t. Tiểu mục 20-(thơ): Trần Xuân An - Chùm thơ 09 bài về Phú Yên

 

Trần Xuân An -- Chùm thơ 3 bài, khi sắp đi Phú Yên -- 12 &14-9 HB10 (2010) --  Mới nhất!

 

1) Hình dung khi đến Phú Yên

2) Kính nghĩ về Lê Thành Phương (1825-1887), nghĩa tướng Cần vương (*)

3) Gành Đá Đĩa  

 

 

(*) Theo một số tài liệu gần đây cho biết, Lê Thành Phương là tác giả “Hịch Chiêu quân”. Trong đó, có câu không đúng với sự thật lịch sử. Phải chăng đó là một văn bản đáng ngờ? (Giới sử học và bản thân tôi đã làm sáng tỏ). Cũng cần nói thêm: Đồng thời với các chi tiết xuyên tạc, bội nhọ, chính các bản dụ, cáo thị của thực dân Pháp, nguy triều Đồng Khánh – Nguyễn Hữu Độ cũng vô hình trung ghi nhận lòng trung thành của nhân dân, phong trào Cần vương các tỉnh tả kì đối với Nguyễn Văn Tường (1824-1886), Tôn Thất Thuyết (1839-1913). Do đó, “Hịch Chiêu quân” chắc hẳn đã bị thêm bớt do người đời sau.

Lê Thành Phương không được sách sử trong Nam ngoài Bắc, từ trước đến nay đề cập đến, mặc dù đều có viết về phong trào Cần vương ở Phú, Khánh, Thuận (?). Đền thờ ông mới được người dân địa phương (?) xây dựng từ 1956, tu bổ vào năm 1971. Xin đánh 2 dấu hỏi khoa học ở 2 điểm này.

Xin xem thêm bốn (04) đầu sách của Trần Xuân An đã xuất bản và các bài khảo cứu khác của tác giả về đề tài Nguyễn Văn Tường (1824-1886).

TXA.

SẼ CÔNG BỐ SAU

 

__________________________________ 

 

 

Cả thảy 9 bài

ĐÃ NỘP (27-9 HB10):

Trưởng trại, nhà văn Đỗ Viết Nghiệm (cùng một số nhà thơ, nhà văn trại viên)

& ĐÃ GỬI ĐĂNG, PHÁT (23 & 27-9 HB10):

Nhà thơ Phan Hoàng, nhà văn Thu Trân (tạp chí Đương Thời) & các báo, đài ở Phú Yên

Nhạc sĩ Ngọc Quang (chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Yên)

Tttđt. Hội Nhà văn Việt Nam (29-9 HB10)

 

Cập nhật: 29-9 HB10 (2010):

 

Các bài thơ Trần Xuân An viết tại Đồi Thơm, Tuy Hòa, Phú Yên, trong thời gian dự Trại sáng tác do Hội Nhà văn TP.HCM. tổ chức, phối hợp với Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Phú Yên, với sự hỗ trợ của Công ti Du lịch sinh thái Sao Việt, từ 18 đến 28-9 HB10 (2010): 

 

4) Bài toán đố về trung thu

5) Cuộc khởi binh nâu sồng 1898

6) Tùy bút ở Phú Yên

7) Từ Sông Cầu, ngắm Phú Yên như tranh sơn thủy

8) Ở Gành Đá, Huế bỗng dưng Tuy Hòa

9) Tiền Chiến và Đồng Cam

 

Ảnh lớn hơn

TXA. nhiếp ảnh tại Phú Yên, trong thời gian tham dự Trại sáng tác Hội Nhà văn TP.HCM.

Trần Xuân An

 

KÍNH NGHĨ VỀ LÊ THÀNH PHƯƠNG (1825-1887),

NGHĨA TƯỚNG CẦN VƯƠNG

 

Lệnh người đi – Dụ về kẻ ở (1)

chiếncần; “hòa”quyết bất đồng (2)

Ông yêu nước trách Người yêu nước?

hay cáo giặc làm ai nhiễu lòng? (3)

 

năm thập niên gần đây tưởng nhớ (4)

nước mắt buồn chảy ngược vào hồn

trang sử cũ giờ đây lật mở

Ông và Người chung trái tim son

 

Người gục chết, đảo đày – châu Mỹ (5)

bến Cây Dừa, máu đẫm vai Ông

Hịch Chiêu quân, chữ nào đã lỡ?

chú giải đành khắc giữa núi sông (6)

 

hay chỉ từ một chín bảy mốt

Hịch thêm vào nét nghĩa vu oan

tranh thờ Ông, cũng sai trang phục

quản hương binh, hệt tướng vua Càn! (7)

 

nghìn đời sau dâng hương lễ hội

trán trang nghiêm, ánh mắt trong hơn

kế li gián, giặc gieo, đã rõ

Ông và Người cùng sáng nước non.

 

TXA.

15:40, ngày 13-9 HB10 (2010)

và sáng sớm 14 – 9 HB10, tại TP.HCM.

 

(1) “Lệnh dụ thiên hạ Cần Vương”“Dụ Nguyễn Văn Tường”, từ Tân Sở (Cam Lộ, Quảng Trị), được phát đi khắp nơi và gửi về Huế trong cùng một ngày, 13 – 7 – 1885 (02 – 6 Ất Dậu), với sách lược “kẻ ở, người đi”.

 

(2) Kháng chiến là cần vương (giúp vua [cứu nước]); “hòa”, nhưng quyết không cùng lòng với giặc Pháp. “Hòa” ở trường hợp Nguyễn Văn Tường, trong thời điểm sau ngày 05 – 7 – 1885, thực ra là chiến. Nguyễn Văn Tường vốn là người đứng đầu nhóm chủ chiến (xem: bản án chung thẩm trong “Đại Nam thực lục”, kỉ Đồng Khánh, tập 37, sđd., tr. 35).

 

(3) “Hịch Chiêu quân” của Lê Thành Phương có câu không đúng với sự thật lịch sử. Từ lâu, giới sử học cùng bản thân tôi đã làm rõ. Cũng cần nói thêm: đồng thời với các chi tiết bôi nhọ, xuyên tạc, chính các bản dụ, cáo thị của thực dân Pháp, ngụy triều Đồng Khánh – Nguyễn Hữu Độ cũng vô hình trung ghi nhận lòng trung thành của nhân dân, phong trào Cần vương các tỉnh tả kì đối với Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), Tôn Thất Thuyết (1839 – 1813). Do đó, “Hịch Chiêu Quân” chắc hẳn đã bị thêm bớt do đời người đời sau (“hay cáo giặc làm ai nhiễu lòng?” - TXA) (*). Xin xem thêm bốn đầu sách đã xuất bản chính thức của Trần Xuân An cùng các bài khác của tác giả (trong cuốn “Bàn thêm về mấy vấn nạn sử học”) về đề tài Nguyễn Văn Tường.

 

(*) Năm 1971, mới công bố "Hịch Chiêu quân". Trích dẫn từ các nguồn tài liệu:

 

-- “Do các ông Lê Thành Thao, Lê Thành Lược, Võ Toàn Lưu, cháu nội ngoại 4 đời của Lê Thành Phương sưu tầm. Các bài này hiện còn ghi tại đền thờ Lê Thành Phương” (Tạp chí Văn hóa – Nghệ thuật Phú Khánh, xuân Giáp Tý, số 2 - 1984, tr. 32 – tài liệu tại Thư viện Phú Yên).

 

-- “Bài hịch này, đọc trước ba quân tướng sĩ (*1), vào tháng 8-1885, ở núi Một, thôn Tân An, tổng Xuân Vinh, phủ Tuy An. Thân quyến Lê Thành Phương đã ghi chép và lưu giữ bản hịch này. Đến năm 1971 (đền thờ Lê Thành Phương xây dựng xong), ông Võ Toàn Lưu và ông Lê Thành Thao chép bài hịch thành văn bản để thờ tại đền thờ Lê Thành Phương” (Đặc san “Danh nhân lịch sử Lê Thành Phương”, Bản tàng tỉnh Phú Yên xuất bản, 2-1997, tr. 17 – tài liệu của ThS. Nguyễn Quang Trung Tiến)

 

                    (*1) Lê Thành Phương chỉ là một vị chỉ huy lực lượng hương binh ở một địa phương mà thôi.

 

Thêm vào đó, tấm chân dung Lê Thành Phương được đặt ở bàn thờ trong đền thờ ông là một bức họa được vẽ, cho chúng ta thấy ông mặc quan phục (trang phục quan võ triều Nguyễn?). Rõ ràng đó là chi tiết phi lịch sử. Suốt đời Lê Thành Phương chưa hề làm quan (chỉ đỗ tú tài, ở nhà dạy học) và lúc khởi nghĩa Cần vương (sau 5-7-1885), chắc chắn ông không có điều kiện kịp thời để mặc quan phục võ tướng. Mặt khác, các sĩ phu lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa Cần vương chỉ chỉ huy hương binh và cung cách ăn mặc cũng theo cách của các nghĩa sĩ, nghĩa là không mặc quan phục võ tướng như thế.

 

(4) Lê Thành Phương không được sách sử trong Nam ngoài Bắc từ trước đến nay đề cập đến, mặc dù đều có viết về phong trào Cần vương ở Phú, Khánh, Thuận. Thậm chí, A. Laborde còn cho rằng phong trào Cần vương ở Phú Yên (1885-1887) là do người Bình Định thúc đẩy, cụ thể là Mai Xuân Thưởng (1860-1887) (bài “Tỉnh Phú Yên”, trong “Những người bạn cố đô Huế” [B.A.V.H.], tập XVI, năm 1929, Nguyễn Cửu Sà dịch, Lưu Nguyễn, Nhị Xuyên hiệu đính, Nxb. Thuận Hóa, 2003, tr. 389-391 [tr. 382-454]). Đền thờ ông mới được dựng từ 1956, tu bổ vào năm 1971. Xin đánh dấu hỏi khoa học ở điểm này.

 

(5) Quần đảo Tahiti, thuộc Pháp, trên Thái Bình Dương, gần châu Mỹ.

 

(6) Hiện nay, thực hiện yêu cầu khoa học cần thiết là chú giải vào “nguyên bản” lưu hành. Gọi là “nguyên  bản” nhưng thực ra bản gốc “Hịch Chiêu quân” không còn.

 

(7) Khổ thơ này, tôi viết thêm sau khi từ Phú Yên về (29 – 30-9 HB10), để sát hợp với thông tin -  tư liệu hơn. Xem lại bị chú của chú thích 3.

 

____________________________________________________

 

Cập nhật bổ sung (ngày 05-10 HB10 [2010]):

 

 

Ảnh lớn hơn

Các nhà văn, nhà thơ Đoàn Thạch Biền, Trần Xuân An, Trần Hữu Dũng, Ngô Liêm Khoan, trại viên Trại sáng tác Hội Nhà văn TP.HCM. tại Phú Yên, và một phóng viên, từ 18 đến 28-9 HB10 (2010) —- Nhiếp ảnh: Nguyễn Nhân (photo . net)

 

Ảnh lớn hơn

8 nhà thơ, nhà văn dự trại Trại sáng tác Hội Nhà văn TP.HCM. tại Phú Yên, 18 -- 28-9 HB10 (Thu Trân, Trần Xuân An, Đỗ Viết Nghiệm - trại trưởng -, Đặng Hồng Quang, Phố Giang, Nguyễn Bính Hồng Cầu, Quang Chuyền, Trần Hữu Dũng), nhạc sĩ Ngọc Quang (chủ tịch HVNNT.PY.), nhà thơ Phan Hoàng (UV.BCH.HNV.TP.HCM.). Ảnh được chụp lúc đến thăm Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh Phú Yên —- Nhiếp ảnh: anh Bình (tài xế Cty Sao Việt)

 

Xem thêm: Các bản tin của báo chí (links) về Trại sáng tác HNV.TP.HCM. tại Phú Yên

                                                                                                           

 

Đã đăng trọn 09 bài (03-10 HB10):

 http://trannhuong.com/news_detail/6437/CHÙM-THƠ-TRẦN-XUÂN-AN

 http://txawriter.wordpress.com/2010/09/15/chum-tho-khi-sap-di-phu-yen/ (+ 6 bài)

 

 http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-5/txa-chumtho-3b-14-9hb10/9bai

 

                                                                                                                                                           

 

 

 

 

 

 Cập nhật, 10-10 HB10 (2010):

Tập ảnh của Nguyễn Nhân (văn phòng Cty Sao Việt tại TP.HCM.)

 

( http://picasaweb.google.com/nnphoto.net/TraiSangTacVanHocTPHCMTaiSAOVIETTUYHOAPHUYEN# )

 

 

 

Xem thêm:

 

Trần Xuân An -- CUỘC KHỞI BINH NÂU SỒNG 1898-1900 VÀ VÕ TRỨ (1855?-1900)

QUA CÁC NGUỒN TƯ LIỆU KHÁC NHAU (khảo luận sử học) -- 20-10 HB10 (2010)

 

Đây là bài khảo luận được tác giả (TXA.) viết trong khi chờ “Đại Nam thực lục” đệ lục kỉ phụ biên,

trong đó có triều Thành Thái (ở ngôi: 1889-1907), được Viện Sử học công bố

(theo thông tin từ bài viết của PGS.TS. Trần Đức Cường,

"Phát hiện mới sẽ được công bố: Phần tiếp theo trọn bộ của Đại Nam Thực lục Chính biên",

Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số tháng 3-2004).

--- TXA. ---

 

 

 

 

 

 

 

Google Sites /  host

WORDPRESS, GOOGLE PAGE CREATOR, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE