Trần Xuân An - Những ý nghĩ rời

NHỮNG Ý NGHĨ RỜI

Trần Xuân An

 

1

 

TRỊNH CÔNG SƠN, cảm thức NỘI CHIẾN (1967) & CHIẾN TRANH Ý THỨC HỆ (1972)

Tại sao tôi có thể khẳng định về nhạc sĩ TRỊNH CÔNG SƠN (1969): Anh là NGƯỜI TỪNG HÔ HÀO CÁCH MẠNG THUẦN TUÝ DÂN TỘC (chứ không phải cách mạng vô sản), KHẮP CẢ BA KÌ (HAI MIỀN), ĐỂ THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC?

Chúng ta hiểu thế nào về dòng ca từ này “Hỡi BA MIỀN VÙNG LÊN CÁCH MẠNG”, khi tách riêng ra cũng như khi đặt trong văn cảnh toàn bài hát, kể cả trong toàn bộ nhạc Trịnh Công Sơn trước 30-4-1975.

KHÔNG THỂ HIỂU KHÁC ĐƯỢC!

Nhưng điều đó có hề chi, vì tâm thức sáng tạo của nghệ sĩ âm thanh và ngôn từ như một dòng sông không ngừng chảy. Và, TRĂM SÔNG RỒI CŨNG TUÔN VỀ MỘT BIỂN.

T.X.A.

26-3-2015

 

2

 

THỬ LẠNH LÙNG PHONG CÁCH SỬ

VIẾT ÍT DÒNG VỀ TRỊNH CÔNG SƠN, 30-4-1975

Trần Xuân An

TRỊNH CÔNG SƠN (1939-2001) THUỘC THÀNH PHẦN THỨ BA, ĐỨNG GIỮA MIỀN BẮC CỘNG SẢN (QUỐC TẾ CHỦ NGHĨA) VÀ MIỀN NAM TƯ BẢN (QUỐC GIA CHỦ NGHĨA). HƠN THẾ NỮA, ANH CŨNG NHƯ NHỮNG AI CÙNG THUỘC THÀNH PHẦN ĐÓ, CÒN CÓ KHI HÔ HÀO HAI MIỀN (BA KÌ TRUNG – NAM – BẮC) CÙNG VÙNG LÊN LÀM CÁCH MẠNG, LẬT ĐỔ CẢ CHÍNH QUYỀN MIỀN BẮC CỘNG SẢN LẪN CHÍNH QUYỀN MIỀN NAM QUỐC GIA , ĐỂ THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC.

BI KỊCH CỦA THÀNH PHẦN THỨ BA LÀ: TUY ĐƯỢC GỌI LỰC LƯỢNG THỨ BA, NHƯNG THỰC SỰ CHỈ CÓ CON NGƯỜI, TRÍ TUỆ VÀ TẤM LÒNG VỚI ĐẤT NƯỚC, CHỨ KHÔNG CÓ SÚNG ỐNG, KHÔNG CÓ QUÂN ĐỘI, KHÔNG CÓ HẬU THUẪN CỦA CÁC CƯỜNG QUỐC BÊN NGOÀI. ĐÚNG HƠN, HỌ NGÂY THƠ, ẢO TƯỞNG, CHỦ TRƯƠNG KHÔNG DÙNG BẠO LỰC QUÂN SỰ, MÀ CHỈ ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ. ĐÚNG HƠN NỮA, HỌ CHỦ TRƯƠNG KHÔNG DÙNG BẠO LỰC VŨ TRANG ĐỂ GIẢI QUYẾT CHIẾN TRANH TỪ HAI KHỐI TRÊN THẾ GIỚI, Ở HAI MIỀN TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.

TUY THẾ, HIỆP ĐỊNH PARIS 1973 CŨNG THỪA NHẬN VAI TRÒ CHÍNH TRỊ “ĐỨNG GIỮA” CỦA THÀNH PHẦN THỨ BA. NHƯNG ĐẾN KHI HIỆP ĐỊNH ẤY BỊ VI PHẠM, BỊ GIẪM LÊN, HỌ VẪN CỐ NUÔI ẢO TƯỞNG VÀO HIỆP ĐỊNH, HI VỌNG SẼ ĐƯỢC THỂ HIỆN THÀNH CHÍNH SÁCH HÒA GIẢI, HÒA HỢP DÂN TỘC CỦA MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM – CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM (THỰC CHẤT LÀ CÁNH TAY NỐI DÀI CỦA CHÍNH QUYỀN MIỀN BẮC CỘNG SẢN).

TRỊNH CÔNG SƠN NGÂY THƠ, THẬT THÀ NHƯ VẬY, NGAY TRONG NGÀY 30-4-1975.

CHÚNG TA LẮNG NGHE TRỊNH CỘNG SƠN TRONG BÀI PHÁT BIỂU TRÊN SÓNG PHÁT THANH CỦA ĐÀI SÀI GÒN VÀO NGÀY 30-4-1975 (*), SẼ THẤY TRỊNH CÔNG SƠN KHÔNG NÓI GÌ ĐẾN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, MÀ CHỈ ĐỀ CẬP ĐẾN ĐỘC LẬP, TỰ DO VÀ THỐNG NHẤT. TRÊN TUẦN BÁO VĂN NGHỆ GIẢI PHÓNG SAU ĐÓ ÍT LÂU, TRỊNH CÔNG SƠN CÒN ĐĂNG MỘT BÀI TÙY BÚT CÓ NHAN ĐỀ LÀ “HẠNH PHÚC” NỮA.

TỪ 1975 ĐẾN 2001, NĂM TRỊNH CÔNG SƠN MẤT, ANH CHỈ CÓ DĂM BÀI HÒA VÀO DÒNG CHẢY CỦA VĂN NGHỆ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. ĐẶC BIỆT, SAU ĐỔI MỚI, 1986, ANH VẪN SÁNG TÁC THEO TƯ TƯỞNG VÀ PHONG CÁCH THUỞ TRƯỚC CỦA MÌNH VỚI NHỮNG GIAI ĐIỆU MỚI.

LỊCH SỬ ÂM NHẠC VÀ CÓ THỂ, CẢ LỊCH SỬ CHÍNH TRỊ, SẼ VIẾT VỀ TRỊNH CÔNG SƠN (1939-2001) MỘT CÁCH LẠNH LÙNG, KHÁCH QUAN NHƯ VẬY CHĂNG? DẪU CHỈ CÓ VÀI DÒNG Ở LỊCH SỬ CHÍNH TRỊ, NHƯNG Ở LỊCH SỬ ÂM NHẠC, ANH SẼ KHIẾN CÁC NHÀ SỬ TỐN NHIỀU GIẤY MỰC.

T.X.A.

Chiều 28-03 HB15 (2015)

Đã đăng trên tài khoản Facebook, cùng ngày

 

3

 

VÀI DÒNG SƠ SÀI VỀ LỰC LƯỢNG (HAY THÀNH PHẦN) THỨ BA

& TRỊNH CÔNG SƠN

(Trần Xuân An trả lời một anh FB quý mến)

—– Lực lượng thứ ba không phải là một tổ chức đơn nhất và thuần nhất, mà gồm các cá nhân độc lập, một vài nhóm độc lập, vài “hội đoàn” không có sự liên kết chặt chẽ với nhau… Khuynh hướng chính trị chung là phi cộng sản (Việt Nam dân chủ cộng hoà, Mặt trận Giải phóng MNVN. – Chính phủ lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, gọi chung là phe Đỏ) và cũng phi Việt Nam cộng hoà (gọi chung là phe Vàng). Tuy nhiên vẫn có một số cá nhân, nhóm “được” phe Đỏ tranh thủ…

—– Trịnh Công Sơn cũng có thể “được” tranh thủ, và ở thế buộc phải “chịu” bị tranh thủ bởi phe Đỏ (vì bị phe Vàng đàn áp rất mạnh sau 1973), mặc dù toàn bộ tác phẩm âm nhạc, kể cả tuỳ bút, của Trịnh Công Sơn không thấy có yếu tố tư tưởng xã hội chủ nghĩa (Đỏ). TCS. yêu nước theo khuynh hướng tư tưởng hiện sinh (dấn thân…), thiền Phật giáo, chống chiến tranh do bất kì phe Đỏ hay phe Vàng tiến hành… Mà tư tưởng đã không Đỏ, có nghĩa là Vàng hay Trắng.

