q. Bài 17-Tl.2 - Trần Xuân An - Trại sáng tác, trại nghiên cứu & vấn đề bản quyền, năng lực trí tuệ đích thực

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

Trần Xuân An

(BẢN SAO ĐỂ LƯU TRỮ)

TRẠI SÁNG TÁC, TRẠI NGHIÊN CỨU & VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN, NĂNG LỰC TRÍ TUỆ ĐÍCH THỰC

Tiếp theo bài: TRẢ LỜI NGƯỜI ĐỌC - 3: CÁCH NÀO TỐT NHẤT ĐỂ BẢO VỆ BẢN QUYỀN TÁC PHẨM (QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA CHÍNH TÁC GIẢ)?

http://txawriter.wordpress.com/2007/08/30/tra-loi-nguoi-doc-3-ban-quyen/

 

WebTgTXA Says:

October 8th, 2007 at 4:27 am

Đối thoại tiếp:

Trả lời ông Ngô Văn (thị xã Hà Tĩnh):

Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của ông về việc tổ chức trại viết cho các nhà văn chương, nhà báo, nhà nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn như một cách thức trao đổi và khảo hạch tri thức, kĩ năng, phong cách cầm bút.

Ngày xưa, các tu sĩ Phật giáo tại nước ta cũng đồng thuận với các triều đình quân chủ trong việc khảo hạch và tái khảo hạch trình độ Phật pháp của tăng ni đồng thời kiểm tra đạo hạnh của họ, nhằm chấn hưng Phật giáo, loại trừ những kẻ giả danh tăng ni để trục lợi. Nhắc đến sự thật lịch sử ấy về giới tăng lữ, để cùng thấy rằng việc khảo hạch, tái khảo hạch và kiểm tra tư cách định kì đối với giới cầm bút cũng rất cần thiết. Không phải như thế là xúc phạm họ. Hơn nữa, đó là một cách thức bảo vệ tác quyền, công nhận năng lực trí tuệ, khẳng định sự lương thiện tri thức của mỗi vị. Hiện nay, thời bùng nổ thông tin, mạng liên thông toàn cầu ngày càng phổ biến, đa số trong giới cầm bút dùng máy vi tính, sự xâm hại phẩm chất kẻ sĩ nói chung là hiện tượng có thật, ít nhiều đã được phê phán trên báo chí, việc đó lại càng là một yêu cầu bức thiết.

Riêng về lĩnh vực năng lực cầm bút, tất nhiên, các nhóm cầm bút, hội cầm bút cũng rất cần phối hợp với các thư viện để tạo điều kiện tổ chức trại sáng tác, trại nghiên cứu, nhất là đối với nhà nghiên cứu, các nhà văn chương, nhà báo viết các đề tài không thể thiếu sách báo tham khảo, kể cả từ điển cổ ngữ, sinh ngữ. Những trại sáng tác, trại nghiên cứu được tổ chức tại thư viện tư nhân hay nhà nước, có khung cảnh đẹp như thư viện - cà phê sân vườn của một nhà văn nào đó hay Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM. chẳng hạn, cứ hình dung cũng đã thấy rất khoa học và đầy thi vị.

Tôi thành thật cảm ơn ông đã nhắc lại giúp một ý kiến tôi đã viết ở một trang trong web-blog của tôi ( tranxuanan - trangphu. blogspot. com ).

Trân trọng,

Kính trả lời,

Trần Xuân An (WebTgTXA. & Webtxawriter.wordpress.com)

08-10 HB7 (2007)

[28-8 Đinh Hợi HB7)

Có sửa chữa, bổ sung vào buổi tối cùng ngày.

 

WebTgTXA Says:

October 8th, 2007 at 11:19 pm

Đối thoại tiếp:

WebTgTXA. đã nhận được phản hồi của một người đọc giấu tên như sau:

“Ông không nghĩ rằng các trại sáng tác, trại nghiên cứu như ông đồng thuận (và có thể kể thêm cả những toà nhà sáng tác, nghiên cứu dành cho các nhà văn chương, nhà báo, nhà nghiên cứu), nếu bị tổ chức, tiến hành một cách thiếu công tâm, sẽ trở thành cái bẫy hay sao? Chẳng lẽ ông lại cố tình quên đi những học sinh thi vào đại học bị đánh rớt chỉ vì lí do là ‘người có quan hệ dây mơ rễ má với chế độ cũ’, mặc dù đó là học sinh xuất sắc và đạo đức tốt (xin lỗi khi so sánh như thế)? Hai câu hỏi ấy không ngoại trừ loại thư viện - cà phê sân vườn của nhà văn nào đó. Xin ông lưu ý rằng ở đâu cũng có thể có trở thành cái bẫy, nhất là trong thời buổi ‘cạnh tranh’ giữa các thế lực chính trị, tôn giáo, bè phái, trong đó có cả ‘vùng miền’”.

Xin trân trọng ghi lại như trên.

Cũng xin thưa, như đã nói, trại sáng tác, trại nghiên cứu có thời hạn hay toà nhà thường xuyên dành cho việc sáng tác, nghiên cứu của giới cầm bút cũng phải được tổ chức, xây dựng, tiến hành trong tinh thần công khai, dân chủ.

Chân thành cảm ơn.

WebTgTXA.

09-10 HB7

 

txawriter Says:

October 9th, 2007 at 2:29 pm e

Đối thoại tiếp:

Phản hồi của ông Nguyễn Hải X (Đác Lắc):

"Tôi nghĩ ông Trần Xuân An đã dùng một vài từ quá thậm tệ như ‘khảo hạch’… Thật ra, trong giới cầm bút (sáng tác, nghiên cứu), ai đủ tư cách và trình độ để ‘khảo hạch’ ai? Hẳn mọi người đều biết, các vị trong giới cầm bút có những mặt mạnh khác nhau, mặt mạnh của nhà văn này là mặt yếu của nhà nghiên cứu kia, và ngay giữa các nhà văn cũng vậy, giữa các nhà nghiên cứu cũng thế! Tôi đoán chắc ông muốn mỉa mai từ ông nhấn mạnh: “dân chủ” ".

Xin trả lời: Tôi thành thật xin lỗi ông Nguyễn Hải X. (Đác Lắc) và quý người đọc khác. Vâng, phải thêm hai từ nữa để đầy đủ hơn: Công khai, dân chủ, bình đẳngtương kính.

Trân trọng và cảm ơn,

WebTgTXA.

21 : 27, 09-10 HB7

 

WebTgTXA Says:

October 10th, 2007 at 7:26 am

Đối thoại tiếp:

- Alô! Thưa ông, vui lòng miêu tả vài nét cho tôi biết thế nào là toà nhà sáng tác, nghiên cứu?

- Trước hết, xin cô vui lòng cho tôi biết hiện cô đang sinh sống tại đâu?

- Vâng. Tôi hiện sống và làm việc tại Úc.

- Vậy thì tôi cũng phải hết sức chiều ý cô. Toà nhà (hay khu nhà) sáng tác, nghiên cứu cũng như một thứ khách sạn với những phòng làm việc cá nhân dưới 10 mét vuông. Trong đó có một kệ sách báo, một bộ bàn ghế làm việc, một chiếc gường xếp. Mỗi nhà cầm bút có thể viết trên bàn viết của riêng mình, bằng giấy bút hay bằng máy vi tính không nối mạng liên thông. Nhà cầm bút đến đó để viết một ngày hai buổi, và nếu thích thì viết cả buổi tối.

- Tôi đã hình dung ra rồi. Nhưng nó chỉ phù hợp với những nhà văn xuôi, nhà nghiên cứu, lí luận, phê bình. Nhà thơ đâu có thể viết như vậy được. Thơ đến bất kì lúc nào, ở đâu, buộc nhà thơ phải viết ra giấy ngay tại nơi nào đó, lúc nào đó, có thể ngay trong phòng tắm, ngay trên xe buýt, lúc nửa đêm thức giấc hay giữa trưa.

- Vâng, nhà thơ có thể sáng tác được mỗi ngày 10 bài thơ chỉ tạm gọi là thơ, mặc dù kĩ thuật vững chắc. Nhưng để viết được thơ hay, có tứ độc đáo và có hồn thì quả là khó định trước ngày giờ. Nhà thơ cố nhiên phải ngày đêm tinh luyện kĩ thuật làm thơ, mài sắc thẩm thức tinh tế về ngôn từ, và chỉ để chờ cho đến một lúc nào đó, bất chợt, có khi là trong quá trình đối diện với chính mình trước trang bản thảo, cảm xúc chín, tứ thơ hình thành, bài thơ hay ra đời. Tuy vậy, khu nhà sáng tác, nghiên cứu vẫn dành cho mỗi nhà thơ một phòng riêng, nếu nhà thơ viết trường ca thơ hay biên tập lại một tập bản thảo nhiều bài thơ ngắn chưa hoàn chỉnh. Còn với nhà tiểu thuyết, nhà nghiên cứu, chỉ cần nộp trước đề cương là có thể nhận phòng, trong thời hạn một vài tháng, vài năm, tuỳ độ dày của bản thảo dự kiến và tuỳ tốc độ viết của mỗi người.

- Cách làm việc “sáng vác ô đi, chiều tối vác ô về” như thế có vẻ công chức quá. Nhưng cũng có thể thực hiện được. Có điều, tại sao nhà cầm bút không viết ngay tại nhà riêng của họ? Phải chăng phải viết tại khu nhà loại ấy để giám sát lẫn nhau, ngoài việc trao đổi, “nhen lửa” cảm hứng cho nhau?

- Viết ở đó thì không ai có thể nghi ngờ ai được về quá trình lao động sáng tác, nghiên cứu của nhà cầm bút, cũng không ai có thể tước đoạt tác phẩm của nhà cầm bút được. Loại khu nhà sáng tác, nghiên cứu này đã có từ lâu ở nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa… Nhưng có nhiều khu nhà như vậy đã được xây dựng nên rồi bị bỏ hoang, hay xuân thu nhị kì mới có người lai vãng. Phần lớn các nhà cầm bút tại Việt Nam vẫn viết tại nhà riêng.

- …

- Alô! Cô còn đang nghe đó chứ?

- Vâng, xin cảm ơn ông.

- Ở Úc và các nước như Pháp, Mỹ, tôi có biết là một ít nhà văn thường viết tại thư viện hay tại quán cà phê?

- Vâng, cũng có như vậy thật. Xin hỏi câu hỏi cuối: Chắc ông thường xuyên viết ở khu nhà sáng tác?

- Không. Như vừa nói, hầu hết các nhà văn khác thường viết ở nhà riêng của họ. Tôi cũng thường xuyên viết tại nhà riêng của mình. Nhưng, như cô biết, không ai dám nghi ngờ hay tước đoạt được tác phẩm của tôi, bởi lẽ phần lớn tôi viết tay, vừa viết vừa công bố trong bạn bè, người thân và một số những người cầm bút khác, viết xong là đăng báo hay công bố trong phạm vi rộng hơn bằng bản in vi tính, và còn nhiều cách để tự bảo vệ, đồng thời đề nghị được bảo vệ thành quả của tôi nữa. Tôi nghĩ cô cũng biết, ở các cuốn sách được viết từ 1997 của tôi, tôi đều ghi câu đề từ hay cước chú cuối sách nói lên ý tưởng đó, bởi tôi cũng hiểu, khi viết những cuốn sách ấy, tôi có quá nhiều kẻ thù.

(  Xem dòng đề nghị đầu sách:

 

 

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/ngoittgieng_b4.jpg  )

- Tôi có biết. Xin cảm ơn ông một lần nữa. Xin chào ông. Mong được chuyện trò thêm ở lần khác.

WebTgTXA. ghi lại một cuộc điện đàm

14 : 25, 10-10 HB7

 

txawriter Says:

October 10th, 2007 at 8:37 am e

Đối thoại tiếp:

- Alô, xin ông vui lòng cảm phiền thêm một chốc. Thưa ông, ông có thể cho tôi biết rõ hơn về đề cương cần phải nộp cho các hội nhà văn…

- Xin chào cô. Tôi trả lời ngay đây. Đề cương là nêu lên trên giấy những nét chính của tác phẩm nhà cầm bút định viết, sau nhiều tháng ngày tìm hiểu thực tế hay đã nghiên cứu tư liệu. Có loại đề cương sơ bộ, có loại đề cương chi tiết. Để dễ hình dung về đề cương chi tiết, cô có thể xem:

TIỂU SỬ BIÊN NIÊN PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886),

KẺ THÙ KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN PHÁP, biên soạn (lược ghi & kiến giải)

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/tieu_sbnpcdtnvtuong

Đối với nhà cầm bút đã dày dạn tay nghề, một khi đã có đề cương, nhất là đề cương chi tiết, họ có thể viết như bay. Tôi cũng có thể viết không thể gọi là chậm chạp, khi đã thực hiện công đoạn nghiên cứu, phản biện tư liệu sử học cũ:

15. NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) — THƠ — VÀI NÉT VỀ CON NGƯỜI, TÂM HỒN & TƯ TƯỞNG, biên soạn (khảo luận, chú giải…)

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/tho_nvt-vnvcnthvttuong

16a. (xem trên)

16b. NHỮNG TRANG “ĐẠI NAM THỰC LỤC” VỀ PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) VÀ NHỮNG SỰ KIỆN THỜI KÌ ĐẦU CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học VN.), chọn lọc, phần II, 2001: Bản thảo tuyển chọn đã hoàn tất (2001); chưa gõ phím vi tính trọn cuốn (xem ở phần phụ lục tập I: TƯ LIỆU GỐC, đề mục 16a).

17. NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886), MỘT NGƯỜI TRUNG NGHĨA, khảo luận sử học

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/nguyen_vtnntntxtkhduoc

và đã làm xong đề cương chi tiết. Vâng, đề cương chi tiết đối với một người đã nghiên cứu kĩ hoàn cảnh (ở đây là hoàn cảnh lịch sử), nhân vật (lịch sử) và đã giải quyết được vấn nạn (lịch sử), và vốn có tay nghề (kĩ thuật viết văn xuôi - truyện kí hay tiểu thuyết), là đã hoàn thành 80% tác phẩm. Tuy nhiên, đối với các nhà văn, nhà nghiên cứu chưa nghiên cứu (đọc tư liệu, viết biên khảo) về đề tài cụ thể, họ cầm đề cương nhưng không thể viết nổi một dòng, cho dù họ có tay nghề viết văn cỡ nào. Đề cương và công dụng, ý nghĩa của đề cương là như vậy đó, thưa cô.

- Vâng, xin cảm ơn ông. Tôi đã hiểu được nội dung của hai chữ “đề cương”… Lao động cầm bút, quả thật là không dễ dàng, đơn giản! Hẹn gặp ông lần khác, nếu ông vui lòng.

- Xin sẵn lòng. Có điều, mong cô lưu ý là đường dây điện thoại của tôi, của nhiều người khác tại Việt Nam, loại di động hay cố định tại nhà, thường xuyên được nối kết với 2 máy trong nhà, chưa kể... các máy của bưu điện và công an. Nhưng không sao, vì chúng ta đã bước vào thời "bùng nổ thông tin" ... Không có gì đáng lo âu.

WebTgTXA. ghi thêm một cuộc điện đàm

15 : 32, 10-10 HB7

 

WebTgTXA Says:

October 11th, 2007 at 9:57 am

Đối thoại tiếp:

Ông Nguyễn H. (Hóc Môn, TP.HCM.): Tôi vẫn tâm đắc nhất những dòng ông Trần Xuân An đã viết ở bài chính của tiểu mục Bản quyền - Năng lực trí tuệ và chiều sâu tâm hồn của nhà cầm bút này:

“Không nên để tình trạng nghi án văn học tương tự như các trường hợp “Gia huấn ca”, bản dịch “Chinh phụ ngâm”, tiểu thuyết “Hồng lâu mộng”, các vở kịch của W. Shakespeare… còn tái diễn, gây oan khốc cho nhiều tác giả, dịch giả khác.

Vấn đề phức tạp nhưng hoá ra cũng rất đơn giản: công khai và dân chủ.

Đây là kinh nghiệm thực tế. Kinh nghiệm thực tế này có thể không có trong sách viết về pháp lí ở lĩnh vực này. Nếu cần nắm vững về pháp lí, xin tham khảo thêm một cuốn sách thuộc loại phổ thông của LS. Trần Minh Sơn.

Riêng tôi, toàn bộ tác phẩm của tôi đã được đưa lên mạng liên thông toàn cầu, kể cả những bài mới viết; trước khi đưa lên “web” và đồng thời, tôi đã đăng báo in giấy, xuất bản sách in giấy hay đã in vi tính tất cả tác phẩm (sáng tác, nghiên cứu, biên soạn) của mình. Tôi rất yên tâm. Mọi mưu toan quậy phá, vô hiệu hoá hay tước đoạt quyền sở hữu trí tuệ của tôi (tác giả) đều vô ích”.

Vấn đề được bàn luận như thế cũng đã quá rốt ráo.

WebTgTXA. trân trọng và cảm ơn ông Nguyễn H. (Hóc Môn, TP.HCM.).

16 : 56, 11-10 HB7

 

WebTgTXA Says:

October 11th, 2007 at 12:28 pm

Đối thoại tiếp:

Nguyên văn mẩu thư ngắn của anh Hồ Thanh Thản (Quận 4, TP.HCM.):

“Anh Trần Xuân An quý mến,

Anh âu lo rằng khi đã viết những cuốn sách về chiến tranh và hậu chiến (1858 - 1989…) hẳn có nhiều kẻ thù. Có lẽ nhận định ấy, anh cũng biết là chưa thật thoả đáng. Thật ra, theo tôi, giả định trong 10 người, chắc chắn có đến 8 người quý trọng anh và yêu thích tác phẩm của anh. Tôi mong anh cứ tiếp tục viết về đề tài này.

Văn học nước ta bây giờ nhạt nhẽo quá. Người đọc cứ ngỡ các nhà văn Việt Nam chưa từng sống trong thời đại của mình. Nhà văn mà thiếu dũng cảm thì còn gì để nói!

Quý mến chúc anh khoẻ mạnh và sáng tác nhiều hơn.

Hồ Thanh Thản (Quận 4, TP.HCM.)”.

WebTgTXA. thành thật biết ơn tấm lòng và trí tuệ người đọc.

19 : 27, 11-10 HB7

 

 

WebTgTXA Says:

October 14th, 2007 at 1:43 am

Đối thoại tiếp:

Cô Nguyễn Thị Hoài Trinh (Phan Rang) nêu vấn đề:

“Kính gửi nhà văn Trần Xuân An

Thưa chú,

Xin chú vui lòng cho làm rõ thêm giúp cháu 3 vấn đề:

1. Quan niệm riêng của chú về bản quyền tác phẩm, gồm cả sáng tác lẫn nghiên cứu, như thế nào?

2. Khảo hạch với hình thức nào? Vấn đáp? Viết bài, dịch bài? Có phải chú và một độc giả đề nghị các nhà văn chương, nhà báo, nhà nghiên cứu, dịch giả nên khảo hạch lẫn nhau, chứ không phải theo ách thức trịch thượng rất phi lí như “thầy” khảo hạch “trò”.

3. Chú giải thích giúp cháu về năng lực tâm trí, như các loại trí nhớ, các khả năng phản ứng trong ứng xử, đối đáp (nhanh, chậm…), năng lực tư duy, khả năng cảm thụ, mức độ cảm xúc, trình độ diễn đạt ý tưởng với hình thức nói và viết? Và nhiều khả năng khác nữa của bộ óc và các giác quan con người?

Thành thật cảm ơn chú.

Kính thư,

Nguyễn Thị Hoài Trinh (Phan Rang)”.

WebTgTXA. trả lời như sau:

“Cô Nguyễn Thị Hoài Trinh quý mến,

Tôi vẫn nghĩ người đặt câu hỏi một cách rạch ròi như cô là đã nắm vững câu trả lời. Tôi cũng hiểu ý định của cô là cùng tôi làm sáng tỏ những điều trong cuộc đối thoại này. Biết vậy, nhưng tôi cũng sẽ mở rộng 3 vấn đề cô nêu lên, một cách ngắn gọn.

1. “Bản quyền” xưa nay mọi người dùng, và tôi cũng dùng như thế, với nội hàm được hiểu là quyền sở hữu trí tuệ của tác giả và quyền in ấn, phát hành, doanh thu trên ấn phẩm. Ở đây, tôi tách “bản quyền” thành hai thuật ngữ. Tôi thấy cần phân biệt rõ “quyền ấn hành” với “quyền sở hữu trí tuệ của tác giả”. Tôi muốn nói đến quyền tác giả sở hữu sản phẩm trí tuệ của chính tác giả, và tác phẩm là thể hiện rõ nhất năng lực trí tuệ, tâm hồn cùng công phu lao động trước tác của nhà cầm bút; quyền ấn hành là quyền in ấn, phát hành và doanh thu (có lời, có lỗ). Nói cho rạch ròi hơn, quyền sở hữu về mặt tinh thần sản phẩm trí tuệ của người cầm bút và tác phẩm -- phải hiểu là máu thịt tâm trí, là hồn vía của họ -- là điều không thể mua bán, nhượng quyền (danh tính tác giả vĩnh viễn gắn liền với tác phẩm), nhưng quyền ấn hành, kinh doanh thành phẩm trí tuệ lại có thể. Nhiều người kinh doanh về sách mà ở nước ta gọi là “lái sách”, “nậu sách” có thể mua quyền ấn hành để liên kết xuất bản, kinh doanh (từng đợt in, hoặc có thời hạn hay vô thời hạn…). Điều đó đã là quy ước, là điều khoản luật pháp quan trọng nhất trong lĩnh vực bản quyền của mọi quốc gia. Ở nước ta, trước đây Nguyễn Du nói: “Mua vui cũng được một vài trống canh” nhưng 2 chữ “mua vui” tự nó đã thể hiện sự không bao lăm, và Nguyễn Du cũng không từng hưởng đồng nhuận bút nào, cũng chưa bao giờ in sách để bán; Tản Đà nói: “Văn chương hạ giới rẻ như bèo”; Nguyễn Vỹ nói: “Nhà văn An Nam khổ như chó”… Bây giờ cũng thế, chỉ có nhà báo mới kiếm được tiền, còn nhà văn đành chấp nhận lỗ tiền, lãi danh. Nói đúng hơn, đó là “nghiệp dĩ”, “đam mê”, điều quan trọng là tác giả không bị cướp mất, bị “làm thịt”, bị "luộc" những đứa con tinh thần của mình.

2. Câu thứ hai, câu hỏi đã hàm chứa câu trả lời rồi. Câu hỏi của cô, tôi chỉ bỏ các dấu hỏi, chữa lại những từ dùng để hỏi mà thôi: a) Vấn đáp. Viết bài. Dịch bài. b) Tôi và một độc giả đề nghị các nhà văn chương, nhà báo, nhà nghiên cứu, dịch giả nên khảo hạch lẫn nhau, chứ không phải theo cách thức trịch thượng rất phi lí như “thầy” khảo hạch “trò”.

3. Năng lực trí óc và tâm hồn của các dạng người trong nhân loại như thế nào thì giới cầm bút cũng thế. Nhà văn chương, nhà báo, nhà nghiên cứu chỉ có một khả năng khác những dạng người khác là khả năng cầm bút. Ngoài ra, mỗi loại “nhà” cũng có năng lực riêng, như nhà văn chương mạnh về cảm xúc, tư duy hình tượng; nhà báo mạnh về khả năng ghi nhận diễn biến thực tại trước mắt; nhà nghiên cứu mạnh về khả năng sưu tầm, phân tích, tổng hợp tư liệu, và nhận định khái quát… Nói như vậy có nghĩa là nhà cầm bút cũng có người kém trí nhớ về văn bản (không thuộc lòng, mau quên văn bản, tái hiện văn bản không chính xác), hoặc chỉ thiên về loại trí nhớ ấn tượng như ấn tượng thị giác, cảm giảc, hoặc thiên về trí nhớ khái quát. Nói cụ thể hơn, không có ấn bản tập thơ trong tay, họ không thể nào “phê bình miệng” tập thơ ấy được, vì họ không thuộc bài nào cả. Nhưng khi đã cầm ấn bản tập thơ ấy, họ “phê bình miệng” hay và sâu đến mức chúng ta chỉ biết bái phục. Cũng có người chậm chạp nhưng sâu sắc, có người nhanh nhẩu nhưng nói bừa, viết bừa cũng nhiều. Nhà tản văn, nhà thơ lắm người không dám viết nhiều về lí luận, phê bình vì sợ hỏng tư duy hình tượng và khô cảm xúc. Nhà nghiên cứu văn học tên tuổi lại không hề làm thơ, viết truyện bao giờ, hoặc thơ, truyện của họ không thể đọc nổi vì quá dở. Nhà dịch thuật, dạng người có trí nhớ văn bản (ghi nhớ mặt chữ) rất tốt, cũng chỉ giỏi công việc của mình, ngoài ra là quá vụng. Riêng về tài năng diễn đạt thành văn bản nghệ thuật ngôn từ hay văn bản lí luận phê bình thì cô có thể đọc thấy qua các ấn bản tác phẩm của họ. Nhưng nếu đi vào việc “bếp núc”, cô cũng sẽ gặp lắm dạng loại: kì cục có, ngộ nghĩnh có, thơ mộng có… Ở đây, tôi chưa nói đến tình trạng bệnh tật (do yếu tố nội sinh của cơ thể, do yếu tố ngoại sinh như rượu, thuốc lá…) hay tình trạng lão hoá. Nhưng nếu đề cập cho đầy đủ, tôi sẽ nói thêm về quá trình thời gian hoạt động văn chương học thuật và đăng tải, xuất bản tác phẩm. Người xưa thường nói: "Đường dài mới biết ngựa hay" (trường đồ tri mã lực); hay từ câu "ở lâu mới biết lòng người ra sao", chúng ta có thể vận dụng vào trường hợp này là, quãng thời gian viết, đăng, xuất bản càng dài lâu, càng nhiều tác phẩm, càng đáng tin cậy. Làm thế nào lại nghi ngờ ai đó là kẻ giả danh nhà cầm bút khi người ấy đã quá quen thuộc với giới cầm bút và tên tuổi của người ấy đã xuất hiện trên báo chí đến hai mươi, ba mươi, bốn mươi năm, cho đến nay vẫn còn cống hiến được! Tuy nhiên, cũng cần mở một ngoặc đơn, ấy là nói trong điều kiện bình thường; riêng ở nước ta, "di chứng hậu chiến" vẫn còn nặng, nên có người bị "dìm", chỉ xuất hiện một cách thưa thớt, chỉ được đăng bài ở báo địa phương, không được đề cao đúng mức, có người được thổi phồng quá đáng.

Vài dòng trên là quá sơ lược nhưng cũng nói lên được vài nét gợi ý để chúng ta suy nghĩ, tìm những cuốn sách thuộc loại tâm lí học sáng tạo văn học hoặc lao động nhà cầm bút (văn, báo, biên khảo…) để tham khảo thêm.

Thành thật cảm ơn cô Nguyễn Thị Hoài Trinh (Phan Rang).

Trân trọng,

Trần Xuân An

(WebTgTXA.)

9 - 10 : 21, 14-10 HB7

 

 

 

WebTgTXA Says:

October 14th, 2007 at 1:07 pm e

Đối thoại tiếp:

Câu hỏi của cô Nguyễn Thị Hoài Trinh (Phan Rang):

“Thưa chú,

Cháu hơi tò mò, xin hỏi chú: Trong số 21 tác phẩm của chú, chú đã nhượng (bán) quyền ấn hành cho ai chưa? Sách của chú có bị “luộc” bao giờ không? Và cũng xin hỏi thêm một câu nữa: Chú đã đăng kí bản quyền những cuốn sách chưa có trong danh mục sách đã đăng kí bản quyền của chú tại Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật chưa? Sở dĩ cháu tò mò như vậy là vì cháu đang làm luận văn tốt nghiệp đại học về đề tài “Quyền tác giả”.

Thành thật cảm ơn chú đã mất thì giờ trả lời”.

WebTgTXA. trả lời:

Trước hết, xin chúc mừng trước về luận văn tốt nghiệp đại học của cô. Sau đây là những câu trả lời:

1. Tôi chưa từng sang nhượng bán chác quyền ấn hành, cho dù chỉ 1 trong 21 tác phẩm của tôi.

2. Theo như tôi biết, do một anh cán bộ của một công ti phát hành sách nói: Tiểu thuyết “Ngôi trường tháng giêng” của tôi đã bị “luộc”. Tôi viết tay, đem đi xếp chữ ở người chuyên làm dịch vụ này, sau đó, tự tôi đem đi photocopy khoảng 10-20 bản để gửi nhà xuất bản, người thân, bạn bè văn nghệ (1998). Mãi đến 2003 mới xuất bản chính thức cuốn này, nên có thể lời anh cán bộ công ti phát hành sách kia là đúng. Thật sự tôi cũng không biết. Nhưng 2 cuốn thuộc loại sử học mới xuất bản chính thức vào năm ngoái, 2006, là “Tiểu sử biên niên phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824-1886), kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa thực dân Pháp”“Nguyễn Văn Tường (1824-1886), một người trung nghĩa” thì bị ai đó “luộc” thật sự, bằng chứng là lời rao trên Web Nhà sách Sahara: sách bìa mềm, trong khi sách do tôi in thì lại là bìa cứng:

Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886), Một Người Trung Nghĩa (Khảo Luận Về Một Vài Khía Cạnh Sử Học)

http :// www . sahara.com.vn/index.php?page=1&sub=

105&product_type=420&script=index&page_num=

2&product=28651

Nơi Xuất Bản : Nxb Thanh Niên

Tác Giả : TRẦN XUÂN AN

Ngày xuất bản : 2006

Số trang : 354

Kích thước : 14,5×20,5 cm

Trọng lượng : 520(gr)

Hình thức bìa : Bìa Mềm

Giá bìa : 60 000 VNĐ

Giá bán: 60 000 VNĐ

Tiểu Sử Biên Niên Phụ Chính Đại Thần Nguyễn Văn Tường (1824 -1886), Kẻ Thù Không Đội Trời Chung Của Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp

http :// www . sahara.com.vn/index.php?page=1&sub=

105&product_type=420&script=index&page_num=

2&product=28650

Nơi Xuất Bản : Nxb Thanh Niên

Tác Giả : TRẦN XUÂN AN

Ngày xuất bản : 2006

Số trang : 442

Kích thước : 14,5×20,5 cm

Trọng lượng : 600(gr)

Hình thức bìa : Bìa Mềm

Giá bìa : 70 000 VNĐ

Giá bán: 70 000 VNĐ

Giới thiệu về nội dung:

“Tiểu Sử Biên Niên Phụ Chính Đại Thần Nguyễn Văn Tường (1824 -1886), Kẻ Thù Không Đội Trời Chung Của Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp”, chọn lọc và rút gọn các vấn đề, các sự kiện, kể cả những chi tiết nhỏ nhất, ít liên quan nhất đến nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886), nghĩa là không sót chi tiết nào.

Xin giới thiệu.

3. Từ trước đến những năm đầu thế kỉ XXI này, ở Việt Nam chúng ta chưa thấy có Cục Bảo hộ bản quyền tác giả với hình thức như hiện nay. “Xuất bản miệng”, trao nhau đọc bản thảo, đăng báo, là đã có giá trị công bố rồi (tuỳ mức độ, phạm vi), huống nữa là xuất bản chính thức tại nhà xuất bản của nhà nước. Nhưng trong công cuộc Đổi Mới, có đăng kí bản quyền cũng rất tốt. Tôi đã hưởng ứng, đăng kí 10 cuốn tôi đã xuất bản chính thức từ 2003 trở về trước. Những đầu sách mới xuất bản sau 2003, tôi chưa đăng kí vì cũng chẳng gấp gáp gì. Xuất bản rồi 10 năm sau đăng kí bản quyền tại Cục Bản quyền cũng chẳng muộn. Còn 7 đầu sách tôi mới phát hành “nội bộ” dạng in vi tính và xuất bản trên mạng liên thông toàn cầu (internet), cụ thể là Tạp chí điện tử Giao Điểm và 3 Web của tôi (WebTpTXA., WebTXA., WebTgTXA.), như thế cũng đã có giá trị công bố ở quy mô rộng khắp rồi. Tôi định sẽ xuất bản khi có tiền và có giấy phép, sau đó cũng sẽ đăng kí bản quyền tại Cục Bản quyền. Nói chung, từ trước đến nay, tại thời điểm này, đối với các tác giả Việt Nam, vấn đề là công bố tác phẩm. Công bố, càng rộng khắp càng tốt (sách in vi tính, e-book). Nếu được công bố bằng hình thức xuất bản chính thức (sách in giấy có giấy phép) nữa lại càng tốt. Và như thế là đã xác lập rõ bản quyền của tác giả trước công luận và trước pháp luật. Về đăng kí bản quyền, Cục Bản quyền cũng chấp nhận đăng kí bản thảo chưa xuất bản chính thức. Tuy nhiên, tác giả nào cũng thích tối ưu (4 dạng: công bố trên mạng liên thông, xuất bản chính thức thành sách in giấy, đăng kí bản quyền với dạng sách in giấy đã xuất bản chính thức, sách được chụp thành vi phim [micro film]), hay ít ra, chỉ hình thức xuất bản chính thức (1 dạng: dưới dạng sách in giấy).

Tuy vậy, dẫu khó khăn đến mấy, tôi cũng phải kiếm tiền, xin cấp giấy phép để xuất bản chính thức với hình thức sách in giấy; sau đó sẽ đăng kí bản quyền (cũng có thể đăng kí bản quyền trước, trong những ngày sắp tới).

Từ những câu trả lời trên, cô có thể rút ra những thông tin mà cô cần cho luận văn của cô.

Trân trọng và quý mến,

Trần Xuân An

20 : 07, 14-10 HB7

Có bổ sung vài câu chữ: 15-10 HB7

________________

Chú thích ngày 14-10 HB7 và chú thích bổ sung, ngày 17 & 18-10 HB7:

(1) Những người xếp chữ vi tính: Thời gian đầu (1994-1998): 1. Nguyễn Nhị Lan Hà (con gái anh Nguyên Minh), anh Lương (gần nhà nhà thơ, nghệ sĩ thư pháp Song Nguyên)… Thời gian kế tiếp (1997-2001): 2. hoạ sĩ Lê Ký Thương và vợ anh (chi Cao Thị Kim Quy); Thời gian cuối, trước khi mua máy vi tính (2001-2002): 3. Nguyễn Nhị Lan Hà (con gái anh Nguyên Minh) và Tạ Thị Vân (cùng làm với Lan Hà).

Ghi chú thêm: THƠ: người đảm trách công đoạn xếp chữ từ bản thảo viết tay của tôi, in ấn tập thơ thứ nhất, Nắng & Mưa, là nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo; tập thơ thứ hai, Hát chiêu hồn mình, là anh Văn Viết Lộc; tập thơ thứ ba, Tôi vẫn ở trên đường, là nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ. Tuy nhiên, các bản chữ vi tính của những tập thơ từ tập 1 (xb. 1991) đến tập 7 (xb. 1998) là do tôi gõ phím vi tính lại vào hai tháng 3 & 4 HB5 (2005), vì tôi chỉ dặn những người đảm trách (2 tập 1-3) hoặc trực tiếp gõ phím (Nguyễn Nhị Lan Hà, các tập 4 & 6, 7; anh Lương, tập 5) lưu trữ giúp… Riêng tập 8, bản xếp chữ là do anh Lê Ký Thương gõ phím, từ bản thảo đánh máy chữ loại thô sơ cũ do chính tôi gõ phím (bản photocopy); tập 9, tôi gõ phím khi đã mua được máy vi tính cho mình. TIỂU THUYẾT (5 cuốn) & THƠ NGUYỄN VĂN TƯỜNG: Hoạ sĩ Lê Ký Thương và chị Cao Thị Kim Quy gõ phím xếp chữ từ bản thảo viết tay của tôi (bản photocopy). BIÊN KHẢO (Tiểu sử biên niên PCĐT. Nguyễn Văn Tường…): Nguyễn Nhị Lan Hà và Tạ Thị Vân gõ phím xếp chữ cũng từ bản thảo viết tay của tôi (bản photocopy). NHỮNG CUỐN SAU 2002: do tôi tự viết trên máy vi tính riêng, sau khi lập đề cương, viết tay. NHỮNG BÀI VIẾT KHI ĐÃ NỐI MẠNG LIÊN THÔNG, 3 HB5 - 10 HB7: Tôi viết bằng bàn phím vào word, cũng có ít bài, ít đoạn, tôi gõ phím trực tiếp vào blogs.

Một kinh nghiệm: Nên lập đề cương chi tiết và viết một số đoạn quan trọng bằng thủ bút, rồi công bố trước, sau đó mới tiếp tục công đoạn viết trọn vẹn và sửa chữa cho hoàn chỉnh bằng máy vi tính tuyệt đối không nối mạng. Vừa viết trọn vẹn vừa công bố trong phạm vi chuyên ngành, người thân, bạn bè. Công đoạn cuối, tiếp tục công bố trong giới chuyên môn, công bố càng rộng ra khắp thế giới. Công bố sâu, công bố rộng, giá trị công bố càng cao.

(2) Photocopy Hoà (đầu cầu Trương Minh Giảng / Trần Quốc Thảo - Lê Văn Sĩ, Q. 3); sau khi mở rộng bờ kênh Nhiêu Lộc, chuyển qua đường Phan Đình Phùng, gần ngã tư Phú Nhuận); Photocopy Hương (nhà riêng của nhà thơ Đường luật Doãn Hứa, ngã tư Lê Văn Sĩ - Trần Huy Liệu, Q. 3); Photocopy Phương (cũng gần cầu Lê Văn Sĩ - trên đường Trần Quốc Thảo, Q. 3).

Một kinh nghiệm: Nếu chưa có dàn máy các loại, nên xếp chữ vi tính và photocopy bản thảo ở những nơi quen biết hoặc có địa chỉ rõ ràng. Khi đã có dàn máy, máy dùng để viết, lưu trữ dữ liệu, không nên nối mạng liên thông toàn cầu (internet); máy nối mạng phải là một máy riêng biệt (vì khi nối mạng, có thể sẽ bị quậy phá, đánh cắp dữ liệu, sửa chữa, xáo trộn văn bản bởi hacker).

+++ Xem lại:

NỖI LO ÂU THỜI @ VÀ “LIỀU MẠNG” LIÊN THÔNG TOÀN CẦU

– Bản thảo viết tay và bản in vi tính:

http://picasaweb.google.co.uk/tranxuanan.writer

… googlepages.com/ban2002_nguyen_vtnntntxtkhduoc

– Tác phẩm Trần Xuân An trên Tạp chí điện tử GIAO ĐIỂM

& WebTXA., WebTpTXA., WebTgTXA.:

http://www.tacphamtranxuanangiaodiem.blogspot.com

http://c.1asphost.com/TrXuanAn/an/an_danhmtpham.htm

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/danh_mtpham-tranxuanan

Để trả lời những thắc mắc của người đọc và để rút kinh nghiệm chung, tôi vừa viết một cách khái quát, nhưng cũng vừa vận dụng luôn cả kinh nghiệm bản thân với những thông tin xác thực để dẫn chứng, minh hoạ.

 

WebTgTXA Says:

October 18th, 2007 at 8:39 am

Cuộc đối thoại trên đây đã được trân trọng, kính mến và thân mến gửi tới các địa chỉ, qua Gmail:

vonguyens@yahoo.fr,

phambathinh@gmail.com,

letiencong2002@gmail.com,

leducduc@tuoitre.com.vn,

ducsam2001@yahoo.com,

luyen_vv@qtttc.edu.vn,

boinhien2003@yahoo.com,

ng_hoanphuong@yahoo.com,

tranhoangtran@yahoo.com,

tansynh@yahoo.com,

minhman1948@yahoo.com,

dunghoang@hcm.fpt.vn,

hanguyendung@yahoo.com,

nvonguyen@yahoo.com.vn,

hoav_nguyen@comcast.net,

giaodiem_us@yahoo.com,

gactholoc@yahoo.com,

vuimung86@yahoo.com,

tvngac@gmail.com,

phanvanhoang@gmail.com,

hai.le@bbc.co.uk,

khiem.hong.pham@bbc.co.uk,

ngocbq@atvn.com.vn,

vietnamese@bbc.co.uk,

vinh.hoang@bbc.co.uk,

vuhongbentre@gmail.com,

ngohanh80@yahoo.com,

ptnminh@yahoo.com,

mm1948mm@yahoo.com,

mm1948mm@gmail.com

để cùng chia sẻ, lưu tâm, và có thể cùng suy nghĩ, tìm ra giải pháp tối ưu trước vấn nạn do sự tiến bộ của công nghệ tin học, đặc biệt là mạng liên thông toàn cầu (internet).

Trân trọng,

18-10 HB7

TXA.

 

_______________________________

WebTgTXA Says:

October 20th, 2007 at 1:49 am e

Đối thoại tiếp:

Nguyên văn câu hỏi của ông Tr. V. (Gò Vấp, TP.HCM.): “Có thể nêu ý kiến thắc mắc về việc đăng kí bản quyền một tác phẩm còn ở dạng bản thảo chưa công bố cho một ai được đọc chăng? Và, như thế, lỡ có trường hợp một ai đó đánh cắp bản thảo của một nhà văn, nhà nghiên cứu nào đó rồi lặng lẽ đi đăng kí bản quyền cho mình thì sao?”.

WebTgTXA. trả lời: Ông có thể gửi câu hỏi rất bổ ích trên đến Website Cục Bản quyền tác giả văn học - nghệ thuật của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch:

http://www.cov.gov.vn/Vietnam/home.asp

Riêng ý kiến của tôi, tôi thấy cần công bố tác phẩm trong phạm vi chuyên ngành và người thân, bạn bè rồi mới có thể đăng kí bản quyền, nhưng tốt nhất là phải công bố rộng rãi trước bằng hình thức đăng tải trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình, website, weblog, để tác phẩm được thử thách qua công luận. Công chúng độc giả có “nghìn / triệu mắt nghìn / triệu tay”, nên công chúng sẽ phát hiện, tố cáo những vụ đạo văn… Có điều, trước đây có những tác phẩm không được báo đài, nhà xuất bản nào đăng, phát, xuất bản vì lí do quan điểm văn nghệ, học thuật, chính trị, xã hội thuộc loại “phi chính thống”, “có vấn đề”, nên không thể được thử thách qua công luận như thế. Ngay cả hiện tại, cũng có những tác phẩm thuộc loại ấy, nhưng may thay, lại có phương tiện mạng liên thông toàn cầu (internet), để tác phẩm đó được công bố trước khi đăng kí bản quyền (*).

Tôi cũng thắc mắc: Còn những tác giả không muốn công bố bản thảo tác phẩm cho một ai, mà chỉ muốn đăng kí bản quyền thì sao? Trong trường hợp này, có lẽ họ chỉ có thể kí gửi bản thảo vào kho lưu trữ quốc gia mà thôi, còn quyền sở hữu trí tuệ chưa được xác lập (**).

Thưa ông Tr. V. (Gò Vấp, TP.HCM.), tôi không chuyên nghiên cứu về luật, và cũng chỉ có thể trả lời trên cơ sở tự suy luận theo sự hiểu biết hạn chế trong lĩnh vực này. Ông vui lòng trực tiếp hỏi theo địa chỉ Website Cục Bản quyền tác giả văn học - nghệ thuật ghi trên. Một lần nữa, xin thành thật cảm ơn ông đã nêu vấn đề.

Trân trọng,

WebTgTXA.

8 : 49, 20-10 HB7

____________

Bổ sung: 15 : 47 & 20 : 49, cùng ngày:

(*) Trong thực tế, nếu đã công bố trọn vẹn tác phẩm trên mạng liên thông toàn cầu, trước khi đăng kí bản quyền, thì khi xuất bản thành sách in giấy, số lượng người mua sách cũng giảm. Do đó, cũng có thể chỉ công bố 1/2 tác phẩm (một số chương nào đó, theo tỉ lệ).

(**) Mặt khác, nếu đó là tác phẩm có nội dung thuộc thể kí (hồi kí, thuật sự, sử kí…) thì không có giá trị gì, bởi không được công bố, chịu sự thử thách của công luận, đặc biệt trong đó có những nhân chứng cùng thời.

 

___________________________________

 

Nguồn:  http://txawriter.wordpress.com/2007/08/30/tra-loi-nguoi-doc-3-ban-quyen/

http://txawriter.wordpress.com/2007/08/30/tra-loi-nguoi-doc-3-ban-quyen/#comments

Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC - WebTácgiảTrầnXuânAn  (  http://txawriter.wordpress.com/  )

________________________________________________________________________________________________

    

Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC  (Link cũ)

http://txawriter.wordpress.com  (Link mới)

Trở về

 

THƠ PHỔ NHẠC:

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/thophonhac

 

trang bài mới -- sách mới -- tin tức mới: 

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-5

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-4

 

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-1.htm

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-2

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-3

 

trang "Những trang mục trên 'Web Tác giả Trần Xuân An'":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

    lên đầu trang (top page)   

 

Ngày 08-10HB7

Bổ sung trong các ngày ghi trên từng tiểu đề