Trần Xuân An - Ngôi nhà chủ tịch Hồ Chí Minh cư ngụ thời nhỏ ở Huế (ý kiến ngắn)

NGÔI NHÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH CƯ NGỤ THỜI NHỎ Ở HUẾ:

CẢM NGHĨ VỀ MẢNH ĐẤT, NGÔI NHÀ 158 (số cũ 112) ĐƯỜNG MAI THÚC LOAN, HUẾ, NƠI ĐÃ TỪNG CÓ HAI NHÂN VẬT LỊCH SỬ CƯ NGỤ: NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) VÀ HỒ CHÍ MINH (1890-1969)

Trần Xuân An

(xin trả lời anh FB Tin Bui)

https :// www. facebook. com /photo.php?fbid=1529252067348739&set=a.1398271570446790.1073741831.100007918808885&type=1

Xem ảnh lớn hơn

Trần Xuân An – Nguyễn Văn Tường (1824-1886), một người trung nghĩa

Nxb. Thanh Niên, 2006

—— 0o0o0o0o0o0o ——

1) “… Nay ta cùng đại thần Tôn Thất Thuyết quanh quẩn,

còn ngươi là phụ chính đại thần thì ở lại mà thương đàm.

Kẻ ở, người đi đều lấy lòng yêu nước lo dân làm căn bản;

đất trời cũng thật chứng giám …”.

—– HÀM NGHI (và TÔN THẤT THUYẾT),

mật dụ từ Tân Sở gửi NGUYỄN VĂN TƯỜNG,

ngày 02.06. Ất dậu, 1885 —–

2) “… Huân thần tâm sự như thế, cáng đáng như thế,

thật là đau khổ quá chừng. Nhân vật nước ta, những người

trung nghĩa từ xưa, tưởng không hơn được …”.

—– HÀM NGHI (và TÔN THẤT THUYẾT),

mật dụ từ Tân Sở gửi hoàng tộc,

ngày 07.06. Ất dậu, 1885 —–

3) Đại Nam thực lục, chính biên, từ tập 36 trở về trước, dù ở trong xiềng xích ý hệ bảo hoàng, vẫn thể hiện được tinh thần chống Pháp, lập trường yêu nước. Quốc sử quán đã ghi rõ [59] :

“Đô thống Đại Pháp là Cô-ra-xy [De Courcy – ct.] bắt thái phó, Cần Chánh điện đại học sĩ, lãnh Lại bộ thượng thư, kiêm sung Cơ mật viện đại thần, Kì Vĩ quận công, là Nguyễn Văn Tường xuống tàu thủy chạy đi Gia Định.

Cứ theo lời cáo thị của khâm sứ Tham-bô [De Champeaux – ct.] nói: Văn Tường từng đã chống cự nước ấy [nước Pháp – ct.] thực đã nhiều năm. Từ khi cùng Tôn Thất Thuyết sung làm phụ chánh, chỉn [:vốn; vẫn – ct.] lại đổng suất quan quân nổi dậy công kích quan binh nước ấy [nước Pháp – ct.]; và Văn Tường do đô thống ấy xin [chính phủ Pháp – ct.] cho hai tháng [nhằm để – ct.] lo liệu việc nước cùng Bắc kì cùng được lặng yên vô sự; [kì thực – ct.] đến ngày 27 tháng ấy hết hạn, mà các tỉnh tả kì về phía nam (9), (10), có nhiều nơi nổi quân chém giết dân giáo. Đến đây đô thống ấy định án, ưng [:nên; phải – ct.] kết tội lưu.

Hôm ấy chở đem Văn Tường đến cửa biển Thuận An. Buổi chiều Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình đi tàu thủy Pháp cũng về đến cửa biển ấy.

(Thuyền Pháp chở Văn Tường đến Gia Định, sau chở gồm cả Phạm Thận Duật, Lê Đính đem về nước ấy [thuộc địa Tahiti – ct.]; Thận Duật trong khi đi đường bị ốm chết ở trong tầu, buông xác xuống biển) …”.

Đó là bản kết án của thực dân Pháp [60]!

[…]

4) Đình thần, nói theo cách nói của Trần Trọng Kim, “nhiều người đã biết theo chính sách bảo hộ cho nên mọi việc trong Triều đều được yên ổn” [63]. Đình thần ấy cùng Tôn nhân phủ kết án (!):

“Tôn nhân phủ và đình thần dâng sớ tâu bày tội trạng của Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, xin tước hết quan tước và tịch thu gia sản; tham tri Trương Văn Đễ đã quá cố, và chưởng vệ Trần Xuân Soạn, đều là bè đảng làm loạn, cũng tước cả quan chức. Trong bọn ấy, thì Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn, xin do quan địa phương xét bắt bằng được và chém ngay, để tỏ rõ hiến pháp trong nước. Vua nghe theo” [64] (9), (11).

Lời dụ và cáo thị của Đồng Khánh và khâm sứ Pháp cùng các khâm sai của Triều đình, trong chiến dịch triệt hạ uy tín nhóm chủ chiến, in ra, niêm yết khắp nơi.

http://www.tranxuanan-writer.net/system/app/pages/subPages?path=%2FHome%2Fdanh-muc-tac-pham-txa%2Fnvt-mot-nguoi-trung-nghia

Xem riêng ảnh

Theo thông tin của hai bài báo trên báo Thừa Thiên – Huế và Trang Thông tin điện tử Thừa Thiên – Huế (một bài của tác giả Nguyễn Đình Dũng; một bài không ghi tên tác giả, chắc chắn của Ban Quản lí Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế) (*):

Ngôi nhà của nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường được con trai thừa kế, có lẽ mới xây lại sau 1885, gồm 3 gian, lợp ngói. Có thể con trai cụ Tường cho cụ Nguyễn Sinh Sắc thuê một gian, vì con cháu cụ Nguyễn Văn Tường sau 1885 rất khó khăn về đời sống…

Nhưng ngẫm lại, cụ Nguyễn Sinh Sắc vốn nghèo, sao không thuê nhà tranh, vách đất (ở ngoài cửa Đông Ba chẳng hạn) cho đỡ tiền thuê nhà ra? Từ suy ngẫm như thế, cho nên có thể nói là cụ Sắc được ưu ái cho thuê với giá biệt đãi (tượng trưng) hoặc chỉ được cho ở nhờ thôi.

Nói tóm lại, việc cụ Nguyễn Sinh Sắc ở nhờ hay thuê nhà để ở, không quan trọng.

CÁI CHÍNH LÀ SÁNG NAY, TÔI LƯỚT WEB, THẤY BÀI BÁO CỦA ÔNG NGUYỄN ĐÌNH DŨNG; BÀI ẤY CHO TÔI MỘT CHÚT BÂNG KHUÂNG, KHI NGHĨ RẰNG: TRÊN MẢNH ĐẤT 158 ĐƯỜNG MAI THÚC LOAN, ĐÃ CÓ HAI NHÂN VẬT LỊCH SỬ CƯ NGỤ: NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) VÀ HỒ CHÍ MINH (1890-1969). MỘT NGƯỜI THÌ BỊ XUYÊN TẠC, BÔI NHỌ ĐỦ ĐIỀU, MỚI ĐƯỢC MINH OAN GẦN ĐÂY; MỘT NGƯỜI THÌ HIỂN HÁCH, VINH QUANG TỘT BẬC.

Vâng, một mảnh đất, một ngôi nhà, có hai nhân vật lịch sử cách xa nhau về thế hệ và khác quê quán, đã từng cư ngụ. Chi tiết ấy cũng hay hay.

T.X.A.

30-01 HB15 (2015)

(*) http://www.baothuathienhue.vn/?gd=1&cn=369&newsid=1-0-52171 (Ngày cập nhật 09/01/2015 05:54)

https://www.thuathienhue.gov.vn/portal_ge/Views/LevDetail.aspx?OneID=5&TwoID=19&ThreeID=25 (Không ghi ngày, nhưng chắc đã cũ)

.

.

_______________________

 

Google Sites /  host

WORDPRESS, GOOGLE PAGE CREATOR, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE