Z.(26). Trang 26 - Thông báo cập nhật

 

-- 26-10 HB10 (2010):

Theo thông báo của bạn bè, "Hồi ký Trần Văn Giàu", giai đoạn 1940-1945, đã được công bố trên mạng liên thông toàn cầu. Trong đó, có những tư liệu rất "nóng sốt":

1) "Câu chuyện mười năm đã kết thúc" ;

2) "Thư của Trần Văn Giàu gởi Ban Tổ chức Thành ủy và Ban Tổ chức Trung ương"

 

-- 28-10 HB10 (2010): Sách tặng nhận được:

1) Trần Hoài Anh, "Thơ, quan niệm và cảm nhận", tiểu luận - phê bình, Nxb. Thanh Niên, 10-2010, 296 tr. 14,5 x 20,5 cm.

  

 

-- 12-02 HB11 (2011): Sách biếu nhận được:

 

2) Hoàng Thụy Anh, "Thơ Hoàng Vũ Thuật, nhìn từ thi pháp học của Roman Jakobson", chuyên luận, Nxb. Thuận Hóa, 10-2010, 376 tr. 14,5 x 20,5 cm.3) Hoàng Vũ Thuật, "Màu", tập thơ, Nxb. Lao Động, 7-2010, 116 tr. 12,5 x 20,5 cm

4) Hoàng Vũ Thuật, "Ngôi nhà cỏ", tập thơ, Nxb. Hội Nhà văn, 7-2010, 96 tr. 14,5 x 20,5 cm

 

 Ảnh lớn hơn

 

 

-- 30-12 HB10: KHẨN CẤP

 

Nhà thơ Ngô Cang gặp nạn

 

28/12/2010 23:38 

 

Vào khoảng 14 giờ 30 ngày 24.12, trên đường từ Huế về nhà ở làng Mỹ Xá (xã Quảng An, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế), nhà thơ Ngô Cang (ảnh) đã không may bị quệt xe ngã chấn thương sọ não.

 

Ngay đêm 24.12, các bác sĩ của Bệnh viện T.Ư Huế đã nỗ lực mổ cấp cứu cho anh. Sau ca mổ anh vẫn còn hôn mê với tình trạng chấn thương rất nặng.

 

Ngô Cang sinh năm 1948, là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên - Huế, cộng tác viên nhiều năm của Thanh Niên, trong đó có nhiều thơ đăng trên trang thơ của báo Thanh Niên chủ nhật. Anh là nhà thơ Huế vẫn sống ở làng, vừa làm thơ vừa cày ruộng nuôi 5 người con với cuộc sống thanh bần.

 

Cuộc sống ruộng đồng vốn nghèo, giờ anh gặp nạn lại càng khó khăn hơn. Hiện bạn bè văn nghệ ở Huế, TP.HCM đang quyên góp để giúp đỡ cứu chữa anh. Hy vọng với tấm lòng tương trợ của bạn hữu văn nghệ, sức khỏe anh sớm hồi phục, để tiếp tục “tay cày, tay viết” đem đến cho độc giả những bài thơ hay.

 

Bùi Ngọc Long

http:// thanhnien. com. vn /news /Pages /2010 53 /2010 12 28 23 38 56. aspx

 

Theo tin nhận được, Quỹ Tình Thơ do các nhà thơ Phan Hoàng, Hồ Thi Ca và Lâm Xuân Thi phụ trách đã ủy lạo nhà thơ Ngô Cang 10.000.000 đồng. Hai nhà thơ Nguyễn Miên Thảo, Phan Trung Thành đã nhận thay và chuyển tiền qua đường bưu điện.

 

-- 11-01 HB11 (2011): Sách tặng nhận được:

 

 

Dung Thị Vân, "Miền gió ngược", Nxb. Thanh Niên, 02-2010, 80 trang, cỡ sách 14 x 20 cm.

 

Dung Thị Vân là hội viên Hội Nhà văn TP.HCM.. Đây là tập thơ thứ ba của người nữ họ Dung.

 Trân trọng giới thiệu quý người đọc và cảm ơn tác giả đã tặng sách.

 

 

 

 

-- 22-01 HB11 (2011):  

Nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm với 2 cuốn sách “Tác giả - tác phẩm – Người đồng hành quanh tôi”, Nxb. Thanh Niên:

 

Tập 1, 2-2010: 1020 trang, gồm 30 khuôn mặt văn nghệ: Yên Bằng, Hà Vũ Giang Châu, Tô Nhược Châu, Trần Hữu Dũng, Lê Triều Điển, Lê Quang Đông, Đoàn Minh Hải, Hạc Thành Hoa, Trịnh Bửu Hoài, Lê Trúc Khanh, Phù Sa Lộc, Lê Thanh My, Thụy Miên, Nguyễn Quốc Nam, Minh Nguyễn, Nguyễn Tôn Nhan, Ngô Nguyên Phi, Phạm Hữu Quang, Phạm Thị Qúy, Nguyễn Phước Sanh, Phạm Nguyên Thạch, Trần Yên Thảo, Tấn Thi, Nguyễn Phan Thịnh, Phạm Trích Tiên, Trần Biên Thùy, Chu Ngạn Thư, Việt Chung Tử, Lưu Vân, Nguyễn Thành Xuân (theo thông tin từ nhà thơ Nguyễn Quốc Nam trên mạng toàn cầu).

 

Sách biếu nhận được:

 

Tập 2, 12-2010: 1090 trang, gồm 28 khuôn mặt văn nghệ: Hồ Chí Bửu, Trần Kiêu Bạt, Nguyễn Hải Chí (Chóe), Liêm Châu, Đặng Thư Cưu, Nguyễn Bạch Dương, Kim Đan, Võ Minh Đường, Nguyễn Hữu Hiệp, Trần Mộng Hoàng, Trần Tuấn Kiệt, Lê Thị Kim, Trúc Linh Lan, Nguyễn Việt Nam, Đỗ Hồng Ngọc, Diệp Hồng Phương, Linh Phương, Triều Uyên Phượng, Thái Văn Sơn, Tô Đình Sự, Đặng Tấn Tới, Tôn Nữ Thu Thủy, Lưu Nhữ Thụy, Phạm Thiên Thư, Đoàn Kế Tường, Chinh Văn, Tường Văn (theo sách tặng nhận được, xem như nhuận bút của hai bài phê bình, Trần Xuân An viết về thơ của nhà thơ Chinh Văn, in trong cuốn sách).

 

Xin chúc mừng nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm cùng các nhà cầm bút khác (gồm 30 & 28 khuôn mặt văn nghệ và những người đã viết về họ) trong 2 đầu sách trên.

 

Vì vừa mới nhận sách biếu tặng, chưa kịp đọc, đã đưa lên điểm mạng để giới thiệu với người đọc, nên chỉ có thể liệt kê danh tính & vắn tắt chúc mừng như trên. Xin hẹn dịp khác.

 

 

-- 01-02 HB11 (2011):

 

TIN BUỒN

 

Nhà thơ, dịch giả Nguyễn Tôn Nhan qua đời

 

Thứ Ba, 01/02/2011 00:15

 

(NLĐ) - Nhà thơ, dịch giả Nguyễn Tôn Nhan đã qua đời đột ngột vào hồi 19 giờ ngày 31-1-2011 vì tai nạn giao thông.

 

Ông sinh ngày 1-2-1948, trong một gia đình Nho giáo ở xã Cao Xá, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, lớn lên ở Sài Gòn –TPHCM, tự học chữ Hán từ năm 1967. Ông làm thơ từ năm 1967 với tập thơ đầu tay Thánh ca, sau đó là Lục bát ba câu. Ông từng tự đánh giá mình: “Con người nghiên cứu của tôi rất nghiêm túc; còn con người thi ca của tôi thì phóng túng”.

 

Sự nghiệp của Nguyễn Tôn Nhan chủ yếu là nghiên cứu về Trung Quốc học, về Nho giáo với hơn 50 tác phẩm nghiên cứu và dịch thuật như: Dịch và chú giải Nho giáo Trung Quốc, Lão Tử Đạo đức kinh, Trang Tử Nam hoa kinh, Xung Hư chân kinh, Từ điển thành ngữ điển tích Trung Quốc, Từ điển Hán-Việt văn ngôn dẫn chứng, Từ điển danh nhân Trung Quốc, Bản lĩnh Hiểu Lam, Bạch phát ma nữ truyện... Đặc biệt, Nguyễn Tôn Nhan được giới nghiên cứu đánh giá rất cao với các bộ Bách khoa thư văn hóa cổ điển Trung Quốc (1.521 trang), Hoài Nam Tử (1.400 trang), Đại từ điển thơ Đường (dịch và chú giải 2.000 bài thơ Đường). Về lĩnh vực nghiên cứu, ông cũng tự đánh giá về mình: “Không bằng cấp, không học hàm, học vị, tôi chỉ là kẻ tạm trú, rong chơi trong đó, lâu dần thành ra thường trú”.

 

Bây giờ, ông đã ra đi bất ngờ ở tuổi 64, như một bài thơ trong Lục bát ba câu của ông: “Mạng thân gửi lại cho em/Thiết tha anh đến mép viền vô vi/Thõng tay chẳng đem chút gì”, nhưng không, ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm nghiên cứu rất có giá trị. Linh cữu của ông quàn tại tư gia, số 347/22 Bùi Đình Túy, P.24, Q. Bình Thạnh - TPHCM.

 

L.N.Dũ

(Báo Người Lao động)

 

    

 

1) Bảo Cường, "Sau một cuộc đời", Nxb. Lao Động, quý 1, 2010, 148 trang, cỡ sách 13 x 19 cm.

2) Đình Quân, "Vàng hoa cải". Nxb. Văn Học, tháng 01, 2011, 152 trang, cỡ sách 14 x 20 cm.

 

Thành thật cảm ơn và sẽ tranh thủ thời giờ để nghiền ngẫm. 

Trân trọng giới thiệu đến quý người đọc.

 

-- 11-03 HB11 (2011): Sách biếu nhận được:

Trần Đình Thành, "Trở lại rừng xưa", Nxb. Hội Nhà văn, 2005, cỡ sách 19 x 19 cm, 96 trang (giấy đẹp).

 

   Ảnh chân dung Trần Đình Thành

 

Xin chân thành cảm ơn tác giả tập thơ "Trở lại rừng xưa".

 

-- 23-03 HB11 (2011): Sách biếu nhận được: Cao Quảng Văn, "Những chân trời", tập thơ, Nxb. Thanh Niên, 2010; cỡ sách 10,5 x 20,5 cm, 139 tr.."Những chân trời" được in trên giấy quý màu vàng nhạt. Các bài thơ đều là thủ bút của tác giả, ngoại trừ một vài trang là thủ bút Hán - Nôm của hai nhà thư pháp Phạm Thăng và Hải Trung. Đầu tập thơ, có những trang cảm nhận của GS.TS. Huỳnh Như Phương. Xen kẽ giữa trang thơ là phụ bản của hai họa sĩ Đinh Cường, Mai Châu. Cuối tập, có những bài thơ đã được phổ nhạc bởi các nhạc sĩ Văn Lương, Lê Trung Tín, Nguyễn Đức Vinh.

 

Đây là tập thơ thứ ba của nhà thơ Cao Quảng Văn, hội viên Hội Nhà văn TP.HCM..  

Anh đồng thời cũng là một nhà báo kì cựu trong giới báo chí TP.HCM..

 

Thành thật cảm ơn và trân trọng giới thiệu cùng quý người đọc.

 

 

Nguồn ảnh bìa: Tttđt. HNV.TP.HCM..

 

 

 

-- 24-03 HB11 (2011):

 

Nhà văn Hoài Anh lâm bệnh nguy kịch

 

Sáng ngày 17.3.2011, nhà văn Hoài Anh được đưa vào Bệnh viện Nguyễn Trãi, TP. Hồ Chí Minh. Hiện ông nằm tại Khu cấp cứu, hồi sức, chống độc, ăn uống bằng ống, thở ô xy.

 

Chiều thứ bảy 19.3.2011, các nhà văn trong Nhóm Văn chương Hồn Việt - nhà văn Hoài Anh là thành viên sáng lập, gồm Giáo sư- tiến sĩ- bác sĩ- nhà thơ Huy Dung, nhà văn Triệu Xuân, nhà thơ Dương Ngọc Khánh, cô Ngô Thanh Hương đã vào thăm nhà văn Hoài Anh. Chứng kiến hiện trạng người bệnh, mọi người vô cùng cảm động. Nhà văn Hoài Anh đang nằm điều trị với nhiều ống nối với cơ thể. Ông nhận ra từng người, nắm tay từng người, muốn nói mà không nói nên lời. Chiều thứ Bẩy trước, 12-03-2011, Nhóm VCHV sinh hoạt định kỳ tại Cà phê Dương Như, nhà văn Hoài Anh đến tham dự, rất vui vẻ, nói những lời có cánh. Vậy mà… Ông lâm trọng bệnh thế này là hậu quả của mấy chục năm gian khổ, ăn uống thiếu thốn, không bao giờ dám đi khám bệnh tổng quát nên không biết mình đã bị tiểu đường! Ông chỉ mới thực sự được sống cùng con trai và cháu nội gần bốn năm nay!

 

Nhóm Văn chương Hồn Việt đã chuyển cho cháu Vũ, con trai nhà văn Hoài Anh số tiền ban đầu là ba triệu đồng. Sau đó, Nhóm VCHV đã gặp ê kíp bác sĩ và nhân viên bệnh viện để tìm hiểu bệnh tình cụ thể, nói rõ hoàn cảnh gia đình vô cùng neo túng và kính đề nghị bệnh viện nhiệt tình giúp đỡ nhà văn Hoài Anh. Bác sĩ Hiệp, trực phiên này, nhận ra bác sĩ Nguyễn Huy Dung, nguyên phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy là thầy của mình. Bác sỹ Hiệp cho biết: Nhà văn Hoài Anh bị suy thận, tiểu đường, huyết áp và nhồi máu não, tình trạng là nguy kịch!

 

Nhà văn Triệu Xuân đã bàn với cháu Vũ, anh chị em Nhóm VCHV, và nhà văn Nguyễn Tý, những việc cụ thể, cần làm, khi việc xấu nhất xảy ra. Tối cùng ngày, nhà văn Trần Ngọc vừa đi công tác xa về, sau khi nghe thông báo tình hình đã nói: “cầu cho nhà văn Hoài Anh qua khỏi! Khi chuyện ấy xảy ra, nếu thực hiện phương án hỏa táng thì Trần Ngọc sẽ lo khâu này”.

 

Truyền đi thông tin về nhà văn Hoài Anh lâm trọng bệnh, chúng tôi hy vọng Hội Nhà văn Việt Nam, Hội nhà văn TP. Hồ Chí Minh, các nhà văn nhà thơ trong cả nước, các nhà hảo tâm, quý bạn đọc xa gần có động thái cụ thể góp phần giúp đỡ cứu chữa nhà văn Hoài Anh và… lo những việc tiếp theo khi chuyện xấu nhất xảy ra.

 

Đặc biệt, chúng tôi tha thiết đề nghị các cơ quan chức năng xem xét trao Giải thưởng Nhà nước cho Nhà văn Hoài Anh, người rất xứng đáng, nhưng đã chịu quá nhiều thiệt thòi trong đời!

 

NGÔ THANH HƯƠNG

(Nguồn: Tttđt. HNV.TP.HCM., 20.3.2011-21:20, nguyên văn)

 

-- 24-03 HB11 (2011):

 

Bản tin từ báo Thanh Niên:

TIỄN BIỆT NHÀ THƠ HOÀI ANH

VỀ NƠI YÊN NGHỈ CUỐI CÙNG (*)

 

26/03/2011 1:34

 

Tối thứ năm, khi leo lên cầu thang phòng trọ, tôi chợt nhớ những câu thơ của Hoài Anh: “Cầu thang nhà em/Đi lên rất khó, xuống rất dễ/Nhưng với anh/Lên rất dễ, xuống rất khó/Lên: lồng ngực lao về phía trước/Xuống: trái tim rớt lại đằng sau”. Sáng ra, nhận được tin nhà văn Hoài Anh đã mất lúc 20 giờ 15 tối cùng ngày 24.3.

