a. Bài 1-Tl.4 - Trần Xuân An -- Có nên tôn vinh những nhân vật lịch sử đầu hàng, thỏa hiệp

Ý kiến ngắn:

TỪ CHÂN LÍ, SỰ THẬT LỊCH SỬ & TIÊU CHÍ NHẬN ĐỊNH:

CÓ NÊN TÔN VINH NHỮNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ ĐẦU HÀNG, THỎA HIỆP

(PHAN THANH GIẢN, VŨ TRỌNG BÌNH, HOÀNG TÁ VIÊM, HÀM NGHI, DUY TÂN)?

 

Chân lí là lẽ đúng, điều đúng. Sự thật lịch sử, riêng ở tầm vĩ mô, là những gì đã diễn ra trong quá khứ của một triều đại, một đất nước, một vùng đất và của những con người can dự vào đại cuộc, vào sự kiện có tính lịch sử, đúng như vốn có. Tiêu chí là hệ chuẩn giá trị (bậc thang giá trị), người ta căn cứ vào đó để nhận xét và đánh giá, xếp loại. Ba khái niệm này có mối quan hệ rất hữu cơ.

 

Trong thời gian gần đây, có một số nhân vật lịch sử được nêu lên để nghiên cứu, nhận thức, đánh giá lại. Điều đó là một biểu hiện của công cuộc Đổi mới, rất đáng mừng. Tuy nhiên, cũng rất cần bình tâm suy nghĩ.

 

1) Về Nguyễn Văn Tường (1824-1886): Giới sử học và bản thân tôi đã nghiên cứu, cuối cùng đã đi đến kết luận Nguyễn Văn Tường là một nhân vật chủ chiến, không đầu hàng giặc Pháp và bị chúng lưu đày biệt xứ, rồi chết trên đảo Tahiti cô quạnh. Đây là một nhân vật đáng tôn vinh trên cơ sở sự thật lịch sử và tiêu chí nhận định là không đầu hàng giặc ngoại xâm. Điều đó phù hợp với chân lí đạo đức là nhân cách, chân lí chính trị là yêu nước, chống ngoại xâm.

 

2) Có một số nhân vật khác: Phan Thanh Giản (1796-1867); Võ Trọng Bình (Vũ Trọng Bình, 1807 [1808] - 1898 [1899]); Hoàng Tá Viêm (Hoàng Kế Viêm, 1820-1909); Hàm Nghi (1871-1944)… Những nhân vật này vẫn còn gây tranh cãi. Trong bốn nhân vật đó, Hoàng Tá Viêm, Võ Trọng Bình, Hàm Nghi vẫn rất đáng tiếc: Sau ngày 05-7-1885, Hoàng Tá Viêm đành phải nhận chức của ngụy triều Đồng Khánh, mặc dù ông cho rằng, cầm quân đánh [nghĩa sĩ Cần vương] để yên dân, không phải đánh lấy thắng (1); còn Hàm Nghi, năm 1904, đã kết hôn với con gái của một quan toà thực dân Pháp tại Alger... Vũ Trọng Bình cũng thuộc phái ủng hộ nhóm chủ chiến triều đình Huế, bản tính vốn rất thanh liêm, cương trực, phụ trách chuyển tiền vàng, tài khí vào Quảng Nam, ra Tân Sở (2), nhưng sau Ngày Kinh đô quật khởi, bị thất thủ (05-7-1885), ông không tham gia phong trào Cần vương cho đến cùng, con trai lại bị quân Cần vương giết (vì theo Phan Đình Bình đi đánh dẹp phong trào Cần vương!), và có lần ông chịu ơn ngụy vương Đồng Khánh đã "cứu trợ" cho ông lúc già nua, đói khổ (3). Phan Thanh Giản rơi vào tình huống bi kịch nhưng dẫu sao ông vẫn chấp nhận cái chết tự sát của một kẻ đầu hàng giặc Pháp (1867).

 

3) Về Duy Tân (1900-1945): Vị vua yêu nước này vẫn gây tranh cãi về việc chính ông, một hoàng đế bị lưu đày bởi thực dân Pháp, lại thành hôn với phụ nữ Pháp, tín đồ Thiên Chúa giáo, và nhất là về giai đoạn cũng chính ông, một hoàng đế của một đất nước bị Pháp xâm lược, lại xin gia nhập quân đội Pháp, một nước thực dân đang xâm lược Tổ quốc mình, cho dù với mục đích chống phát-xít (có thể có cả mục đích trở về ngai vàng hoàng đế Đại Nam). Ông viết đơn tình nguyện từ 1936, nhưng mãi đến 1940 mới được chấp thuận, và phục vụ trong quân đội Pháp cho đến khi bị tai nạn máy bay, ngày 26-12-1945 (có người cho là do mưu sát), với cấp bậc thiếu tá. Tranh cãi về Duy Tân như thế là hẹp hòi hay chuẩn xác, về "phương tiện" (vào quân đội Pháp) và cứu cánh (về nước chấp chính), nhất là về thể thống, danh dự hoàng đế của một dân tộc đang bị Pháp dày xéo? Phải chăng, vì đang là một tù nhân, Duy Tân không còn con đường nào khác là phải gia nhập quân đội Pháp? Cho dù như vậy, vấn đề thể thống, danh dự hoàng đế vẫn còn đó! Nếu Duy Tân chỉ là một thường dân bị bắt Pháp lính, nhưng vẫn âm thầm nung nấu ý chí cứu nước cứu dân thì vấn đề lại khác.

 

Thật xót xa khi phải nêu câu hỏi: Có lẽ nào chúng ta lại tôn vinh không phù hợp với chân lí đạo đức, chân lí chính trị và hệ tiêu chí nhận định sử học?

 

Đối với năm nhân vật Phan Thanh Giản, Vũ Trọng Bình, Hoàng Tá Viêm, Hàm Nghi, và cả Duy Tân nữa, phải chăng chúng ta nên xây dựng các ngôi nhà hồi tưởng lịch sử, các ngôi nhà lưu niệm lịch sử hay những tượng đài sự kiện lịch sử  (có thể mang tính bi kịch) hơn là tôn vinh cá nhân năm nhân vật lịch sử ấy (như đặt tên trường học...). Nói như vậy, tôi vẫn khẳng định rằng, Vũ Trọng Bình, Hoàng Tá Viêm, Hàm Nghi vẫn là những nhân vật yêu nước đến tận hơi thở cuối cùng của cuộc đời họ, cho dù chặng cuối hành trạng chính trị của họ, trong bối cảnh lịch sử chung, họ đã có phần thỏa hiệp, buông xuôi, bất lực trước thế cuộc. Còn Phan Thanh Giản, phải chăng là đúng nhưng hơi khắt khe khi chúng ta xem ông như kẻ đã đầu hàng non (1867), trong thời đoạn nghĩa quân Nam Kỳ vẫn còn hoạt động chống Pháp mạnh mẽ, tình hình chưa đến nỗi như sau ngày 5-7-1885? Và Duy Tân, vẫn còn là một vấn đề?

 

Rất cần phải nhấn mạnh hơn vấn đề này, trong tình hình hiện nay đang có xu hướng đề cao sự đầu hàng, thỏa hiệp và biện minh cho “bọn giặc tả đạo”, gắn liền với thực dân, trong Thiên Chúa giáo, thuộc giai đoạn lịch sử cận – hiện đại ở nước ta. Cũng vì xu hướng sai lệch tôi nhận thấy cần thiết phải phê phán ấy, nên bản thân tôi đã chịu nhiều sự tấn công trên trường văn trận sử. Do đó, đành phải đưa ra ý kiến ngắn, tuy trung thực, công bằng nhưng chắc hẳn hơi thiếu tế nhị kể trên.

 

Trần Xuân An

10 – 11:07, 01-5 HB9 

______________________________________________

 

(1) Quốc sử quán triều Nguyễn (QSQTN.), Đại Nam thực lục, chính biên (ĐNTL.CB.), kỉ Đồng Khánh, bản dịch của Viện Sử học, tập 37, Nxb. KHXH., 1977, tr. 200 – 203, 305. Nguyên văn trong bản dụ của ngụy vương Đồng Khánh: "Hiện nay, chuẩn cho cựu thần Hoàng Tá Viêm khai phục Đông các đại học sĩ, sung làm an phủ kinh lí đại thần hữu trực kì, cũng là muốn cho yên dân, không phải là muốn đánh lấy thắng" (sđd., tr. 203). Có thể hiểu ý tưởng "cũng là muốn cho yên dân, không phải là muốn đánh lấy thắng" là của Hoàng Tá Viêm. Trước bản dụ này, có tập tâu của Hoàng Tá Viêm, gồm 4 khoản, trình bày cách thức đánh dẹp phong trào Cần vương (tr. 200 - 202), với lời lẽ và ý tưởng thiên về phủ dụ. Đây là một văn bản có thể nói là Hoàng Tá Viêm tự kết liễu sự nghiệp chống Pháp của ông, trượt sang phía thỏa hiệp với ngụy triều Đồng Khánh và thực dân Pháp, một cách bi kịch.

 

(2) ĐNTL.CB., sđd., tập 37, tr. 171 – 172.

 

(3) ĐNTL.CB., sđd., tr.158, 227, xem thêm: QSQTN., Đại Nam liệt truyện, tập 4, Nxb. Thuận Hóa, 1994, tr.160).

 

Xem thêm:

 

1) Về Phan Thanh Giản (1796 - 1867):

-- http : // www. bentre . gov. vn / index.php?option=com_content&task=view&id=747&Itemid=70 (Ban biên tập Trang thông tin điện tử Bến Tre)

-- http : // www . bentre . gov . vn / index.php?option=com_content&task=view&id=251&Itemid=47 (như trên)

-- http : // www . bentre . gov . vn / index.php?option=com_content&task=view&id=2993&Itemid=47 (Thu Thủy, Bảo tàng Bến Tre, 28/02/2008)

 

2) Về Vũ Trọng Bình (Võ Trọng Bình, 1807 [1808] - 1898 [1899]):

-- http : // vi . wikipedia . org / wiki/V%C3%B5_Tr%E1%BB%8Dng_B%C3%ACnh  (Wikipedia)

-- http : // www . baobinhduong . org . vn / detail.aspx?Item=64065  (bài của Hoa Cúc Vàng)

 

3) Về Hoàng Tá Viêm (Hoàng Kế Viêm, 1820-1909):

http : // vietnamnet . vn / thuhanoi / 2009/04/843837/  (Đặng Thân, bài "Hoàng Kế Viêm và quan hệ với Lưu Vĩnh Phúc" (phần cuối), Vietnam Net, 08:57' 24/04/2009 [GMT+7])

4) Về Hàm Nghi (1871-1944):

-- WebTgTXA. (Trần Xuân An): 14-04 HB8: KIẾN NGHỊ CHỌN TÂN SỞ (QUẢNG TRỊ) LÀM NƠI CẢI TÁNG DI CỐT VUA HÀM NGHI VÀ NHÂN DỊP NÀY ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, TÊN TRƯỜNG HỌC BẰNG DANH TÍNH NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886)

Báo Lao Động điện tử và các báo, tạp chí khác như Văn chương Việt cùng nhiều điểm mạng liên thông toàn cầu (website, webblog) trong hai ngày vừa qua đã đưa tin "Di hài vua Hàm Nghi sắp về đến Huế"

Theo bản tin của ông Hoàng Văn Minh (Lao Động online), các cơ quan hữu trách và các nhà nghiên cứu sử học ở Huế đã bàn bạc về nơi sẽ cải táng di cốt của vị vua vốn được nhận định là "linh hồn của Phong trào Cần vương" trong những năm đầu của phong trào này (1885-1888), mặc dù sau đó, 1904, Hàm Nghi đã kết hôn với con gái của một quan toà thực dân Pháp tại Alger. Như vậy, phải chăng sự nghiệp đáng tôn vinh của Hàm Nghi thực sự chấm dứt từ 1888 hoặc 1904? Dẫu sao, theo đó, cần chọn một vị trí thích đáng, và nơi ấy cũng sẽ là nơi cải táng di cốt Tôn Thất Thuyết (hiện còn táng ở Trung Hoa) cũng như nhiều vị khác để trở thành "Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Cần Vương". Bài báo cũng nhắc lại một vài nét về cuộc kinh đô quật khởi, bị thất thủ (05-7-1885) và ngày tuyên Dụ Cần vương, phát động phong trào (13-7-1885), tại Tân Sở (Quảng Trị).

Nhân đây, WebTgTXA. trân trọng kiến nghị: 

a) Nên chọn một phần đất thuộc Tân Sở (Cam Lộ, Quảng Trị) để cải táng di cốt vua Hàm Nghi, đồng thời làm "Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Cần Vương" như ý kiến đề xuất trong bài báo;

b) Trong những năm qua, đã có các hội thảo, hội nghị sử học, lễ phục hồi trọn vẹn danh tiết, kể cả 2 tháng ở lại Huế, những tháng cuối đời tại Tahiti của Nguyễn Văn Tường (1824-1886) lễ dựng bia lịch sử cuộc đời ông, đây cũng là một dịp để chọn một vài con đường hay trường học, tại Huế, tại Quảng Trị và ở các tỉnh, thành khác để đặt tên bằng danh tính của nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường. (WebTgTXA.). 

-- http : // www . tuoitre . com . vn / Tianyon/PrintView.aspx?ArticleID=256993&ChannelID=119 (Thái Lộc, "Vua Hàm Nghi: giữ cốt cách Việt nơi lưu đày", Tuổi Trẻ online, 11/05/2008, 17:52 [GMT+7])

-- http : // baotanglichsu . vn / detailNews.aspx?id=4832&lang=vi (Nguyễn Khánh - Vân Đình (Huế), bài "Cần một bảo tàng Hàm Nghi tại thành Tân Sở", thethaovanhoa.vn, 06-3-''09. Đăng lại trên Trang Thông tin điện tử Bảo tàng lịch sử Việt Nam, 10/03/2009)

-- http : // www . toquoc . gov . vn / Print/Article/Hoang-Tu-Li-Tong/pdf (Tachiana Lvovna Sepkina-Kubernik (Nga), "Hoàng tử Lí Tông", bản dịch và lời người dịch [trên cơ sở bài viết của Niculin...]: Đào Tuấn Ảnh, giới thiệu: Nguyễn Duy, Báo điện tử Bộ VH.-TT-DL., 15h:31' - 25/6/2008)

 

5) Về vua Duy Tân (1900-1945):

-- http : // vi. Wikipedia . org / wiki / Duy_T%C3%A2n (Wikipedia)

-- http : // baodaidoanket . net / ddk/print.ddk?id=6417 (Trà Giang, "“Giải mã” số phận bi thảm của một vị vua chống pháp", báo điện tử Đại Đoàn Kết,  12:18:00, 05-01-2008)

http : // baodaidoanket . net / ddk/print.ddk?id=6455 (phần 2, bài đã dẫn)

 TXA.

_______________________________________________________________________________

 

Cũng có thể xem ở 2 điểm mạng toàn cầu: Trúc Sơn Trang & Trần Nhương - Com (05 & 06-5 HB9):

 

http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=828&nhom=6

 

http://trannhuong.com/news_detail/1487/CÓ-NÊN-TÔN-VINH-NHỮNG-NHÂN-VẬT-LỊCH-SỬ-ĐẦU-HÀNG-THỎA-HIỆP

 

 

_________________________________________________________________________________________________________

PHẢN HỒI: 12-05 HB9...:

http://txawriter.wordpress.com/2009/05/12/dauhang-thoahiep/

1.       txa đã nói

Tháng Năm 14, 2009 lúc 2:37 chiều

Ý KIẾN của ông Trần Hoàng Hựu (Gò Vấp, TP.HCM.):

Từ trước đến nay, chưa có một tư liệu lịch sử nào chứng minh Trần Thủ Độ (1194-1264) không phải là một người cướp ngôi nhà Lý cho họ Trần (Tức Mạc, Nam Định) của ông ta. Vì vậy, tôi quá ngạc nhiên khi đọc thấy nhà thơ Trần Nhương (website trannhuongcom) viết: “Tôi vừa đi làm phim về Thái sư Trần Thủ Độ, chính ông cũng bị lịch sử không công bằng coi ông như một nhân vật đoạt ngôi nhà Lý” .

14 tháng 5 năm 2009

Trả lời

txa đã nói

Tháng Năm 26, 2009 lúc 11:27 sáng

Cho đến nay, WebTgTXA. vẫn nghĩ rằng, nhà thơ Trần Nhương đã đặt nhận định của ông về Trần Thủ Độ trên cơ sở thuyết thiên mệnh thuở bấy giờ: Nhà Lý đã “theo mệnh trời” mà dựng nghiệp, thì cũng “theo mệnh trời” mà lụn bại; do đó, Trần Thủ Độ cũng “theo mệnh trời” mà nhận và trao quyền “thiên tử” cho dòng họ Trần của ông ta (khởi đầu là Trần Cảnh). Nói như vậy, cũng không thể phủ nhận những thủ đoạn Trần Thủ Độ sử dụng trước và sau sự kiện buộc nhà Lý (cụ thể là Lý Chiêu Hoàng) nhường ngôi. Đó chính là các tác động độc hiểm vào lẽ biến dịch của “mệnh trời”.

Dưới chế độ phong kiến, sự thể “cướp ngôi” như vậy rất thường xảy ra. Vấn đề là khi đã nắm quyền “thiên tử” trong tay, hoàng triều sau có tiến bộ hơn hoàng triều trước hay không, trên phương diện cai trị nhân dân và bảo vệ Tổ quốc.

Trần Thủ Độ là một nhân vật quyền gian và phi đạo lí (lấy Trần Thị Dung, chủ trương hôn nhân nội tộc), nhưng đồng thời, ông là một anh hùng trong sự nghiệp chống đế quốc Nguyên – Mông.

Nhưng dẫu sao ý kiến của nhà thơ Trần Nhương cũng chỉ ở vài lời ngỏ (lời “mũ nón” [chapeau] trên bài) mà thôi, không liên quan gì đến bài ý kiến ngắn của Trần Xuân An.

26-5 HB9

Trả lời

txa đã nói

Tháng Năm 26, 2009 lúc 11:00 sáng

GS. TRẦN THANH ĐẠM: “Về nhân vật Trương Vĩnh Ký: đôi điều trăn trở mới trên một công trình biên khảo cũ”

— bài trên Tạp chí Sông Hương trực tuyến (online) —

Bấm vào đây (link-hóa) để xem

http : // tapchisonghuong. com . vn /index.php?main= newsdetail&pid=0& catid=7& ID=2419& shname= Ve-nhan-vat-Truong-Vinh-Ky-doi-dieu-tran-tro-moi-tren-mot-cong-trinh-bien-khao-cu

Trả lời

txa đã nói

Tháng Năm 26, 2009 lúc 1:38 chiều

— Trương Vĩnh Ký (1837–1898) có bộ óc thiên tài về ngoại ngữ, nhưng đồng thời cũng là kẻ đã theo các thừa sai, quân đội thực dân Pháp từ khi Pháp chưa chiếm được một tấc đất nào của nước ta. Trong quá trình từ 1858 đến 1885, và vài năm sau đó, Trương Vĩnh Ký là tay sai đắc lực của Pháp và của bọn tả đạo chủ lực trong Thiên Chúa giáo thuở bấy giờ. Khác với Trương Vĩnh Ký, Hồ Nguyên Trừng (1374-1446) chỉ hợp tác với giặc Minh (Trung Hoa) sau khi đã bị chúng bắt sống đưa về nước. So sánh Trương Vĩnh Ký với Hồ Nguyên Trừng là oan cho Hồ Nguyên Trừng.

— Hồ Nguyên Trừng có vẻ giống với vua Duy Tân (1900-1945) hơn, ở giai đoạn sau của vị vua yêu nước này. So sánh Hồ Nguyên Trừng với vua Duy Tân, chắc hẳn là có oan cho vị vua ấy?

WebTgTXA.

26-5 HB9

Trả lời

txa đã nói

Tháng Năm 26, 2009 lúc 2:26 chiều

Trả lời ông Dương Phượng Toại (06/05/2009)

Xin cảm ơn ý kiến của ông trên Điểm mạng toàn cầu Trúc Sơn Trang

( http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=828&nhom=6 ).

Tuy nhiên, về dã sử, cũng cần phải đối chiếu với tư liệu gốc. Nếu không có tư liệu gốc thì đành phải tham khảo dã sử, và chủ yếu là tham khảo tư liệu của đối phương, rồi lật lại theo quan điểm của ta, như trong khi biên soạn cổ sử, thời nhà Trần trở về trước. Phương pháp đó thể hiện rất rõ trong 2 bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”.

Trừ đi những trường hợp sai lạc hoàn toàn, dã sử chỉ ghi nhận được về đại thể, còn về tình tiết, thường chỉ là phỏng đoán và suy diễn, hư cấu thêm.

Dã sử không được các nhà nghiên cứu khoa học lịch sử tin cậy lắm, mặc dù nó cũng là một nguồn tham khảo.

WebTgTXA.

26-5 HB9

Trả lời

 

 

 

 

 

Google page creator /  host

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

 

GOOGLE BLOGGER, DOTSTER, WORDPRESS, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE