o. Trần Xuân An - Mùa hè bên sông - Tệp 15

author's

copyright

 

trần xuân an

MÙA HÈ BÊN SÔNG

tiểu thuyết

1997 & 2003

 

 

06/29/09

        

   

 

TRẦN XUÂN AN

 

 

 

m ù a 

 h è

 b ê n

  s ô n g 

    

(nỗi đau hậu chiến)

 

tiểu thuyết

 

 

nnhà xuất bản  

 

1997 & 2003

 

 

     

CHƯƠNG XV

 

 

1

 

 

Tưởng đã chia tay đột ngột với Hành thật rồi, không ngờ, trưa nay lại thấy anh qua chơi, Hiền Lương mừng rỡ và ngạc nhiên, nhưng cố kìm lòng lại. Vốn kín đáo trong bày tỏ cảm xúc, cô không muốn Hành hiểu quá rõ tình cảm của mình. Vả lại, tình cảm ấy đã định hình gì đâu. Một chút quý trọng, một chút thách thức?

Hành ngồi xuống ghế:

- Chiều nay rảnh, tranh thủ về nhà lấy thêm một ít đồ dùng. Gần tối này anh lại vào Đông Hà. Giấy triệu tập đưa về ở trường cũ đã lâu. Trường đang nghỉ hè, anh văn thư vô ý, thành ra anh quá cập rập vì nhận trễ. Dẫu sao, được gặp lại Hiền Lương là vui rồi.

Hiền Lương nhìn Hành. Cô hơi mất tự nhiên vì cô biết mẹ đang dõi mắt quan sát, vội quay mặt nhìn ra nắng ngoài sân.

- Có nên lên chùa thăm sư Tâm Tự, hay đi đâu đó dọc đường làng, ra bến sông ngồi ngắm trời đất cho vui không, Hiền Lương?

Có mẹ, Hiền Lương hơi ngần ngại, chắc phải năn nỉ Bông Bưởi cùng đi cho mẹ yên tâm. Kinh nghiệm của người lớn rất hay nhưng lâu nay Hiền Lương muốn tỏ ra mình bản lĩnh! Cô gật đầu. Cũng rất may là không có trở ngại nào cả.

Dọc đường lên chùa, cả ba người có vẻ hơi lúng túng, dè dặt, và có chút ngại ngùng! Có lẽ Hành với Hiền Lương cần không khí rất riêng bên nhau trong buổi chiều này. Bông Bưởi cố nhẫn nại trong vai trò bất đắc dĩ của mình. Hành cố gợi chuyện, hỏi Hiền Lương đã đọc thơ được mấy bài rồi, trong sáu tập ấy, nhưng Hành tỏ ra lưu tâm hơn về bài bút kí, chùm thơ cùng hai bài tiểu luận được xếp chữ vi tính của Trần Nguyễn Phan, mấy hôm trước từ Đông Hà anh gửi ra để Hiền Lương đọc.

- Em được hiểu thêm tâm trạng một thế hệ và suy nghĩ của một người. - Hiền Lương lại trở về với những suy tư, cô đáp -. Cuộc sống sẽ phong phú hơn nhờ những cảm xúc và tư tưởng rất riêng. Nếu không có cá tính sáng tạo, đời chỉ còn là máy móc!

- Hiền Lương có cho rằng những gì Trần Nguyễn Phan phê phán và khẳng định là đúng đắn, hợp lí? - Hành lại hỏi, trong khi ba người vẫn thong thả bước -.

- Vâng, rất đúng... Nhưng không biết nói thế nào... Em đọc hơi vội. Có lẽ cần phải suy nghĩ thêm về những điều không phải nhỏ ấy. Trần Nguyễn Phan muốn lí giải lịch sử, và muốn để cho người đọc suy nghĩ. - Hiền Lương bất chợt hỏi, như thể buột miệng -. Anh có cảm nghĩ gì, khi Mác và Ăng-ghen vốn xuất thân từ giai cấp tư sản cỡ nặng kí, chứ không phải vừa vặn gì, lại quyết liệt cách mạng cộng sản chủ nghĩa với tính đảng, tính giai cấp vô sản gắt gao đến thế? - Đỏ mặt vì dám bạo gan sử dụng những "tính từ" có ý mỉa mai, Hiền Lương ấp úng xin lỗi Hành -. ­Ồ, xin lỗi anh, em thật lếu láo...

- Cái hay nhất của lịch sử là ở đó, cái vĩ đại nhất của con người là ở đó! - Hành cười lớn, rồi chợt chùng giọng lại -. Nhưng bi kịch nhất lại cũng là "chủ nghĩa lí lịch"! 

Cô mỉm cười, đề nghị Hành đọc thơ đi, vì nghe Hành nói anh rất thích bài viết về Bác Hồ. Thấy không phù hợp với không khí này, nhưng Hành vẫn vừa đi vừa đọc khẽ. Ban đầu hơi miễn cưỡng, dần dần anh nhập vào hồn bài thơ. 

 

MÁI TRANH

      

Dưới hai hàng cây xanh

tôi về thăm quê Bác

nắng dọc đường đi êm ả hiền lành

hiện dần trong tôi nho nhỏ mái nhà tranh

tôi đã thấy qua thơ qua tiếng hát

(khúc ca nào lắng sâu hóa nỗi niềm riêng)

tôi đã thấy qua bao xóm làng

           quê hương thân thuộc

một nếp tranh vàng rất đỗi dân gian

dưới bóng tre xanh, xanh tự ngàn năm

 

lần đầu tiên ra thăm

sao như trở lại lòng mình!

 

*

 

Ngõ nè chống cao, vạt lúa, đất phèn

hàng giậu xanh non dẫn vào nhà Ngoại

nếp nhà tranh lùi lại cuối góc vườn

ôi tiếng khóc sơ sinh của Bác Hồ cất lên ở đấy

mảnh sân con tuổi thơ Người chật chội

bước chập chững vin vào khung cửi

giữa tiếng ngâm thơ và tiếng xa quay

dĩa đèn dầu dập dềnh bóng tối

khát vọng trăm miền nặng tiếng à ơi

nói tiếng đầu tiên

     khi ánh đuốc nghĩa quân Cần vương rực cháy...

nên Đất nước đau thương từ đấy có Người!

 

*

 

Đứng lên! Đồng bào ơi! -

     ngân vang gió suốt chiều dài Đất nước

ai hát trên rừng xưa, bây giờ tôi hát

bỗng thấy cả vòm trời bao la

                  dưới mái tranh nghèo

hiểu khung vải dệt thời gian

                                          dệt tiếng ru

hóa cờ bay phấp phới cả trời sao

từ dĩa đèn dầu hắt hiu ấu thơ Người đó

đến hừng đông cho bao dân tộc tôi đòi

từ mái tranh nho nhỏ

Bác Hồ ơi...

 

*

“Miền Nam trong trái tim tôi”

Miền Nam ơi

nỗi khổ mỗi người

nỗi khổ mỗi nhà

thành nỗi đau trĩu nặng lòng ai

nỗi cháy bỏng nhớ thương về Huế

cả Phan Thiết, Sài Gòn và trăm nơi trái tim

                                                     Người ấp ủ...

tuổi trẻ Người đi qua dưới cơn mưa nô lệ

chưa nắng đủ lòng vui, mưa Miền Nam đã ướt        

                                                     lại áo Người

rồi cơn đau cuối đời! Bác không về được nữa

Di chúc vẫn lên đường, phấp phới nắng trăm nơi

                                                                

*

 

Con đường Bác đi từ mái tranh nho nhỏ

nơi dừng lại bao la là giữa loài người

con đường Việt Nam từ bùn đen loang máu

đã bừng lên rạng rỡ đóa sen tươi

mái tranh nho nhỏ

trở thành nơi hội tụ lòng người

 

*

 

Tôi về thăm

                 gặp cả vòm trời

thu lại rất sâu trong từng đôi mắt

ánh mắt nào cũng chan chứa yêu thương

sáng lên từ Bác -

     nhân hậu mênh mang sâu thẳm ngàn năm

tôi về thăm

mái tranh vàng sắc nắng dân gian

bóng tre tỏa hòa bình yêu thương lên mặt đất

và ai rưng nước mắt

thấm nụ cười ấm áp sâu xa

khúc ca nào vọng về thầm lặng ngân nga...

tôi cảm nhận Cõi Người

                 qua hồn tổ tiên, Đất nước

dưới vòm trời xanh bao la

xanh sắc Quê nhà...

 

                             (Vinh - Huế, một chín bảy bảy)

 

Giọng Hành đọc rất chuẩn, rất Quảng Trị. Hiền Lương bồi hồi nghe. Cô nói khẽ:

- Hiền Lương muốn ra thăm Làng Sen một lần, thăm cả nhà sàn Bác Hồ ở Hà Nội nữa, nhưng vẫn chưa có dịp. Một điều mọi người khắp thế giới phải công nhận là Hồ Chí Minh có một nếp sống rất giản dị. Tự cổ chí kim, chỉ có một lãnh tụ duy nhất như vậy. Giá như lãnh tụ nào cũng học tập được ở Bác... Tất nhiên, không nên học tập Bác Hồ về việc thiếu sót bàn thờ gia tiên truyền thống.

Hành gật đầu, trầm ngâm. Anh nói, giọng sâu lắng:

- Trong một bài viết, Trần Nguyễn Phan đã bình luận khá rốt ráo về vấn đề bàn thờ gia tiên truyền thống ấy. Anh cũng đã đưa cho Hiền Lương đọc rồi. Bây giờ, anh thấy nên suy nghĩ về bài thơ Mái tranh. - Hành ngẫm nghĩ, lại nói -. Ở bài Mái tranh, không hiểu Hiền Lương nghĩ thế nào, riêng anh, anh tâm đắc nhất là hai câu: "Từ dĩa đèn dầu hắt hiu ấu thơ Người đó, Đến hừng đông cho bao dân tộc tôi đòi". Không cần phải phân tích gì thêm! Anh thấy ở khía cạnh sử học, quả thật, nếu không có phong trào cộng sản quốc tế hỗ trợ phong trào giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa, thì các nước thực dân, đế quốc, "tả đạo" không đời nào chấp nhận "giải thực", mặc dù chúng chỉ thay đổi bộ mặt từ thực dân cũ sang thực dân mới. Chính Cách mạng Tháng tám đã góp phần thắp sáng hừng đông, "hừng đông cho bao dân tộc tôi đòi" đó.  - Hành vừa bước bên cạnh Hiền Lương, Bông Bưởi, vừa nói tiếp -. Trong bài thơ anh vừa đọc, Trần Nguyễn Phan có nhắc đến câu nói của Bác Hồ, ấy là nỗi khổ của mỗi người, nỗi khổ của mỗi nhà, kết lại thành nỗi khổ lớn lao và sâu thẳm của Người. Cuộc chiến tranh chống xâm lược trên một trăm mấy mươi năm, từ các cuộc đánh dẹp bọn giặc “phù Lê”, “tả đạo” ở Bắc Kì, từ các trận đánh Pháp, Tây Ban Nha ở Đà Nẵng, Gia Định do triều đình Huế lãnh đạo, từ các cuộc chiến đấu tự phát bởi “Phan, Lâm mại quốc, triều đình khí dân” ở Nam bộ - cả ở Bình Dương, quê sinh của em -, bi tráng, hào hùng nhưng quá đỗi đau thương. Vết thương núi Thần Mẫu (1862) nhức nhối! Rồi “nhất giang lưỡng quốc” (1884) là con sông Hương, vết thương biểu tượng, đến Bến Hải (1954), con sông quê mình, vết thương thực thể. Bao nhiêu là nỗi khổ nữa, trong mấy chục năm gần đây! Chẳng hiểu sao từ lúc Hiền Lương ra thăm tới nay, anh cứ mải sống lại ám ảnh về vết thương cũ. Con sông Bến Hải chia cắt trong lòng mỗi người, chảy quặn xé, nhức nhối qua mỗi nhà... Ờ, nói hoài như một ám ảnh khôn nguôi thế này cũng hóa ra nhàm, càm ràm, cẫm rẫm như kẻ dở hơi! Có lẽ là di chứng chiến tranh! Hội chứng hậu chiến! Trong đó có di chứng của bệnh thành phần chủ nghĩa, lí lịch, gia thế chủ nghĩa!

Hiền Lương im lặng. Ngồi bên cạnh chị mình, Bông Bưởi bồi hồi lắng nghe, mắt dõi ra xa xăm, tay bứt rứt một cánh lá úa. Cả ba rơi vào từ trường của vết thương chung.

- Di chứng thôi, anh Hành nói đúng. Bệnh phân biệt đối xử do chủ nghĩa lí lịch là có thật, hi vọng đã khỏi và có thể đã khỏi. Thật ra, sau bảy lăm, ba em nói, có một số con cái ngụy cấp thấp vẫn được đào tạo, có người liên tục được đào tạo, nay đã thành tiến sĩ.

Hành gật đầu:

- Cũng nhiều người như vậy. Các thầy giáo dạy đại học của anh cũng như thế, trường hợp em vừa nói. - Hành quay qua Hiền Lương -. Nói cho tận cùng sự thật, rõ là “ngụy” phải kể từ Đồng Khánh. Bi kịch “tứ nguyệt tam vương” là khởi đầu sự lũng đoạn của thực dân Pháp vào đến ngai vàng. Qua các tên vua và vương như Dục Đức, Hiệp Hòa, Tuy Lý vương, Gia Hưng vương (kẻ đã giết Kiến Phúc) và cả tên Trần Tiễn Thành, Pháp đã thực hiện âm mưu lũng đoạn ấy. Tạo nên sự rối ren ngay tại ngai vàng để nắm lấy ngai vàng là thủ đoạn của Pháp. Vì vậy, để loại trừ những kẻ câu kết với Pháp, với “tả đạo”, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và cả Trần Xuân Soạn, Trương Văn Đễ, Ông Ích Khiêm phải giết vua Hiệp Hòa và sau đó, hơn một năm sau ngày truất phế, hai vị phụ chính phải giết cả vua Dục Đức, vẫn được Từ Dũ lẫn triều thần kính trọng! Nguyễn Văn Tường phò giá kháng chiến, phải theo sắc dụ của Từ Dũ, trở lại kinh đô để giữ gìn cung điện, thế miếu, ngăn ngừa sự tàn sát, đồng thời vẫn chủ động bí mật phối hợp với phong trào Cần vương, thực hiện kế hoạch người đàm, kẻ đánh, do đó, bị đày ải và chết ở đảo xứ người. Ông ta cũng người Quảng Trị của anh em mình... Nguyễn Văn Tường là một anh hùng bi tráng. - Hành nói tiếp -. Như vậy... Đó, ngụy là từ Đồng Khánh đến Bảo Đại, đến Dương Văn Minh, tổng thống vài ngày, kể cả Trần Trọng Kim, thủ tướng thời phát xít Nhật...

Hiền Lương vẫn lặng lẽ nhìn xuống đất.

- Vâng, ai ngụy thì cứ ngụy. - Hiền Lương nói và cắn môi.

- Ngụy mô mà dữ rứa thầy! - Bông Bưởi buột miệng, kịp bụm miệng cười.

Và rất hồn nhiên, Bông Bưởi cười phá lên. Tiếng cười bất ngờ và gió lồng lộng từ cánh đồng trước mặt chùa bạt hết những nặng nề u ám của câu chuyện.

Hiền Lương nói, quay qua Bông Bưởi:

- Thầy Hành không sai chút nào hết. Ngụy triều: vua và thủ tướng, tổng thống do thực dân, phát xít, đế quốc - Pháp, Nhật, Mỹ - dựng lên từ sau một tám tám lăm, đến một chín bảy lăm (1885 - 1975). Bông Bưởi quên bài sử học rồi sao? - Hiền Lương hỏi Hành -. Anh có nói là chính Gia Hưng vương Hồng Hưu đã giết Kiến Phúc?

Hành gật đầu :

- Đúng. Theo anh là như vậy, căn cứ vào sự câu kết của Pháp với Hồng Hưu. Rây-na (Rheinart) muốn đưa Hồng Hưu (một kẻ loạn luân có quả tang) lên ngai vàng, do đó, phải âm mưu với Hồng Hưu để giết Kiến Phúc. Đại Nam Thực Lục đã chép lại nguyên văn bản tấu của Tôn Thất Thuyết về vụ loạn luân, câu kết với giặc Pháp này, và về mức án triều thần, Tôn nhân phủ đã nghị xử, có bản án, giấy trắng mực đen, ấn triện rõ ràng, minh bạch. - Hành muốn trở lại vấn đề đang bỏ dở -. Nhưng điều quan trọng là chủ nghĩa lí lịch và sự phân hóa trong mỗi gia đình, họ tộc, và trong xã hội.

- Cứ phân tích đúng sự thật và về thực chất của lí lịch. - Hiền Lương nói, nhìn xuống con đường làng chạy ngang trước mặt.

Hành cười (II.15):

- Cũng tới tận cùng sự thật! Dẫu sao, Thành Thái, Duy Tân cũng là ngụy vương do Pháp dựng nên. Đó là hai ông vua yêu nước: Ngụy vương yêu nước. Anh không dám hỗn láo, nhưng có người bảo thân sinh Bác Hồ, “phó tiến sĩ” Nguyễn Sinh Sắc cũng là ngụy quan (1904 - 1910) thuộc chế độ “bảo hộ” của thực dân Pháp, dưới triều Thành Thái. Trên quan điểm so sánh đồng đại, cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc chưa thức thời và thể hiện lòng yêu nước thành hành động cách mạng như các vị chí sĩ cùng thời, chẳng hạn Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu... Cụ Nguyễn Sinh Sắc là một ngụy quan yêu nước bình thường (37). Cũng ngụy đấy, tận cùng sự thật là vậy! Có thể kể thêm thân sinh Trần Phú... Thân sinh nhạc sĩ Phạm Tuyên là Việt gian Phạm Quỳnh bị cách mạng “xử lí”. Nghe đâu, không biết có đúng sự thật lịch sử hay không: thân sinh đồng chí Trường Chinh (?) là địa chủ, bị chính đồng chí ấy đích thân chỉ đạo hành quyết; xét cho cùng, cũng như bi kịch An Dương vương, cha giết con. Riêng chuyện này, còn phải xác minh. Nhưng dẫu sao, nếu cha đã là giặc, kẻ thù của Tổ quốc, của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động, thì con cũng phải giết, xét trong bối cảnh lịch sử - cụ thể. Đấy, với tinh thần sử học khách quan, phải nói thật, nói thẳng tận cùng sự thật và chân lí. Phải giác ngộ cách mạng khi đi đến tận cùng sự thật và chân lí để khỏi vỡ mộng. Các lãnh tụ cũng đã “chửi cha chửi ông”, “đào mồ chôn cha ông”, như Mác, Ăng-ghen: Hai người vô sản vĩ đại này, “đào mồ chôn giai cấp tư sản”, chính là thân sinh của họ. Mác được sinh ra trong lâu đài một luật sư tư sản. Thân sinh Ăng-ghen là một nhà tư sản công nghiệp dệt giàu nhất nước Đức thời bấy giờ... Sự phân hóa giai cấp diễn ra trong mỗi người, mỗi gia đình. Đấu tranh giai cấp khốc liệt, tàn bạo ngay trong mỗi người, mỗi gia đình. Anh không nhớ Kinh Thánh, nhưng hình như Giê-su cũng đã nói điều này, sự phân hóa tàn khốc, kể cả ý thức tử vì đạo: “Chớ tưởng rằng ta đến để đem sự bình an cho thế gian; ta đến, không phải đem sự bình an, mà là đem gươm dáo. Ta đến để phân rẽ con trai với cha, con gái với mẹ, con dâu với bà gia; và người ta sẽ có kẻ thù nghịch, là người nhà mình. Ai yêu cha mẹ hơn ta thì không đáng cho ta; ai yêu con trai hay là con gái hơn ta thì cũng không đáng cho ta; ai không vác cây thập tự mình mà theo ta, thì cũng chẳng đáng cho ta. Ai giữ gìn sự sống mình, thì sẽ mất; còn ai vì cớ ta mất sự sống mình, thì sẽ tìm lại được” (Ma-thi-ơ: 10 : 34 - 38). Đức Chúa thoát li, phủ nhận cha mẹ, anh-em-(họ?). Bác Hồ không hề làm thơ về thân sinh của Người. Bác cũng thoát li, sống trọn đời cho Tổ quốc, nhân dân và nhân loại.

Hiền Lương mỉm cười im lặng, trong khi Bông Bưởi há hốc nhìn thầy giáo Hành. Hành kìm lại những ý tưởng vì thấy nói thêm cũng thừa. Anh nghĩ chính anh đã chạm đến tận cùng sự thật, cái lõi của bất kì cuộc cách mạng nào, cuộc chống xâm lược mang màu sắc nội chiến nào. Nồi da xáo thịt là vậy, huynh đệ, phụ tử tương tàn là vậy.

- Bông Bưởi, thầy đang nói chuyện với cô cử nhân, cô cống sinh, nên có nhiều chữ, nhiều ý chưa kịp triển khai, giải thích. Hẹn em bữa khác, vì thầy trò, anh em mình gần nhà, còn nhiều dịp.

Bông Bưởi cười. Hành nhìn sang Hiền Lương:

- Sự kiên định lập trường, tránh dao động, cần xây dựng trên nền móng thật vững chắc là hiểu tận cùng sự thật và chân lí, sự thật lịch sử và chân lí của chủ nghĩa xã hội.

Hiền Lương gật đầu:

- Sự trưởng thành về nhận thức làm nên bản lĩnh, em cũng hiểu như vậy. Trở lại vấn đề thơ Bác Hồ! Anh đồng ý không?... Tình cảm lớn thường bắt đầu, khởi nguồn từ những gì rất riêng, rất cụ thể, như tình mẹ, tình yêu đôi lứa, thậm chí một tiếng dế góc nhà tuổi nhỏ. Bài thơ Quê Hương của Giang Nam em rất thích là vì, xương thịt của người em gái quê nhà đã góp phần làm nên Đất nước, quê hương...

Hành nghe đau nhói trong lòng. Anh vội cướp lời (II.15):

- Hình như Bác Hồ biết trước, và cũng như Lê-nin, quyết biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng, chiến tranh ý hệ, vì sự tiến bộ của dân tộc... Bác Hồ chú ý đến tiếng khóc “oa, oa, oa...” của đứa con vợ chồng người tù trốn lính ở nhà lao Tân Dương (Trung Quốc), nghĩa là rất chú ý, phải nói là quan tâm, đến tình cảm gia đình. Có thể giữa Bác và thân sinh có mâu thuẫn tư tưởng, ý hệ. Có thể “vô gia đình” là sự làm gương, tuyệt đối chí công vô tư. Tư của Bác cũng là tư của công: Tình cảm gia đình của người cùng khổ, của đồng bào, chứ không phải của riêng mình. Như đã nói, đấy là sự thoát li gia đình vì nghĩa lớn.

Hành ngừng lại. Hiền Lương im lặng. Hành nói:

- Có một vấn đề nhiều người thắc mắc. Đó là câu thơ Bác Hồ viết vào tháng hai năm một chín bốn mốt (1941): “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng” với câu chú thích cuối bài thơ thế này: “Đảng Cộng sản bôn-sê-vích Liên Xô” (38). Trong tiếng Việt, tính từ sở hữu không có, chỉ có đại từ làm chức năng ấy thôi. Cái gì của mình thì thường khiêm tốn nói trổng. Do đó, có phải Bác là thành viên của Đảng Cộng sản “b” Liên Xô? Rất nhiều văn kiện để lại, cũng thường nói đến người bôn-sê-vích Việt Nam, hay các tiếng bôn-sê-vích được dùng với nghĩa tương tự. Lúc đó, hầu như không còn Quốc tế Cộng sản đệ tam nữa. Tổ chức ấy đã giải thể thực sự vào năm một chín bốn ba (1943). Trung tâm phong trào cộng sản quốc tế là Mát-x-cơ-va, gần như Rô-ma của Thiên Chúa giáo! Bác Hồ có thể đành chấp nhận sự độc lập trong thế liên lập... Xét cho cùng, trong quan hệ Việt Nam với Trung Hoa, gần mười thế kỉ độc lập sau Bắc thuộc một ngàn năm, ta phải chịu triều cống và phong vương. Tệ hại là liên lập (39), nhưng đỡ hơn lệ thuộc kiểu phong kiến xưa. Trực trị kiểu thực dân Pháp, dứt khoát không chấp nhận. Nói tóm lại, mặc dù độc lập trong thế liên lập vẫn khá hơn sự độc lập kiểu nhận ấn phong vương phong kiến (phải lấy chữ Hán làm văn tự chính thức, phải xem nhẹ chữ Nôm của dân tộc!). Đó là nỗi đau của các nước nhỏ! Có lẽ ai cũng muốn độc lập trong sự bình đẳng dân tộc, tuyệt đối tôn trọng chủ quyền đất nước... Thú thật, anh muốn sửa thơ Bác lại: “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng bạn”. Tám chữ, thoát cách, nhịp điệu vững chãi, tâm thế tự chủ, tự tin, mặc dù tình thế lịch sử rất chênh vênh, không chỗ tựa.

Hiền Lương mỉm cười:

- Em cũng chỉ xin làm học trò của anh. Anh táo bạo thật!

Hành cười, muốn nói, có thể đó là câu thơ vụng của thi sĩ Bác Hồ. Nhưng anh lướt qua ý đó, và cười:

- Thôi, “hổng dám mô”! “Sức mấy” cũng phải phấn đấu cho khát vọng và ý chí độc lập, tự do của mọi đất nước, mọi người. Độc lập thật sự không phải là tự cô lập. Tự do không phải là phương hại đến tự do của cả dân tộc, và tự do của người khác, nước khác. Nói rõ hơn, không thể có thứ tự do theo loại tôn giáo mà lịch sử của nó là lịch sử xâm lược và phản quốc, như Thiên Chúa giáo... Rất nhiều người đã nói vậy, Hiền Lương thấy đúng không? Và nhân nghĩa Việt Nam không phải là vô ơn... Đúng vậy, không phải vô ơn với di sản bốn ngàn năm, với những ai đã giúp ta giành độc lập, tự do cho dân tộc, cụ thể là nước Nga của Lê-nin, các nước “chư hầu” của Nga xô-viết, kể cả các nước Đông Âu, Trung-Quốc-thời-kì-đầu, với các nước khác, và bao người khác sống tại Pháp, Mỹ... - Hành cố ý dùng chữ “chư hầu” để phê phán khái niệm “siêu cường” của hai hệ thống chính trị trên thế giới, một thực trạng đáng buồn của sự bất bình đẳng giữa các quốc gia.

- “Chư hầu”? - Hiền Lương cười, nhận thấy anh chàng Hành, một “hạt giống đỏ”, sắp trở thành cán bộ chính trị đến nơi, ăn nói khá bạo miệng -. Nhưng Trung Quốc sau này xích mích với Liên Xô, tự xây dựng theo chủ nghĩa Mao, rồi chủ nghĩa cơ hội Đặng Tiểu Bình... “Chư hầu” về chính trị, quân sự, kinh tế...; kể cả tác động văn hóa một chiều từ nước lớn sang “chư hầu”... Tàu Đỏ nay khác rồi...

- Thì anh đã bảo, Trung-Quốc-thời-kì-đầu, trước thập niên sáu mươi. Điều anh muốn nói là tình trạng bất bình đẳng giữa các quốc gia ngày nay. Tình trạng ấy là hậu quả của quy luật tự nhiên dã man, “cá lớn nuốt cá bé”, “trâu mạnh trâu được, cỏ mạnh cỏ được”. Nga nguyên là một đế quốc gồm nhiều thuộc quốc của Nga hoàng. Tàu, vốn là đế quốc của Hán tộc, hình thành từ quá trình thôn tính bao quốc gia cổ đại, trung đại, hiện đại. Mỹ là con đẻ của đế quốc Anh, do Anh xâm lược châu Mỹ của người da đỏ và tiêu diệt họ. Các siêu cường xâm lược đất, cả chất xám của các nước nhỏ... Rồi thực dân kiểu mới, “đỉa hai vòi” về kinh tế... Ngay Liên hiệp quốc cũng bị thao túng, lũng đoạn bởi bốn, năm nước đế quốc, trong đó có hai siêu cường, Mỹ và Nga. Nay Mỹ đã là bá chủ! - Hành ngừng lại, ngẫm nghĩ -. Thượng đế, Thiên Chúa cũng trở thành công cụ của Mỹ!... Trở lại vấn đề, liên lập, trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, với “thành trì cách mạng” Liên Xô, là bởi không còn con đường nào khác. Nhưng ta tranh thủ cả Nga lẫn Tàu Đỏ để “ghìm”, khỏi bị “hút” về nước lớn nào, hoặc Nga hoặc Tàu Đỏ. Đó là sự thật lịch sử. Nhân loại đến cuối thế kỉ hai mươi vẫn còn ở trong tình trạng vô minh, mù quáng của quy luật dục vọng, “tranh ăn”, “cưỡng hiếp” nhau. Muốn góp phần “bình thiên hạ”, “người không còn là sói của người”, chắc phải chia Tàu Đỏ, Nga, Mỹ, kể cả nước Ấn khổng lồ... ra làm nhiều nước nhỏ, chứ không thể đối trọng bằng EURO. lẫn ASEAN...

Hành nhìn Hiền Lương:

- Thưa em, nói vậy cũng thừa, phải không? Là vĩ cuồng! Nỗi đau của nhân loại là ở đó, khát vọng chính đáng lại là khát vọng vĩ cuồng!

Hiền Lương và Bông Bưởi cùng cười, nhưng nụ cười hơi khẽ nhếch môi, thoáng hiện chút băn khoăn, có ý định đợi Hành nói tiếp. Hành cười buồn.

- Theo ý anh, cũng cần nói rõ sự thật lịch sử này. Khi nói đến độc lập, tự do cho công dân, không thể không nói đến quyền phê bình, tự phê bình trên tinh thần xây dựng và đặc biệt là với tính dân chủ. Theo anh, có thể phê bình cả lãnh tụ, nhưng không được bóp méo thành biếm họa kiểu Mỹ, và cần phải phê bình trên tinh thần dân chủ đích thực như thế, vì sự tiến bộ chung. Và đây, anh sẽ phê bình thơ Hồ Chí Minh. Là một con người, một lãnh tụ vĩ đại, một nhân cách lớn, một thi sĩ có khoảng mươi bài thơ xếp vào loại kiệt tác, là CON NGƯỜI viết hoa, Hồ Chí Minh vẫn là con người với những hạn chế của ông ta... (II.15).

Bông Bưởi há hốc quay nhìn Hành. Cô bé không ngờ thầy Hành lại có thể lạnh lùng như vậy.

- Phê bình văn chương là một khoa học, do đó phải có tính khách quan. Nhưng công việc ấy còn là một nghệ thuật đi vào trái tim con người, do đó vẫn tình cảm, vẫn có thể rất tri âm, tri kỉ... Anh muốn nói thẳng, nói thật... Dẫu sao ở Hồ Chí Minh vẫn còn những mâu thuẫn vô thức về thế giới quan, lẫn nhân sinh quan. Nói thế, phải lưu ý đến mảng thơ văn chỉ phục vụ nhiệm vụ chính trị, Hồ Chí Minh viết một cách dễ hiểu, giản dị, gần như vè, và đôi khi cố ý duy tâm để thu phục và đoàn kết toàn dân. Như vậy, về thế giới quan, Hồ Chí Minh có thể còn rơi rớt trong tiềm thức những quan niệm duy tâm, cũng có thể Hồ Chí Minh chỉ cố ý duy tâm vì nhiệm vụ chính trị, sách lược tạm thời. Dẫu sao, Hồ Chí Minh vẫn là con người cụ thể - lịch sử, một nho sinh, theo tân học, rồi trở thành người cộng sản, đến với chủ nghĩa Lê-nin trước hết vì Lê-nin ủng hộ phong trào giải phóng thuộc địa. Lúc ấy, không có con đường nào khác, không có nước nào ngoài nước Nga của Lê-nin ủng hộ phong trào giành độc lập ở các nước thuộc địa. - Hành thấy mình hơi mở rộng quá mức một ngoặc đơn, mặc dù rất cần thiết, anh ngừng lại, rồi nói tiếp -. Trở lại vấn đề, Hồ Chí Minh ngoài mâu thuẫn thế giới quan, ông ta còn thể hiện trong thơ những mâu thuẫn về nhân sinh quan. Một mặt, Hồ Chí Minh yêu cuộc sống, lạc quan đến diệu kì, vì nghĩa lớn đến mức quên mình mặc dù đang ở trong cảnh tù đày, bị treo ngược trên thuyền; Hồ Chí Minh thương người, thương đời với một trái tim cao cả và sâu thẳm... Mặt khác, nói thế này chả biết có phải “vạch lá tìm sâu” không, là Hồ Chí Minh hơi cá nhân chủ nghĩa kiểu phong kiến đế vương, tỏ ra cũng thích tiền hô hậu ủng mặc dù “nói cho vui”, thích được dâng công, hơi tự phụ, nhấn mạnh vai trò cá nhân lãnh tụ, hơi dung tục kiểu dân dã, so sánh tự do, khát vọng tương lai với việc đi vệ sinh (có người cho rằng như thế là không thần thánh hóa bản thân, không trừu tượng hóa tự do!), ngoài ra còn thể hiện tình thương nhân đạo chủ nghĩa chung chung, mênh mang, có màu sắc tôn giáo, mặc dù vẫn thấy nguyên nhân xã hội...

Hành bỗng ngừng lại, cúi đầu buồn buồn nói:

- Con người! Thế đấy. Một người cộng sản vĩ đại mà vẫn thế đấy. Dẫu sao, Bác Hồ cũng là một con người với tiềm thức, vô thức của ông ta. Có lẽ chúng ta quen “ngắm” ông ta ở tầm cao, tầm xa, khi “tiếp cận”, vẫn thấy ông ta có những vết quá bình thường. Có lẽ chúng ta đặt ra những tiêu chí quá cao trong quan niệm lí tưởng về con người. Quyết không rơi vào quan điểm hạ bệ Con Người với những tiêu chí quá thấp, đánh đồng con người với sinh vật cấp thấp, nhưng phải thấy chúng ta đã quá yêu cầu cao về chất người...  Đây là một bài thơ cần phân tích kĩ :

 

     Non xa xa, nước xa xa

     Nào phải thênh thang mới gọi là

     Đây suối Lê-nin, kia núi Mác

     Hai tay xây dựng một sơn hà.

 

Đó là bài Pắc Bó Hùng Vĩ, viết vào tháng hai năm bốn mốt (1941). Có người bảo, hình tượng Non sông Đất nước sao lại biến từ Giang san Tiên Rồng thành Sơn hà Mác - Lê-nin?! Thế là quá xúc phạm đến tình cảm dân tộc! Thế là bán nước! Phải chăng ở đây có sự hiểu nhầm? Mác - Lê-nin là một chủ nghĩa, một học thuyết. Hồ Chí Minh muốn xây dựng Đất nước theo con đường duy nhất đúng là mác-xít - lê-nin-nít. Ông ta vẫn muốn “khôi phục Giang san Tiên Rồng” theo học thuyết ấy, với ý chí “không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Lịch sử đã chứng minh điều đó bằng sáu mươi bảy năm nay, từ khi có Đảng. Anh vẫn quý trọng sự hiểu nhầm đến mức kết án của ai đó, vì tự trọng dân tộc. Phải hiểu “chủ nghĩa” như chủ nghĩa Rút-xô, Mông-tét-x-ki-ơ, Von-te, như chủ nghĩa Giê-su của Thiên Chúa giáo, như Khổng giáo, Phật giáo... Có điều, “hai tay” chỉ có thể là hai tay của Bác Hồ. Phải chăng như thế là tự phụ, đề cao vai trò lãnh tụ rất phi mác-xít? Anh muốn sửa lại là: “Muôn tay”. Nhưng không thể sửa thơ đã trở thành văn học sử được! Phải phê phán để tiến bộ. Đó là khoa học. Đó là dân chủ. Phải khoa học và dân chủ vì lợi ích chung: Sự tiến bộ trong nhận thức, sự tôi luyện bản lĩnh.

Hiền Lương nói:

- Em thấy anh hơi vượt xa văn bản bài thơ. Đó chỉ là bài tức cảnh có hơi hướm khẩu khí trước một quang cảnh nhỏ hẹp là nơi Bác Hồ trú ngụ thời trước bốn lăm: Hình tượng Bác là người chơi hòn non bộ, một nghệ nhân về cây kiểng, tạc tượng bằng đá núi một cách đơn sơ, thô sơ thôi... Không thể “muôn tay” được.

Hành cười to thật vui:

- Anh thành thật kính phục em! Đấy là lớp nghĩa thứ nhất, cụ thể. Những gì anh bàn hồi nãy là lớp nghĩa thứ hai. Nhưng dẫu sao, anh cũng đã cố ý chính trị hóa phê bình thơ, xem bài thơ như cái cớ để bàn chuyện chính trị. Anh cố tình làm “nhà phê bình văn chương “hỏng”“. Không “muôn tay” vì kẹt ngữ cảnh thì nói trổng là “bàn tay”. “Bàn tay” là một, cũng là muôn muôn triệu triệu, ứng với hai lớp nghĩa, lại đề cao sức mạnh của lao động cầm bút, cầm cuốc, cầm búa, cầm liềm và cả cầm gươm, cầm súng...

Hành nói một hơi vì tự ái trước sự thông minh của cô gái quá xinh đẹp này, và anh cũng thấy mình nam tính một cách rất cổ.

Hiền Lương mỉm cười, ngần ngừ:

- Hay “lòng son”, từ ngữ hơi cũ nhưng lại hợp. “Lòng son xây dựng một sơn hà”... Nhưng em đùa ấy mà! Con cháu đâu dám hỗn với Bác. Biết đâu sai lỗi ấn loát. Bác không xem lại...

- Phải thấy ông cụ chơi non bộ - hình tượng Hồ Chí Minh - này đã thể hiện một tư thế rất tự chủ, vượt trội. - Hành nói, cười - ... Và thật ra, đúng như Hiền Lương nói, đó là thơ khẩu khí với cái ngông rất nhà nho.

- Trở lại vấn đề rất cũ là con người! Như anh phân tích, vậy chẳng có ai là cộng sản toàn bích, mà chỉ có những tiêu chí lí tưởng, một mô hình con người mới lí tưởng?

- Em nói đúng. - Hành nhìn ra xa, nói tiếp -. Khổng giáo cũng có mô hình người quân tử... Cho dù xuất thân từ quý tộc, nhưng bất tài vô đức, vẫn tiểu nhân. Cho dù gốc gác bần tiện, nhưng có tài có đức, vẫn là người quân tử... Mỗi học thuyết đều có một mô hình và các đẳng cấp về mẫu người lí tưởng. Có kẻ đạt tiêu chí này, có kẻ đạt tiêu chí kia. Những người mẫu về nhân, trí, dũng, khó có ai đạt được chuẩn tuyệt đối. Người mẫu!

Hiền Lương cười, kịp kìm lại. Hành ngẫm nghĩ, nói tiếp:

- Trở lại bài Tức Cảnh Pắc Bó, anh sửa sao thấy khác phong cách thơ Bác Hồ quá... Thơ Bác không có sự “gồng gân”, rất dũng, nhưng rất hồn nhiên. “Bàn đá chênh dịch sử Đảng bạn” (có thể ngắt nhịp: Bàn đá chênh, dịch: sử Đảng bạn) chăng? Hay chữa đầu đề thành “Tức Cảnh Pắc Bó Tại Bàn Đá Cũ” chẳng hạn, rồi câu thơ sẽ là “Bàn chông chênh, dịch sử Đảng bạn”, với nhịp 3/4, thoát niêm, nhạc điệu của câu thơ được dùng để biểu hiện, hay vẫn thoát cách, nhịp 4/4... - Hành say sưa nói, ngừng lại, khẽ đọc:

 

Tức cảnh Pắc Bó

(tại bàn đá cũ)

 

Sớm ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng bạn

Cuộc đời cách mạng thật là sang!

 

Tình thế chông chênh, tâm thế vững vàng, lạc quan! - Hành tự tán thưởng -. Nỗ lực, trì níu tình thế... vẫn ung dung!

Cả ba người cùng cười vang, chia vui theo vẻ tự đắc ý về tài biên tập của Hành.

Hiền Lương quay sang nhìn Bông Bưởi, nắm tay cô bé:

- Bông Bưởi thấy chưa! Chưa ai đạt được mười mươi tiêu chí lí tưởng về con người lí tưởng cả, ngay cả Bác Hồ, người được cả thế giới xem như Thánh sống. Nhưng phải xây dựng mô hình con người lí tưởng như một cái đích trong quan niệm để vươn tới bằng chính nỗ lực tự phấn đấu, tu dưỡng. Cái đích bao giờ cũng ở phía trước. Đừng lấy hạn chế, khuyết tật của cha, mẹ, thầy cô giáo, kể cả nhà thơ, lãnh tụ, giáo chủ để tự vuốt ve những sai phạm của mình. Chẳng hạn, có người nói: “Thiên Chúa Giê-su còn thế, nữa là tép riu, người phàm như mình!”. Nói với Bông Bưởi như thế, cũng tự chị nhắc mình, tự “lên lớp” cho chính chị.

Hành cười giòn:

- Em “lên lớp” về ngôn ngữ học, đạo đức học giùm anh luôn đi!

Hiền Lương đỏ mặt, cười dàn hòa.

- Thật kì lạ! - Hành nói -. Lẽ ra, chúng mình nên chuyện trò với nhau về thơ, nhạc, hội họa, chim muông, ruộng đồng, cây cỏ, nhất là về Bình Dương quê em, sao cứ gặp nhau là bàn chuyện triết học, chính trị và lịch sử, rồi cả văn hóa, phong tục... Nặng nề như đá!

Hiền Lương buột miệng:

- Em cũng chẳng hiểu nữa!

Hành ngậm ngùi:

- Có lẽ phải hỏi vết thương núi Thần Mẫu (1862); phải hỏi vết thương sông Hương, “nhất giang lưỡng quốc” (1884), và sông Bến Hải, “vết thương thế giới” (1954)!...

Cả ba người im lặng hồi lâu. Hành lại nói:

- Thôi thì lỡ rồi. Chúng ta quả là những con bệnh của di chứng chiến tranh thời hậu chiến, bởi vết thương lịch sử vẫn còn nhức nhối mặc dù đã thành sẹo. Ờ, phải rồi, anh lại nói tiếp về thơ Bác Hồ, em đồng ý không?

Hiền Lương gật đầu:

- Nhưng còn chuyện gì đâu! “Ngôn ngữ vốn là khởi đầu của nhiều ngộ nhận” mà, ai đó đã nói thế. Ngôn ngữ hình ảnh thi ca vốn đa nghĩa, dễ ngộ nhận lắm. Ngôn ngữ hội họa cũng vậy. Nó có sức mạnh tuyệt vời, vẫn là con dao hai lưỡi!

Hành búng nhẹ một đầu đạn AR.15 tình cờ nhặt được trong gốc cỏ cú dưới chân.

- Thì phải biết phát huy tác dụng, hạn chế thấp nhất tác hại... Anh vẫn nhớ, hôm em mới ra, hôm hai anh em mình lên thăm đình làng, gặp Lâm, ông Nộp, và hôm thăm chùa, em có nói, ta bị hình tượng, ngôn từ lôi đi theo lô-gích của chúng... Các nhà thơ, ngay cả các viện sĩ hàn lâm thơ ca, cũng bị hình ảnh thơ ca kéo trượt đường ray tư tưởng của chính họ. Các bậc thầy ngôn ngữ ấy để lại vô số hạt sỏi nhưng uy tín của họ biến sỏi thành ngọc. Họ viết nhầm, viết sai, viết trượt chữ khỏi ý, nhưng vẫn thành mẫu mực, thành văn phạm, buộc mọi người viết sai, nói sai theo họ! Đó là chưa kể sự vô tình, hoặc đùa bỡn, hoặc chơi khăm của người xếp chữ ấn loát! Bởi vậy, thơ văn đã vào văn học sử vẫn phải hiệu đính. Có một ngành khoa học của khoa ngữ văn là văn bản học. Làm công việc đó, phải thật sự trung thực. Đó là khoa học, không thể “yêu nên tốt, ghét nên xấu” được. Trước khoa học, Phật, Chúa, Mác, Khổng, Bác... nhỡ có nhầm, sai, trượt ý khỏi chữ, trượt chữ khỏi ý thì vẫn để vậy, không thể tự tiện chữa; và khi nghiên cứu, phải đặt bộ phận trong tổng thể, chi tiết trong toàn bài, toàn bộ tác phẩm... - Hành ngần ngừ, rồi thấy dứt khoát phải nói thêm -. Nhưng phải xác định rõ tính hệ thống của những sai phạm, nhầm, trượt... Sai lầm “cứ lặp đi, lặp lại, ấy là bản chất” chứ không thể là hiện tượng ngẫu nhiên vô ý được... Nhà thơ cách mạng số một Tố Hữu có viết:

 

            Trời không có thánh thần

            Đất không có thánh nhân

            Chỉ có nhân dân thần thánh

            Và có Đảng làm nên sức mạnh

            Cho ta đôi cánh

            Bay tới chân trời...

 

Anh thấy mình chẳng cần nói gì nữa! Lãnh tụ có khuyết tật nào đó, cũng có tác hại ít nhiều, nhưng chính tập thể, tổ chức Đảng sẽ bổ khuyết... Bây giờ, - Hành nói -, anh bàn về ý khác... Kháng chiến thành công, cho dù kẻ thù là Pháp, Nhật, Mỹ, Tàu Đỏ, Khơ-me Đỏ, là nhờ sức mạnh của nhân dân, của “bốn mươi thế kỉ cùng ra trận”, và bởi “không nỗi đau nào của riêng ai”, do đó, “của chung nhân loại chiến công này”... Tuy là nhà thơ lớn, Tố Hữu vẫn có những tỉ dụ trong thơ rất khập khiễng đến mức làm tổn thương tình cảm con người: “Thương cha, thương mẹ, thương chồng, Thương mình thương một, thương ông thương mười”. “Ông” đây là Lê-nin. Xét vai trò, tác dụng, thì Lê-nin ở vĩ mô, rất lớn lao, còn cha, mẹ và chồng chỉ ở vi mô, tình riêng thôi. Nhưng so sánh thế là không cùng hệ thống, tính chất. Núi so sánh với núi, không thể lấy cây bàng, cây tùng, cây mít để so sánh với núi được. Tố Hữu đúng khi xét cấp độ của các giá trị, nhưng cụ thể ở đây không có mâu thuẫn giá trị mà chỉ là khác biệt ở vai trò, tác dụng của hai giá trị: “cha, mẹ” (người sinh thành), “chồng” (người hôn phối, chiến sĩ) và “ông” (người phát triển học thuyết, Lê-nin). So sánh thế là xúc phạm tình cảm cha con, mẹ con, tình cảm vợ chồng, những giá trị truyền thống và nhân bản. Anh cho rằng Tố Hữu vẫn vụng về, vẫn có hạt sỏi trong kho ngọc ngôn từ của ông ta. Bác Hồ cũng thế. Trong bài thơ “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”, Bác có viết: “... Quyết tâm làm cho tròn nhiệm vụ, Đã hứa với Bác, Đảng, Chính phủ”. “Bác” lớn quá! Cộng sản, là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, dẫu là Bác. Lại có đoạn:

 

     Chiến sĩ viết thư lên Bác Hồ:

     “Xin Bác vui lòng mà nhận cho

     Món quà chúc thọ sinh nhật Bác,

     Chúng cháu cố gắng đã sắm được”.

 

Có thể là anh chiến sĩ bộ đội vốn mang nặng tình cảm sùng bái lãnh tụ kiểu cổ truyền lạc hậu. Nhưng với tư duy, cảm xúc dân chủ, hiện đại, không thể chấp nhận ví xương máu của cả dân tộc thành một món quà tặng sinh nhật, chúc thọ được! Chiến sĩ cách mạng chỉ dâng chiến công cho nhân dân và Tổ quốc. Đó là xương máu thiêng liêng của khát vọng độc lập, tự do, sao lại ví như quà cáp hay lễ vật phù phiếm! Sự ví von ấy đã làm tổn thương sự hi sinh cao cả của muôn ngàn chiến sĩ và cả dân tộc, làm đau đớn cảm xúc thẩm mĩ trước hình tượng thơ ca... - Hành nghẹn ngào, anh nói tiếp -. Cho nên, cuộc kháng chiến thần thánh của cả dân tộc, khởi từ các trận đánh dẹp bọn giặc “phù Lê”, “tả đạo” ở Bắc kì, lại tiếp tục từ các trận đánh Pháp, Tây Ban Nha ở Đà Nẵng, Gia  Định, lại tiếp tục từ các cuộc khởi nghĩa đầu tiên ở Nam bộ khi “triều đình bỏ mặc dân”, lại tiếp tục từ phong trào Tân Sở - Cần vương, lại tiếp tục từ cuộc kháng chiến vĩ đại suốt ba mươi năm (1945 - 1975), đến cuộc kháng chiến tự vệ chống bọn bành trướng Bắc Kinh và giải phóng nhân dân Cam-pu-chia, là của nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Tự Đức, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết, nghĩa sĩ, sĩ phu, Đảng Quốc dân, Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác Hồ, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, sáng ngời hào quang mãi mãi, mặc dù hình ảnh của người này người khác và ngay cả Bác Hồ đều có một số tì vết tự thân! Nói như vậy, không có nghĩa là không phân biệt người đánh giặc nhưng chiến bại với người đánh giặc đến thắng lợi cuối cùng, người thủ thành (kế thừa, giữ gìn triều đại) với người sáng nghiệp (khai sinh chế độ mới).

- Anh như nhà hùng biện. - Hiền Lương thán phục.

- Hôm ở bến sông, chị Hiền Lương giảng cũng hay dữ lắm! Thầy chưa nghe đó. Chị Hiền Lương “hết ý” đó! - Bông Bưởi bênh chị.

- Thầy biết rồi. Thôi, tối nay Hiền Lương phải lên tàu lửa. Bây giờ vào thăm sư một chốc. Rồi sau đó anh vào lại Đông Hà ngay. Khuya sẽ gặp nhau ở ga. Cuối cùng, chỉ xin nói với Hiền Lương một điều nữa, rằng, không có thuốc nói thật nào, mắt trời điện tử nào có thể kiểm tra được tất cả. Tin vào con người, tôn trọng con người, ấy là chủ nghĩa nhân đạo cao cả và sâu sắc. Điều ấy thiêng liêng hơn ngàn thiêng liêng khác, nhưng không phải thiếu tỉnh táo, cũng không phải mê tín. Tin vào lòng yêu nước và biết tự vun bồi cho mình, vun bồi cho người trong một nước! Tin vào sự giác ngộ chân lí, hiểu tận cùng sự thật con người, sự thật lịch sử! Tin vào khát vọng làm người, con người chân chính, con người Việt Nam, con người Việt Nam của nhân loại tiến bộ!

Hành nhìn sang Hiền Lương, mặc dù đang say với câu chuyện, anh vẫn nghe trái tim mình thắt lại trước vẻ đẹp dịu dàng, trong sáng của cô. Hành bối rối, nhưng tự trấn tĩnh.

- Hiền Lương có đồng ý vậy không? Phải đi đến tận cùng sự thật và chân lí. Thuốc nói thật, mắt trời điện tử cũng có tác dụng như Thần linh, Thượng đế, luật nhân quả nhà Phật thôi, mặc dù khoa học dược liệu và điện tử đã chế tạo được rồi. Yằ anh muốn nói, thời nào cũng có Trần Ích Tắc (con cháu vua Trần)... Có lẽ Trần Ích Tắc rất tin có Trời, Phật! Vấn đề là trí tuệ và lòng trung hiếu với Tổ quốc. Vấn đề là các cấp độ giá trị. Không lẽ hi sinh nhân dân, đồng bào, Tổ quốc cho dòng họ, gia đình, bản thân? Mà ngược lại! Lòng yêu nước và chân lí khoa học là giá trị toàn cầu... Nói thế là hi vọng ở hiện tại, ở tương lai... Trung với Đảng, hiếu với dân...

- Em thấy báo chí đã minh oan cho Phan Thanh Giản (?!), Nguyễn Trường Tộ (?!), Trương Vĩnh Ký (!?).Điều đó cần phải xem xét lại. - Hiền Lương chợt trở lại vấn đề “Phan, Lâm mại quốc...” -. Và phải công nhận các chúa Nguyễn có công (?) mở nước, khai hoang lập ấp (II.1), Quang Trung rất chiêu hiền đãi sĩ.

Hành cười:

- Anh biết. Nhưng anh chỉ lướt qua những điều ấy. Cái chính là di chứng hậu chiến, là niềm tin vào con người Việt Nam. Ta phải tin nhau khi đã hiểu nhau, trong sự hòa giải để hòa hợp.

- Để đạt được điều đó, tất cả các vấn đề sử học, văn hóa học... trong cuộc chiến tranh một trăm mười bảy năm vừa qua (1858 - 1975) phải được hội thảo khoa học hết sức dân chủ, bằng hình thức đối thoại công khai trên báo chí, và dĩ nhiên, ở các hội nghị, với tinh thần tuyệt đối khách quan, trung thực, và dũng cảm; - Hiền Lương nói -; đặc biệt, phải chặn đứng những mưu toan xuyên tạc lịch sử, bịa đặt tư liệu, gây rối nhiễu, gây hoang mang, mất niềm tin vào khoa học lịch sử.

Hành gật đầu :

- Yêu cầu xã hội ấy rất bức thiết. Mặc dù ta đã có tư liệu chuẩn cứ, không phải ai muốn nói gì cũng được, nhưng vấn đề là làm thế nào để khai thác được các kho lưu trữ tư liệu ở Va-ti-căng, ở Pháp, ở Mỹ. Ngoài ra, cần được dịch hết, công bố hết các châu bản triều Nguyễn, các tư liệu của Cách mạng... Không thể để muộn hơn  được nữa! Và phải có biện pháp gì để người ta không bịa đặt tư liệu, làm tư liệu giả, hoặc thủ tiêu tư liệu được!

Cả ba người ngồi im lặng, chừng như họ đang rơi vào từ trường của vết thương chung.

Sông Gianh ngoài kia, sông Hương trong kia, sông Bến Hải trước mặt, khuất trong lũy tre cuối cánh đồng, cơ hồ cùng sông Hồng, sông Cửu, với bao nhiêu dòng sông trên Đất nước, thầm thì lên tiếng. Hiền Lương đang nghe rõ tiếng nói của dòng sông chảy bên đường Bạch Đằng thị xã Thủ Dầu Một, nơi cô khóc ngỡ ngàng tiếng khóc đầu đời, nơi chôn rau (nhau) cắt rốn của cô. Cô bỗng nhớ ba, thầy giáo Tiếng, nhà văn Quyển, thầy Rơm với bao nhiêu băn khoăn, thao thức, cả đau đớn đến mức phải bỡn cợt nữa, của họ. Nhưng, đâu chỉ của họ, mà của vài ba thế hệ đang cùng sống trong thời hậu chiến, những nỗi niềm ấy! Nhưng biết làm thế nào được, sử học vẫn phải là khoa học lịch sử!

- Chúng ta có phải là những kẻ dở hơi không? - Hành chợt lên tiếng với giọng trầm lắng -. Anh nghĩ, bao nhiêu người, nhất là những ai mười lăm, mười bảy tuổi, họ sống theo đà lao cuộc sống, theo tốc độ cuộc sống, họ chẳng nghĩ ngợi gì. Họ đến với tương lai đang tít tắp, mênh mông cùng vết thương ngầm. Họ xa lánh chuyện triết học, chính trị, phong tục, lịch sử... Họ chế giễu những ai sính những vấn đề này. Như thế, thật đáng âu lo. Họ sẽ vỡ mộng, ngã bệnh, vết thương ngầm sẽ lại nhức nhối, mưng mủ, hành hạ họ, trên bước đường tương lai nào đó... Em có nghĩ như rứa không, Bông Bưởi? Thầy xin lỗi em trước...

Bông Bưởi ngượng ngùng, đỏ mặt. Cô bé lúng túng cắn những sợi tóc ngang môi. Hiền Lương đỡ lời:

- Cuộc sống bao giờ cũng thế, có người vô tâm vô tư, có người trĩu nặng ưu tư, trái tim luôn nhạy cảm. Thời Đổi mới có những vấn đề của nó. Ba em nói, đôi khi ổng giật mình thấy mình, cuộc sống quanh mình không còn là Việt Nam nữa. Văn minh Phương Tây với những thành tựu khoa học - kĩ thuật và sự hào nhoáng của nó đã hớp hồn mọi người. Chúng ta tiếp nhận, học tập văn minh thế giới, nhưng chúng ta thiếu bản lĩnh văn hóa dân tộc, riết rồi chúng ta xa lạ với chính dân tộc tính (bản sắc văn hóa - lịch sử của dân tộc)...  Đâu dễ vô tâm, Bông Bưởi nhỉ?

Hành gật đầu, ngậm ngùi, bực bội:

- Không biết ở Sài Gòn, Bình Dương, các kẻ sĩ ra sao. Anh đã gặp bao nhạc sĩ không biết gì đến âm nhạc dân tộc, bao họa sĩ chẳng hiểu một nét hoa văn đình làng, một bức tranh dân gian Đông Hồ, bao nhà thơ không thèm thuộc nửa câu ca dao... Vốn dân tộc tính của những người làm văn hóa, văn nghệ quá yếu. Họ hiện đại hóa đến mức sùng ngoại! Sự lai căn này có thường xuyên mọi thời. Sùng Tàu, sùng Aãn, sùng La Mã, sùng Pháp, sùng Mỹ, sùng Nga, ồ, quá nhiều! Rác rưởi của văn hóa, văn nghệ! Xin lỗi phép, ... kể cả những tiến sĩ, giáo sư... (II.15).

Hiền Lương giật mình. Cô tự thấy cô vẽ vời hội họa một cách bản năng quá! Cô đâm ra lúng túng.

Giọng Hành vẫn tàn nhẫn một cách buồn rầu:

- Chúng ta đã nhân danh những giá trị ngoại lai để giết nhau! Đấy là một bi hài kịch đau đớn, nực cười. Phật, Khổng, Lão, Chúa, Mác đều là đồ ngoại, những thứ hàng hóa ngoại nhập. Chúng ta không vô ơn nhưng không thể bê nguyên xi vào nước, vào đời sống dân tộc. Dân tộc ta không phải không biết tiếp thu các thứ ngoại nhập với tinh thần sáng tạo, sáng tạo trên tinh thần dân tộc Việt Nam! Không vô ơn, nhưng cũng phải biết trong các tôn giáo, học thuyết ấy có nhiều yếu tố độc hại. Đó là chưa kể đến sự tác hại của Thiên Chúa giáo trên Tổ quốc chúng ta, di hại còn đến hôm nay! Nhưng đời sống cứ trôi đi một cách vô thức, u mê. Cuộc sống cần sự lên tiếng đánh thức, âm vang mà thâm trầm. Và cuộc đổi thay cần có thời gian. Cuộc sống luôn phát triển trong thế tương tranh tương tác. Nhưng người chiến thắng cuối cùng sẽ là ai? Anh mong Hiền Lương trả lời giúp anh điều này! Bông Bưởi, chính em cũng phải suy nghĩ và hãy trả lời giúp thầy!

- Anh nói thế là anh đã trả lời rồi. - Hiền Lương nói -. Cả tháng trời nay, ra với Bến Hải, cũng chỉ trăn đi trở lại mỗi một điều anh vừa nói. Sao cứ trăn đi trở lại hoài! Rất cần thiết phải làm một cuộc tổng xét duyệt lại tất cả. Không một người cụ thể nào sẽ chiến thắng. Dân tộc tính, hay gọi cách khác là bản sắc văn hóa - lịch sử dân tộc, và chủ nghĩa Hồ Chí Minh - hướng đến cơ chế dân chủ thật sự sẽ chiến thắng. Không thể lấy tiêu chí Phật, Khổng, Lão, Chúa, Mác - Lê-nin của Ấn Độ, Tàu, Do Thái, Đức, Nga để định đoạt. Phải lấy tiêu chí Việt Nam, không chiết trung...

Hành cười, liên tưởng đến bệnh si-đa của trái tim và bộ não.

- Có người đã trừu tượng hóa, thần bí hóa bản sắc văn hóa - lịch sử dân tộc. Nó là sức mạnh khách quan nhưng ở trong mỗi người. Mỗi người phải hiểu sâu về nó với những mặt mạnh, mặt lạc hậu của nó để đánh thức, cách tân đúng hướng. Đặc biệt, những kẻ sĩ... Và chủ nghĩa Hồ Chí Minh...

Hiền Lương nói khẽ:

- Có một ông linh mục đã cởi áo nhà dòng hai mươi lăm năm hơn, hoàn toàn bỏ đạo Thiên Chúa, bảo rằng, ông ta vận dụng Phật, Lão, Khổng, Chúa, Mác như vận dụng Pi-ta-go, Ta-lét, Ăm-pe..., Rút-xô, Vôn-te..., Lê-nin...

Hành giật mình. Anh lặng người đi một chốc, trong khi Hiền Lương nhìn ra ruộng đồng đang gợn sóng màu xanh. Hành nói:

- Không biết Hiền Lương đã nghe ông Hiệu Điên nói đi nói lại mãi một câu nói, mà ông ấy bảo chính dòng sông Bến Hải đã mặc khải chưa? Đó là một câu “mặc khải” về tính phê phán.

- Câu gì anh? Lại sấm truyền, tiên tri sao? - Hiền Lương mỉm cười, nhớ “Sáng thế kí” của ông Hiệu.

- Bông Bưởi biết câu “mặc khải” của ông Hiệu Điên chứ? - Hành hỏi Bông Bưởi -.

Bông Bưởi gật đầu:

- Dạ, em có biết. “Dân tộc ta rất quật cường, anh dũng và hiếu hòa, thông minh và chịu khó, nhưng mắc bệnh sùng ngoại đến trầm trọng, kinh niên”.

- Đúng rồi. - Hành nói -. Một dị bản khác của Ngài Hiệu về nội dung ấy là: “Chẳng lẽ bạn nhân danh một hoặc những giáo thuyết: Phật, Lão, Khổng, Chúa, Ma-hô-mét..., Mông-tét-x-ki-ơ, Rút-xô, Vôn-te, Tôn Dật Tiên..., kể cả Mác - Lê-nin nữa, dẫu sao cũng chỉ là giá trị ngoại lai, hàng ngoại nhập, để giết chết nhau, bức hại nhau, để giết chết, bức hại những người chỉ tôn vinh dân tộc tính (bản sắc văn hóa - lịch sử dân tộc) và chủ nghĩa Hồ Chí Minh (không có gì quý hơn độc lập, tự do; độc lập, tự do cho cả dân tộc, cho từng người; hướng đến một nền dân chủ thực sự) với tấm lòng rộng mở?”. Hình như ông linh mục đã cởi áo dòng nào đó và Ngài Hiệu Điên của làng mình đã gặp nhau trong chiều hướng tư tưởng.

Hiền Lương cảm động nhưng vờ khôi hài, dẫu rất thành thật:

- Đều là vang vọng của sông Bến Hải cả đấy!

- Hẳn là vậy. Mấy nghìn năm nay, bao trí thức lớn của mình cứ bị mắc kẹt trong các hệ giáo thuyết ngoại lai. Học của người là đúng, nhưng kẹt cứng trong kinh điển của họ, không thoát ra được là dở. Quá dở! Kẻ sĩ (người trí thức) bị biến thành con mọt sách! Nói cách khác, các trí thức ấy rất đáng kính trọng, ghi ơn, như kính trọng, ghi ơn những cỗ xe chuyển tải tư tưởng. Họ có sáng tạo, nhưng quá ít, thành ra đồ ngoại nhập vẫn là đồ ngoại nhập. Khổng học, trước đó là Phật học, rồi Rút-sô học, Mác - Lê-nin học! Chúa học nữa chứ! Ôi bệnh sùng bái! Bệnh “núp bóng” vì sợ hãi trước các thế lực chuyên chế! Bệnh “lém lỉnh” biến các Ngài thành mộc chắn đỡ và bị “mộc”đè!

Hiền Lương cười như tán thưởng:

- Bao giờ mới có Bùi Hành học hay chủ nghĩa, học thuyết Bùi Hành đây? Không phải vĩ cuồng, hoang tưởng tự đại. Phật, Lão, Mác đều kế thừa và phát triển. Giê-su cũng thế. Ma-hô-mét cũng thế. Khổng cũng vậy.Chính nhu cầu tín ngưỡng và quyền lực chính trị làm cho họ hơi vĩ đại thành ra quá vĩ đại.

Hành bật cười lớn. Anh bỗng đâm ra đăm chiêu cuối tiếng cười.

Ngồi nhìn bâng quơ, cả ba im lặng. Hành đứng dậy.

- Thôi, vào thăm sư Tâm Tự đi, Hiền Lương, Bông Bưởi!

Ba người quay lại, bước vào chùa. Nắng xế trưa vàng thắm sân. Những đóa hồng đỏ rực, lá xanh óng.

- Em thừa nhận anh Hành tự học quá nhiều. Không nhà trường nào dạy hết những điều ấy. - Hiền Lương vừa đi vừa nói.

Hành cười khẽ:

- Em tự khen mình như thế sao?!... Nhưng đừng chiết trung!

Hiền Lương chỉ biết cười:

- Thì chê anh phải học thêm!... Cũng đừng chiết trung...

- Anh cũng chê và động viên em như vậy. - Hành lại cười.

Bỗng dưng Bông Bưởi buột miệng:

- Em đang trông chờ “học thuyết cộng sản Hành - Hiền Lương”!

Cả ba cười vang. Hiền Lương đỏ bừng mặt, nhéo vào tay Bông Bưởi. Hành có cảm giác được cởi mở tấm lòng, nhưng lúng túng không biết nói gì. Họ đã băng qua khoảng sân rộng, đi men hành lang chùa cho bớt nắng. Hành cảm thấy “Con Đường Đau Khổ” Việt Nam quá dài, quá đỗi dài, nếu xét về thời gian lịch sử (II.17).

Hiền Lương thoáng nghĩ, sao cô lại rơi vào căn bệnh di chứng hậu chiến đến mức như bức hại cuồng đến vậy. Thật kì lạ! Lại một lần nữa, Hiền Lương bừng tỉnh. Cô tự bảo, chút tình cảm giữa cô và Hành có nghĩa gì trước chiếc cầu nối liền hai miền Tổ quốc trong mơ ước của ông giáo Hiền! Vả lại, phải biết rõ giới hạn trước thực tế của những nguyên tắc tổ chức hiện hành (II.16).

 

 

2

 

 

Sư Tâm Tự vẫn niềm nở và thanh thản, với nụ cười của một vị sư già, nụ cười mà suốt một đời, từ thuở lên năm đến lúc bảy mươi hai tuổi, sư không ngừng chiêm nghiệm từ tượng Phật Thích Ca, nhưng hôm nay, sao trông dáng vẻ sư chừng như gầy hơn, mệt mỏi hẳn đi. Mới cách đây mấy hôm, sư Tâm Tự, trong buổi gặp mặt đàm luận trước và sau bữa cơm chay, vẫn hoạt bát, tươi vui, trầm tĩnh biết bao. Dự án lớn lao sắp thành hiện thực, mặc dù chỉ từng bước, đã làm sư phấn chấn, hay chính vì thế, sư sinh lo nghĩ nhiều?

Hành và Hiền Lương ngồi uống nước với sư. Hiền Lương ái ngại hỏi thăm sức khỏe sư. Sư mỉm cười, bảo hơi khó ngủ, với lí do rất bình thường, có thể do trở trời. Bông Bưởi ở ngoài sân ngắm hoa mới bước vào.

Sư ít nói hơn mọi hôm. Ba người trẻ tuổi định kiếu về. Sư vẫn thiết tha cầm chân khách.

Sau một chốc bối rối, Hiền Lương cảm thấy sư cần nói riêng điều gì đó với Hành. Cô rút từ túi áo cuốn sổ tay nhỏ, cây bút chì, xin phép sư và Hành được ra ngoài kí họa phác thảo một vài cảnh chùa. Cô khẽ bấm vào tay Bông Bưởi. Hành và nhà sư vẫn lặng im.

Lát sau, sư buột miệng một âm thanh gì không rõ nghĩa, kịp kìm lại. Hai khóe mắt ươn ướt, nhăn nheo. Sư bảo, sẽ kể cho Hành nghe một chuyện khá dài, Hành cố gắng lắng nghe, đừng sốt ruột.

Sư run giọng, rằng, ngày xưa, thời điểm ấy, có thể đã xa xưa lắm, có thể mới đây, thời chống Pháp, thời chống Mỹ, có một cô gái làng đã yêu một vị sư trẻ ở chùa làng. - Sư không nói tên hai nhân vật và tên chùa, vẫn tiếp tục kể -. Người yêu của vị sư trẻ đã mang thai với vị sư ấy hai tháng. Tuy nhiên vì thanh danh nhà chùa, cô gái ấy đã tự ý một mình, chủ động đến với một chàng trai khác. Chàng trai này đã yêu, và đã thất tình trước cô gái ấy từ lâu, nhưng tình yêu trong trái tim anh không hề dịu bớt. Đám cưới nhanh, gọn. Rồi cô ấy đã sinh con, sinh sau ngày cưới hỏi với chàng trai ấy gần bảy tháng. Sinh xong mấy hôm, cô ấy chết! Chàng trai ngỡ người yêu sinh non, chết vì thiếu thuốc thang do hoàn cảnh thời chiến (nên bị sản hậu!). Hoang thai thuở ấy là cả một tủi nhục khủng khiếp. Cô cắn răng chịu lấy tủi nhục để giữ mầm sống vô tội trong bụng mình. Cô ấy nghĩ, cô phạm tội thì phải chết, chứ mầm sống trong bụng nào có tội tình gì, nên mầm sống ấy, bào thai ấy xứng đáng được sống, xứng đáng được làm người. Đến bây giờ người ta vẫn nghĩ cô gái chết vì sản hậu thôi. Song vị sư trẻ hiểu tính cách của cô, sức khỏe thanh xuân của cô, nên không thể nghĩ vậy.

Dẫu sao, vị sư trẻ đã rất bàng hoàng khi biết người yêu của ông đã tự ý nghĩ ra “mưu kế” rất “cổ điển” nọ. Con chín tháng với con bảy tháng dễ phân biệt lắm, nhưng cũng tương đối thôi... Biết ra, chuyện đã muộn rồi. Bấy giờ, vị sư trẻ rất đau lòng, rất thương cả cô gái và chàng trai trẻ ấy. Nhưng chàng trai trước đó vẫn hạnh phúc một cách ngây thơ, rồi sau đó đã khổ đau đến quằn quại khi “vợ” mình đã chết sau lần sinh “non” ấy. Thực ra, có non đâu... Chàng trai lặng lẽ nuôi con...

Sư Tâm Tự thở dài, mỉm cười gượng gạo, héo hắt. Gương mặt sư già sụp đi rất nhanh. Tay sư run run rót nước vào chén. Hành sững sờ, biết đứa bé ngày xưa ấy là ai, và nghẹn ngào nghĩ ngợi về lí do tại sao cô gái ấy đành lòng lừa dối chàng trai nọ để rồi tự tử. Lời phán quyết của lương tâm người mẹ trẻ ấy là đúng. Cô và đứa bé, ai đáng sống và ai đáng chết? Nhưng sao mức án tàn nhẫn đến vậy? Còn cha của đứa bé, chắc hẳn phải đáng chết hơn, nếu chiếu theo mức án ấy? Hành nghẹn ngào vì những dấu hỏi bất ngờ neo vào lòng anh.

Trong ánh nắng chiều hắt sáng từ sân vào, gương mặt sư Tâm Tự đầy xúc động, biểu lộ một niềm giằng xé nội tâm, và thoáng sáng lên một chút nhẹ nhõm - niềm nhẹ nhõm của người đã trút được gánh nặng không thể quẳng bỏ được.

Sư nói tiếp: Vị sư trẻ ấy, năm mươi năm sau vẫn còn day dứt giữa hai cực: trung thực và dối trá, lí tưởng xuất gia hành đạo và hạnh phúc trần thế (được làm một người ông, nhận lại con cháu mình), tình yêu và sự nghiệp của cháu đích tôn (tình yêu nào đó và sự nghiệp nào đó có thể loại trừ nhau)... Kể câu chuyện ấy có thể làm hại đến ai chăng... Nhưng truyện cổ mà...

Đến lúc này, sư Tâm Tự vẫn không nêu tên người trong câu chuyện, cũng chẳng xác định thời điểm, không gian nào. Hành sốt ruột muốn sư nói sự thật cụ thể hơn. Sư chỉ phiếm định, như kể một câu chuyện cổ tích trong kinh điển nhà chùa. Hành vẫn đinh ninh anh đoán không sai. Tuy vậy anh vẫn ngỡ, trước giọng kể chậm rãi, thoáng chút run run của nhà sư, có thể sư đang dặn dò anh trước bước ngoặt mới của đời anh bằng một ẩn ngôn. Anh muốn cháy thiêu cả tâm trí mình trước ẩn ngôn này với biết bao tình cảm đặc biệt lạ lùng sư đã dành cho anh từ tấm bé đến nay. Chợt anh bừng nóng mặt, khi nghĩ đến một khía cạnh khác của câu chuyện. Câu chuyện nào cũng đa nghĩa. Có những chi tiết, khiến người nghe chạnh lòng, vừa xúc động nhưng vừa bị xúc phạm. Hành nhìn ra, tìm thấy Hiền Lương ở một góc vườn chùa, bên cạnh Bông Bưởi. Cô đang vẽ trên sổ tay. Cảm giác bị xúc phạm dâng lên, lấn lướt những cảm tưởng khác, làm anh nghẹn ngào. Không. Hiền Lương hồn hậu và chín chắn thế kia...

Sư Tâm Tự lặng lẽ quan sát những diễn biến trên gương mặt Hành. Tác động nhiều chiều, của câu chuyện phiếm chỉ, khiến anh chết sững. Chợt ánh mắt anh long lanh lên, như muốn hét lên, rằng sư Tâm Tự muốn nói điều gì.

Vị sư già khẽ thở dài, im lặng.

Nhà sư đáng kính thầm nghĩ, xuất gia tu học, hành đạo đâu phải sung sướng. Đấy là con đường luôn luôn gian khổ, luôn luôn giằng xé, vốn rất thật trong tâm tư con người, để chiến thắng và để nêu gương. Là con người, ở tuổi nào đi nữa, kẻ tu hành vẫn còn có dục vọng - đói sữa, đói tình dục, đói sự săn sóc, vui vầy trong tình kính thương của con cháu - và có thể khắc phục được, diệt dục được, vì lí tưởng hành đạo. Tu hành, trước hết, để nêu gương. Câu chuyện kia phải chăng là bài học nêu gương về sự phạm giới, quyết tâm giữ giới... Con người, vẫn có những lúc mềm lòng! Sư hối hận đã trót kể với Hành... Nhưng... Sư biết mình còn ích kỉ, tàn nhẫn!

Rất lâu, sư chỉ nói khẽ, Hành hãy về đi, Hiền Lương đang chờ, cũng đã chiều rồi. Sư đứng dậy trước, Hành như kẻ mộng du, lặng lẽ theo sau. Sư càng thấy bị lương tâm cắn rứt, và ân hận vì đã kể...

Sư nhìn theo ba người trẻ tuổi đang khuất dần sau những lũy tre. Với cái nhìn vừa âu lo, vừa trìu mến, sư nghĩ về Hành với Hiền Lương.

Hành cúi đầu, trầm ngâm trong tâm trạng thảng thốt. Hiền Lương sánh bước, lây cảm giác buồn đau nhưng chẳng hiểu tại sao... Hơn tuần lễ nay, cô thấy tâm tư mình có nhiều chấn động, đến ngẩn ngơ, đôi khi. Cô đã gặp nhiều vấn đề nhưng chưa đào sâu tận cùng. Trong vài ngày cuối ở quê hương, cô luội người đến đờ đẫn, những cảm xúc nội tâm không còn sắc sảo, tinh tế và linh hoạt. Hiền Lương thẫn thờ. Trên đường về, đâu đó dưới mái tranh nào, vọng ra tiếng ru em:

 

Rồi mùa toót rạ (rã), rơm khô

Bậu (bạn) về quê bậu, biết nơi mô mà tìm!

 

Hiền Lương bỗng nắm vào cườm tay Bông Bưởi, bất giác dừng bước, và Hành cũng đứng lại, cùng lắng nghe một khúc “Vè Thất thủ kinh đô”:

 

Đô thành quan Quận giao hòa

Điều hơn lẽ thiệt, nói mà với Tây

Tây phiên gẫm vẫn giận thay :

“Đem lòng cự chiến còn đến đây làm gì ?

May mà Nam Việt buổi tặc [bại?] suy

Tây mà bại, Đạo phen ni, cũng không còn!

Người mà phiêu lạc núi non

Bao nhiêu nhà cửa chẳng còn gì đâu !

Tây phiên thất thủ thụ đầu

Hàng lai Nam Việt, mảnh âu chẳng lành

Tây phiên trở lại Tây thành

Ở đây tiếng xấu bia [bêu?] danh đã rồi

Họ không cho đâm nhánh mọc chồi

Trăm dao xẻ thịt thả trôi sơn hà”.

Quan Quận khi ấy nói qua

Nói cùng Đại Pháp, chư nha phiên trào :

“...”.

Quan một cho đến quan ba

Quan năm quan sáu vậy mà cũng nghe!

Đòi triệu các quan tỉnh trở về

Sự tình y ước, ra bề đục trong

Tin thời dạ hãy còn phòng

Nam triều tể tướng nó đem lòng phục binh...

 

Hành cảm thấy mỏi mệt, buồn nản đến rã rời, nhưng để chiều lòng Hiền Lương, anh nhẫn nại đứng nghe điệu ru em đều đều đang vọng ra ấy.

- Sử dân gian thời mất nước đấy; - Hành nói -; chỉ có thể đãi lọc lượng thông tin nào đó thôi. Trong sự thật lịch sử, Nguyễn Văn Tường không phải chỉ tầm thường như vậy, mặc dù vè Thất thủ kinh đô vẫn ghi nhận rằng bọn Pháp rất sợ Nam triều tể tướng Nguyễn Văn Tường phục binh nội ứng cho điện tiền tướng quân kháng chiến Tôn Thất Thuyết. Thôi, mình về đi! - Hành bước, vẫn nói tiếp cho trọn ý -. Ngay sau khi Nguyễn Văn Tường bị lưu đày, ở tổng Bái Trời này đã bùng lên một cuộc “sát tả” dữ dội. Vụ đó, còn do các cha cố xúi giục giáo dân cướp phá dinh cơ phủ huyện. Sự tích của thánh địa La Vang càng đậm thêm từ đấy! Sau đó, Pháp và cố đạo ra sức bôi nhọ...

Bước bên Hành và Bông Bưởi, Hiền Lương thở dài:

- Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết có nhiều kẻ thù quá, từ thực dân Pháp, cố đạo gián điệp, giáo dân vũ trang tay sai đến cánh đầu hàng (chủ “hòa”), bọn bảo hoàng...

- Hiền Lương có lẽ đã đọc bản cáo trạng của Đờ Cuốc-xi (De Courcy), Đờ Sam-bô (De Champeaux) về Nguyễn Văn Tường rồi chứ? Còn bản án của ngụy triều Đồng Khánh về Nguyễn Văn Tường và nhóm chủ chiến nữa (I.103, II.19)! Puy-gi-ni-ê (Puginier), giám mục thực dân, trong một bản báo cáo còn lưu ở hồ sơ tư liệu Hội Truyền giáo Bắc kì, viết sau khi Nguyễn Văn Tường đã chết bốn năm (1890) rằng, trong hai tháng sau ngày kinh đô Huế thất thủ, do mệnh lệnh của ông ấy mà ba chục ngàn giáo dân cướp chính quyền bị giết bởi các quan lại, sĩ phu và bởi chính nhân dân. H. Lơ Mác-săng đờ T-ri-gông (Henry Le Marchant de Trigon), trong một bài viết, gọi Nguyễn Văn Tường là “kẻ thù không đội trời chung”, ngay cả khi ông ấy đã bị lưu đày và chết ở Ta-i-ti (Tahiti). Ở đảo tù ấy, Nguyễn Văn Tường vẫn kiên định quyết tâm không chịu bị “bảo hộ”. Puy-gi-ni-ê kết án Nguyễn Văn Tường là “kẻ thù lớn nhất của nước Pháp”. - Hành không ngờ anh nói nhiều đến thế.

- Anh Hành nhớ nhiều thật! - Hiền Lương nói -. Thiên Chúa giáo, thật đáng buồn! Nhưng thực dân, cố đạo, Diệm, Cẩn đã giết và bức hại dân lương, sĩ phu, Phật tử, sinh viên... hẳn đến con số triệu. Chỉ tính từ Tạ Văn Phụng, Trần Lục, Lê Hữu Từ đến anh em Ngô Đình Diệm và Thiệu, con số ấy đã quá kinh hoàng!

- Người Việt giết người Việt! Ngu ngốc và bi thảm thế đó. “Tả đạo” quả là một cái gì thật kinh khủng!

- Thuốc phiện và thuốc kích động! - Hiền Lương buột miệng.

Cả ba người im lặng bước. Trên đường về, họ không nói gì nữa. Tâm trạng bàng hoàng đến thảng thốt, khi ngồi trước mặt sư Tâm Tự, nghe sư kể chuyện đã được lấn át đi bởi điệu ru em bằng Vè Thất thủ kinh đô, bằng những câu đối thoại với Hiền Lương, đến giây phút này lại trỗi dậy trong anh. Hành nghẹn ngào.

Hiền Lương nhìn ra dòng sông Bến Hải, bỗng khẽ rùng mình. Nắng chiều đỏ ối trên mặt nước. Cô liên tưởng đến dòng sông ngầu máu thuở nào, bất giác, Hiền Lương đập khẽ ba lần vào ngực và thốt lên trong đầu ba lần một câu ăn năn tội: “Lỗi tại tôi mọi đàng!”. Rồi Hiền Lương tự hỏi, cô mới hai mươi hai tuổi, Đất nước đã thống nhất trước khi Hiền Lương được sinh ra đời, cô có tội gì với dòng sông Bến Hải này! Hiền Lương cố ghìm lại tiếng thở dài, nhưng không thể không rưng rưng nước mắt.

Đến ngõ nhà của chú thím Cận, sau khi chia tay, Hành cố gắng nén lại bao xáo động trong lòng mình, gượng gạo nói thêm:

- Bạn anh, Trần Nguyễn Phan, cũng đang biên khảo, nghiên cứu về Thi tập, về tiểu sử của Nguyễn Văn Tường đấy, tất nhiên không thể không liên quan đến vấn đề “bình Tây sát tả”. Và còn các văn tập nữa (I.120)...

Hành bước về nhà với một tâm trạng chán chường, ngơ ngác. Anh định hôm nào phải gạn hỏi sư Tâm Tự về câu chuyện sư vừa kể cho ra lẽ.

 

 

3

 

 

Khuya, ở sân ga Đông Hà...

Hiền Lương, cô Bân lại vào Sài Gòn, Bình Dương.

Khi vào sân ga, chỉ có sư Tâm Tự, chú Cận, bác Su, ông giáo Hiền theo tiễn. Hành đang học tập ở cơ quan Tỉnh ủy, chuẩn bị vào Trường Đảng, cũng tranh thủ ra ga để tiễn Hiền Lương và cô Bân, như đã hẹn với Hiền Lương hồi chiều ở cổng phụ chùa làng.

Hành và Hiền Lương chỉ biết nhìn nhau. Hành có vẻ bối rối, gương mặt cố che giấu niềm băn khoăn. Hiền Lương trực cảm anh đang phân vân trước bước ngoặt đời mình, lòng anh đang ngổn ngang. Anh vẫn là anh, nhưng không còn là anh như cách đây mấy giờ nữa. Có thể anh đã khác, số phận anh đã khác. Nhưng Hiền Lương cũng chẳng hiểu thế nào, chỉ là những trực giác, linh tính mơ hồ. Vì tương lai của Hành, cô muốn nói với anh lời vĩnh biệt.

Khuya, ở ga tỉnh nhỏ, hành khách thưa vắng.

Một không khí hiu hắt buồn trong ánh đèn chỉ đủ sáng mặt sau của nhà ga...

Trời cao, xanh những vì sao.

Bảy người ngồi dưới gốc cây phượng nhỏ, có lẽ đang trổ hoa mùa đầu.

Sư Tâm Tự khuya nay trầm ngâm quá thể, nỗi trầm ngâm đã được đọc thấy mấy hôm gần đây.

Mọi người im lặng chờ tàu.

Lúc này, trong ánh đèn khuya hắt sáng, nom sư hơi khẽ run run đôi môi. Sư cảm thấy mình không còn giữ được vẻ điềm đạm thường ngày. Tinh thần sư bị chấn động, xuống dốc đột ngột quá. Sức khỏe yếu rồi, chẳng kham nổi rồi! Sư chỉ còn là một con người có trái tim rất mềm yếu và dại dột như trẻ con. Sư tự bảo mình trấn tĩnh, hãy còn những dự án lớn lao một đời suy nghiệm để thành ước nguyện, cho Đạo Phật, cho ngôi chùa làng suốt một đời sư gắn bó, và ước nguyện sắp thành hiện thực, chắc chắn phải thành hiện thực.

Còi hụ vang. Tàu đã đến, chỉ dừng lại năm phút để đón khách. Hiền Lương, cô Bân phải vội vã lên tàu. Năm người đứng bên khung cửa sổ. Phía trong cửa ấy là Hiền Lương bên cô Bân. Hiền Lương gác va li và bó gỗ giá tranh, nhưng tự bảo lát nữa hẵng cột dây lại. Đang khi mọi người trao cho nhau lời chào, lời nhắn gởi cuối cùng, Hiền Lương bắt gặp ánh nhìn của Hành. Ánh mắt anh băn khoăn, vừa trìu mến vừa bối rối.

- Nhớ gửi thư nghe Hiền Lương! - Giọng Hành nghèn nghẹn.

Hiền Lương chỉ kịp gật đầu. Cô cắn chặt môi cho khỏi bật khóc, tiếng khóc vĩnh biệt.

Còi lại hụ vang. Tàu chuyển bánh. Sư Tâm Tự sực tỉnh. Như một kẻ muốn chạy trốn thực tại, chạy trốn khỏi ám ảnh tội lỗi, nhà sư định chạy trốn khỏi ông giáo Hiền, người bạn chí thiết nhất đời của sư, nhưng dẫu sao, với sự im lặng của sư hồi o Thắm mới về nhà chồng, sư cũng đã phạm một tội ác quá tày trời với ông giáo Hiền đáng kính ấy. Rất vô thức, tay sư níu vào toa tàu. Chới với, sẩy tay, nhà sư già ngã ở giữa chỗ nối hai khoang tàu, chỗ nối hai nửa của một đoàn tàu Bắc - Nam, gần cửa lên xuống. Trong một vài giây, sư Tâm Tự có ảo giác chỗ nối ấy chính là chiếc cầu Hiền Lương, chiếc cầu ấy sẽ bị đánh tráo, không phải chiếc cầu như ông giáo Hiền và sư mơ ước. Hình như sư có thét lên với Hành: “Không thể được!” nhưng không ai kịp nghe rõ. Bánh tàu nặng nề lăn qua.

Mọi người ở sân ga quá bất ngờ, chỉ kịp gào lên: “Đứng lại! Đứng lại! Tai nạn!”.

Chạy được mươi mét, tàu thắng gấp.

Sư Tâm Tự đứt đầu, nát xương vai. Mọi người vây quanh hiện trường. Công an nhà ga nhanh chóng lập biên bản, các nhân viên không cho hành khách xuống tàu. Tàu vội vã lao đi cho kịp giờ giấc ấn định. Những cái đầu ở các khung cửa sổ quay về hiện trường. Cô Bân và Hiền Lương bàng hoàng, hỏi chuyện gì đã xảy ra. Khi biết, vụt bỏ chỗ ngồi, hai người đập tay vào cửa lên xuống đã đóng chặt. Hiền Lương không thể kìm được tiếng khóc. Lúc tàu lại chuyển bánh, chỉ một phó tàu, một nhân viên, một công an trên tàu ở lại phối hợp giải quyết tai nạn với ban quản lí và công an nhà ga. Cô Bân và Hiền Lương xin xuống tàu, ở lại, nhưng tàu không thể ngừng lại. Hai mẹ con đành ngồi ôm mặt khóc trong tiếng tàu ồn ã, gió khuya đã lạnh. Họ bàn với nhau trong bàng hoàng, thảng thốt, đớn đau, sẽ xuống ở ga Huế, đi xe hơi quay lại để dự đám tang nhà sư, rồi hẵng vào Thủ Dầu Một.

Ông giáo Hiền và Hành, bác Su và chú Cận chết sững trên sân ga, chưa biết phải lo liệu thế nào. Dẫu sao, cũng sự đã rồi. Tiếng cô Bân còn vọng lại thảng thốt, đau đớn. Chẳng ai hiểu những âm thanh thảng thốt, đau đớn đã trộn nhòa trong tiếng bánh sắt, tiếng máy, trong gió khuya.

Và lúc đó, ông Hiệu Điên hớt hải chạy đến. Ông ấy đã già, có thể lên cơn sùi bọt bất ngờ, nên không ai dám báo cho ông biết để đi tiễn. Ông chạy bộ, đi nhờ xe khách hay xe gắn máy ai đó nữa, vào đến sân ga Đông Hà để tiễn mẹ con cô Bân.

Đến gần ông giáo Hiền, thấy xác sư Tâm Tự, ông đau đớn ôm chầm, bất giác xổ một tràng tiếng Tây, bật khóc nức nở.

Mọi người khóc trước cái chết vô lí của nhà sư. Riêng Hành, anh trào nước mắt, cảm thấy đặc quánh bóng đêm, và tiếng gió từ bờ sông Bến Hải thổi vào, hét từng hồi trong đầu mình tê điếng. Hành chợt hiểu, nhà sư Tâm Tự mãi mãi không bao giờ chết, ý nguyện của sư về ngôi chùa sẽ thành hiện thực.

Trên tàu lửa, cô Bân rơi vào bàng hoàng đến ngất xỉu khi bỗng gặp một người đàn ông, chỉ kịp nghe ông ấy vui vẻ, thân mật nói, ông ra Vĩnh Linh và Cộn để tìm lại gia phả sau bảy đời lưu lạc - niềm vui vẻ, thân mật như muốn che lấp sự bối rối lẫn xấu hổ. Hiền Lương như kẻ mất hồn, xức dầu và đánh gió cho mẹ. Cô không biết người đàn ông tên Đạc, vốn là người sinh viên tranh đấu thời chống Mỹ, nay đã trở thành Việt kiều ấy là ai.

Cuộc sống xảy ra những ngẫu nhiên ngỡ chỉ có trong tiểu thuyết.

 

 

Viết xong lúc 16 giờ 24,

ngày mười hai tháng bảy, chín bảy

(mùng tám tháng sáu, năm Đinh sửu),

tại thành phố Hồ Chí Minh.

Bổ sung, sửa chữa xong, lúc 15 giờ 40, ngày hai mươi hai tháng mười một, chín bảy (hai mươi ba, tháng mười,

năm Đinh sửu),

tại thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

Tự biên tập lại, xong lúc 15 giờ 17,

ngày mười bảy tháng mười một,

hai ngàn không trăm lẻ một

(mùng ba tháng mười, năm Tân tị),

tại thành phố Hồ Chí Minh.

 

Lời kết

 

Cho đến bây giờ, sau sáu năm, một quãng thời gian không ngắn ngủi chút nào, kể từ ngày viết xong tiểu thuyết này, tác giả vẫn chưa tìm ra được một kết truyện. Có nhiều người bạn văn bảo rằng, theo lô gích nội tại của câu chuyện và theo lô gích của hiện thực cuộc sống, Hiền Lương sẽ cùng một chàng trai trẻ tuổi nào đó thành vợ chồng. Hai vợ chồng này chắc hẳn sẽ cùng nhau dạy học ở một trung tâm ngoại ngữ hoặc một trường phổ thông trung học nào đó. Cũng có nhiều bạn văn bảo, Hiền Lương sẽ cùng nhà văn Quyển kết hôn, sau đó, cả hai sẽ kiếm sống bằng ngòi bút, cây cọ.

Thành thật thưa rằng, tác giả rất phân vân. Nhưng biết làm thế nào được! Bởi chưa hình dung ra thầy giáo trẻ nào cùng Hiền Lương nên vợ nên chồng, tác giả xin chúc nhân vật Hiền Lương hạnh phúc, luôn luôn sáng tạo, mãi mãi dễ thương và sâu sắc bên cạnh nhân vật nhà văn Quyển.

Thật là một lời chúc quá chừng lười biếng! Tại sao tác giả không vẽ vời thêm vài trang về một thầy giáo trẻ? Không, không phải lười biếng.

Đúng ra, kết truyện không cần có làm gì, bởi tự thân câu chuyện đã ẩn chứa một cái kết về nhân vật Hiền Lương. Nếu có chăng cho rõ ràng, thì cũng như các bạn văn kia góp ý.

Còn nhân vật Hành thân mến của chúng ta và Quảng Trị? Tôi tin rằng mọi người đọc đều muốn hình dung ra một tương lai tươi sáng, tốt đẹp của Hành, ở một cương vị lãnh đạo nào đó. Và quê nhà Quảng Trị cũng tươi sáng, tốt đẹp như thế. Kết truyện về Hành, về Quảng Trị cũng được góp ý như vậy.

Các bạn văn của tác giả cũng chỉ góp ý về cái kết truyện mà thôi!

Do đó, lần sửa chữa, bổ sung này là lần thứ ba, cũng là lần cuối. Cuốn tiểu thuyết Mùa hè bên sông đã thật sự không thể thay đổi một tình tiết nào được nữa. Nếu cần thiết phải cắt bỏ một đoạn, theo tôi, đó là đoạn lời kết này. Hoặc tốt nhất là, nếu có thể, tôi sẽ nhờ một người rành về ngôn ngữ tín hiệu điện báo, tốc kí hay một loại cổ ngữ nào đó ít người đọc được vui lòng dịch đoạn lời kết này và in vào sách. Nhưng thôi, cứ minh bạch, minh bạch còn tốt hơn cả tốt nhất.

Trân trọng, cảm ơn.

 

TRẦN XUÂN AN

Mười sáu giờ đúng, ngày mùng mười, tháng mười hai,

năm hai không không ba [năm thứ ba công nguyên Hoà Bình]

(mười bảy, tháng mười một, năm Quý mùi HB. 3),

tại thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

CƯỚC CHÚ chương XV:

 

(37) Cụ Nguyễn Sinh Sắc (1862 - 1929) không tham gia phong trào yêu nước, chống Pháp nào (Cần vương, Đông Du, Duy Tân, Chống thuế ở Trung Kì, Đông Kinh nghĩa thục...). Sáu năm làm quan cũng như mười chín năm làm đông y, ngoài các mối giao tiếp bình thường, cụ có giao du với những người thao thức về vận nước trước cuộc xâm lược của giặc Pháp. Cuối đời, cụ chỉ góp phần chấn hưng Phật giáo và lồng vào đó tinh thần yêu nước (mặc dù phong trào chấn hưng Phật giáo này nằm trong quỹ đạo mị dân của thực dân Pháp).

 

Xem: Nguyễn Đắc Hiền (chủ biên), Nguyễn Hữu Hiếu, Ngô Bé (biên soạn), Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Khu Di tích Nguyễn Sinh Sắc và Sở Văn hoá - Thông tin Đồng Tháp xuất bản, 1990.

 

 

(38) Có chú thích chi tiết hơn ở bản sách khác: "Hồi ở Pác-bó, Hồ chủ tịch đã dịch cuốn lịch sử Đảng Cộng sản (b) Liên Xô ra tiếng Việt, làm tài liệu học tập cho cán bộ cách mạng" (Thơ Bác Hồ, Nxb. Văn học Giải phóng, 1975, tr. 59).

 

 

(39) Hai chữ "liên lập" theo nguyên nghĩa là: cùng đứng bên nhau, liên minh với nhau. Nhưng trong văn cảnh này, phải hiểu rằng có sự lệ thuộc về ý thức hệ, đường lối chính trị... Đó là một nỗi đau lịch sử! Xin xem bài bạt cuối tiểu thuyết: "Ý nghĩ khi đọc lại tiểu thuyết của mình, Mùa hè bên sông: Danh dự Tổ quốc và thói tệ sùng bái cá nhân người nước ngoài...". Nhân đây, xin nhấn mạnh rằng: Bấy giờ, trong thế kỉ hai mươi (XX), không có liên minh các đảng cộng sản, đứng đầu là Liên Xô, thứ đến là Trung Quốc, chi viện vũ khí, thì nước ta không thể chiến đấu và chiến thắng nổi liên quân các nước thực dân, đế quốc chủ nghĩa Âu Mỹ và phát xít Nhật. Ở thế kỉ mười chín (XIX) trước đó, các triều Tự Đức - Hàm Nghi đã thất bại trong việc giữ nước, vì không thể liên minh được với các nước bị liên quân Âu Mỹ xâm lược, bởi các nước ấy đều ở trong điều kiện hạn chế về công nghệ vũ khí, giao thông của thuở bấy giờ. Nói cho đầy đủ và chính xác hơn, vào các năm 1881 - 1884, nước ta có liên minh với nhà Thanh. Tuy nhiên, trong khi liên quân Âu Mỹ phối hợp xâm lược với ý đồ cùng nhau chia chác thị trường, thuộc địa, thì liên minh Đại Nam - Thanh Quốc (Trung Hoa) lại tan vỡ vì sự li gián của Pháp và do chính tham vọng của nhà Thanh, mưu toan cùng với Pháp xâu xé Bắc Kì! Trước tình thế đó, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đành thực hiện kế sách "toạ sơn quan song hổ đấu", tác động vào cuộc chiến Pháp - Hoa.

 

Một khi trên thế giới xuất hiện liên minh, phải có "liên minh cái thiện" để đối phó với "liên minh cái ác"! Liên minh giữa các nước trong một khối, một hệ là một vấn đề cực kì hệ trọng, nhất là trong giai đoạn cận - hiện đại.

 

Vấn đề là tính chất liên minh như thế nào!

Phải dân chủ, bình đẳng về dân tộc; phải độc lập tuyệt đối về chủ quyền đất nước!

 

Nhưng lịch sử loài người mấy khi được hoà bình trong độc lập, tự do, bình đẳng như khát vọng tự nghìn xưa và mãi còn cho đến nghìn sau! Không phải là với cái nhìn bi quan, mà rất điềm tĩnh, khi thấy rõ ở đầu thế kỉ hai mươi mốt (XXI) này, hiện liên quân đế quốc Mỹ - Anh đã và đang trắng trợn xâm lược Áp-ga-nít-tan (Afghanistan) và I-rắc (Iraq), nhưng liên minh Hồi giáo và cả thế giới cũng đều bó tay bất lực, chỉ biểu tình bày tỏ thái độ để trấn an lương tâm bị cắn rứt, và chỉ thế thôi! Thật cực kì vô lí! Nhìn ở phía này: chủ nghĩa đế quốc tham lam, đồi bại. Nhìn phía kia: không phải đã hoàn toàn tự do, dân chủ, bình đẳng trong nhân dân Trung Cận Đông. Tuy nhiên, loài người không còn giải pháp nào trước thực trạng chủ nghĩa đế quốc với tham vọng khống chế, xâm lược và trước sự trả thù chủ nghĩa đế quốc bằng chủ nghĩa khủng bố sao? Phải chăng khủng bố (đánh bom cảm tử kiểu Phạm Hồng Thái) là một cách tự vệ bi tráng của các nước Hồi giáo yếu thế, so với liên quân đế quốc Anh - Mỹ? Tố Hữu từng viết về Phạm Hồng Thái:

 

Sống, làm quả bom nổ

Chết, như dòng nước xanh!

 

Dẫu sao, cũng phải nêu ra:

Vấn đề là tính chất liên minh như thế nào!

Phải dân chủ, bình đẳng về dân tộc; phải độc lập tuyệt đối về chủ quyền đất nước!

 

TXA.

 

( xem tiếp : chú thích I )

 

 

trĩu nặng

TRẦN XUÂN AN

 

E-mail: tranxuanan_vn@yahoo.com

Cập nhật 06/29/09                                                                   

Trở về trang chủ

                                                                 

 

 

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE