u.b. Bài phụ 2 của bài 21-Tl.3 - Phê phán - Nguyễn Hoàn - những lời bàn luận

 

PHÊ PHÁN NHÀ BÁO NGUYỄN HOÀN &

NHỮNG LỜI BÀN LUẬN TRÊN WEB TXAWRITER WORDPRESS

Posted by txawriter on January 17, 2009

PHÊ PHÁN NHÀ BÁO NGUYỄN HOÀN (Báo Quảng Trị) (1)

Tôi vừa nhận được một thông báo từ bạn bè: nhà báo Nguyễn Hoàn (Báo Quảng Trị), lần thứ 2, viết báo một cách thiếu công tâm (liên quan đến đề tài chính mà tôi nghiên cứu). Bài báo mới đây nhất của Nguyễn Hoàn, viết về sự kiện giải oan cho nhân vật Nguyễn Văn Tường (1824-1886), đăng trên tạp chí điện tử Văn Chương Việt (hình như do một nhóm tín đồ Thiên Chúa giáo chủ trương, thực hiện), ngày 14-01- ”08.

Nội dung bài báo, theo bạn bè mách bảo, tôi đã tìm đọc, đúng là Nguyễn Hoàn cướp đoạt công sức và trí tuệ của tôi và nhiều nhà sử học khác để đề cao những kẻ có thế lực và tiền bạc.

Đây là một việc làm có hệ thống mà nhà báo Nguyễn Hoàn chỉ là tay sai cho thế lực chính trị nào đó trong nước hoặc bị mua chuộc bởi tiền bạc của những người ở nước ngoài. Đó cũng là âm mưu quấy rối, làm phân trí bản thân tôi.

Xin hãy xem những tập kỉ yếu hội nghị, hội thảo khoa học về Nguyễn Văn Tường thì rõ:

1) Kỉ yếu hội nghị về đề tài “Nhóm chủ chiến triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường (1824-1886)”, ĐHSP. TP.HCM., 1996

2) Kỉ yếu hội thảo khoa học về đề tài “Nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1884-1886)”, Hội KHLS. TT-Huế, 2002 (đã xuất bản dưới dạng sách in: PGS.TS. Đỗ Bang chủ biên, “Nguyễn Văn Tường (1824-1886), cuộc đời và lời giải”, Nxb. VHTT., 2006)

Đọc kĩ những bài tham luận trong 2 kỉ yếu đó, sẽ thấy ai là người giải quyết rốt ráo nhất về Nguyễn Văn Tường (1824-1886).

Tôi khẳng định là tôi không cần đến tư liệu chưa được chứng thực ở Pháp mà Từ Vân và bà Oanh tìm kiếm, đem về nước vào năm 2003, 2004 (sau khi tôi đã hoàn tất cả bốn đầu sách), mặc dù cuốn sách nào của tôi, tôi cũng liệt kê thêm cho đầy đủ sự đóng góp tìm kiếm tư liệu này (và tên tuổi các nhà sử học có tham luận). Số tư liệu ấy chỉ có giá trị bổ trợ, nếu chúng đã được chứng thực, giám định khoa học thực nghiệm. Cường điệu, quan trọng hóa quá đáng về số tư liệu này là có dụng ý không trong sáng, là rơi vào bẫy chịu lệ thuộc cựu thù thực dân.

Ngoài ra, tôi là người duy nhất đã nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu và viết về đề tài Nguyễn Văn Tường (1824-1886) đến bốn đầu sách (cả 04 đầu sách đều đã xuất bản chính thức bằng sách in giấy(2)).

Tôi đã biết, đây là âm mưu li gián, âm mưu cướp công của thế lực chính trị nào đó, của những người có tiền bạc mà nhà báo Nguyễn Hoàn là kẻ thiếu công tâm. Chưa nói đến tình bạn bè, sự quen biết giữa tôi và Nguyễn Hoàn là khá đủ để Nguyễn Hoàn biết đến quá trình nghiên cứu, viết sách, xuất bản sách của tôi (2). Vì thế, không thể không phê phán công khai Nguyễn Hoàn về sự thiếu công tâm ấy. Đây là lần thứ 2 Nguyễn Hoàn thể hiện tâm địa của anh ta (lần thứ nhất, tháng 6-2007).

Trần Xuân An

17-01 HB9 ( 2009 )

(1) Bài viết này được viết sau thư điện tử gửi Nguyễn Hoàn và nhóm bạn bè của tôi, hôm qua 16-01-”09.

(2) Xem trên WebTgTXA. : http://tranxuanan.writer.googlepages.com

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/danh_mtpham-tranxuanan

This entry was posted on January 17, 2009 at 9:14 am and is filed under Phe phan nha bao Nguyen Hoan. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.

9 Responses to “Phe phan nha bao Nguyen Hoan”

1.                  

January 19, 2009 at 10:56 am

19-01 HB9 ( 2009 )

THƯ TRẢ LỜI CỦA NHÀ BÁO NGUYỄN HOÀN (BÁO QUẢNG TRỊ)

từ hoan nguyen

trả lời: ng_hoanphuong@yahoo.com

tới Tran Xuan An

cc Ngô Vuu (nhà giáo Ngô Vưu),

VinhBa NguyenPhuc (nhà giáo, tác giả Nguyễn Phúc Vĩnh Ba),

Nguyen Phuc Vinh Ba (nhà giáo, tác giả Nguyễn Phúc Vĩnh Ba),

Nguyên Võ Nguyên (nhà văn Võ Nguyên [Võ Văn Tám]),

Tam VoVan (nhà văn Võ Nguyên),

Pham Ba Thinh (giảng viên Phạm Bá Thịnh),

Ton That Dung (TS. Tôn Thất Dụng),

Le Phuoc Sinh (nhà giáo Lê Phước Sinh),

Le Thi Bac Nha (nhà giáo Lê Thị Bác Nhã),

Luyến Võ Văn (nhà thơ Võ Văn Luyến),

Lê Tiến Công (ThS. Lê Tiến Công),

letiencong2002 (ThS. Lê Tiến Công),

HOAN NGUYEN bao Quang Tri (nhà báo Nguyễn Hoàn),

nguyenboinhien BoiNhien (nhà báo Nguyễn Bội Nhiên),

NguyenThiThuNguyet-usa (cựu nhà giáo Nguyễn Thị Thu Nguyệt),

tansi nguyen (nhà thơ Nguyễn Tấn Sĩ),

Vo Van Hoa (nhà giáo, nhà thơ Võ Văn Hoa),

Duc Duc Le (nhà báo Lê Đức Dục),

leduc duc (nhà báo Lê Đức Dục)

ngày 07:56 Ngày 19 tháng 1 năm 2009

chủ đề Thu gui anh Tran Xuan An ve chuyen Nguyen Van Tuong

được gửi bởi yahoo.com

xác thực bởi yahoo.com

ẩn chi tiết 07:56 (47 phút trước đây) Trả lời

Kính gửi anh An

Tôi vừa nhận được thư anh gửi cho tôi và những người khác. Xét thấy chuyện anh đề cập chẳng liên quan gì đến tôi và bài viết của tôi về Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường nên nhẽ ra tôi khỏi phải lên tiếng. Nhưng vì thư anh không chỉ gửi cho tôi mà còn gửi cho những người khác, nên để tránh đi một sự ngộ nhận có thể xảy ra, tôi xin có đôi dòng này.

Bài của tôi viết về Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường đã nêu đầy đủ công lao của giới sử học, giới nghiên cứu cả nước và cả “những nhà sử học bất đắc dĩ” như mẹ con bà Oanh (nói theo cách của nhà sử học Dương Trung Quốc) trong việc nỗ lực giải oan cho Nguyễn Văn Tường. Công lao đó là công lao chung của cộng đồng, không riêng ai có thể độc quyền kể công được. Riêng về đóng góp của mẹ con bà Oanh, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận qua các hội thảo, hội nghị khoa học và ghi rõ cả trên văn bia Nguyễn Văn Tường, đây là chuyện như đinh đóng cột, khỏi phải bàn cãi.

Chuyện về Nguyễn Văn Tường, giới sử học đã hội thảo khá nhiều nhưng chưa ngã ngũ. Mãi đến khi giáo sư Nguyễn Văn Kiệm gợi ý cần có thêm nguồn tài liệu từ phía Pháp để làm rõ thêm và mẹ con bà Oanh đã tìm được thì việc chứng minh về Nguyễn Văn Tường mới được minh bạch hoàn toàn.

Anh viết trên mạng, chắc anh thừa hiểu rằng phải gìn giữ văn hóa của người cầm bút, chứ không phải thích viết gì thì viết, muốn xúc phạm ai cũng được. Anh xúc phạm người khác, anh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật!

Chắc anh có thừa bình tâm suy xét vấn đề. Nhân dịp năm mới, kính chúc anh mạnh khỏe, vạn hạnh!

Kính thư

Nguyễn Hoàn

Trên đây là nguyên văn điện thư trả lời của nhà báo Nguyễn Hoàn (Báo Quảng Trị), qua YahooMail và GoogleMail. Theo lệ internet (để tránh những sự cố bất trắc), điện thư ấy được gửi kèm đến nhiều người bạn khác. Sau đây là điện thư trả lời của tôi:

THƯ TRẢ LỜI CỦA TRẦN XUÂN AN (19-01 hb9 [ 2009 ]):

1) Bàn chuyện này, lẽ ra nên bàn trên báo in giấy một cách rõ ràng (bảo đảm không bị biên tập, kiểm duyệt theo hướng có lợi cho tòa soạn hoặc cho những ai đó), để yên tâm khỏi bị sửa chữa trang mạng vi tính toàn cầu (inter-web); và cùng lúc báo in giấy phát hành, nên đưa lên các điểm mạng (website), báo điện tử.

2) Việc kể công riêng cho một cá nhân nào, anh phải đọc lại bài báo của anh mới đây nhất về đề tài giải oan cho nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886) để tự trả lời. Anh đã đọc bốn (04) đầu sách tôi viết (biên soạn, biên khảo, truyện kí - dạng khảo cứu) và đã xuất bản (2004, 2006, 2008), chắc anh đã thấy, tôi luôn cho in thêm danh mục các nhà nghiên cứu sử học đã có tham luận trong các hội thảo, hội nghị về Nguyễn Văn Tường (1824-1886), kể cả việc bà Nguyễn Thị Oanh, cô Từ Vân có đóng góp công sức trong việc tìm kiếm tư liệu tại Pháp, Tahiti, thậm chí tôi chú thích rất kĩ các nguồn tư liệu, ý kiến kiến giải của nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo, nhà giáo từ trước đến nay về Nguyễn Văn Tường, kể cả ý kiến phê phán, đồng thời liệt kê danh mục sách báo tham khảo…

Tôi nghiên cứu, viết sách, bài báo một cách tuyệt đối độc lập với tinh thần khoa học và sòng phẳng như thế. Điều đó thể hiện trên giấy trắng mực đen.

Còn anh dùng từ “cộng đồng” với ý nghĩa gì, không cụ thể, tôi không rõ.

3) Tuy thế, tôi khẳng định những dòng trong bài viết “Phê phán nhà báo Nguyễn Hoàn” (18-01-‘’09) là đúng đắn:

“Xin hãy xem những tập kỉ yếu hội nghị, hội thảo khoa học về Nguyễn Văn Tường thì rõ:

1) Kỉ yếu hội nghị về đề tài “Nhóm chủ chiến triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường (1824-1886)”, ĐHSP. TP.HCM., 1996;

2) Kỉ yếu hội thảo khoa học về đề tài “Nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1884-1886)”, Hội KHLS. TT-Huế, 2002 (đã xuất bản dưới dạng sách in: PGS.TS. Đỗ Bang chủ biên, “Nguyễn Văn Tường (1824-1886), cuộc đời và lời giải”, Nxb. VHTT., 2006).

Đọc kĩ những bài tham luận trong 2 kỉ yếu đó, sẽ thấy ai là người giải quyết rốt ráo nhất về Nguyễn Văn Tường (1824-1886).

Tôi khẳng định là tôi không cần đến tư liệu chưa được chứng thực ở Pháp mà Từ Vân và bà Oanh tìm kiếm, đem về nước vào năm 2003, 2004 (sau khi tôi đã hoàn tất cả bốn đầu sách), mặc dù cuốn sách nào của tôi, tôi cũng liệt kê thêm cho đầy đủ sự đóng góp tìm kiếm tư liệu này (và tên tuổi các nhà sử học có tham luận). Số tư liệu ấy chỉ có giá trị bổ trợ, nếu chúng đã được chứng thực, giám định khoa học thực nghiệm. Cường điệu, quan trọng hóa quá đáng về số tư liệu này là có dụng ý không trong sáng, là rơi vào bẫy chịu lệ thuộc cựu thù thực dân.

Ngoài ra, tôi là người duy nhất đã nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu và viết về đề tài Nguyễn Văn Tường (1824-1886) đến bốn đầu sách (cả 04 đầu sách đều đã xuất bản chính thức bằng sách in giấy [1])”.

Tôi khẳng định thêm rằng, những kiến giải của tôi về điểm mấu chốt là vai trò Nguyễn Văn Tường (1824-1886) trong cuộc Kinh đô quật khởi và bị thất thủ và hai tháng sau đó là của riêng tôi. Và những gì tôi viết về đề tài này, tôi đều có những đóng góp mới mẻ của chính tôi. Xin nhắc lại: Những ý kiến của người nghiên cứu trước đây và hiện nay tôi đều ghi rõ xuất xứ trong bốn (04) đầu sách đã xuất bản.

4) Tôi nghĩ anh có ý thức rõ rệt anh viết bài báo vừa rồi với mục đích đề cao những ai và cố tình lãng quên những ai.

Anh xem lại trang mạng vi tính này trên WebTgTXA. để nhớ lại buổi lễ dựng bia giải oan cho nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (tháng 6-‘’07) tại Quảng Trị:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-2

Đó là buổi lễ mà tôi và nhiều nhà nghiên cứu sử học khác không được mời tham dự. Tấm bia anh nói đến, tôi có góp ý về nội dung chính nhưng cũng không được tiếp thu (phần phụ ở tấm bia tôi không rõ).

Anh Nguyễn Hoàn,

Trên đây là những điều tôi đề nghị anh lưu ý.

Thiết tưởng cũng cần nói thêm:

Sự gây rối về bản quyền sách, bài báo nhắm dụng ý gì, tôi biết (cướp đoạt quyền sở hữu trí tuệ của tôi về sau, chẳng hạn). Tôi — một người đầu tiên và duy nhất viết và xuất bản đến bốn đầu sách về đề tài Nguyễn Văn Tường (1824-1886) — lại không được mời tham dự lễ giải oan chính thức cho ông là nhằm mục đích gì, thủ đoạn gì, trước mắt và về sau, tôi biết. Tôi rất khó trả lời vì sao không được mời, thậm chí bị ngộ nhận này khác (tôi chưa nói đến thủ đoạn của ai đó tạo ra sự gây gổ giữa tôi và PGS.TS. Đỗ Bang để làm cớ không mời, nhằm che đậy âm mưu sâu xa, về lâu về dài kia [2]).

Hiện nay tôi cũng đang bị rơi vào tình thế “kẹt giữa hai làn đạn”: một bên là hải ngoại cùng Thiên Chúa giáo và các cường quốc; một bên là chính quyền trong nước gồm báo chí nước ta (anh là một nhà báo trong biên chế). Trong thực tiễn xã hội, “hai làn đạn” này lại không có “trận tuyến” rõ rệt, mà vô cùng phức tạp! Tôi cũng hiểu nguyên nhân là do tư tưởng của tôi vốn rất độc lập nên bị “kẹt giữa hai làn đạn” như vậy. Tôi cũng hiểu chính sách trí vận, kiều vận thể hiện qua báo chí nước ta.

Anh dọa đưa tôi ra tòa án vì tôi kết án anh bị mua chuộc, làm tay sai?

Quả thật, tôi không có bằng chứng nào, ngoài chính bài phỏng vấn, những bài viết của anh về đề tài này (anh chỉ ghi nhận, phản ánh với tư cách phóng viên, chứ chẳng nghiên cứu đề tài này bao giờ). Chỉ hai bài viết của anh, trong tháng 6-‘’07 và mới đây, 01-‘’09, cho tôi thấy anh hoặc bị hối lộ tiền bạc của kẻ có tiền hoặc anh là nô bút của thế lực chính trị nào đó hoặc anh đang thực hiện nhiệm vụ kiều vận, đồng thời đề cao vai trò của các chức sắc (thực ra là cho Nhà nước) một cách thiếu công tâm.

Nếu kể thêm chút tình quen biết giữa anh và tôi (những người cầm bút), tôi cảm thấy nhà báo Nguyễn Hoàn là một kẻ đáng sợ vì thiếu cả chút lương thiện cầm bút tối thiểu. Một kẻ xa lạ, tôi không lấy gì làm kinh ngạc đâu trước sự thể này, nhưng đối với anh, tôi phải nói rõ: Người làm báo như anh quả là nguy hiểm cho xã hội, trong đó có tôi.

Trước hết, nên tranh luận trên báo chí in giấy và sau đó đưa lên mạng vi tính liên thông toàn cầu.

Tôi không ngại gì việc phải đối chất với anh trước tòa án, nếu tòa án được xử công khai, có phóng viên khắp các nước chứng kiến. Nhưng buồn cười thay, anh chẳng có vai trò nào trong vụ việc này, ngoài vài bài báo nói trên. Anh chỉ là “vật tế thần” cho thế lực nào đó. Thế lực nào đằng sau anh mới xứng đáng để cùng tôi đối chất. Mong rằng những thế lực nào đó hãy ra mặt trước toàn xã hội, đừng để nhà báo Nguyễn Hoàn làm vật hi sinh. Tôi đâu phải ngây ngô và cũng hoàn toàn không muốn làm kẻ ngây ngô đáng cười trong một tấn tuồng giả tạo, khi phải đối chất với anh, chứ không phải thế lực nào kia.

Trân trọng,

Trần Xuân An

19-01 HB9 ( 2009 )

(Thư này đã gửi đến các địa chỉ trên và đã đưa lên WebTgTXA., theo cung cách thư từ hành chính, khiếu tố với các cụm từ: “Kính qua”, “Để biết”, “Để lưu”… Mong các bạn, các anh thông cảm trong điều kiện sử dụng internet. Mong nó sẽ được đăng trên các báo in giấy, báo điện tử, cho rộng đường công luận)

__________________________

[1] Số sách tôi viết (sưu tập, biên soạn, khảo cứu, truyện kí dạng khảo cứu) gồm năm (05) đầu sách, nhưng có một đầu sách sưu tập (không xuất bản) không đáng kể:

1. NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) — THƠ — VÀI NÉT VỀ CON NGƯỜI, TÂM HỒN & TƯ TƯỞNG, biên soạn (khảo luận, chú giải…)

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/tho_nvt-vnvcnthvttuong

2. (16a) TIỂU SỬ BIÊN NIÊN PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886), KẺ THÙ KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN PHÁP, biên soạn (lược ghi & kiến giải)

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/tieu_sbnpcdtnvtuong

3. (16b) NHỮNG TRANG “ĐẠI NAM THỰC LỤC” VỀ PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) VÀ NHỮNG SỰ KIỆN THỜI KÌ ĐẦU CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học VN.), chọn lọc, phần II, 2001: Bản thảo tuyển chọn đã hoàn tất (2001); chưa gõ phím vi tính trọn cuốn (xem ở phần phụ lục tập I: TƯ LIỆU GỐC, đề mục 16a). Link hình ảnh tập sách tư liệu — phụ lục — phần 2, 16b

Lưu ý: Tập 16a (đã xuất bản, 2006) và tập 16b (đã xuất bản một phần theo tập 16a) là một bộ sách.

Tập 16b chỉ là những trang được người biên soạn Trần Xuân An tuyển chọn từ bản dịch ĐNTL.CB., do Tổ Phiên dich Viện Sử học Việt Nam dịch; vì thế cho nên, bản quyền bản dịch ở tập 16b này vẫn thuộc các dịch giả trong thời hạn luật định (bản quyền nguyên bản của Quốc sử quán triều Nguyễn đã hết hạn), Trần Xuân An có công tuyển chọn, nên là sở hữu chủ của tập 16b, nhưng chỉ được hưởng % bản quyền nào đó về tài chính (nếu có).

Khác với tập 16b, người biên soạn Trần Xuân An lại hoàn toàn giữ bản quyền về mọi phương diện đối với tập 16a.

Xin lưu ý thêm: Trong tình xuất bản, tiêu thụ sách, nhất là loại sách nghiên cứu, hiện nay, bản quyền thực chất chỉ đơn thuần về mặt tinh thần, thậm chí không thu hồi được nguồn vốn tài chính bỏ ra trong việc xuất bản.

4. NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886), MỘT NGƯỜI TRUNG NGHĨA, khảo luận sử học

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/nguyen_vtnntntxtkhduoc

5. PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886), truyện - sử kí - khảo cứu tư liệu lịch sử (trọn bộ 4 tập, in thành một cuốn)

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/phu_cdtnvtuong

[2] Xem thêm: Về bản quyền, đặc biệt là quyền sở hữu trí tuệ:

http://txawriter.wordpress.com/category/tra-loi-nguoi-doc-3-ban-quyen/

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/banquyen

__ __ __ __ __ __ __

Có bổ sung thêm dăm ba dòng chữ: 20:00, 19-01 HB9

2.                  

January 19, 2009 at 2:54 pm

THƯ CỦA NHÀ BÁO NGUYỄN HOÀN

từ hoan nguyen

trả lời: ng_hoanphuong@yahoo.com

tới Tran Xuan An

ngày 13:49 Ngày 19 tháng 1 năm 2009

chủ đề Re: Thu gui anh Tran Xuan An ve chuyen Nguyen Van Tuong

được gửi bởi yahoo.com

xác thực bởi yahoo.com

ẩn chi tiết 13:49 (23 phút trước đây) Trả lời

Tôi chấm dứt trao đổi với anh ở đây. Tôi sẽ đề nghị pháp luật buộc anh phải xin lỗi, bồi thường về việc anh đã xúc phạm nghiêm trọng đến tôi và không chỉ đến tôi.

Tôi không cho phép anh đưa thư tín cá nhân của tôi gửi lên mạng, dù là thư gửi phản ứng những việc làm sai trái của anh.

Xin chấm dứt!

THƯ TRẢ LỜI CỦA TRẦN XUÂN AN

Anh Nguyễn Hoàn,

Tôi không sợ một chút nào về sự thách thức đưa sự việc này ra tòa án.

Tôi chỉ thấy buồn cười vì anh chỉ là vật tế thần. Nói rõ ra, bởi anh không nghiên cứu về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886) bao giờ, anh chỉ ghi chép và ghi nhận với tư cách phóng viên, nhưng ghi nhận một cách cố tình thiếu công tâm về quyền sở hữu trí tuệ. Tôi ra tòa án để đối chất với những thế lực, những ai đó kia, đằng sau anh, chứ không phải anh.

Tôi quá biết trò đánh tráo đối tượng và ngụy tạo nguyên nhân để đưa ra tòa án, nhằm tránh việc đối chất với đối tượng chính và tránh xoáy sâu đúng nguyên nhân chính. Ví dụ: Thay vì đưa anh Lê Văn X. ra tòa vì những nguyên nhân quan trọng (như chính trị, sử học…), phải đối chất với những quan chức, nhà nghiên cứu quan trọng, những người Nhà nước cần mua chuộc (Việt kiều…), người ta sẽ truy tố Lê Văn X vì tội một tội thường phạm ngụy tạo vớ vẩn nào đó (như vu cho anh ta tội đánh chén con gà, con lợn nhà ai đó…).

Về thư tín của anh, tôi vẫn đưa lên mạng, vì tôi chỉ có mỗi một mình tôi, và tôi đã ghi rõ trong thư hồi báo tự động rồi: Thư phải gửi cho nhiều người (nghĩa là thư nào cũng là thư công khai); đồng thời trên trang web của tôi (mục Thông báo cập nhật): Thư tín có thể công khai nếu thấy cần thiết (1). Anh nên biết là tôi chỉ một mình, ngay cả khi tôi đang sống trong gia đình riêng của tôi với vợ con (2). Thư này của anh, tôi vẫn đưa lên web như đã thông báo.

Vả lại, bài viết của anh anh đã công bố trên báo điện tử, tôi phải phản hồi cho mọi người cùng biết. Tôi rất mong những phản hồi này sẽ được đăng trên báo in giấy và báo điện tử.

Anh chưa thể hiện sự công tâm về quyền sở hữu trí tuệ trong vài bài báo anh đã đăng trên báo chí, về đề tài Nguyễn Văn Tường (1824-1886), anh phải xin lỗi tôi và anh phải xin đính chính!

Trân trọng,

Trần Xuân An

14:40, 19-01 HB9 ( 2009 )

(Thư này đã được gửi đến nhiều người bạn [với địa chỉ như trên] và đến nhà báo Nguyễn Hoàn).

_______________________________

(1) Nguyên văn: “NGOÀI RA, CŨNG CÓ THỂ THÔNG BÁO THÊM MỘT SỐ TIN TỨC KHÁC VỀ BẠN BÈ, ĐỒNG NGHIỆP. GỒM CẢ THƯ TÍN CÔNG KHAI & TIN CẬY ĐĂNG (TẤT CẢ CHỈ TRONG GIỚI HẠN NHẤT ĐỊNH, THEO NGUYÊN TẮC HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI LOẠI THÔNG TIN BẢO MẬT)…”.

(2) Vợ tôi mải mê với việc buôn bán kiếm sống. Hai đứa con tôi không can dự gì vào việc tham dự vào internet của tôi, thậm chí hai cháu còn bị kẻ xấu xúi xiểm làm phiền hà, rối trí tôi nữa. Tôi biết tôi đang bị cô lập, do âm mưu thâm độc của những thế lực, những kẻ xấu ấy.

(Ghi chú thêm: DO ĐÓ, TỪ RẤT LÂU, TÔI ĐÃ ĐỀ NGHỊ CÔNG AN & NHỮNG NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM ĐẶT MÁY QUAN SÁT Ở NƠI TÔI ĐỂ MÁY VI TÍNH. Trên web, tôi cũng đã viết, tôi đồng ý để bất kì một nhóm tư nhân nào đó đặt máy quan sát như vậy, nếu họ có thiện chí, công tâm và nếu có cơ chế phối hợp trong nhóm bảo đảm được tính khách quan, vô tư, trung thực. Nhóm ấy có thể là Yahoo, Google, MSN., Dotster, WordPress…).

3.                  

January 19, 2009 at 9:10 pm

CÁC KHUNG WEB-BLOG TRÊN ĐÃ ĐƯỢC KÍNH GỬI ĐẾN WEBSITE TRUNG TÂM VĂN HÓA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ ĐỒNG KÍNH GỬI ĐẾN CÁC ĐỊA CHỈ ĐIỆN THƯ DƯỚI ĐÂY. MONG TẤT CẢ QUÝ VỊ THÔNG CẢM TRONG ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG INTERNET (RẤT DỄ LÂM VÀO NHỮNG SỰ CỐ BẤT TRẮC), VÀ VUI LÒNG ĐĂNG TẢI TRÊN BÁO CHÍ CÔNG KHAI, LƯU TRỮ GIÚP. THÀNH THẬT CẢM ƠN.

Kính gửi BBT. Tạp chí điện tử NHÀ VĂN (TT.VH. Hôi Nhà văn VN.)

Tôi đã đọc bài “Nghĩ từ chuyện giải oan cho Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường” của Nguyễn Hoàn.

Tôi đã trao đổi với Nguyễn Hoàn.

Xin gửi những lá thư trao đổi ấy đến BBT. website Nhà văn (nhavan.vn) để được đăng tải cho rộng đường dư luận.

Thành thật cảm ơn trước.

Trân trọng,

Kính thư,

Trần Xuân An

____________________________

Danh sách các địa chỉ (gửi ngày 19-01 HB9):

TTVanhoaHoiNhavanVietNam (Trung tâm Văn hóa Hội Nhà văn Việt Nam), bccBBCViet bbcVIET (BBCVietnamese), tran thanh giao (nhà văn Trần Thanh Giao), Thanh Nien (Báo Thanh Niên), tuoitre (Báo Tuổi Trẻ), tuoitre@hcm.fpt.vn (Báo Tuổi Trẻ), “Bao Cong An TP.HCM - Lai Van Long, Le Hoang Dung” (Báo Công An TP.HCM., nhà báo Lại Văn Long, nhà báo Lê Hoàng Dũng), Bao SGGP (Báo Sài Gòn Giải phóng), vu hong (nhà văn Vũ Hồng), VuHong (nhà văn Vũ Hồng), Trinh Buu-Hoai (nhà thơ Trịnh Bửu Hoài), HOANG TRAN (TS. Trần Hoàng), dung hoang (PGS.TS. Hoảng Dũng), Luyến Võ Văn (nhà thơ Võ Văn Luyến), leduc duc (nhà báo Lê Đức Dục), Ngô Vuu (nhà giáo Ngô Vưu), Nguyên Võ Nguyên (nhà văn Võ Nguyên [Võ Văn Tám]), Tam VoVan (nhà giáo Võ Văn Tám)

Danh sách các địa chỉ (gửi ngày 20-01 HB9):

“TTVanhoaHoiNhavanVietNam” Cc: “bccBBCViet bbcVIET” , “tran thanh giao” , “Thanh Nien” , “tuoitre” , tuoitre@hcm.fpt.vn, “Bao Cong An TP.HCM - Lai Van Long, Le Hoang Dung” , “Bao SGGP” , “vu hong” , “VuHong” , “Trinh Buu-Hoai” , “HOANG TRAN” , “dung hoang” , “Luyến Võ Văn” , “leduc duc” , “Ngô Vuu” , “Nguyên Võ Nguyên” , “Tam VoVan” , “tsoanthanhnien toasoanthnien” , “toasoanTNIEN tsthanhnien” , “bacnha nguyenthi” (nhà giáo Lê Thị Bác Nhã), “Sinh Le Phuoc” (nhà giáo Lê Phước Sinh), “Chien Nguyen” (nhà giáo, tác giả Nguyễn Chiến)…

TRẦN XUÂN AN

19 & 20-12 HB9 ( 2009 )

4.                  

January 20, 2009 at 4:56 pm

GÓP Ý VỀ CÔNG KHAI HÓA THƯ TÍN VÀ TÁC PHẨM TRÊN INTERNET

Kính gửi WebTgTXA

và quý blogger/s, quý anh chị cầm bút tham gia internet

Thư từ, cho dù viết dưới hình thức viết tay, gửi qua bưu điện, hay gõ bàn phím, gửi qua đường truyền, mạng điện thư (e-mail), đều được người viết viết lúc một mình. Sáng tác, viết nghiên cứu cũng vậy. Đó là những công việc rất cô độc (một mình) nhưng không cô đơn, vì có thể và thường khi viết là đang đối thoại với ai đó hoặc hướng đến đối tượng nào đó.

Điện thư không có thủ bút nhưng có IP và có bản sao tự động, lại có phần “đầu thư có các tiêu đề đầy đủ” (phần “header”). Nếu điện thư được gửi kèm đến nhiều địa chỉ là rất đáng yên tâm.

Những tác phẩm ngắn, về sáng tác, như thơ, tùy bút, tản văn, truyện ngắn, thường hoàn tất trong thời gian ngắn. Những tác phẩm dài hơi như sách biên khảo, nghiên cứu, tiểu thuyết lại phải đọc tài liệu, sách báo, phải viết trong thời gian dài, hàng tháng, thậm chí hàng năm.

Viết và hoàn tất trong thời gian ngắn thì có thể chỉ một mình mình biết, nhưng viết trong thời gian dài, có người thân, bạn bè, đồng nghiệp biết.

Tôi biết anh Trần Xuân An không muốn vợ con bị liên lụy hay bị những kẻ xấu thù ghét, nên anh nói thế, chứ tôi thấy tên vợ con anh được anh ghi ở trang đầu sách (đã xuất bản, sách in giấy và sách điện tử) với lời đề tặng thân thương, quý mến lắm đấy chứ. Đó là chưa nói những bài thơ anh có đề tặng vợ con, cũng đã xuất bản với cả hai hình thức. Đó là những người chứng tốt nhất (cho dù vợ con khác quan điểm với anh ở chương này, trang nọ).

Như vậy, không có gì đáng băn khoăn, âu lo.

Mong anh và quý vị yên tâm.

Tuy nhiên cũng cần gửi điện thư và nhận điện thư với nhiều địa chỉ gửi kèm như lâu nay. Công bố tác phẩm trên điểm mạng (website, weblog), không có gì tốt hơn là cũng báo cho bạn bè, người đọc quen thuộc biết ngay tức khắc (hơi phiền nhau một chút cũng không sao). Đó là thông lệ internet. Nói chung, không gì hơn các từ ngữ CÔNG KHAI, DÂN CHỦ và QUAN TÂM LẪN NHAU.

Chúng ta phải làm chủ và “nắm đằng cán” thư từ, tác phẩm của chúng ta, nhất là tác phẩm vì đó là trí tuệ, tâm huyết của mỗi người viết, đừng quá lo ngại.

Thân kính,

Trần Văn Tín (Dầu Dây, Đồng Nai)

WebTgTXA. trả lời:

Xin cảm ơn ông đã cung cấp một số kinh nghiệm sử dụng mạng vi tính toàn cầu (internet) để gửi điện thư và công bố tác phẩm. Nhưng theo tôi nghĩ, thư viết bằng thủ bút và tác phẩm đăng trên báo in giấy sau đó đưa lên web, như thế vẫn tốt hơn. Cũng rất cần có trại sáng tác, trại nghiên cứu.

Nhưng, thưa ông, vấn đề này tôi và nhiều người đọc cũng đã bàn luận nhiều ở đề mục bản quyền trên web này. Nay xin được bổ sung thêm kinh nghiệm của ông.

Đề mục này, chủ đề của nó là “Phê phán nhà báo Nguyễn Hoàn (Báo Quảng Trị)”, chứ không chỉ về bản quyền, điện thư. Nếu có thể, ông cho ý kiến. Xin cảm ơn trước.

5.                  

January 20, 2009 at 5:00 pm

ĐIỆN THƯ CỦA NHÀ VĂN TRẦN THANH GIAO ( 20-01-”09 )

Tôi đã nhận được tin anh. Tôi thấy anh gửi bài đến nơi đã đăng ý kiến Nguyễn Hoàn (TTVH HNVVN) là đúng rồi. Ở đó có trách nhiệm trả lời bài của anh. WTTG chủ yếu đăng sáng tác cá nhân và sáng tác của bạn bè. Nếu cần, anh gửi thêm cho website của HNVVN vì theo chỗ tôi biết thì TTVH HNVVN là tổ chức trực thuộc HNVVN còn website của TTVH là một website không do HNVVN quản lý.

6.                  

February 5, 2009 at 11:01 am

THƯ TRẢ LỜI CỦA BAN BIÊN TẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM VĂN HÓA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM:

Tác giả Trần Xuân An thân mến!

Thứ năm, 05.02.2009, 04:19am (GMT+7)

http://nhavan.vn/article/Hoiambandoc/806/

Ban biên tập Website: Nhavan.vn đã nhận được phản hồi ĐỐI THOẠI VỚI TÁC GIẢ BÀI “Nghĩ từ chuyện giải oan cho Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường” (1). Sở dĩ chúng tôi không post lên là vì: Nhavan.vn là một Wesite chuyên về Văn chương nghệ thuật. Ban biên tập chủ trương giới thiệu các sáng tác, lý luận phê bình, tư liệu lịch sử, thời sự văn hóa văn nghệ… ; và những tranh luận học thuật. Không post những bài viết ngoài văn chương, nghệ thuật, lịch sử, văn hóa…

Ví dụ: quý tác giả Trần Xuân An trong bài viết phản hồi cho rằng: “Nhà báo Nguyễn Hoàn (Báo Quảng Trị), lần thứ 2, viết báo một cách thiếu công tâm (liên quan đến đề tài chính mà tôi đã nghiên cứu)…” Hoặc: “đúng là Nguyễn Hoàn cướp đoạt công sức và trí tuệ của tôi và nhiều nhà sử học khác để đề cao những kẻ có thế lực và tiền bạc.”…

Sau đó quý tác giả Trần Xuân An có dẫn ra đường link:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com và một số tài liệu liên quan như:

“Xin hãy xem những tập kỉ yếu hội nghị, hội thảo khoa học về Nguyễn Văn Tường thì rõ:

1) Kỉ yếu hội nghị về đề tài “Nhóm chủ chiến triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường (1824-1886)”, ĐHSP. TP.HCM., 1996.

2) Kỉ yếu hội thảo khoa học về đề tài “Nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường (1884-1886)”, Hội KHLS. TT-Huế, 2002 (đã xuất bản dưới dạng sách in: PGS.TS. Đỗ Bang chủ biên, “Nguyễn Văn Tường (1824-1886), cuộc đời và lời giải”, Nxb. VHTT., 2006)

Đọc kĩ những bài tham luận trong 2 kỉ yếu đó, sẽ thấy ai là người giải quyết rốt ráo nhất về Nguyễn Văn Tường (1824-1886)”.

Thưa quý tác giả Trần Xuân An!

Như thế bạn đọc không theo dõi được, và không có thời gian đi tìm đọc những tài liệu đó để đối chiếu với bài viết của Nguyễn Hoàn.

Ban biên biên tập chúng tôi muốn bài viết của quý tác giả chứng minh ông Nguyễn Hoàn đã “thiếu công tâm…” đã “cướp đoạt công sức và trí tuệ…” hoặc sử dụng tài liệu của mình dưới góc độ học thuật, tranh luận, bằng các lý lẽ khách quan thuyết phục, bằng các trích dẫn đối chiếu so sánh… Chỉ có như thế bạn đọc mới theo dõi được và đi đến chân lý, chỉ như thế mới là bài viết mang tính học thuật, tranh luận.

Ban biên tập chờ đón bài viết của quý tác giả như thế để chúng tôi công bố trên Website Nhavan.vn

Chúc quý tác giả Trần Xuân An mạnh khỏe, hạnh phúc.

Kính thư!

BAN BIÊN TẬP NHAVAN.VN

_______________________________

(1) WebTgTXA. bổ sung link: http://nhavan.vn/article/Butkyphongsu/763/

THƯ CỦA TRẦN XUÂN AN:

Kính gửi BBT. Trang thông tin điện tử Trung tâm Văn hóa Hội Nhà văn Việt Nam,

Tôi trân trọng ghi nhận sự lưu tâm đầy tinh thần trách nhiệm của Ban biên tập Trang thông tin điện tử Trung tâm Văn hóa Hội Nhà văn Việt Nam (TTVHHNVVN.).

Tôi xin có ý kiến sau. Đặc biệt, tôi rất trông mong ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà giáo, nhà văn, nhà báo và quý người đọc về vụ việc này. Xin quý vị vui lòng gửi đến TTVHHNVVN. và WebTgTXA.

Kính thư,

Trần Xuân An

05-02 HB9 (2009)

7.                  

February 6, 2009 at 8:06 am

GỬI BÀI PHẢN HỒI ĐĂNG BÁO

Cập nhật, 06-02 HB9 (2009): Tôi đã viết bài và đã kính gửi đến Trang thông tin điện tử Trung tâm Văn hóa Hội Nhà văn Viêt Nam, Báo in giấy Văn hóa & Thể thao, Trang thông tin điện tử Hội Nhà văn Việt Nam, Tuần báo in giấy Văn Nghệ (HNVVN.). Mong được đăng tải để rộng đường công luận.

Trần Xuân An

>>>>>> >>>>>>

Cập nhật, 07-02 HB9 (2009): Trần Xuân An — Làm rõ việc phê phán nhà báo Nguyễn Hoàn: SỰ CÔNG TÂM TỐI THIỂU CẦN CÓ KHI CẦM BÚT: Có những vấn đề không phải thuộc loại gay go, nhưng đối với một người cầm bút trong tư thế riêng nào đó, vấn đề ấy lại trở nên khó viết. Khẳng định công sức lao động chính đáng của bản thân, để khỏi bị thiệt thòi, thậm chí để khỏi bị mất quyền sở hữu trí tuệ đương nhiên của chính mình, tuy việc ấy là cần thiết, nhưng dẫu sao cũng là một việc bất đắc dĩ.

Không những cảm thấy bất đắc dĩ phải lên tiếng trước sự việc bất công, tôi còn nhận ra tôi đang bị đẩy vào tình huống buộc phải đụng chạm, làm rạn vỡ những quan hệ tốt đẹp giữa tôi và một số nhà nghiên cứu sử học tên tuổi, giữa tôi và những người bà con, tuy ít hoặc không thân mật, nhưng có chung một huyết thống dòng tộc… >>>>> Xem tiếp >>>>>

http://hoinhavanvietnam.vn/News.Asp?Cat=13&SCat=&Id=897

(Bài viết đã được đăng tải trên Trang thông tin điện tử Hội Nhà văn Việt Nam: 02/6/2009 9:21:05 PM)

Bài viết phản hồi trên cũng đã đăng trên PhongDiep.net, 07-02 HB9: http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=6485

8.                  

February 18, 2009 at 9:41 am

TRẢ LỜI NHỮNG Ý KIẾN NGẮN TRÊN TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NHÀ VĂN & TRÊN ĐIỂM MẠNG TOÀN CẦU CỦA NHÀ VĂN XUÂN ĐỨC

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-21

Cập nhật, 16-02 HB9 ( 2009 ): Bài của Nguyễn Hoàn trên Điểm mạng toàn cầu Phong Điệp — Công tâm hay đề cao mình nhất và phủ nhận sạch trơn người khác? :

http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=6572

Cập nhật, 17-02 HB9 ( 2009 ): Bài của Nguyễn Hoàn trên Điểm mạng toàn cầu Trúc Sơn Trang (nhà văn Xuân Đức) — Công tâm hay đề cao mình nhất và phủ nhận sạch trơn người khác? :

http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=746&nhom=6

Cập nhật, 17-02 HB9 ( 2009 ): Bài của Trần Xuân An trên Điểm mạng toàn cầu Phong Điệp — NGHĨ VỀ CÁCH BIỆN GIẢI, NHỮNG NGỘ NHẬN CỦA NHÀ BÁO NGUYỄN HOÀN VÀ VỀ MỘT Ý HƯỚNG TỐT CHO KHU DI TÍCH TÂN SỞ :

http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=6585

Bài của Trần Xuân An trên Điểm mạng toàn cầu Trúc Sơn Trang (nhà văn Xuân Đức) — NGHĨ VỀ CÁCH BIỆN GIẢI, NHỮNG NGỘ NHẬN CỦA NHÀ BÁO NGUYỄN HOÀN VÀ VỀ MỘT Ý HƯỚNG TỐT CHO KHU DI TÍCH TÂN SỞ :

http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=747&nhom=6

9.                  

txa said

April 8, 2009 at 3:52 pm

VUI LÒNG XEM TIẾP:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-21

09-4 HB9: Cập nhật bài mới:

ĐỂ KHỎI BỊ NGUYỄN HOÀN LỪA DỐI BẰNG NGỤY BIỆN, XẢO NGÔN (sau khi đọc bài “Thông tin thêm sau loạt bài viết về Nguyễn Văn Tường” trên Phong Điệp – Nét, ngày 07-4 HB9).

(Cuối trang 21 “Bài mới - sách mới - tin tức mới”)

________________________________________________________

17-4 HB9 (2009)

 

 

 

Google page creator /  host

 

GOOGLE BLOGGER, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE