l. Bài 12-Tl.2 - Trần Xuân An - Quyền biểu tình

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

QUYỀN BIỂU TÌNH

NGUYỄN CÔNG DÂN (Trần Xuân An)

 

WebTgTXA. vừa nhận được bài viết theo dạng nêu ý kiến dưới đây của tác giả Nguyễn Công Dân. Người phụ trách web cá nhân này hết sức xúc động vì bài viết đã giải toả được phần nào sự cắn rứt lương tâm do sĩ khí thiếu dũng cảm, thái độ thờ ơ của chính mình với những người bị áp bức, những người cùng khổ là đồng bào của chúng ta. Xin trân trọng đăng tải, mặc dù ý thức rằng WebTgTXA. chỉ là một điểm mạng liên thông của cá nhân (xem thể lệ mục Giao lưu). Mong rằng báo chí nước ta sẽ làm rõ ý chí, nguyện vọng và thực chất, hẳn rất chính đáng, của các cuộc biểu tình đang diễn ra trên thành phố chúng ta, đồng thời ủng hộ cho những người bị áp bức, những người cùng khổ đích thực. (*)

 

 

Tại sao hiến pháp, pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận và bảo vệ các quyền tự do căn bản, trong đó có các quyền tự do bày tỏ thái độ, chủ kiến và chính kiến trong xã hội như tự do ngôn luận, báo chí, xuất bản, hội họp, lập hội, lại còn có quyền tự do biểu tình?

 

Phải chăng tự do biểu tình là một quyền căn bản của con người, mà bất kì hiến pháp, pháp luật nước nào không phải là độc tài, chuyên chế cũng thừa nhận, bảo vệ và tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền đó, bởi vì các quyền khác cùng nhóm (tự do ngôn luận, báo chí, xuất bản, hội họp, lập hội) có nhiều trường hợp lại bị khuynh loát theo chính kiến của chủ báo (tổng biên tập), chủ nhà xuất bản (giám đốc) và không phải ai cũng có chân trong một hội đoàn nào đó (đại đa số nhân dân không ở trong hội đoàn nào cả). Nói cụ thể hơn, báo chí, xuất bản và hội đoàn có nhiều trường hợp bị lũng đoạn bởi chính quyền, giới tài phiệt tư sản (gồm cả tư sản ruộng đất) hoặc các nhóm tu sĩ lãnh đạo tôn giáo, do đó các phân số quần chúng (trí thức, công nhân, nông dân…) phải sử dụng quyền biểu tình để thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình. Vả lại, nếu các quyền trên phối hợp với nhau, sẽ tạo ra một sức mạnh lớn hơn gấp bội trong cuộc đấu tranh cho một hoặc những mục đích chính đáng, theo đúng hiến pháp, pháp luật.

 

Một xã hội ổn định không có nghĩa là không có cuộc biểu tình nào của nhân dân diễn ra. Vấn đề là chính quyền và toàn xã hội tạo điều kiện cho những cuộc biểu tình chính đáng diễn ra trong trật tự, yêu sách được thoả mãn. Một xã hội bị áp bức, triệt tiêu mọi mầm mống đấu tranh đến mức nhân dân không dám biểu tình sẽ là một xã hội đầy rẫy khổ đau, chứa đựng những nguy cơ bùng nổ dữ dội.

 

Trong vài năm gần đây, trên nước ta có những cuộc biểu tình của nông dân, công nhân. Đây là một biểu hiện sinh động của quyền dân chủ (tự do biểu tình) của nhân dân được Nhà nước tôn trọng, cho dù các khẩu hiệu trong những cuộc biểu tình này là phê phán chính quyền (cấp tỉnh, các cá nhân chủ tịch tỉnh) hoặc một ngành nào đó trong guồng máy Nhà nước. Trước đây, trong nhân dân nói chung, nếu có cá nhân nào biểu lộ ý thức đấu tranh với cán bộ cấp xã thôi, cũng đã phải chịu cải tạo tập trung, không xét xử và vô thời hạn. Phải thấy rõ điều đó để so sánh. So sánh như vậy để nhận ra quyền tự do, dân chủ của công dân hiện nay được tôn trọng hơn.

 

 

Ảnh: BBCVietnamese.com

 

Mong sao nhân dân tiếp tục phát huy quyền biểu tình của mình, để chống tham nhũng, ức hiếp, cửa quyền của chính quyền các cấp, của giới tài phiệt tư sản và để bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình. Mong sao lực lượng công an, báo chí (gồm cả phát thanh, truyền hình) thể hiện ý thức thượng tôn pháp luật, bảo vệ, tạo điều kiện cho những cuộc biểu tình chính đáng đó, cho đến khi nguyện vọng, yêu cầu và ý chí chính đáng của lực lượng nhân dân biểu tình được thoả mãn.

 

Báo chí, công an ở nước ta đã, đang và sẽ được nhân dân trong nước cũng như quốc tế nhận định, đánh giá. Sử học, văn học cũng sẽ ghi nhận, chỉ rõ thực chất của báo chí, công an hiện nay. Đó là điều rất đáng suy nghĩ.

 

Người có lương tâm, học thức, lẽ nào thờ ơ trước các cuộc biểu tình hiện đang diễn ra tại TP.HCM. này? Thiết tưởng không cần nhắc lại, nhân dân nước ta, những người cộng sản nước ta đã rất có kinh nghiệm về những âm mưu chính trị (có thể của ngoại bang), kể cả thủ đoạn chụp mũ, trấn áp, trong các cuộc biểu tình trước đây vốn thuộc giai đoạn lịch sử chống ngoại xâm, tranh chấp phe phái. Người tham gia biểu tình tất nhiên cũng đã biết rõ các thủ đoạn chụp mũ, lôi kéo chuyển hướng đấu tranh để đối phó.

 

NGUYỄN CÔNG DÂN

_________________________

 

1. Trích dẫn – tham khảo hiến pháp

http://laws.dongnai.gov.vn/lawdocument_search

6 văn bản hiến pháp

 

 

 

1. Ngày 09 Tháng 11 năm 1946       

http://laws.dongnai.gov.vn/1945_to_1950/1946/194611/194611090001

 

Điều thứ 10

Công dân Việt Nam có quyền:

- Tự do ngôn luận

- Tự do xuất bản

- Tự do tổ chức và hội họp

- Tự do tín ngưỡng

- Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.

 

Nhận xét của công dân: Không có từ “biểu tình”

 

 

2. Ngày 31 Tháng 12 năm 1959 

http://laws.dongnai.gov.vn/1951_to_1960/1960/196001/196001010001/lawdocument_view

 

Điều 25

Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó.

 

Điều 38

Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.

 

Ghi chú của công dân: từ “biểu tình” được công dân ghi bằng mực đỏ; các quyền xuất bản, tín ngưỡng, cư trú đi lại được xếp vào các điều khác.

 

3. Ngày 18 Tháng 12 năm 1980        http://laws.dongnai.gov.vn/1971_to_1980/1980/198012/198012190001

Điều 67

Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân.

Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó.

Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.

 

Ghi chú của công dân: từ “biểu tình” được công dân ghi bằng mực đỏ; các quyền xuất bản, tín ngưỡng, cư trú đi lại được xếp vào các điều khác.

 

 

4 & 5. Ngày 15 Tháng 04 năm 1992

http://laws.dongnai.gov.vn/1991_to_2000/1992/199204/199204180001

 

Điều 69

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

 

Điều 79

Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.

 

Ghi chú của công dân: từ “biểu tình” được công dân ghi bằng mực đỏ; các quyền xuất bản, tín ngưỡng, cư trú đi lại được xếp vào các điều khác.

 

6. Ngày 25 Tháng 12 năm 2001:  Hiến pháp 1992 (sửa đổi) 

(cũng là Hiến pháp 1992 [tu chính hiến pháp 1980], nhưng bản này có một số nét sửa đổi, nên được gọi là Hiến pháp 1992 sửa đổi) 

http://laws.dongnai.gov.vn/2001_to_2010/2002/200201/200201070011

  

Điều 69

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

 

Điều 79

Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.

 

Ghi chú của công dân: từ “biểu tình” được công dân ghi bằng mực đỏ; các quyền xuất bản, tín ngưỡng, cư trú đi lại được xếp vào các điều khác.

 

 

2. Tham khảo thêm:

http://222.255.121.179/Media/chaoco/hienphap1992.htm

 

HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1992

(ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THEO NGHỊ QUYẾT SỐ : 51/2001/QH10 NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2001)

 

3. Xem thêm: Đất cho nông dân -- Bùi Trần -- Thanh Niên online, 00:34:13, 07/07/2007:

http://www2.thanhnien.com.vn/Chaobuoisang/2007/7/7/199769.tno

 

 

NGUYỄN CÔNG DÂN

 

 

 

 

(*) Lời thưa ngỏ bên trên của WebTgTXA. chỉ là một thủ thuật báo chí nhất thời trong thời điểm rất "nóng" lúc bấy giờ (ghi chú thêm, 12-7 HB9)

_________________________________________________________________________________________________

Trở về

trang bài mới -- sách mới -- tin tức mới: 

 

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-1.htm

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-2

 

trang "Những trang mục trên 'Web Tác giả Trần Xuân An'":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

 

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

 

    lên đầu trang (top page)