Đức Trọng & "Quán bên đường"

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

 

 

 

 

 

 

 

Phục chế lại bức tranh

“Victim of sadism (the victim who was enlightened by The Lạc Bird)”

của Nguyễn Thái Tuấn (1984)

Link

 

 

ĐỨC TRỌNG VÀ “QUÁN BÊN ĐƯỜNG” (*)

               Tặng bức tranh "Nạn nhân của Sadisme"

               treo trong nhà ở Diên Sanh (1)

 

trường cũ ta về như rơi hẫng

trong đám cỏ khô đang mùa khô

bạn bè năm ấy rất đồng cốt

gặp nhau ngờ ngợ còn đồng cô

 

cùng đau xé ruột cười ha hả

ai hớp hồn rồi lũ rối ơi!

xác như lắp ráp đời chắp vá

lơ láo phân thân giữa rối bời

 

ta biết tận lòng nhau máu ứa

thương nhau muốn khóc vẫn sợ nhau

đắng lưỡi đôi đằng lời đôi nẻo

riêng biệt đời riêng còn ngấm đau

 

dẫu thông Đức Trọng ngút sĩ khí

sân trường đành đắp mộ Đạm Tiên

gió lốc xoáy cuồng trong cuồng tưởng

nỗi bệnh thắp bùng Nhật kí điên… (**)

 

đèo nhau quanh quẩn đầu suýt quẫn

mừng trò bác sĩ tâm rất thiền

mừng thầy còn sống còn cười được

thoát nghiệp đời giữa phố tu tiên!

 

vẫn thích rượu: ngồi nhìn bạn uống

nỗi đau xưa đã ấm trong tim

lắng xuống đời nhau niềm trầm uất

thơ thấu lòng nhau sao lặng im!

 

thôi nhé, đêm hoang sơ thị trấn

ta về quán trọ, bạn yên thân

chúc từng tổ ấm là lô cốt

giữ chút chất người. Đừng cười khan.

 

                  Đức Trọng, 29. 12. 1992 – Sài Gòn, 1993.

 

Cước chú của bài Đức Trọng và “Quán bên đường”:

 

(*) Nhạc Phạm Duy, thơ khuyết danh (Trang Thế Hy [?]). Trong đó, có một số câu thật nhức nhối: … Rồi em hỏi anh làm chi? / Cầm bút để viết ngày đêm / Viết gì? / Đời thối phải nói là thơm / Ngòi bút là chiếc cần câu miếng cơm / […] Em hỏi nghệ thuật là chi? / Là câm là điếc là đui mà đi…

 

(**) Nhật kí người điên của Lỗ Tấn. Xin xem: Trần Xuân An, Mùa hè bên sông, tiểu thuyết, bản 2003.

 

(1) Tặng bức tranh "Nạn nhân của Sadisme" treo trong nhà ở Diên Sanh. Nguyên bản đã xuất bản có câu đề tặng này, nhưng khi đưa lên web, tôi sơ suất bỏ sót (TXA., 25-01 HB8 [2008]).

 

                   

 

 

Link hình ảnh 1

Link hình ảnh 2

 

CHÚ THÍCH LẠI THEO YÊU CẦU NGƯỜI ĐỌC

The term sadism, sadisme, sa-đích in the critic, research, theory of literature and of others in the human civilization science (history...)

25-01 HB8 (2008)

 

► Thuật ngữ này, trong phê bình, nghiên cứu, lí luận văn chương, học thuật có nội dung: Khuynh hướng khoái trá trong việc cưỡng hiếp, sỉ nhục, làm đau đớn và giết chết một tác giả hay một tác phẩm, một trào lưu văn học hay một giai đoạn văn học sử bằng cách cố tình cưỡng bức, xuyên tạc, bôi nhọ tác giả hay tác phẩm, trào lưu văn học hay giai đoạn văn học sử ấy, bất chấp tính khoa học; đặc biệt trong sử học, đó là khuynh hướng khoái trá trong việc cưỡng bức lịch sử, sỉ nhục, gây tổn thương nhân vật lịch sử theo thú tính chính trị của người viết sử, nghiên cứu sử. -- TXA., 25 & 26-01 HB8

 

► TRÍCH NGUYÊN VĂN

trong cuốn tiểu thuyết “Mùa hè bên sông” (Nỗi đau hậu chiến), chương VIII, tiết 4, 1997 & 2003:

“... - Chị kết án ghê quá. - Nàng Hương nói -. Em có nghe thầy dạy sử nói, xưa nay, khoa học lịch sử có ghi nhận một số nhà sử học chuyên sa-đích lịch sử. Sa-đích là chi chị? Hình như viết là S, A, D, I, M, S, (E).

Hiền Lương cười ngượng:

- Sa-đích là tiếng Pháp, tiếng Anh, nhiều tiếng khác nữa. Sa-đơ, đấy là tên một nhà văn mắc chứng bệnh của quỷ râu xanh, thực hiện giao cấu với đàn bà rất hung bạo, xong là giết. - Hiền Lương có đà để nói thẳng -. “Chủ nghĩa Sa-đơ”, tức là chứng bệnh của một số nhà sử học, nhẫn tâm và độc ác, đã cưỡng hiếp lịch sử, bôi nhọ nhân vật lịch sử để thoả mãn thú tính chính trị và tự ái bản thân. Ví dụ, họ cắt xén, bưng bít một số chi tiết, thậm chí cả giai đoạn lịch sử, và xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử để tuyên truyền, kích động...”.

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/605_txa_mhbsVIII.htm    hay:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/mua_hbsong_8.htm

Hay GOOGLE SEARCH:

Tran Xuan An - mua he ben song 8

 

Hình như viết là S, A, D, I, M, S, (E).

Hiền Lương cười ngượng:. - Sa-đích là tiếng Pháp, tiếng Anh, nhiều tiếng khác nữa. Sa-đơ, đấy là tên một nhà văn mắc ...

www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/605_txa_mhbsVIII.htm - 122k - Đã lưu trong bộ nhớ cache - Các trang tương

 

[PDF]

mùa hè bên sông CUỘC THI TIỂU THUYẾT 1998 – 2000

&Định Dạng Tệp Tin+D497: PDF/Adobe Acrobat

Hình như viết là S, A, D, I, M, S, (E).

Hiền Lương cười ngượng:. - Sa-đích là tiếng Pháp, tiếng Anh, nhiều tiếng khác nữa. Sa-đơ, đấy là tên một nhà văn . 

 

Chú thích của TXA., cuối cuốn “Mùa hè bên sông” (Nỗi đau hậu chiến), phần chú thích 1 (1997 & 2003):

 

"106. Sa-đích: Sadisme, chủ nghĩa (chủ nghĩa hay khuynh hướng) Sa-đơ (Sade), bạo dâm. [Marquis] De Sade là bút danh của Donacien Anfonse Françis (hầu tước, nhà văn Pháp, 1740 - 1814)".

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/mua_hbsong_ct1.htm

 

Bổ sung (25-01 HB8): Cũng có thể viết: Donatien Alphonse François de Sade (1740-1814), bút hiệu là Marquis de Sade.

 

 

Xem lại mấu chốt của hình tượng:

 

Tư liệu tham khảo trực tuyến: Lỗ Tấn, "Nhật ký người điên", Website Việt Nam thư quán:

 http://vnthuquan.net/truyen/tacpham.aspx?tacgiaid=328    

                                  hay:                                         

 http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/lo-tan_nhatkinguoidien_web-vnthuquan.htm

 

Trần Xuân An, "Mùa hè bên sông" (Nỗi đau hậu chiến),  tiểu thuyết, chương 11:

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/mua_hbsong_11.htm

 

________

 

GHI CHÚ CUỐI TRANG:

ĐÂY LÀ MỘT TRANG THỰC HIỆN THEO YÊU CẦU NHƯNG CŨNG RẤT CẦN THIẾT.

Chân thành cảm ơn người đọc quý mến.

 

Xem thông tin phản hồi ở cuối trang

 

 

 

 

 

 

________________________________________________________________________________________________

 

Trở về

 

THÔNG BÁO CẬP NHẬT Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/thongbao-update_mucluctrang

 

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

&

trang mục lục Giao Lưu:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket_mucluctrang

(mục lục của mục này -- các trang Giao lưu)

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

(trang 1 Giao lưu)

TRANG "NGÀN WEBs CỦA NGÀN NHÀ":

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/webcacnha

Trang chủ Web. Tác giả Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

trang "Những trang mục trên 'Web Tác giả Trần Xuân An'":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

 

 

 

 

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE

 

 

    lên đầu trang (top page)     

 

 

_________________________________________

 

 

Ngày đưa trang này lên web: 25-01 HB8 & 6 : 00 & 14 : 25, 26-01 HB8 (2008)

31-01 HB8: Đính chính: Dòng thông tin xuất xứ và link chính xác là:

Trần Xuân An, "Mùa hè bên sông" (Nỗi đau hậu chiến),  tiểu thuyết, chương 11:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/mua_hbsong_11.htm

 

 

 

 

 

Thông tin phản hồi (31-01 HB8):

 

Tác giả Trần Xuân An đã nhận được thông tin phản hồi: Yêu cầu giải mật, vì vụ việc xảy ra tại Trường PTTH Đức Trọng, Lâm Đồng (1982-1983) cách đây đã 25, 26 năm (2008). Những cơ quan (Bộ Công an, tức Bộ Nội vụ cũ...), những tổ chức, những ai (nhân vật “cô Thơm”...) có liên quan có bổn phận và trách nhiệm làm rõ. Tôi nhận thấy yêu cầu trên hoàn toàn chính đáng và cần thiết.

 

Về vụ việc, tôi tạm đưa ra 2 giả thiết như sau:

 

1. Vụ việc này chỉ là một vụ đạo diễn thực sự (do cơ quan, tổ chức nào đó chủ mưu và thực hiện, trong thời điểm 1982-1983) bằng hoá chất gây các triệu chứng tâm thần và thủ đoạn chọc điên. Tôi không chịu trách nhiệm nếu vụ việc còn bị ém nhẹm. Tôi cũng không chấp nhận và không chịu trách nhiệm về mọi thông tin xuyên tạc về sau.  Mọi thông tin xuyên tạc về sau đều không có giá trị, đặc biệt là hoàn toàn không có giá trị về mặt ghi chép, phản ánh sự thật vụ việc.

 

2. Vụ việc này chỉ là có nguyên nhân là do bệnh hoang tưởng bị bức hại (bức hại cuồng) của tôi, một loại bệnh mang tính chất thời cuộc. Thời cuộc cũng là một nguyên nhân chủ yếu.

  

Các lưu ý quan trọng:

 

-- Về tính chủ động của người trong cuộc: Vụ việc này có các nguyên nhân ở giả thiết 1 hoặc ở giả thiết 2, nhưng chính bản thân tôi đã hoàn toàn tự mình chủ động phản ứng lại trong tình huống bị động.

 

-- Về mức độ “đạo diễn”. Cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào có thể đạo diễn vụ việc? Tác động, “điều khiển” (chi phối) được nạn nhân đến mức độ nào? Nhân chứng? Vật chứng? Hồ sơ?

 

-- Về thể loại phản ảnh vụ việc tôi đã sử dụng: Thơ và tiểu thuyết. Bản thân 2 thể loại này đều thuộc lĩnh vực hư cấu. Ngay cả chi tiết kí kịch (kịch phản ánh chính xác sự thật trong hiện thực như tản văn kí sự) cũng là hư cấu. Tuy nhiên, mặc dù hư cấu nhưng vẫn có cái lõi là sự thật vụ việc (vụ việc xảy ra từ Trường PTTH. Đức Trọng, Lâm Đồng).

 

Tôi trông chờ những thông tin phản hồi khác từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Mọi thông tin phản hồi về vụ việc, bằng thư, bằng web, sách báo in giấy, xin gửi trực tiếp đến tôi (Trần Xuân An, các địa chỉ đã công bố từ lâu trên WebTgTXA.).

 

 

------  Nội dung thông tin và địa chỉ các tệp tin liên quan đến vụ việc trong tiểu mục này, bước đầu đã được gửi đến những cơ quan, cá nhân tôi được biết địa chỉ điện thư: Báo Công an TPHCM. và nhà báo Lại Văn Long (tác giả truyện ngắn "Kẻ sát nhân lương thiện", đạt giải nhất tuần báo Văn Nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, 1991; nguyên là học sinh của Trường PTTH. Đức Trọng, Lâm Đồng, giữa và cuối những năm 80/XX), cô Dung Thị Vân (đại diện Ban Liên lac Hội Cựu giáo viên, học sinh Đức Trọng, Lâm Đồng), cô Nguyễn Thị An, anh Nguyễn Văn Nhơn (giáo viên, hiện đang giảng day tai trường ghi trên), và các nhà báo, văn nghệ sĩ tại Quảng Trị (Lê Đức Dục, Nguyễn Hoàn, Võ Văn Luyến, Nguyễn Bội Nhiên...). Trân trọng kính nhờ quý cơ quan, quý vị đã nhận được điện thư, vui lòng gửi chuyển tiếp đến những nơi có liên quan và góp phần điều tra làm rõ vụ việc. Thành thật cảm ơn. --------

 

Xem tiếp thông tin trên trang 10  “Bài mới – sách mới – tin tức mới” trên WebTgTXA..

 

Một ý kiến phản hồi mới nhất: Vụ việc đang được và phải được tiếp tục thảo luận. Chẳng hạn, từ "thời cuộc" không chứa đựng hết vấn đề đã nêu ở các tác phẩm của Trần Xuân An, liên quan trực tiếp đến vụ việc này. Đúng ra, Trần Xuân An chỉ bị sốc và bị đầu độc bằng hoá chất, bị chọc điên. Và Trần Xuân An giả điên, cũng là một vấn đề cần xác định, nếu quả thật như vậy (20 : 47', 31-01 HB8).

 

Xem tiếp thông tin trên trang 10  “Bài mới – sách mới – tin tức mới” trên WebTgTXA..

 

► 01-02 HB8: Nhấn mạnh: Vụ việc xảy ra từ Trường PTTH. Đức Trọng, Lâm Đồng

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/cot-loi-van-de.htm

 

Một ý kiến phản hồi mới nhất: Thật sự Trần Xuân An chỉ bị choáng (sốc), sang chấn, như một tai nạn tâm lí. Trong thực tế cũng có những loại thuốc (hoá chất) tạo trạng thái tâm thần. Từ hai nguyên nhân đó, có thể ở Trần Xuân An thuở bấy giờ có một số biểu hiện gần như triệu chứng tâm thần. Triệu chứng tâm thần, ở thể choáng tâm thần, thể bị nhiễm độc gây trạng thái tâm thần, thực chất là các tri giác, cảm xúc hơi vượt ngưỡng so với mọi người bình thường. Cụ thể hơn, mọi người bình thường đều ít nhiều có âu lo bị người khác bức hại; nhưng khi niềm âu lo ấy vượt ngưỡng, nó trở thành bức hại cuồng. Sau khi hồi phục trạng thái tâm lí, Trần Xuân An lại vận dụng kiến thức tâm thần học vốn có để sáng tác thơ, tiểu thuyết, như những nhà thơ, nhà văn khác viết về các nhân vật tâm thần nhằm thể hiện tư tưởng và phản ánh hiện thực (Tsékhov, Lỗ Tấn...).  Tai nạn tâm lí hay bị nhiễm độc tố gây trạng thái tâm thần có thể đã giúp cho Trần Xuân An có những tư tưởng, cảm xúc thuộc loại xuất chúng. Ngoài ra, Trần Xuân An còn nghiên cứu sử học, triết học tôn giáo, phê bình văn học. Điều đó cho thấy năng lực tư duy, lí luận và thẩm thức của Trần Xuân An rất tốt, không phải nhà nghiên cứu, phê bình nào cũng có được (11 : 40', 01-02 HB8).

 

 

Xem tiếp thông tin trên trang 10  “Bài mới – sách mới – tin tức mới” thuộc WebTgTXA..

 

Một ý kiến phản hồi mới nhất: Tôi lại nghĩ chính vì Trần Xuân An vốn có những tư tưởng độc đáo, độc lập (chủ nghĩa dân tộc thuần tuý, rộng mở...), nên mới bị những lực lượng thù địch xô đẩy vào tình cảnh bức hại cuồng (15 : 59', 01-02 HB8)  

 Xem tiếp thông tin trên trang 10  “Bài mới – sách mới – tin tức mới” thuộc WebTgTXA..

 

31-01 & 01-02 HB8 (2008)

 

____________________________

 

02-03 HB8: Chữa lại 2 cụm số 1882-1883 thành 1982-1983