a. Trần Xuân An - Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường - Tệp 1 / tập IV

author's copyright

TRẦN XUÂN AN

07/01/09

13-04 HB6

( 2006 )           

 

TẬP IV

 

 

Tệp 1

 

Tệp 2

 

Tệp 3

 

Tệp 4

 

Tệp 5

 

Tệp 6

 

Tệp 7

 

Tệp 8

 

Tệp 9

 

Tệp 10

 

Tệp 11

 

________

 

Hình ảnh:

 

Tệp 12

 

Tệp 13

 

Tệp 14

 

Tệp 15

 

Tệp 16

 

________

 

 

TẬP I

 

TẬP II

 

TẬP III

 

TẬP IV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kính dâng lên bàn thờ cao tổ phụ:

NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824 – 1886)

 

Trần Xuân An,

nội hậu duệ thế hệ thứ năm.

 

Tặng hai con thương quý của ba:

 

TRẦN XUÂN BÀI THƠ

& TRẦN XUÂN NHÂN VĂN

 

TXA.

 

 

 

 

Xem:

Blogger (Google) tháng 12-2005

http://tranxuananpcdtnvt4a.blogspot.com/

   & các trang tiếp theo: … 2a … 2b … 2c …

 

 

Truyện kí thứ 11

được chia ra làm 4 tệp

 

Tệp 1 –  Tập IV  

(phân đoạn 1, truyện kí thứ 11)

 

 

 

TRẦN XUÂN AN

 

PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN

NGUYỄN

VĂN

TƯỜNG

(1824 – 1886)

 

truyện – sử kí – khảo cứu tư liệu lịch sử

TẬP IV

(trọn bộ 4 tập)

 

bản sơ thảo hoàn chỉnh, 02.2003

bản tự nhuận sắc, 02.2004

 

 

NHÀ XUẤT BẢN VĂN NGHỆ TP. HCM.

2004

(trong bản đã xuất bản,

có gác lại một số đoạn chú thích)

 

THÁNG HAI

HAI KHÔNG KHÔNG BA

THÁNG GIÊNG QUÝ MÙI

NĂM THỨ HAI CÔNG NGUYÊN HOÀ BÌNH

 

 

TÁC GIẢ GIỮ BẢN QUYỀN

TỪNG CHỮ, TỪNG Ý TƯỞNG CỦA MÌNH

TRÂN TRỌNG VÀ THÀNH THẬT BIẾT ƠN

 

Tác giả,

TRẦN XUÂN AN

71B  Phạm Văn Hai

(Cửa hiệu Phan Huyên)

Phường 3, quận Tân Bình

Thành phố Hồ Chí Minh

ĐT.: [08] 8453955

& 0908 803 908

 

Khởi viết từ  07 giờ 30 phút, ngày 06.01.2003

(04.12 Nhâm ngọ, năm thứ hai công nguyên Hoà Bình);

Tạm hoàn tất tập IV vào lúc 16 giờ 14 phút,

ngày 27.01.2003 (25 tháng chạp, Nh. ngọ HB.3);

Chú thích xong vào lúc 09 giờ kém 12 phút,

ngày 22.02.2003 (22.01 Quý mùi HB.3),

tại thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

Xin tạ ơn ngọn bút,

biểu tượng của sự công chính và liêm khiết trí tuệ.

Xin yêu thương, trân trọng

và bảo vệ

từng dòng chữ mồ hôi nước mắt

của chất xám và trái tim.

 

TXA.

 

 

PHẦN THỨ SÁU

(1883 – 1885)

 

 

TRẦN XUÂN AN

 

THẾ TRẬN

“TOẠ SƠN QUAN SONG HỔ ĐẤU”

 

Truyện kí thứ mười một

(phân đoạn 1)

 

1

 

      Hoàng tử thứ ba Ưng Đăng đã bước vào tuổi mười bốn, xấp xỉ mười lăm, kể cả một tuổi trong lòng mẹ. Ưng Đăng thực sự có mặt trên đời này chín tháng mười ngày trước ngày cất tiếng khóc ngỡ ngàng trong phút chào đời. Hôm chào đời ấy là mùng hai Tết Nguyên đán năm Kỉ tị (1870) (1). Hoàng tử thứ ba Ưng Đăng là con đẻ của Kiên quốc công Hồng Hợi và phủ thiếp Bùi Thị Thanh. Thân phụ Hồng Hợi là em ruột của vua Tự Đức. Thân mẫu Bùi Thị Thanh, nguyên quán ở làng Đồng Dương, huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Nhưng người nuôi nấng, bú mớm, dạy dỗ cho Ưng Đăng từ tháng giêng năm Canh ngọ (1871), lúc hoàng tử mới lên hai tuổi ta, lại là học phi Nguyễn Văn thị Hương (2), thứ phi của vua Tự Đức, vốn là người thuộc làng An Đức, tỉnh Vĩnh Long, Nam Kì (ngụ tại xã Dương Xuân, tỉnh Thừa Thiên) (1).

      Hoàng tử Ưng Đăng “từ nhỏ đã hiểu biết sớm, ôn hoà, yên lặng, sạch sẽ, cẩn thận lời nói và việc làm. Khi hầu cơm, khi thăm hỏi, [hoàng tử luôn luôn] kính cẩn giữ phận làm con. Ngày thường, chỉ ưa thích sách vở, thơ văn. Dực tông Anh hoàng đế khen ngài [Ưng Đăng] thông minh, chăm học, giống tính vua cha [hoàng dưỡng phụ Tự Đức], tỏ ý yêu dấu khác thường. Mùa thu năm Nhâm ngọ, Tự Đức thứ ba mươi lăm (1882), [vua cha] cho ra nhà đọc sách ở bên tả Duyệt thị đường, đặt tên nhà ấy là Dưỡng thiện đường. Sau lúc [Ưng Đăng] rảnh rang sử sách, vua cha lại sai đem các chương tấu ở các nha thuộc các Bộ mà cắt nghĩa, giảng giải để [hoàng tử thứ ba] tập xem cho quen” (3) .

      Vì  “tư trời thông tuệ, tính nết nguyên lương; dạy lấy điều lành, tiên đế đã định lòng kén chọn” (4) , cho nên, việc lập Ưng Đăng lên ngôi lúc gần mười lăm tuổi không phải là một việc đáng ngạc nhiên đối với phần lớn đình thần, hoàng tộc. Người ta thấy như vậy là hợp lẽ hơn, hoàn toàn đúng theo ẩn ý của vua Tự Đức trong di chiếu và di chúc.

      Lúc trời chưa kịp rạng đông ngày ba mươi tháng mười một Quý mùi (1883), khi rước hoàng tử Ưng Đăng từ Khiêm lăng về Điện Tịch điền quan canh, hai đại thần phụ chính Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và đa số triều thần, hoàng thân đã bái yết, nói rõ việc nghinh lập.

      Hoàng tử Ưng Đăng, đã là vua nối ngôi, khiêm tốn nói:

      -  “Ta còn non trẻ, sợ không cam nổi công việc” (5) !

      Hai đại thần phụ chính, một vị tâu trước, một vị lặp lại y như thế, để tỏ sự đồng tâm nhất trí giữa hai người:

      -  “Đó là ý của tiên đế [Tự Đức], nay là mệnh trời. Xin nghĩ lấy tôn miếu, xã tắc làm trọng” (5) .

      Ngày mậu dần mùng một, tháng mười một nguyệt lịch, Quý mùi (1883), vua nối ngôi Ưng Đăng (còn có tên là Ưng Hỗ), đến Điện Cần Chính, lạy nhận tỉ ngọc ấn vàng truyền quốc. Bấy giờ, mũ cửu long, áo bào vàng, đai ngọc chưa kịp chế xong, vua nối ngôi Ưng Đăng, chỉ mặc áo thêu hình con mãng (6).

      Hai hôm sau, Ưng Đăng chính thức được tôn lên ngôi hoàng đế Đại Nam, lấy niên hiệu là Kiến Phúc (6).

     Trong đoạn mở đầu ân chiếu lúc đăng quang, có đoạn:

      “Đã theo ý chỉ của Từ Dụ thái hoàng thái hậu chuẩn cho Lãng quốc công [Hồng Dật] lên nối ngôi [lấy niên hiệu Hiệp Hoà], vì lúc này nhiều việc, nước cần có vua lớn tuổi, mới có thể gánh vác được. Ngờ đâu mới được bốn tháng, [Hiệp Hoà] đã làm nhiều điều lầm trái. Nay hoàng thân, vương công, Tôn nhân phủ, phụ chính đại thần và văn võ trăm quam đồng thanh đem việc tâu lên, cho rằng trẫm là con nhỏ của tiên hoàng đế, xin nối ngôi để giữ mối lớn, kính vâng [theo] ý chỉ [Từ Dũ thái hoàng thái hậu] y cho” (6) .

      Cũng trong những ngày  “trước đây, hoàng thân, tôn nhân, đình thần tâu nói: “Hiện nay công việc nặng nề, khó nhọc, tự quân tuổi nhỏ lên ngôi, cần có những bậc thân thần trọng hâïu, lão luyện giúp đỡ, mới mong trọn vẹn”” (7) . Thân thần là những vị quan vốn thuộc hoàng tộc trong đế hệ (được đặt tên theo Đế hệ thi). Do đó,  “hữu tôn nhân ở Phủ Tôn nhân Gia Hưng quận vương là Hồng Hưu sung làm phụ chánh đại thần [phụ chánh thân đại thần]” (7) .

      Và  “các nha ở Bộ, Các, từ nay đi, phải có mảnh giấy tâu […].Trước phải tâu bày với phụ chính thân thần Gia Hưng quận vương là Hồng Hưu và phụ chính đại thần kiêm sung Cơ mật viện đại thần, thái tử thái phó, thự Văn minh điện đại học sĩ, lãnh Hộ bộ thượng thư, tước Kì Vĩ hầu Nguyễn Văn Tường, điện tiền tướng quân, hiệp biện đại học sĩ, lãnh Lại bộ thượng thư, tước Vệ Chính bá Tôn Thất Thuyết vâng duyệt rồi sau sẽ tâu lên vua. Đó là kính theo lệ cũ của Dực tông Anh hoàng đế [Tự Đức] khi mới lên ngôi, chuẩn y cho làm” (7) .

      Theo thông lệ, một loạt quan chức trong kinh, ngoài tỉnh được thăng thưởng sau lễ đăng quang. Các quan phụ chính cũng thế. Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường phải kiêm quản thêm chức trách ở Khâm thiên giám, kiêm Quốc sử quán tổng tài (8). Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết chuyển sang lãnh thượng thư Bộ Binh. Phụ chính thân đại thần Hồng Hưu thăng lên  “nhất tự vương” (một chữ “vương”) , tước cao nhất trong hoàng tộc, gọi là Gia Hưng vương. Nhưng hai phụ chính Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết xin trả lại tước hàm do Hiệp Hoà phong thăng (8).

      Về việc sắp xếp lại hoặc giữ nguyên nhân sự, trong nhiều vị quan thuộc trường hợp thứ hai này, có  “hồng lô tự khanh, biện lí Bộ Hộ đi sang các nước Phương Đông về, là Nguyễn Thượng Phiên, vẫn làm biện lí như cũ” (9) .

      Cuộc đảo chính do lực lượng chủ chiến tiến hành đã hoàn toàn thành công!

      Trong việc phế truất, nghinh lập, Ông Ích Khiêm được xác định là người có công lao lớn nhất, trong ba mươi chín (39) vị quan trực tiếp tiến hành (10). Ông được phong tước nam (nam tước), chuyển sang làm ở Bộ Binh với hàm thị lang, được thưởng huy chương “Long vân khế hội” hạng nhất, một đồng tiền vàng với dải đeo. Theo thứ tự, sau Ông Ích Khiêm là Chu Đình Kế, Tôn Thất Phan, Hoàng Hữu Thường, Nguyễn Hổ, Tôn Thất Triệt, Lê Đại, Trương Văn Đễ, Nguyễn [Thượng] Phiên, Tạ Thúc Đĩnh,… Tôn Thất Lương Thành,… Hồ Lệ,… Tôn Thất Thế,… Nguyễn Hanh, Hồ [Văn] Hiển, Đinh Tử Lượng, Vũ Văn Đức, Nguyễn Hữu Ngoạn, Trần Xuân Soạn,… Tôn Thất Trang,… Tống Phúc Hiệp,… (10).

      Riêng về học phi Nguyễn Văn thị Hương, vốn là dưỡng mẫu của vua Kiến Phúc, chiểu theo tiền lệ phong sắc cho thân mẫu vua Hiệp Hoà, được phong làm hoàng thái phi. Đây là một lệ định trước đây đình thần, tôn nhân đã nghiên cứu kĩ trong sách sử, điển lệ xưa nay (11). Từ Dũ thái hoàng thái hậu chuẩn y (11).

      Công việc có tính chất nghi lễ để xác định tính hợp hiến và tính chính thống của vua nối ngôi Kiến Phúc đã hoàn tất trong vài hôm, vì tình hình Bắc Kì đang lúc cấp bách. Tuy thế, vẫn không thiếu vẻ trang trọng. Việc tôn lập này không một ai có thể nói là có một chút nào lạm quyền, chuyên quyền. Đặc biệt nhất là với cơ chế phụ chính được xác lập, hai đại thần Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết cũng không thể bị một ai cho là quyền thần độc đoán.

      Một động tác ngoại giao cũng được thực hiện, là vị vua trẻ đã  “chuẩn cho Ti Thương bạc trong Cơ mật viện đem việc lễ đăng quang đã xong, viết thư báo cho công sứ Pháp là Săm Bô (De Champeaux) để ông ta chuyển [thông] tư cho Suý phủ của Pháp ở Gia Định, báo cáo về quốc trưởng nước Pháp” (12) . De Champeaux điên tiết, lồng lộn trong cơn tức giận, vì y và những tên thực dân chóp bu tại Pháp bị hai quan phụ chính Đại Nam đặt trước một sự đã rồi!

     

      2

 

      Bấy giờ, từ sau khi Thuận An bị thất thủ, thực dân Pháp hoàn toàn phong bế cửa ngõ kinh đô. Chúng thường xuyên đỗ tại đó hai, ba chiếc thuyền binh với ba ngàn bốn  trăm (3.400) tên lính viễn chinh (13). Bọn pháp quyết không cho một chiếc thuyền buôn nước ngoài nào được ra vào (13). Những chiếc thuyền đồng của ta đỗ ở Đà Nẵng, Quảng Nam, chúng cũng ngang ngược tước lấy máy móc, vũ khí (13)! Thực dân Pháp còn cho tàu binh của chúng tuần tiễu khắp các hải phận Nam – Bắc, vì chúng sợ bất thần tàu chiến của ta và của quân Thanh tấn công, giải toả.

      Vì bị giặc Pháp ngăn sông cấm biển như thế, nên có lệnh dụ Phủ Thừa Thiên phải nộp nguyên định mức thóc thay vì chiết nộp từng đợt, các tỉnh trực kì cũng phải điều hoà lương thực cho nhau (14). Không còn cách nào khác, vì tàu thuyền đều bị cấm vận!

      Mặt khác, quan ở bộ phận Thương bạc thuộc Viện Cơ mật phải qua gặp De Champeaux để thương thuyết, đề nghị nới lỏng sự cấm vận cho tàu thuyền treo cờ hiệu nước ta (13)! Thật là cay đắng và căm phẫn!

      Triều đình lại phải tiến hành nghị xử các quan đã can tội thất thủ thành luỹ từ mùa xuân năm Nhâm ngọ (1882) đến mùa thu năm nay (1883). Đó là các thành Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Thuận An, Hải Phòng. Theo đình nghị và đã được chuẩn y:  “Đều được gia ơn khoan giảm có thứ bậc. Vì cớ lần ấy đường lối chiến hay hoà chưa xác định, tình hình diễn biến quá bất ngờ, việc phòng thủ có khó khăn, nên đặc ân giảm tội đến mức thấp nhất” (15) . Trong đó, đa số đều được giảm ở mức cách chức, cho đi hiệu lực (làm việc chuộc tội), chỉ mỗi một Phan Văn Tuyển, nguyên bố chánh Hà Nội,  “lần ấy bỏ thành trốn trước” (15) , phải bị cách chức về làm dân thường, chịu sai dịch (sẽ được khai phục cử nhân). Riêng tổng đốc Hà – Ninh Hoàng Diệu, đã tử tiết cùng thành,  “chuẩn cho giữ nguyên chức hàm, lại cho chép ngay vào sổ ghi [ở] những đền thờ người trung nghĩa để biểu dương” (15) .

      Đúng như năm kia, thượng thư Nguyễn Văn Tường đã nói cùng nguyên hiệp đốc  Tôn Thất Thuyết (lúc ông chưa được vua Tự Đức bổ nhiệm làm thự thượng thư Bộ Binh), trong thời gian hơn một năm cuối đời của vua Tự Đức đến khi Hiệp Hoà lên ngôi vua trong bốn tháng, hai vị vua này đều không dứt khoát chiến hay hoà! Quả thật, trong thời gian gay go đầy thử thách đó,  “đường lối chiến hay hoà chưa xác định” (15) !

      Một trong những nguyên nhân là nhà Thanh cũng không quyết tâm đánh giúp, viện trợ cho quân binh ta!

      Khi hồng lô tự khanh, biện lí Bộ Hộ Nguyễn Thượng Phiên được cử sang Quảng Đông và các nước Phương Đông về, tình hình thương thuyết giữa Trung Hoa với Pháp đã được ông báo cáo khá tỉ mỉ. Nhờ đó, cộng với những thông tin Viện Cơ mật thu thập được, hai phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nắm chắc hơn vấn đề, để cùng đi đến một quyết sách.

      Chính tên bộ trưởng Bộ Hải quân và Thuộc địa Pháp Pothuau đã viết thư cho tên bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp, từ  ngày 30.12.1882:

       “Tình hình của chúng ta ở Bắc Kì sinh ra nhiều việc lo âu cho hai bộ chúng ta, và đã nhiều lần chúng ta cùng nhau than phiền rằng, hoà ước 1874 [Giáp tuất] thiếu sự rõ ràng và nó lại khiếm khuyết nữa. Thực vậy, về phần ta, thì hoà ước này bao hàm phần lớn các nhiệm vụ mà một nước đi “bảo hộ” phải đảm nhận, nhưng nó không bao hàm một quyền lợi nào cả. Nước An Nam có quyền đòi ta giúp sức chống nội hoạ hay ngoại hoạ nào nguy hại cho chủ quyền nó, nhưng đối với các nước khác thì chúng ta không thể căn cứ vào vai trò của ta để đòi hỏi cái quyền có một ưu thế trong chính trị, ngoại giao” (16) .

       “Tôi có cần phải nói không, tình hình này là do cái hoà ước 1874 [Giáp tuất]! Hoà ước này rõ ràng được thảo ra với ý định thành lập quyền đô hộ của ta trên xứ Bắc Kì, nhưng nó không nói đến chữ đô hộ. Vì vậy mà, thực ra, những người đại diện của ta, dù có quân đội ủng hộ, họ không phải đại diện của một quyền đô hộ mặc dù họ có làm một phần việc ấy, cũng không phải là đại diện lãnh sự, bởi vì họ không có quyền tài phán” (16) .

       “Hoà” ước Giáp tuất 1874 đối với thực dân Pháp và các tên “tả đạo” là cả một nỗi đau lòng, và càng ngày chúng càng thấy rõ là không thể vin vào đâu trong “hoà” ước ấy để bắt ép Đại Nam trong khi lòng tham lam của chúng không hề giảm bớt!

      Khi thực dân Pháp quyết định phải dùng bạo lực để làm sức ép, chính thượng thư Nguyễn Văn Tường đã phá vỡ thế cấm vận ngoại giao của Pháp, bằng cách tiếp xúc với Đường Đình Canh (Chiêu thương cục) (17), với hướng mở sang Trung Hoa và các nước châu Âu (nhiệm vụ của đoàn khâm sai do Phạm Thận Duật dẫn đầu), mở sang các nước Phương Đông (nhiệm vụ của khâm phái Nguyễn Thượng Phiên) (17).

      Bộ trưởng Ngoại giao Pháp gửi bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa Pháp Jauréguiberry, ngày 26.09.1882:

      “Hồi đầu tháng bảy, chính phủ Nam Kì (Pháp) có lúc tưởng rằng đã có thể vượt qua những khó khăn hiện tại. Triều đình Huế, có một lúc có giận dữ vì ta lấy Hà Nội, nay đã có thái độ hoà nhượng hơn, và ta tin rằng họ có thể kí một hoà ước phụ thuộc cho hoà ước 1874 [Giáp tuất], cương quyết hơn và rõ ràng hơn, đặt nước An Nam dưới sự bảo hộ của ta, trong những điều kiện na ná với xứ Tunysie. Thình lình, một chuyển hướng xảy ra trong trí của những cố vấn vua Tự Đức, họ tuyệt đối không nhận những đề nghị của ta nữa. Cũng như ngài, tôi nghĩ rằng sở dĩ như thế là vì ảnh hưởng của Trung Quốc… Cho nên cũng như ngài, tôi đồng ý là chính phủ Pháp phải có một thái độ cương quyết và quyết định để phá những mưu mô có thể đem lại những kết quả tai hại. Vả lại, từ lúc cuộc viễn chinh này bắt đầu thì bản bộ [Ngoại giao Pháp] đã theo một đường lối giống hẳn như đường lối bây giờ” (18) .

      Sứ thần Tăng Kỷ Trạch nhà Thanh cũng được lệnh đấu tranh với Pháp tại châu Âu, sau khi thượng thư Nguyễn Văn Tường tiếp xúc với Đường Đình Canh, gửi thư cho Lý Hồng Chương, Tăng Quốc Thuyên, đề đạt lên vua Quang Tự (17).

      Biên bản thương nghị giữa Lý Hồng Chương và Bourée ở Thiên Tân ngày 27.11.1882 ghi rõ lời họ Lý:

       “Chúng tôi có thể nào tuyên bố rằng: Một mặt Trung Quốc thừa nhận chủ quyền của nước Pháp tại Việt Nam ở nơi nào mà Pháp có chủ quyền ấy rồi, nghĩa là ở Sài Gòn và sáu tỉnh [Nam Kì]; mặt khác thì Pháp thừa nhận quyền bảo hộ (suzenaineté) của Trung Quốc ở phần Việt Nam còn lại, rồi cả hai đều cùng nhau đô hộ chăng? Một lời tuyên bố như thế sẽ được quảng cáo rộng rãi nhất, như thế danh nghĩa của chúng tôi được bảo vệ mà quyền lợi của các ông không tổn thất gì cả” (19) !

       “Chúng ta chắc chắn sẽ giàn xếp với nhau được và tôi sẽ nhờ Tổng lí nha môn gấp rút ra một chỉ thị để rút quân của chúng tôi về” (19) .

      Ngày 15.01.1883, Henry Rivière gửi thư cho Rheinart:

       “Ông Bourée mà Bắc Kinh và Paris đều thừa nhận ý kiến, đương làm một hoà ước rất ngu ngốc. Theo hoà ước đó thì cả “Bắc Kì gạo” sẽ về tay ta, còn cả “Bắc Kì mỏ” thì về tay Trung Quốc…” (20) .

       “Nếu quả người ta đã bỏ cả vùng mỏ thì thật là đáng tiếc…” (20) .

      Rheinart viết cho Henry Rivière, ngày 09.02.1883:

       “Dù sao đi nữa, nếu chúng ta muốn chộp lấy cơ hội cuối cùng để làm chủ mỏ than thì chúng ta phải làm mau, không để mất thì giờ. Có lẽ cần phải hỏi ý kiến Paris, nhưng thư từ lâu lắc quá mà chắc là trong một tháng hay sáu tuần [Tây lịch] thì mỏ Hòn Gai sẽ bị giao [cho Trung Quốc] rồi…” (21) .

      Và sự thật về Đường Cảnh Tùng? Chính Đường Cảnh Tùng đã thuyết phục Lưu Vĩnh Phúc:

       “Vua Việt thế thua, vận suy, địa phương rối loạn… Ông có thể nhân thời cơ ấy đem số quân Việt Nam giết hết đi, tức là lên ngôi cửu ngũ, sao mà không được? Đường [Cảnh Tùng] mỗ đây thấy thời không thể bỏ lỡ, xin đặc biệt giúp ông, ấn tín đã dự bị sẵn cả. Ông nên đi trước hành sự, không thể bỏ lỡ cơ hội tốt. Người xưa nói “thức thời vụ là hào kiệt” (22) .

      Lưu Vĩnh Phúc không đồng tình với âm mưu đốn mạt ấy. Đường Cảnh Tùng nói tiếp, rằng Lưu không thuận theo như thế thì y không dám về phụng mạng “thiên triều” (22)!

      Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường rất buồn lòng khi ngày càng hiểu rõ Đất nước đang phải đối đầu trước hai thế lực Trung Hoa và Pháp, cả hai đều muốn xâu xé Đại Nam ta! Liên minh với Trung Hoa trước sự xâm lăng cuồng bạo của Pháp, nước ta những muốn bước đầu thiết lập liên minh với các nước Phương Đông trước sự xâm lấn của Phương Tây, ngờ đâu lòng dạ Trung Hoa bành trướng mấy nghìn năm vẫn không thay đổi! Từ năm kia, thượng thư Nguyễn Văn Tường đã nói với nguyên hiệp đốc Tôn Thất Thuyết rằng, Đại Nam ta chân thành thiết lập sự liên minh với Trung Hoa và các nước Phương Đông; nếu Trung Hoa giúp Đại Nam một cách trong sáng, lịch sử sẽ mãi ghi đậm công đức ấy, nhưng nếu Trung Hoa có lòng dạ nào, thì Đại Nam phải thoát khỏi hai gọng kềm lịch sử, một bên là Pháp, một bên là Hoa, để giữ thế trung lập, và thế trận “toạ sơn quan song hổ đấu” sẽ phải bắt đầu!

      Họp xong cuộc họp Viện Cơ mật – Thương bạc, hai quan phụ chính Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết tâu lên vua, sau khi Hồng Hưu duyệt y. Dụ triệt thoái quân binh Bắc Kì, rút về bảo vệ kinh đô được ban ra, trong bối cảnh đau lòng ấy:

       “… Nước Thanh ban đầu, từ sau khi quân Pháp đánh thành Chiêm Hà [Hà Nội và Chèm], họ lần lượt phái doanh đoàn đến đóng đồn ở các tỉnh biên giới ven nội địa và hai tỉnh Sơn (Tây), Bắc (Giang), tuy nói rằng để làm thanh viện cho lực lượng ta ở Bắc Kì, nhưng kì thực là để tự bảo vệ vững phên giậu của họ thôi…” (23) .

      Viện – Bạc do phụ chính Nguyễn Văn Tường đứng đầu cho rằng:

       “Nước ta ở giữa hai nước lớn, đối với nhà Thanh thì là kẻ “phiên phục” ngàn năm, theo nghĩa không nên đoạn tuyệt, mà đối với nước Pháp thì lại là nước xa lửa gần, thế buộc không đừng được. Chi bằng cứ đứng trung lập, đợi hai nước hành động thôi” (23) .

      Pháp đã đơn phương xé bỏ “hoà” ước Giáp tuất 1874, dùng bạo lực đánh chiếm Hà Nội, Nam Định và cả cửa biển Thuận An, và đơn phương dự thảo hàng ước Quý mùi 1883! Hiệp Hoà, Trần Tiễn Thành, Nguyễn Trọng Hợp, đã triệt để “chấp hành” với quan điểm chủ “hoà” vị kỉ! Và Trần Đình Túc, vốn hưu trí, cũng đã quyết định một phần nào đó. Một điều hết sức khó khăn cho triều đình Đại Nam lúc này là thực dân Pháp nay chỉ vin vào “hoà” ước Quý mùi 1883 để bắt chẹt phải rút quân nước ta khỏi các cứ điểm phòng thủ xung yếu, khỏi các vị trí chiến đấu lợi hại!

      Harmand từ Bắc Kì gửi văn thư vào cho De Cham-peaux, để y thương thuyết với triều đình. De Champeaux nói,  “nước [Pháp] ấy định đánh quân Thanh, xin chỉ thị rõ cho cho quan nước ta không được phép thông lưng với quân nước Thanh. Nếu kẻ nào lưu lại giúp đỡ quân Thanh phải coi là trái mệnh triều đình” (24) . De Champeaux còn liệt kê một danh sách những quan ta cần triệt hồi (24)! Y đòi công khai cách chức những vị quan chống Pháp ấy (24)! Mặt khác, khâm sai đại thần Nguyễn Trọng Hợp lại tâu vào:  “Chấp nhận tai hoạ, nên chọn cái nào nhẹ” (24) , và  “xin triệu bọn Hoàng Tá Viêm về kinh để cho quan Pháp tự lo liệu, ngõ hầu đỡ sinh sự ra” (24) !

      Trước tình hình đó, Viện – Bạc do phụ chính Nguyễn Văn Tường đứng đầu, tâu:  “Xin cứ giữ lí của mình, trả lời bác [bỏ] đòi hỏi của họ [Pháp], mà lại triệt hồi bọn Hoàng Tá Viêm để chặn lời nói của người ta [Pháp]” (24) , đồng thời, viện dẫn  “chỉ là quan giữ đất” (24), “đã triệt thoái về tỉnh Sơn [Tây]” (24)   để tâu bày:  “Nay nếu đem hai viên quan đó [Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản] kết tội là trái mệnh lệnh triều đình và yết cáo cách chức thì thật là phi lí trái tình. Xin nắm lấy lí đó mà phúc đáp cho họ” (24); “Nếu [lược bỏ hai chữ: “thế thì”] đem các viên quan đóng quân ở đó mà cách chức thì sợ không lấy gì để thoả mãn lòng người. Chỉ có quý sứ lấy làm điều, nhắc đi nhắc lại nhiều lần thôi” (24) !

      Trong tình huống ấy, phải cứng rắn trong vẻ mềm mỏng chứ không còn cách nào khác. Dẫu sao, không thể không bảo vệ các quan chức trọng yếu, có tinh thần chống Pháp nhất của nước ta! Dẫu sao dụ triệt thoái ấy cũng chỉ là một thủ thuật chính trị, một thủ thuật đơn thuần là hình thức để đối phó.

      Dụ triệt thoái quan binh Bắc Kì ngay sau khi vua Kiến Phúc lên ngôi được ban bố trong bối cảnh ngặt nghèo đó. Một nguyên nhân khác, là để vuốt ve tự ái của thực dân Pháp, sau khi lực lượng chủ chiến đã tiến hành đảo chính (truất phế, tử hình bè lũ thân Pháp) thành công, Pháp không giở được một động tác nào để cứu được Hiệp Hoà, Trần Tiễn Thành, như De Champeaux đã cam kết trước đó!

    (Trong thực tế, mãi đến những tháng sau, khi tình hình đã đến mức Sơn Tây, Bắc Giang, Hưng Hoá thất thủ bởi quân Pháp, các quan ấy mới thật sự về kinh hoặc nạp ấn, trả chức, nhận ấn quân Thanh, tiếp tục kháng Pháp, hoặc bỏ đi nơi khác).

 

      3

 

      Không phải trước đây hai phụ chính Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết không nắm được tình hình Bắc Kì, nhất là Ninh Bình, mặc dù  “ở xã Phát Diệm trong hạt ấy có viên giáo mục [linh mục] Trần Lục thông mưu với sứ Pháp. Y chiêu mộ nhiều giáo dân và hàng nghìn tên vô lại, nhiều lần ra chặn bắt dịch phu để cướp lấy công văn. Các quan trú quân tại các tỉnh đều phải theo đường qua phủ Nho Quan mà đệ công văn về” (25) . Hai phụ chính vẫn rất rõ tội ác của Harmand và Trần Lục cùng các tên công sứ Pháp khác. Đến lúc này, họ càng rõ hơn nhiều chi tiết. Ở Ninh Bình, thành mới An Khánh,  “thuốc súng và tiền thóc, vải vóc cùng với sổ sách, giấy tờ đều bị thu hồi. Các kho tàng của tỉnh ấy đều bị canh giữ nghiêm ngặt, không cho chi phát. [Pháp] lại sức cho dân phải khai nộp sổ đinh, sổ điền. Nơi nào nộp không kịp thì họ bắt viên tri phủ ra đánh, phạt roi, đòi thu thuế của dân. Tiền bạc trong kho đều bị họ thu giữ lấy. Có khi họ lại đem viên bố chính tỉnh đó ra núi Dục Thuý mà trói, có khi đem viên phó lãnh và nhân viên, lính hầu mà giam lại. Họ [:bọn Pháp] ngày càng thêm ngang ngược. Quan tuần phủ ở đó (bố chính, hộ lí) là Tôn Thất Uý thấy không thể cộng tác với họ được, lại nhân vì đường dịch trạm bị nghẽn tắc [do tên linh mục Trần Lục], bèn mật  tâu, xin cùng với chánh phó lãnh binh thừa cơ trốn ra ngoài [thành] ở với dân, và tìm cách đặt trạm tạm thời để tiện đệ trình về [triều đình]” (25) . Thế rồi, các quan tỉnh phải bỏ đi, đem theo tất cả ấn tín, chỉ một mình án sát Phạm Hy Lượng bị ốm, còn nằm lại trong thành, không có gì, kể cả khuôn dấu án sát (25)!

      Sau khi cửa biển Thuận An, cửa ngõ kinh đô Huế thất thủ, hàng ước Quý mùi (1883) vừa kí kết, lực lượng phản quốc “tả đạo” lại công khai lộ mặt tiếp tay cho bọn thực dân viễn chinh Pháp, như hồi Quý dậu 1873!

      Ninh Bình cũng đã mất vào tay giặc Pháp và “tả đạo”!

 

      4

 

      Tháng mười một nguyệt lịch Quý dậu (1883), vẫn đang còn trong năm thứ ba mươi sáu thuộc niên hiệu Tự Đức. Hai quan phụ chính Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết lại bàn với Hồng Hưu, đình thần, và tâu lên vua về việc Đại Nam vẫn quyết giữ mối quan hệ với nhà Thanh để tạo thế ngoại giao đối trọng, để tiếp tục thúc đẩy sự bùng nổ thế trận “toạ sơn quan song hổ đấu” , nếu Pháp không bỏ tham vọng xâm lược Bắc Kì, đòi “bảo hộ” cả Trung Kì một cách điên cuồng.

       “Lấy viên hộ lí tuần phủ xứ Lạng – Bình Lã Xuân Oai sung chức hầu mệnh chánh sứ. Án sát sứ Lạng Sơn Hoàng Xuân Phùng làm phó. Lại xin đợi khi nào đường thuỷ, đường bộ đều thông mới sai cống sứ sang” (26) . Nhưng rất tiếc, thực dân Pháp vẫn quyết phá quan hệ ngoại giao của ta.  “Sau đó, vì quan Pháp đòi ta tuyệt giao với nước Thanh nên không sai sứ đi nữa” (26) ! Không sai sứ đi nữa thì lại có cách khác!

      Lúc này, tại kinh đô, đại lễ ở Đinh lăng, thượng thư Nguyễn Văn Tường lưu lại ở triều lo tuần kiểm, thượng thư Tôn Thất Thuyết lên lăng sung vào việc táng nghi thị hầu (27). Đại lễ vừa xong, tin về Sơn Tây lại bay trên lưng ngựa trạm vào kinh.

      Trước đây, tên toàn quyền Harmand bị tên thiếu tướng Bouet bất bình, vì Harmand giải tán lính Cờ vàng do Bouet chiêu mộ, lập ra tính tuần cảnh “khố xanh”. Do việc Harmand xâm lấn quyền hành vào quân đội ấy, Bouet xin về Pháp, bàn giao lại binh quyền cho tên đại tá Bichot (28). Chính tên Bichot này đã được tên Trần Lục và giáo dân “tả đạo” phản quốc hỗ trợ, lại có thêm quân Pháp ở Sài Gòn ra chi viện, y đã đánh chiếm Ninh Bình (28). Khoảng ngày hai mươi lăm, cuối tháng chín nguyệt lịch, Quý mùi (1883), tên thiếu tướng Courbet được bọn cầm quyền ở Pháp chỉ định làm thống đốc quân vụ, kiêm toàn quyền ở Bắc Kì, và Harmand phải về Pháp (28). Courbet cũng đã phải đương đầu với vụ quân ta về đánh Hải Dương, đốt cả phố xá ở đấy (28).

      Bây giờ, tên thiếu tướng hải quân Courbet này lại rắp tâm đánh thành Sơn!

      Pháp đã nhiều lần tấn công thành Sơn Tây, nhưng lần nào chúng cũng bị đẩy lùi. Chúng thừa biết đấy là cứ điểm trọng yếu, đánh vào đấy là rúng động toàn Bắc Kì, nhưng lâu nay vẫn chưa một lần đánh thắng mà chỉ chuốc lấy bại trận. Lần này, Pháp tập trung một lực lượng quân lính và vũ khí, phương tiện hành quân lớn chưa từng có. Về quân số, chúng tập trung đến bảy ngàn (7.000) tên (29), trong đó, ngoài số lính Pháp viễn chinh, còn  “có lính Ả Rập, tức là nước mỏm đầu châu Phi, bọn lính thú [gồm] có bọn lính Sài Gòn, tức là giám binh thuộc Nam Kì lục tỉnh [đa số là bị cưỡng bức cầm súng cho Pháp], lại có lính mộ ma tà, tức là bọn vô lại giáo dân theo mộ” (29) . Về tàu thuyền, số lượng đến mười lăm chiếc (mỗi chiếc đều có thêm lính mới mộ và phu tải), những thuyền buôn chúng thuê hoặc cưỡng bức áp tải quân nhu, lương thực (29)… Về chiến xa có đại bác, lên đến vài trăm chiếc (29). Tất cả binh lính của Pháp đều được trang bị súng đạn, không cầm cờ, không dùng vũ khí thô sơ như giáo nhọn (29). So với trước đây, quân đội Pháp đã hiện đại hoá hơn một mức.

      Bọn Pháp xuất phát từ Hà Nội, tiến lên Sơn Tây bằng hai đường thuỷ và bộ. Đến ngày mười bốn tháng mười một nguyệt lịch, chúng lên tới, tiến sát vào thành Sơn Tây.

      Đề đốc Tam Tuyên Lưu Vĩnh Phúc, Đoàn Dũng, thống lãnh doanh quân nhà Thanh Đường Cảnh Tùng, đốc đái quân Thanh Trương Vĩnh Thanh ra khỏi thành nghênh chiến. Quân thuỷ, quân bộ Pháp dựa vào nhau, tiến đến ngoài đê tỉnh thành Sơn Tây, tại các làng Phù Xa, Phù Nhi (29).

      Trận đánh đầu tiên nổ ra từ giờ mão (05 – 07 giờ sáng) đến giờ dậu (17 – 19 giờ tối). Những đợt tấn công, đẩy lùi dã diễn ra suốt trận đánh hôm ấy. Quân Thanh thắng nhiều đợt, bắn chết hơn ba trăm (300) tên giặc, thu được súng cầm tay, cả đại bác. Đến tối, quân Pháp mạo hiểm chiếm đóng tại hai làng trên, quân Thanh cũng cũng thu quân, giữ chắc La Thành (29).

      Đêm ấy đến sáng, Pháp cố đánh vào cửa bắc La Thành, chỗ giáp sông. Quân doanh đoàn bắn ra, giặc chết la liệt (29).

      Ngày mười sáu nguyệt lịch, hai bên cứ nổ súng giằng co (29).

      Ngày mười bảy nguyệt lịch, quân Pháp tập trung binh lực đánh vào các cửa phía bắc thành. Đại bác thuỷ, đại bác bộ cũng bắn yểm trợ và nã vào trong thành. Doanh đoàn cùng lính giữ thành bên trong bị thương vong khá nhiều. Giờ thân, gần hoàng hôn, một đội quân của tướng họ Lưu vượt thành tiếp chiến. Chạm súng hồi lâu, quân Pháp rút lui vài dặm. Đến giờ dậu, trời đã tối đen, Pháp lại quyết liệt tấn công mặt bắc thành, quân lính sợ hãi phá vỡ cửa thành mà thoát ra! Quân doanh bị vỡ! Đường Cảnh Tùng, Lưu Vĩnh Phúc, và cả các quan ta như tổng đốc Nguyễn Đình Nhuận, cố ngăn cản quân bên ta lại vẫn không được. Pháp thừa thế trèo lên thành (29).

      Sớm ngày mười tám nguyệt lịch (17.12.1883), Pháp chiếm được thành Sơn Tây!

      Quân Thanh, quân Lưu Vĩnh Phúc và Đoàn Dũng rút về Hưng Hoá (tuần phủ là Nguyễn Quang Bích). Quân Đại Nam ta dưới quyền thống đốc Hoàng Tá Viêm và các quan như Lương Tư Thứ phải đóng ngoài La Thành, lại chỉnh đốn đội ngũ, luyện binh, sau đó về đóng tại Thục Luyện (29).

      Quân Thanh đang chờ quân của tuần phủ Quảng Tây nhà Thanh Từ Diên Húc tăng viện.

      Hoàng Tá Viêm cùng các tướng nhà Thanh bàn định lại việc phân bố chỗ đóng quân. Ông chuyển quân về Bắc Ninh. Tại đấy, ông viết tập tâu đệ trình vào kinh đô, xin nhận tội.  “Vua [Kiến Phúc] theo lời bàn bạc của Viện Cơ mật [chỉ gồm hai đại thần phụ chính Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết] mà nghiêm khắc khiển trách, rồi dụ lệnh [cho thống đốc họ Hoàng] đến sát hạt Sơn Tây tụ tập binh dân sở thuộc” (29) , quân lính triều đình và cả lực lượng dân quân phải được tổ chức, phiên chế lại và tiếp tục  được huấn luyện.

      Quân Đại Nam ta, quân chính quy chủ lực và dân quân, hương binh vẫn tiếp tục phòng thủ và chiến đấu!

 

      5

 

      Cuối tháng mười một nguyệt lịch Quý dậu (1883), vua Kiến Phúc  “chuẩn cho Bình Định và Hà Tĩnh đẩy mạnh thi võ cử và võ sinh (hơn 600 tên [:viên danh]), phân chia nuôi dưỡng, tập luyện” (30) . Đầu tháng mười hai,  “[[vua (theo lời bàn của hai phụ chính)]] lại đặt hương binh ở các hạt thuộc miền Nam và miền Bắc. Vì các hạt phần nhiều đã tụ tập nhau lại, bảo vệ gia hương, cho nên ra lệnh thiết đặt lại” (30) .

      Đặc biệt, tri huyện Dương Hữu Quang (người Hà Nội), đã ra hịch  “người Pháp bội ước, nên không theo” (32) , và đã nhận trát dấy binh của quân Thanh, quyết chống Pháp, lập ra Tín Nghĩa hội (32). Quân của Dương Hữu Quang lên đến vài trăm viên, trú đóng tại các hạt thuộc Hà Nội, như Ứng Hoà, Thanh Oai. Bọn phỉ do tên Sô (hay So) cầm đầu, trước đây, nổi lên làm loạn, không tấn công trực tiếp vào bọn Pháp, mà chỉ tấn công vào quan quân phủ Ứng Hoà, cướp ấn phủ, thả tù phạm. Nay số quân do Sô chỉ huy đã đi theo Tín Nghĩa hội, chống Pháp dưới ngọn cờ quân Thanh! Không biết phải gọi Sô bằng gì? Trước đây, Sô là phỉ hay ít ra có hành tung như phỉ. Nay, Sô đã gia nhập Tín Nghĩa hội, nhưng đáng tiếc Tín Nghĩa hội cũng chẳng phải độc lập chiến đấu với danh nghĩa là nghĩa sĩ Đại Nam yêu nước, chống Pháp, không lệ thuộc triều đình, như Trương Định chẳng hạn. Do đó, quả thực, không biết định danh nghĩa cho quân của Sô là gì? Dẫu sao, Sô đã chận cướp được voi ngựa khi tên phó công sứ Pháp ở Ninh Bình giải giao cho tên công sứ Pháp ở Hà Nội (32). Thống đốc Hoàng Tá Viêm liền điều tra về hành tung tên Sô. Nay, do Hoàng Tá Viêm, số voi ngựa ấy được đệ nạp vào kinh.

       “Đến lúc ấy, [Hoàng] Tá Viêm với những điều đã biết, bèn [theo] dụ lệnh, xem xét, quả là hướng thuận, lập tức thu nhận [vào quân của mình]” (32) .    

      Các sơn phòng đều được tăng cường quân địa phương lưu thủ, đóng lại để gìn giữ, đồng thời đưa lên các sơn phòng ấy những phạm nhân đã được sàng lọc. Sơn phòng Quảng Trị được nhận thêm ba trăm tám mươi lăm (385) phạm nhân, nhằm  “tránh được việc giam giữ lâu mà tăng thêm nhân lực khai khẩn” (33) . Đó cũng là cách thức trước đây vua Tự Đức có lần nói:  “Quân cảm tử phần nhiều ở trong tù phạm. [Nên] chọn lấy kẻ dũng cảm. [Vấn đề] chỉ ở tướng khéo khuyên dùng mà thôi” (34) .

      Vua Kiến Phúc, với sự cố vấn của hai quan phụ chính Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết, đã thật sự khởi động mạnh mẽ việc chấn chỉnh lại quân binh sau một thời kì ngắn gần như bị tan rã, điêu đứng.

      Trong thời điểm này, phong trào “sát tả” lại bùng dậy ở nhiều địa phương, nhất là ở Thừa Thiên, Quảng Trị. Bởi lẽ, “tả đạo” đã thật sự lộ mặt công khai tiếp sức cho thực dân Pháp. Tại Ninh Bình, sự thật về bản chất linh mục Trần Lục đã quá rõ với lực lượng phản quốc gồm những giáo dân bị mê muội hoá. Và, quân ma tà  “giáo dân vô lại”  đã gia nhập vào số lượng lớn lính mộ của bọn Pháp cướp nước, hại dân, để tiến đánh thành Sơn Tây trọng yếu của quan binh nước ta… Để tránh sự xung đột lương – giáo mà thực chất là thủ đoạn dùng người Việt đánh người Việt của thực dân, cố đạo Pháp, nên hai phụ chính Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết đã viết một bản dụ thay vua Kiến Phúc với sự đồng ý của nhà vua và phụ chính thân đại thần Hồng Hưu:  “Đạo – Bình đều là con đỏ của triều đình, nên yên phận đợi lệnh của triều đình, chớ nói nhăng, làm bậy” (35) . “Đạo”, chính là giáo dân (dân có đạo lí, có giáo hoá). “Bình”, tức là bình dân (dân lương thiện, dân có lòng hoà hảo). Nhưng phong trào “sát tả” vẫn không ngăn lại được!

       “Một thời gian sau thì có thư của sứ Pháp là Săm Bô [De Champeaux] gửi đến, xin phái lính phủ đến bảo vệ giáo dân ở hai xã Thanh Tân và Sơn Quả. [[Triều đình]] chuẩn y, lập tức phái cử (lính phủ [Thừa Thiên]) đến bảo vệ; lại dụ phủ thần chia nhau đi hiểu tập [[giáo dân]]. Sau đó, công tử Hồng Thành (là con của Chấn Định quận công Miên Trí) cư tập đảng phái, thiêu đốt nhà cửa, giết hại giáo dân thuộc huyện Hương Trà: xã Dương Hoà, thiêu tám mươi chín (89) hộ, giết hơn hai mươi (20) người. Sự việc bị phát giác, án chưa thi hành, Thành bèn [bị] đổi ra họ mẹ; đợi đến tế giao đầu năm mới trảm quyết. Đảng ấy gồm bọn Trương Văn Đức, Trương Văn Định, đều đợi xét đem chém; còn ngoài ra, đều phải tội đồ, tội lưu” (35) .

      Triều đình rất ngại bọn Pháp vin vào cớ “sát tả” ấy để đẩy nhân dân Thừa Thiên, Quảng Trị và các tỉnh khác vào thảm hoạ chiến tranh lương – giáo như ở Nghệ – Tĩnh hồi năm Bính tuất (1874). Chủ trương của hai quan phụ chính Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết vẫn là trừng phạt trọng hình những giáo dân đích thực là tay sai, gián điệp cho thực dân Pháp theo luật pháp. Phản quốc vốn là một án phạm trong thập ác, cho dù kẻ phạm thuộc tôn giáo nào, thành phần gì. Vì thế, triều đình  “lại thông báo cho sĩ dân ở Quảng Trị biết để cảnh giới. Sau đó, lại báo cho các hạt có nhiều [nguy cơ xung đột] đạo – bình từ Nam chí Bắc đều biết” (35) .

      Một cách rất kịp thời, trong thượng tuần tháng chạp Quý mùi (1883), một bản dụ thứ hai do hai phụ chính Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết đã viết thay vua Kiến Phúc với sự đồng ý của nhà vua và phụ chính thân đại thần Hồng Hưu lại được công bố rộng khắp:

 

       “VUA LẠI CHO DỤ ĐẠO – BÌNH Ở HAI MIỀN NAM – BẮC  CÙNG YÊN ỔN” (36)(*):

      “Dụ rằng:

      Trời ban ân huệ cho dân, vua phụng theo mệnh trời. Những kẻ có tội hay vô tội, ta nào dám trái [mệnh trời ấy]. Theo trí ấy thì Đạo – Bình nước ta, tuy đi con đường khác, nhưng cũng là dân của trời, cũng dòng giống, không có gì khác nhau. Xưa nay triều đình vẫn coi trọng người theo lòng nhân, mọi người cùng nhau yên ổn. Nhưng gần đây, do sự kiện Bắc Kì, tin tức bay ra ngoài kinh đô, sĩ thứ, dân chúng nói càn, có kẻ bất bình vì hòa nghị [[với Pháp]], có kẻ phẫn nộ giết hại đạo Tả [[“tả đạo”, đạo Gia-tô]], bàn tán khắp đầu đường ngõ hẻm, ồn ào dao động, sao chẳng biết suy nghĩ sâu xa?

      Còn như Đạo – Bình là dân nước ta, chiến hay hòa đã có triều đình lo toan. Còn như sĩ dân, nếu như có lòng trung nghĩa trong trắng, thì nên yên tĩnh mà đợi lệnh triều đình. Ta đã lấy lòng trăm họ làm lòng mình, các ngươi sao dám đem lòng mình làm lòng [căm hận] ấy mà lại càn rỡ chia rẽ? nhiều lần phân chia ranh giới? Các ngươi dám gây rối loạn, để tự mau chóng đi đến chỗ vong ơn. Lẽ thường, [[ta]] vỗ kiếm, giận dữ nhìn mà nói: “Các ngươi [bọn “tả đạo” thật sự theo giặc] sao dám chống lại ta?”. Nhưng sự dũng cảm của kẻ sất phu [:người quát mắng] này, không những vô ích mà lại còn có hại. Trước đây, cái án đốt nhà, giết người ở xã Dương Hòa, phủ Thừa Thiên, qua phân giải, thì bọn đầu sỏ và tòng phạm đều đã chịu tọâi chém và tội lưu. Triều đình sao mà dung tâm được.

      Nay nghiêm sức cho bọn bầy tôi ở các phủ, huyện, tỉnh, từ Nam chí Bắc, lập tức đi xuống các hạt của mình, hiểu tập nhân dân, mọi người đều phải giữ yên phép tắc, không sai một tấc. Những kẻ ghét đạo tôn vương [[:Đạo Thiên Chúa]] và những người hiếu đạo tôn vương đều cũng được hưởng phúc thăng bình. Qua huấn sức này, nếu như còn chia rẽ, trừ bọn phạm tội ra, lập tức tăng cường thêm trọng trị. Bầy tôi ở tỉnh, phủ, huyện ra huấn sức không được nghiêm thì khó tránh phải tội lỗi, chớ nói là không bảo”” (36) .

 

      Khoảng đầu trung tuần tháng chạp này, viên toàn quyền Đức Lý Cố (Lý Cố, Tricou) vào kinh đô để bàn thảo những sự việc nổi cộm trong thời gian gần đây và xin triều yết (37)!

      Tên toàn quyền Harmand đã bị triệt hồi về Pháp từ tháng trước. Trong tháng mười một, Harmand cùng khâm sai đại thần Nguyễn Trọng Hợp từ Bắc Kì vào Đà Nẵng trên một chuyến tàu thuỷ. Harmand hẳn vào Gia Định để về Pháp, còn Nguyễn Trọng Hợp ra Huế (37). Nguyễn Trọng Hợp đã biết Tricou sang thay Harmand, và Tricou sẽ vào kinh đô bàn việc. Ông ta tâu trình lên vua và các quan phụ chính.

      Triều đình được chuẩn để bố trí nhân sự tiếp đón Tricou. Đoàn hộ tiếp gồm biện lí Bộ Công Trần Doãn Khanh, phủ thừa Thừa Thiên Đinh Viết Tân và tham biện ti hành nhân (thông dịch viên), linh mục Nguyễn Hữu Cư (37).

      Tricou đến Sứ quán Pháp tại Huế, bên bờ phải sông Hương. Các quan Thương bạc của Viện Cơ mật được lệnh dụ hội đàm với Tricou, tên toàn quyền mang hàm tướng. Nội dung đã được hai quan phụ chính Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết bàn định trước trong nội bộ:

       “Truất Mang [Hà A Mang, Harmand] trước nghĩ hoà ước hai mươi bảy (27) khoản. [Trong đó, có] nhiều điều không [ai] kham nổi. Và [Harmand] kịp về Bắc tranh trước bờ cõi [với quân Thanh] rồi hoành hành ngang ngược, [cùng] với các công sứ [:giặc Pháp], đến nỗi sĩ dân không yên với mọi sự!

      Đông nam Hà Nội [Harmand] không giao [lại] cả. [Y] lại gây nên sự biến ở ba tỉnh Ninh Bình, Quảng Yên, Hưng Yên. Ba tuần phủ, có kẻ bị bắt, kẻ bị đánh. [Harmand] cùng với các công sứ [:giặc Pháp] giam quan tỉnh, đánh quan phủ, trách nã đề đốc, tư sức [:thông tư, ra lệnh] các phủ, huyện đợi chiếu chỉ [của Hiệp Hoà], phá bỏ khí giới, súng đạn, cướp đi kho bạc, buộc xé bỏ sổ sách đinh điền. [Tất cả những việc ngang ngược đó] dẫn đến [sự thể] quan thân, sĩ dân trung nghĩa đều phẫn khích. Có người uống thuốc độc, có kẻ nhảy xuống sông tự tử, có kẻ mang ấn ra khỏi thành, nạp ấn rồi bỏ [chức] quan, truyền hịch khởi binh. Có chỗ đánh sứ Pháp, hoặc có chỗ giết phái đoàn Pháp. Bọn côn đồ [đục nước béo cò] nhân đó mà làm nhiều điều xấu xa, tổn hại. Tất cả đều do quan toàn quyền [Harmand] gây nên” (37).

      Văn thư tố cáo ấy được chuyển  “đến chỗ nghị bàn của Lý Cố [Tricou, tại Sứ quán Pháp ở Huế], đòi hợp với công pháp, để làm cho vững vàng sự hoà hảo. Lý Cố đệ thư xin nhập triều yết, cùng nhau kí tên đóng dấu và nhận thư giao ước, chỗ cần thì châm chước sửa đổi. [Y hứa sẽ] xin đệ hồi [:trình lại] giám quốc [tổng thống Pháp] nghĩ định” (37) .

      Trong việc bàn bạc này, hai bên còn đồng thuận mỗi bên bố trí một toàn quyền đại thần coi giữ quan ải. Những giao ước tạm thời, sơ bộ ấy đều có văn bản lưu (37). Sau đó, Tricou vào triều yết vua Kiến Phúc (37).

      Đó là cuộc hội bàn một tạm ước sơ bộ để tiến đến việc sửa đổi lại “hoà” ước Quý mùi (1883).

      Tricou ra Bắc Kì, rồi y mới về Pháp (37).

      Không có những cuộc chiến đấu với việc đồng thời lại chuẩn bị chiến đấu, không có sựï phản ứng quyết liệt của các quan quân, của nhân dân, thì bọn Pháp tham lam, cuồng bạo không bao giờ chùn tay!

      Sau khi Tricou về Pháp, chánh phó khâm sai ra Bắc Kì Nguyễn Trọng Hợp, Trần Văn Chuẩn đều bị giải chức và chờ lệnh vì thương thuyết không có công trạng gì (38). Đó là nguyên tắc xưa nay.

      Cũng trong tháng chạp Quý mùi (1883) ấy, quan đệ nhị phụ chính Tôn Thất Thuyết quyết chỉnh đốn, tăng cường Phấn Nghĩa quân (39). Phấn Nghĩa quân là lực lượng trung kiên, nhưng vẫn có kẻ xấu không thiện cảm, gán cho họ danh từ bất nhã là  “lính chân tay riêng của quyền thần” !

       “Lúc đó [tháng bảy, tháng tám Quý mùi (1883)], [Tôn Thất] Thuyết muốn lập lính chân tay riêng mình, bèn thương lượng với Nguyễn Văn Tường, nói rằng:

 

      “Tiến hành vào ngày 29 tháng 10 là quan trọng nhất [đó là ngày nhóm chủ chiến triều đình Huế tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Hiệp Hòa cùng những kẻ đồng mưu, câu kết với giặc Pháp]”.

      Hai viên quan này [:hai đại thần Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết] cùng với những đình thần đã dự biết trước nên ai nấy giao cho những người thân thuộc tham dự vào việc hiểu dụ các thân hào sĩ dân kết đảng làm theo. Lần này, qua chọn lọc số người trong đó mà ban thưởng. Ngoài ra tuy [nhiều người] chưa được dự vào phái cử, nhưng đều vui lòng đáp ứng.

      Gần đây [tháng chạp Quý mùi (1883)], nhiều người làm theo; nay các binh ngạch thiếu nhiều, nên nhân tình hình ấy mà thu dụng họ, xin hội đồng Binh bộ xét tuyển dụng được bao nhiêu lính (nhưng không được khấu giản), chia làm vệ đội; lượng mà thiết lập quản suất, tùy số mộ được nhiều hay ít mà thưởng phẩm hàm; đặt tên là “Phấn Nghĩa quân”. Số quân đó được khao thưởng và đặt tên riêng; chiểu theo thứ tự, tuyển hai vệ tiên phong, nhưng vẫn lệ thuộc vào các viên quan mà hai vị thần đó [:hai đại thần Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết] ủy nhiệm cho, để luyện tập và phân phái.

       Theo thời kì này thì hữu dụng, nên ([quan đệ nhất phụ chính Nguyễn Văn] Tường) cho phép.

      Sau đó [Tôn Thất] Thuyết cho Trần Xuân Soạn lãnh [nhiệm] số quân ấy” (39) .

 

      Trong thời điểm ấy, ở Bắc Kì, tổng đốc Bắc Ninh Trương Quang Đản tâu vào triều,  “tàu thuyền của Pháp hiện đang dò xét quấy nhiễu các giang phận hạt này. Bọn Hán gian thỉnh thoảng hò hét tụ tập, xin cho nhiều tốp binh dõng đến chi viện và phân phái nhau đi trừ dẹp…” (40) . Ông còn xin cho phép bố trí thêm một số quan võ để cùng lo liệu.  “(Tôn Thất Thuyết) hứa cho, nhưng vẫn lệnh sức các xã dân, ai nấy đem hết sức lực ra chống cự (với giặc) để tránh khó khăn sau này. Trong đó, có ai hơn chút ít, thì đặc cách khen thưởng để khuyến khích họ” (40) .

 

      Quan phụ chính Tôn Thất Thuyết đã chú trọng đến sức mạnh nhân dân, hướng đến chiến tranh nhân dân.

      Quan phụ chính Tôn Thất Thuyết lại được lãnh thượng thư Bộ Lại, kiêm chưởng sự vụ Bộ Binh, kiêm quản Văn ban phò mã (41).

       Quan phụ chính Nguyễn Văn Tường lúc này lại quay ra Cam Lộ, Quảng Trị để bắt tay vào việc xây dựng thành Tân Sở (42). Do đó, việc triều chính ông giao hết cho đại thần Tôn Thất Thuyết (giữ cả Bộ Lại lẫn Bộ Binh…), mặc dù ông vẫn vào ra. Huế – Cam Lộ, chỉ cách nhau khoảng một trăm rưỡi dặm ta (425 m x 150 = khoảng trên 70 km). Đây là kế hoạch của ông và nguyên án sát Nguyễn Quýnh hồi ông còn làm tri huyện, bang biện khâm phái Thành Hoá, từ hai mươi lăm năm trước, trong những năm Pháp bắt đầu nổ súng vào Đà Nẵng, xâm lược nước ta bằng súng đạn của lực lượng viễn chinh (42).

 

       “DI CHUYỂN NHA ĐÓNG Ở SƠN PHÒNG QUẢNG TRỊ CÙNG VỚI NHA Ở PHỦ CAM LỘ (43):

      Nguyên Nha Sơn phòng và Phủ Cam Lộ truớc đặt ở địa phận xứ Động Ngang, huyện Thành Hóa. Quan Cơ mật viện tâu rằng: “Sơn phòng của Quảng Trị có thể làm hậu lộ cho kinh đô. [Vua] chuẩn cho quan Sơn phòng này xem xét tường tận lại, tăng thêm kinh lí. Quan nối theo [:kế nhiệm] coi Sơn phòng này cho rằng, địa thế ở đây chật hẹp; đã khảo xét được nơi liền với chỗ đất cũ này là ở trên địa phận xã Bảng Sơn. Tương truyền nơi đây trước kia có con cầu [[:một loại rồng có ngà]] hoạt động, cho nên tục gọi là Lang Cầu. [Vùng đất ấy], địa thế rộng rãi, có thể chứa được một khu kiến trúc lớn di [dời] về đây. Xin cho di [dời] đến. Phủ [Cam Lộ], Nha [Sơn phòng Quảng Trị] cũng xin chuyển đến phòng nội”. (Vua) chuẩn y.

      Đến lúc ấy, bèn chuẩn cho đắp thành, đào hào, xây cất nha thự, kho súng, nhà lính, cùng với các toà kì đài, pháo đài, chọn nơi di chuyển trấn Lao Bảo. [Đồn] bảo nguyên là nơi giáp giới ba phường Tân Mỹ, An Mỹ, Linh Xuân ở biên giới Man [biên giới Lào – Việt; dân ngoài biên giới đều gọi là Man, kể cả Pháp, Hoa], nay chuyển đến châu Na Bôn, cách (Lao) Bảo hai ngày đường. Thổ chướng (ở đây) hơi nhẹ. [Đồng thời, chuẩn cho] thiết lập nhà ở và làm việc cho các quan viên văn võ, đặt ra kho thuốc [súng], nhà lính, xưởng voi.

      Lại đặt ra kì hạn mua muối. Sáu châu mua muối trước kia thì không có hạn nào, nay lượng xem dân số mua muối là bao nhiêu, đều phải có đầu mục nhận thực, để phân biệt rõ người lạ, người quen trong đám Man dân. (Lại) đặt cơ Can Thiện để quản thúc bọn tù khẩn hoang ở đây; quyền suất đội chia đi đồn trú và đào hố để tránh nạn hổ dữ.

      Thiết lập đồn Động Chu. [Đồn] đóng ở thượng du, từ sườn núi lên đến đỉnh núi phải mất nửa ngày đường, khác nào chiếc thang lên trời. Từ Sơn phòng đến đây mất ngày rưỡi đường. Đường đi bằng phẳng, (nhưng) địa thế hiểm trở, cho nên đóng đồn ở đây.

      Khai quặng sắt (gần sở phòng để tiện việc đúc [khí giới]). (Việc) kinh lí trước sau, đều chuẩn cho tỉnh thần kiêm coi giữ” (43) .

 

      Đó là một công việc do quan phụ chính Nguyễn Văn Tường đích thân thiết kế, chỉ đạo xây dựng, đích thân chỉ đạo khai thác (42). Nhưng rất tiếc, công việc ấy phải huy động một số lớn nhân công, dân công và binh lính, có đến hàng vạn người, trong nhiều tháng. Vả lại, bọn cố đạo Pháp vốn đã được “hoà” ước Nhâm tuất 1862 cho phép sống và truyền giảng đạo ở các giáo xứ. Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên không phải không có các giáo xứ! Thường là mười tên cố đạo đều là mười tên gián điệp! Do đó, thực dân Pháp không thể không biết công việc xây dựng Tân Sở với các công việc khác phục vụ cho Tân Sở. Nhưng bọn Pháp không được quyền bén mảng đến vùng đất ấy, mặc dù chúng hay tin từ các gián điệp linh mục, giám mục Pháp. Pháp vẫn tìm cách xem bản đồ! Chúng rất chú trọng đến quặng mỏ!

       “Khi đó, sứ Pháp phái người đến xem bản đồ, nói là để chuẩn bị bản đồ toàn cảnh [!]”(43) .

      Tất nhiên, nếu cho Pháp xem bản đồ, thì đấy là bản đồ giả. Ai cũng biết thế.

      Và công việc vẫn cứ tiến hành, không cách nào khác.

      “Lại mở hai thượng lộ, phía nam thông đến kinh phủ [Huế], bắc thông đến Quảng Trị, sơn phòng; có lẽ ý ấy là muốn củng cố con đường phía sau để bảo vệ kinh sư vậy. Tiếp đó, lại đem thuốc súng, vàng bạc, tiền nong về trữ ở (Sơn) phòng ấy khá nhiều” (43) .

      Tại sao phải xây dựng Tân Sở, lập các đồn quanh đó và mở hai thượng lộ? Quan Viện Cơ mật, gồm Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết, cho rằng:  “Sơn phòng của Quảng Trị có thể làm hậu lộ cho kinh đô” (43) . Thật ra, từ trước đến nay, Tôn Thất Thuyết chưa hề biết Thành Hoá hay Tân Sở cùng thượng đạo là gì. Hậu lộ, đó là đường thoát phía sau. Tân Sở là cơ sở mới, là kinh đô thứ hai, kinh đô kháng chiến, một an toàn khu (ATK.), rất khó bị Pháp tấn công nhờ địa hình, địa thế hiểm trở. Tân Sở là căn cứ địa xa vùng biển. Tuy Tân Sở cũng chỉ cách sông Hiếu khoảng ba, bốn dặm (mỗi dạêm ta bằng bốn trăm hai mươi lăm mét Tây), nhưng vẫn là quãng thượng nguồn sông ấy. Thượng nguồn không thuận lợi đối với tàu binh lớn… Tân Sở phải cách xa biển và sông, nhất là phải cách xa biển, bởi đường sông, nhất là đường biển, vốn là thế mạnh của hải quân, thuỷ quân Pháp.

      Nếu Tân Sở lại bị thất thủ, nhà vua và triều đình có thể theo đường núi (thượng đạo xuyên Trường Sơn với hệ thống sơn phòng các tỉnh) để ra Bắc hoặc vào Nam, hoặc qua Xiêm (Thái Lan). Tất nhiên hướng ra Bắc được chú trọng hơn, bởi có thể thoát qua Trung Hoa.

      Các phương án đã được vạch ra một cách cẩn trọng. Mỗi phương án đáp ứng với từng tình hình, từng mức độ tấn công của giặc Pháp.

      Mặt khác, ngoài những công việc đối phó với giặc Pháp, chuẩn bị kháng chiến chống Pháp, triều đình vẫn có lệnh cấp tiền tuất và cấp dưỡng cho vợ con của quan quân thuộc quyền Lưu Vĩnh Phúc, để tỏ lòng trọng nghĩa, ý hướng vẫn tiếp tục sử dụng lực lượng này (44). Đồng thời, cũng cấp tiền tử tuất và cấp dưỡng như vậy cho gia đình quan quân ta hi sinh vì Tổ quốc ở Thuận An (45)… Các doanh vệ biền binh ở kinh đô đều được kiểm tra thể lực và tuổi, để kiện toàn lực lượng (45).

      Đặc biệt, Nguyễn Xuân Phiếu như một kĩ sư thành thạo, đã nỗ lực tìm cách chế tạo bằng được súng máy mới nhất của hai nước Hoa Kì và Đức (ngoài ra, các loại vải vóc khác của Tây dương cũng do xưởng của ông thí nghiệm, giảng dạy, học tập cách dệt) (46).

      Đó là những nỗ lực bước đầu của triều đình Kiến Phúc với sự cố vấn tối cao và quyết định của hai đại thần phụ chính Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết, có sự giám sát của phụ chính thân đại thần Hồng Hưu.

 

 

 Hết tệp 1

(PHÂN ĐOẠN 1 TRUYỆN KÍ THỨ 11)

 

                                 

Khởi viết từ 07 giờ 30 sáng ngày 06.01.2003

(04.12 Nh. ngọ HB.3)

            Viết đến dòng chữ này vào lúc 09 giờ kém 10 phút

ngày 16.01.2003 (14.12 Nh. ngọ HB.3)

tại thành phố Hồ Chí Minh.

 

TRẦN XUÂN AN

 

                                                                                                                                       

(1) Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, chính biên, tập 36, bản dịch Viện Sử học, Nxb. KHXH., Hà Nội, 1976, tr. 18.

 

(2) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 45.

 

(3) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 18 – 19.

 

(4) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 20.

 

(5) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 19 – 20.

 

(6) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 20 – 23.

 

(7) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 28 – 30.

 

(8) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 20 – 28.

 

(9) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 20.

 

(10) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 35 – 37.

 

(11) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 38 – 38.

 

(12) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 32.

 

(13) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 32 – 33.

 

(14) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 33.

 

(15) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 33 – 35.

 

(16) GS. Trần Văn Giàu, Chống xâm lăng (CXL.), Nxb. Tp.HCM. tái bản, 2001, tr. 367 – 368.

 

(17) ĐNTL.CB., tập 35, sđd., 1976, tr. 59 – 62, 80 – 91, 161 – 162.

 

(18) Dẫn theo: CXL., Nxb. Tp.HCM. tái bản, 2001, sđd., tr. 387 – 388.

 

(19) CXL., Nxb. Tp.HCM. tái bản, sđd., 2001, tr. 393.

 

(20) CXL., Nxb. Tp.HCM. tái bản, sđd., 2001, tr. 394.

 

(21) CXL., Nxb. Tp.HCM. tái bản, sđd., 2001, tr. 395.

 

(22) CXL., Nxb. Tp.HCM. tái bản, sđd., 2001, tr. 403 – 404.

 

(23) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 39 – 40.

 

(24) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 40 – 42.

 

(25) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 43 – 44.

 

(26) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 45.

 

(27) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 47 – 48.

 

(28) Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược (VNSL.), Nxb. Tân Việt, bản 1964, tr. 536 – 537.

 

(29) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 48 – 50.

 

(30) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 54.

 

(31) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 57.

 

(32) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 57.

 

(33) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 57.

 

(34) ĐNTL.CB., tập 35, sđd., 1976, tr. 191.

 

(35) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 58.

 

(36) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 58 – 59.

 

(37) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 62 – 63.

 

(38) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 64.

 

(39) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 63 – 64.

 

(40) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 64.

 

(41) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 64.

 

(42) Xin xem lại chú thích (37), truyện kí thứ năm, tập I, bộ truyện - sử kí - khảo cứu tư liệu lịch sử này.

 

(43) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 64 – 66.

 

(44) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 66.

 

(45) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 66 – 67.

 

(46) ĐNTL.CB., tập 36, sđd., 1976, tr. 69. Nguyễn Xuân Phiếu cũng có tài về kĩ thuật rèn đúc súng đạn như Cao Thắng (thuộc căn cứ kháng chiến Hà Tĩnh) trong những năm Cần vương sau đó.

 

Chú thích xong vào lúc 10 giờ kém 15 phút,

ngày 19.02.2003 (19.01 Quý mùi HB.3).

 

TRẦN XUÂN AN

 

 

Hết tệp 1

(PHÂN ĐOẠN 1 TRUYỆN KÍ THỨ 11)

 

Xin xem tiếp tệp 2

(Phân đoạn 2 truyện kí thứ 11)

 

Trở về trang chủ

Cập nhật: 07/01/09

______________________________________________________________________________________________________________

 

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/home

 

 

Google page creator /  host

 

GOOGLE BLOGGER, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

 

    lên đầu trang (top page)   

 01-5 HB7 (2007) = 15-3 Đinh hợi HB7