Cốt lõi vấn đề: Nỗi đau chiến tranh & hậu chiến

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

CỐT LÕI VẤN ĐỀ

 

 

Trích nguyên văn:

Trần Xuân An, "Mùa hè bên sông" (Nỗi đau hậu chiến),  tiểu thuyết, chương 11, tiết 1:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/mua_hbsong_11.htm

 

Lời WebTgTXA.: Để tập trung hơn vào cốt lõi vấn đề, xin trích nguyên văn một đoạn ngắn sau đây. Mặc dù "Mùa hè bên sông" (Nỗi đau hậu chiến) là một cuốn tiểu thuyết mà tác giả Trần Xuân An đã cẩn trọng ghi chú dưới nhan đề sách: hoàn toàn hư cấu, nhưng thực sự vẫn có những đoạn được viết sát đúng hoàn toàn với sự thật, chỉ đổi chức danh y bác sĩ thành giáo viên phổ thông trung học, nhân vật cô Thơm chính thực là cô giáo Ng. Thi Anh Ph., và vài cái tên riêng khác. Chung quanh đoạn được gọi là cốt lõi này (các câu chữ không trích), dĩ nhiên còn có những chi tiết hư cấu. Đó là việc bình thường của nghệ thuật viết tiểu thuyết và cũng vì ý thức tôn trọng con người thật, vụ việc thật, được thể hiện trong một văn cảnh không trang nhã. Dẫu sao, WebTgTXA. vẫn xem đoạn trích dẫn là thông tin báo chí, kí sự thuộc loại chân thực 100% (không phải loại xuyên tạc đầy rẫy trên các phương tiện truyền thông đại chúng), và mong chờ các phản hồi giải mật. Một lần nữa, tác giả Trần Xuân An khẳng định là sẽ không chịu trách nhiệm về những xuyên tạc sau này, dưới bất kì hình thức nào.

 

                                                                01-02 HB8 (2008)

 

 

Nguồn ảnh: Web Thanh Niên online, 2007

"... nhân vật đấu tranh trong sinh hoạt bệnh viện, cả về chuyên môn, gần như Pa-ven, nhân vật trong tiểu thuyết Thép Đã Tôi Thế Đấy. Anh ta vừa giỏi chuyên môn, vừa đỏ đến vậy, nên nhiều đồng nghiệp quý mến, tuy ngại, sợ đấu tranh. Chẳng biết ai xúc xiểm, có người bôi nhọ anh ta yêu cô giáo Thơm dạy chính trị - người Bắc bảy lăm, con cán bộ tập kết - để lên chức vụ nào đó, tức là “kiếm” cái ghế! Nguyên văn lời bôi nhọ ấy còn là thế này: “Cô ấy dạy chính trị, cái nghề cưỡng hiếp lịch sử. Yêu cô Thơm là vô luân”. Anh ta bị bôi nhọ, bị sỉ nhục đau đến vậy. Và anh ta còn bị cho uống hóa chất tâm thần thực nghiệm. Người ta muốn biến anh ta thành một nhân vật tâm thần! Quả là nhân vật ấy có viết tiểu thuyết hư cấu lại từ các nguyên mẫu ở trường phổ thông trung học cũng gần nơi công tác, trong đó có nhân vật Thơm. Nhưng đấy là tiểu thuyết! Suốt mấy năm trời công tác ở miền núi, y bác sĩ này có bao giờ tán tỉnh cô này! Trong thực tế, anh ta lại yêu tín đồ Thiên Chúa giáo và con gái gia đình ngụy: Trần Thị Tuyết Sáng và Nguyễn Lan Mùa Thu. Anh ta bị ép phải bỏ việc. Về Sài Gòn, anh ấy đi kiếm việc làm, người ta không chấp nhận, ngay cả việc cho vào Lực lượng Thanh niên xung phong. Anh ta đành về quê. Đến nhà, nhân vật y bác sĩ ấy lại chạy vào Quy Nhơn, nhưng cũng chẳng biết vào đó để làm gì. Nhân vật lại về quê! Rồi anh ta nghĩ, công an đã chủ mưu vụ này, bởi lẽ, đã viết đơn kêu cứu Sở Y tế, Viện Kiểm sát bao lần, nhưng vẫn bặt tăm (có lẽ người ta biết đấy là đơn của người hoang tưởng). Nhân vật đành ở trong thế phải gầm lên, đọc đơn ngay trước chợ, để công khai hóa! Đêm đêm, nhân vật nghe công an đứng sau phên tôn lủng lỗ chỗ miểng đạn của nhà anh ta, ám thị anh ta, lúc thức, cũng như lúc ngủ. Nội dung ám thị là cô Thơm (gái Bắc) đã sa-đích số phận anh ta, mẹ và chị anh ta cũng đã sa-đích số phận anh ta như vậy. Nhân vật “bị trói” trên giường, thành nạn nhân của sa-đích, gầm rú. Thiên hạ hùa nhau sa-đích, buộc đừng “lên” hoặc “chịu”!

 

Hiền Lương sượng sùng, gượng mỉm cười.

 

Hành vẫn tiếp tục kể vở kịch cương viết về vết thương chiến tranh ấy:

 

- Cả cái ghế cũng đè cứng lên cuộc đời anh ta! - Hành nói nhanh và rõ, rồi chậm rãi -. Như đã kể, y bác sĩ ấy bị ám thị để bôi nhọ rằng, anh ta “vô luân” vì chấp nhận sự cưỡng hiếp lịch sử... Trong giấc mơ hoang tưởng, anh ta còn thấy công an ám thị kiểu thôi miên, điều khiển cả giấc mơ. Công an nhảy xổ vào giấc mơ điều khiển sự tùng xẻo, cắn xé kiểu sa-đích và ám thị nhập tâm để bôi nhọ, nhằm kích động chống lại Đảng: đạo diễn “hoang tưởng bị sa-đích, gồm cả bị bôi nhọ”, bị giết về nhân cách, bị tử hình sinh mệnh đạo đức và cả sinh mệnh chính trị!

 

Hiền Lương ngạc nhiên, nhìn những bóng nắng trên đường làng. Cô cũng chợt thấy Hành kể chuyện quá rối rắm.

 

- Nhưng tại sao công an lại làm như vậy? Kịch sửa sai? - Hiền Lương hỏi -. Anh có thể nói rõ hơn không?

 

- Để mọi người thấy, gia đình ngụy, không thể đỏ được, đỏ dổm, đóng kịch đỏ mà thôi. Nhân vật tự suy luận: đã công khai hóa, đọc đơn giữa chợ, công an, chính quyền chẳng nói gì, cũng chẳng xét xử hoặc bảo vệ thì rõ là công an Bộ Nội vụ chủ mưu rồi, do đó, càng chửi để công khai hóa. Và anh ta càng chửi Bác Hồ, chửi Đảng, càng trúng kế. Kế ấy bày ra để làm gì? Để bảo vệ chính trị nội bộ, bởi sợ anh ta chui sâu vào guồng máy cán bộ Đảng và Nhà nước, như Vũ Ngọc Nhạ, một thứ gián điệp trong “Ông Cố Vấn”, cỡ nào đó... Nhân vật lại rủa cả ông Trường Chinh về đấu tố.

 

- Nhân vật của vở kịch đã man khai lí lịch sao?

 

- Không. Nhân vật khai lí lịch rất chính xác, trung thực từng chi tiết. Trừ bản thân, dẫu sao lí lịch thân thuộc anh ta cũng là chống cộng. Thực ra, nếu anh bị bôi nhọ, bị ám thị vậy, anh cũng chửi tất!

 

- Làm sao chui sâu được, nếu với lí lịch rõ ràng như thế?

 

- Nhân vật có tài, có chút tài. Anh ta ngang tính, không sử dụng được, nên làm vậy để chứng minh “chủ nghĩa lí lịch” là đúng. Thực tâm anh ta đỏ, mặc anh ta, vẫn cố sức ép anh ta chống lại Đảng, Bác Hồ, chửi ông Lê Duẩn... Để làm gì? Dựng đứng sự cố ở một nơi hẻo lánh như thế, ai biết đâu mà làm vậy? Để rồi đồn miệng, tuyên truyền miệng một bài học cảnh giác... Thỉnh thoảng anh ta chửi trong năm tám ba đó. Sau đó là âm hưởng chấn thương tâm hồn.

 

- Thế rồi, anh ta thế nào? Cứ kể theo diễn biến vở kịch!

 

- Thì chỉ phát điên vào năm một ngàn chín trăm tám ba ấy. Cái ghế, gái Bắc, mẹ và chị... là những hình tượng được hư cấu để phản ánh vấn đề giai cấp, ý thức hệ thể hiện từ trong mỗi nhà ra xã hội. Đó là vở kịch về vấn đề giai cấp, có thể nói rõ, cụ thể là về sự sa-đích lịch sử... Anh ta “vô luân vì cam làm nạn nhân của sa-đích”! Bây giờ, “cởi trói” rồi, “cởi trói” từ năm tám bảy!... Trong vở kịch, dàn đồng ca lật lại vấn đề, vì nghe đồn thổi, rằng bôi nhọ anh ta như thế, để trả đũa bằng cách tố cáo lại sự sa-đích lịch sử ... "

 

 

                          

 

Link h.1                                Link h.2                                   Link h.3                                 Link h.4

 

 

 

► ► ►

 

 

Xem lại hai bài thơ trong tập thơ "Tôi vẫn ở trên đường" (Trần Xuân An, Nxb. Văn Nghệ TP.HCM., 1993), và trong tuyển thơ "Những gương mặt thơ mới" (nhiều tác giả, Nxb. Thanh Niên, 1994):

 

 

 

ÁM THỊ

“HOANG TƯỜNG BỊ CƯỠNG HIẾP

VÀ BỊ BÔI NHỌ” (1)

 

tặng Nhật kí người điên của Lỗ Tấn (*)

 

bao nhiêu lần muốn thoát ra

cho lòng thoáng nắng gió và mây bay

lại xanh sông nước cỏ cây

đàn chim nó hót với bầy trẻ thơ

 

nỗi đau rợn lạnh giấc mơ

dù ám thị, đến bây giờ còn đau

tự mình cắt rốn chôn nhau

từ nay sống với kiếp sau, giữa đời

kiếp xưa đã đắp mộ rồi

giờ ôm tiếng hát chào đời, đời ơi

đất hứa cũng là đây thôi

đời đang thoát, tôi thoát tôi ngày nào

 

hát cho trời chẳng còn cao (**)

đất không còn thấp trăng sao bên người

hát cho số phận mỉm cười

ảo thanh cú rúc trong tôi xa lìa.

 

                                    1982 – 1991

 

Cước chú của bài Ám thị “hoang tường bị cưỡng hiếp và bị bôi nhọ”:

 

(*) Xin xem chú thích của TXA. ở lời giới thiệu đầu tập thơ và phần phụ lục (trích Từ điển văn học) cuối tập thơ.

(**) Chữ Trời có thể viết hoa: Trời cao (Thượng đế, Chúa Trời).

 

(1) Bài thơ này con có đầu đề "Hoang tưởng bị bức biếp" (Nxb. Thanh Niên, sđd.).

 

http://picasaweb.google.co.uk/tranxuanan.writer/Hinhanhtulieu5/photo#5153287039120897570

 

 

 

ĐỨC TRỌNG VÀ “QUÁN BÊN ĐƯỜNG” (*)

               Tặng bức tranh "Nạn nhân của Sadisme"

               treo trong nhà ở Diên Sanh (1)

 

trường cũ ta về như rơi hẫng

trong đám cỏ khô đang mùa khô

bạn bè năm ấy rất đồng cốt

gặp nhau ngờ ngợ còn đồng cô

 

cùng đau xé ruột cười ha hả

ai hớp hồn rồi lũ rối ơi!

xác như lắp ráp đời chắp vá

lơ láo phân thân giữa rối bời

 

ta biết tận lòng nhau máu ứa

thương nhau muốn khóc vẫn sợ nhau

đắng lưỡi đôi đằng lời đôi nẻo

riêng biệt đời riêng còn ngấm đau

 

dẫu thông Đức Trọng ngút sĩ khí

sân trường đành đắp mộ Đạm Tiên

gió lốc xoáy cuồng trong cuồng tưởng

nỗi bệnh thắp bùng Nhật kí điên… (**)

 

đèo nhau quanh quẩn đầu suýt quẫn

mừng trò bác sĩ tâm rất thiền

mừng thầy còn sống còn cười được

thoát nghiệp đời giữa phố tu tiên!

 

vẫn thích rượu: ngồi nhìn bạn uống

nỗi đau xưa đã ấm trong tim

lắng xuống đời nhau niềm trầm uất

thơ thấu lòng nhau sao lặng im!

 

thôi nhé, đêm hoang sơ thị trấn

ta về quán trọ, bạn yên thân

chúc từng tổ ấm là lô cốt

giữ chút chất người. Đừng cười khan.

 

                  Đức Trọng, 29. 12. 1992 – Sài Gòn, 1993.

 

Cước chú của bài Đức Trọng và “Quán bên đường”:

 

(*) Nhạc Phạm Duy, thơ khuyết danh (Trang Thế Hy [?]). Trong đó, có một số câu thật nhức nhối: … Rồi em hỏi anh làm chi? / Cầm bút để viết ngày đêm / Viết gì? / Đời thối phải nói là thơm / Ngòi bút là chiếc cần câu miếng cơm / […] Em hỏi nghệ thuật là chi? / Là câm là điếc là đui mà đi…

 

(**) Nhật kí người điên của Lỗ Tấn. Xin xem: Trần Xuân An, Mùa hè bên sông, tiểu thuyết, bản 2003.

 

(1) Tặng bức tranh "Nạn nhân của Sadisme" treo trong nhà ở Diên Sanh. Nguyên bản đã xuất bản có câu đề tặng này, nhưng khi đưa lên web, tôi sơ suất bỏ sót (TXA., 25-01 HB8 [2008]).

 

Xem thêm các chú thích quan trọng:

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/ductrong--quanbenduong_tho-txa.htm

 

 

 

Trở về trang 10 "Bài mới - sách mới - tin tức mới":

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-10

 

________________________________________________________________________________________________

 

Trở về

 

THÔNG BÁO CẬP NHẬT Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/thongbao-update_mucluctrang

 

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

&

trang mục lục Giao Lưu:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket_mucluctrang

(mục lục của mục này -- các trang Giao lưu)

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

(trang 1 Giao lưu)

TRANG "NGÀN WEBs CỦA NGÀN NHÀ":

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/webcacnha

Trang chủ Web. Tác giả Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

trang "Những trang mục trên 'Web Tác giả Trần Xuân An'":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

 

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

 

    lên đầu trang (top page)   

 

 Ngày đưa trang này lên web: 01-02 HB8 (2008);

Bổ sung 4 tấm ảnh (03-02 HB8)