Trần Xuân An - CỜ 5 SỌC VÀNG 4 SỌC ĐỎ CỦA XỨ CATALONIA THUỘC TÂY BAN NHA

CỜ 5 SỌC VÀNG 4 SỌC ĐỎ

CỦA XỨ CATALONIA THUỘC TÂY BAN NHA

Trần Xuân An

BBC tiếng Việt vừa đăng tải một bài viết về các xứ hiện đang đòi độc lập, trong đó có xứ Catalonia thuộc Tây Ban Nha. Có một điều thấy ngồ ngộ là lá cờ xứ tự trị Catalonia (1933–1939, chính thức hình thành từ nguyên gốc có từ 1513; sau đó bị cấm, đến 1979 mới được phục hồi). Nó có 5 sọc vàng và 4 sọc đỏ, mà các sọc đều bằng nhau về kích cỡ. Xin nhấn mạnh: Đó không phải là quốc kì Tây Ban Nha (bản nguyên gốc quốc kì Tây Ban Nha được công nhận từ ngày 28 tháng 5 năm 1785 cho đến nay), mà chỉ là cờ của một trong những xứ tự trị của Tây Ban Nha mà thôi.

FACEBOOK:

Bao Nguyen Quang, Du Minh Doan, Vũ Thị Huệ và 31 người khác thích điều này.

Comments

Trần Xuân An

Trần Xuân An Tôi đã viết tiếp mấy đoạn để rõ hơn. Xin trân trọng mời xem lại. Cảm ơn nhiều. Mong được phản biện, phản hồi

Thích · Trả lời · 2 · 17 giờ

Lephuocsinh Lephuocsinh

Lephuocsinh Lephuocsinh Đồng ý với Nhận định của Bạn TXA.

Thích · Trả lời · 17 giờ

Trần Xuân An

Trần Xuân An Đây chỉ là một vấn đề thuộc về sử học.

Mong được người đọc phản biện…

Thích · Trả lời · 1 · 15 giờ

Chuck Le

Chuck Le Theo tôi, gốc gác Swastika đã ảnh hưởng cờ Đức Quốc Xã khi lật ngược chữ “vạn” để làm cờ thì chuyện cờ “vàng ba sọc đỏ” được sửa từ cờ quẻ Ly biết đâu bị ảnh hưởng ý tưởng của cờ Catalonia. Những người vẽ ra mẫu cờ đều lướt qua nhiều mẫu cờ có những đặc điểm, ý nghĩa tương ứng chứ không nhất thiết phải cùng xu hướng chính trị. Tính liên tưởng ảnh hưởng đến các nhà văn, thơ khá mạnh đó sao !

Bỏ thích · Trả lời · 1 · 9 giờ · Đã chỉnh sửa

Trần Xuân An

Trần Xuân An Giống như CÁI LIỀM đối với phần lớn nhân loại là biểu tượng của THẦN CHẾT, và cũng CÁI LIỀM, đối với phần lớn nhân loại, nó là biểu tượng của NÔNG DÂN. Tuỳ ngữ cảnh (văn chương), tuỳ khung cảnh phối trí (hội hoạ)…

Thích · Trả lời · 1 giờ

Trần Xuân An

Trần Xuân An

Trần Xuân An 1) Điều nghiêm trọng nhất là sự chi phối về chính trị từ một cường quốc đối với một nước nhỏ bị buộc trở thành thuộc địa hay chư hầu, thể hiện ở quốc kì của nước nhỏ đó. Ví dụ như cờ vàng nước Đại Nam sau biến cố Thất thủ kinh đô Huế 05-7-1885, bị thực dân Pháp buộc phải gắn vào một góc cỡ một phần tư của nó một lá cờ xanh trắng đỏ của Pháp, biểu thị ý nghĩa nước Đại Nam bị “bảo hộ” bởi nước Pháp. Hiện nay, đối với Anh quốc, thì cờ Úc và cờ New Zealand cũng còn bị như vậy, vì đó là hai thuộc địa cũ của Anh (NZ. mới trưng cầu thay cờ mới)… Nói một cách khái quát, lấy cờ nước đế quốc gắn vào cờ nước thuộc địa hay buộc cờ nước thuộc địa phải là phiên bản gần giống với cờ nước đế quốc, đó là sự biểu thị sự chi phối một chiều từ nước đế quốc đối với nước thuộc địa. Tôi nhấn mạnh: sự chi phối một chiều! Còn giữa nước Đại Nam triều Nguyễn với xứ phụ thuộc Catalonia của Tây Ban Nha thì không có sự chi phối chính trị nào. Nước chi phối được Đại Nam là Pháp chứ không phải Tây Ban Nha, huống chi Catalonia chỉ là một xứ nhỏ, phụ thuộc vào Tây Ban Nha, nhỏ đến mức còn thua kém cả Đại Nam. ————— 2) Tôi hiểu ý anh Chuck Le, rằng, đó có thể là (xin nhấn mạnh: có thể mà thôi) chỉ là sự ảnh hưởng mà không bị chi phối một cách bắt buộc, và ảnh hưởng có sáng tạo. Nhưng nói thế thì mênh mông, mơ hồ quá. Cờ xứ Catalonia chẳng mấy ai biết đâu.

Thích · Trả lời · 2 giờ

Trần Xuân An

Trần Xuân An Đây chỉ là vấn đề sử học. Lá cờ vàng ba sọc đỏ của nước Quốc gia Việt Nam, nước Việt Nam cộng hoà đã trôi vào quá khứ – lịch sử, quá khứ – lịch sử ấy một đi không trở lại. Nhưng vì nó là vấn đề sử học, nên cũng bàn cho ra lẽ thôi. Thưa các anh chị, các bạn, rứa đó!

Thích · Trả lời · 2 giờ

Trần Xuân An

Trần Xuân An Giống như CÁI LIỀM, dụng cụ để gặt, đối với phần lớn nhân loại là biểu tượng của THẦN CHẾT (gặt mạng sống), và cũng CÁI LIỀM, đối với phần lớn nhân loại, nó là biểu tượng của NÔNG DÂN (gặt lúa). Tuỳ ngữ cảnh (văn chương), tuỳ khung cảnh phối trí (hội hoạ)… Trường hợp biểu tượng Swastika cũng như trường hợp biểu tượng cái cái liềm, ở chỗ tuỳ ngữ cảnh, tuỳ sự phối trí… Swastika là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, tối thượng. Phật giáo xem đó là chân lí luân hồi, giác ngộ tối thượng, vĩnh hằng. Hitler cũng lấy ý nghĩa đó, nhưng gắn vào vấn đề chủng tộc (Aryan là chủng thượng đẳng, vĩnh hằng).

Thích · Trả lời · 1 giờ

Trần Xuân An

Trần Xuân An CÔNG BẰNG ĐỐI VỚI QUÁ KHỨ – LỊCH SỬ! HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI!

Trần Xuân An

Trần Xuân An K/g anh Chuck Le : Ai là tác giả lá cờ quẻ li (cờ 1), cờ quẻ càn (cờ 2)? Tôn Thất Sa (cờ 1 và 2)?. Lê Văn Đệ, Lm. Thanh (cờ 2) ??? Nhưng đều không có CHỨNG CỚ nào cả. Ba ông này đều sinh sau đẻ muộn. CỜ VÀNG triều Nguyễn, chính xác là cờ hiệu của vua (gọi là đế kì) vốn có từ lâu.

Tôn Thất Sa hay ông linh mục Thanh, hoạ sĩ Đệ đều chỉ CẢI TIẾN nhỏ mà thôi. Người cải tiến thì không phải là TÁC GIẢ. Mọi người đều gọi là CỜ QUẺ LI và CỜ QUẺ CÀN hay cờ Chính phủ Trần Trọng Kim, cờ Quốc gia. —– XIN NHẤN MẠNH: KHÔNG CÓ AI LÀ TÁC GIẢ CỜ VÀNG CẢ, vì VÀNG là màu biểu trưng của Phương Nam, của triều Nguyễn, còn những người cải tiến nhỏ về sau theo hình QUẺ LI, QUẺ CÀN thì không phải là tác giả.

Thích · Trả lời · 8 phút

Trần Xuân An

Trần Xuân An Hiện nay tôi chỉ có một tư liệu duy nhất về lá cờ vàng có một phần tư góc trái phía trên bị gắn vào cờ Pháp. Đó là trích đoạn từ Đại Nam thực lục đệ lục kỉ (tháng 10 Ất Dậu, 1885, kỉ Đồng Khánh), NXB. KHXH., 1976, tr. 75. ——– NÓI CHUNG, LÀ CỜ VÀNG (nền vàng), còn bị bắt buộc gắn thêm cờ Pháp, rồi cải tiến, thêm thắt quẻ li, quẻ càn thì cũng chỉ là cải tiến nhỏ.

ĐÃ ĐĂNG TRÊN FACEBOOK:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1670809463192998

Nhìn vào lá cờ xứ tự trị Catalonia này, mọi người đều dễ liên tưởng đến quốc kì của Quốc gia Việt Nam – Việt Nam cộng hoà (1949-1954-1975). Vậy hai lá cờ này có liên quan gì không? Hay chỉ là hơi có sự trùng hợp ít nhiều, và cũng không liên quan gì, như thể chữ thập ngoặc của Đức quốc xã với chữ Vạn của Phật giáo là hoàn toàn khác nhau về hệ tư tưởng, về liên hệ chính trị, về lịch sử hình thành? Đúng là hoàn toàn khác biệt, cho dù có truy nguyên, thấy rằng chữ thập ngoặc của Hitler và chữ Vạn của Phật giáo có thể có cùng gốc từ chủng tộc Aryan là biểu tượng Swastika (vĩnh hằng, tối thượng). Còn quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ xuất phát từ cờ vàng triều Nguyễn, định hình thời chính phủ Trần Trọng Kim (1945) và thời Quốc gia Việt Nam (1949, quốc trưởng Bảo Đại) lại hoàn toàn theo tư duy Việt Nam và tư tưởng Kinh Dịch, khác biệt tuyệt đối với xứ Catalonia, một dân tộc – xứ tự trị nhỏ thuộc Tây Ban Nha.

Trong lịch sử Việt Nam nước ta bị xâm lược bởi liên quân Pháp – Tây Ban Nha, Tây Ban Nha chỉ liên hệ đến cuộc xâm lược ấy từ 1858 đến 1862, mặc dù còn kéo dài liên hệ đến 1874. Sau 1874, Tây Ban Nha yếu dần và rút khỏi Việt Nam, cả về mặt thương mại (*), chỉ còn những giáo sĩ Dòng Tên (gốc Tây Ban Nha) tại những giáo xứ không thuộc giáo xứ do linh mục Pháp cai quản. Vì vậy, về chính trị, Tây Ban Nha hoàn toàn bị Pháp chiếm trọn quyền quan hệ với Đại Nam từ 1874, 1880, sau đó không có liên hệ gì với Đại Nam – Việt Nam (Quốc gia Việt Nam), Miền Nam (Việt Nam cộng hoà).

Như thế, Tây Ban Nha còn mất ảnh hưởng hoàn toàn đối với triều Nguyễn Việt Nam, thì xứ Catalonia nhỏ bé của nó làm sao có chút ảnh hưởng nào! Do đó, có thể khẳng định chăng, giữa cờ Catalonia và quốc kỳ thời Trần Trọng Kim (1945) đến 1975 là hoàn toàn không dính líu gì nhau?

Đây chỉ là một vấn đề thuộc về sử học.

Mong được người đọc phản biện.

T.X.A.

chiều 22-02-2016 (HB16)

___________________________

(*) Mặc dù cuối năm 1879 đến 1880 Đại Nam vẫn còn bàn định, hỗ giao thương ước với Tây Ban Nha (27.01.1880).

o0o0o

Ghi chú:

Hình 1 & hình 2: Cờ xứ Catalonia, cổ xưa và hiện nay

Hình 3: Quốc kì nước Tây Ban Nha (bản nguyên gốc 1785)

Hình 4: Bản đồ vị trí và phạm vi lãnh thổ của xứ Catalonia

Hình 5: Quốc kì nước Đế quốc Việt Nam – chính phủ Trần Trọng Kim (1945)

Hình 4: Quốc kì nước Quốc gia Việt Nam – nước Việt Nam cộng hoà (1949-1975)

Nguồn hình ảnh: Wikipedia & Google seach

 

_______________________

 

Google Sites /  host

WORDPRESS, GOOGLE PAGE CREATOR, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE