Trần Xuân An - Một ít ý kiến rời trong tháng 6 & tháng 7 trên Facebook

MỘT ÍT Ý KIẾN RỜI

THÁNG 6 & THÁNG 7 HB15 (2015)

ĐÃ ĐĂNG TRÊN FACEBOOK

1

Trần Xuân An

14 Tháng 7 lúc 8:24 ·

Về bài ý kiến ngắn

“THỬ PHÁT HUY TÌNH THẦN DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC:

LẠM BÀN VỀ ĐẠI HỘI HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM LẦN THỨ IX (09 — 10-7-2015)”.

Ý kiến ngắn này tôi đã tự đăng trên Facebook của tôi, ngày 12 Tháng 7 lúc 8:13.

Xin nói thêm:

Tôi mong rằng không có ai hiểu lầm, đi đến chỗ QUY KẾT, CHỤP MŨ. Tôi chỉ phê phán những ai kéo lùi, đi ngược công cuộc ĐỔI MỚI. Ý tưởng chính của bài viết ngắn này, tôi đã viết thành bài báo, cách đây đã trên 5 năm, đăng ở Vietnamnet, Boxit, Tttđt.Hội Nhà báo Việt Nam…

http://www.vja.org.vn/vi/detail.php?pid=1&catid=36&id=21643&dhname=Hai-de-xuat-nhan-su-bau-cu-BCH-Hoi-nha-van-VN

Trần Xuân An

12 Tháng 7 lúc 8:13 · Đã chỉnh sửa trên tài khoản Facebook

THỬ PHÁT HUY TÌNH THẦN DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC:

LẠM BÀN VỀ ĐẠI HỘI HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM LẦN THỨ IX (09 — 10-7-2015)

1) Tham quyền cố vị; tưởng rằng vào ban chấp hành là đương nhiên vào văn học sử.

2) Sử dụng thủ thuật độc tài khá “nghề” nhưng công luận vẫn biết rõ (biến hội thành tổ chức của các cảm tình viên, loại trừ những ai có chủ kiến mạnh mẽ).

3) Chưa thể hiện (hay chưa có) bản lĩnh và trình độ dân chủ, không phải do các nhà văn, nhà thơ mà do cơ chế chuyên chính (cho dù đã đổi mới, “cởi trói”).

4) Phái bảo thủ, chống hòa giải dân tộc thật sự đang ra sức thi hành thể chế “quân quản” (xem FB của anh Nhật Tuấn, nhà văn)…

Bốn điểm tôi thử nêu ra và lạm bàn bên trên (phần chính văn) là phản ánh tàn dư của thể chế tại các nước cộng sản trước đổi mới, cải cách, cải tổ.

Xin bàn thêm cho rõ:

1) Ai đã làm tổng bí thư thì yên vị cho đến chết (như Staline, Brezhnev, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, v.v…). Nay Putin cũng còn vướng đậm tư tưởng tham quyền cố vị, mặc dù nước Nga không còn thể chế cộng sản… Nước ta đã đổi mới, và đã có văn bản quy định, đại để mỗi người chỉ có hai nhiệm kì là tối đa, trên một chiếc ghế lãnh đạo, như ghế tổng bí thư chẳng hạn. Chẳng lẽ Hội Nhà văn Việt Nam lại khác?

2) Quốc hội, hội đồng nhân dân, chính quyền các cấp đều thế. Nhưng ở Hội Nhà văn VN., quá rõ, như anh Nhật Tuấn phân tích (chọn người cho vào Hội, và những người ấy trả ơn mưa móc đã cho vào Hội).

3) Nhà văn, nhà thơ dân chủ đích thực thế nào được, nên chỉ “quậy” cho dzui mà thôi. Số phiếu bất hợp lệ thể hiện chủ kiến như cách bỏ phiếu trắng (có thể có trường hợp là do số ít nhà văn mắt kém, già nua, lẩm cẩm).

4) Phái chống hoà giải dân tộc thực sự đang cố bảo vệ địa vị, quyền lợi của mình và bảo vệ những tác phẩm trót viết theo cách tuyên tuyền một chiều hồi còn chiến tranh, Liên Xô còn vững mạnh, Trung Quốc còn mao-ít, chưa đổi mới, hội nhập…

Đâu rồi ý thức và ý chí Đổi mới?

T.X.A.

12-7 HB15 (2015)

2

Trần Xuân An

12 Tháng 7 lúc 7:41 ·

VỀ HAI TỪ “CHỦ KIẾN” VÀ “CHÍNH KIẾN”

Một từ điển tiếng Việt định nghiã: Chủ kiến, (danh từ), (ít dùng): ý kiến riêng của mình. Ví dụ: người có chủ kiến. Đồng nghĩa: chính kiến.

Theo tôi, có lẽ tác giả từ điển đã định nghĩa đúng nhưng đưa ra từ đồng nghĩa lại sai, hay tác giả ấy căn cứ vào cách hiểu và sử dụng sai hiện nay để xem “chủ kiến” đồng nghĩa với “chính kiến”.

Trước đây và theo cách hiểu, cách dùng của những người hiện thời am tường ngữ nghĩa tiếng Việt (gồm vốn từ Hán – Việt đã Việt hóa): Chủ kiến là ý kiến riêng (có tính độc lập so với những người khác); chính kiến là ý kiến về chính trị (không phải là ý kiến chính, ý kiến chủ yếu).

Không nên lẫn lộn hay đánh tráo từ ngữ.

T.X.A.

07:10, 12-7 HB15 (2015)

3

Trần Xuân An

11 Tháng 7 lúc 21:14 ·

VỀ DANH XƯNG NHÀ VĂN CẤP ĐỊA PHƯƠNG, NHÀ VĂN CẤP TOÀN QUỐC

TẠI NƯỚC TA HIỆN NAY

Thân gửi Tam NguyenEsq (luật sư – tiến sĩ Nguyễn Hưng Minh Tâm — Hoa Kỳ)

Bạn thân mến!

Khi còn ở Đà Nẵng, mình phải sử dụng điện thoại di động, phần mềm không có dấu, nên rất bất tiện để đính chính. Thêm vào đó, danh xưng “nhà văn” ở Việt Nam cũng rất phức tạp, phiền toái (do phân biệt đối xử; do mưu đồ phe cánh, bè đảng để củng cố địa vị; do óc độc đoán, cố quyết đè bẹp những ai có chủ kiến độc lập; nói chung là giá trị tác phẩm lại bị xem là tiêu chuẩn thứ yếu…), mình đã bàn nhiều rồi. Vì vậy, mình im lặng, xem đó chỉ là chuyện nhỏ, chuyện vặt thôi, chẳng có gì mà đính chính cho rắc rối.

Theo thể chế hiện hành ở nước ta, những ai cầm bút mà ở ngoài các hội nhà văn địa phương, hội nhà văn toàn quốc thì không được gọi là “nhà văn” (ngoặc kép, chứ không phải nháy nháy).

Do đó, nếu gọi mình là nhà văn, thì nhớ thêm định ngữ phía sau: nhà văn TP.HCM. Trần Xuân An (nhà văn cấp địa phương). Nếu gọi ông Hữu Thỉnh là nhà văn, thì nhớ gọi đầy đủ là nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh (nhà văn cấp toàn quốc).

Bạn vô tư, nhưng thiên hạ lại soi mói từng chữ đó, bạn Tam NguyenEsq à.

Thân mến,

T.X.A.

21:12, 11-7-2015

4

CHỦ TỊCH & TRƯỞNG

Mấy hôm nay cộng đồng mạng toàn cầu tại nước mình bàn thảo rất nhiều về hai từ trên.

Xin mạn phép bàn một đôi dòng:

Có hai hệ thống.

Cần phải nhất thống theo từng hệ thống chăng?

1) Hệ thống trưởng: trưởng nước thì gọi là quốc trưởng; trưởng tỉnh là tỉnh trưởng; trưởng quận/huyện là quận trưởng, huyện trưởng; trưởng xã, trưởng thôn là xã trưởng, thôn trưởng; trưởng họ tộc là tộc trưởng; trưởng trường là hiệu trưởng; trưởng lớp là lớp trưởng; trưởng tổ là tổ trưởng.

2) Hệ thống chủ tịch: tương tự như trên, nhưng cấu trúc từ lại theo ngữ pháp Hán – Việt + ngữ pháp Việt: chủ tịch nước, chủ tịch tỉnh, chủ tịch quận/huyện…v.v…

T.X.A.

17-7 HB15 (2015)

5

BÀN TIẾP VỀ HAI TỪ “CHỦ TỊCH” VÀ “TRƯỞNG”

Theo “Từ điển Hán – Việt” của Đào Duy Anh và “Hán – Việt tự điển” của Thiều Chửu: TỊCH có 4 nghĩa: dựa vào; chiếc chiếu; chỗ ngồi; bao quát. Đào Duy Anh định nghĩa CHỦ TỊCH: Người chủ trì trong một hội nghị = ngồi vị chính (président d’une assemblée).

Cũng theo 2 từ điển, tự điển trên: TRƯỞNG: lớn; lớn lên; đứng đầu.

Theo đó, nghĩa đen của CHỦ TỊCH là cái chiếu chính (được hiểu là người ngồi ở chiếu trên, chiếu nhất, ngồi ở chỗ ngồi chính), nặng về mô tả cái chỗ ngồi (xưa ngồi trên chiếu, và chiếu có nhiều hạng bậc).

Cũng theo đó, TRƯỞNG là [người] đứng đầu, lại thiên về miêu tả phẩm cấp con người chứ không phải cái chỗ ngồi.

Thưa quý vị thân mến,

Chúng ta nên dùng từ nào? Từ chú trọng vào cái chỗ ngồi hay từ chỉ phẩm cấp con người?

Tuy vậy, CHỦ TỊCH, chỉ chức vụ đứng đầu. TRƯỞNG, chỉ người đứng đầu về chức trách. DÙNG TỪ NÀO CŨNG ĐƯỢC.

T.X.A.

sáng 18-7 HB15 (2015)

Xem lại:

https://www.facebook.com/tranxuanan.writer/posts/1601509456789666

6

Ý KIẾN KHI THẤY MỘT BÀI VIẾT VỀ VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM ĐƯỢC PHỔ BIẾN ĐƯỜNG DẪN (link) TRÊN FACEBOOK, SÁNG NAY

Có thêm một hội nhà văn Việt Nam nữa, như Văn đoàn độc lập Việt Nam này, mới có sự cạnh tranh lành mạnh. Tôi ủng hộ tinh thần và cơ chế cạnh tranh rất văn minh, có văn hoá như vậy. Nếu có thêm một hội nhà văn Việt Nam thứ ba, càng tốt. Và chỉ 3 hội nhà văn cấp toàn quốc thôi. Đến hội thứ tư là hỏng chuyện (và cũng đã hết nhà văn chương có tâm, có tầm để mời vào hội!).

T.X.A.

19-7 HB15 (2015)

.

http://www.tranxuanan-writer.net

http://www.txawriter.wordpress.com

http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

_______________________

 

Google Sites /  host

WORDPRESS, GOOGLE PAGE CREATOR, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE