r. Trần Xuân An - Mùa hè bên sông - Chú thích 3

author's

copyright

 

trần xuân an

MÙA HÈ BÊN SÔNG

tiểu thuyết

1997 & 2003

 

 

06/29/09

        

   

 

TRẦN XUÂN AN

 

 

 

m ù a 

 h è

 b ê n

  s ô n g 

    

(nỗi đau hậu chiến)

 

tiểu thuyết

 

 

nnhà xuất bản  

 

1997 & 2003

 

 

     

CHÚ THÍCH III

 

Bảng liệt kê sách,

và báo, tạp chí (mới đăng tải gần đây)

cùng các tư liệu khác

 

Đây là tiểu thuyết suy tư, chiêm nghiệm về lịch sử, chứ không phải là tiểu thuyết lịch sử. Viết tiểu thuyết hư cấu với ý hướng như thế, vốn là công việc khởi xuất từ quan sát, trải nghiệm của bản thân, từ trái tim phập phồng, co thắt với cảm xúc, và từ cái đầu nóng lạnh với cảm giác. Hiện thực đã dần dần khái quát trong tôi thành những vấn đề. Những vấn đề tôi viết ra ở cuốn này, phần lớn đều đã ở dạng tâm tư hoặc đã chứa đựng trong kí ức, dù tốt dù xấu, dù hay dù dở, trước khi được chuyển tải qua hình tượng nhân vật hư cấu (những hình tượng nhân vật hình thành trong trí tưởng tượng suốt nhiều năm tháng). Nói rõ hơn, các nhân vật đều là hình tượng hư cấu hoàn toàn, chỉ có những vấn đề mới là sự thật lịch sử được khái quát, đọng lại trong tâm tư, kí ức. Dẫu sao, Mùa hè bên sông chỉ là tiểu thuyết hư cấu, vì thế cho nên tôi không thực hiện việc lập danh mục sách báo tham khảo như các cuốn khảo luận sử học, truyện kí lịch sử khác.

Ở hai mục chú thích I & II tôi đã dẫn chứng cụ thể một số tư liệu mà các nhân vật có nhắc đến trong các câu đối thoại của họ.

Dưới đây chỉ là những gì tôi nhân tiện đọc lại, lướt xem hoặc tra cứu một cách cẩn trọng để kiểm chứng (chủ yếu là kiểm chứng lại các sự kiện lịch sử), sau khi đã viết xong tiểu thuyết này từ năm 1997. Ngoài các sách kinh điển thường được xem là kinh bổn (kinh điển cơ bản nhất) của các giáo thuyết cùng những khảo luận về các kinh điển ấy, số còn lại, các cuốn sách nghiên cứu, bài báo nhỏ, mẩu tin ngắn về chính trị, thời sự này chưa phải là tiêu biểu, và cũng chỉ về đề tài thuộc giai đoạn sau của cuộc chiến tranh, kể từ 1945. Nhưng quả thật những điều tôi quan tâm, thể hiện trong tiểu thuyết, theo tôi là cốt tuỷ nhất của cuộc chiến tranh dài đằng đẵng 131 năm (1858 - 1975 - 1989), có điều, lạ thay, cũng chưa sách báo nào đề cập tới như một vấn đề trung tâm, chắc hẳn bởi lí do này nọ. Và chính vì chưa sách báo nào đề cập tới, nên tôi phải mạnh dạn viết, miệt mài viết.

Chú thích III này, tôi tạm sắp xếp thành năm tiêu đề: thời sự, nghiên cứu, kinh điển, từ điển và trực quan.

Xin thưa trước như vậy. Kính cảm ơn.

TXA.

 

      I. THỜI SỰ: Các bài báo, mẩu tin:

 

1. Quốc Anh (thuật), Võ Nguyên Giáp - Mc Namara, cuộc gặp lại đầy ấn tượng, Tuổi trẻ Chủ nhật - TP.HCM., 29.6.1997.

2. N.T. Đa, Bán đảo Triều Tiên: hội đàm trù bị bốn bên tại Mỹ, Tuổi Trẻ - TP. HCM., 07.8.1997.

3. Tô Bửu Giám, Một lãnh tụ trẻ tuổi, tài ba (bài báo viết về cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và các đảng chính trị khác, trong đó có tơ-rốt-kít (troskisme)), Công an TP. HCM., ngày 19-7-1997.

4. Xuân Hà, Hội thảo Việt - Mỹ về chiến tranh VN., Tuổi Trẻ - TP. HCM., 19.6.1997.

5. X. Hà - PV., Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara thừa nhận sai lầm, Tuổi Trẻ - TP. HCM., 21.6. 1997.

6. K. Tr. - X. Hà, Chính nước Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội, Tuổi Trẻ - TP. HCM., 24.6.1997.

7. Bùi Hòa (theo báo nước ngoài), Chuyện về gia đình Lưu Thiếu Kỳ, An ninh Thế giới (xb. tại TP. HCM.), 05.9.1997.

8. Nguyễn Khắc Mai, Tại khu di tích Kim Liên - Nam  Đàn: Một lá thư đầy ý nghĩa, Tuổi trẻ Chủ nhật -TP. HCM., 26.10 - 01.11.1997.

9. Thanh Nhíp (theo K.P.), Các camera bí mật đang tràn ngập nước Anh, (?), An ninh Thế giới (xb. tại TP. HCM.), 05.9.1997.

10. Khánh Tường, Hội thảo Việt - Mỹ “Các cơ hội bị bỏ lỡ” - một bước tiến hòa giải, nguyệt san Công an TP. HCM., 28.6.1997.

11. Hữu Nghị, Hồ sơ (về chế độ Diệm), nhiều kì, Tuổi trẻ chủ nhật, số 33 (?) đến số 43,  quý IV, 2003.

 

      II. NGHIÊN CỨU - TƯ LIỆU:

 

1. Minh Chi, Các vấn đề Phật học, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1995.

2. Ricarchard Evans, Đặng Tiểu Bình, Nguyễn Doanh Hải dịch, Nxb. Công an nhân dân, 2003.

3. Grant Evants & Kelvin Rowley, Chân lí thuộc về ai (nhan đề nguyên tác: Red brotherhood at war [Tình anh em đỏ trong cuộc chiến]), Nguyễn Tấn Cưu dịch, Nxb. Quân đội nhân dân, 1986.

4. Am-tơ Giô-sép, Lời phán quyết về Việt Nam, Nguyễn Tấn Cưu dịch, Nxb. Quân đội nhân dân, 1985.

5. Lệ thần Trần Trọng Kim (biên soạn), Nho giáo, Nxb. TP.HCM. tái bản, 1992.

6. Gabriel Kokol, Giải phẫu cuộc chiến tranh, Nguyễn Tấn Cưu dịch, in lần thứ ba, Nxb. Quân đội nhân dân, 2003.

7. Archimedes L.A. Patti, Tại sao Việt Nam (Why Vietnam), Lê Trọng Nghĩa dịch, Nxb. Đà Nẵng, 1995; tái bản lần thứ nhất, 2001.

8. Peter A. Poole, Nước Mỹ và Đông dương từ Ph. Ru-dơ-ven đến R. Ních-xơn (The United States and Indochina from FRD to Nixon), Vũ Bách Hợp dịch, Nxb. Thông tin Lý luận, 1986.

9. Frank Snepp, Cuộc tháo chạy tán loạn, Ngô Dư dịch, Nxb. TP. HCM., in lần thứ ba, 2001.

10. Daisetzteitaro Suzuki, Thiền Luận, ba tập, Trúc Thiên dịch, Nxb. TP.HCM. tái bản, 1992.

11. Thích Thiện Siêu, Vô ngã là niết bàn, Nxb. Thuận Hoá, 1996.

12. Lina Tarơkhôva, Những đứa con Điện Kremli, bản dịch, Nxb. Thông Tấn, 2003.

13. Khuất Thạch (chủ biên), Những sự kiện quan trọng của nước Trung Hoa, Đoàn Mạnh Thế biên dịch,  Nxb. Thanh Hoá, 2003.

14. Thích Từ Thông (pháp sư), Duy ma cật sở thuyết kinh, trực chỉ đề cương, Huỳnh Mai tịnh thất, 1992.

15. Hoàng Tâm Xuyên (chủ biên), Mười tôn giáo lớn trên thế giới, Dương Thu Ái, Phùng Thị Huệ dịch, PGS. PTS. Nguyễn Tài Thư, Bùi Phương Dung hiệu đính, Nxb. Chính trị quốc gia, 1999.

16. Ngoài ra, có khảo luận - hồi kí: Mao Mao, Cha tôi, Đặng Tiểu Bình, thời kì cách mạng văn hoá, Lê Khánh Trường dịch, Nxb. Văn hoá - Thông tin, 2002.

17. Tạp chí Xưa & Nay, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, 2001 - 2003.

18. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Viện Sử học Việt Nam, 2002 - 2003.

19. Một số tư liệu về Tân Sở (1885), phong trào Cần vương tại Quảng Trị; "Con đường không vui"; "Đại lộ kinh hoàng"; chiến dịch Đường 9 Nam Lào (chiến dịch Hạ Lào); Thành Cổ 1972; về các nạn nhân chất độc màu da cam, phế liệu bom mìn...

20. Một số thông tin - tư liệu trong các kí sự của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Xuân Đức, Nhất Lâm..., trong các hồi kí, ghi chép của các cán bộ lão thành cách mạng đã xuất bản và phần lớn đăng tải trên tạp chí Cửa Việt, báo Quảng Trị, trên các báo, tạp chí khác...

21. v.v...

 

III. KINH ĐIỂN:

 

◘ Đạo đức kinh (của Lão Tử), Thu giang Nguyễn Duy Cần dịch và bình chú, Nxb. Văn Học tái bản, 1991.

◘ Nam hoa kinh (của Trang Tử), hai tập, Thu giang Nguyễn Duy Cần dịch và bình chú, Nxb. Hà Nội tái bản, 1992.

◘ Kinh Thánh, Hội Thánh Tin  Lành Việt Nam, bản in năm 1986.

 

1. Mục lục Kinh Thánh (trang đầu phần nội dung sách).

2. Môi-se, Sáng thế kí, 1-5 (5: 1 - 22), (tr. 1 - 5)

3. Ma-thi-ơ, các tiểu mục:

a. Ví dụ về người nữ đồng trinh,

        Ma-thi-ơ: 25: 1 - 13 (tr. 33).

b. Ví dụ về các ta-lâng,

         Ma-thi-ơ: 25: 14 - 30 (tr. 33 - 34).

c. Sự phán xét cuối cùng,

        Ma-thi-ơ: 25: 31 - 46 (tr. 34).

a. Người trai trẻ giàu có,

         Lu-ca: 18: 18 - 30 (tr. 94).

b. Lời ví dụ về những nén bạc,

         Lu-ca: 19: 11 - 28 (tr. 95 - 96).

c.  Đức Chúa Trời và Sê-sa,

         Lu-ca: 20: 20 - 26 (tr. 97).

d. Sự sống lại,

         Lu-ca: 20: 27 - 40 (tr. 97 - 98).

 

◘ Kinh Qur'an [Co-ran] (ý nghĩa, nội dung), Hassan Abdul Karim dịch, Nxb. Tôn Giáo, 2000.

◘ Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (của Karl Marx & Fridrich Engels), in lần thứ tám, Nxb. Sự Thật, 1974.

◘ Các tuyển tập, toàn tập của Lê-nin (V.I. Lênine), Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh...

◘ v.v…

 

4. Lu-ca, các tiểu mục:

      IV. TỪ ĐIỂN:

 

◘ Từ điển triết học, Nxb. Tiến Bộ - Maxcơva (1975), liên kết với Nxb. Sự Thật - Hà Nội, 1986.

◘ Từ điển văn học, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội - 1983 (tập I), 1984 (tập II):

      Các mục từ:

1.  Kinh Coran (mục từ 36), tập I, tr. 361 - 362,  Nguyễn Văn Khoả soạn.

2. Kinh Thánh (mục từ 38), tập I, tr. 362 - 363,  Nguyễn Văn Khoả soạn.

3. Khang Hữu Vi (mục từ 10), tập I, tr. 346-347,  Lương Duy Thứ soạn.

4. Lương Khải Siêu (mục từ 77), tập I, tr. 415-416,  Lương Duy Thứ soạn.

5. Phan Bội Châu (mục từ 40), tập II, tr. 192-194,  Nguyễn  Đình Chú soạn.

6. Việt Nam vong quốc sử (mục từ 61), tập II, tr. 548,  Triêu Dương soạn.

7. Utôpia (mục từ 5), tập II, tr. 495 - 496,  Nguyễn Văn Khỏa soạn.

8. Cao Bá Quát (mục từ 29), tập I, tr. 107 - 109, Nguyễn Lộc soạn.

9. Nguyễn Công Trứ (mục từ 71), Nguyễn Du (mục từ 73), Phạm Thái (mục từ 37), tập II, tr. 53 - 54, tr. 54 - 57, tr. 189 - 191, Nguyễn Lộc, Nguyễn Huệ Chi soạn.

&  v.v…

TXA.

 

V. TRỰC QUAN: Triển lãm:

 

VĨ TUYẾN 17

DẤU ẤN CỦA TỘI ÁC CHIẾN TRANH

 

                                        Bài của MAI NGUYỄN

 

Triển lãm Vĩ tuyến 17 - những dấu ấn về tội ác chiến tranh tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP. Hồ Chí Minh (28 Võ Văn Tần, quận 3), kéo dài tới ngày kỉ niệm Cách mạng Tháng tám năm nay, 19-8-2001, nhằm giới thiệu tới công chúng về mảnh đất máu lửa ở đôi bờ Bến Hải, tỉnh Quảng Trị - nơi người dân phải gánh chịu tang thương và những hậu quả nặng nề nhất trong cuộc chiến xâm lược do Mỹ tiến hành tại Việt Nam.

Ngay từ 1954, người Mỹ đã rắp tâm “lấp sông Bến Hải” vì không mấy hài lòng khi Hội nghị về hiệp định Genève chọn vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam; Mỹ muốn giới tuyến đó nằm sâu trên đất phía bắc hơn nữa. Sau này, bom Mỹ đánh sập cây cầu bắc ngang sông Bến Hải; và ở thời điểm này hình chụp chiếc cầu gãy độ ấy được phóng to, treo trước phòng triển lãm, như biểu tượng của mưu toan “lấp sông” Bắc tiến của Mỹ thời đó.

Còn Pháp ? Họ cũng không chọn vĩ tuyến 17 từ đầu, mà đòi nhích ra phía sông Gianh, tỉnh Quảng Bình, thuộc vĩ tuyến 18, để ngăn đôi nước ta. Nhưng đoàn quân sự dự Hội nghị Genève 1954 của Việt Nam gồm thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu và đại tá Hà Văn Lâu đã kiên quyết bác bỏ. Ông Tạ Quang Bửu, trong cuộc gặp kín với đoàn quân sự Pháp tại một biệt thự về đêm, đã đặt mạnh bàn tay lên tấm bản đồ Đông Dương, áp chặt phần phía bắc Việt Nam và đòi hỏi cần giữ trọn miền đất đó:

- Chúng tôi phải hội đủ các yếu tố để thành một nhà nước với một thủ đô, đất đai và các hải cảng !

Tới phiên họp sau, yêu cầu về giới tuyến tạm thời của thứ trưởng Tạ Quang Bửu nhích xa vạch đề nghị của Pháp trên bản đồ để vượt khỏi Huế, Đà Nẵng và hướng vào phía nam hơn nữa, gồm luôn vùng đất liên khu 5 nằm trên vĩ tuyến 13 thuộc địa phận Quy Nhơn. Đoàn quân sự Chính phủ Pháp không chịu. Đoàn Chính phủ Anh đề nghị vĩ tuyến 16 cũng không xong. Cuối cùng, với sự nhất trí của hai đoàn Trung Quốc và Liên Xô, Hội nghị Genève chọn vĩ tuyến 17, thuộc địa phận Quảng Trị (*). Từ đó, sông Bến Hải thành nỗi đau chia cắt Bắc - Nam. Bờ bắc thuộc Vĩnh Linh chìm ngập dưới mưa bom của không quân Mỹ: tính đổ đồng mỗi người dân chịu 1 tấn bom đạn và 10 quả pháo, 15.656 nhà bị hủy, 1.353 vụ B52 rải thảm, 231 vụ rải chất hóa học, 102 vụ ném bom napalm... Những con số ấy do cuộc triển lãm nêu lên bên cạnh ảnh tư liệu về nhà thờ Di Loan bị đánh bom còn trơ vòm cổng, toàn cảnh làng Vĩnh Mốc bị san bằng, giúp người xem hình dung ra cuộc sống “chìm sâu dưới lòng địa đạo” của Vĩnh Linh 1954 - 1973.

Đối diện là bờ nam khốc liệt và bi hùng ngay từ khoảng thời gian đầu sau hiệp định Genève 1954 với vụ thảm sát chấn động nhân tâm ở Hướng Điền: ngày 8-7-1955 […]. Tất cả có 92 người bị giết. Triển lãm trưng bày hình chụp, các bài báo ghi chép vụ thảm sát trên (**), cùng nhiều tư liệu về “vành đai trắng” do Mỹ thiết lập ở bờ nam sông Bến Hải, như sơ đồ hàng rào điện tử Mac Namara kèm cơ chế tổ chức và điều hành của nó. Đáng ghi nhận là phần trưng bày về thành cổ Quảng Trị và thị xã Quảng Trị, nơi hứng chịu tổng số bom đạn ném xuống suốt 81 ngày đêm (của “chiến dịch tái chiếm” năm 1972) bằng sức công phá của 7 quả bom nguyên tử, hình ảnh chiến trường và sức sống trên đường 9, Khe Sanh, Cửa Việt, Cửa Tùng, Cồn Tiên, Dốc Miếu. Những mảnh đất với các địa danh nhắc đến nhiều trong các bản tin chiến sự của đài báo Phương Tây một thời cũng là nơi nằm xuống của lớp lớp đồng bào, chiến sĩ; nay với diện tích chỉ hơn 5.000 cây số vuông mà có đến 72 nghĩa trang liệt sĩ chứa ngót 70.000 ngôi mộ, trong đó có 2 nghĩa trang quốc gia mang tên Đường 9 và Trường Sơn với 20.000 mộ của các người con thuộc nhiều miền Tổ quốc. Trong số hơn 150 ảnh tư liệu và khoa học, kèm theo gần 50 hiện vật gốc, mang từ Bảo tàng Quảng Trị vào, có nhiều tấm chụp cảnh lính Mỹ tan tác tại Khe Sanh, đồi không tên, cảnh trung tá Phạm Văn Đính, trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 phản chiến, ra hàng quân giải phóng, bên cạnh là trung đoàn phó, trung tá Vĩnh Phong, trong “mùa hè đỏ lửa” 1972.

 

                                     MAI NGUYỄN

                     (Báo THANH NIÊN, số 187 (2074),

       thứ hai 6-8-2001) (***).

 

CƯỚC CHÚ của phần CHÚ THÍCH III:

 

(***) Xem: Nhiều tác giả,  Đại cương Lịch sử Việt Nam, tái bản lần thứ tư, Nxb. Giáo Dục, 2001, tr. 947 – 953: Các bước vận động ngoại giao của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà kháng chiến và của các cường quốc thuộc hai khối trên thế giới, cùng bản tóm lược hiệp định Giơ-ne-v (Genève) 20.7.1954.

 

(**) Về vụ thảm sát này, tác giả tiểu thuyết hiện chưa có đủ tư liệu để khảo chứng cũng như chưa có dịp tiếp xúc trực tiếp với các nhân chứng để rõ hơn. Xin mạn phép lược bỏ một số câu, thay bằng kí hiệu: […].

 

(***) Tác giả tiểu thuyết xin mạn phép nhà báo Mai Nguyễn và Tòa soạn báo Thanh Niên để sử dụng lại bài báo trên. Xin cảm ơn.

 

 TXA.

 

 

 ( xem tiếp : phụ lục I )

 

 

 

E-mail: tranxuanan_vn@yahoo.com

Cập nhật 06/29/09                                                                   

Trở về trang chủ

                                                                 

 

 

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE