Cốt lõi vấn đề - ý kiến phản hồi

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

Thông tin phản hồi (31-01 & 01-02 HB8):

 

►●◄

 

 1

 

Tác giả Trần Xuân An đã nhận được thông tin phản hồi: Yêu cầu giải mật, vì vụ việc xảy ra tại Trường PTTH Đức Trọng, Lâm Đồng (1982, 1983) cách đây đã 25, 26 năm (2008). Những cơ quan (Bộ Công an, tức Bộ Nội vụ cũ...), những tổ chức, những ai (nhân vật “cô Thơm”...) liên quan có bổn phận và trách nhiệm làm rõ. Tôi nhận thấy yêu cầu trên hoàn toàn chính đáng và cần thiết.

 

Về vụ việc, tôi tạm đưa ra 2 giả thiết như sau:

 

1. Vụ việc này chỉ là một vụ đạo diễn thực sự (do cơ quan, tổ chức nào đó chủ mưu và thực hiện, trong thời điểm 1982-1983) bằng hoá chất gây các triệu chứng tâm thần và thủ đoạn chọc điên. Tôi không chịu trách nhiệm nếu vụ việc còn bị ém nhẹm. Tôi cũng không chấp nhận và không chịu trách nhiệm về mọi thông tin xuyên tạc về sauMọi thông tin xuyên tạc về sau đều không có giá trị, đặc biệt là hoàn toàn không có giá trị về mặt ghi chép, phản ánh sự thật vụ việc.

 

2. Vụ việc này chỉ là có nguyên nhân là do bệnh hoang tưởng bị bức hại (bức hại cuồng) của tôi, một loại bệnh mang tính chất thời cuộc. Thời cuộc cũng là một nguyên nhân chủ yếu

 

Các lưu ý quan trọng:

 

-- Về tính chủ động của người trong cuộc: Vụ việc này có các nguyên nhân ở giả thiết 1 hoặc ở giả thiết 2, nhưng chính bản thân tôi đã hoàn toàn tự mình chủ động phản ứng lại trong tình huống bị động.

 

-- Về mức độ “đạo diễn”. Cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào có thể đạo diễn vụ việc? Tác động, “điều khiển” (chi phối) được nạn nhân đến mức độ nào? Nhân chứng? Vật chứng? Hồ sơ?

 

-- Về thể loại phản ảnh vụ việc tôi đã sử dụng: Thơ và tiểu thuyết. Bản thân 2 thể loại này đều thuộc lĩnh vực hư cấu. Ngay cả chi tiết kí kịch (kịch phản ánh chính xác sự thật trong hiện thực như tản văn kí sự) cũng là hư cấu. Tuy nhiên, mặc dù hư cấu nhưng vẫn có cái lõi là sự thật vụ việc (vụ việc xảy ra từ Trường PTTH. Đức Trọng, Lâm Đồng).

 

Tôi trông chờ những thông tin phản hồi khác từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Mọi thông tin phản hồi về vụ việc, bằng thư, bằng web, sách báo in giấy, xin gửi trực tiếp đến tôi (Trần Xuân An, các địa chỉ đã công bố từ lâu trên WebTgTXA.).

 

------  Nội dung thông tin và địa chỉ các tệp tin liên quan đến vụ việc trong tiểu mục này, bước đầu đã được gửi đến những cơ quan, cá nhân tôi được biết địa chỉ điện thư: Báo Công an TPHCM. và nhà báo Lại Văn Long (tác giả truyện ngắn "Kẻ sát nhân lương thiện", đạt giải nhất tuần báo Văn Nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, 1991; nguyên là học sinh của Trường PTTH. Đức Trọng, Lâm Đồng, giữa và cuối những năm 80/XX), cô Dung Thị Vân (đại diện Ban Liên lac Hội Cựu giáo viên, học sinh Đức Trọng, Lâm Đồng), cô Nguyễn Thị An, anh Nguyễn Văn Nhơn (giáo viên, hiện đang giảng day tai trường ghi trên), và các nhà báo, văn nghệ sĩ tại Quảng Trị (Lê Đức Dục, Nguyễn Hoàn, Võ Văn Luyến, Nguyễn Bội Nhiên...). Trân trọng kính nhờ quý cơ quan, quý vị đã nhận được điện thư, vui lòng gửi chuyển tiếp đến những nơi có liên quan và góp phần điều tra làm rõ vụ việc. Thành thật cảm ơn. --------

 

►●◄

 

2

 

Một ý kiến phản hồi mới nhất: Vụ việc đang được và phải được tiếp tục thảo luận. Chẳng hạn, từ "thời cuộc" không chứa đựng hết vấn đề đã nêu ở các tác phẩm của Trần Xuân An, liên quan trực tiếp đến vụ việc này. Đúng ra, Trần Xuân An chỉ bị sốc và bị đầu độc bằng hoá chất, bị chọc điên. Và Trần Xuân An giả điên, cũng là một vấn đề cần xác định, nếu quả thật như vậy (20 : 47', 31-01 HB8).

 

►●◄

 

3

 

Một ý kiến phản hồi mới nhất: Thật sự Trần Xuân An chỉ bị choáng (sốc), sang chấn, như một tai nạn tâm lí. Trong thực tế cũng có những loại thuốc (hoá chất) tạo trạng thái tâm thần. Từ hai nguyên nhân đó, có thể ở Trần Xuân An thuở bấy giờ có một số biểu hiện gần như triệu chứng tâm thần. Triệu chứng tâm thần, ở thể choáng tâm thần, thể bị nhiễm độc gây trạng thái tâm thần, thực chất là các tri giác, cảm xúc hơi vượt ngưỡng so với mọi người bình thường. Cụ thể hơn, mọi người bình thường đều ít nhiều có âu lo bị người khác bức hại; nhưng khi niềm âu lo ấy vượt ngưỡng, nó trở thành bức hại cuồng. Sau khi hồi phục trạng thái tâm lí, Trần Xuân An lại vận dụng kiến thức tâm thần học vốn có để sáng tác thơ, tiểu thuyết, như những nhà thơ, nhà văn khác viết về các nhân vật tâm thần nhằm thể hiện tư tưởng và phản ánh hiện thực (Tsékhov, Lỗ Tấn...). Tai nạn tâm lí hay bị nhiễm độc tố gây trạng thái tâm thần có thể đã giúp cho Trần Xuân An có những tư tưởng, cảm xúc thuộc loại xuất chúng. Ngoài ra, Trần Xuân An còn nghiên cứu sử học, triết học tôn giáo, phê bình văn học. Điều đó cho thấy năng lực tư duy, lí luận và thẩm thức của Trần Xuân An rất tốt, không phải nhà nghiên cứu, phê bình nào cũng có được (11 : 40', 01-02 HB8)

 

►●◄

 

4

 

 

Một ý kiến phản hồi mới nhất: Tôi lại nghĩ chính vì Trần Xuân An vốn có những tư tưởng độc đáo, độc lập (chủ nghĩa dân tộc thuần tuý, rộng mở...), nên mới bị những lực lượng thù địch xô đẩy vào tình cảnh bức hại cuồng (15 : 59', 01-02 HB8)  

Xem tiếp các thông tin phản hồi từ tiểu mục này     →  →

 

(  http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/cot-loi-van-de_ykien_hoso-tulieu.htm  )

 

----- Nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà nghiên cứu sử học, nhà giáo đã nhân được, đã đọc thông tin này -----

 

►●◄

 

5

 

► 03-02 HB8:  Trả lời một nhà văn giấu tên: 

Bài này nguyên ở trang "HỒ SƠ - TƯ LIỆU & thông tin phản hồi - ý kiến, thảo luận trực tiếp về hồ sơ - tư liệu":

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/cot-loi-van-de_ykien_hoso-tulieu.htm  ;

WebTgTXA. đã đưa sang trang này vào ngày 07-02 HB8 để hợp lí hơn.

 

Hỏi:

 

1. Anh vui lòng cho biết, nhân vật Trần Sa Mưu được ghi trong lời đề tặng ở trang đầu tập thơ "Giọt mực cánh đồng và vở kịch điên" trong đời thực là ai? "Song trùng bản ngã" là một hiện tượng bệnh lí mà tâm lí học đã từng đề cập đến. Mong được làm rõ hơn.

 

2. Anh có thể xác định liệu tổ chức, cơ quan, cá nhân nào đó có thể đạo điễn, thậm chí điều khiển một con người theo kiểu ám thị được không? Tôi tin là không thể. Nếu anh thấy là có thể, xin vui lòng chứng minh.

 

Trả lời:

 

1. Thưa anh, Trần Sa Mưu chính là bút hiệu tạm thời, tôi bịa ra để sử dụng như là tên tác giả trên trang bìa bản thảo viết tay đầu tiên tiểu thuyết "Mùa hè bên sông" (Nỗi đau hậu chiến) của tôi. Nhưng bút hiệu này tôi chỉ dùng trong vòng vài tháng. Sau khi thấy không bị công an gây khó dễ, tôi lại lấy tên thật. Nói gọn hơn, Trần Sa Mưu chính là tôi. Xin nói thêm: "Sa Mưu" có nghĩa là sa vào âm mưu của kẻ xấu (trong thành ngữ "sa mưu trúng kế").

 

"Song trùng bản ngã", hai cái tôi trong một con người, đúng là nhiều sách tâm lí học, tâm thần học có đề cập đến. Đó là hiện tượng xuất hiện ở một con người: chỉ mỗi một người ấy, nhưng khi thì con người này, khi thì con người khác với hai bản ngã không đồng nhất với nhau. Hiên tượng đặc biệt này biểu lộ rõ rệt trong đời sống thực tế hằng ngày đến mức phải gọi là "song trùng bản ngã".

 

Trong lao động nhà văn, có thể gồm cả nhà thơ, anh ta phải đóng nhiều vai khác nhau khi viết một tiểu thuyết, một truyện thơ, nhưng chỉ trên trang viết mà thôi. Trường hợp này lại là bình thường.

 

Cũng có trường hợp nhà văn, nhà thơ có thể chủ thể hoá đối tượng (nhập thân) hoặc khách thể hoá bản thân (khách hoá), trong sáng tạo tác phẩm. Một trong những đầu đề tập làm văn cấp tiểu học: "Em có một người anh đang là chiến sĩ bảo vệ hải đảo của Tổ quốc (nếu không có người anh đang làm nhiệm vụ ấy, em thử hình dung trong tưởng tượng). Hãy viết thư thăm anh ấy, khi Tết Nguyên đán sắp đến". Đầu đề này buộc hầu hết các học sinh phải nhập thân (đóng vai) để viết. Trường hợp thứ hai, khách thể hoá bản thân, ta thấy có cuốn "Thép đã tôi thế đấy" của Nicolai Ôxtơrốpxki (Nicolai Ostrovsky). Trong tiểu thuyết này, hình như Nicolai Ôxtơrốpxki không xưng tôi như trong một số tự truyện của các nhà văn khác, mà biến bản thân thành Paven Corsaghin, ngôi thứ ba số ít. Tiểu thuyết "Sống mòn", trong đó, nhân vật Thứ chính là hình bóng thật của Nam Cao, nhưng đã được Nam Cao khách thể hoá bằng đại từ "y" (hắn, anh ta) từ trang đầu đến trang cuối. Trường hợp này cũng là bình thường, trong lĩnh vực văn xuôi cũng như trong lĩnh vực thơ.

 

Do đó, tôi là Trần Xuân An, nhưng cũng là nhân vật tiểu thuyết Lê Đất Lành (khách thể hoá bản thân) và đồng thời cũng là nhân vật bịa có 'nickname' là Trần Sa Mưu trong lời đề tặng nói trên. Có nghĩa là tôi viết về tôi, tôi đề tặng tôi. Nói rõ ra, tôi đã tạo ra hai con người ảo, hai cái bóng của chính mình là Lê Đất Lành và Trần Sa Mưu. Tôi còn viết là tôi nhập thân vào hai con người ảo ấy để viết thay họ, thậm chí tôi còn nói là tôi vận dụng hiện tượng "song trùng bản ngã" để sáng tác những bài thơ có đề tài bệnh nhân tâm thần. Thật sự cũng có chút nào như các trường hợp ấy, nhưng cái chính là tôi tự giấu mình đi. Vui thích gì khi mình chường ra trước xã hội bằng hình ảnh một người điên, một thi sĩ điên, cho dù chỉ thoáng điên sơ sơ (sốc tâm lí, choáng tâm thần, như say rượu) một thời gian ngắn mà thôi! Thơ điên, truyện điên rất hay, nhưng mang thân phận thằng điên thì vô cùng dại dột và đau khổ. Vả lại, tôi có tự nhận mình là điên cũng không ai tin. Chắc mọi người đều thấy là thơ điên của tôi thực chất là thơ của người tỉnh viết về người điên, chứ không phải thơ do người điên viết, như thơ Bùi Giáng (Bùi Giáng điên thật 100%).

 

Xin lặp lại câu này: Lí do chính là tôi tự giấu mình đi, vì vui thích gì khi mình chường ra trước xã hội bằng hình ảnh một nhà giáo điên, một thi sĩ điên, cho dù chỉ thoáng điên sơ sơ (sốc tâm lí, choáng tâm thần, như say rượu) một thời gian ngắn mà thôi! Đơn giản là vậy.

 

Cũng trả lời thêm một điều anh không hỏi: Trong tiểu thuyết "Mùa hè bên sông" (Nỗi đau hậu chiến) còn có nhân vật nhà thơ Trần Nguyễn Phan. Thưa thật với anh, Trần Nguyễn Phan cũng chính là tôi. Lê Đất Lành và Trần Nguyễn Phan là hai hình tượng phân thân từ một người duy nhất là tôi; và chỉ hai nhân vật (chiếm khoảng bảy, tám trang sách) đó thôi, chứ không phải nhân vật nào trong tiểu thuyết "Mùa hè bên sông" (Nỗi đau hậu chiến) cũng đều là tôi cả!

 

2. Thưa anh, không ai điều khiển được người khác bằng cách ám thị hay nói theo ngôn ngữ truyện kiếm hiệp là "truyền âm nhập mật". Đó chỉ là sản phẩm tưởng tượng, không có thật. Tôi đọc sách tâm thần học, truyện ngắn của Tsékhov, có biết về trường hợp "tiếng nói trong đầu", "mẩu đối thoại trong đầu" của bệnh nhân. Nhưng đấy là những "tiếng nói", "đối thoại" do rối loạn tư duy, tri giác, do đó "tiếng nói", "đối thoại" ấy cũng rất rối loạn, không làm sao truyền lệnh điều khiển con người được. Đi sâu vào, nếu hiểu ám thị như là điều khiển cá nhân bằng ám thị trực tiếp, thì có hai trường hợp:

a) Hiểu cho chính xác, cụ thể theo từ ngữ, ấy là điều khiển bằng remote (cái viễn khiển) mà người bị điều khiển không biết mình bị điều khiển, thì hoàn toàn là điều hoang tưởng đúng nghĩa, không bao giờ có;

b) Cũng hiểu cho chính xác, cụ thể theo từ ngữ, như tôi đã có lần phân tích, là ám thị bằng miệng, với một vài câu nói được lặp đi lặp lại nhiều lần, theo cách ám thị thôi miên của các bác sĩ phân tâm học Phương Tây (sau khi họ nghiên cứu kĩ tâm lí, đời tư bệnh nhân),

- b1) cũng có khả năng xảy ra, đối với một số người dễ bị ám thị và toàn tâm toàn ý hợp tác với bác sĩ trong việc chữa bệnh tâm lí;

- b2) hoặc đối với nhiều người khác, ám thị thôi miên bằng miệng chỉ tạo nên giấc chiêm bao thông thường và chỉ đến mức như thế mà thôi;

- b3) hoặc sẽ tạo nên giấc chiêm bao đồng thời với tâm thế chống đối, nếu phương pháp ám thị thôi miên bị kẻ xấu lợi dụng vào mục đích bôi nhọ, chọc điên (trường hợp ác mộng).

Trường hợp nhân vật Lê Đất Lành bị ám thị bằng miệng bởi kẻ xấu, trong tiểu thuyết "Mùa hè bên sông" (Nỗi đau hậu chiến) của tôi, có lẽ thuộc trường hợp b3 (1).

Khi hiểu ám thị như là ám thị xã hội, ấy là thông tin tuyên truyền qua đài phát thanh, truyền hình, máy băng đĩa, báo chí in giấy, internet, thì đây là một khả năng có thực. Chẳng thế mà trong vài chục năm gần đây, xã hội Việt Nam thay đổi đến mức kinh ngạc về cách ăn, cách mặc, cách nghĩ, cách làm việc, thậm chí cả "phong tục, tập quán", gần như vong thân, tha hoá!

 

Còn về "đạo diễn vụ việc" hay "dựng vụ" để tuyên truyền với mục đích chính trị, tôi nghĩ là có khả năng như thế thật, bởi "họ" (?) có lực lượng Ưng Khuyển và có một bộ phận "quần chúng cuồng tín" hoặc "thừa hành theo tiền bạc" luôn luôn tuân lệnh "họ" (?). Đọc "Truyện Kiều", ta thấy Hoạn Thư "dựng vụ" phóng hoả đốt nhà và tung tin Kiều đã chết cháy:

 

"Thuốc mê đâu đã tưới vào

Mơ màng như giấc chiêm bao biết gì!

Vực ngay lên ngựa tức thì

Phòng đào viện sách bốn bề lửa dong

Sẵn thây vô chủ bên sông

Đem vào để đó lộn sòng ai hay?"

(câu 1645-1650)

 

Và Hoạn Thư còn dựng nên những cảnh đau lòng sau đó nữa :

 

"Vợ chồng chén tạc chén thù

Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi

Bắt khoan bắt nhặt đến lời

Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay"

(câu 1835-1838).

 

Đây chỉ là ví dụ thôi, nhưng qua đó, thấy rằng, "dựng vụ" không phải là chuyện mới mẻ gì!

 

Nhưng là những người cầm bút, chúng ta rất cần được độc lập tư duy, sáng tạo. Không có gì khó chịu hơn là bị "đạo diễn", bị biến thành con rối cho "họ" (?), những kẻ xấu, tổ chức xấu giật dây! Chấp nhận bị biến thành con rối, rốt cục, chúng ta làm được gì thì cũng bị cướp công, cướp sức! Và tất nhiên, phải luôn cảnh giác, kẻo bị sa mưu trúng kế một cách oan uổng.

 

Xin cảm ơn anh đã nêu câu hỏi.

 

_____________________

 

(1) Xin lưu ý là có nhiều bệnh nhân tâm thần vẫn khăng khăng tin chắc rằng ảo thanh (gồm cả tiếng nói ám thị) và ảo thị là sự thật. Ngay người bình thường, hoàn toàn lành mạnh, trong một lần gặp ma quỷ xuất hiện (ảo thị), nói năng gì đó (ảo thanh) với họ, họ vẫn đinh ninh với tất cả lòng thành thật của họ rằng đó là sự thật, 100% họ đã gặp ma quỷ và nghe ma quỷ nói.

Xin lưu ý thêm: Tất cả mọi khả năng thực tế, tâm trạng bình thường ở mọi người bình thường, trong cuộc sống cá nhân, xã hội đều có thể trở thành triệu chứng tâm thần một khi mức độ tri giác bị vượt ngưỡng, phán đoán không đúng (tri giác sai lầm, vượt quá sư thật diễn ra): hoang tưởng bị ám thị, hoang tưởng bị đạo diễn, bị chi phối, hoang tưởng bị đầu độc...v.v... Nói rõ hơn: Trong thực tế xã hội, phương pháp ám thị, sự đạo diễn, chi phối hay còn gọi là "dựng vụ", sự đầu độc ...v.v... là có thật, như ta thường gặp ở nhiều bài viết, mẩu tin trên báo chí, nhưng đối với bệnh nhân, mặc dù họ không bị ám thị, không bị đạo diễn, chi phối, không bị đầu độc ...v.v..., họ vẫn đinh ninh là như vậy, bởi họ tri giác, phán đoán sai lầm; do đó, họ bị kết luận là mắc bệnh hoang tưởng.

Tất nhiên, hồ sơ, tư liệu, nhân chứng, vật chứng và các ghi chép trong quá trình điều tra là rất cần thiết để kết luận, tránh trường hợp kết luận bừa cho người khác là mắc bệnh hoang tưởng.

Tóm lại, để kết luận vấn đề kẻ xấu, cơ quan, tổ chức nào đó có đạo diễn (dựng vụ), ám thị (kiểu chọc điên, hàm hồ) hay không, cần phải có hồ sơ, tư liệu, nhân chứng đầy đủ, kết hợp với việc điều tra kĩ lưỡng, và phải giải mật công khai (sau 26 năm, kể từ 1982 đến nay, 2008). Phải làm rõ để tránh những thông tin xuyên tạc, sự cướp công, cướp sức, vô hiệu hoá, zê-rô hoá sau này. Xuyên tạc thông tin, cướp công, cướp sức, cướp thành quả trí tuệ và vô hiệu hoá, zê-rô hoá công sức, trí tuệ của người khác, lực lượng khác là điều thường thấy (ví dụ như trong thời chiến tranh, trong các phong trào đấu tranh đô thị Miền Nam, cuộc đình công này, cuộc biểu tình kia những người nào đó làm được là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức, hội đồng, ban chỉ huy, cá nhân nào đó).

(Chú thích bổ sung vào ngày 6 & 7-02 HB8).

 

Trần Xuân An (03-02 HB8 [2008]).

 

Tiếp theo:

►●◄

6. Thông tin phản hồi (bấm vào đây)  Mới ! 

►●◄

7

►●◄

8

►●◄

9

►●◄

 

Trở về trang 10 "Bài mới - sách mới - tin tức mới":

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-10

 

MỘT SỐ TRANG, TẬP LIÊN QUAN:

 

1.

 Vụ việc xảy ra từ Trường PTTH. Đức Trọng, Lâm Đồng

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/cot-loi-van-de.htm  

► Thông tin phản hồi (từ ngày 31-01 HB8 (2008):

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/cot-loi-van-de_phan-hoi.htm

► Hồ sơ, tư liệu & các ý kiến trao đổi:

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/cot-loi-van-de_ykien_hoso-tulieu.htm

 

► Một bài thơ & các chú thích quan trọng:  

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/ductrong--quanbenduong_tho-txa.htm   Xem dạng pdf

Ảnh chụp một bài thơ khác từ một tuyển tập thơ:

http://picasaweb.google.co.uk/tranxuanan.writer/Hinhanhtulieu5/photo#5153287039120897570 ...

► Bức tranh "Nạn nhân của sadisme - nạn nhân đã được soi sáng bởi Chim Lạc" (Nguyễn Thái Tuấn): 

Link để xem ảnh lớn và rõ nét

 

 

2

► Tập thơ "Nắng và mưa" (Trần Xuân An), Hội Văn Nghệ Quảng Trị & Tạp chí Cửa Việt xuất bản, 1991 (có một số bài thơ về sự cố này):

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/nang_vmua 

► Tập thơ "Giọt mực, cánh đồng và vở kịch điên" (Trần Xuân An), sách vi tính, sách điện tử (Web giaodiem.com, WebTgTXA.):

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/giot_mcdvvkdien

► Trần Xuân An, "Mùa hè bên sông" (Nỗi đau hậu chiến),  tiểu thuyết, chương 11 (trọn chương):

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/mua_hbsong_11.htm

 

3.

► Tư liệu tham khảo trực tuyến: Lỗ Tấn, "Nhật ký người điên", Website Việt Nam thư quán:

http://vnthuquan.net/truyen/tacpham.aspx?tacgiaid=328    

hay tại WebTgTXA.:  

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/lo-tan_nhatkinguoidien_web-vnthuquan.htm

 

4.

Xem thêm: "Kẻ sát nhân lương thiện"  - truyện ngắn của nhà văn, nhà báo Lại Văn Long (phóng viên Báo Công an TP.HCM.).

 

5.

► Trần Xuân An: "Những vấn nạn văn sử triết... và những dấu hỏi bức thiết về giai đoạn giao thời - hậu chiến sau ngày thống nhất đất nước":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/luanvethoichungta_b1.htm

► Trần Xuân An: "Ý nghĩ về dự kiến sửa đổi sách giáo khoa văn học và sử học":

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/du_ksdsgkhoa.htm

► Trần Xuân An: "Vài lời của người đọc và nghe 'Toàn bộ phỏng vấn với cựu TT Võ văn Kiệt' trên BBCVietnamese.com":

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/vovankiet-ctt_xuanhong-kg-bbc.htm

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/05/070516_tranxuananhistory.shtml

 

________________________________________________________________________________________________

 

Trở về

 

THÔNG BÁO CẬP NHẬT Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/thongbao-update_mucluctrang

 

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

&

trang mục lục Giao Lưu:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket_mucluctrang

(mục lục của mục này -- các trang Giao lưu)

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

(trang 1 Giao lưu)

TRANG "NGÀN WEBs CỦA NGÀN NHÀ":

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/webcacnha

Trang chủ Web. Tác giả Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

trang "Những trang mục trên 'Web Tác giả Trần Xuân An'":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

 

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

 

    lên đầu trang (top page)   

 

 Ngày đưa trang này lên web: 31-01 HB8 (2008) & 01-02 HB8

07-02 HB8: Đưa phần "Trả lời một nhà văn giấu tên" (03-02 HB8) từ trang khác qua trang này (gồm cả ghi chú: Bổ sung một đoạn ngắn, tô nền vàng (highlight) và tô nền vàng một đoạn vốn có, đã viết từ ngày 02-02 HB8, bổ sung chú thích (1) ở cuối phần trả lời câu hỏi thứ 2 của một nhà văn giấu tên: 06 & 07-02 HB8).

13-02 HB8: Sửa lại 2 cụm số: 1982, 1983

24-02 HB8: Bổ sung (chữ màu đỏ, để đễ phân biệt): Một trong những đầu đề tập làm văn cấp tiểu học: "Em có một người anh đang là chiến sĩ bảo vệ hải đảo của Tổ quốc (nếu không có người anh đang làm nhiệm vụ ấy, em thử hình dung trong tưởng tượng). Hãy viết thư thăm anh ấy, khi Tết Nguyên đán sắp đến". Đầu đề này buộc hầu hết các học sinh phải nhập thân (đóng vai) để viết.