đinh Cường tại TP.HCM, kỷ niệm sinh nhật người bạn quá cố Trịnh Công Sơn. Ước nguyện chưa thành thì ông đã đi xa, không biết dự định của người họa sĩ có được thực hiện sắp tới đây hay không?

Nguồn: Tuổi Trẻ online, bài của Thái Lộc

http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20160108/hoa-si-dinh-cuong-da-ra-di/1035055.html

Nhà văn Trần Thanh Giao đã đột ngột từ trần

19.01.2016-15:45

Web NVTPHCM - Dù sức khoẻ trông vẫn còn tốt và sáng tác đều tay, nhưng vì tuổi cao và chuyển bệnh nặng bất ngờ, nhà văn Trần Thanh Giao đã từ trần vào lúc 3g15 ngày 19.01.2016 (nhằm mùng 10 tháng Chạp năm Ất Mùi) tại TP.HCM, hưởng thọ 85 tuổi.

       

- Bìa 1bìa 4 tập thơ “Hồi ức mùa thu” của Hàn Nguyệt, NXB Văn học, Hà Nội, 1999. 

- Bìa 1bìa 4 tập truyện ngắn “Trăng bạc” của Hàn Nguyệt, NXB Thanh Niên, Hà Nội, 2000. 

Bấm vào các chữ link-hoá để xem ảnh bìa sách kích thước lớn hơn

Nguồn: Theo Web của nhà thơ Võ Văn Hoa (Quảng Trị).

- Tháng 02 HB14 (2014): 

Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Quang Sáng

Nhà văn Trần Thanh Giao (1932-2016)

Nhà văn Trần Thanh Giao sinh ngày 19.5.1932, quê quán ở Thới Long, Ô Môn, Cần Thơ. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp từ 1946, làm liên lạc cho báo Kèn gọi lính của Uỷ ban Kháng chiến hành chính Nam bộ; sau phong trào Trần Văn Ơn, vào chiến khu làm cán bộ nghiệp vụ báo Độc Lập của Nam bộ.

Năm 1954, ông tập kết ra Bắc làm công nhân Nhà in báo Nhân Dân; từ 1961 làm phóng viên báo Nhân Dân; từ 1969 làm trong Lực lượng sáng tác Văn học công nhân của Tổng Công đoàn Việt Nam và làm biên tập viên Nhà xuất bản Lao Động; từ 1971 làm phóng viên báo Thống Nhất.

Sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, nhà văn Trần Thanh Giao về TP.HCM làm phóng viên báo Giải Phóng, sau đó là báo Đại Đoàn Kết.

Từ 1981, nhà văn Trần Thanh Giao chuyển về công tác chuyên trách ở Hội Nhà văn TP.HCM, là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội các khoá I, II, III, IV, V; Thư ký thường trực Hội khoá I, Phó Tổng biên tập tạp chí Văn, Trưởng trại Sáng tác và bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ. Ông là người có nhiều công lao xây dựng Hội Nhà văn TP.HCM từ khi mới thành lập, góp phần bồi dưỡng nhiều lớp nhà văn trẻ của thành phố. 

Ông còn là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1977, Phó ban Kiểm tra Hội, đồng thời là Thường trực Văn phòng đại diện phía Nam Hội Nhà văn Việt Nam hai khoá VI, VII.

Nhà văn Trần Thanh Giao còn có các bút danh khác như Song Thanh, Song Văn… đã sáng tác và xuất bản gần 20 tác phẩm:

- Dòng sữa (truyện ngắn, 1962);

- Đi tìm ngọc (truyện 1964, 1972, 1987, 2002);

- Cầu sáng (tiểu thuyết 1976, 1985);

- Đất mới vỡ (tiểu thuyết 1978, 1981);

- Giữa hai làn nước (truyện 1979);

- Sao Mai gần gũi (truyện và ký 1983);

- Một vùng sông nước (truyện 1985);

- Thị trấn giữa rừng Sác (bút ký 1985);

- Bầu trời thềm lục địa (bút ký 1986);

- Câu chuyện một chiều thứ bảy (truyện ngắn 1987);

- Một thời dang dở (tiểu thuyết 1988, 1992);

- Thời áo trắng (tiểu thuyết 1995, 2002);

- Tuyển tập truyện ngắn (2002);

- Ai vượt Cửu Long Giang (bút ký 2003);

- Ai tri âm đó… (phê bình, tiểu luận…, 2003),

- Văn học TP.HCM 1975 – 2005 (nghiên cứu, khảo luận…, 2008),

- Chuông chùa (truyện ngắn 2011)...

Nhà văn Trần Thanh Giao cũng được trao các giải thưởng văn học:

- Giải thưởng truyện ngắn báo Thống nhất (1959) với Câu chuyện một chiều thứ bảy;

- Giải thưởng truyện ngắn báo Văn Nghệ (1960) với Dòng sữa;

- Giải thưởng bút ký báo Sài Gòn giải phóng (1985) với Đường xe xuyên rừng Sác;

- Giải thưởng bút ký Đài Tiếng nói Việt Nam (1986) với Bầu trời thềm lục địa;

- Giải thưởng bút ký Bộ Giao thông Vận tải (2000) với Ai vượt Cửu Long Giang trên cầu Mỹ Thuận...

- Giải khuyến khích Cuộc vận động Sáng tác văn bia truyền thống cách mạng Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn năm 2014.

- Giải nhất Cuộc thi ký sự "40 năm - Những ký ức không thế nào quên", do báo Sài Gòn Giải Phóng và Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức năm 2015.

Linh cữu nhà văn Trần Thanh Giao được đặt tại nhà riêng ở số 7 đường Phạm Cự Lượng (số cũ là 14/7 Phổ Quang), phường 2, Tân Bình, TP.HCM. Lễ viếng bắt đầu từ lúc 14g ngày 19.01; lễ truy điệu vào lúc 6g30 ngày 22.01, sau đó di quan đưa hoả táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hoà.

Hội Nhà văn TP.HCM và Ban Biên tập trang NVTPHCM xin chia buồn sâu sắc với gia đình, người thân và đồng nghiệp các thế hệ của nhà văn, nhà báo Trần Thanh Giao.

----- Nguồn: TTTĐT. Nhà văn TP.HCM. -----

http://nhavantphcm.com.vn/doc-duong-van-hoc/nha-van-tran-thanh-giao-da-dot-ngot-tu-tran.html 

- Tháng 03 HB16 (2016):

Giáo sư Lý Chánh Trung, 

một trí thức yêu nước, qua đời

"Nguyễn Quang Sáng sinh ngày 12.1.1932 tại xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới (An Giang) trong một gia đình làm nghề thợ bạc (sau này ông viết tác phẩm Dòng sông thơ ấu như là một tự truyện). 14 tuổi, gia nhập bộ đội làm liên lạc. Sau đó theo học Trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố. Năm 1950, ra trường về công tác tại Phòng Chính trị - Bộ Tư lệnh Phân khu miền Tây Nam Bộ. Ông tập kết ra Bắc (1954) và bắt đầu viết văn từ năm 1957. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 3), Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 4), Tổng thư ký Hội Nhà văn TP.HCM trước khi nghỉ hưu vào năm 2001.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là tác giả của nhiều tác phẩm văn xuôi và kịch bản phim nổi tiếng, được nhiều giải thưởng lớn ở trong nước và quốc tế.

Tác phẩm tiêu biểu: Đất lửa (tiểu thuyết, 1963), Chiếc lược ngà (truyện ngắn, 1966), Bông cẩm thạch (truyện ngắn, 1969), Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985), Con mèo của Foujita (tập truyện ngắn, 1991), Mùa gió chướng (1978), Cánh đồng hoang (1978 - 1979), Thời thơ ấu (1995), Khoảnh khắc Võ Văn Kiệt.

Giải thưởng: Ông Năm Hạng, giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Báo Thống Nhất (1959); Tư Quắn, giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội (1959); Dòng sông thơ ấu, giải thưởng Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn (1985); Con mèo của Fujita, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1994); Cánh đồng hoang (kịch bản phim), bộ phim được tặng Huy chương vàng Liên hoan phim toàn quốc (1980), Huy chương vàng Liên hoan phim Moskva (1981); Mùa gió chướng (kịch bản phim) được tặng Huy chương bạc Liên hoan phim toàn quốc (Hà Nội 1980).

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng từ trần lúc 16 giờ 15 ngày 13.2.2014. Lễ viếng bắt đầu lúc 10 giờ ngày 14.2.2014 tại 25 Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM; lễ truy điệu lúc 13 giờ và động quan lúc 13 giờ 30 ngày 16.2.2014, hỏa táng tại Nghĩa trang Đa Phước (H.Bình Chánh, TP.HCM)".

H.Đ.N

Nguồn: Nguyên văn ở báo Thanh Niên, 14-02 HB14 (2014):

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140214/vinh-biet-nha-van-nguyen-quang-sang.aspx

- Tháng 05 & 07 HB14 (2014): 

NHÀ VĂN TRẦN ÁNG SƠN ĐÃ TỪ TRẦN

(1936-2014)

QUÊ QUÁN THANH HÓA

SINH QUÁN : HẢI PHÒNG

LỚN LÊN Ở HUẾ, TRƯỞNG THÀNH Ở SÀI GÒN

Tác phẩm đã xuất bản:

Nhà xuất bản Long An:

Nữ sinh nội trú; kẻ buôn hoa hậu; Cửa hàng nhan sắc; Người yêu dấu ơi; Lấp lánh tình đời; Hương nhớa nhung;; Một mình trong chiều vắng; Người trong mộng; Những đêm kinh dị; Bảy bước kinh hoàng; Pho tượng giết người; Báu vật cô đơn; Vực đam mê.

Nhà xuất bản Tiền Giang:

Về giữa đêm khuya; Ảo ảnh một mùa trăng.

Nhà xuất bản Trẻ:

Mùa xuân tình yêu; Cánh hoa chùm gởi; Những trang sách khép mở 1, 2, 3.

Nhà xuất bản Văn Nghệ:

Thung lũng mưa ngàn; Nửa đời ảo vọng; Hải Phòng, dóng sông tuổi thơ, 2007.

Thơ tình Áng Sơn

Nhà xuất bản Đồng Nai:

Ảo vọng thuở học trò; Hai lần kỷ niệm.

Nhà xuất bản Lao Động:

Cuộc tình đỏ đen.

Nhà xuất bản Bến Tre:

Đèn soi nước mắt; Vòng tay dĩ vãng.

Nhà xuất bản Thuận Hóa:

Hình bóng cuộc đời; Đừng xa kỷ niệm.

ĐÃ TỪ TRẦN HỒI 14 GIỜ NGÀY 18 THÁNG 5 NĂM 2014

TẠI NHÀ RIÊNG Ở QUẬN BÌNH THẠNH

HƯỞNG THỌ 78 TUỔI

XIN CHIA BUỒN ĐẾN CHỊ TRẦN ÁNG SON VÀ GIA ĐÌNH

http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action=detail&id=1434

Nhà văn Tô Hoài qua đời

(TNO) Nhà văn Tô Hoài, tác giả của tác phẩm nổi tiếng Dế Mèn phiêu lưu ký đã qua đời vào sáng 6.7, hưởng thọ 94 tuổi.

TNO. – Sáng 14.3, anh Lý Chánh Dũng, con trai GS Lý Chánh Trung cho biết, GS đã từ trần lúc 5 giờ 49 phút hôm qua (13.3), hưởng thọ 89 tuổi.

GS Lý Chánh Trung là một trí thức yêu nước nổi tiếng, một người từng tu nghiệp ở Bỉ và làm Tiến sĩ ở Pháp trong những năm 50 của thế kỷ trước. Sau năm 1975, ông từng là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM, Đại biểu Quốc hội 3 khóa VI, VII, VIII.

GS Lý Chánh Trung sinh ngày 23.12.1928, thuộc thế hệ trí thức Việt Nam nổi tiếng ở hải ngoại từ thời chống Pháp. Ông từng làm Đổng lý Văn phòng Bộ Quốc gia Giáo dục của chính quyền Sài Gòn.

Ông còn là một người cha hiền lành, nhân hậu của người đồng nghiệp thân thiết tại Báo Thanh Niên - anh Lý Trung Dũng - từng công tác tại Báo Thanh Niên, cho đến khi bị tai nạn giao thông năm 2000.

GS Lý Chánh Trung đã gần như bị mất trí nhớ trong những năm gần đây, cộng thêm bệnh viêm phổi tái phát, đã khiến ông ra đi vĩnh viễn ở tuổi 89 tại nhà riêng ở đường Công Lý, Q.Thủ Đức, TP.HCM sau khoảng một tháng nằm bệnh.

Theo thông tin từ gia đình GS, lễ động quan sẽ diễn ra lúc 9 giờ ngày 15.3. GS sẽ được an táng tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương.

Bích Hạnh

http://thanhnien.vn/thoi-su/giao-su-ly-chanh-trung-mot-tri-thuc-yeu-nuoc-qua-doi-680503.html

Xem thêm: Tôi hiện hữu trong tồn tại của dân tộc tôi

 Bài viết của nhà thơ Triệu Từ Truyền (TRIỆU CÔNG TINH TRUNG)

Theo thông tin từ gia đình nhà văn Tô Hoài, cây đại thụ của văn học Việt Nam đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở khu tập thể Nghĩa Tân (Hà Nội), sau thời gian dài chống chọi với nhiều căn bệnh khác nhau.

 

Được biết, do tuổi cao, nhà văn Tô Hoài đã phải nhiều lần "vào ra" bệnh viện. Có lần, ông từng đùa: “Phải dành hết vài trang giấy A4 may ra mới ghi đủ số lần bác vào viện”. Năm 2009, ông từng một lần vượt qua khỏi tình trạng “thập tử nhất sinh” do bệnh hiểm nghèo.

 

Nhà văn Tô Hoài sinh năm 1920, tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở huyện Thanh Oai, Hà Nội. Tuy nhiên ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, Hà Đông (nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội).

 

Ông đến với văn chương ở tuổi thanh niên, lấy bút danh là Tô Hoài, gắn với hai địa danh là sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

 

Năm 1941, Tô Hoài sáng tác Dế Mèn phiêu lưu ký, trở thành tác phẩm văn học gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam từ đó đến nay.

 

Bên cạnh đó, ông còn cống hiến cho nền văn học trong nước hàng trăm tác phẩm đáng quý, thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác, nổi bật như Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế Mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ...

 

Nhà văn Tô Hoài được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật tại đợt đầu tiên vào năm 1996. Tác phẩm gần nhất của ông là Ba người khác, phát hành vào năm 2006.

 

Hiền Nhi - V.B

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140706/nha-van-to-hoai-qua-doi-o-tuoi-95.aspx

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE