P.(16). Trang 16 - Bài mới - sách mới - tin mới

Bài mới - sách mới - tin tức mới

(trang 16)

Trang 1  |  Trang 2  |  Trang 3  |  Trang 4  |  Trang 5  |  Trang 6  |  Trang 7Trang 8  |  Trang 9  |  Trang 10  |  Trang 10 bis  |  Trang 11  |  Trang 12  |  Trang 13  |  Trang 14  | Trang 15  | Trang 16 | Trang 17... 

 

WEB TÁC GIẢ TRẦN XUÂN AN

   

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

Poet / writer & researcher

Twenty two published-books + Newest one = 23

(poem; novel; essay; research; critical contribution on history, literature...)

The HCM City Literature-writer Association member

AUTHOR'S COPYRIGHTS -- ALL RIGHTS RESERVED

 

 XEM THÔNG TIN MỚI NHẤT Ở CUỐI TRANG THEO THỨ TỰ THÔNG THƯỜNG

 

NỘI DUNG MỚI

► ►Tháng 7 HB8 (2008) [tháng 6 Mậu tí HB8]:

30-6 HB8: Sách mới xuất xưởng: Trần Xuân An (biên soạn, khảo cứu, phản bác & tập hợp một số bài nghiên cứu, các bản phiên dịch của các nhà cầm bút khác) -- Thơ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) - Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng, Nxb. Thanh Niên, quý 2 2008 (HB8):

Nnc. TRẦN VIẾT NGẠC sưu tầm, khảo luận sử học (thay lời giới thiệu)Nnc. TRẦN ĐẠI VINH, Nnc. VŨ ĐỨC SAO BIỂN phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, khảo luận sử học & giới thiệu thi tậpGs. ĐOÀN QUANG HƯNG, PGs.Ts. VÕ XUÂN ĐÀN khảo luận sử họcNnc. NGUYỄN TÔN NHAN phiên âm, dịch nghĩaTs. NGÔ THỜI ĐÔN hiệu đính các bản dịchTRẦN XUÂN AN biên soạn, khảo cứu (tổ chức nội dung, khảo luận sử học, sưu tầm thơ ngoài tập, thơ phụ lục, chú thích và bị chú phản biện các bài khảo luận của các tác giả, chú giải thơ, chuyển ra ngôn ngữ thơ trên cơ sở các bản phiên dịch Thi tập, thơ ngoài tập, thơ phụ lục chữ Hán...).

Nguồn kinh phí xuất bản: Trần Xuân An được tài trợ bởi Huỳnh Thị Phú, Trần Xuân Bài Thơ và Trần Xuân Nhân Văn.

           

 Kính mời người đọc quý mến tìm mua tại hiệu sách Cn. Nxb. Thanh Niên (270, Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP.HCM.) & các hiệu sách khác: Hiệu sách thuộc Tạp chí Xưa & Nay (181, Đề Thám, Q.1, TP.HCM.), hiệu sách Nxb. Văn Nghệ TP.HCM. (179, Lý Chính Thắng, Q.3, TP.HCM.)...; hoặc liên lạc qua số điện thoại của Trần Xuân An (tác giả biên khảo): (08) 8453955 & 0908 803 908

 

07 -- 13-7 HB8: Suốt gần một tuần, WebTgTXA. bị đứt đường dây tốc độ cao ADSL (FPT).

 

14-7 HB8: WebTgTXA. hân hạnh được thông báo: Cuốn sách "Thơ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) - Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng" do Trần Xuân An biên soạn (tập hợp...) & khảo cứu (Nxb. Thanh Niên, quý 2 2008 [HB8]) đã được các tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử giới thiệu, quảng bá: Tcđt. SÔNG CỬU LONG ONLINE (bộ mới), Tcđt. VĂN CHƯƠNG VIỆT (link, host VnSCL bộ cũ) và Trang thông tin HỘI TỤ... Thành thật cảm ơn nhà thơ Lê Chí, nhà thơ Trịnh Bửu Hoài, nhà văn Vũ Hồng, chủ biên Nguyễn Hoà, chủ biên Nguyễn Văn Hoá -- những nhà cầm bút, làm báo điện tử quý mến -- đã quan tâm.

 

14-7 HB8: Các bài về vấn đề Chiếu Cần vương giả mạo đã được Tạp chí điện tử CHIM VIỆT CÀNH NAM tại Pháp đăng tải để các nhà nghiên cứu sử học, các nhà sáng tác có quan tâm đến lịch sử cận đại hiện đang sinh sống tại hải ngoại tiện lưu tâm. WebTgTXA. thành thật cảm ơn ông Lại Như Bằng (chủ biên Tcđt. Chim Việt Cành Nam).

 

16-7 HB8: Sự cố trên Tạp chí VĂN CHƯƠNG VIỆT -- Trần Hữu Dũng (nhà thơ, công tác tại toà soạn báo Văn Nghệ TP.HCM.) giới thiệu sách mới của Trần Xuân An, đăng ngày: 12.7.2008. Phản hồi của Trần Xuân An: "Cây muốn lặng, gió chẳng ngừng": KHÔNG NÊN VÔ TÌNH TẠO SỰ CỐ, RƠI VÀO KẾ LI GIÁN, HẠ UY TÍN LẪN NHAU, DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG "NGỘ NHẬN", THẬM CHÍ ĐÁNH TRÁO TÁC GIẢ - TÁC QUYỀN VỀ SAU  --

1) Kính đề nghị Google khẩn cấp "lưu giữ" ("cache") tệp thông tin này, đồng thời làm thế nào để nối kết trang này vào trang Google đã "lưu giữ" bài viết của Trần Hữu Dũng trên Văn chương Việt (12-7-2008)( phần văn bản được lưu trong bộ nhớ cache ), để người đọc nếu đọc trang "lưu giữ" bài ấy, phải đọc tiếp tệp thông tin này ;

2) Hoặc, có thể chăng, đề nghị Google (và Yahoo) xoá khỏi bộ nhớ trong máy chủ của họ trang Văn chương Việt (12-7-2008) có bài viết ấy của Trần Hữu Dũng, xem như vô sự, như chưa từng xảy ra sự cố đáng tiếc đó.

17-7 HB8: Bổ sung vào tiểu mục "Sự cố trên Tạp chí VĂN CHƯƠNG VIỆT (12.7.2008)": Xin nói rõ hơn: Từ năm 2000, chính nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh và nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc đã đề xuất trước tiên ý kiến là tôi nên đưa tên của chính tôi (Trần Xuân An) ra bìa 1 của cuốn sách, sau khi hai ông nhận thấy công sức lao động của tôi thể hiện ở bản thảo cuốn sách ấy.

21 & 22-7 HB8: Bổ sung vào tiểu mục "Sự cố trên Tạp chí VĂN CHƯƠNG VIỆT (12.7.2008)": Khi viết lại thành ngữ "Cây muốn lặng, gió chẳng ngừng", tôi đã viết thêm phần chính của nhan đề là "KHÔNG NÊN VÔ TÌNH TẠO SỰ CỐ, RƠI VÀO KẾ LI GIÁN, HẠ UY TÍN LẪN NHAU, DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG "NGỘ NHẬN", THẬM CHÍ ĐÁNH TRÁO TÁC GIẢ - TÁC QUYỀN VỀ SAU". Trong tinh thần khát vọng dân chủ, thể hiện cụ thể qua đối thoại về học thuật (tất nhiên, cả trong lĩnh vực văn nghệ), và vấn đề chung quanh nó là về bản quyền, tôi không hề mâu thuẫn với chính mình. Tôi luôn luôn mong chờ những đối thoại với các bài viết có tính bàn luận, bao gồm tính tranh luận, một cách văn minh, lành mạnh, lương thiện, trí thức. Tôi cũng như mọi người cầm bút, cầm phấn bảng hay những người đọc kính mến vốn yêu chuộng, trân trọng, hiểu biết về học thuật, đều mong muốn như vậy; và luôn phê phán những cuộc "chít, chát" vụn vặt, những trò chơi khăm, tạo sự cố một cách nhỏ mọn, dạng "thọc gậy bánh xe", "đâm bị thóc, thọc bị gạo", gây chia rẽ, mất đoàn kết và tự hạ thấp nhân cách. Tôi cũng đã viết rõ, tôi không thể tin rằng, anh Nguyễn Hoà (chủ biên Tcđt. Văn chương Việt) và bạn Trần Hữu Dũng (nhà thơ Việt Nam, công tác tại toà soạn tuần báo Văn Nghệ TP.HCM.) đã cố ý gây ra sự cố trên. Nhưng rất đáng tiếc là sự cố thực sự đã xảy ra như vậy. Tôi cũng không thể tin nổi hai người quen biết ấy lại không tìm ra một cách giải quyết nào thích hợp hơn khi tình huống đã bị đẩy đến mức như thế (Google va Yahoo đã "thu lượm" và phát tán trên toàn cầu bài viết có chi tiết sai lạc, gây ngộ nhận của nhà thơ Trần Hữu Dũng!)... Một lần nữa, tôi khẳng định, tôi luôn trông chờ những bài viết có tính đối thoại, dịu lời hoặc mạnh giọng, trên diễn đàn báo chí in giấy; tôi sẵn sàng tham dự vào cuộc đối thoại ấy; nhưng ở nước ta, báo chí có giấy phép nhà nước lại quá "cửa quyền" (?!?!), nên tệ lắm cũng viết bài cho thật cẩn trọng để đối thoại với nhau trên các điểm mạng liên thông (websites, web-blogs).

Link hình ảnh trang 3 "Thơ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) -- Vài nét...", Nxb. Thanh Niên, 2008: http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/thonvt-vainet-txa_nxbTN_tr3_3Custom.jpg (bấm vào để xem ảnh lớn cỡ, rõ nét)

23-7 HB8 (còn cập nhật): Bổ sung vào tiểu mục "Sự cố trên Tạp chí VĂN CHƯƠNG VIỆT (12.7.2008)": WebTgTXA. gửi thông tin đúng đắn lên các webs tìm kiếm khổng lồ trên mạng liên thông toàn cầu để đuổi theo và bám sát thông tin sai lạc (bài viết của Trần Hữu Dũng, Tcđt. Văn chương Việt, 12-7-2008): Lưu trữ "MSN (Live) tìm kiếm" -- Lưu trữ "Google tìm kiếm"  (19 & 28-7 HB8); Lưu trữ "Google tìm kiếm": txawriter.wordpress (29-7 HB8) -- Lưu trữ "Yahoo tìm kiếm"  (31-7 HB8)...

24-7 HB8: Bổ sung vào tiểu mục "Sự cố trên Tạp chí VĂN CHƯƠNG VIỆT (12.7.2008)": Thư xác nhận của anh Nguyễn Tôn Nhan: chỉ phiên dịch 21 bài thơ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) (qua Yahoo, 24-7 HB8 [2008]) &  hình ảnh quét chụp những trang thủ bút của anh khi phiên dịch thơ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) (năm HB0 [2000]).

 

   

Thư & các hình thức thư tín khác : http://txawriter.wordpress.com   (& xem tiếp ở tiểu mục 28-7 HB8 [2008], phía dưới)

 

27-7 HB8: Kể từ 30-7 HB8 (2008), ngày ấn bản "Thơ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) - Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng" do Trần Xuân An biên soạn (tập hợp...) & khảo cứu, Nxb. Thanh Niên, quý 2 2008 [HB8] in ấn, đã xuất xưởng và phát hành đến nay, ngoài số bản sách kí gửi ở các hiệu sách & số bản sách "nhuận bút", một số bản sách dành riêng cho việc tặng biếu đã được người biên khảo (TXA.) gửi đến: các ban chuyên trách (Ban Văn hoá - Tư tưởng Thành uỷ TP.HCM., Ban Khoa giáo Tỉnh uỷ Quảng Trị, Ban Bảo tồn di tích lịch sử Quảng Trị...); các hội chuyên ngành (Viện Sử học -- Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hán - Nôm -- Việt Nam, Viện Văn học -- Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử -- Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn TP.HCM., Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật tại TP.HCM., Hội Văn học - Nghệ thuật Quảng Trị, Hội Văn học - Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế...); các toà soạn báo chí (Tạp chí Xưa & Nay, Tạp chí Huế Xưa & Nay, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Kiến thức ngày nay, Tạp chí Sông Hương, Tạp chí Cửa Việt, Báo Thanh Niên, Báo Tuổi Trẻ, Báo Công an TP.HCM., Báo Sài Gòn giải phóng, Báo Pháp luật TP.HCM., Báo Người lao động TP.HCM., Báo Quảng Trị, Tuần báo Văn nghệ TP.HCM., Tuần báo Văn nghệ HNV.VN....); các nhà xuất bản (Nxb. Trẻ TP.HCM., Nxb. Văn nghệ TP.HCM., Nxb. Hội Nhà văn...), các thư viện (Thư viện quốc gia Việt Nam, Thư viện Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM., Thư viện Khoa học xã hội TP.HCM., Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM., Thư viện tỉnh Quảng Trị, Thư viện ĐHSP. Huế, Thư viện Trường CĐSP. Quảng Trị...); các nhà nghiên cứu, nhà giáo, nhà báo, văn nghệ sĩ ... Trong đó, có nhiều nơi, nhiều người đã gửi thư phúc đáp, cảm ơn và bày tỏ niềm ủng hộ, khích lệ, động viên.

 

28-7 HB8: Bổ sung vào tiểu mục "Sự cố trên Tạp chí VĂN CHƯƠNG VIỆT (12.7.2008)": Phản hồi của một số người đọc về bản dịch nghĩa hơn 20 bài thơ của Nguyễn Văn Tường (1824-1886) do nhà nghiên cứu, phiên dịch Hán văn Nguyễn Tôn Nhan thực hiện và điện thư xác nhận của ông. Trong những ngày qua, WebTgTXA. có nhận được những thông tin phản hồi với nội dung ấy. Tuy nhiên, vì quý trọng tình thân và tấm lòng của ông, WebTgTXA. đã rất dè dặt. Nhưng rồi, tự nghĩ, việc cho rằng một giáo sư bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt lúng túng, hiểu không chính xác một số thuật ngữ khoa học, bệnh lí, phương thức điều trị thuộc chuyên khoa huyết học hay chuyên khoa phổi, thì chắc chắn không vì thế mà làm giảm uy tín nghề nghiệp, tài năng của giáo sư bác sĩ răng hàm mặt đó, nên WebTgTXA. mạnh dạn tổng hợp, lược ghi lại như sau: Nhà nghiên cứu (Nnc.), dịch giả (Dg.) Nguyễn Tôn Nhan từ trước đến nay chỉ đi sâu vào lĩnh vực văn học, triết học cổ đại (có thể cả trung đại) Trung Hoa, chưa từng nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận đại, nhất là giai đoạn nửa sau thế kỉ mười chín (XIX), về các triều từ Tự Đức (ở ngôi: 1847-1883) đến Hàm Nghi (ở ngôi và xuất bôn: 1884-1888) cũng như bối cảnh địa lí Cao Bằng - Lạng Sơn - Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Ninh và kinh đô Huế cùng các vùng phụ cận; ông cũng không đi vào đề tài Nguyễn Văn Tường (1824-1886); do đó, trong việc phiên dịch ông đã có một số nhầm lẫn, sai lệch nhất định. Ngoài những nguyên nhân trên, còn có một nguyên nhân khác là Nnc., Dg. Nguyễn Tôn Nhan hầu như không quen thuộc với Hán văn Việt Nam trong các triều Tự Đức - Hàm Nghi. Đại để và vắn tắt là như vậy. (Xin vui lòng đối chiếu bản dịch nghĩa của Nnc. Nguyễn Tôn Nhan và bản dịch nghĩa đã được biên soạn lại của Trần Xuân An -- bản biên soạn đã thể hiện đúng y như nhận định trên, mà khi biên soạn tôi đã nhận thấy  --, và đã có sự hiệu đính thêm một vài điểm của ông Ngô Thời Đôn). Ngoài ra, phản hồi của người đọc còn cho rằng, không nên quá tin tưởng vào các điện thư (e-mail), đừng bao giờ coi điện thư là văn bản có giá trị xác tín như các văn bản có giá trị pháp lí khác, vì chúng có thể bị các tin tặc quậy phá (*). WebTgTXA. bèn rút ra kết luận: Chỉ bằng vào những trang thủ bút dịch nghĩa thơ Nguyễn Văn Tường -- (thủ bút của nhà nghiên cứu, phiên dịch Nguyễn Tôn Nhan) -- mà WebTgTXA. đã đưa lên mạng liên thông toàn cầu (internet), kết hợp với nhận định trên của người đọc, có thể suy ra, ông Trần Hữu Dũng (Tb.VNg.TP.HCM.) và ông Nguyễn Hoà (Tcđt. VCV.) đã hoàn toàn vô căn cứ khi gây ra sự cố ngày 12-7 HB8 (2008) trên Web Văn chương Việt (vannghesongcuulong. org). ---------------------------------- (*) Tôi tin chắc điện thư anh Nguyễn Tôn Nhan đã gửi cho tôi để xác nhận nội dung như đã trình bày, vào ngày 24-7 HB8, là do anh ấy gõ phím và gửi qua Yahoo Mail (xem full header [phần đầu thư đầy đủ], mặc dù full header cũng có thể sai), vì trước khi đó, anh đã cùng tôi chuyện trò qua điện thoại, và sau đó, vào buổi chiều, cũng qua điện thoại, anh còn cho tôi biết là anh có gửi điện thư xác nhận như thế; chỉ có điều, tôi đề nghị anh gửi chung, gửi kèm với danh sách nhiều địa chỉ điện thư, nhưng không thấy anh gửi chung, gửi kèm như đề nghị (cũng có thể anh đã gửi, nhưng thiếu địa chỉ điện thư của tôi). Về lượng thông tin và chữ nghĩa trong điện thư của anh Nguyễn Tôn Nhan, có lẽ anh đã gõ phím bị sót chữ chục (vài chục, tức là khoảng trên dưới 20, có người hiểu là khoảng 20, 30; nhung chính xác là chỉ 21) và thiếu một dấu phẩy giữa 2 từ nội dung, tác quyền ("Tôi chưa bao giờ tham dự vào nội dung, tác quyền của bạn").

 

29-7 HB8: Bổ sung vào tiểu mục "Sự cố trên Tạp chí VĂN CHƯƠNG VIỆT (12.7.2008)":

 KHI XEM MẤY TẤM ẢNH NÀY, QUA ĐIỆN THƯ (E-MAIL), CÓ NGƯỜI CHO RẰNG, CÓ MỘT SỰ TOA RẬP NÀO ĐÓ ĐỂ HÒNG TẠO TIẾNG VANG. TÔI KHÔNG BAO GIỜ NGU DỐT NHƯ VẬY.

      

SỰ THẬT LÀ, TUY CHỤP CHUNG ẢNH, NHƯNG VẪN CÓ NHỮNG KẺ PHẢN PHÉ, CỐ TÌNH GÂY SỰ CỐ, KHIẾN TÔI VÀ NHỮNG NGƯỜI LIÊN QUAN BỊ RẮC RỐI TRONG TÌNH HUỐNG HẠ CẤP (SO KÈ TÁC QUYỀN...), RỒI HỌ PHỦI TAY, VÔ TRÁCH NHIỆM.

Một lần nữa, xin minh định, thực hiện trang này chỉ là việc bất đắc dĩ, chẳng đặng đừng mà WebTgTXA. phải gánh chịu. Nguyên nhân trực tiếp của sự cố là do Trần Hữu Dũng (TP.HCM.), Nguyễn Hoà (Tcđt. VCV.). Nguyên nhân thực sự của sự cố lại là những thế lực đen tối, bảo thủ...

XIN NHẮC LẠI:

"CÂY MUỐN LẶNG, GIÓ CHẲNG NGỪNG" !

KHÔNG NÊN VÔ TÌNH (HAY CỐ TÌNH) TẠO SỰ CỐ, RƠI VÀO KẾ LI GIÁN, HẠ UY TÍN LẪN NHAU, DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG "NGỘ NHẬN", THẬM CHÍ ĐÁNH TRÁO TÁC GIẢ - TÁC QUYỀN VỀ SAU

THƯ CỦA NHÀ GIÁO NGÔ VƯU

(Trường PTTH. chuyên Quốc Học, Huế)

29-07-2008 10:19 (Yahoo — Gmail)

“… Cũng không ngờ văn nghệ sĩ lại tệ tình với nhau như thế. Âu cũng là một bài học. Công việc của mình thường không phải đối mặt với những hạng người như bạn nói. Một công trình khoa học tâm huyết, vô tư và đầy cống hiến như thế lại phải đối mặt với những thế lực đen tối, đê tiện. Làm khoa học khó lắm thay ! Nhưng cây ngay không sợ. Mình luôn cảm thông và ủng hộ bạn”.

Ngô Vưu

TIẾP TỤC TRẢ LỜI NHÀ GIÁO NGÔ VƯU: Bấm vào đây -- Xem thư ông Trần Hữu Dũng, 12-7 HB8, ở vị trí "comment" số 11 .

NHƯNG TẤT CẢ RỒI SẼ QUA ĐI, CHỈ CÒN LẠI TÁC PHẨM (SÁNG TÁC, NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN [GỒM CẢ NHỮNG BẢN CHUYỂN LẠI THƠ TỪ NHỮNG BẢN DỊCH NGHĨA...] ...) & TÌNH THÂN VĂN CHƯƠNG, HỌC THUẬT. NÓI NHƯ VẬY, TRONG TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ LÀ CUỐN SÁCH "THƠ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) -- VÀI NÉT VỀ CON NGƯỜI, TÂM HỒN & TƯ TƯỞNG" (NXB. THANH NIÊN, 2008), NHỮNG GÌ TÔI KHẲNG ĐỊNH VỀ TÁC QUYỀN LÀ ĐÚNG NHƯ SỰ THẬT. ĐÓ LÀ MỘT CUỐN SÁCH ĐÃ ĐƯỢC IN ẤN NGHIÊM CHỈNH VỚI SỰ PHÂN ĐỊNH RÕ RÀNG, MINH BẠCH, GIẤY TRẮNG MỰC ĐEN, VỀ PHẦN HÀNH - CHỮ NGHĨA - CHẤT XÁM CỦA MỖI NGƯỜI CÓ ĐÓNG GÓP VÀO ĐÓ. CÓ THỂ NÓI, ĐÓ LÀ MỘT CUỐN SÁCH KIỂU MẪU VỀ PHÂN ĐỊNH PHẦN HÀNH -- TÁC QUYỀN.

 

30-7 HB8: Trần Xuân An -- Khảo chứng nội dung văn bản một thi tập bị công bố muộn. "Thi tập Nguyễn Văn Tường (1824-1886)", còn có tên gọi là "Kì Vĩ quận công Nguyễn Văn Tường thi tập", vì những chướng ngại do hoàn cảnh lịch sử, nên bị công bố muộn. Cùng với các tập châu bản về Nguyễn Văn Tường, "Thi tập Nguyễn Văn Tường (1824-1886)" được xem như tộc bảo, trang trọng đặt ở ban thờ, và theo những người thân lớn tuổi, nghe đâu cũng chỉ được công bố một số bài, hay có đề cập đến trong nội bộ hậu duệ, những người quen biết, vào các dịp giỗ kị, trước 1975. Theo nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh, không lâu sau ngày Thống nhất 30-4-1975, Thi tập được một nhóm giảng viên, sinh viên Khoa Sử, Đại học Sư phạm Huế trong các lần đi "điền dã", đã sưu tầm được (tại số nhà 12 Hàn Thuyên, Thành Nội, Huế). Thế mà mãi đến ngày 20-6-1996, nó mới được công bố với bản dịch dở dang tại Hội nghị khoa học "Nhóm chủ chiến triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường (1824-1886)", do ĐHSP.TP.HCM. tổ chức, với nhiệt tình của nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc (viết về châu bản, thay lời giới thiệu) và dịch giả Trần Đại Vinh (giới thiệu châu bản, Thi tập, phiên dịch khoảng 40 bài) cùng sự góp phần phiên dịch của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển (giới thiệu Thi tập, phiên dịch khoảng trên 5 bài, một số trích đoạn). Do đó, khi biên soạn Thi tập này (chủ yếu được Nguyễn Văn Tường sáng tác trong thời gian khoảng từ 1868 đến 1878), với sự trợ giúp về việc phiên âm, dịch nghĩa của nhà nghiên cứu Nguyễn Tôn Nhan (21 bài còn lại), sự hiệu đính của nhà nghiên cứu Ngô Thời Đôn (về các bản dịch), tôi đã cẩn trọng chuyển lại thơ từ các bản dịch nghĩa, nhất là tốn nhiều công phu cho việc chú thích, khảo chứng nội dung văn bản; đồng thời tự tôi cũng phải sưu tầm thêm ở nhiều sách vở khác (của Phan Trần Chúc, Trần Văn Giàu, Hồ Sĩ Vọng - Lê Quang Thái, Tiểu Cao Nguyễn Văn Mại, Lương An...) một số bài thơ, câu đối của Nguyễn Văn Tường để khảo chứng, đồng thời để làm căn cứ khảo chứng, và cụ thể là để làm sáng tỏ thêm những năm tháng chưa thể hiện ở Thi tập, đặc biệt là trong và sau thời điểm Kinh đô Huế quật khởi, bị thất thủ (05-7-1885). Về quãng thời gian này, để góp phần làm rõ, cuốn sách đã được tập hợp thêm hai bài khảo luận sử học của GS. Đoàn Quang Hưng, PGS.TS. Võ Xuân Đàn với các chú thích của tôi -- người biên khảo (Trần Xuân An) -- nhằm làm rõ hoặc phản biện cần thiết (cũng như ở cuối 3 bài viết của 3 tác giả kể trên); và chính tôi đã viết gần 10 trang khảo đính các dị bản bài "Giải triều...", cả một khảo luận sử học khoảng 50 trang sách để khảo chứng và để làm cơ sở cảm thụ bài thơ ấy: "Nguyễn Văn Tường (1824-1886) với nhiệm vụ lịch sử sau cuộc Kinh đô quật khởi (05-7-1885)". Tuy vậy, nói chung, những tư liệu căn bản để đối chứng với Thi tập và phần sáng tác ngoài Thi tập vẫn là "Đại Nam thực lục chính biên" (các kỉ IV,V,VI), "Đại Nam nhất thống chí", "Đại Nam liệt truyện", "Quốc triều hương khoa lục", "Tự Đức thánh chế văn"... cùng những sách sử khác có liên quan, kể cả những tư liệu của người Pháp đã được công bố trong "Tập san Những người bạn cố đô Huế" (Bulletin des amis du vieux Hué), hoặc mới được công bố trong sách nghiên cứu của Yoshiharu Tsuboi (1982)... Trong đó, "Đại Nam thực lục chính biên" (các kỉ IV,V,VI) vẫn là chuẩn cứ. Cố nhiên là các tư liệu gốc của Quốc sử quán triều Nguyễn phải được xới lật theo quan điểm dân tộc, khoa học nhất. Thơ của nhà nho, tán tương quân thứ, phó sứ phái bộ, thượng thư, phụ chính, tù nhân bị giặc Pháp lưu đày biệt xứ Nguyễn Văn Tường gắn liền với các giai đoạn trong hành trạng của ông (*). Công việc khảo chứng này sẽ được đọc thấy ở các chú giải cuối mỗi bài thơ của Nguyễn Văn Tường (1824-1886) trong cuốn sách "Thơ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) - Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng", do tôi biên khảo, được công bố từ năm 2000 (bản in vi tính), đặc biệt là từ 2005 (bản đã sửa chữa, bổ sung, gồm cả nguyên tác chữ Hán) trên mạng liên thông toàn cầu, và vừa mới được xuất bản chính thức dưới dạng in giấy tại Nxb. Thanh Niên, 6-2008. Chính qua việc khảo chứng nội dung văn bản với ý thức về tính khoa học và tính nghiêm cẩn, tôi khẳng quyết, tính xác thực của "Kì Vĩ quận công Nguyễn Văn Tường thi tập" là rất hiển nhiên. Các di cảo văn xuôi được sưu tập cũng phải được khảo chứng, chọn lọc với chuẩn cứ là "Đại Nam thực lục chính biên" (các kỉ IV,V,VI) theo quan điểm dân tộc, khoa học như vậy (**). Trong "Lời thưa đầu sách" (TXA.), ý tưởng này đã được phân tích, diễn giải và xoáy sâu. ---- TXA. ------------------------   