 

Hoài Anh tên thật là Trần Quốc Tộ, vốn là hậu duệ nhà Trần. Ông sinh năm 1938 tại Bình Lục (Hà Nam). Lên 6 tuổi, cha mẹ chia tay. Cha ông tham gia Việt Minh, dắt ông theo và đổi tên ông thành Trần Trung Phương. Bởi thế, ông có một quá trình tham gia cách mạng từ rất sớm. Ngày tiếp quản thủ đô, ông mới 16 tuổi, công tác tại Sở Văn hóa Hà Nội. Hoài Anh được học chữ Hán và Pháp văn từ nhỏ và tiếp tục nâng cao tri thức bằng con đường tự học. Với tài năng bẩm sinh, bút lực của Hoài Anh thật dồi dào và viết thành công ở nhiều thể loại: thơ, kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết, khảo cứu, phê bình văn học… Đặc biệt, Hoài Anh có một trí nhớ siêu phàm. Theo nhà văn Triệu Xuân thì vào năm 1981, Hoài Anh viết xong Đuốc lá dừa và trao cho biên tập viên của một nhà xuất bản. Mấy tháng sau, anh này bị mất túi xách, trong đó có bản thảo Đuốc lá dừa. Hoài Anh chết lặng vì không còn bản lưu, đành phải viết lại theo trí nhớ. Chỉ trong hai tuần ông đã tái sinh tiểu thuyết Đuốc lá dừa. Tiểu thuyết này được NXB Măng non rồi NXB Trẻ in và tái bản nhiều lần: 1981, 1994, 1995. NXB Kim Đồng tái bản năm 2002 và được Hội Nhà văn Việt Nam trao Giải thưởng Văn học thiếu nhi 1982-1983…

 

Suốt đời nhà văn Hoài Anh sống trong cảnh cô đơn, nghèo khó nhưng lại đầy tiết tháo. Có một người bạn vong niên đã “tổng kết” Hoài Anh là nhà văn có “7 cái không”: không xe cộ (suốt đời đi bộ), không bao giờ ăn mặc bảnh bao, không nhà đất, không huân chương, không chức vụ, không xu nịnh và không bao giờ chung chiếu với những kẻ phi nhân cách.

 

Chỉ một tuần sau khi vào Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP.HCM), nhà văn Hoài Anh đã ra đi ở độ tuổi 74 với nhiều chứng bệnh: suy thận, tiểu đường, huyết áp, nhồi máu não… Xin vĩnh biệt nhà văn của kham khổ, nghèo khó nhưng sức viết lại đầy tinh lực và trong sáng như Đuốc lá dừa một thuở…

 

 Mỗi năm một đầu sách

 

50 năm nay (kể từ năm 1960), cứ đều đặn mỗi năm Hoài Anh lại có một đầu sách. Đó là bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ Đường về Nghĩa Lĩnh (20 tập), là Chân dung văn học (hơn 1.000 trang - tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2002-2003), Xe pháo mã (Giải thưởng Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam 1961), Tác gia kịch nói và kịch thơ (giải A Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam 2003), Chân dung thơ (2001), Một trăm bài thơ Đường (dịch, 2001), 7 thế kỷ thơ tình Pháp (dịch, chú giải 2001), Gia Định tam gia (2003), Hà Nội trước cách mạng mùa thu (2009), Linh hồn và xác của tiểu thuyết (2007), Người chở đò thời đại (3 tập, 2009)...

 

 

Chúng tôi vừa được tin Nhà thơ Nguyễn Tôn Nhan đã qua đời lúc 19g chiều 28 tháng 12 âm lịch (tức 31 tháng 1 dương lịch năm 2010) do tại nạn giao thông.

 

Linh cửu quàn tại tư gia số 347/22 Bùi đình Túy, phường 24 quận Bình Thạnh.

Hỏa táng ngày 30  tết (tức mùng 2 tháng 2 dương lịch)

 

Có thơ, văn hầu hết các báo văn học ở Miền Nam trước năm 1975.

 

Tác phẩm

1. Từ điển thành ngữ điển tích Trung Quốc

2. Từ điển văn học cổ điển Trung Quốc

3. Từ điển Hán Việt văn ngôn dẫn chứng

4. Bách khoa thư văn hóa cổ điển Trung Quốc

5. Nho giáo Trung Quốc…

Ngoài ra, những bộ sách do ông dịch và chú giải cũng rất đáng kể như:Nam hoa kinh, Xung hư chân kinh, Hoài Nam Tử v.v…

 

Trước nỗi buồn đau to lớn này, chúng tôi chia buồn cùng gia đình.

 

Cầu chúc Nhà thơ Nguyễn Tôn Nhan sớm về nơi an lành ...

 

(TTĐT. Văn chương Việt)

 

 

Nguyên văn bài báo: “Đuốc lá dừa” đã tắt

Hà Đình Nguyên

Nguồn: ThanhNien online

 

 

-- 01-04 HB11 (2011):

 

NHÀ THƠ HOÀNG MINH NHÂN ĐÃ QUA ĐỜI

 

Nhà thơ Hoàng Minh Nhân sinh ngày 1.6.1942 tại Gò Nổi, Điện Bàn, Quảng Nam. Hội viên Hội Nhà văn Đà Nẵng. Đã xuất bản 8 tập thơ, nhiều công trình biên khảo và truyện ngắn. Được tặng nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ và TP Đà Nẵng từ năm 1975 đến 2005. Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn học nghệ thuật, Vì sự nghiệp tư tưởng văn hóa.

Ông mất vào ngày 01-4-2011. 

Chiều ngày 03-4, gia đình, đồng chí, đồng nghiệp đã tiễn đưa linh cữu nhà thơ Hoàng Minh Nhân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Điện Trung (Điện Bàn).  

 

Nguồn: Thanh Niên & Báo Quảng Nam

 

 

-- 09-05 HB11 (2011):

 

NHÀ VĂN TRẦN HOÀI DƯƠNG ĐÃ VĨNH VIỄN RA ĐI

 

Nhà văn Trần Hoài Dương tên thật là Trần Bắc Quỳ, sinh ngày 8-11-1943 ở TP Hải Dương.

 

Tác phẩm chính đã xuất bản: các tập truyện ngắn: Em bé và bông hồng (1963), Cây lá đỏ (1971), Cuộc phiêu lưu của những con chữ (1975), Con đường nhỏ (1976), Lá non (1981), Những ngôi sao trong mưa (1988), Nắng phương Nam (1998)...; các truyện dài: Hoa của biển (1976), Người tù vượt ngục và em nhỏ trên đảo (1979), Mầm đước (1994), Miền xanh thẳm (2000)... và tiểu thuyết Bên ngoài mái trường (1983).

 

Giải thưởng văn học: giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và Ủy ban Thiếu niên và nhi đồng trung ương năm 1968 với tác phẩm Cuộc phiêu lưu của những con chữ, giải thưởng loại B (không có giải A) của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001 với tác phẩm Miền xanh thẳm.

 

Hiện thi thể nhà văn Trần Hoài Dương vẫn chưa được đưa về nhà, những người thân trong gia đình cho biết đợi Trần Lê Quỳnh về mới có quyết định chính thức về nghi thức lễ tang.

 

Nguồn: Tuổi Trẻ online, 09-5 HB11 (2011).

 

 

 

 

Xem tiếp thông báo cập nhật trang 27:

 http://www.tranxuanan-writer.net/Home/thong-bao-cap-nhat/trang-27

 

 

 

 

__________________

 

 

TIÊU ĐIỂM -- MỚI NHẤT:

 

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/thong-bao-cap-nhat/tieudiem-moinhat-3 

 

 

Google Sites / host

DOTSTER, MSN., YAHOO, WORDPRESS ...  /  HOST, SEARCH & CACHE