Trần Xuân An - Vài chú thích ở sách đã xuất bản: Kính gửi nhà nghiên cứu Lê Quang Thái (Huế)

-- Trích lại từ sách đã xuất bản của Trần Xuân An --

http://txawriter.wordpress.com/2010/07/07/kg-nnc-lequangthai-hue/

 

 

Kính gửi nhà nghiên cứu Lê Quang Thái (Huế)

– tác giả “Chú giải và phân tích vè Thất thủ kinh đô”, Nxb. Đà Nẵng, 2010, 114 trang –

Cũng trân trọng gửi anh Võ Văn Hoa và các bạn Nguyễn Phụng, Nguyễn Lạp…

VÀI TRÍCH ĐOẠN TỪ HAI CUỐN SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN  (DẠNG SÁCH ĐIỆN TỬ VÀ DẠNG SÁCH IN GIẤY)

 

1.

MỘT CHÚ THÍCH VỀ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN TRONG LĨNH VỰC VĂN HỌC DÂN GIAN: SÁNG TÁC VÀ TIẾP NHẬN (KỂ VÈ, NGHE VÈ, VÀ CHÉP VÈ, ĐỌC VÈ)

Đối với các tác phẩm văn học dân gian nói chung, không thể không lưu ý một điều rất sơ đẳng là cần vận dụng luận điểm nghiên cứu xã hội: có bộ phận dân gian tiến bộ, sáng suốt; có bộ phận quần chúng lạc hậu, phản động, mù quáng; có bộ phận nhân dân trung gian, đứng giữa hai bộ phận kia. Không bao giờ có một thực thể xã hội thuần nhất; và sự phân hóa xã hội càng rõ trong những thời đoạn xuất hiện những mâu thuẫn gay gắt với những lực lượng đối kháng quyết liệt. Và thực thể dân gian (cả tầng lớp thượng lưu, trí thức cũng thế) lại càng phức tạp theo hướng tiêu cực (lẫn lộn tốt – xấu, chính nghĩa – phi nghĩa, dân tộc – phản dân tộc…), một khi mâu thuẫn đối kháng trong xã hội, giữa lực lượng yêu nước và giặc ngoaiï xâm (xét cả về mâu thuẫn đối kháng văn hoá, tôn giáo…) bị đẩy đến bên kia điểm đỉnh (cao trào của kịch tính – một thuật ngữ văn học), và cuối cùng lực lượng xâm lược, phản quốc, ngu dân thắng thế. Do đó, trong một tác phẩm văn học dân gian như vè Thất thủ kinh đô chẳng hạn, có những yếu tố mơ hồ, lẫn lộn, nhập nhằng trong nhận thức và phản ánh lịch sử, dẫn đến thái độ, tình cảm cũng thiếu sáng suốt… Vè Thất thủ kinh đô xuất hiện từ 1900 – 1914, sớm nhất là 15 năm sau điểm đỉnh tột độ là đêm 22 – 23.5 Ất dậu, 1885 (*). Đó là điều rất đáng lưu ý.

Cũng xin khẳng định rõ ràng hơn: Chúng tôi không vận dụng khái niệm mĩ học về bi kịch để phân tích nội dung tác phẩm vè Thất thủ kinh đô, vốn phản ánh sai lệch khá nhiều về sự kiện, nhân vật lịch sử, mà chỉ để giải thích hiện thực lịch sử, và cụ thể là tác động của bạo quyền thực dân trong việc gây nhiễu, làm sức ép lên dư luận một bộ phận quần chúng lẫn sáng tác của bộ phận quần chúng đó, ít ra là suốt 15 năm sau khi nhân dân ta hoàn toàn bị thực dân thống trị. Cũng rất cần phải có cái nhìn biện chứng về tâm lí các phân số quần chúng (quá trình tác động qua lại giữa các yếu tố, bộ phận…), về tâm lí sáng tạo văn học và truyền khẩu văn học dân gian (mâu thuẫn trong nhận thức, những điểm mù trong nhãn quan trước hiện thực, sự cưỡng bức của hiện thực một cách vô thức và hữu thức, sự mắc mưu tuyên truyền xen lẫn phản ứng chống lại tuyên truyền…).

Cho nên, vấn đề đặt ra là chỉ có thể đãi lọc những lượng thông tin xét thấy là xác thực mà thôi, trên cơ sở lấy ĐNTL.CB (*). IV, V (1847 – 06.9. 1885) và cả kỉ IV (1885 – 1888, với quan điểm yêu nước, chống Pháp, chống ngụy triều Đồng Khánh) làm chuẩn cứ.

TXA.

___________________________

(*) Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam thực lục chính biên” (xem theo link đã dẫn trên trang này).

Nguồn:

TRẦN XUÂN AN, “NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886), MỘT NGƯỜI TRUNG NGHĨA:, NXB. Thanh Niên, 2006:

Bài “BI KỊCH Ở ĐIỂM ĐỈNH MÂU THUẪN: 1883 – 1884, VÀ SỰ CHIẾN THẮNG CỦA NHÓM CHỦ CHIẾN YÊU NƯỚC” (Trần Xuân An):

http://www.tranxuanan-writer.net/ … /nvt-mot-nguoi-trung-nghia/tep-2

http://www.tranxuanan-writer.net/ … /nvt-mot-nguoi-trung-nghia/tep-1b1c )

2.

MỘT CƯỚC CHÚ VỀ VÈ “THẤT THỦ KINH ĐÔ”

“Thất thủ kinh đô”, theo chúng tôi, cũng rơi vào quỹ đạo của luận điệu tuyên truyền do Pháp và Triều đình Đồng Khánh tung ra. Đây là một thủ đoạn rất tinh vi của thực dân Pháp; hoặc do dân gian mù lòa trong nhận thức, nhận thức chính trị với tư duy đơn giản kiểu rạch ròi, tuyến tính cứng nhắc trong các vở tuồng cổ, cải lương, chèo cổ, mà vô hình trung có lợi cho Pháp và bọn tay sai.

Ca ngợi Tôn Thất Thuyết lại bằng những câu:

“Chú nào con vợ chưa thành

Cho về sở định sở sanh việc nhà

Chú nào lưa mẹ còn cha

Cho về bảo dưỡng, vậy mà đừng đi”

Có nhà sử học, nhà văn cho rằng đấy là chủ nghĩa nhân đạo của Tôn Thất Thuyết!

Không đời nào có kiểu tuyển quân kháng chiến kì quặc với các tiêu chuẩn như thế. Thế thì chẳng còn người lính kháng chiến nào hết (chỉ chọn người đã mồ côi cha mẹ và đã có vợ con!). “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” (tục ngữ), “mỗi người làm một trận” (Nguyễn Trãi), “đàn ông nào, đàn bà nào, thấy Tây cứ chém phứa, thấy Nhật cứ chặt nhào” (Hồ Chí Minh), chứ đâu phải tuyển quân kiểu đó! Tuyển quân kiểu đó, không phải kháng chiến, mà chỉ “băng mình tếch dặm sơn phòng náu nương” (VTTKĐ., câu 1036)!

“Thất thủ kinh đô” chỉ minh họa theo luận điệu của thực dân Pháp và Triều đình Đồng Khánh: Tôn Thất Thuyết chỉ tìm kế thoát thân, chứ chẳng kháng chiến gì cả.

“Thất thủ kinh đô” đã bắn vào tim Tôn Thất Thuyết viên đạn bọc đường: giết chết nhân cách Tôn Thất Thuyết bằng viên kẹo ca ngợi ngọt lịm mà bên trong là mũi đạn có thuốc súng công phá.

Còn với Nguyễn Văn Tường, vè “Thất thủ kinh đô” triệt hạ cả tư cách, phong độ lẫn lập trường chính trị. Tuy vậy, vẫn nói rõ: đến mức không thể hòa hoãn với Pháp được nữa, bởi Pháp cố tình gây hấn, dùng kế khích tướng, ép Triều đình một cách ngạo mạn, ông đã bày tỏ thái độ (tuy bị nhu nhược hóa!):

“Ai có tài ra chốn binh đao

Miễn yên nhà [yên] nước, lẽ nào dám can”

(VTTKĐ., câu 633 – 634)

Và ở đoạn kết, lúc kinh đô Huế đã thất thủ:

Đô thành, quan Quận giao hòa

Lựa chiều hơn thiệt nói mà với Tây

Tây phiên gẫm vẫn giận thay:

– “Đem lòng cự chiến còn đến đây làm gì

May mà Nam Việt bại suy

Tây mà bại, đạo phen ni cũng không còn…” (*)

(VTTKĐ., 1335 – 1340)

Quan một cho đến quan ba

Quan năm quan sáu vậy mà cũng nghe

Đòi triệu các quan tỉnh trở về

Sự tình y ước cho ra bề đục trong

Tin thì tin, dạ còn phòng

Nam triều tể tướng nó đem lòng phục binh

(VTTKĐ., 1371 – 1376)

“Mời quan tể tướng xuống mau

Để kịp xuống tàu về nước Lang Sa”

(VTTKĐ., 1535 – 1536)

 

Dẫu có chút nào đúng với ĐNTL.CB., tập 36, các trang 63 – 64, 220 – 222, 247, tuy tinh thần chủ chiến đã bị xuyên tạc phần lớn, thì những đoạn khác vẫn có quá nhiều sai lạc nghiêm trọng (sai lạc cả những chi tiết nhỏ lẫn những mảng hiện thực lịch sử lớn).

“Thất thủ kinh đô” không phân biệt được chủ chiến trong đấu tranh chính trị, ngoại giao và chủ chiến bằng vũ trang là một, “nhất dạng”, dẫn đến sự lệch lạc trong việc xây dựng hình tượng nhân vật theo tưởng tượng hư cấu chủ quan.

“Thất thủ kinh đô” đã xuyên tạc, li gián cả hai người lãnh đạo cao nhất của nhóm chủ chiến, làm phong trào Cần vương hoang mang, tan rã, khiến người yêu nước không nhận ra thủ đoạn tuyên truyền của Pháp và triều Đồng khánh, rất dễ bị mắc lừa!

“Thất thủ kinh đô” còn là cách biện minh cho Pháp, tả đạo, bọn tay sai và phe chủ “hòa”! (Xem các bài dụ của Từ Dũ – Nguyễn Nhược thị Bích viết thay – và của Đồng khánh về Tôn Thất Thuyết). Chả thế mà Le Bris đã dịch ra tiếng Pháp, đăng trên tạp chí Những người bạn cố đô Huế (BAVH.), số 1, năm 1942… (xem thêm tr. 235).

Chúng tôi chưa nói đến vè “Thất thủ Thuận An”, một sáng tác được cho là của dân gian vì đã lưu truyền trong dân gian, với những sai lạc, những xuyên tạc nghiêm trọng của nó: “đánh tráo nhân vật hư cấu”, Nguyễn Trọng Hợp thành Nguyễn Văn Tường, đồng thời biện minh cho tên thực dân tả đạo Caspar! Tên cơ hội, tay sai Nguyễn Trọng Hợp thì Đại Nam thực lục, chính biên, tập 36, 37 và Đại Nam liệt truyện, tập 4, sđd., đã ghi quá rõ hành trạng của y cũng như ý thức làm tay sai cho Pháp của y…

TXA.

_______________

(*) Trích đầy đủ hơn:

“Đô thành, quan Quận giao hòa

Lựa chiều hơn thiệt nói mà với Tây

Tây phiên ngẫm vẫn giận thay:

“Đem lòng cự chiến, còn đến đây làm gì?

May mà Nam Việt buổi bại suy

Tây mà bại, Đạo phen ni, cũng không còn

Người mà phiêu lạc núi non

Bao nhiêu nhà cửa chẳng còn gì đâu

Tây phiên thúc thủ thụ đầu

Hàng lai Nam Việt, mảnh âu chẳng lành

Tây phiên trở lại Tây thành

Ở đây xấu tiếng bia [bêu?] danh đã rồi

Họ không cho đâm nhánh mọc chồi

Trăm dao xẻo thịt thả trôi giang hà”

( http://www.tranxuanan-writer.net/ … /nvt-mot-nguoi-trung-nghia/tep-1b1c )

Nguồn:

TRẦN XUÂN AN (biên soạn & khảo cứu), “THƠ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) – VÀI NÉT VỀ CON NGƯỜI, TÂM HỒN VÀ TƯ TƯỞNG”, NXB. Thanh Niên, 2008:

Cước chú của bài thơ số 27, thuộc Phần thứ III (Thi tập Nguyễn Văn Tường):

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/ … /tho-nguyen-van-tuong/tep-11

TRÂN TRỌNG MỜI XEM THÊM:

Trần Xuân An, “NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) VỚI NHIỆM VỤ LỊCH SỬ SAU CUỘC KINH ĐÔ QUẬT KHỞI (05 THÁNG 7. 1885)

(VÀI CHỦ ĐIỂM SỬ HỌC SƠ LƯỢC CẦN THIẾT KHI CẢM NHẬN BÀI “GIẢI TRIỀU…” CỦA NGUYỄN VĂN TƯỜNG)”.

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/ … /tho-nguyen-van-tuong/tep-5

Trần Xuân An

07-6 HB10 (2010)

____________________________________________

 Bổ sung ngày 14-7 HB10:

 

 

Dựng tượng đài Hàm Nghi và đại thần

 

Theo ông Bình, hình ảnh vị vua trẻ tuổi yêu nước Hàm Nghi rời bỏ kinh thành Huế đi kháng chiến, ra Dụ Cần Vương tại Tân Sở kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước và hai đại thần Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường cần phải tôn vinh bằng hình thức khắc họa tượng đài, phù điêu.

 Cùng chung ý tưởng này, PGS-TS Đỗ Bang cho rằng: “Cần xây dựng tượng đài vua Hàm Nghi và hai đại thần. Chúng tôi cũng đề nghị công nhận thành Tân Sở là di tích đặc biệt của quốc gia”.

Trích:

Phóng viên Linh An, “Tân Sở – kinh đô kháng chiến”,  báo Người Lao Động, 14-7-2010

 

 

 Xem tư liệu chuẩn cứ:

NGUYÊN VĂN 4 VĂN KIỆN QUAN TRỌNG & MẤU CHỐT TRONG “ĐẠI NAM THỰC LỤC, CHÍNH BIÊN” 

(Một phát hiện riêng rất tâm đắc của Trần Xuân An: Dụ Cần vương & Dụ Nguyễn Văn Tường được ban hành trong một ngày, thể hiện rõ sách lược “Kẻ ở người đi” của Nhóm Chủ chiến triều đình Huế).

 

______________________________________________________

 

 

__________________________________________

 

Google Sites /  host

WORDPRESS, GOOGLE PAGE CREATOR, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE 

 

 

_____________________________________________

 

 

 

6 phản hồi tới “Kính gửi nhà nghiên cứu Lê Quang Thái (Huế)”