Chú thích: (*) Thơ của nhà nho, xin nhấn mạnh, để hiểu quan niệm sáng tác của Nguyễn Văn Tường và những tác giả trung đại, cận đại, thường là khác với quan niệm sáng tác của các nhà thơ chuyên nghiệp hiện đại. Trong chừng mức nhất định, nhìn chung, có thể nói, nếu phần lớn thi sĩ chuyên nghiệp hiện đại mở rộng "biên giới" thơ trữ tình sang lĩnh vực hư cấu, hư cấu cả hình tượng cái tôi trữ tình, để viết thay cho nhiều người trong nhiều cảnh đời khác nhau, và không ngần ngại thể hiện "cái tôi" đa dạng, nhằm phản ánh hiện thực, thì hầu hết các nhà nho thi sĩ thường dùng thơ ca để thể hiện cái chí, cái tình và sự việc, cảnh ngộ chính mình đã nếm trải, những người chính mình đã gặp gỡ, tặng thơ, hoạ thơ -- đặc biệt là hai loại thơ "kí", "hoạ" này --, nhưng lại giấu kín "cái tôi" một cách phải phép. Do đó, việc khảo chứng giữa tiểu sử và thơ ca của nhà nho thi sĩ dễ cho ta thấy sự trùng khớp giữa người thơ và thơ). (**) Trần Đại Vinh -- Di cảo Nguyễn Văn Tường . ---- TXA. ---------------------------------------------------  

Bài đã được gửi đăng trên báo Công an TP.HCM., 31-07 HB8

 

 

► ► ►   XEM TIẾP TRANG 17 "BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI"   ► ► ►

                                                                                                                                              

                                                                                

MỘT VÀI ĐIỂM NHẤN THUỘC TRANG TRƯỚC

Xem lại trang 15 thuộc mục này

Xem thêm

Trang 7 "Thông báo cập nhật"

 

   

Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC & CÁC NHÀ CẦM BÚT:

► VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN & NĂNG LỰC ĐÍCH THỰC CỦA NGƯỜI CẦM BÚT ◄

► NÊU VẤN ĐỀ - TRAO ĐỔI - THẢO LUẬN - CHẤT VẤN - GIẢI ĐÁP THẮC MẮC ◄

http://txawriter.wordpress.com

 

 

THÔNG TIN - GIAO LƯU - ĐOÀN KẾT:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

 _______

 

Trở về

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

trang "Các trang mục trên WebTgTXA.":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

đặc biệt, trang:

 

Toàn bộ tác phẩm Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/danhmtphamtxa_googlepcreator.htm

 

 

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE

Ngày đưa trang này lên web: 01-7 HB8 (2008).

03-8 HB8