39. Trần Xuân An - Cố ý lí giải lệch hay thật sự minh oan (trong "Cánh đồng bất tận")

 

CỐ Ý LÍ GIẢI LỆCH HAY THẬT SỰ MINH OAN

TRONG "CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN"

CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ?

 

Trần Xuân An

 

 

Chắc hẳn phần lớn người đọc không thể chấp nhận căn nguyên của sự hủy hoại nhân tính trong “Cánh đồng bất tận” là tấm vải đỏ kia, mà chính là thói ham mê se sua quần áo, sự xéo nát phẩm giá, tiết hạnh phụ nữ… Và không chỉ như thế.

 

Có lẽ nào bài viết này chấm dứt ở đây, khi chưa khẳng định lại điều cốt tủy nhất. Thử hỏi, truyện vừa “Cánh đồng bất tận” có giá trị gì? Phải chăng nó chỉ là văn bản văn chương hóa một phóng sự điều tra về sự đổ vỡ gia đình, tệ nạn xã hội trên báo Công an? Tất nhiên không phải vậy. Nó đầy rẫy những tình tiết ghê tởm, khủng khiếp, đáng sợ. Đầy rẫy dâm ô, bạo lực, thù hận. Tất nhiên không chỉ vậy. Nguyễn Ngọc Tư muốn thể hiện một điều sâu xa hơn, bao quát hơn. Căn nguyên sự hủy hoại nhân tính trong “Cánh đồng bất tận” chắc hẳn là tham, sân, si và vô minh, đặc biệt Nguyễn Ngọc Tư nhấn mạnh đến sân hận, như ở lời đề từ tác giả đã trích dẫn và đã trực tiếp thể hiện cảm nghĩ của mình. Thêm vào đó, tác giả còn thể hiện một cách sinh động về nhân quả siêu hình (?), sự nhẫn nhục bi đát (và cả sự “bất động” tiêu cực nữa!), cùng niềm ước vọng hướng tới ngày mai. Cái kết của truyện sáng lên từ cái nhân là hạt trứng hình thành từ sự cố bị bạo hành, nhưng sẽ trở thành đứa trẻ được đến trường, tiếp thu văn hóa, gột rửa vô minh.

 

TXA.

02-01 HB11

__________________________

 

(1) Nguyễn Ngọc Tư, “Cánh đồng bất tận”, tập truyện, Nxb. Trẻ, 2010.

 

(2) “… [...] ... Bồ lúa nhà tôi đã cạn từ sau Tết. Điều đó làm má tôi hơi buồn, nhưng người bán vải xăng xái bảo, ‘Cô Hai cứ coi đi, không mua cũng được – rồi ông ta sửng sốt khi thấy má rạo rực khi ướm thử những khúc vải rực rỡ lên người – Chèng ơi, coi nó bình thường vậy mà khoác lên mình cô Hai lại thấy sang quá trời’. Má bỗng nhiên thắc thỏm:

- Dóc…

Tôi chưa bao giờ thấy cái màu đỏ lạ lùng ấy. Đỏ hơn bông bụp ngoài sân, đỏ hơn máu. Má ngó chúng tôi, hỏi: ‘Gì mà nhìn trân trân vậy hai đứa?’. Tôi nói, ‘Má lạ quá hà, nhìn không ra’. Má mừng quýnh, ‘Thiệt hả?’. Tôi muốn khóc quá chừng, má con xa lạ với nhau mà sao lại mừng?

Một bữa tôi chiêm bao, chẳng đầu chẳng cuối gì, chỉ thấy vía má giãy giụa trong tấm vải đỏ lạ lùng kia nhưng nó thít chặt, riết lấy, siết dần cho tới khi má thành một con bướm nhỏ, chấp chới bay về phía mặt trời. Giật mình thức dậy mới hay mình ngủ quên trong kẹt bồ lúa, con chó Phèn ngoài hè nôn nóng cào đất rột rẹt chỗ cái lỗ chui (Chắc má tưởng hai chị em tôi đi chơi nên chốt cửa trước cửa sau mất rồi). Mà Điền ngồi ém ngay đó, lì ra, không cục cựa, mình nó mướt mồ hôi, không có vẻ gì là nó đang khóc, nhưng nước mắt chảy ròng ròng. Tôi ôm đầu nó, giấu ánh nhìn của nó vào ngực mình.

Đứa mười tuổi quay lưng lại, đứa chín tuổi úp mặt vô áo chị nó, nhưng cả hai vẫn như thấy rõ ràng, trên chiếc giường tre quen thuộc, má oằn uốn người dưới tấm lưng chơm chởm những nốt ruồi. Họ cấu víu. Vật vã. Rên xiết.

Đó là hình ảnh ấn tượng cuối cùng của má tôi trên nền một cái nhà nhỏ, đằng trước có bộ bàn chữ U, bộ vạc tre, rồi đến một cái bồ lúa nhỏ dựng gần giường ngủ, và gian bếp thấp. Quanh hè, dài theo những lối đi ra vườn, ra bến là những cục đá tảng, những thân dừa chẻ hai, cha tôi đã hì hục lót để suốt một mùa mưa, chân má tôi không bị dính sình bùn.

Suốt nhiều năm sau đó, tôi không dám nhớ má, bởi ngay vừa khi nghĩ đến má, ngay lập tức hình ảnh ấy hiện ra. Theo đó là rực rỡ trên da thịt màu vải má tôi vừa đổi được (không phải bằng tiền, hay lúa). Mà, đáng lẽ phải nhớ tới khúc má nằm võng hát đưa mình ngủ ấy, hay đoạn má ngồi giặt áo bên hè, hay má cúi đầu giữa vầng khói mơ màng, thổi lửa bếp un…

Má có rất nhiều hình ảnh đẹp, và cả khuôn mặt lo lắng của má khi chiều ấy vẫn còn đẹp, nhìn thấy nước mắt không ngừng tuôn rơi trên mặt thằng Điền, má thảng thốt hỏi: ‘Mèn ơi, mắt con sao vậy?’. Tôi trả lời, day day chậm rãi, ‘Chắc tại nó nhìn thấy chuyện bậy đó, má. Trưa nay nó ngủ kẹt bồ lúa’. Má chết lặng nhìn tôi, cái nhìn như lịm đi trên khuôn mặt đẹp não nề. Không thể giải thích vì sao tôi lại hể hả.

Và tôi luôn nghĩ rằng chính vì câu nói đó mà má tôi ra đi”... (sđd., tr. 168 - 170).

 

(3) “… [...] ... Đơn giản là ngay bây giờ, trên cánh đồng này, cũng đang lảng vảng những thằng Hận, chúng lớn hơn, cũng thất học, hung hãn. Bọn người này cướp vịt ở các bầy khác (trong đó có của chúng tôi) bằng cách lén phết sơn đen lên đầu những con vịt và phơ phởn đến nhận chúng là của mình, hiển nhiên mang đi. Bắt đầu xảy ra vài cuộc xô xát trên đồng, người ta đem hết những bản năng hoang dã của mình ra để giành lại miếng ăn.

Cha biểu tôi đứng ở đằng xa. Chờ đợi. Rốt cuộc, bầy vịt của chúng tôi vẫn mất ngót một nửa. Chúng tôi ra về. Cha tha thểu đằng trước với một thân xác nhừ bùn sau cuộc đánh nhau. Cố đi tụt lại phía sau, tôi giấu nỗi vui đang thổn thức, cồn cào. Sẽ không ra gì nếu một đứa gái tỏ ra mừng rỡ khi cha nó bị đánh tả tơi, nhưng rõ ràng là cha tôi đang thay đổi, đang sống lại những cảm xúc bình thường nhất. Tôi thích ông như thế này.

Sau này, tôi luôn hối tiếc là tại sao ngay lúc ấy không chạy đến và cùng sóng bước cùng ông, tại sao tôi không nhìn ông và mỉm cười. Để khi đám người kia cắt đồng, tôi đã không còn cơ hội.

Ba người họ ập tới từ phía sau, quây lấy tôi, quần áo vẫn đẫm bùn, mặt mũi sưng sỉa. Những thằng con trai hơi ngỡ ngàng, khi nhìn thẳng vào tôi, một đứa gầy gò trạc thằng Điền lau dãi ròng rãi trên khoé miệng, thảng thốt, "Con nhỏ đẹp quá, mày".

Tôi coi đó là lời phán quyết cho mình. Giọng điệu của hắn giống như đang tấm tắc trước một món hàng đã mắt.

Và món hàng bị ghì ngửa trên mặt ruộng bì bõm nước. Tôi ngạc nhiên thấy bầu trời im sẫm. Mênh mông. Không biết đã tắt nắng hay mặt trời không vói được ánh sáng đến nơi này? Hay những khuôn mặt nghèo đói, dốt nát tăm tối đã che khuất nó? Ngoái nhìn về phía cha và thấy ông lầm lũi đằng xa, tôi mong ông đừng quay mặt lại. Sau đó thử chống cự một lần, rồi thôi, sự vùng vẫy chỉ kích thích lòng ham muốn. Tôi không muốn bị đè nghiến, bị vùi nghẽn trong bùn.

Bọn chúng hơi khó chịu trước một đứa con gái yếu ớt và câm lặng. Sự hưng phấn giảm đi ít nhiều, đến nỗi, chúng tỏ ra đờ đẫn, nghi hoặc khi bóc trần tôi ra. Sao đúng lúc vầy nè, tôi buồn nẫu nê, tôi vừa le lói nhìn thấy con đường dẫn đến cuộc - sống - bình - thường, tôi vừa nghĩ, trên con đường đó, sẽ gặp người con trai nào đó để thương yêu... Nhưng cố không để cảm giác đau tiếc làm mình lịm vào chết, tôi cười cợt, “Chúng mày có lột bỏ cả trăm cả ngàn, tầng tầng lớp lớp những vỏ bọc, cũng chẳng bao giờ thấu đến tận tao”. Ý nghĩ đó làm tôi bớt nhói cho nông nỗi này.

Vậy thì, cha ơi, quay lại làm gì, tôi than thầm khi nghe tiếng chân ông nôn nả, giận dữ lỏm thỏm trên mặt nước. Cha tôi lao vào, gầm gừ nắm cổ một tên bật ngửa ra đằng sau như một người cố cất cái vó sông nặng nề, đẫm nước. Tôi khóc. Vì thấy ông đã kiệt sức, hoàn toàn. Và tôi buột miệng thất thanh: “Điền! Điền ơi!” trước khi một tên ghì đầu ông dập xuống bùn.

Tiếng gọi ấy làm cha đau đến sững sờ, ông rướn ngước mặt về phía tôi, miệng há hốc. Tôi chực hiểu, ngay lập tức hối hận tràn đầy, trong ý thức cầu cứu, một bản năng đơn giản nhất, đứa con gái đã quên mất người cha.

Thằng Điền thì ở xa. Cánh đồng vắng ngắt, chấp chới vài cánh cò. Tôi biết rằng, không có cái gì làm cho cuộc chiếm đoạt này dừng lại. Cha không chấp nhận điều đó. Ông liên tục vùng vẫy. Một tên côn đồ ối lên một tiếng, bụm lấy mắt, vừa kêu rên vừa chửi bới ngậu xị. Không đánh trả, nó có cách trừng phạt khác, nó đè nghiến, giữ cho mặt ông hướng về phía tôi. Và bọn chúng thay phiên nhau, giữ cho cha chỉ một tư thế đó.

Mắt cha tôi ầng ậc nước, tôi không rõ là phèn hay máu nhoèn nhoẹt. Thôi nghen, ông trời, như thế này là đủ rồi, đừng thêm nữa. Ước gì cha tôi hiểu, để mà thanh thản, xưa rày, cái gì không biết hai chị em cũng đã thử, đó là một cách tự học để sống. Chỉ có sự giao tiếp giữa thân xác là tôi chưa từng trải qua.

Nhưng lúc này, cảm giác thật đơn điệu. Đầu tiên là sự xé toạc, và từ rách nát, đau đớn như lũ kiến cánh được giải thoát, chúng bò rân khắp thân thể, tôi thấy mình đang chết. Rồi ký ức ùa về kinh hãi, vẻ mặt má tôi cái hôm bị người đàn ông bán vải đo lên người hình như không phải là khoái lạc thăng hoa, nó giống như tôi bây giờ, đau ràn rụa, nhói tận chân tóc. Trời ơi, tại sao tôi không nhận ra điều đó, ngay lúc ấy (để giấu kín nỗi ám ảnh trong lòng, giả đò tươi cười với má, xem như không có chuyện gì, để chiều chiều cùng má ra sông, hỏi nhau, không biết chừng nào thì cha về)” (sđd., tr. 209 – 212).

 

_______

 

(*) Trích: "Ngày 26-5-1999, Đại hội đại biểu đạo Hòa Hảo lần thứ I được tổ chức tại An Giang, thông qua chương trình đạo sự, quy chế tổ chức, hoạt động của Ban đại diện, đồng thời đã bầu ra Ban Đại diện nhiệm kỳ I và ngày 11-6-1999, Ban Tôn giáo của Chính phủ đã chấp thuận quy chế đạo Hòa Hảo, tổ chức hoạt động và nhân sự của Ban đại diện và cho đến nay, hoạt động của đạo Hòa Hảo đã trở nên bình thường".

http:// vocw. edu. vn/content/m10043/latest/

http:// old. thuvienhoasen. org/ phatgiaohoahao.htm

 

 

Chú thích bổ sung:

 

Khúc vải đỏ của gã bán vải mà mẹ Nương rất thích có được để may thành quần áo là một tấm vải đỏ bình thường. Nhưng tấm vải đỏ bình thường ấy còn nhuộm thêm màu sắc tâm trạng của Nương. Nương không muốn và ngầm phản đối mẹ ham mê se sua quần áo, nhất là vẻ suồng sã của gã bán vải kia, nên Nương thấy đó là “cái màu đỏ lạ lùng”, “đỏ hơn bông bụp ngoài sân, đỏ hơn máu”, và tấm vải đỏ cũng trở thành “tấm vải đỏ lạ lùng” trong giấc mơ của chính mình. Một lẽ khác, nhà của gia đình ba má Nương, bởi có một đặc điểm thật quá kì lạ đối với người Việt nói chung và người Việt Nam bộ nói riêng, là không có bàn thờ gia tiên, và cũng bởi trong nhà không có bàn thờ theo kiểu Phật giáo Hòa Hảo, mà có thể chỉ có ở nhà hàng xóm,hoặc giả, chỉ có trang thờ gắn lên phên vách với lư hương, bát nước mà thôi (Nương không kể đến), nên sự thể ấy cũng góp thêm một phần nào đó vẻ lạ lùng đối với Nương, khi nhìn tấm vải đỏ. Tuy vậy, nó đã trở thành tấm nhiễu điều hay tấm Trần Điều trong giấc mơ có tính chất mộng triệu (giấc mộng có điềm báo trước) của chính Nương. Đó là một sự khúc xạ, biến ảo thường thấy, tùy thuộc vào tiềm thức, vô thức của con người nói chung. Hình tượng trong giấc mơ thường là không xác thực, thiếu lô-gic, ý nghĩa cũng đa phức. Giấc mơ đó như thế nào? Tại sao khúc vải đỏ bình thường của gã bán vải kia lại trờ thành tấm nhiễu điều thiêng liêng, truyền thống, đậm tính dân tộc nghìn đời (che chở bài vị, tranh ảnh thờ) hay tấm Trần Điều thiêng liêng của Phật giáo Hòa Hảo trong giấc mơ Nương? Chính cái vía của mẹ Nương, cái vía ấy thành cánh bướm nhỏ tiêu dao thoát khỏi vòng tục lụy đã khẳng định đó chỉ có thể là tấm nhiễu điều hay tấm Trần Điều. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư viết: “Một bữa tôi chiêm bao, chẳng đầu chẳng cuối gì, chỉ thấy vía má giãy giụa trong tấm vải đỏ lạ lùng kia nhưng nó thít chặt, riết lấy, siết dần cho tới khi má thành một con bướm nhỏ, chấp chới bay về phía mặt trời”. Nhưng tại sao lại “thít chặt, riết lấy, siết dần” cái vía (hay cái vòng vía, sợi chỉ vía) của mẹ Nương? Thật giản dị, đó chính là sự trừng phạt hay là sự cải hóa của truyền thống đạo đức dân tộc, truyền thống giáo quy Phật giáo Hòa Hảo đối với lòng ham mê se sua không phải lẽ của mẹ Nương, để mẹ Nương được trở nên thanh thản như cánh bướm nhỏ đang bay về nguồn sáng mặt trời, nguồn sáng cho cả thế gian này. Đó là sự cải hóa một cái vía xấu xa (thích se sua quần áo) trở thành cái vía tốt đẹp (thanh thoát, không bợn lòng với mẽ bên ngoài). Thật ra, thích se sua quần áo cũng chỉ là một nhược điểm mà thôi, nếu được cải hóa cũng rất tốt. Xin nhớ rằng mỗi người có nhiều cái vía khác nhau (người phái nữ có đến 3 hồn 9 vía).

 

Về Phật giáo Hòa Hảo, theo tôi, đó là một tôn giáo được sinh thành trong lòng dân tộc, đậm tính dân tộc nhất, với tôn chỉ Tứ ân: biết ơn và thờ kính Tổ tiên, Đất nước – anh hùng dân tộc, Đồng bào, Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng). Tấm vải đỏ mở rộng còn được gọi là tấm Trần Điều, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “còn là biểu hiện của sự thoát tục”.

 

04-12 HB11

TXA.

 

 

 

 

 

 

 

 ____________________________________________

 

 

 

 

 

 

Tấm Trần điều (tấm vải đỏ) trên bàn thờ đạo Hòa Hảo

(một tôn giáo được Nhà nước CHXHCN. VN. công nhận) (*) 

-- Nguồn ảnh: Google search --

 

Ảnh minh họa Tấm nhiễu điều:  h.1   &   h.2

 

“Một bữa tôi chiêm bao, chẳng đầu chẳng cuối gì, chỉ thấy vía má giãy giụa trong tấm vải đỏ lạ lùng kia nhưng nó thít chặt, riết lấy, siết dần cho tới khi má thành một con bướm nhỏ, chấp chới bay về phía mặt trời”.

Nguyễn Ngọc Tư (“Cánh đồng bất tận”)

 

Tôi đã viết bài “Căn nguyên sự hủy hoại nhân tính trong ‘Cánh đồng bất tận’ (1) của Nguyễn Ngọc Tư”. Mặc dù bài viết này đã được đăng tải trên nhiều báo chí điện tử, trang thông tin điện tử (công lập và tự lập), nhưng vẫn có một vài điểm khiến tôi thật sự phân vân. Dẫu sao, sự phân vân đó cũng là thường tình, đối với mọi người cầm bút.

 

Trong bài viết vừa nói, tôi nghiêng về phía tin chắc rằng vợ của nhân vật Út Vũ, tức mẹ của Nương và Điền, thực sự là người đàn bà ham mê se sua quần áo, đã bán dâm cho tên chủ ghe vải để đổi lấy một khúc vải đỏ. Không tin chắc như vậy sao được, khi chính hai đứa con đã thấy tận mắt, và Nương, một trong hai đứa, đã kể lại (2).

 

Tuy nhiên, cũng chính Nương, ở đoạn cuối truyện, lại tự hồi tưởng cảnh huống bị hãm hiếp, tự thể hiện ý nghĩ của mình... (3). Trong đó, câu mở gút khiến tôi đặc biệt lưu ý.

 

Tôi đã viết, đại để là sau nhiều ngày tháng suy nghĩ về vụ “bán dâm lấy vải” của mẹ, Nương đã cố ý lí giải lệch để biện minh cho mẹ. Mẹ của Nương không phải bán dâm để lấy khúc vải đỏ mà chỉ bị hiếp dâm, nhưng mẹ Nương bị khống chế (Nương và Điền bấy giờ không biết về sự khống chế này), nên mẹ Nương bất động chịu trận mà thôi. Và chính ngay lúc Nương bị hãm hiếp, Nương cũng bị chi phối bởi ý nghĩ đó của mình, nên Nương cũng bất động chịu trận như mẹ.

 

Như vậy, Nương cố ý lí giải lệch hay Nương thật sự nhận thức lại để minh oan cho mẹ?

 

Điều cần lưu ý và cùng nhau đả thông ngay là chi tiết tấm vải đỏ. Có người rất dễ liên tưởng đến màu đỏ trong bài thơ “Cuộc chia li màu đỏ” của nhà thơ Nguyễn Mỹ. Tuy nhiên, ai cũng biết bất kì từ ngữ nào, câu văn nào cũng có văn cảnh nhất định, nên không thể tùy tiện suy diễn sai lạc. Ở truyện vừa này, khúc vải đỏ chưa may thành áo quần, gã bán vải ướm thử lên người của mẹ Nương, và trong giấc mơ khi ngủ, ngay trước khi Nương thức giấc, kịp thấy cảnh mẹ với gã bán vải đang “Cấu víu. Vật vã. Rên xiết” trên giường, khúc vải đỏ ấy lại biến ảo thành tấm vải đỏ (tấm nhiễu điều trên giá gương thờ, chẳng hạn), đang “thít chặt, riết lấy, siết dần” cái vòng vía, sợi chỉ vía (hay hình bóng phiếu diễu) của mẹ. Nhưng mơ là mơ, thực là thực. Ở đây, chỉ nói chuyện thực. Người đọc lưu ý kĩ, sẽ nhận ra trong căn nhà của Út Vũ không có bàn thờ gia tiên, bàn thờ kiểu đạo Hòa Hảo, hoặc giả, chỉ có trang thờ gắn lên phên vách với lư hương, bát nước mà thôi... Theo đó, càng không thể có tấm vải điều? Nhưng cũng có thể, đó là hình ảnh tấm vải đỏ (tấm nhiễu điều hay trần điều) Nương thấy ở các nhà hàng xóm. Chính cái vía của mẹ, cánh bướm nhỏ tiêu dao thoát khỏi vòng tục lụy đã khẳng định điều này... Thật ra, lúc Nương nhìn thấy mẹ với gã bán vải ấy, là lúc Nương và cả Điền mới tỉnh giấc, đầu óc chưa thật tỉnh táo (như trong truyện “Quan Âm Thị Kính”, Thiện Sĩ lúc chợt tỉnh giấc ngủ, chưa tỉnh táo, bỗng thấy mũi kéo Thị Kính chĩa vào cổ mình!). Cả hai đứa cũng không thấy đoạn đầu (lúc mẹ của chúng bị gã bán vải khống chế, buộc phải chốt cửa sau, cửa trước, và phải lên giường, chẳng hạn).

 

Chi tiết nước mắt sống nơi mắt của Điền chắc hẳn là một chi tiết biểu tượng, được khắc họa từ thực tế, ấy là lúc tâm lí Điền bị chấn động mạnh, nên căn bệnh vốn đã có ở tuyến lệ, đến lúc này, phát tác ra. Từ đó, nước mắt của Điền chảy suốt cả truyện -- những giọt nước mắt của thế gian chứ không chỉ của riêng Điền (chỉ bao người như Quan Thế Âm trên thế gian mới hiểu hết bi kịch của mẹ Điền).

 

Nhưng tại sao “má chết lặng nhìn tôi, cái nhìn như lịm đi” khi nghe bé Nương nói “Chắc tại nó nhìn thấy chuyện bậy đó, má. Trưa nay nó ngủ kẹt bồ lúa”? Và tại sao bé Nương đinh ninh “chính vì câu nói đó mà má tôi ra đi”? Thì có gì lạ đâu, nếu mẹ của Nương và Điền biết hai đứa con của mình đã thấy cảnh chị ta với gã bán vải trên giường, nên chị ta phải bỏ nhà chạy trốn. Mẹ của Nương chạy trốn vì biết chắc là không thể giãi bày, minh oan được. Nếu bị hiếp dâm, tại sao không la làng, kêu cứu? Khoái lạc cũng “cấu víu, vật vã, rên xiết” như khổ đau! Vả lại, người bị hiếp dâm, mà bất động chịu trận, thường là câm nín, giấu hết mọi người, để xem như không có gì xảy ra. Cho nên, phải chăng đây cũng là một cái oan không thể giãi bày, càng giãi bày càng bị nghi hoặc (như Quan Âm Thị Kính)?

 

Còn việc Nương kể lại sự thể ấy cho cô gái ăn sương nghe, cũng là bất bình thường. Có đứa con nào mà dại dột đến thế, cho dù mẹ mình đã bỏ nhà ra đi. Hoặc giả, Nương quá thương cô gái ăn sương nên Nương cố gắng kể theo nhận thức ban đầu với cái nhìn thơ dại, lại chưa tỉnh ngủ: “Vậy đó, cuối cùng chị hiểu được tại sao cha tôi lại phớt lờ mình. Tôi và Điền buộc phải kể câu - chuyện - của - chúng - tôi để chị không phải ray rứt gì với thân phận làm đĩ. Những ký ức chắp vá, đứt đoạn được chúng tôi kể khá chậm, một phần vì đã lâu không dùng cách giao tiếp bằng lời, một phần do vài chi tiết khiến chúng tôi phải dừng câu chuyện lại, vì thấy nhói ở đâu đó hay đợi chị thôi khóc” (tr. 199).

 

Những gì tôi thấy cần viết để góp phần làm rõ hơn cho nhân vật Nương về việc biện minh hay minh oan cho mẹ của Nương, tôi đã viết ở bài “Căn nguyên sự hủy hoại nhân tính trong ‘Cánh đồng bất tận’ của Nguyễn Ngọc Tư”. Nhưng ở đây cần viết thêm với nhiều chứng lí hơn…

 

Một chi tiết cần lưu ý khác, có tính chất nhân quả siêu hình. Tuy trong tố tụng hình sự, không ai lại xem loại chi tiết này là có giá trị, nhưng cũng nên nhắc đến ở đây, bởi đây là ý nghĩ của chính nhân vật Nương: “Mắt cha tôi ầng ậc nước, tôi không rõ là phèn hay máu nhoèn nhoẹt. Thôi nghen, ông trời, như thế này là đủ rồi, đừng thêm nữa” (tr. 211 – 212). Phải chăng, ông Trời muốn cho cha của Nương (Út Vũ) thực mục sở thị, tận mắt trông thấy, Nương bị hiếp dâm mà vẫn bất động chịu trận, như Nương và Điền trông thấy mẹ của Nương ngày nào? (Ngoài ý nghĩa bọn côn đồ muốn trừng phạt Út Vũ bằng cách buộc Út Vũ phải mở mắt thấy cảnh con gái mình bị hiếp dâm, làm nhục).

 

Cũng xin nhớ rằng, đây là hai câu cuối cùng của chính nhân vật Nương (từ đầu truyện đến đây): “… Rồi ký ức ùa về kinh hãi, vẻ mặt má tôi cái hôm bị người đàn ông bán vải đo lên người hình như không phải là khoái lạc thăng hoa, nó giống như tôi bây giờ, đau ràn rụa, nhói tận chân tóc. Trời ơi, tại sao tôi không nhận ra điều đó, ngay lúc ấy (để giấu kín nỗi ám ảnh trong lòng, giả đò tươi cười với má, xem như không có chuyện gì, để chiều chiều cùng má ra sông, hỏi nhau, không biết chừng nào thì cha về)” (tr. 209 – 212). Sau đó, là một đoạn ngắn, khoảng nửa trang sách, mới chính là lời của tác giả Nguyễn Ngọc Tư.

 

Trong đoạn trích này, ngoài việc Nương khẳng định mẹ Nương bị hiếp dâm nhưng bà mẹ trẻ này bất động chịu trận, Nương còn nói thầm trong óc: “Trời ơi, tại sao tôi không nhận ra điều đó, ngay lúc ấy” như một điều xác tín, mẹ Nương bị hiếp dâm, chứ không phải bán dâm để lấy khúc vải đỏ. Nương tự nhủ thế, ngay vào lúc Nương bị hãm hiếp. Còn điều ám ảnh gì Nương muốn giấu kín? Đó cũng chính là sự thể mẹ Nương bị hiếp dâm. Bị hiếp dâm, dẫu sao cũng là một sự cố ô nhục, đối với mẹ, do đó Nương hiểu là không nên tỏ ra mình biết rõ, thấy rõ làm gì.

 

Như vậy, mẹ của Nương còn có lỗi gì? Chỉ duy nhất một lỗi là đã vô tình, chủ quan, thiếu cảnh giác mà tạo điều kiện cho gã chủ ghe bán vải thực hiện hành vi hiếp dâm. Nếu mẹ của Nương chỉ chịu tiếp xúc với gã bán vải những khi có nhiều người hàng xóm, có hai đứa con bên cạnh, thì làm sao gã bán vải kia hiếp dâm được! Phải chăng Nguyễn Ngọc Tư khi viết “là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn”, tác giả đã bao gồm lỗi thiếu cảnh giác của mẹ Nương, cùng với lỗi quyến rũ hàng loạt đàn bà con gái rồi bỏ rơi của cha Nương (Út Vũ), lỗi làm đĩ quen thân của cô gái ăn sương?

 

Cũng có thể thấy được chuyện cô gái ăn sương xuất hiện, sống chung với gia đình ba cha con Út Vũ, với sự bộc lộ bản chất đĩ của cô ta, cũng là một hình tượng phản đề để chứng minh tính cách của mẹ Nương: Mẹ của Nương không phải như cô gái ăn sương bán dâm kia.

 

Về kết cấu truyện, ngoài thủ pháp lấy quá khứ sọi rọi hiện tại, còn có thủ pháp xây dựng hình tượng phản chứng và một thủ pháp khác nữa – thủ pháp úp mở, thậm chí gần như dẫn dắt cảm nhận người đọc đến mức tưởng rằng mẹ Nương thực sự bán dâm lấy khúc vải đỏ, ở đoạn đầu, nhưng đến đoạn cuối, nhà văn mới lật lại, mở gút. Thủ pháp thứ ba này cũng thường thấy trong các tác phẩm văn chương, sân khấu, điện ảnh.

 

Cuối cùng, có thể nói, nếu với cách phân tích này, phải chăng nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã thực sự minh oan cho mẹ của Nương, chứ không phải với “quyền năng thượng đế” của mình, nhà văn đã điều khiển, đạo diễn nhân vật Nương cố ý lí giải lệch để biện minh cho mẹ Nương một cách khiên cưỡng, buồn cười (tuy phù hợp với lô-gic tâm lí – vô thức), lại trả giá quá lớn bằng sự chịu đựng hiếp dâm, không phải một tên, mà đến ba tên thay nhau thực hiện hành vi đồi bại, thú tính? Tôi chỉ nêu vấn đề bằng một câu hỏi như vậy. Nhưng dẫu sao, đây chỉ là một trong vài cách tiếp cận truyện vừa này của Nguyễn Ngọc Tư mà thôi. Thử ngẫm nghĩ, cách nào có giá trị hơn?

 

Nguyễn Ngọc Tư cũng như bất kì tác giả của các tác phẩm văn học nghệ thuật nào, với đặc trưng chủ yếu của loại hình là hình tượng sinh động, cảm tính, gợi mở đồng sáng tạo, chứa đựng nhiều khả năng tiếp cận cho người đọc, lại được viết với cả vô thức nữa, chứ không phải là sử học, triết học, thuộc về lĩnh vực lí tính, ý thức, phô diễn một cách minh xác, nên Nguyễn Ngọc Tư có thể ngạc nhiên về những phát hiện của người đọc. Các nhà phê bình có khi làm sang thêm nhưng cũng có khi làm hỏng tác phẩm của nhà văn chương. Tôi đã có lần viết, nếu Nguyễn Du sống dậy, chắc thi hào cũng có chỗ phải bàng hoàng kinh ngạc trước phát hiện của những thế hệ người đọc sau khi ông đã mất.

 

Và xin nhắc lại điều cần phải đặc biệt, rất đặc biệt lưu ý, thậm chí đặc biệt đầu tiên và cuối cùng, trong truyện vừa “Cánh đồng bất tận”: Chi tiết tấm vải đỏ. Tôi đã viết ở bài viết “Căn nguyên sự hủy hoại nhân tính trong ‘Cánh đồng bất tận’ của Nguyễn Ngọc Tư” và ở đoạn trên của bài viết này: Có người rất dễ liên tưởng đến màu đỏ trong bài thơ “Cuộc chia li màu đỏ” của nhà thơ Nguyễn Mỹ. Tuy nhiên, ai cũng biết bất kì từ ngữ nào, câu văn nào cũng có văn cảnh nhất định, nên không thể tùy tiện suy diễn sai lạc. Tất cả mọi sự việc, chi tiết, bối cảnh đều có tính cụ thể và phải xét đến tính cụ thể nhất định của chúng, không nên suy diễn hồ đồ. Nếu có sự suy diễn sai lạc, hồ đồ nào đó, hai bài viết của tôi về “Cánh đồng bất tận”, tôi phải tự giác hủy bỏ.

 

                                               

 

 Bấm vào đây để xem

 

 

 

 

 

____________________________

 

CÁC BÀI MỚI VIẾT - 2

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/bai-moi-viet-2 

  

TRẦN XUÂN AN

ĐÃ TỰ SẮP XẾP LẠI THÀNH HAI ĐẦU SÁCH MỚI

(nhân sinh nhật, lần thứ 55, kể từ ngày chào đời: 10-11-1956 ---

tính theo tuổi ta, lần thứ 56, kể từ ngày 08-10 Bính Thân):

Z.(29). Ngẫm nghĩ khi đọc văn chương

Z.(30). Hát mộc với biển đảo và những bài thơ khác

 

 Mặc dù vậy, tác giả vẫn tiếp tục bổ sung bài mới viết ở trang này, kể từ ngày 14-11 HB11.

_____________________________________ 

 

  

Google Sites /  host

WORDPRESS, GOOGLE PAGE CREATOR, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE