Z (32) Trần Xuân An - Bên kia dốc "Mạ ơi!" (truyện - hồi ức)

20-9 -- 30-9 HB12 (2012) & 03-10 HB12 (2012):

 

Đầu sách thứ ba mươi hai của Trần Xuân An:

Bên kia dốc “Mạ ơi!”

truyện - hồi ức

(gồm 5 truyện ngắn liên hoàn):

 

1) Nụ cười Suối Hương (Đạ Hương)

2) Món nợ Suối Hương (Đạ Hương)

3) Nỗi đau Suối Hương (Đạ Hương)

4) Lối thoát Suối Hương (Đạ Hương)

5) Biểu tượng Suối Hương (Đạ Hương)

 

6) Phụ lục: Thơ TXA. về Hương Lâm (Đạ Hương)

 

Hoàn tất bản thảo vào cuối tháng chín HB12 (9-2012)

Đã gửi đăng ở Tạp chí Sông Hương qua đường bưu điện.

________________

 

Lời thưa ngỏ

riêng về nguyên mẫu nhân vật

và bối cảnh cụ thể

 

Ở cuốn truyện vừa (gồm năm truyện ngắn liên hoàn) này, tôi tự hư cấu tôi thành nhân vật tên Đình, trong bối cảnh có phần hư cấu và giữa những nhân vật khác ít nhiều cũng phải hư cấu, theo thủ pháp nghệ thuật điển hình hoá.

Lúc viết lại hồi ức về niên khoá 1979-1980, cách đây đã suýt soát ba mươi ba năm, vào tháng chín 2012, tôi đã năm mươi sáu tuổi. Tôi viết về chuyện mình, chuyện những người quanh mình, như thể viết về một người nào đó, những ai đó, xa lạ. Nhưng đây không phải là hồi kí – tự truyện mà là tiểu thuyết, một tiểu thuyết không dài (khoảng 120 trang sách – không kể phần phụ lục –, thường gọi là truyện vừa), và có phần hư cấu. Vâng, đúng vậy, có phần hư cấu, chứ không phải hoàn toàn hư cấu, tất nhiên là hư cấu theo một nguyên tắc nhất định, với ý thức tôn trọng hiện thực.

Nhìn tổng thể, hiện thực là như vậy, nhưng về chi tiết, tôi xin thưa trước, không phải hoàn toàn là chi tiết thật như vốn có. Có chi tiết cần phải tô đậm hay hư cấu thêm, hư cấu khác đi để làm nổi rõ nhân vật, tình huống hiện thực, bản chất hiện thực, theo yêu cầu của nghệ thuật viết truyện văn chương (khác với truyện sử kí), và đặc biệt, để bảo mật về thông tin riêng tư của các nguyên mẫu, về thực trạng thời sự thuở đó của một vùng đất.

Nói thế, nghĩa là vẫn thật sự có bóng dáng chính tôi và đồng nghiệp giáo viên cùng những người tôi quen biết, thân mến, quý trọng ở vùng đất tôi xin được gọi là Suối Hương (Đạ Hương), trong cuốn truyện vừa này. Đồng thời, nói thế, để tránh những ngộ nhận đáng tiếc, trên tất cả mọi khía cạnh, mọi lĩnh vực, chẳng hạn như về nhân thân, tư tưởng, hành vi của các nguyên mẫu nhân vật. Thậm chí, có thể xem như tất cả những con người thật, tình huống thật trong bối cảnh thật đều chỉ là các diễn viên sắm vai, các phân cảnh được bài trí trên sân khấu hay ở phim trường. Tuy vậy, nói thế, truyện vừa này vẫn rất chân thực, theo cách của tiểu thuyết nói chung và đặc biệt, theo cách của truyện văn chương – hồi ức, hồi ức được tiểu thuyết hoá.

Cũng xin được nhấn mạnh, vấn đề nguyên mẫu nhân vật, bối cảnh cụ thể không phải là chủ yếu của truyện văn chương (cho dù tiểu thuyết trường thiên, trung thiên hay đoản thiên).

Lời thưa ngỏ này được viết với tất cả lòng trân trọng, chân thành.

 

TXA.

20-9 & 03-10 HB12 (2012)

 

 

 

 

Vùng KTM. ("kinh tế mới") HƯƠNG LÂM tại Lâm Đồng.

Kề một bên, phía trái, là ĐẠ LÂY (Đạ Lay, Đạ Lài).

Nguồn: Google Map

 

 

 

 Suối Hương, tức là Đạ Hương (Hương Lâm, huyện Đa Huoai, Lâm Đồng, nay thuộc về huyện Đạ Tẻh) với dốc "Mạ ơi!", dòng sông Đạ Dưng (Đạ Dung) -- quãng cuối thượng nguồn sông Đồng Nai.

--------- Nguồn bản đồ: Google ---------

Xem bản đồ lớn hơn

 

 

_______________________

 

Google Sites /  host

WORDPRESS, GOOGLE PAGE CREATOR, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE