z+a. Bài 26-Tl.26 - Bức tranh “Victim of sadism (the victim who was enlightened by The Lạc Bird)”

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

 

 

Phục chế lại bức tranh “Victim of sadism (the victim who was enlightened by The Lạc Bird)”

của Nguyễn Thái Tuấn (1984)

Link

 

 

ĐỨC TRỌNG VÀ “QUÁN BÊN ĐƯỜNG” (*)

 

              Tặng bức tranh "Nạn nhân của Sadisme"

               treo trong nhà ở Diên Sanh (1)

 

 

trường cũ ta về như rơi hẫng

trong đám cỏ khô đang mùa khô

bạn bè năm ấy rất đồng cốt

gặp nhau ngờ ngợ còn đồng cô

 

cùng đau xé ruột cười ha hả

ai hớp hồn rồi lũ rối ơi!

xác như lắp ráp đời chắp vá

lơ láo phân thân giữa rối bời

 

ta biết tận lòng nhau máu ứa

thương nhau muốn khóc vẫn sợ nhau

đắng lưỡi đôi đằng lời đôi nẻo

riêng biệt đời riêng còn ngấm đau

 

dẫu thông Đức Trọng ngút sĩ khí

sân trường đành đắp mộ Đạm Tiên

gió lốc xoáy cuồng trong cuồng tưởng

nỗi bệnh thắp bùng Nhật kí điên… (**)

 

đèo nhau quanh quẩn đầu suýt quẫn

mừng trò bác sĩ tâm rất thiền

mừng thầy còn sống còn cười được

thoát nghiệp đời giữa phố tu tiên!

 

vẫn thích rượu: ngồi nhìn bạn uống

nỗi đau xưa đã ấm trong tim

lắng xuống đời nhau niềm trầm uất

thơ thấu lòng nhau sao lặng im!

 

thôi nhé, đêm hoang sơ thị trấn

ta về quán trọ, bạn yên thân

chúc từng tổ ấm là lô cốt

giữ chút chất người. Đừng cười khan.

 

                  Đức Trọng, 29. 12. 1992 – Sài Gòn, 1993

                  Trần Xuân An

 

_______________________________ 

 

(*) Nhạc Phạm Duy, thơ khuyết danh (Trang Thế Hy [?]). Trong đó, có một số câu thật nhức nhối: … Rồi em hỏi anh làm chi? / Cầm bút để viết ngày đêm / Viết gì? / Đời thối phải nói là thơm / Ngòi bút là chiếc cần câu miếng cơm / […] Em hỏi nghệ thuật là chi? / Là câm là điếc là đui mà đi…

(**) Nhật kí người điên của Lỗ Tấn. Xin xem: Trần Xuân An, Mùa hè bên sông, tiểu thuyết, bản 2003.

(1) “Tặng bức tranh "Nạn nhân của Sadisme" treo trong nhà ở Diên Sanh”. Nguyên bản đã xuất bản có câu đề tặng này, nhưng khi đưa lên web, tôi sơ suất bỏ sót (TXA., 25-01 HB8 [2008]).

 

 

25-01 HB8: 

 

-- Bài thơ "Đức Trọng và 'Quán bên đường'";

 

-- Dẫn lại chú thích về thuật ngữ sadisme (sadism, sa-đích) trong ngành phê bình, nghiên cứu, lí luận văn học, và các ngành khác thuộc khoa học nhân văn như sử học (the term sadism, sadisme, sa-đích in the critic, research, theory of literature and of others in the human civilization science [history...]) theo yêu cầu của người đọc, kèm theo bức tranh "Nạn nhân của sa-đích [văn, sử...] -- nạn nhân mà đã được soi sáng bởi Chim Lạc" (Victim of sadism [about history, literature...] -- the victim who was enlightened by The Lạc Bird) do Nguyễn Thái Tuấn vẽ (1984), đã được phục chế thành ảnh. Xem dạng pdf ;

 

-- Có một điểm khá lạ: Hình tượng nạn nhân không hiện diện. Có lẽ anh ta ngồi trầm tư, đau đớn phía sau đôi dép. Một điểm khác: Ánh sáng từ Chim Lạc (biểu tượng dân tộc Việt Nam) chiếu xuống bãi cát trước mặt anh ta, chứ không phải chiếu sáng về phía chân trời. Nhìn tổng thể, rõ ràng toàn cảnh bức tranh là nội tâm của anh ta! Như vậy, nạn nhân này tự bảo mình phải sống, suy nghĩ và viết trên mảnh đất Tổ quốc, dưới ánh sáng của tinh thần dân tộc, chủ nghĩa Việt Nam rộng mở, rộng mở như đất - cây - biển - trời kia. Nhưng anh ta là ai? Sao tôi khẳng định chắc chắn như vậy? Xin thưa, anh ta chính là tôi! Hình tượng tôi cũng là hình tượng chúng ta. Cuối cùng, xin đừng sa-đích thuật ngữ "sa-đích" trong lĩnh vực phê bình, nghiên cứu, lí luận thuộc ngành văn học và các ngành khoa học nhân văn khác, đặc biệt là sử học. Nội dung thuật ngữ này đã được giới văn nghệ, giới học thuật xác định rõ từ lâu trong sách báo. Điều cần nhấn mạnh là thuật ngữ "sa-đích" trong lĩnh vực này hoàn toàn chỉ có ý nghĩa biểu tượng; nó không còn mang tính chất y học thuần tuý. Xem bức tranh "Nạn nhân của sa-đích -- nạn nhân mà đã được soi sáng bởi Chim Lạc" thì rõ. Link để xem ảnh lớn và rõ nét  (27-01 HB8)

 

http://sites.google.com/site/tranxuananwriter/Home/bai-moi-sach-moi-tin-moi/trang-10b/ductrong-quanbenduong