S.(19). Trang 19 - Thông báo cập nhật (trang đầu tiên ở Google Sites)

ĐÂY LÀ TRANG THÔNG BÁO CẬP NHẬT ĐẦU TIÊN ĐƯỢC VIẾT Ở  CƠ SỞ LƯU - PHÁT (HOST) GOOGLE  SITES

(từ cuối tháng 7 HB9, sau khi việc di chuyển WebTgTXA. tạm hoàn tất)

 

► 28-07 HB9 (2009): Cập nhật ở trang Ngàn webs ngàn nhà 5 :

Điểm mạng của nhà thơ Nguyễn Tấn Sĩ (Tam Kỳ, Quảng Nam):

http://sites.google.com/site/tranxuananwriter/Home/web-cac-nha/web-ngan-nha-5  

 

 

► 30-7 HB9 (2009): Thông tin từ Tạp chí Xưa & Nay, số 334, tháng 6-2009, tr. 26-27: "Ai đã gây ra vụ thảm sát ở Hướng Điền?" (bài viết của Nguyễn Tiến Lực). Tác giả bắt đầu bài nghiên cứu - thông tin - đính chính sử liệu của mình bằng cách đưa ra vấn đề: "Tháng 7-1955, tại Hướng Điền (Quảng Trị) đã xảy ra một vụ thảm sát đẫm máu, nhưng cho đến nay lại có nhiều nguồn tài liệu khác nhau không đồng nhất trong việc xác định kẻ trực tiếp gây ra tội ác này". Tác giả Nguyễn Tiến Lực đã liệt kê một số văn bản tố cáo, sách lịch sử về sự vụ này, từ thư của đại tướng Võ Nguyên Giáp (9-9-1955) gửi chủ tịch Ủy ban Quốc tế giám sát và kiểm soát việc thực hiện Hiệp định Genève 1954 ở Việt Nam cho đến cuốn "Miền Nam giữ vững thành đồng" của Trần Văn Giàu, "Lịch sử Việt Nam 1954-1975" (Viện Sử học, 1996), "Địa chí Quảng Trị" (1996), sau đó, Nguyễn Tiến Lực chứng minh bằng những tư liệu khác, với xuất xứ cụ thể: Chính lực lượng Đảng Đại Việt lên hoạt động, lập chiến khu tại Ba Lòng trong thời điểm đó là thủ phạm của vụ thảm sát ở hai thôn Tân Lập và Tân Hiệp thuộc xã Hướng Điền, tỉnh Quảng Trị, chứ không phải tiểu đoàn 126 của Ngô Đình Diệm. Ngoài một số sách, Nguyễn Tiến Lực còn trích một tư liệu có giá trị là Thông tri số 127/TT, ngày 15-3-1963 của Tỉnh ủy Quảng Trị, với nguyên văn: "Hòa bình lập lại năm 1954, được đế quốc Pháp giúp đỡ, nhưng vì quyền lợi cá nhân gia đình Diệm, nên chúng (bọn Đại Việt - Tg. [Nguyễn Tiến Lực chua thêm]) bị Diệm khủng bố chạy lên lập chiến khu ở miền Tây, không được quần chúng ủng hộ, chúng đã giết đồng bào, cán bộ, đảng viên ta hàng trăm người một lúc" (tài liệu lưu trữ tại Tỉnh ủy Quảng Trị, kí hiệu 0127-TT/TU). 

 

Vụ thảm sát Hướng Điền vốn là một sự kiện lớn, từng gây chấn động trong và ngoài nước, nhiều sách báo về lịch sử có đề cập đến. Có thể bài viết của Nguyễn Tiến Lực sẽ dẫn đến một cuộc tranh luận trên Tạp chí Xưa & Nay hoặc trên Wikipedia hoặc ở các website hiện nay của dư đảng Đại Việt, chống Ngô Đình Diệm, hay của tàn binh tiểu đoàn 126, hầu hết là lính Bắc Việt (?) tin cậy của Ngô Đình Diệm, tại hải ngoại.

 

Đây là thông tin từ tháng 6-2009, nhưng vì bận di chuyển WebTgTXA. từ Google Page Creator đến Google Sites, nên không kịp trần thuật lại. Nay, cuối tháng 7 HB9, xin tóm tắt và dự đoán như trên.

 

WebTgTXA.

 

 

► 30-7 HB9 (2009): Theo Trang Thông tin điện tử Hội Nhà văn Việt Nam, Ban chấp hành Hội đang tổ chức kì họp, trong hai ngày, 30 và 31 tháng 7 năm 2009 để bàn và quyết định nhiều nội dung quan trọng của văn học:

 

- Hợp tuyển các tác gia Việt Nam

- Tuyển thơ Việt Nam thế kỷ XX

- Tuyển truyện ngắn Việt Nam thế kỷ XX

- Bầu chọn để đề cử tác giả tác phẩm tham dự giải thưởng văn học ASEAN.

 

Trong vài ngày trước, Trang Thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam (CINET) cũng đã đăng tải bài phỏng vấn nhà thơ Vũ Quần Phương về việc làm tuyển thơ Việt Nam thế kỉ XX.

 

Hi vọng các tuyển quan trọng trên sẽ thể hiện được tầm nhìn bao quát, tinh tế, sâu sắc và sâu sát, đặc biệt là sự công tâm, ưu ái đối với văn chương 3 miền của nước nhà trong cả 100 năm thuộc thế kỉ XX vừa mới trôi qua gần 10 năm. Chắc hẳn các tuyển thơ thế kỉ XX của các miền, các tỉnh (như “Thơ Miền Trung thế kỉ XX”, "Non Mai sông Hãn" - thế kỉ XX…) và những công trình lớn (như “700 năm thơ Huế”…) là cơ sở cho sự tuyển chọn này.

 

 

► 03-08 HB9 (2009): Cập nhật ở trang Ngàn webs ngàn nhà 5 :

Điểm mạng của nhà thơ Lê Thu Thùy (Web Hoa Phù dung) (Duy Xuyên, Quảng Nam):

http://sites.google.com/site/tranxuananwriter/Home/web-cac-nha/web-ngan-nha-5

 

 

► 07-08 HB9 (2009): (8/4/2009 4:31:25 PM) (Ngày 04-8-09) : http://hoinhavanvietnam.vn/News.asp?cat=36

"Tuổi năm mươi ngoài, làm thơ, viết văn, lại còn khảo cứu và viết tiểu luận; món nào cũng công phu, cũng để lại nhiều ấn tượng. Đặc biệt là sự hết lòng. Đây là thơ An viết đề sau bức ảnh Hồ Gươm: "Xin chấm vào nửa trái tim tôi/ buốt đắng/ bằng ngón tay ngọn bút thon dài/ viết vào từng gợn sóng khói bay/ và vô cùng trưa gió đang say/ dòng chữ màu áo em/ đỏ thắm"."

(Lời giới thiệu của Trang Ttđt. Hội Nhà văn Việt Nam)

Trần Xuân An, tiểu sử và chùm thơ tự chọn

( http://hoinhavanvietnam.vn/News.asp?cat=36&scat=&id=1622 )

Các nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hàn Vũ Hùng và Nguyễn Khắc Phê nói về thơ văn Trần Xuân An

( http://hoinhavanvietnam.vn/News.asp?cat=36&scat=&id=1621 )

Thành thật cảm ơn Trang Thông tin điện tử Hội Nhà văn Việt Nam.

 

► 22-8 HB9: Bài phản hồi của Trần Xuân An (về bài viết của Lê Tiến Công) đã đăng trên Tạp chí HUẾ XƯA & NAY số 94 (tháng 7 & tháng 8 2009):

 

 

 Bìa 1 tạp chí Huế Xưa & Nay, số 94, tháng 7 & tháng 8 2009  |  1. Trang 41  |  2. Trang 42  |  3. Trang 43  |  4. Trang 44  |   5. Trang 45  |  6. Trang 46  |  7. Trang 47  |  8. Trang 48  |  9. Trang 49  |  10. Trang 50  |  11. Trang 51  |  12. Trang 52  |  13. Trang 53  |  14. Trang 54  |  15. Trang 55 

 

► 22-8 HB9: Sách tặng nhận được từ những người cầm bút thân quen: Nhà thơ Nguyễn Tôn Nhan (TP.HCM.), nhà báo Phanxipang (TP.HCM.), nhà thơ Phan Văn Quang (Quảng Trị):

 

                                      

 

Lục bát ba câu - Nguyễn Tôn Nhan  |  Huế chừ - Phanxipang  |  Dấu mùa se lạnh - Phan Văn Quang

 

► 24-8 HB9: Cập nhật ở trang 5 "Ngàn webs ngàn nhà": Điểm mạng toàn cầu Văn nghệ Quảng Trị 

( do anh ngklhacphuoc@gmail.com phụ trách ) : http://www.tranxuanan-writer.net/Home/web-cac-nha/web-ngan-nha-5

 

► 01-9 HB9 (2009): WebTgTXA. vừa nhận được sách tặng: Hồ Chí Bửu, "Gởi người chưa một lần diện kiến", Nxb. Văn nghệ TP.HCM., 2009:

 

 

Bìa sách Hồ Chí Bửu

 

► 18-9 HB9 (2009): WebTgTXA. vừa nhận được sách tặng: TRẦN HOÀI ANH, “Lý luận – phê bình văn học ở đô thị Miền Nam 1954-1975” (chuyên luận), luận văn tiến sĩ, Nxb. Hội Nhà văn, 7-2009:

 

 

Bấm vào đây: Ảnh lớn, rõ nét

 

 

GS.TSKH. Lê Ngọc Trà (ĐHSP.TP.HCM.): “Đây là một công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc, có chất lượng tốt, có tư liệu phong phú góp phần nhận diện một cách hệ thống và khách quan về hoạt động lý luận phê bình văn học ở đô thị Miền Nam trước 1975. Công trình có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngữ văn và các nhà nghiên cứu về văn học Việt Nam hiện đại” (phần gấp bìa 1).

 

PGS.TS. Bửu Nam (ĐHSP. – ĐH. Huế): "Chúng tôi đánh giá rất cao sự đóng góp của chuyên luận, xem đây là một công trình đầu tiên đề cập đến vấn đề lý luận phê bình văn học ở đô thị Miền Nam một cách khá hệ thống với tinh thần đổi mới, tiến bộ, cởi mở và cầu thị” (phần gấp bìa 1).

 

PGS.TS. Huỳnh Như Phương (ĐH.KHXH. & NV. – ĐHQG. TP.HCM.): “Chuyên luận này là một tài liệu tham khảo cần thiết cho những ai quan tâm nghiên cứu sự phát triển của lý luận – phê bình văn học Việt Nam thế kỉ XX cũng như đời sống văn học ở các thành thị Miền Nam giai đoạn 1954-1975” (phần gấp bìa 4).

 

PGS.TS. Trịnh Bá Dĩnh (Viện Văn học): “Phải nói sự phong phú cả về tư liệu lẫn các ý tưởng là đặc điểm nổi bật của chuyên luận này. Theo tôi biết chưa có công trình thứ hai nào liên quan đến chủ đề này có sự phong phú như vậy. Tác giả dường như làm sống lại một nền lý luận phê bình, đôi khi người đọc như bị tác giả lôi cuốn vào đời sống đó…” (phần gấp bìa 4).

 

WebTgTXA. trân trọng giới thiệu cùng quý người đọc trong và ngoài nước.

 

 

► 28-9 HB9 (2009): Về tuyển thơ “GỬI HƯƠNG VỪA CHỚM” (Google search: "Gui huong vua chom" hay "Gửi hương vừa chóm"), Nxb. Đà Nẵng, 1998: Không riêng gì tuyển thơ này, nhiều tuyển khác có in lại thơ của tôi (Trần Xuân An) mà tôi không hề biết mặt mũi các tuyển thơ đã xuất bản ấy bao giờ. Một số người tuyển thơ có lòng, mang biếu tôi mỗi tuyển một cuốn, chứ không phải tuyển nào có sử dụng thơ tôi, người tuyển đều có biếu sách cho tôi. Nhiều nhà thơ khác cũng gặp trường hợp như tôi vậy. Do đó, tôi không chịu trách nhiệm gì về tuyển thơ “GỬI HƯƠNG VỪA CHỚM” (bởi lẽ, không biết bản in lại trúng trật như thế nào cả, làm sao tôi chịu trách nhiệm được!).

 

 

________________________________________________

 

30-9-2009

 

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ÔNG VŨ ĐỨC SAO BIỂN & ÔNG TRẦN VIẾT NGẠC

KHÔNG ĐĂNG KÍ BẢN QUYỀN VỀ PHẦN HÀNH TÁC GIẢ CỦA HAI ÔNG ẤY

TRONG ĐẦU SÁCH “THƠ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) – VÀI NÉT VỀ CON NGƯỜI TÂM HỒN & TƯ TƯỞNG” (Trần Xuân An biên soạn  & khảo cứu [với trách nhiệm chủ biên, đảm đương xuất bản, ấn phí], Nxb. Thanh Niên, 2008)

 

Đầu tháng 8-2009, tôi (Trần Xuân An) tiến hành việc đăng kí bản quyền sách. Trong đó có đầu sách: “THƠ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) – VÀI NÉT VỀ CON NGƯỜI TÂM HỒN & TƯ TƯỞNG” (Trần Xuân An biên soạn & khảo cứu [với trách nhiệm chủ biên, đảm đương xuất bản, ấn phí], Nxb. Thanh Niên, 2008).

 

 

 

Mặc dù tôi (Trần Xuân An) đã đến tận nhà, tận cơ quan để gặp mặt và trao văn bản dưới đây, nhưng hai ông Vũ Đức Sao Biển & Trần Viết Ngạc vẫn không đăng kí phần hành. Do đó, ngoại trừ ông Đoàn Quang Hưng đã mất, chúng tôi, gồm năm người còn lại: PGS.TS. Võ Xuân Đàn, Nnc. Trần Đại Vinh, Nnc. Nguyễn Tôn Nhan, TS. Ngô Thời Đôn và nhà thơ Trần Xuân An (tác giả, chủ biên, đảm đương xuất bản, ấn phí), đã kí giấy xác nhận & viết xác nhận bằng thủ bút, để đăng kí bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) – Văn phòng phía Nam.

 

Việc hai ông Vũ Đức Sao Biển & Trần Viết Ngạc không đăng kí, nhưng không có lí do, không ảnh hưởng gì đến các mặt như sau:

1. Không ảnh hưởng đến tính pháp lí của đầu sách;

2. Không ảnh hưởng đến giá trị học thuật cũng như về phương diện lưu hành đầu sách;

3. Đầu sách kể trên vẫn là một chỉnh thể không thể phân chia, cắt xén.

 

Việc tách phần hành của hai ông Vũ Đức Sao Biển, Trần Viết Ngạc và ông Đoàn Quang Hưng ra khỏi cuốn sách là để đăng kí phần hành tác giả cho năm (05) người còn lại, như đã kể trên, chứ không phải phân xẻ chỉnh thể đầu sách hiện đang lưu hành.

 

Các thông tin khác thuộc vụ việc này, xin xem thêm ở “Giấy xác nhận phần hành tác giả…” đính kèm dưới đây.

 

Vậy trân trọng thông báo để tránh những ngộ nhận đáng tiếc.

 

Nay thông báo,

Trần Xuân An

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

GIẤY XÁC NHẬN TÁC GIẢ PHẦN HÀNH TRONG CUỐN SÁCH

“THƠ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) – VÀI NÉT VỀ CON NGƯỜI, TÂM HỒN VÀ TƯ TƯỞNG”

(Trần Xuân An biên soạn và khảo cứu – chủ biên, NXB. Thanh Niên, 2008)

 

Kính gửi: Cục Bản quyền Tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

(Văn phòng phía Nam tại TP.HCM.)

 

Tôi tên là:                                                                     Bút danh:

Ngày, tháng, năm sinh:                                          tại:

Quê quán:

Giấy chứng minh nhân dân số:

Được cấp ngày:                                       tại:

Nơi cư trú hiện nay:

 

I. Tôi xác nhận tôi là tác giả bài viết có nhan đề (nếu không có xin ghi rõ là không có):

 

 

Bài viết này nguyên là một bài tham luận khoa học trong Hội nghị sử học có đề tài là “Nhóm chủ chiến triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường (1824-1886)” do Đại học Sư phạm TP.HCM. tổ chức vào ngày 19-6-1996; được in lại từ trang …… đến trang ……, trong cuốn sách kể trên (1).

 

Phần hành khác (như sưu tầm, phiên âm, dịch nghĩa, dịch vần, hiệu đính; nếu không có xin ghi rõ là không có): Các bài thơ mang số thứ tự:

 

 

Nguyên trạng bản thảo sơ khởi của cuốn sách chỉ là một tập văn bản phiên dịch “Thi tập Nguyễn Văn Tường” (Kỳ Vĩ quận công Nguyễn Văn Tường thi tập), hoặc dịch vần, hoặc dịch nghĩa, chứ không phải vừa dịch vần vừa dịch nghĩa, còn dở dang (khoảng trên 40 bài thơ), không có chú thích, chú giải, mới in vi tính, được công bố vội cho kịp thời điểm tổ chức hội nghị.

 

Là hậu duệ của nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường, ông Trần Xuân An tự thấy có trách nhiệm làm tiếp và làm hoàn tất tập văn bản còn sơ khởi, còn dở dang, chỉ mới in vi tính nói trên, với sự cộng tác phiên dịch của ông Nguyễn Tôn Nhan, hiệu đính bản dịch của ông Ngô Thời Đôn. Trong quá trình biên soạn, với nhiều lần nâng cấp bản thảo từ năm 2000 đến năm 2004 (chính thức xuất bản vào năm 2008), ông Trần Xuân An đều có sự đồng thuận của tôi và các vị khác có tên trong cuốn sách.

 

II. Tôi viết giấy xác nhận này để ông Trần Xuân An đăng kí bản quyền ở dạng nhiều tác giả cho cuốn sách, gồm ông Trần Xuân An (tác giả khảo cứu, người biên soạn – chủ biên) và bản thân tôi cùng với các tác giả khác có bài viết hoặc đảm trách phần hành khác (như phiên dịch, hiệu đính), góp phần tạo nên cuốn sách. Xin liệt kê đúng như nội dung trang 3 (bìa lót) của cuốn sách, được cụ thể hóa hơn như sau:

 

1. Nhà nghiên cứu TRẦN VIẾT NGẠC sưu tầm, khảo luận sử học (thay lời giới thiệu);

2. Nhà nghiên cứu TRẦN ĐẠI VINH phiên âm, dịch thơ (dịch vần), khảo luận văn học (giới thiệu thi tập). Số bài phiên dịch đều có ghi tên người dịch cụ thể dưới mỗi bài phiên dịch;

3. Nhà nghiên cứu VŨ ĐỨC SAO BIỂN phiên âm, dịch nghĩa, khảo luận (giới thiệu thi tập). Số bài phiên dịch đều có ghi tên người dịch cụ thể dưới mỗi bài phiên dịch;

4. Giáo sư ĐOÀN QUANG HƯNG khảo luận sử học;

5. Phó giáo sư, tiến sĩ VÕ XUÂN ĐÀN khảo luận sử học;

6. Nhà nghiên cứu NGUYỄN TÔN NHAN phiên âm, dịch nghĩa 20 bài thơ nguyên tác chữ Hán chưa có người phiên dịch. Số bài phiên dịch đều có ghi tên người dịch cụ thể dưới mỗi bài phiên dịch;

7. Nhà thơ TRẦN XUÂN AN biên soạn, khảo cứu, gồm các phần hành: tổ chức nội dung, khảo luận sử học, sưu tầm thơ ngoài tập, thơ phụ lục, chú thích và bị chú phản biện các bài khảo luận của các tác giả, chú giải cho tất cả các bài thơ, chuyển ra ngôn ngữ thơ (tức là dịch vần) trên cơ sở các bản phiên dịch Thi tập, thơ ngoài tập, thơ phụ lục chữ Hán... Số bài dịch vần đều có ghi tên người dịch cụ thể dưới mỗi bài dịch vần;

8. Tiến sĩ NGÔ THỜI ĐÔN hiệu đính các bản phiên dịch.

 

III. Tôi xác nhận ông Trần Xuân An không những là người biên soạn (đặc biệt là chú giải, dịch vần, sưu tầm thêm), khảo cứu (khảo luận, khảo chứng), làm các phần hành khác của một chủ biên, ông Trần Xuân An còn đứng ra xuất bản với 100% kinh phí xuất bản của chính ông Trần Xuân An, có chi trả nhuận bút cho các tác giả có bài viết hoặc có phần hành khác (phiên dịch, hiệu đính), mặc dù chỉ là tượng trưng.

 

IV. Do đó ông Trần Xuân An cũng đồng thời là chủ sở hữu quyền của cuốn sách. Cũng ghi thêm rằng, điều này không ràng buộc tôi sử dụng bài viết (hoặc bản phiên dịch) của tôi cũng như nguyên tác chữ Hán của Nguyễn Văn Tường (thuộc tài nguyên quốc gia) cho công trình riêng của tôi hay công trình nhiều tác giả khác, trong tương lai.

 

V. Những người có tên trong danh sách thuộc điều II, nếu không xác nhận để đăng kí bản quyền phần hành của mình trong dạng nhiều tác giả của cuốn sách như trên, sẽ bị xem là gây khó khăn cho việc đăng kí và sẽ không được khiếu nại về sau.

 

Kính mong Cục Bản quyền Tác giả vẫn chấp nhận đăng bản quyền theo pháp luật cho dù có người sau 8 năm đồng thuận, nay sách đã xuất bản, lại gây khó khăn bằng cách đó.

 

Tôi cam đoan lời xác nhận trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

                                                                                                      

                                                                                                      TP.HCM., ngày      tháng      năm 2009

Vắn tắt vài dòng thủ bút xác nhận:                                                                                                                             

                                                                                                                       Kí tên:                                                                             

                                                               

 

 

 

 

                                                    (Viết đầy đủ tên họ và chữ lót)

 

Ghi chú: Giấy xác nhận này chỉ một tờ (gồm hai trang).

 

------------------------

(1) Tham luận dự hội thảo, hội nghị khác, ghi rõ tương tự như trên: Tham luận của TXA., "Nguyễn Văn Tường (1824-1886) với nhiệm vụ lịch sử, sau cuộc kinh đô quật khởi 05-7-1885", tham dự hội thảo tại Huế, 02-7-2002.

 

_____________________________________________________

 

30-9-2009: WebTgTXA. vừa nhận được sách tậng từ Võ Nguyên (nhà giáo Võ Văn Tám, Bình Thuận): Tập truyện ngắn "Khát mùa chim di trú", gồm 15 truyện, Nxb. Thanh Niên, 10-2009. Đây là đầu sách thứ 4 của nhà văn Võ Nguyên, sau 2 tập truyện và 1 tập thơ. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý người đọc xa gần:

 

 

 

 _________________________

 

 

 

 

  

 

ĐĂNG KÍ BẢN QUYỀN TẠI CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ (THUỘC BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO & DU LỊCH)

SỐ SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN CHÍNH THỨC QUA CÁC NHÀ XUẤT BẢN

& ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN BẢN QUYỀN: 

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/cac-trang-phu-khac/ban-quyen/dang-ki-ban-quyen

 

 

 

______________________________________________________

 

 

  12-12 HB9 (2009): Kỉ niệm 61 năm (10-12-1948 -- 10-12-2009) LIÊN HIỆP QUỐC ban hành TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ VỀ NHÂN QUYỀN

( Tải xuống : PDF )

  12-12 HB9 (2009):

 

 

 

Nhà văn MINH QUÂN

đã trở thành người thiên cổ

 

 

Ảnh chân dung nhà văn Minh Quân (Nguồn: SGGP)

 

“Nhà văn Minh Quân, cũng là đồng dịch giả tác phẩm Túp lều bác Tôm (Uncle Tom’s Cabin của Harriet Beecher Stowe) đã qua đời lúc 5 giờ sáng 6-12 tại tư gia (TP.HCM), hưởng thọ 81 tuổi.

 

Nhà văn Minh Quân tên thật là Công Tằng Tôn Nữ Bích Lợi, sinh ngày 28-10-1928 tại TP Nha Trang. Bà viết văn, làm thơ, dịch sách và cộng tác với nhiều báo ở miền Nam trước 1975. Sau 1975, bà cộng tác cho nhiều báo, tạp chí ở TP.HCM và cả nước.

 

Trong hơn nửa thế kỷ cầm bút, nhà văn đã cho xuất bản hơn 40 tác phẩm truyện, ký và thơ. Ngoài tấm lòng thiết tha với văn chương, nhà văn còn hết lòng cho những hoạt động từ thiện của Hội Chữ thập đỏ TP.HCM cho đến những ngày cuối đời. Linh cữu của nhà văn Minh Quân được quàn tại tư gia (611/61 Điện Biên Phủ, phường 1, quận 3) và được an táng sáng 10-12”.

 

(Nguyên văn nội dung bản tin: Nam Thanh – Báo Pháp Luật TP.HCM., trực tuyến)

 

 

 

Nhà thơ NGUYỄN TRUNG BÌNH

đã vĩnh viễn đi xa

 

 

Ảnh chân dung nhà thơ Nguyễn Trung Bình (*)

 

Nguyễn Trung Bình ra đời vào ngày 10.5.1968 tại thị xã Hội An

Quê quán: làng Long Phước, Nam Phước, Duy Xuyên

Tốt nghiệp Ngữ Văn Đại học Tổng Hợp Huế

Làm việc tại Thành phố Hổ Chí Minh

Hội Viên Hội Nhà Văn Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Tác phẩm :

Miền Mây Trắng (thơ 4 tác giả, NXB Đà Nẵng,1994)

Bài của trẻ dáng nâu (thơ, NXB Văn Nghệ TP.HCM, 1996);

Đồng tác giả lời thoại kịch bản CYCLO (giải sư tử vàng liên

hoan phim Venise,1995 – Đạo diễn Trần Anh Hùng)

 

Tác giả các phim tài liệu :

Cao su Đồng Nai (Hãng phim TSTL TP.HCM.1997)

Rối nụ cười (Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu,1998)

Thánh Địa Mỹ Sơn (cùng biên sọan, NXB Lao Động, 2005) (*)…

 

Anh đã qua đời vào lúc 17 giờ 10 ngày 10-12-2009.

Di thể đã được đưa về quê nhà: làng Long Phước, Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam.

WebTgTXA. xin thắp một nén hương với niềm tưởng tiếc.

Nhà thơ Nguyễn Trung Bình và tác phẩm của anh còn mãi trong lòng bạn đọc và bạn bè thương mến anh…

________________________

(*) Nguồn: Văn chương Việt

 

 ____________________________________________

 ____________________________________________

 

08-01 HB10 (2010): 

 

 

 

 Sau mười lăm (15) đầu sách (đã được xuất bản qua các nhà xuất bản), chín (09) đầu sách còn lại (mới công bố bằng bản in vi tính đăng trên mạng toàn cầu ...) của tác giả Trần Xuân An cũng đã được hoàn tất thủ tục đăng kí bản quyền tác giả và chủ sở hữu, tại Cục Bản quyền, vào sáng 06 tháng 01 năm 2010 (HB10).

 

  

 

08-01 HB10 (2010): Cập nhật: 

Trả lời ông Lê Phương Sanh (Thành Nội, Huế) về cái bị gọi là "Nhà văn hạng hai" (một người quen của ông Lê Phương Sanh hiểu lầm về bài thơ "Nhà thơ và Lang - Bian" của Trần Xuân An). Xin vui lòng xem ở phần trao đổi cuối trang có link như sau:

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-3/bai10 

 

  28-01 HB10 (2010): Cập nhật:  CẬP NHẬT: GIẤY CHỨNG NHẬN BẢN QUYỀN

& đã cập nhật lần 3: 02-03 HB10 (2010)

  03-05 HB10 (2010): Cập nhật: Liệu pháp 30-4

 

 

____________________

 

 

Xem tiếp trang 20 Thông báo cập nhật:

 

 http://www.tranxuanan-writer.net/Home/thong-bao-cap-nhat/trang-20

 

__________________

 

 

TIÊU ĐIỂM -- MỚI NHẤT:

 

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/thong-bao-cap-nhat/tieudiem-moinhat-1  

 

 

Google Sites / host

DOTSTER, MSN., YAHOO, WORDPRESS ...  /  HOST, SEARCH & CACHE