—– Trịnh Công Sơn nhẹ dạ, cả tin, lại ở thế buộc phải “chịu” bị phe Đỏ tranh thủ, phải chăng trong vài tháng gần 30-4-1975?.

—– Tôi không tin TCS. dám phủ nhận toàn bộ tác phẩm của mình trước 30-4-1975 để đi theo phe Đỏ, vì anh biết phe Đỏ thắng, có nghĩa là toàn bộ tác phẩm của anh phải “nhập kho”, bị cấm. Nhưng anh ảo tưởng là ở Miền Nam Việt Nam sau 30-4-1975 sẽ tồn tại chính phủ Cộng hoà Miền Nam Việt Nam theo mô thức “chính phủ 3 thành phần” hay ít ra là chỉ còn hai thành phần là Đỏ và Trắng (anh ấy và tác phẩm của anh ấy có thể xem là Trắng). Anh ấy nói: “Chính phủ Cách mạng Lâm thời sẽ đến đây với thái độ hoà giải tốt đẹp”; “chúng ta kết hợp chặt chẽ với Ủy ban Cách mạng Lâm thời để góp tiếng nói xây dựng đất miền Nam Việt Nam này”… (nhấn mạnh: HOÀ GIẢI TỐT ĐẸP; XÂY DỰNG ĐẤT MIỀN NAM NÀY).

—– Tôi cũng đã ảo tưởng như anh ấy. Thậm chí vì trẻ hơn anh ấy, nên ảo tưởng nặng hơn, và sau đó, lại thấy CHỦ NGHĨA XÃ HỘI có thể xây dựng thành công nữa. 1983, bị tai hoạ, tôi mới tỉnh ra ít nhiều, và thấy rằng lịch sử là SỰ ĐÃ RỒI, phe Đỏ Việt Nam đã đánh Pháp, góp phần đánh Nhật, đánh Mỹ, đánh Trung Cộng, đánh Kh’Mer Đỏ, tuy còn lệ thuộc Liên Xô, nhưng quả là cũng đáng để những người như mình làm công dân cầm bút của chế độ Đỏ hiện hành.

Viết thêm:

Và đến 1986, bắt đầu Đổi mới; đến 1991, Liên Xô và Đông Âu cộng sản sụp đổ. Như vậy Việt Nam mình độc lập thật rồi, từ 1991. Nhưng oái oăm là trước đó khoảng một năm, lại có Hội nghị Thành Đô tại Trung Quốc, 1990! HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ 1990 CÓ NỘI DUNG GÌ, NÔ LỆ TÀU ĐỎ Ư?

======= Hic hic hic (cười dzui) & … cười buồn.

T.X.A.

30-3 HB15 (2015)

 

FACEBOOK:

Thích · Bình luận · Chia sẻ

Thành Lê Văn, Mua Ngau, Vo Thi Quynh và 5 người khác thích điều này.

Trần Xuân An Cộng hoà Miền Nam Việt Nam

Ảnh của Trần Xuân An.

30 Tháng 3 lúc 11:32 · Thích

Lanhx Tran Khong xanh là dỏ, hay “buoc khẽ nhu huòng qua sac dỏ”. “Thành phan thu ba” chỉ là chieu bài, nhu mat tran. Hay nhu “rau ria” tuong lãnh tong thong nọ!

30 Tháng 3 lúc 11:41 · Thích

Trần Xuân An Tôi nghĩ như tôi đã viết trên kia.

30 Tháng 3 lúc 11:43 · Thích

Tam NguyenEsq Khâm phục bạn Trần Trần Xuân An đã viết những nhận xét sâu sắc và bộc lộ chân thành.

Mình tò mò không biết khi nào sẽ đọc được vụ tai hoạ năm 1983 nhỉ.

30 Tháng 3 lúc 13:13 · Thích

Trần Xuân An Cảm ơn bạn Tam NguyenEsq . Đây là link dẫn đến cuốn “Giữa thuở chuyển mùa” (vụ tai họa 1983): http://www.tranxuanan-writer.net/…/txa-hau-chien-khong…

Z (33) Trần Xuân An – HẬU CHIẾN, KHÔNG RIÊNG AI — truyện vừa – hồi ức…

TRANXUANAN-WRITER.NET

30 Tháng 3 lúc 13:52 · Thích · 1 · Xóa xem trước

Trần Xuân An Viết thêm:

Và đến 1986, bắt đầu Đổi mới; đến 1991, Liên Xô và Đông Âu cộng sản sụp đổ. Như vậy Việt Nam mình độc lập thật rồi, từ 1991. Nhưng oái oăm là trước đó khoảng một năm, lại có Hội nghị Thành Đô tại Trung Quốc, 1990! HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ 1990 CÓ NỘI DUNG GÌ, NÔ LỆ TÀU ĐỎ Ư?

30 Tháng 3 lúc 14:23 · Thích

Ngô Vưu Làm công dân cầm bút… rất ngoan… he he

30 Tháng 3 lúc 15:50 · Thích · 1

Trần Xuân An Bạn Ngô Vưu ơi, mình không chống chế độ hiện hành. Lâu nay mình chỉ muốn lịch sử 1930-1945-1954-1975-1991 cần phải được nhận thức một cách công bằng hơn (như mình viết trong tập thơ “Để lòng người thôi trầm uất”…). Và văn chương cũng thể hiện tinh thần ấy. Như vậy là HÒA GIẢI DÂN TỘC rồi. —– Nếu có thể nói thêm, thì đó là yêu cầu DÂN CHỦ…

30 Tháng 3 lúc 16:30 · Thích · 1

Lephuocsinh Lephuocsinh thôi mà, thanh minh thanh nga làm gì…nếu ông muốn chống thì có ngon cũng “dám” để ở trong …bụng thôi,phải không ?

30 Tháng 3 lúc 17:25 · Thích

Trần Xuân An Thân gửi bạn Lephuocsinh Lephuocsinh, thật lòng mình không có ý nghĩ chống chế độ hiện hành. Vấn đề mình quan tâm là HÒA GIẢI DÂN TỘC, điều đó phải thể hiện ở văn, sử và các loại sách báo, đài … Đó cũng là vấn đề QUYỀN SỐNG của người Miền Nam mình. Và vấn đề CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ (gồm biển đảo). Kể thêm: DÂN CHỦ…

30 Tháng 3 lúc 17:56 · Thích

Trần Xuân An Mình thường có một số ý tưởng, phát hiện hơi “lạ đời”, nếu không có tự do, dân chủ thật sự, chắc phải bị ở tù, “no đòn”. Chẳng hạn: Tuyên ngôn độc lập 1945 được Hồ Chí Minh đọc trong điều kiện “KHOẢNG TRỐNG LỊCH SỬ” (Pháp bị đại bại ở châu Âu, bị Nhật đảo chính tại Việt Nam. Rồi Nhật đầu hàng phe Đồng minh mà Đồng minh ở Việt Nam là Mỹ). Nghĩa là BỖNG DƯNG nước ta được ĐỘC LẬP (1945). Đến 1991, Liên Xô (và Đông Âu cộng sản) sụp đổ, nên nước ta thoát ách lệ thuộc Liên Xô (lần này là ĐỘC LẬP cũng rất “bỗng dưng”)…. Hic, hic, hic (cười dzui) —- Những ý tưởng “lạ đời” nhưng có cơ sở ấy cũng đã mệt rồi đó Lephuocsinh Lephuocsinh, Ngô Vưu thân mến

30 Tháng 3 lúc 18:22 · Bỏ thích · 2

Ngô Vưu Thử tìm hiểu về chính phủ Trần Trọng Kim…

Ảnh của Ngô Vưu.

30 Tháng 3 lúc 18:25 · Thích

Trần Xuân An Đế quốc Việt Nam là quốc hiệu trong Khởi nghĩa Thái Nguyên (Lương Ngọc Quyến) và do chính phủ Trần Trọng Kim đề xuất, tuyên bố.

Ấy, xin lỗi, Lương Ngọc Quyến lấy quốc hiệu là Đại Hùng Đế quốc. Nhưng từ thời Tự Đức, ông vua này đã định đổi quốc hiệu Đại Nam thành Đại Hùng (Đại Nam thực lục có ghi).

30 Tháng 3 lúc 18:31 · Đã chỉnh sửa · Thích · 1

Trần Xuân An LẼ RA ĐÃ TỪ 1973

Trần Xuân An —– —– —– https://www.facebook.com/notes/tr%E1%BA%A7n-xu%C3%A2n-an/le-ra-da-tu-1973-tho-tran-xuan-an/1494238314183448

Trần Xuân An

LE RA DA TU 1973 — tho Tran Xuan An

LẼ RA ĐÃ TỪ 1973

Trần Xuân An

…Xem thêm

Hôm qua lúc 13:48 · Thích · 1 · Xóa xem trước

https://www.facebook.com/notes/tr%E1%BA%A7n-xu%C3%A2n-an/le-ra-da-tu-1973-tho-tran-xuan-an/1494238314183448

2 Tháng 4 lúc 23:48 · 1

Trần Xuân An https://txawriter.wordpress.com/…/thanh-phan-thu-ba-va…/

VÀI DÒNG SƠ SÀI VỀ LỰC LƯỢNG (HAY THÀNH PHẦN) THỨ BA VÀ TRỊNH…

TXAWRITER.WORDPRESS.COM

Hôm qua lúc 1:03 · 1

Trần Xuân An Đọc “MỘT CƠN GIÓ BỤI”,

LƯU TRỮ VÀ DẪN MỘT ĐƯỜNG NỐI KẾT…Xem thêm

http://www.tranxuanan-writer.net/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-1/bai32

z+g. Bài 32-Tl.1 – Trần Xuân An – Đọc sách: Hồi kí “Một cơn gió bụi” của Trần…

TRANXUANAN-WRITER.NET

18 giờ · 1

Lanhx Tran Khong chap khong thì chap có, khong chap truoc thì chap sau!

18 giờ · 1

Trần Xuân An Suốt đời, mình chỉ là người cầm bút thôi

15 giờ

Lephuocsinh Lephuocsinh An ơi, thật ra Thành phần Thứ Ba là…”không có gì cả” chỉ là trái độn,con bù nhìn (để đuổi chim)…Người Cộng Sản đã ngụy tạo thành phần thứ 3,từa tựa như” Mặt trận Giải Phóng Miền Nam””Liên Minh các Lực Lượng…”Cho nên khi Huỳnh Tấn Mẫn được Chính Quyền VNCH giao trả tại An Lộc,Ông ta (được Đảng chỉ định cài lại) Ông Mẫm không chịu !Ông ta nói:Tôi thuộc thành phần thứ 3! Ô hô…

15 giờ · 1

Trần Xuân An Mình đã viết ở phần chính văn trên kia rồi mà! Đây này: “Lực lượng thứ ba không phải là một tổ chức đơn nhất và thuần nhất, mà gồm các cá nhân độc lập, một vài nhóm độc lập, vài “hội đoàn” không có sự liên kết chặt chẽ với nhau… Khuynh hướng chính trị chung là phi cộng sản (Việt Nam dân chủ cộng hoà, Mặt trận Giải phóng MNVN. – Chính phủ lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, gọi chung là phe Đỏ) và cũng phi Việt Nam cộng hoà (gọi chung là phe Vàng). Tuy nhiên vẫn có một số cá nhân, nhóm “được” phe Đỏ tranh thủ…” —- BẠN XEM LẠI TRỌN BÀI TRÊN KIA. —- Mình còn biết, đại đa số nhân dân các tầng lớp ở Miền Nam cũng như ở Miền Bắc thời đó, đều là “thành phần thứ ba” (không cộng sản [VNDCCH.] cũng không quốc gia [VNCH.]).

14 giờ

Lanhx Tran Dai da so nhan dan là phe da so tham lang, còn thành phan thu ba da hien nguyen hình!

14 giờ

Lephuocsinh Lephuocsinh Nói vây,thì Ok.An mhe.

13 giờ

Trần Xuân An K/g anh Lanhx Tran : 1) Những người hoạt động chính trị có tiếng trên sân khấu chính trị thuộc thành phần thứ ba ; 2) Đại đa số nhân dân các tầng lớp thầm lặng, thực lòng phi VNDCCH. đồng thời phi VNCH. cũng thuộc thành phần thứ ba (xét khuynh hướng, thái độ chính trị). —- Có thể xem trên internet nhiều tài liệu về thành phần thứ ba (1954-1975)…

13 giờ

4

 

01-4 là NGÀY NÓI THẬT

TRONG NGÔN NGỮ DỐI, TRẠNG, DÓC, KHOÁC

Trần Xuân An

Ngày này, ở Phương Tây, có lẽ là NGÀY CHO PHÉP NÓI DỐI, NÓI KHOÁC, NÓI DÓC, NÓI TRẠNG để xả bớt những căng thẳng trong 364 ngày khác của mỗi năm?

Ở Việt Nam mình, hình như nó có ý nghĩa là NGÀY CÓ QUYỀN NÓI LUNG TUNG MỌI CHUYỆN, THỰC – ẢO LẪN LỘN, nên mọi người có thể nói thật, nhất là nói thật về chính trị, mà không bị phiền hà?

Ở các nước khác, thiếu tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, có lẽ nhân dân cũng tranh thủ mà CHỬI CHƠI, CHỬI GIỠN, CHỬI ĐÙA (như kiểu Trạng Quỳnh, ít nhiều như Bác Ba Phi và các truyện tiếu lâm chính trị hiện đại…), nhắm vào các thế lực hắc ám, đè đầu, bóp miệng nhân dân. Như vậy đó là NGÀY NÓI THẬT TRONG NGÔN NGỮ TRẠNG, DÓC, ĐÙA, TRONG NGÔN NGỮ NÓI DỐI NHƯNG CHO NGƯỜI NGHE BIẾT LÀ DỐI, NÊN CÓ THỂ CHUYỂN TẢI SỰ THẬT, TÂM TRẠNG THẬT. Do đó, ngày này thực chất là NGÀY NÓI THẬT (như TRẠNG QUỲNH CHỬI THẬT VUA LÊ CHÚA TRỊNH trong các mẩu truyện trạng của mình…), thật hơn 364 ngày kia trong mỗi năm.

————– 0o0o0o0o ————-

Nhưng tính T.X.A. chỉ ưng nói thật, nói đúng thôi, nên ngày ni T.X.A. im lặng (tịnh khẩu) và không viết chi hết.

T.X.A.

01-4 HB15 (2015)

Đã viết ở phần bàn luận của FB Ngô Vưu , sáng nay

5

 

KÍNH GỬI YBOOK (NXB. TRẺ) VỀ 10 ĐẦU SÁCH BỊ “TỒN ĐỌNG”

 

TP.HCM., ngày 10-04-2015, lúc 14:20

 

Kính gửi Ban giám đốc YBook,

Sáng hôm qua, 09 tháng Tư, khi được phổ biến một số thông tin về YBook, đặc biệt là về “e-book thơ”, tôi có hỏi thêm:

1) Ngoài việc thực hiện e-book (sách điện tử) cho các tập thơ, Ybook còn mở rộng ra các thể loại khác như khảo cứu, tiểu thuyết, truyện ngắn, phê bình văn học trong buổi sáng nay hay không?

2) Việc biên tập (kiểm duyệt) e-book có thoáng hơn, nhẹ tay hơn so với sách in giấy hay không?

3) Nếu những tác phẩm (đầu sách) không qua được cửa kiểm duyệt (thực tế là có kiểm duyệt) thì Ybook có sẵn lòng và sẵn kho để lưu trữ cho các tác giả (nói chung) có sách bị rơi vào tình trạng không được cấp giấy phép xuất bản sách điện tử, nhằm bảo vệ bản quyền cho các tác giả ấy hay không?

Tôi cũng đưa ra trường hợp cụ thể của bản thân tôi: Trần Xuân An hiện đã có đến mười đầu sách riêng chưa in thành sách in giấy được, có lẽ năm đầu sách trong số đó đã hay sẽ không vượt qua được cửa kiểm duyệt (nên không có giấy phép xuất bản), và năm đầu sách còn lại có thể sẽ được duyệt cho in nhưng tôi lại thiếu ấn phí.

Ban Giám đốc trả lời câu hỏi 1: Có mở rộng ra cho các thể loại sách, chứ không riêng gì thơ. Và trả lời câu 2: Việc biên tập và kiểm duyệt đối với sách e-book cũng như sách giấy. Đồng thời, trả lời câu hỏi 3: Có sẵn kho lưu trữ bản thảo sách bị không vượt qua cửa kiểm duyệt được.

Tôi đành nói: Vậy xin gửi Ybook cả mười đầu sách (chỉ mới công bố trên báo chí in giấy, điện tử và trên web cá nhân của tôi: http://www.tranxuanan-writer.net/dang-ki-ban-quyen). Nói chung là mười đầu sách ấy thuộc dạng chưa in thành sách in giấy được vì hai lí do kể trên. Mong được xuất bản thành sách e-book và được phát hành (với chi phi thực hiện e-book vốn rẻ về giá thành hơn sách giấy). Nếu có một ít đầu sách không thể vượt qua cửa kiểm duyệt thì xin Ybook lưu trữ để giúp tôi giữ bản quyền (quyền tác giả). Dĩ nhiên số đầu sách bị “kẹt” này không được may mắn để Ybook phát hành. Nói ví von là những đứa con (đầu sách) không có giấy khai sinh (giấy phép xuất bản) thì cũng không phải là con hoang…

Đại diện Ban Giám đốc (có mặt ban giám đốc Ybook và Phó Giám đốc NXB. Trẻ ngồi ở đó) trả lời: Đồng ý, kể cả việc lưu trữ số đầu sách bị kẹt kiểm duyệt.

Có phải nội dung cuộc trao đổi của cá nhân bản thân tôi với Ban giám đốc Ybook chỉ gọn ghẽ là như vậy không, thưa các anh, các chị trong Ban giám đốc Ybook và Ban giám đốc Nxb. Trẻ cùng các nhân viện, quý khách mời có mặt sáng hôm qua?

Xin mạnh dạn ghi lại ở tài khoản Facebook của Ybook như trên.

Xin cảm ơn.

Trân trọng,

Kính ghi,

Trần Xuân An

ĐT.: 0908 803 908 & (08) 38453955

 

Đã đăng ở Facebook

6

 

 

THỬ BÀN VỀ CHỮ NGỤY

Trần Xuân An

1) Xét về phương diện vật chất:

Một nước hay một lực lượng ngửa tay nhận vũ khí, khí tài và các nhu yếu phẩm của cường quốc, thì dù muốn dù không cũng chịu sự chi phối, bị lệ thuộc, và đều làm lợi cho cường quốc ấy về mặt chủ nghĩa, chính thể và các ý đồ thực dân cũ hay mới, vàng hay đỏ…

2) Xét về danh nghĩa, ý nghĩa:

Ngụy cũng có nghĩa là không chính danh như Tây Sơn (Nguyễn Huệ) bị chúa Nguyễn, vương triều Nguyễn gọi là ngụy. Ngụy cũng có nghĩa là giả dối, không thật, đánh lừa người khác, như ngụy biện, ngụy tín, ngụy khoa học, ngụy học thuyết, ngụy quân tử, ngụy trang…

3) Xét về mô thể – chất thể (hiện tượng bên ngoài – thực chất bên trong):

Tuy nhiên, cũng có trường hợp một lực lượng nào đó vì nghèo nàn, lạc hậu, yếu thế, đành chấp nhận là ngụy để thực hiện nguyện vọng, ý chí tốt đẹp cho dân tộc, nhân dân… Nói theo thuật ngữ đạo đức học, mô thể có thể là ngụy nhưng chất thể lại là yêu nước, chống ngoại xâm…

T.X.A.

18-4 HB15 (2015)

 

Xin xem thêm ở Facebook:

https://www.facebook.com/notes/tran-xuan-an/nghich-li-30-4-o-duong-xo-viet-tho-tran-xuan-an/1565602107047068

 

7

 

QUÂN ĐỎ, QUÂN VÀNG

Trần Xuân An

 

Trần Xuân An: Tôi thấy nên gọi lính VNDCCH là quân đỏ, lính VNCH là quân vàng. Rõ ràng. Ngắn gọn. Khách quan. Nếu ngắn gọn hơn nữa: đỏ, vàng.

Điều này cũng không có gì mới. Ở Liên Xô, người ta thường gọi và chính thức gọi quân đội của Lê-nin là hồng quân, quân đội của Tsa hoàng & Karensky là bạch vệ. Nếu mới chăng là mới đề xuất gọi ở Việt Nam chúng ta, trong ngôn ngữ giao tiếp thường ngày, ngôn từ báo chí phổ thông và văn chương. 

Ghi chú thêm: 

Cũng gần như vậy, tôi biết ở hải ngoại hiện nay, có nhà viết sử gọi tắt hai danh từ thường dùng trước đây, cộng sản (VNDCCH.) và quốc gia (VNCH.), là cộng và quốc; gọi một cách khá nghiêm túc về chiến tranh 1945-1975 là chiến tranh quốc - cộng. Nhưng đáng tiếc là cụm từ "chiến tranh quốc - cộng" vốn đã đuộc các nhà sử trước 1975 dùng để chỉ cuộc chiến tranh giữa hai chính đảng ở Trung Hoa trước 1949: Trung Hoa Quốc dân đảng (Quốc) và Đảng Cộng sản Trung Quốc (Cộng).

T.X.A.

25-4 HB15 (2015)

 

8

 

MẶT PHẢI, MẶT TRÁI CỦA TẤM ÁO, CHIẾC QUẦN LỊCH SỬ

(trả lời một người bạn)

 

Tác phẩm mình viết ra, xuất bản chính thức hay còn trên WebTXA., có nhiều bài, nhiều cuốn có nội dung chống thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ, bá quyền Trung Quốc và cả đế quốc đỏ Liên Xô. Nay mình vẫn vậy thôi. Không có gì thay đổi. MÌNH KHÔNG PHỦ NHẬN TÁC PHẨM CỦA MÌNH.

Còn loạt thơ trên Facebook này là "Để lòng người thôi trầm uất", hòa giải dân tộc, hàn gắn vết thương chiến tranh. Đó cũng là mặt trái của tấm áo, chiếc quần lịch sử.

Là người có suy nghĩ, cầm bút, lẽ nào chỉ viết một mặt mà quên đi mặt kia, khiến người khác đau lòng.

Vậy đó, Lephuocsinh Lephuocsinh !

 

T.X.A.

Chiều 18-04 HB15 (2015) 

TXA. tại mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, 2007

_______________________________________________

_______________________

 

Google Sites /  host

WORDPRESS, GOOGLE PAGE CREATOR, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE