z+f.a. Ghi chú của bài 31 & vài bài liên quan - Tl.2 - Ghi chú thêm về khổ đế

(Theo mục lục tạm thời ở trang

 

http://sites.google.com/site/tranxuananwriter/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-2

 

đây là bài 32, nhưng tôi sắp xếp lại thành bài phụ cho hợp lí hơn)

 

 

 

 

 

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

 

GHI CHÚ THÊM VỀ VÀI BA BÀI VIẾT VÀ THÔNG TIN

TRÊN CÁC TRANG 8, 9, 10 & 11 THUỘC MỤC “BÀI MỚI – SÁCH MỚI – TIN TỨC MỚI” Ở WEBTGTXA.

 

I. Từ chuyện Phật, nói chuyện đời:

 

Bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” của Huy Cận: Nhà thơ Huy Cận khẳng định ở đề từ, nhà nghệ sĩ ngày xưa (“bác thợ cả”) đã mượn chuyện Phật để nói chuyện đời của nước ta ở thế kỉ XVIII. Tôi nghĩ rằng Huy Cận nhận thức theo chủ quan của ông mà thôi. Có thể Huy Cận không hiểu “Tứ diệu đế” của nhà Phật. Các pho tượng là tượng thờ trong chùa đồng thời cũng được xem là các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, không có chú giải bằng ngôn ngữ viết, nên dễ suy diễn chủ quan hơn so với các tác phẩm viết.

 

Nhưng nhận thức chủ quan này của Huy Cận cũng có cơ sở thực tế và lịch sử:

 

a. Cho đến nay, tôi biết chỉ duy nhất một ngôi chùa Tây Phương ở Hà Tây là có các pho tượng La Hán được điêu khắc để thể hiện sự nhập thân khổ đế, nên Huy Cận ngờ là các nghệ nhân thế kỉ XVIII mượn chuyện Phật để nói chuyện đời.

 

b. Tâm thế bi phẫn và các cuộc nổi loạn liên miên ở Đàng Ngoài chống Đàng Trong (Tây Sơn – Quang Trung và Nguyễn Ánh cùng triều Nguyễn thời độc lập, tự chủ) đã được sử kí ghi chép rất nhiều.

 

Theo tôi, chính xác là các pho tượng La Hán chùa Tây Phương chỉ thể hiện sự nhập thân “khổ đế”. Các vị đại sư La Hán phải thấu hiểu đời, đau nỗi khổ đau phổ quát, muôn thuở và cụ thể, nhất thời của đời mới cứu đời được. Bởi lẽ, đó là tượng thờ trong chùa, cho nên nội dung chính của các pho tượng ấy phải là “khổ đế” theo triết học – giáo lí nhà Phật. Ngoài ra, khi tạc tượng, một cách hữu thức hay vô thức, các nghệ nhân xưa đã thể hiện tư tưởng, cảm xúc và tâm thế của chính họ, những con người Việt Đàng Ngoài, thế kỉ XVIII, ở các đường nét, tư thế của các pho tượng. Đây cũng là sự thể thường thấy trong lao động sáng tạo nghệ thuật. Nếu có như vậy, thì yếu tố chuyện đời (tâm thế Đàng Ngoài thế kỉ XVIII) cũng là nội dung phụ mà thôi.

 

Tôi muốn nói: Cảm nhận về các pho tượng La Hán chùa Tây Phương, nhà thơ Huy Cận đã lấy nội dung phụ làm nội dung chính, thậm chí xem nội dung phụ là nội dung duy nhất. Đó là một sự ngộ nhận (do không hiểu khổ đế) hay khiên cưỡng (hiểu khổ đế nhưng vẫn cố ép uổng) trong cảm thụ của Huy Cận. Nói cách khác, Huy Cận đã tái tạo các pho tượng ấy bằng thơ ca theo nhận thức chủ quan của ông, gồm cả quan điểm sai lầm về sử học của chính ông và của Đàng ngoài. Đó là quyền nghệ sĩ. Nhưng phải ghi nhớ thêm rằng, nhà thơ Huy Cận không miêu tả và phản ánh các pho tượng La Hán chùa Tây Phương theo phương pháp khách quan, khoa học, để người đọc đừng hiểu lầm theo cách cảm thụ chủ quan của Huy Cận. Cần ghi chú thêm như vậy dưới bài thơ khi tái bản.

 

II. Từ chuyện đời, triển khai theo hướng khác: chuyện “khổ đế” (phát triển “khổ đế” của nhà Phật):

 

1. Truyện ngắn “Nhật kí người điên” của Lỗ Tấn: Rõ ràng là Lỗ Tấn thông qua chuyện người điên để phản ánh, thể hiện suy tư về chính trị, xã hội và lịch sử. Đây là một tác phẩm nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ viết, thể nhật kí, do đó ngôn từ khá minh xác. Trong truyện “Nhật kí người điên”, nhân vât Người điên đã suy diễn, kết luận một cách hết sức khái quát, chân thực và sâu sắc về chính trị, xã hội và lịch sử Trung Quốc trên cơ sở những tri giác hoang tưởng của chính Người điên ấy (lấy cái hư để nói cái thực). Vì thế, không thể nói khác được, là qua văn bản ngôn từ “Nhật kí người điên” , Lỗ Tấn không hề nói đến vấn đề sát sanh theo triết học – giáo lí Phật giáo, mà chỉ nói chuyện chính trị, xã hội và lịch sử mà thôi.

 

2. Hai bài thơ “Đức Trọng và ‘Quán bên đường’”“Ám thị ‘hoang tưởng bị cưỡng hiếp và bôi nhọ’” cùng với mẩu chuyện y bác sĩ Lê Đất Lành trong tiểu thuyết “Mùa hè bên sông” (Nỗi đau hậu chiến) của Trần Xuân An: Chùm thơ, mẩu truyện này đều thuộc loại tác phẩm nghê thuật ngôn từ (văn bản ngôn ngữ viết, thể thơ và thể tiểu thuyết). Nội dung là hoang tưởng phi lí, nhưng cũng như truyện “Nhật kí người điên” (Lỗ Tấn), Trần Xuân An đã lấy cái phi lí, cái không thực để phản ánh cái thực là tình trạng cưỡng bức, ức hiếp về chính trị, xã hội, cưỡng bức, xuyên tạc, bôi nhọ về văn học, triết học và sử học bằng chính văn học, triết học, sử học... -- loại sa-đích này thời đại nào cũng có --, và nhu cầu “bung ra”, “cởi trói” của xã hội Việt Nam những năm cuối thập niên 70/XX, 80/XX... Qua văn bản ngôn từ “Nhật kí người điên” , Lỗ Tấn không hề nói đến vấn đề sát sanh, thì cũng như vậy, qua hai bài thơ “Đức Trọng và ‘Quán bên đường’”“Ám thị ‘hoang tưởng bị cưỡng hiếp và bôi nhọ’” cùng với mẩu chuyện y bác sĩ Lê Đất Lành trong tiểu thuyết “Mùa hè bên sông” (Nỗi đau hậu chiến), Trần Xuân An cũng không nói đến vấn đề loạn luân. Điều này được xác quyết bằng văn bản ngôn ngữ viết. Tuy là ngôn ngữ thơ nhưng hai bài thơ ấy vẫn minh xác, lại được bổ trợ bằng văn bản ngôn ngữ tiểu thuyết, rất minh xác.

 

3. Bài khảo luận “SUY NGHĨ VÀ PHÁT TRIỂN THÊM NỘI DUNG Ý NIỆM KHỔ ĐẾ TRONG TỨ DIỆU ĐẾ – NỀN TẢNG QUAN TRỌNG NHẤT CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO” của Trần Xuân An có nội dung tóm tắt (đề mục ghi đầu bài), với nguyên văn như sau (trích, màu chữ nâu):

 

“Từ “Nhật kí người điên”Nhật kí người điên tân biên, bài viết được triển khai theo một hướng khác trong sự giới hạn vấn đề:

- Suy tư về khổ đế (dukkha) từ hai điều kiện cơ bản trong quá trình sống và tồn tại của chúng sinh muôn loài

- Xác lập hai tiên đề của vô thần luận

- Sơ lược về con đường giải thoát theo triết học, giáo lí Phật giáo”.

 

Chú thích cũng ghi rõ, Nhật kí người điên tân biên chính là bài thơ “Ám thị ‘hoang tưởng bị cưỡng hiếp và bị bôi nhọ’”:

 

“Trần Xuân An, “Tôi vẫn ở trên đường” (tập thơ), Nxb. Văn Nghệ, 1993, tr. 11-12. Trong tập thơ này có một bài được viết trong tâm cảnh “Nhật kí người điên”, có thể tạm gọi là “Nhật kí người điên tân biên”, nguyên văn đầu đề là: “Ám thị ‘hoang tưởng bị cưỡng hiếp và bị bôi nhọ’”, sđd., tr. 64-65”.

 

Và ở một chú thích khác:

 

“Đây là một sự triển khai tác phẩm theo hướng khác, bởi ai cũng biết rằng nội dung chủ yếu của “Nhật kí người điên” của Lỗ Tấn là chính trị - xã hội. Đối với Nhật kí người điên tân biên của tôi (thực chất chỉ là tâm cảnh, tâm thế trong “Nhật kí người điên” nguyên bản, nhưng thay hai chữ “ăn thịt” bằng “cưỡng hiếp” mà thôi), thì cũng có sự triển khai tác phẩm theo hướng khác tương tự như thế. Cả hai đều được khai thác ở khía cạnh dung tục, máu me và tởm lợm, nhằm mục đích để người đọc nhận thức ra thực trạng sống trong điều kiện sống vĩnh cửu của con người và của các chúng sinh khác (nhận ra quy luật tàn bạo của tự nhiên và xã hội), đồng thời đề nghị một trong vài lối thoát: Con đường giải thoát của Phật giáo”.

 

Tôi nhấn mạnh: Sự triển khai các tác phẩm theo hướng khác, bên ngoài nội dung của các tác phẩm.

 

III. Kết:

 

Trong giới hạn các tác phẩm kể trên: Nếu Huy Cận, từ chuyện Phật nói chuyện chính trị, xã hội, lịch sử (I. Từ chuyện Phật, nói chuyện đời) thì Lỗ Tấn và Trần Xuân An lại từ chuyện y học (bệnh hoang tưởng) nói chuyện chính trị, xã hội, văn, triết, sử học; rồi Trần Xuân An lại từ chuyện y học (bệnh hoang tưởng) ấy trong các tác phẩm đã nêu mà triển khai theo hướng khác, bên ngoài nội dung của các tác phẩm, để xoáy sâu vào khổ đế (dukkha) và nhằm xác lập hai tiền đề vô thần luận (II. Từ chuyện đời, triển khai theo hướng khác: phát triển nội dung khổ đế của triết học – giáo lí Phật giáo).

 

 

TP.HCM., từ 7 : 00 đến 8 : 35’, ngày 01-3 HB8 (2008)

Trần Xuân An

 

 

Xem lại trang 10  &  trang 10 bis

  Mới nhất!

Trang 10 bis thuộc mục "Bài mới - sách mới - tin tức mới" vẫn đang cập nhật cho đến ngày 10-3 HB8: 19 & 20-02 HB8 [2008]  -- 22-02 HB8 

 

Xem lại trang 11

 ► ► ►   Xem tiếp trang 12   ► ► ►

 

________________________________________________________________________________________________

 

Trở về

 

THÔNG BÁO CẬP NHẬT Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/thongbao-update_mucluctrang

 

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

&

trang mục lục Giao Lưu:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket_mucluctrang

(mục lục của mục này -- các trang Giao lưu)

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

(trang 1 Giao lưu)

TRANG "NGÀN WEBs CỦA NGÀN NHÀ":

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/webcacnha

Trang chủ Web. Tác giả Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

trang "Những trang mục trên 'Web Tác giả Trần Xuân An'":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

 

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

 

    lên đầu trang (top page)   

 

 Ngày đưa trang này lên web: 01-03 HB8

Bổ sung một ít chữ ở đoạn kết cho rõ ý:

III. Kết: Trong giới hạn các tác phẩm kể trên: Nếu Huy Cận, từ chuyện Phật nói chuyện chính trị, xã hội, lịch sử (I. Từ chuyện Phật, nói chuyện đời) thì Lỗ Tấn và Trần Xuân An lại từ chuyện y học (bệnh hoang tưởng) nói chuyện chính trị, xã hội, văn, triết, sử học; rồi Trần Xuân An lại từ chuyện y học (bệnh hoang tưởng) ấy trong các tác phẩm đã nêu mà triển khai theo hướng khác, bên ngoài nội dung của các tác phẩm, để xoáy sâu vào khổ đế (dukkha) và nhằm xác lập hai tiền đề vô thần luận (II. Từ chuyện đời, triển khai theo hướng khác: phát triển nội dung khổ đế của triết học – giáo lí Phật giáo).

02-5 HB8