H.(8). Trang 8 - Thông báo cập nhật

Thông báo cập nhật

(trang 8)

trên WebTgTXA. & các tin tức khác

u

Các trang thuộc mục này: 

 Trang 1 | Trang 2 | Trang 3 | Trang 4 | Trang 5 | Trang 6 | Trang 7 | Trang 8 | Trang 9... 

 

u 

 

Chào mừng người đọc quý mến đến với "Web Tác giả Trần Xuân An" -- http://tranxuanan.writer.googlepages.com -- Xin vui lòng nghiền ngẫm từng câu, chữ. Hi vọng người đọc quý mến sẽ không nản lòng trong thế giới duy nhất này, sẽ không tránh né những vấn đề về Việt Nam trong chiến tranh (1858-1885-1930-1945-1954-1975-1989), nhất là về Miền Nam Việt Nam với Vĩ tuyến 17 (1954-1975) và trong thời hậu chiến (1975-1989-???)... & ...

 

Welcome to "Author Tran Xuan An's web" -- http://tranxuanan.writer.googlepages.com -- Read my works for details, please, and think about them. The revered and loved readers, I hope you will not be dispirited in this only one world, you will not evade the problems about Vietnam in the war (1858-1885-1930-1945-1954-1975-1989), especially, about The South of Vietnam with The 17th Parallel (1954-1975) and in the post-war (1975-1989-???)... & ...

 

 

Website: Tác giả Trần Xuân An

Poet / writer & researcher

Twenty two published-books + newest one = 23

(poem; novel; essay; research; critical contribution on history, literature...)

The HCM City Literature-writer Association member

 

KỂ TỪ THÁNG 11 HB7 (2007), WEBTGTXA. MỞ THÊM MỘT TRANG MỚI ĐỂ TIỆN VIỆC THEO DÕI, TRUY CẬP CỦA NGƯỜI ĐỌC.

ĐÂY LÀ TRANG THÔNG BÁO TẤT CẢ NHỮNG GÌ ĐÃ ĐƯỢC CẬP NHẬT (UPDATED)

Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI LÀ TRANG "BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI",

NHƯ "THÔNG TIN - GIAO LƯU - ĐOÀN KẾT", "WEBS NGÀN NHÀ"...

NGOÀI RA, CŨNG CÓ THỂ THÔNG BÁO THÊM MỘT SỐ TIN TỨC KHÁC VỀ BẠN BÈ, ĐỒNG NGHIỆP. GỒM CẢ THƯ TÍN CÔNG KHAI & TIN CẬY ĐĂNG  

(TẤT CẢ CHỈ TRONG GIỚI HẠN NHẤT ĐỊNH, THEO NGUYÊN TẮC HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI LOẠI THÔNG TIN BẢO MẬT)...

 

Xem lại trang 7 "Thông báo cập nhật"

uuu Tháng 07 HB8 (2008):

► 01-7 HB8: Xuất bản công trình 700 năm thơ Huế: Ngày 18.6, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế phối hợp với NXB Thuận Hóa chính thức ra mắt cuốn 700 năm thơ Huế, giới thiệu sáng tác của gần 500 nhà thơ viết về Huế, dày 1.200 trang. Ban biên soạn gồm: Nguyễn Khắc Thạch (chủ biên), Nguyễn Phước Hải Trung, Võ Quê, Hồ Thế Hà, Trương Thị Cúc..

Giao Hưởng

(Bản tin & ảnh, nguồn: Thanh Niên, 02:18:59, 20/06/2008)

Theo thông tin từ nhà thơ Võ Quê và nhà thơ Trương Nam Hương, trong tuyển thơ này, có 3 bài thơ của Trần Xuân An, viết về những hoài niệm một thuở sinh viên: "Về nghe mưa tím", "Lê Thị Hương Sen thành cổ", "Những mùa trăng thu Huế cổ".

► 01-7 HB8: Thông báo cập nhật ở trang "Ngàn điểm mạng toàn cầu của ngàn nhà": Địa chỉ mới của Web Nhà thơ Võ Quê: http://voque.org ( Nhà thơ Võ Quê với quốc phục Việt Nam )

► 23-7 HB8: Cập nhật trang "Trao đổi, giải đáp thắc mắc" (Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC & NGƯỜI CẦM BÚT) : http://txawriter.wordpress.com/traodoi-giaidap-thacmac/ : CÂU VIẾT TẶNG, LƯU NIỆM Ở TRANG ĐẦU SÁCH  (ông Nguyễn Văn Tân, Hà Nội, nêu câu hỏi)

 

TRÂN TRỌNG MỜI XEM TRANG 16 "BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI"

Trân trọng kính mời mua & đọc sách mới xuất bản (xuất xưởng vào chiều 30-6 HB8, sau khi Nxb. Thanh Niên kiểm tra thành phẩm lần cuối).

Sách đã có bán tại hiệu sách Cn. Nxb. Thanh Niên (270, Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP.HCM.) & các hiệu sách khác: Hiệu sách thuộc Tạp chí Xưa & Nay (181, Đề Thám, Q.1, TP.HCM.), hiệu sách Nxb. Văn Nghệ TP.HCM. (179, Lý Chính Thắng, Q.3, TP.HCM.) ...; hoặc liên lạc qua số điện thoại của Trần Xuân An (tác giả biên khảo): (08) 8453955 & 0908 803 908

 

► 25-7 HB8:

TIN BUỒN

 

Thứ Sáu, 25/07/2008, 19:57 (GMT+7)

 

 

 

Nhà thơ Tạ Nghi Lễ ra đi vì đột quỵ

TTO - Nhà thơ Tạ Nghi Lễ đột ngột giã biệt thi đàn và làng điện ảnh Việt Nam vào lúc 15g50 ngày 25-7-2008 tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định sau một cơn đột quỵ do cao huyết áp lúc 01g sáng cùng ngày.

Nhà thơ Tạ Nghi Lễ sinh ngày 8-10-1951, tại Gio Linh (Quảng Trị); tốt nghiệp trung học năm 1970, theo học Đại học Luật khoa và Văn khoa tại Huế (1970-1972); từ năm 1973 đến năm 1975 học Trường Quốc gia hành chính Sài Gòn; từ 1975 đến 1996 sống tại Trảng Bom - Đồng Nai; từ năm 1997 đến nay sống tại TP.HCM.

Ngoài viết văn, làm thơ quen thuộc với các thế hệ độc giả Áo trắng, Tạ Nghi Lễ còn tham gia đóng phim với gần 20 vai diễn, kể từ bộ phim đầu tiên anh tham gia là Người đẹp Tây Đô (vai linh mục Hiếu - năm 1997) của đạo diễn Lê Cung Bắc.

Một số tác phẩm của Tạ Nghi Lễ đã xuất bản: Yêu một người làm thơ (truyện dài, 1990); Nàng hải sư và tôi (tập truyện, 1992); Những mảnh đời khác nhau (tập truyện, 1995); Những khoảng trời trong sáng (tập thơ, 1995), Đi qua lời nguyền (kịch bản phim - 1997), Ngày về (kịch bản phim - 1999)... Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1997.

Hiện linh cữu nhà thơ quàn tại tư gia - số 67/203/5 (cũ) Bùi Đình Túy, P12, Bình Thạnh, TP.HCM. Lễ viếng bắt đầu lúc 16g ngày 26-7.

Lời của thầy

Rồi các em một ngày sẽ lớn

Sẽ bay xa đến tận cùng trời

Có bao giờ nhớ lại các em ơi

Mái trường xưa một thời em đã sống

Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng

Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao

Thủa học về cái nắng xôn xao

Lòng thơm nguyên như mùi mực mới

Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới

Thầy trò mình cũng có lúc chia xa

Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha

Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ

Một lời khuyên biết thế nào cho đủ

Các em mang theo mỗi bước hành trình

Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên:

Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá...

Rồi các em mỗi người đi mỗi ngả

Chim tung trời bay bỗng cánh thanh niên

Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền

Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ

Tạ Nghi Lễ 

(Những khoảng trời trong sáng)

LAM ĐIỀN (đưa tin & đăng thơ). Nguồn: Tuổi Trẻ online

Lê Đức Dục -- VĨNH BIỆT NHÀ THƠ TẠ NGHI LỄ: "THÔI ANH VỀ VỚI QUÊ NHÀ..." (Báo Tuổi Trẻ trực tuyến, Tcđt. Văn nghệ SCL. trực tuyến) -- Thứ Sáu, 25/07/2008, 21:45 (GMT+7)

TTO - Tin anh Tạ Nghi Lễ mất quá đột ngột với mọi người, nhất là với anh em Quảng Trị. Không thể ngờ một người vốn khỏe mạnh, chừng mực và rất lo cho sức khỏe bản thân như anh vẫn không cưỡng được phận số.

Anh ngoài làm thơ, viết văn... đã từng được mời quảng cáo cho nhiều nhãn hàng. Cái vóc dạng khỏe mạnh, tráng kiện ấy đã làm người ta tin và mời anh làm quảng cáo cho những sản phẩm mang lại sức khỏe cho mọi người, vậy mà...

Nhắc tới anh, có người sẽ nhớ đến những bài thơ tuổi ngọc hồn nhiên thời học trò, những truyện ngắn, truyện dài với áo trắng sân trường, mộng mơ nắng điệp...

Nhưng với những người Quảng Trị bây giờ, nhớ Tạ Nghi Lễ là nhớ những bài thơ trĩu nặng niềm hoài hương của một đứa con miền gió cát lưu lạc phương Nam. Bài thơ “Về” của anh được Nguyễn Tất Tùng phổ nhạc nay đã được coi như một bài “hot” ở quê nhà:

“Xa Quảng Trị,

Quê hương tôi,

Hai mươi năm chưa hề trở lại 

Nợ áo cơm dặm đường xa ngái...”

Trong cái mạch “Đê đầu tư cố hương” khi lưu lạc trời Nam ấy, nhiều người đồng cảm với Tạ Nghi Lễ bởi Quảng Trị là đất phân ly, những tao loạn chiến tranh đã khiến hàng vạn người Quảng Trị tha xứ, tha xứ nhiều đến mức có những làng quê lập ở xứ người vẫn mang tên Quảng Trị quê nhà.

Vô miệt Đông Nam bộ, đâu đâu cũng có thể gặp họ. Cái chất miền Trung vốn nặng lòng cội nguồn quê xứ, đau đáu nhớ thương, cứ vọng về chất ngất những rơm rạ đồng làng, tên đất, tên người: Đông Hà - Thành Cổ - Gio Linh - Vĩnh Linh, rồi những món quê : nem chợ Sãi, vãi La Vang, khoai Quán Ngang, dầu tràm Đại Nại, bánh ướt An Lạc, rượu đế Kim Long...

Bao nhiêu địa danh ấy vang lên trong thơ Tạ Nghi Lễ và thức dậy một trời nhớ nhung nơi những cư dân miền gió cát nay vì sinh kế áo cơm đã chấp nhận thiên di cả vạn dặm đường xa ngái. Có lẽ vì thế nên thơ anh được nhiều người yêu thích, sinh ra đã dễ thuộc dễ nhớ...

Nhưng Tạ Nghi Lễ không chỉ có thơ văn.

Những người Quảng Trị nhớ anh, nhiều em sinh viên nhà nghèo nhớ anh vì từ nhiều năm qua, tuy không là doanh nhân nhưng anh lại góp phần quan trọng làm cầu nối để Câu lạc bộ Doanh nhân Quảng Trị tại TP Hồ Chí Minh, thông qua báo Tuổi Trẻ, tài trợ học bổng cho hàng trăm tân sinh viên đỗ Đại học nhưng nhà nghèo không đủ sức nhập học. Và chương trình “Tấm lòng quê hương - Tiếp sức đến trường” tại Quảng Trị từ 5 năm qua đã giúp cho hàng trăm sinh viên mở ra cánh cửa cuộc đời và nay nhiều em đã ra trường, thay đổi phận số.

Dù anh không là doanh nhân nhưng những thành viên của Câu lạc bộ doanh nhân Quảng Trị vẫn coi anh là người không thể thiếu cho những hoạt động hướng về quê hương hàng năm, không riêng gì chương trình học bổng Tiếp sức đến trường phối hợp hàng năm với báo Tuổi Trẻ.

Bây giờ thì anh không thể về quê trên những chuyến xe thiên lý, không thể ngồi ngâm ngợi những chắt chắt Mai Xá, chiếu cói Lâm Xuân của xã Gio Mai quê hương anh hay ngậm ngùi nhớ những dấu yêu với quê nhà anh đã hoài vọng: Mộc Đức, Lâm Lang, An Lạc... những chợ Do, chợ Sãi, chợ Sòng của miền đất khó nghèo Quảng Trị.

Nhưng nhiều người Quảng Trị tha  hương hay vẫn đang sống ở quê nhà sẽ còn nhớ nhiều đến anh khi mỗi ngày nghe câu ca vọng về  như một  nén tâm hương của những đứa con tha xứ:

“... Xin tạ lỗi cùng quê hương

Hai mươi năm chưa hề trở lại

Nợ áo cơm dặm đường xa ngái...”

Còn nhiều, nhiều lắm những đứa con Quảng Trị tha hương, đang là công nhân giày da, may gia công... rời ruộng vườn, xóm mạc đi tìm miền đất hứa. Có cả những người con đã ra đi và nay công thành danh toại vẫn khôn nguôi vọng về như anh đã vọng về cái miền quê:

“Có nơi mô như ở quê mình

Khúc ruột thắt giữa hai miền đất nước

Đất chật họ tên không cần thêm chữ lót

Cơ cực gì đeo đẳng suốt trăm năm...”

Cơ cực vậy, cơ hàn vậy... nhưng như anh nói: Có nơi mô như ở quê mình!

Nếu là vậy thì đây sẽ trở thành chuyến về quê vĩnh viễn của anh, không còn phải âu lo áo cơm sinh kế, không còn tạ lỗi "muộn về" nữa anh Lễ ạ!

Quê nhà - Thiên đường của mỗi người. Thiên đường quê nhà của riêng ta.

Vậy thì anh sẽ về với thiên đường gió cát này.

Miền đất cơ cực mà ai đã yêu nó đều yêu đến thắt lòng, đến đớn đau!

LÊ ĐỨC DỤC

► 31-7 HB8:     

NHÀ VĂN SƠN NAM BỊ ĐỘT QUỴ

31.07.2008 14:18

 

 

 

 

 

      (Nguồn: nld.com.vn ; vannghesongcuulong.org)

Nhà văn Sơn Nam vừa lên cơn đột quỵ và đã được chuyển vào phòng cấp cứu bệnh viện Nhân dân Gia Định vào lúc 16 giờ chiều qua. Bác sĩ cho biết ông bị viêm gan, suy thận nặng và đang trong tình trạng rất nguy kịch. Hiện nhà văn đang được theo dõi sức khỏe tại phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện.

Nhà văn Sơn Nam sinh năm 1926, từng tham gia kháng chiến chống Pháp, công tác văn nghệ tại Khu 9. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Có thời gian nhà văn Sơn Nam theo gia đình lập nghiệp ỏ ven rừng U Minh, Cà Mau. Ðó cũng chính là vốn sống và nguồn cảm hứng sáng tác được ông thể hiện trên các trang viết sau này.

Hơn nửa thế kỷ nay, từ thập niên 1950, Sơn Nam được giới văn học cả nước biết đến như một tài năng của văn chương Nam Bộ. Ông không những là một nhà văn, mà còn được đánh giá cao như một nhà Nam bộ học, một nhà văn hoá.

Năm 1962, tập truyện ngắn "Hương rừng Cà Mau" được xuất bản. Đây là tác phẩm được xếp ở vị trí cao trong số những tác phẩm văn học đặc sắc nhất của Nam bộ.

Ngoài truyện dã sử, truyện ngắn, nhà văn Sơn Nam còn thành công cả ở những công trình biên khảo có hệ thống như "Lịch sử khẩn hoang miền Nam", "Văn minh miệt vườn Gia Ðịnh xưa", "Bến Nghé xưa", "Tìm hiểu đất Hậu Giang", "Nghi thức lễ bái của người Việt", "Người Việt có dân tộc tính không"... Và đây cũng là những đề tài mà ông đeo đuổi suốt sự nghiệp.

 ► 02-8 HB8: Mặc dù chưa được thấy cuốn sách như thế nào, nhưng cũng mạn phép đăng lại bản tin của anh Giao Hưởng (nhà thơ Trần Phá Nhạc) trên báo Thanh Niên, ra cách đây gần 2 tháng:

Ra mắt cuốn 1000 nhà thơ Huế đương thời - tập 2

22:28:33, 05/06/2008

NXB Thuận Hóa sẽ giới thiệu cuốn sách này (ảnh) gồm các tác phẩm của 322 tác giả gốc Thừa Thiên - Huế tại Festival Huế 2008 trong buổi sinh hoạt ở nhà sách Phú Xuân ngày 6.6.

Trong đó có những người được độc giả biết tiếng như: Kiêm Thêm, Tô Kiều Ngân, Minh Đức Hoài Trinh, Trần Thanh Đạm, Miên Đức Thắng, Trần Kiêm Đoàn, Phù Hư, Trần Xuân An, Vũ Trọng Quang, Y Sa, Trần Bá Đại Dương..., còn lại hầu hết là những "nhà thơ nghiệp dư". Tập 1 cuốn sách này đã xuất bản hai năm trước.

  ► 02-8 HB8: “700 năm thơ Huế”. Bưu điện đã giao cuốn sách “nhuận bút” do một nhà thơ kính mến nhận giúp tại Toà soạn Tạp chí Sông Hương và gửi vào, cách đây khoảng một tháng. Xin thành thật cảm ơn.

Về cuốn sách đồ sộ, công phu ấy, đúng là một sưu tập quý báu, trang trọng: “700 năm thơ Huế”. Khi mở sách ra, thấy 3 bài thơ của mình sau một trang có mấy dòng về bản thân, tôi rất cảm động, nhưng lại ngài ngại đôi chút; cảm động vì thơ mình viết, đăng báo, xuất bản đã lâu, nay được đọc trên những trang tuyển tập sang quý như thế; ngài ngại vì ở phần thông tin về tác giả, ngày tháng năm sinh, quê quán, là hội viên Hội Nhà văn TP.HCM., số tập thơ đã xuất bản chính thức, đều đúng, chỉ trừ một dòng, ban biên tập ghi là “hiện công tác”. Thật ra, tôi đã nghỉ dạy học từ lâu, cũng không làm việc tại cơ quan nhà nước, đoàn thể nào, mà chỉ là thường dân làm thơ, viết tiểu thuyết, nghiên cứu. Nhưng sơ suất ấy cũng chẳng quan trọng gì. Nhân đây, cũng xin cảm ơn ban biên tập cuốn sách “700 thơ Huế”: Nguyễn Khắc Thạch, Nguyễn Phước Hải Trung, Hồ Thế Hà, Trương Thị Cúc, Võ Quê, và Nxb. Thuận Hoá.

 

 

XEM TIẾP TRANG 9 “THÔNG BÁO CẬP NHẬT”

► ► ►  TRÂN TRỌNG MỜI XEM TRANG 16 "BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI"   &   TRANG 17 ... ► ► ►

 

THÔNG BÁO CẬP NHẬT Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

 

 

Nhà văn Sơn Nam

    

Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC & NGƯỜI CẦM BÚT:

http://txawriter.wordpress.com

THÔNG TIN - GIAO LƯU - ĐOÀN KẾT:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

_______

 

Trở về

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

trang "Các trang mục trên WebTgTXA.":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

đặc biệt, trang toàn bộ tác phẩm Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/danhmtphamtxa_googlepcreator.htm

 

 

Ngày 13-6 HB8 (2008): đạt 100.000 lần mở các trang của 2/3 WebTgTXA (WebTpTXA., WebTXA.. & WebTgTXA.)

 

Google page creator  /  host

 

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE

Ngày đưa trang này lên web: 30-6 HB8