Cốt lõi vấn đề - Ý kiến phản hồi - Tr. 3

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

Thông tin phản hồi

(tiếp theo)

 

►●◄

 7

► 17-02 HB8:

LÁM RÕ MỘT Ý TƯỞNG TRONG BÀI VIẾT

“SUY NGHĨ VÀ PHÁT TRIỂN THÊM NỘI DUNG

Ý NIỆM KHỔ ĐẾ TRONG TỨ DIỆU ĐẾ –

NỀN TẢNG QUAN TRỌNG NHẤT CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO”

(  http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/tranxuanan_kho-de_tu-dieu-de.pdf  )

 

Trần Xuân An

 

 

Trong bài viết “Suy nghĩ và phát triển thêm nội dung ý niệm khổ đế trong tứ diệu đế -- nền tảng quan trọng nhất của triết học Phật giáo” của tôi, có những đoạn, những câu cần lưu ý sau đây (nguyên văn, được dùng với màu nâu để dễ phân biệt):

 

“Từ “Nhật kí người điên” và Nhật kí người điên tân biên, bài viết được triển khai theo một hướng khác trong sự giới hạn vấn đề:

- Suy tư về khổ đế (dukkha) từ hai điều kiện cơ bản trong quá trình sống và tồn tại của chúng sinh muôn loài

- Xác lập hai tiên đề của vô thần luận

- Sơ lược về con đường giải thoát theo triết học, giáo lí Phật giáo”.

[...]

 

“Ở Trần Xuân An, đó là kết tinh hoang tưởng. Và giải mã hoang tưởng phi lí đem đến sự giải thoát [(*): Tôi nhấn mạnh (bold). TXA.]”.

 

[...]

“Bài viết đã được mở ra bằng “Nhật kí người điên” (người ăn thịt người) và Nhật kí người điên tân biên (người cưỡng hiếp người); để từ đó, suy nghĩ đến một hướng khác (xin nhấn mạnh sự triển khai theo hướng khác này), ấy là hai điều kiện sống cơ bản của tất thảy mọi chúng sanh muôn loài (ăn / sát sanh và truyền giống / loạn luân), nhằm xác lập hai tiên đề của vô thần luận; đồng thời gợi mở những con đường giải thoát; trong đó, tuy sơ lược nhưng vẫn chú trọng con đường Phật giáo. Con đường Phật giáo đã được Đức Phật chỉ dẫn từ hơn 2.500 năm trước, với ví dụ “ngón tay chỉ mặt trăng” và lời khuyên “mỗi người hãy tự thắp đuốc mà đi””.

[...]

 

“(1) Trần Xuân An, “Tôi vẫn ở trên đường” (tập thơ), bài giới thiệu của Tần Hoài Dạ Vũ, Nxb. Văn Nghệ, 1993, tr. 11-12.

 

Trong tập thơ này có một bài được viết trong tâm cảnh “Nhật kí người điên”, có thể tạm gọi là “Nhật kí người điên tân biên”, nguyên văn đầu đề là: “Ám thị ‘hoang tưởng bị cưỡng hiếp và bị bôi nhọ’”, sđd., tr. 64-65. Đây là một bài thơ thể hiện thủ pháp nhập thân trong tâm trạng điên cuồng, đau đớn vì một hình tượng Người điên khác (hư cấu tưởng tượng như thật, đến mức ảo tưởng là thật, để phản ánh sự thật), trên cơ sở vận dụng triệu chứng tâm thần mà các cuốn sách tâm thần học gọi là “song trùng bản ngã”. Từ “ám thị” theo từ điển, có nghĩa là điều khiển ngầm. Các bác sĩ thuộc trường phái phân tâm học, ở Âu Mỹ, thường kết hợp với biện pháp thôi miên (đưa vào trạng thái ngủ) để điều khiển bệnh nhân, truy vấn bệnh nhân (nhưng không có kết quả bao nhiêu, phần lớn là sai lạc, không điều khiển được, kể cả những người dễ bị ám thị), gọi là “ám thị thôi miên”. Trong cuộc sống thực tế, những kẻ xấu cũng có thể điều khiển ngầm (“giật dây”) người tỉnh táo sáng suốt bằng các thủ đoạn li gián, tung tin thất thiệt, xuyên tạc, làm sức ép... Thông tin tuyên truyền với các phương tiện nghe nhìn hiện đại (radio, cassette, TV., internet...) cũng có thể gọi là ám thị (điều khiển ngầm) xã hội. Trong đầu đề bài thơ này, từ “ám thị” cũng nhằm chỉ các thông tin tuyên truyền miệng, các dư luận xã hội.

 

Tóm lại, tôi đã có những ngày tháng sống và viết, kể cả vào bệnh viện tâm thần, để trải nghiệm tâm cảnh điên cuồng, đau đớn vì một hình tượng Người điên khác, điển hình cho một xã hội điên, cho cả thế giới điên.

 

Nhưng dẫu sao, tôi (Trần Xuân An) vẫn là một người bình thường, luôn luôn tỉnh táo, nên nhiều bài thơ, kể cả một số chương tiểu thuyết của tôi, khi viết về đề tài “Nhật kí người điên tân biên” này (chủ yếu thiên về nỗi đau bị áp bức về chính trị, xã hội, học thuật, và hệ tư tưởng, mà “bị cưỡng hiếp” chỉ là một biểu tượng), thì lại luôn luôn tỉnh táo, trong sáng, chứ không phải rối loạn tư duy, rối loạn cảm xúc và rối loạn ngôn ngữ như những người điên thật sự mà chúng ta đã biết (những tập thơ điên của Bùi Giáng, những bài viết rối loạn của Nguyễn Ngu Ý...).

 

Thủ pháp nhập thân trong sáng tác văn học thường gây nhiều ngộ nhận về tác giả đối với những người đọc không quan tâm đến các thủ pháp nghệ thuật.

 

(2) Lỗ Tấn, “Truyện ngắn”, truyện “Nhật kí người điên”,  Nxb. Văn hoá – Thông tin, 2004, tr. 35-52.

 

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/lo-tan_nhatkinguoidien_web-vnthuquan.htm

 

Theo tôi, hình tượng Người điên trong “Nhật kí người điên” chính là hình tượng của một con vật luôn luôn sợ hãi bị ăn thịt, như gia súc, gia cầm hay các thú rừng trước nạn săn thịt của con người. Xin hãy hình dung ra tâm thế của các loài động vật này! Do đó, “người ăn thịt người” không những là biểu tượng về xã hội con người chưa thành người, hay xã hội của loài thú-người, xã hội loài người bị thú-vật-hoá, mà còn là tiếng kêu đòi của chúng sinh muôn loài trước nạn sát sanh, ăn thịt, kể cả ăn rau (ăn động vật, thực vật có sự sống) trước quy luật tự nhiên tàn bạo. Khi phát hiện ra thực trạng đó, chúng ta lập tức nhận ra loài người và muôn vạn sinh linh luôn luôn và mãi mãi sống trong tình cảnh hoàn toàn bế tắc.

 

Đây là một sự triển khai tác phẩm theo hướng khác, bởi ai cũng biết rằng nội dung chủ yếu của “Nhật kí người điên” của Lỗ Tấn là chính trị - xã hội. Đối với Nhật kí người điên tân biên của tôi (thực chất chỉ là tâm cảnh, tâm thế trong “Nhật kí người điên” nguyên bản, nhưng thay hai chữ “ăn thịt” bằng “cưỡng hiếp” mà thôi), thì cũng có sự triển khai tác phẩm theo hướng khác tương tự như thế. Cả hai đều được khai thác ở khía cạnh dung tục, máu me và tởm lợm, nhằm mục đích để người đọc nhận thức ra thực trạng sống trong điều kiện sống vĩnh cửu của con người và của các chúng sinh khác (nhận ra quy luật tàn bạo của tự nhiên và xã hội), đồng thời đề nghị một trong vài lối thoát: Con đường giải thoát của Phật giáo.

 

Để tránh những ngộ nhận, xuyên tạc đáng tiếc, xin nhấn mạnh như thế.

 

Tưởng cũng cần lưu ý thêm: Khai thác tác phẩm chỉ ở tầng nghĩa đen là hạ thấp giá trị của tác phẩm ấy, đồng thời cũng thể hiện một thẩm thức dung tục, tầm thường”. 

Khi viết bài này, tôi tự đặt mình vào vị trí khách quan, tách “Người điên khác” ra khỏi chính bản thân thuộc thời điểm 1982, 1983, đồng thời từ mẩu truyện tạm gọi là “Nhật kí người điên tân biên” (“Mùa hè bên sông” [Nỗi đau hậu chiến], chương 11) của tôi, vốn được viết về “Người điên khác” ấy, tôi phát triển theo một hướng khác: “cái loạn luân”, tương tự như từ “Nhật kí người điên” của Lỗ Tấn, tôi cũng phát triển theo hướng khác: “cái sát sanh”.

Vì tôi tự đặt mình vào vị trí khách quan, do đó tôi viết:

“... tôi (Trần Xuân An) vẫn là một người bình thường, luôn luôn tỉnh táo, nên nhiều bài thơ, kể cả một số chương tiểu thuyết của tôi, khi viết về đề tài “Nhật kí người điên tân biên” này (chủ yếu thiên về nỗi đau bị áp bức về chính trị, xã hội, học thuật, và hệ tư tưởng, mà “bị cưỡng hiếp” chỉ là một biểu tượng), thì lại luôn luôn tỉnh táo, trong sáng, chứ không phải rối loạn tư duy, rối loạn cảm xúc và rối loạn ngôn ngữ như những người điên thật sự mà chúng ta đã biết (những tập thơ điên của Bùi Giáng, những bài viết rối loạn của Nguyễn Ngu Ý...).

 

Thủ pháp nhập thân trong sáng tác văn học thường gây nhiều ngộ nhận về tác giả đối với những người đọc không quan tâm đến các thủ pháp nghệ thuật”.

 

Xin nhấn mạnh: “tôi (Trần Xuân An) vẫn là một người bình thường, luôn luôn tỉnh táo”.

 

Cũng vì tôi tự đặt mình vào vị trí khách quan, cho nên, tôi giải thích thế nào là thủ pháp nhập thân nói chung. Thủ pháp nhập thân là “(hư cấu tưởng tượng như thật, đến mức ảo tưởng là thật, để phản ánh sự thật)"; vận dụng vào trường hợp viết về nhân vật tâm thần là "trên cơ sở vận dụng triệu chứng tâm thần mà các cuốn sách tâm thần học gọi là “song trùng bản ngã””.

 

Xin lưu ý: Thực ra, đó là tôi giải thích về thủ pháp nhập thân nói chung trong sáng tạo nghệ thuật, ở trường hợp cụ thể về thể loại là nghệ thuật ngôn từ (thơ, tiểu thuyết).

 

Đúng ra, nói cho thật chính xác, với thao tác như thế, có nghĩa là tôi đã phân thân (tách bản thân ra nhiều vị trí chức năng, tư cách khác nhau), chứ không phải nhập thân (không phải "“hư cấu tưởng tượng như thật, đến mức ảo tưởng là thật, để phản ánh sự thật”), trên cơ sở vận dụng triệu chứng tâm thần mà các cuốn sách tâm thần học gọi là “song trùng bản ngã”".

 

1. Tôi 1: Tác giả bài khảo luận “Suy nghĩ và phát triển thêm nội dung ý niệm khổ đế trong tứ diệu đế -- nền tảng quan trọng nhất của triết học Phật giáo” (2008), hoàn toàn sáng suốt. Vấn đề sát sanh và loạn luân là vấn đề chung của chúng sanh muôn loài, chứ không phải là vấn đề của riêng tôi. Hồi 1982, 1983, tôi không bị ám ảnh bởi vấn đề này, ngay cả những lúc bị choáng tâm thần, mà chỉ bị sống trải nghiệm trong tâm cảnh “nạn nhân của sa-đích văn học, sử học...”.

 

2. Tôi 2: Tôi (thời điểm 1982, 1983) chỉ là một người bị choáng tâm thần, vào bệnh viện tâm thần để được chữa bệnh, nhưng thực chất vào thuở bấy giờ tôi vẫn là người khoẻ mạnh, luôn luôn tỉnh táo (tuy có lần bị phản ứng thuốc, bị nhiễm độc bởi thuốc), chủ yếu là xâm nhập thực tế, tìm hiểu bệnh nhân tâm thần đủ dạng .

 

3. Tôi 3: Tác giả hai bài thơ “Đức Trọng và ‘Quán bên đường’” (1982, 1993), “Ám thị ‘hoang tưởng bị cưỡng hiếp và bị bôi nhọ’” (1982, 1991) và tiểu thuyết “Mùa hè bên sông” (Nỗi đau hậu chiến, 1997). Nhân vật cũng là “nạn nhân của sa-đích văn học, sử học...”.

 

4. Tôi 4: “Người điên khác” (1882, 1983), tức là không phải Người điên trong "Nhật kí người điên" của Lỗ Tấn, mà chỉ tương tự như thế. “Người điên khác” này là nhân vật trong bài thơ “Ám thị ‘hoang tưởng bị cưỡng hiếp và bị bôi nhọ’”. Nhân vật “Người điên khác” cũng nên được gọi cho chính xác  là “nạn nhân của sa-đích văn học, sử học...”.

 

Cũng có thể liệt kê rõ ràng tên họ: Tôi là Trần Xuân An (tên thật tác giả thơ, tiểu thuyết, truyện kí, khảo cứu, đồng thời là và nguyên là giáo viên trung học phổ thông, từng bị choáng tâm thần), nhân vật của tôi là Trần Nguyễn Phan (nhân vật trong "Mùa hè bên sông" này chính là hình tượng của tôi), Trần Sa Mưu (hình tượng trong các bài thơ không ghi tên nhân vật, có khi là bút danh của Trần Xuân An), Lê Đất Lành (nhân vật bị bức hại cuồng trong "Mùa hè bên sông"). Ở liệt kê này, chỉ giới hạn trong sự cố - tai nạn 1982, 1983...

 

Những người, những nhân vật trên cũng chỉ là một người, ấy là tôi, thuộc các thời điểm khác nhau, ở các vị trí chức năng, tư cách khác nhau, nhưng vẫn nhất quán, chứ không phải đa ngã hay song trùng bản ngã.

 

Tóm lại, lặp lại một lần nữa để nhấn mạnh và để làm kết luận về phần giải thích này:

Cũng vì tôi tự đặt mình vào vị trí khách quan, cho nên, tôi giải thích thế nào là thủ pháp nhập thân nói chung. Thủ pháp nhập thân là “hư cấu tưởng tượng như thật, đến mức ảo tưởng là thật, để phản ánh sự thật”; vận dụng vào trường hợp viết về nhân vật tâm thần là "trên cơ sở vận dụng triệu chứng tâm thần mà các cuốn sách tâm thần học gọi là “song trùng bản ngã”".

 

Xin lưu ý: Thực ra, đó là tôi giải thích về thủ pháp nhập thân nói chung trong sáng tạo nghệ thuật, ở trường hợp cụ thể về thể loại là nghệ thuật ngôn từ (thơ, tiểu thuyết).

 

Đúng ra, nói cho thật chính xác, với thao tác như thế, có nghĩa là tôi đã phân thân (tách bản thân ra nhiều vị trí chức năng, tư cách khác nhau) chứ không phải nhập thân (không phải "“hư cấu tưởng tượng như thật, đến mức ảo tưởng là thật, để phản ánh sự thật”, trên cơ sở vận dụng triệu chứng tâm thần mà các cuốn sách tâm thần học gọi là “song trùng bản ngã”").

 

 

Thực tế là phân thân, nhưng tôi viết là nhập thân, cũng có lí do của nó,  bởi vì trong tôi hồi 1982, 1983, có một hình tượng "Người điên khác". "Người điên khác" này có khi chỉ là hình tượng nhân vật, có khi lại đồng nhất với bản thân tôi. Nói giản dị hơn, một người bình thường bỗng dưng bị bệnh tâm thần, và bệnh tâm thần ấy làm biến đổi con người bình thường trước kia; sau khi hết bệnh, bệnh nhân tâm thần trở lại là một người bình thường, nhưng trong kí ức anh ta vẫn còn lưu lại hình ảnh của chính anh ta lúc bị bệnh tâm thần. Cũng nên nói thêm: Ngay trong những tháng ngày đang bị bệnh, hầu hết thời gian là bình thường, chỉ nhiều khi "Người điên khác" trong mình lại trỗi dậy.  Để dễ hình dung hơn, xin đưa ra một ví dụ: Một diễn viên điện ảnh có sức khoẻ tốt (người bình thường), đóng một vai diễn (hình tượng nhân vật) trong vài tháng (trong vài tháng ấy, có khi nghỉ ngơi, có khi vào vai); sau khi bộ phim đã được quay xong, diễn viên điện ảnh đó (người bình thường) vẫn còn lưu trong trí nhớ của mình về vai diễn (hình tượng nhân vật), thậm chí đôi lúc tưởng chừng như còn đồng nhất mình với vai diễn kia. Trong thực tế, vai diễn đã xong rồi thì thôi, diễn viên lại vẫn sống với đời thật, con người thật của minh, còn những giây phút "tưởng chừng như còn đồng nhất mình với vai diễn kia" chỉ diễn ra trong trí tưởng diễn viên. Tất nhiên so sánh, ví dụ nào cũng khập khiễng, nên cần nói rõ hơn: Đây là một bộ phim, diễn viên duy nhất một người, đồng thời cũng là tác giả kịch bản kiêm cả đạo diễn. Bệnh nhân bức hại cuồng là tôi thuở ấy (1982, 1983) không hề học thuộc một kịch bản nào, nhận sự chỉ đạo của đạo diễn nào.

 

Vả lại, lí do chính tôi không muốn mình xuất hiện trong tác phẩm sáng tác, khảo luận của mình với tư cách là một người từng bị choáng tâm thần, vì mang tiếng là "từng bị tâm thần" thì hoàn toàn bất lợi cho tôi về mọi mặt trong hiện tại và di hại về sau. Tôi chỉ muốn người đọc thấy tôi xuất hiện trên trang các sách như một tác giả hoàn toàn lành mạnh, chưa từng bị "vết thương tâm thần bức hại cuồng" do sự cố - tai nạn gây ra (1), mặc dù nội dung thông điệp (đúng như tôi viết, không bị cắt xén, xuyên tạc bởi những kẻ xấu) tôi muốn gửi đến người đọc thì vẫn rất cần và mãi mãi cần.

 

 

Trích dẫn (nội dung thông điệp, được sử dụng với màu rêu để dễ phân biệt):

CHÚ THÍCH LẠI THEO YÊU CẦU NGƯỜI ĐỌC

The term sadism, sadisme, sa-đích in the critic, research, theory of literature and of others in the human civilization science (history...)

25-01 HB8 (2008)

 

► Thuật ngữ này, trong phê bình, nghiên cứu, lí luận văn chương, học thuật có nội dung: Khuynh hướng khoái trá trong việc cưỡng hiếp, sỉ nhục, làm đau đớn và giết chết một tác giả hay một tác phẩm, một trào lưu văn học hay một giai đoạn văn học sử bằng cách cố tình cưỡng bức, xuyên tạc, bôi nhọ tác giả hay tác phẩm, trào lưu văn học hay giai đoạn văn học sử ấy, bất chấp tính khoa học; đặc biệt trong sử học, đó là khuynh hướng khoái trá trong việc cưỡng bức lịch sử, sỉ nhục, gây tổn thương nhân vật lịch sử theo thú tính chính trị của người viết sử, nghiên cứu sử. -- TXA., 25 & 26-01 HB8

 

► TRÍCH NGUYÊN VĂN

trong cuốn tiểu thuyết “Mùa hè bên sông” (Nỗi đau hậu chiến), chương VIII, tiết 4, 1997 & 2003:

“... - Chị kết án ghê quá. - Nàng Hương nói -. Em có nghe thầy dạy sử nói, xưa nay, khoa học lịch sử có ghi nhận một số nhà sử học chuyên sa-đích lịch sử. Sa-đích là chi chị? Hình như viết là S, A, D, I, M, S, (E).

Hiền Lương cười ngượng:

- Sa-đích là tiếng Pháp, tiếng Anh, nhiều tiếng khác nữa. Sa-đơ, đấy là tên một nhà văn mắc chứng bệnh của quỷ râu xanh, thực hiện giao cấu với đàn bà rất hung bạo, xong là giết. - Hiền Lương có đà để nói thẳng -. “Chủ nghĩa Sa-đơ”, tức là chứng bệnh của một số nhà sử học, nhẫn tâm và độc ác, đã cưỡng hiếp lịch sử, bôi nhọ nhân vật lịch sử để thoả mãn thú tính chính trị và tự ái bản thân. Ví dụ, họ cắt xén, bưng bít một số chi tiết, thậm chí cả giai đoạn lịch sử, và xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử để tuyên truyền, kích động...”.

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/605_txa_mhbsVIII.htm    hay:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/mua_hbsong_8.htm

(trích từ: http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/ductrong--quanbenduong_tho-txa.htm ).

Đơn giản là như vậy.

 

Mới đọc qua phần giải thích trên, có lẽ sẽ thấy hơi rắc rối, nhưng thật ra cũng dễ nắm bắt các ý tưởng.

 

 

17-02 HB8

18-02 HB8 (sửa chữa, bổ sung một số lần trong ngày)

Trần Xuân An

 

___________________________

 

(1) Trích nguyên văn: Trần Xuân An, "Giọt mực, cánh đồng và vở kịch điên", trang đầu:

          Lời đề tặng

         Trên trang đầu phần thứ nhất của tập thơ này, phần thơ tỉnh thức, tôi xin trang trọng đề tặng hai nhân vật thân quý của tôi: Lê Đất Lành và Trần Sa Mưu, vốn là hai hình tượng rất thích thú nghiên cứu tâm thần học và đã bị ''phát điên'' trong một thời gian ngắn. Những cảm xúc, suy nghĩ hoang tưởng của hai hình tượng nhân vật đó, tất nhiên chỉ là hư cấu nghệ thuật, nhưng ít nhiều đã ''phản ánh những âu lo, thao thức, khát vọng của con người'', hiện tại cũng như mọi thời, nhất là trong các lĩnh vực văn hoá, sử học ... Cũng trên trang đầu phần thơ này, tôi xin được bày tỏ chút lòng đồng cảm về nỗi ''cuồng điên'' ấy của hai nhân vật, nỗi ''cuồng-nhân-nhật-kí'' đậm màu thời cuộc. Tôi muốn thể hiện thành thơ ca và tiểu thuyết với ít nhiều cách điệu, với thủ pháp nhập thân, để làm nổi rõ tính điển hình, chân thật của hai hình tượng.

10.01.1998 

                                              TRẦN XUÂN AN

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/giot_mcdvvkdien_p1.htm

 

Trong "Lời đề tặng" này, tôi cũng thực hiện thao thác phân thân, nhưng vẫn xem như nhập thân, vì các lí do như đã trình bày ở phần chính văn bên trên.

 

 WebTgTXA. đón chờ những thông tin phản hồi, đặc biệt cần thiết là hồ sơ, tư liệu xác thực, nhân chứng đáng tin cậy, từ các tổ chức, cơ quan và từ người đọc, cho đến ngày 10-03 HB8.

Vấn đề quan trọng, cần có hồ sơ - tư liệu, nhân chứng, để thảo luận, xoáy sâu, là tại Trường PTTH. Đức Trọng và tại Diên Sanh, Hải Thọ, Hải Lăng, Quảng Trị, 1982, 1983, có "dựng vụ" hay không có "dựng vụ" (gồm cả có ám thị hay không có ám thị). Tôi muốn nói đến hồ sơ, tư liệu, nhân chứng liên quan, phản ánh, ghi nhận trực tiếp đến vụ việc cụ thể trên, chứ không phải loại chung chung.

Về ý kiến thảo luận, thông tin phản hồi, phải được sử dụng bằng ngôn ngữ viết, minh xác (ngôn ngữ pháp lí), có văn bản (ít ra là điện thư [e-mail] gửi kèm đến nhiều địa chỉ). Không chấp nhận ngôn ngữ bóng bẩy, hình tượng, ám chỉ, ngụ ý xa xôi.

 

Phải làm rõ để tránh những thông tin xuyên tạc, sự cướp công, cướp sức, vô hiệu hoá, zê-rô hoá sau này.

 

 

Tiếp theo:

►●◄

8. Thông tin phản hồi số 8...

►●◄

9

►●◄

10

►●◄

11

►●◄

 

Trở về trang 10 & trang 10 bis       "Bài mới - sách mới - tin tức mới":

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-10

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-10-bis

 

Xem bảng theo dõi các thông tin cập nhật:

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-10-bis       

 

 

MỘT SỐ TRANG, TẬP LIÊN QUAN:

 

1.

 Vụ việc xảy ra từ Trường PTTH. Đức Trọng, Lâm Đồng

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/cot-loi-van-de.htm  

► Thông tin phản hồi (từ ngày 31-01 HB8 (2008):

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/cot-loi-van-de_phan-hoi.htm

► Hồ sơ, tư liệu & các ý kiến trao đổi:

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/cot-loi-van-de_ykien_hoso-tulieu.htm

 

► Một bài thơ & các chú thích quan trọng:  

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/ductrong--quanbenduong_tho-txa.htm   Xem dạng pdf

► Ảnh chụp một bài thơ khác từ một tuyển tập thơ:

http://picasaweb.google.co.uk/tranxuanan.writer/Hinhanhtulieu5/photo#5153287039120897570 ...

► Bức tranh "Nạn nhân của sadisme - nạn nhân đã được soi sáng bởi Chim Lạc" (Nguyễn Thái Tuấn): 

Link để xem ảnh lớn và rõ nét

 

 

2

► Tập thơ "Nắng và mưa" (Trần Xuân An), Hội Văn Nghệ Quảng Trị & Tạp chí Cửa Việt xuất bản, 1991 (có một số bài thơ về sự cố này):

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/nang_vmua 

► Tập thơ "Giọt mực, cánh đồng và vở kịch điên" (Trần Xuân An), sách vi tính, sách điện tử (Web giaodiem.com, WebTgTXA.):

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/giot_mcdvvkdien

► Trần Xuân An, "Mùa hè bên sông" (Nỗi đau hậu chiến),  tiểu thuyết, chương 11 (trọn chương):

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/mua_hbsong_11.htm

 

3.

► Tư liệu tham khảo trực tuyến: Lỗ Tấn, "Nhật ký người điên", Website Việt Nam thư quán:

http://vnthuquan.net/truyen/tacpham.aspx?tacgiaid=328    

hay tại WebTgTXA.:  

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/lo-tan_nhatkinguoidien_web-vnthuquan.htm

 

4.

► Xem thêm: "Kẻ sát nhân lương thiện"  - truyện ngắn của nhà văn, nhà báo Lại Văn Long (phóng viên Báo Công an TP.HCM.).

 

5.

► Trần Xuân An: "Những vấn nạn văn sử triết... và những dấu hỏi bức thiết về giai đoạn giao thời - hậu chiến sau ngày thống nhất đất nước":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/luanvethoichungta_b1.htm

► Trần Xuân An: "Ý nghĩ về dự kiến sửa đổi sách giáo khoa văn học và sử học":

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/du_ksdsgkhoa.htm

► Trần Xuân An: "Vài lời của người đọc và nghe 'Toàn bộ phỏng vấn với cựu TT Võ văn Kiệt' trên BBCVietnamese.com":

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/vovankiet-ctt_xuanhong-kg-bbc.htm

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/05/070516_tranxuananhistory.shtml

 

________________________________________________________________________________________________

 

Trở về

 

THÔNG BÁO CẬP NHẬT Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/thongbao-update_mucluctrang

 

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

&

trang mục lục Giao Lưu:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket_mucluctrang

(mục lục của mục này -- các trang Giao lưu)

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

(trang 1 Giao lưu)

TRANG "NGÀN WEBs CỦA NGÀN NHÀ":

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/webcacnha

Trang chủ Web. Tác giả Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

trang "Những trang mục trên 'Web Tác giả Trần Xuân An'":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

 

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

 

    lên đầu trang (top page)   

 

 Ngày đưa trang này lên web: 17-02 HB8;

 Sửa chữa, bổ sung: 18-02 HB8; 19-02 HB8;

& 20-02 HB8

24-02 HB8: Bổ sung một ít chữ (chữ màu đỏ, để dễ phân biệt): "; vận dụng vào trường hợp viết về nhân vật tâm thần là";

thay chữ "này" bằng: "về thể loại".