j. Trần Xuân An - Ngôi trường tháng giêng - Tệp 10

author's copyright

 

TRẦN XUÂN AN

 

06/30/09

12 tháng 3 năm HB6 (2006)

           

 

        Phần 1

 

        Phần 2

 

        Phần 3

 

        Phần 4

 

        Phần 5

 

        Phần 6

 

        Phần 7

 

        Phần 8

 

        Phần 9

 

        Phần 10

 

        Phần 11

 

        Phần 12

 

        Phụ lục

 

 

 

 

 

 

 

trần xuân an

 

 

ngôi trường

tháng giêng

 

tiểu thuyết

 

 

 

 

 

 

 

 

nhà xuất bản

THANH NIÊN

 

2003

 

 

 

            

 

xem

http://tranxuananngoitruongthgieng.blogspot.com/

( phần 11 )

37

 

Buổi chiều, nắng mùa này đang bắt đầu gay gắt. Bên sân nhà anh Ruộng, bóng râm những cây mít bắt đầu có trái bói, những cây trứng gà đã trổ bông trắng rụng đầy làm rợp mát vài khoảng đất được nện chặt, bằng phẳng. Giữa sân, nắng vẫn chói chang.

Anh Ruộng đọc lại lí lịch, đơn xin kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của một số giáo viên, nhân viên, trong đó có Hạ, Hoán, K’Đa, Nam, Khoai … theo sự gợi ý của chính anh. Trong thực tiễn sinh hoạt, công tác, họ thật tốt, nhưng về nguyên tắc, thủ tục, anh Ruộng e rằng họ khó được suôn sẻ. Anh Ruộng trầm ngâm suy nghĩ về họ, về chuyện đời rắc rối.

Chị Huân vác xà bất từ rẫy về, sau lưng chị là một gùi mây nặng khoai sắn. Anh Ruộng giật thót mình khi thấy bóng vợ. Dạo này, chị Huân cứ dấm dẳn mãi với anh. Không biết ngoài nguyên nhân là cái bàn thờ gia tiên, còn có nguyên nhân gì khác. Anh Ruộng vẫn hi vọng, nguyên nhân khác nếu có cũng ở ngoài gia đình này. Có thể, do trong công tác Hội Phụ nữ, chi Huân cau có chăng. Có thể, trên nương rẫy, chị Huân va chạm với ai cũng vì bờ đất, trái bí, củ khoai gì đó chăng. Anh Ruộng vốn yếu về sức khoẻ, quen nhịn vợ. Song nhịn luôn cả sự đả phá một cách máy móc về việc thắp hương, thờ cúng gia tiên theo truyền thống thì không. Chính nhờ sự đả phá của chị Huân về vàng mã … (chỉ là mấy tờ giấy tiền, in các xâu tiền cổ, mấy tờ vàng bạc, in các thỏi vàng, thỏi bạc, với mấy xấp áo binh được cắt theo kiểu tượng trưng, cả tấm bản đồ thế giới – nhân loại có hình Tổ quốc – dân tộc, hôm trước Tết anh đã mua về, ngồi cặm cụi tô màu, rồi dán lên vách cuối bàn thờ). Phải rồi, chính nhờ sự đả phá của vợ, anh Ruộng mới có dịp ngẫm nghĩ sâu hơn.

Anh Ruộng nhớ hôm “liên hoan” ở nhà bà Tặng trong học kì một. Hôm đó, anh hơi ngán tiếng dao dằn dỗi bập vào thớt của bà trực tính ấy. Hôm đó, Nam đã gỡ rối cho cả bàn. Anh Ruộng thấy Nam chí lí, tuy chí lí một cách bất chợt để đối phó. Nhưng đâu chỉ hôm đó, mấy chục năm nay, nhất là ba năm gần đây, sau Ngày Giải phóng – ừ, trọn bốn năm rồi chứ, sắp kỉ niệm ngày trọng đại ấy rồi –, anh Ruộng nghĩ, chuyện cái bàn thờ, chùa chiền, đình làng, nhà thờ Chúa, thánh thất các thứ, cứ rắc rối mãi!

Chị Huân bước vào nhà, lại gần bàn anh Ruộng đang tì tay suy nghĩ, rót nước, uống ực một hơi. Anh Ruộng giật thót người, im lặng.

- Tôi viết đơn li dị rồi đa nghe! Ông không vứt mấy cái đồ vàng mã đó, ai đi đường nấy.– Chị Huân ỷ mình tuy đàn bà nhưng là trụ cột gia đình, người nuôi sống cả nhà, vô hình trung thành gia trưởng, nên giọng chị rất quyền uy –.

- Gì mà li dị! Cái bà này! Ba đứa con tuổi ăn, tuổi học, rồi ra sao! Đụng một tí, doạ, hai tí, doạ. Thôi, rửa ráy cho mát mẻ chút đi. Nóng quá trời nóng.– Anh Ruộng đấu dịu –.

- Không nóng, không lạnh gì hết á! Theo Đảng bao năm, giờ “theo đuôi” quần chúng. Cơ hội để theo đóm ăn tàn bọn “phục quốc” hả ông? Rồi họp Chi bộ, tôi biết ăn nói làm sao!– Chị Huân rút khăn vắt vai lau miệng –.

- Bà đảng viên, bộ tôi không đảng viên sao! Chính hồi chống Mỹ, tôi giới thiệu bà vào Đảng chứ ai. Còn cái vụ vàng mã này là cái hiếu. Cái hiếu phải cụ thể như vậy, để dạy sắp nhỏ. Bà hiểu rồi mà. Tôi là thương binh, sức khoẻ yếu, nay còn vầy, chứ thêm dăm tuổi nữa, con cái nó hiếu với tôi chỉ bằng nước miếng thôi, thì còn ra cái quái gì!

- Tôi cũng nói với ông rồi: còn có cái con Huân này nè. Ông chết trước tôi chớ bộ. Ông đừng nuôi con theo cái kiểu đầu cơ, đầu tư sinh lợi gì đó. Nuôi con để hòng nó nuôi lại là dở rồi …– Bỗng chị Huân chùng giọng vì thấy việc con cái phụng dưỡng tuổi già cha mẹ, ông bà cũng phải! –. Còn, còn …

- Còn gì cứ nói luôn đi. Tôi thuộc bài của bà rồi, nhưng vẫn để bà nói cho hả. Nói đi bà!

- Thôi, tôi không nói nữa. Chi bộ sẽ kiểm điểm là mê tín, phí phạm giấy má trong khi học trò thiếu giấy để học. Cứ thờ cúng riết rồi duy tâm ráo trọi!

- Tôi đốt vàng mã bao giờ! Cái bà này! Đặt trên bàn thờ cho nó đẹp, lại là giáo cụ trực quan để dạy chữ hiếu cho sắp nhỏ. Đó cũng là bàn thờ Giống nòi, Tổ quốc, Nhân loại chứ bộ. Bộ bà không thấy hình bản đồ chữ S nước mình tôi tô đỏ hả bà?– Anh Ruộng bực mình, nhưng cố kìm chế giọng nói để chị Huân khỏi nổi cơn tam bành –. Thôi, nói lui, nói tới mấy tháng rồi cũng chừng đó, chán phèo. Đó, tôi cắt giấy thủ công hai chữ VO THAN dán ở hai cái cột hai bên rồi.

Chị Huân nói với cái lườm:

- Ông chửi tôi đó mà! Sao không thêm dấu?

- “Vô thần” hay “võ thần”, “vợ than” hay “vợ thân” gì gì cũng được, tuỳ người mà giải thích.– Anh Ruộng bỗng cười hích hích –. Bà chưa chịu sao? Thờ cúng một cách vô thần, duy vật chớ còn gì nữa … Thôi, thôi, tôi đi đây có việc chút đã nghen! Nói hoài, nói hoài, quá chán!

Anh Ruộng cố nhịn, và cũng khá giỏi nhịn. Anh đem mớ đơn, lí lịch cất vào cái tủ gỗ tạp luốc nhuốc xỉn màu. Đút chìa khoá vào túi, nhưng sợ mất dọc đường, anh lại móc vào cái đinh trên cột gỗ, chỗ quá đầu người.

Bước ra cửa, anh càu nhàu như một đứa trẻ:

- Li dị! Li dị! Mở miệng là đòi li dị!

Anh cắm cúi bước nhanh ra đầu ngõ, rồi mới thong thả bước. Có điều anh cũng chẳng biết đi đâu vào giờ này! Sờ tay lên đầu, anh sực nhớ là đã quên đội mũ. Nắng quái chiều hôm còn gay gắt trên những mái tôn, trên đường đất ba dan đỏ. Anh chợt nhớ, lẩm bẩm, đúng như hệ luận từ một câu ngạn ngữ, ai làm chủ kinh tế, cũng làm chủ gia đình! Anh Ruộng ngơ ngác chẳng biết đi đâu! Lớ ngớ một lúc, anh tự an ủi, vợ anh chỉ làm tàng thế thôi, chứ bà ấy thương anh lắm. Anh Ruộng tự nhủ thế, rồi lại bước vô nhà. Sực nhớ, anh lại bước ra, đi tìm ba đứa nhỏ đang mải chơi bên hàng xóm. Anh Ruộng bước, lạnh lưng với ảo giác về cái dao sắc thái thịt huơ lên ở đâu đó đằng sau anh. Dũng sĩ thế nào được với kẻ chém lén! Và chết lãng xẹt! Anh Ruộng hiểu anh linh hoạt thế là thông minh, chí lí. Anh đã đến ngõ hàng xóm. Bỗng anh kiên quyết hẳn. Không. Thờ cúng phải thành tâm! Hiếu nghĩa mà không thành tâm như những điều tâm niệm thì còn ra thể thống gì! Tất nhiên thành tâm suy nghiệm, tâm niệm, trước tổ tiên ông bà trong gia tộc đã khuất cũng như trước lịch sử dân tộc, lịch sử nhân loại (vốn có thăng trầm, vinh nhục), không phải là duy tâm!

Thằng út của anh reo lên, gọi anh bằng biệt danh mới:

- Ba VỠ THẬN đây rồi! BA đổi tên PHẢI rồi hở ba?

- Không đùa!– Anh Ruộng gắt khiến thằng bé cười oà –.

Anh Ruộng mắng con nhưng đầu óc lại nghĩ cách đối phó với vợ. Anh lẩm bẩm: “vô thần, vãn thần” là “võ thần, văn thần”, hay … thế này cũng được, “vợ than van thân”, cho bà ấy vui!

 

38

 

Hồi chiều, Ban Thiết bị của Phòng Giáo dục huyện Công hợp đồng với Hợp tác xã Xe ba bánh chở vào mấy chục bộ bàn liền ghế do Quỹ Bảo trợ thiếu nhi (UNICEF.) của Liên hiệp quốc tặng. Trên sân nhà tập thể giáo viên, bàn ghế học sinh xếp như một lớp học ngoài trời. Một số khác được đặt trong chái đầu hồi.

Đêm nay, trăng sáng ngời. Trăng vẫn bát ngát, sáng vằng vặc, tuy không lạnh đến buốt như hồi mùa đông khô ráo, hồi mùa xuân đẫm hương hoa cà phê, hoa chè nữa. Trăng cao nguyên tuyệt vời mặc dù gần đến cao điểm mùa khô. Trăng tuyệt vời, đúng. Khoai muốn ngàn lần, mãi mãi được ngợi ca trăng cao nguyên.

Lúc ngồi với các bạn, tì tay lên mặt bàn còn thơm thơm mùi vẹc ni, âm ẩm sương đêm, Khoai cứ ngẩng mặt nhìn trăng. Anh nhớ Lí Bạch ôm trăng chết đuối trên sông.

ngẩng đầu nhìn trăng sáng

cúi đầu nhớ quê xưa! (42)

Khoai cũng nhớ làng Thuận Xá ngoài Quảng Trị xa lắc. Tuy nhiên, thật với lòng mình, Khoai nhớ nhiều nhất, nhớ say nhất vẫn là người anh yêu dấu thầm lặng đang gần gũi anh. Lộc Biếc xinh đẹp một cách trí tuệ, ngồi trước mặt anh, bên cạnh Huyện. Dưới ánh trăng, cô gái nào cũng trữ tình, duyên dáng hẳn. Giá như đừng có mặt trời với ánh sáng thô bạo, tàn nhẫn, cõi người ta này sẽ bớt đi sự bất công của trời đất – Khoai từng nghĩ vậy. Nhưng mặc nắng chói chang, Lộc Biếc vẫn đẹp. Dưới trăng, cô ấy còn đẹp biết chừng nào! Đêm nay, các bạn ngắm trăng, chuyện trò gẫu với nhau, riêng Khoai bỗng trầm ngâm thương nhớ một người anh chỉ với tay là chạm đến. Và Khoai buồn, ngồi lặng lẽ.

Một lát, anh bước vào nhà, sau khi bấm khẽ Hoán, Cam Ly, Đồi Hương. Khoai đành cam lòng dành trọn cho Lộc Biếc và Huyện đêm trăng với các bộ bàn ghế làm lạ hẳn khung cảnh quen thuộc này!

Ở dãy bàn ghế bên kia, nhóm của Ka Kring và Nam. Họ đang hát hò, ngâm thơ. Một lúc, Suối Vui, Trăng Thu, Lá Xuân, Đoá Xuân cũng rút lui một cách tế nhị. Cả bốn cô giáo này không vào nhà tập thể. Họ rủ nhau đến nhà một phụ huynh khá thân với các cô.

Khoai, Cam Ly, Đồi Hương ở hai gian nhà hai bên văn phòng nhìn ra sân trăng, bỗng mỗi người đau một nỗi cô đơn riêng. Hai đôi bạn đang chuyện trò giữa sân trăng, như dưới ánh đèn sáng trắng trong một giảng đường đã vãn, các bạn bè sinh viên đã ra về hết, chỉ còn lại họ. Họ hơi ngượng khi thấy chỉ còn lại hai đôi nam nữ. Cả bốn người đều hiểu ý các bạn của mình. Lộc Biếc định vào nhà luôn, song ánh trăng huyền ảo trữ tình kia như kìm giữ cô lại bên người bạn trai cô đã cảm mến. Dạo này, Huyện cứ mãi tự giày vò về vụ “phi nhân” với một niềm ân hận không nguôi, khiến anh gầy đi, lơ láo hẳn, y hệt kẻ mất hồn. Lộc Biếc thấy thương thương thế nào ấy. Cô hơi kinh sợ lúc hình dung hình phạt độc ác của Huyện, đồng thời không thể không thương một người đã hiểu ra, đã hối hận, âu lo đến thế. Đôi lần, Lộc Biếc muốn chăm sóc cho Huyện như một người mẹ, người chị cả, chẳng hạn nấu cho anh bát cháo gạo. Và như một người bạn, cô muốn an ủi anh, bàn với anh cách phục hồi lòng tự trọng, ý thức về danh dự cho Hộ. Cô cũng muốn bảo với anh, Nhi đã hết sợ hãi Hộ rồi; Nhi cũng chưa có ý thức đạo đức về sự nhục nhã bởi bị Hộ lạy, chỉ có cảm xúc mơ hồ, bất giác tủi thẹn thế thôi, nên cô đã hình thành ý niệm cho Nhi. Có điều, cô hiểu đâu là giới hạn cho phép. Dưới ánh trăng đêm nay, tình thương từ bản năng người nữ trong cô khiến Lộc Biếc xao động.

- Anh Huyện có nhớ nhà không?– Cô hỏi khẽ và ngọt –.

Huyện gật đầu:

- Mạ anh mới gửi thư vào.

- Mạ biết chuyện vừa rồi không hở anh Huyện?

- Kể làm gì. Anh đâu còn con nít. Chuyện ấy đúng là phút điên rồ! Khi không nhục hình học sinh!

Huyện thở dài. Lâu nay Huyện chỉ chinh phục Lộc Biếc như thói quen của chàng trai được lắm cô gái săn đón. Huyện thấy anh không bao giờ yên lòng được nếu có cô gái nào dám lơ đễnh khi gặp anh. “Đến, thấy và chinh phục”, là phương châm của tên tướng, gã vua thực dân nào xa xưa ở châu Âu, đã tự bao giờ thành phương châm yêu đương của anh. Có đến hai mươi cô gái say anh đến suýt chết, nhưng Huyện chỉ để thoả mãn cái tôi của chính anh! Chinh phục được, lòng Huyện nản ngay, chỉ đùa cho cô gái mới xiêu lòng vì anh, quay quắt buồn nhớ. Riêng với Lộc Biếc, Huyện cũng nản lòng, có điều không phải nản vì thắng, mà nản vì bại. Bảy tháng, bằng mọi thủ thuật chinh phục, anh không cách nào thắng được trái tim cô. Anh hiểu Nam và Khoai chứ, do đó anh có nể bạn, chưa ráo riết chinh phục lúc đầu. Rồi về sau, anh tự ái, tự ái bởi Lộc Biếc, nên Huyện bất chấp tình bạn. Huyện định thắng rồi sẽ rút lui! Huyện chưa nói với ai ý định của anh, một ý định đáng trách … Huyện lại thở dài. Lần đầu tiên, anh đã bị cảm hoá, không thể vẫn là mình được nữa. Anh lại bị cú sốc “phi nhân”. Lộc Biếc là nguyên nhân phụ hay chính để anh trượt chân vào cú sốc độc ác ấy?

Huyện vẫn đau một niềm đau nhói nhói bởi Lộc Biếc.

- Lộc Biếc! Khi không buồn quá phải không? Cảm ơn em nhiều nghe. Có lẽ anh sẽ qụy mất nếu không có Lộc Biếc.

Ánh trăng và giọng Đà Nẵng pha Huế dịu ngọt của Huyện khiến Lộc Biếc cảm động. Cô chớp mắt, nhìn lãng ra phía những khóm sả ướt sương.

- Lộc Biếc!– Huyện gọi thầm thì –.

Cô run lên, cơ hồ âm thanh mới phát ra từ môi Huyện chạm khẽ vào tim cô.

- Dạ.– Bỗng Lộc Biếc buột miệng như một cô gái bé bỏng –.

Lộc Biếc quên mất cô chỉ sinh sau Huyện vỏn vẹn tám tháng trên cõi đời này.

Với kinh nghiệm đã thành bản năng nhạy bén, Huyện hiểu anh đang bước dần đến chiến thắng. Lộc Biếc cũng mơ hồ hiểu, chính sự mủi lòng, trước vẻ hốc hác do hối hận rất nhân tính của Huyện, đã khiến niềm cảm mến của cô thêm sức nặng, làm trái tim cô trĩu xuống. Nỗi kinh sợ của Lộc Biếc về Huyện hầu như tan biến mất. Với kinh nghiệm, Huyện nhìn vào đôi mắt đen láy ngập ánh trăng của Lộc Biếc. Anh đang thôi miên cô, trước khi gắn vào đôi môi cô nụ hôn “á phiện” của anh. Nhưng Nam và Ka Kring đang ngồi bên dãy bàn ghế bên kia! Hai cánh cửa phía sau lưng đang hắt ra hiên ánh đèn dầu! Huyện cảm thấy hơi lúng túng.

Lộc Biếc vội trấn tĩnh lại. Cô hết hồn, chỉ chút nữa thôi, ở khung cảnh khác, làm sao cô có thể cưỡng chống. Ngay từ đầu, cô đã muốn bỏ vào nhà. Cô giận Nam quá. Sao Nam dám gần gũi Ka Kring, dần xa lánh cô! Bằng trực giác, cô hiểu Nam và cả Khoai nữa! Cô biết làm sao được! Ngồi với Huyện thế này, có phải cô muốn “trả thù” Nam? Trong tâm hồn Lộc Biếc có những khúc mắc khiến cô đau lòng. Cô cũng không thật rõ mình. Ánh trăng cùng ma lục trữ tình dễ đẩy người ta sống khác với lòng mình chăng?

Lộc Biếc sực nhớ bài thơ “Cái tát của đoá sen hồng”, thuở mới vào đại học, cô chép được trên một tờ báo. Bài thơ ấy bảo cô tát vào mặt Trường, người cô trót một thời yêu … Cô đâu ngờ lại có dịp gặp tác giả! Nguyễn Trần Nam, tên anh, kí bên dưới bài thơ đã trở thành kỉ niệm riêng của cô, cái tên cô sực nhớ, lúc cùng trên xe từ Đà Lạt về Công, đầu năm học, với anh ấy, với Huyện và Khoai. Sau này, đọc bản thảo của anh, cô đã chắc hẳn điều đó, cố giữ kín kỉ niệm riêng của mình. Đời có những ngẫu nhiên đến kì lạ! Đôi khi, cô nghĩ giữa cô và Nam như có duyên số thế nào ấy. Trong lần về nghỉ Tết vừa rồi, Lộc Biếc càng thấy rõ điều này. Bạn học năm lớp hai ở trường Quốc Anh, láng giềng hồi tấm bé, lại là kẻ đã bằng thơ của mình ngăn Trường hôn cô! Cơ hồ “ông trời” đã dành Lộc Biếc cho Nam, Nam cho Lộc Biếc tự phôi thai. Cứ ngỡ như trong một thoáng huyền thoại! Huyền thoại bỗng dưng lại có thật!

trả anh nụ hôn cưỡng đoạt

má rần bỏng vết sen hồng

em khóc, nhìn anh ngơ ngác

tay hương lả cánh buồn không? (43)

Chẳng hiểu sao Lộc Biếc không muốn nghĩ Nam đã tự phê phán và đã cảm phục cô gái nào đó của anh trong bài thơ ấy. Vâng, bài thơ xinh xắn viết giúp cho nhân vật chàng trai nào kia của Nguyễn Trần Nam vang vọng trong trái tim cô. Bốn dòng chữ như được in bằng một thứ mực với các tinh thể giãn nở, đã nổi lên trong trí nhớ Lộc Biếc, bởi ngọn lửa thiện tâm, lúc này, khi ngồi bên Huyện. Ánh trăng! Ánh trăng trữ tình suýt làm hỏng Lộc Biếc! Cô muốn vụt chạy vào gian nhà nữ. Lộc Biếc lại nhìn qua Ka Kring và Nam. Họ như hai sinh viên trong một giảng đường vắng! Lộc Biếc muốn ngồi với Huyện chút nữa, bởi cảm thấy chả nên đột ngột bỏ vào như thế.

- Lộc Biếc này!– Huyện khẽ khàng –.

- À, anh Huyện!– Chẳng biết nói gì, Lộc Biếc hỏi vu vơ –. Xứ Huế của anh, phong kiến, và là xứ sở của chùa chiền phải không? Trữ tình, trí thức nữa?

- Ừ, nhưng cũng tuỳ người, tuỳ gia đình.– Huyện chợt hiểu Lộc Biếc khiêu khích anh, cho anh còn rụt rè, chưa dám quên đi giáo điều “bất thân” giữa nam với nữ –. Nhà anh đâu có cho rằng con gái phải ít học hơn con trai, chẳng hạn … và cũng tự do yêu đương …

Huyện nói, cùng lúc nắm lấy Lộc Biếc đang đặt trên bàn. Anh chỉ kịp có cảm giác mát lạnh hơi sương, cô đã rụt tay về. Lộc Biếc nhìn qua Nam bên cạnh Ka Kring. Cô bỗng giận mình ghê gớm.

- Em vào nhà đây!

- Thôi, anh xin lỗi. Ngồi chơi một chốc nữa đã.

Lộc Biếc ngồi dang ra. Cô nuối tiếc gì, sao còn ngồi đây! Lộc Biếc chẳng rõ. Huyện có một sức hút lạ lùng!

Lộc Biếc nhìn lên vầng trăng mười bảy. Cây đa thần in một vết nhơ mờ mờ trên vầng trăng sáng ấy. Cô giật mình nhớ đêm trung thu đầu năm học này. Đêm đó, Lộc Biếc đã liên tưởng đến cổ tích chú Cuội – cô Hằng và nỗi nhớ trần gian của Xen Tếch (Saint-Ex[upery]). Lộc Biếc cũng giật mình khi nhớ Huyện mơ làm nhà bào chế hoá dược. Chẳng lẽ rồi Huyện sẽ ích kỉ như chú Cuội để Lộc Biếc phải làm cô Hằng tội nghiệp mãi mãi xa cách trần gian? Ích kỉ là cô độc, dẫu hai người, dưới gốc đa thần dược!

Huyện vẫn đang hiểu nhầm Lộc Biếc! Anh những muốn bàn ghế này có đôi cánh, vỗ nhẹ để đưa cả anh lẫn Lộc Biếc đến một nơi hoang vắng. Trên cánh đồng yêu đương, sẽ nở rộ muôn ngàn nụ hôn “á phiện”, đoá hôn “ma tuý” … Huyện bỗng rúng động trong giấc huyền thoại, khi hiểu ra, căn nguyên sâu xa dẫn anh đến hành vi nhục hình học sinh là những nụ hôn hạ nhục các cô gái đã mê muội anh. Anh chỉ mới dám đùa bỡn với các đôi môi trinh bạch, nhưng rõ ràng anh quen sỉ nhục một cách thích thú và khoái lạc các cô gái yêu anh, bằng cách đó. Quen làm nhục các cô gái, nên anh bất giác đã làm nhục Hộ bằng cách bắt Hộ quỳ gối, khạc nhổ lên tên họ và giấy trắng học trò những bãi nước bọt hoà máu từ kẽ răng? Huyện rùng mình sợ hãi, ghê tởm chính anh. Liên kết lại các nguyên nhân sâu xa, Huyện thấy mình đang trôi theo lô gích của lòng hối hận, ăn năn tận đáy tâm thức.

Huyện nấc khan như muốn trào một hòn máu bầm ra khỏi miệng. Lộc Biếc chừng linh cảm điều gì, cô hoảng hốt chạy vào gian nhà nữ. Các cô giáo ngồi quanh cây đèn dầu đặt trên bàn, ngạc nhiên nhìn Lộc Biếc, rồi nhìn ra Huyện, lặng lẽ, cô độc ngoài sân. Ôi, may sao chỉ là những nụ hôn “ma tuý”!– Huyện thầm bảo, cúi gục đầu –.

Ka Kring đang ngồi bên Nam trên chiếc ghế dài gắn liền với bàn viết học sinh, bông đùa, đọc thơ và chuyện trò phiếm, khác chi hai sinh viên trong giảng đường vắng, bỗng thấy Lộc Biếc đi nhanh vào nhà. Cô thấy đêm chưa khuya, song cũng bất tiện. Ka Kring chào Nam. Với áo váy thổ cẩm Tây Nguyên, cô bước vào gian nhà nữ, y như một sơn nữ mới bước ra từ thần thoại hiện đại của cao nguyên đỏ.

Đêm đó, một đêm nữa trong nhiều đêm Lộc Biếc tự hỏi lòng mình: Thật sự trái tim hai mươi bốn tuổi, kể cả một tuổi trong lòng mẹ, đang rối nhịp sau vòm ngực cô, đã và đang yêu ai?

Đêm đó, lại là một đêm xao xuyến, thao thức nhất của Ka Kring – hoá thân của dòng suối Đạ Nga trữ tình.

Nằm đắp chăn trên chiếc chiếu ở tầng hai, tầng giường phía dưới là Lộc Biếc, Ka Kring nhìn mái tôn ướt đầm sương đêm. Có lẽ hơi nước, từ nền đất, từ gió đã đọng lại không những phía bên trên của mái tôn, mà cả phía dưới, trong nhà nữa. Sương chảy leo theo sóng tôn. Đôi khi, có hạt sương lạnh buốt rơi trên chăn, trên giáo án. Cô mở mắt, rồi lại nhắm mắt, nhớ lại vầng trăng của những gì Nam cùng cô đã nói với nhau.

Lúc Suối Vui, Trăng Thu, Lá Xuân và Đoá Xuân chào Nam, Ka Kring để đến nhà phụ huynh ở xóm trung tâm, Ka Kring biết có dịp tốt để đùa vui với Nam. Cô thầm cảm ơn bốn người bạn gái của mình đã rất biết điều với nhau. Ka Kring suýt bật hai tiếng “cảm ơn” nhưng kịp kìm lại. Với Ka Kring, tế nhị với nhau là phải thế chứ! Hãy biết nhân danh Trái tim Yêu đương để chúc lành cho Yêu đương chứ! Và rất hồn nhiên, Ka Kring lại nói: “Trăng tuyệt vời quá, anh Nam thấy không? Trăng dành cho những hai người yêu nhau trên trái đất. Anh Nam đâu phải là thi sĩ, mà tu sĩ!”. Ka Kring thấy Nam cười. Chiếc kính cận trên sống mũi anh lấp lánh. Nam bảo: “Em đúng là sơn nữ của huyền thoại mới. Em mở ra trong mắt anh một cái nhìn rất mới. Nhân tộc Kinh không ban cho anh cái nhìn đó. Anh đâu ngờ người nữ lại tuyệt vời như cung cách Ka Kring. Em giúp anh hiểu một phong cách nữ rất tương lai của nhân loại. Nhân loại, trong đó có sắc tộc Kinh, còn lâu mới vươn tới được phong cách đã được giải phóng như Ka Kring!”. Ka Kring cười khanh khách: “Đừng tán tỉnh để gạ gẫm nhé!”. Nam cũng bật cười: “Ka Kring đang đứng ở địa vị bình đẳng của phụ nữ, sánh với nam giới”. “Lại nịnh ư, ông nỡm?!”.– Cô nói –. “Thật ra, tục bắt cái chồng của nhân tộc K’Hor, và của nhân tộc Chiau Mạa em là cổ … Em bắt cái chồng theo mệnh lệnh trái tim em … Và em có thể thất tình, dám khóc lớn nỗi thất tình ấy theo cách của em. Anh Nam có nỡ lòng nào để em thất tình không? Không yêu em sao?”. Nam cười: “Thú thật, ban đầu nghe Ka Kring nói thế, anh run rẩy, rồi ngỡ Ka Kring xem anh là trò đùa. Anh vừa vui, vừa đau. Cảm giác mâu thuẫn này trong lòng anh, anh lần đầu nếm trải”. Ka Kring hỏi ngay: “Anh không tin em yêu anh thật sao? Ka Kring muốn bắt cái chồng là anh Nam thật mà”. Nam cười. Ka Kring để ý thấy, nụ cười của Nam dần tắt. Nam xúc động, như một lần Nam đã nói ở suối đá, Nam thầm biết ơn cô gái lai Ka Kring chăng, sao nét mặt Nam lại ưu tư! Ka Kring khẽ bảo: “Anh Nam nhớ người yêu cũ ư?”. Nam lắc đầu: “Thật lòng, có rất nhiều khi Ka Kring chiếm lĩnh cả tâm hồn anh đấy. Ka Kring là một sơn nữ mới và lạ. Ngày xưa, anh hát “Sơn nữ ca” của Trần Hoàn, cái ông nhạc sĩ tài hoa, người Quảng Trị, anh cứ nghĩ đùa, ông ấy muốn “Sơn nữ ca” phải ôm trùm cả cõi “trần hoàn” thế gian này kia đấy. Anh không thể nghĩ sơn nữ anh gặp lại là em. Em có phong cách sống rất nhân loại thật đấy. Em rất Thái, rất Mường, rất Ê Đê, rất K’Hor, rất Chiau Mạa, rất Đa-ghét-x-tan (Daghestan) của Gam-da-tốp (Gamzatov), rất Hi Mã Lạp sơn …”. Ka Kring mỉm cười: “Anh Nam mung lung quá. Có thật em chiếm lĩnh cả tâm hồn anh không? Sao mình không yêu nhau?”.– Ka Kring xúc động đến nghẹn ngào –. Cô chỉ muốn hỏi thẳng và mong Nam nói cho cô hay. Nam cứ nhìn trăng, nhìn ra các đồi trà sương khói nhuốm trăng, các mái tôn lấp loáng trăng bên K. Ka Kring chẳng biết anh nghĩ gì. Có lần, cô nghĩ Nam e ngại cô là cô gái lai. Mặc cảm lai Tây là điều có thật trong xã hội vốn là nạn nhân của thực dân, đế quốc Âu – Mỹ. Cô đâu ngây ngô không hiểu điều đó. Vả lại, cô biết, phần lớn người châu Á không có gốc du mục. Đa số là các dân tộc sáng tạo ra nền văn minh lúa nước, đi lên bằng nền văn minh lúa nước, định cư một chỗ tự lâu đời. Gốc chim Lạc thiên di đã quá xa vời ở người Kinh. Dẫu dân miền núi du canh du cư, cũng chỉ luẩn quẩn trên  một địa bàn. Họ tránh yếu tố lai để tự vệ, bảo tồn nòi giống. Dân Âu, gốc du mục, đi xuyên các lãnh thổ, mặc dù cũng chống yếu tố lai nhưng có điều kiện dễ dàng để rồi sẵn sàng hoà huyết, hoà tộc. Cô biết, ngoại trừ bọn phát xít Đức, các dân tộc Âu – Mỹ không coi yếu tố lai giữa các tộc da trắng là quan trọng. Và ngoại trừ bọn phân biệt chủng tộc, khinh miệt da đen nửa đầu thế kỉ hai mươi trở về trước … Ngày nay Âu – Mỹ có khá hơn trong ý thức … Ka Kring hiểu Nam. Tuy nhiên cô lại thấy anh rất chan hoà với người K’Hor, Chiau Mạa thuần tộc. Cô quý Nam ở điểm đó. Có điều cô e rằng anh chưa vượt lên được mặc cảm vô thức để vươn tới lí tưởng – lí tưởng thường còn ở mặt nhận thức, chưa thành tình cảm cụ thể ở nhiều người. Ka Kring bâng khuâng buồn. “Anh Nam!”.– Ka Kring khẽ buột miệng –. Nam nói: “Anh mong Ka Kring nói gì cho ấm áp đi”. Ka Kring hơi run. Cô không ngờ cô lại buột miệng lần nữa với Nam: “Nếu em bắt anh Nam làm cái chồng, em triệt sản nhé”.– Ka Kring bỗng da diết với bản tính hồn nhiên của cô. Anh lắp bắp: “Ka Kring … nói gì thế?”. “Anh Nam yêu em, nhưng sợ có con cái lai phải không? Anh sợ có con da đen, da trắng chứ gì?”.– Ka Kring nghẹn ngào. Cô cắn chặt môi. Cô lại bụm tay vào mũi và miệng. Ka Kring không muốn bật khóc. Nam lạnh người. Ka Kring nói lên nỗi vướng mắc, dằn vặt của anh! Đó là sự thật của tâm tư Nam. Nam chỉ muốn hoà tộc trong phạm vi năm mươi ba nhân tộc Việt Nam thôi. Đó là nhận thức, tình cảm công dân, tình cảm thi ca và khát vọng hạnh phúc riêng tư của Nam. Yêu đương siêu chủng tộc, siêu quốc gia, Nam thật lòng thấy đẹp, song anh biết không thể. Anh sợ sự xoá nhoà nòi giống Việt Nam. Ka Kring cố gắng bình thản trở lại. Một lúc lâu, Ka kring nói: “Em chỉ yêu anh với khát vọng tình nhân, vợ chồng. Hạnh phúc, thôi thì chỉ thế. Em không cần hạnh phúc làm mẹ, làm bà! Được không Nam?”. Nam xúc động muốn khóc. Anh không ngờ Ka Kring yêu hồn nhiên mà sâu nặng đến thế, và quá chừng đau xót! Triệt sản ư? Tốt quá. Cũng hơi buồn! Họ Nguyễn Trần anh thừa con cháu nối dõi. Anh cần gì sinh con cháu đâu. Anh định gật đầu. Nhưng Nam thương Ka Kring. Sao Ka Kring không bắt cái chồng là ai khác, chứ không phải Nam, và người đó sẽ chấp nhận một lũ con đa chủng tộc do Ka Kring sinh ra, như hôm nào ở buôn B’Kẽh Ka Kring đã cười đau xót nói, lũ con ấy sẽ là đứa đen, đứa trắng, đứa vàng, đứa tổng hoà các sắc tố, đủ các màu da, với gien trội, gien lặn, ở các thế hệ, theo quy luật tự nhiên mà di truyền học đã đúc kết? Anh sợ cô nông nổi, rồi oán hận nhau sau này. Đúng là bất ngờ đến bàng hoàng. Ka Kring đã đưa anh cùng cô vào một tình huống để phát hiện ra chiều sâu ý thức, cả vô thức của mình. Chẳng lẽ anh tầm thường đến thế? Anh có “bệnh màu da”, phân biệt chủng tộc trong đáy sâu của tâm thức ư? Và Nam tự hỏi, liệu lời giải của bài toán di truyền học kia có đúng theo công thức, định luật thực nghiệm sinh học? Hay anh đã chấp nhận lời giải đó theo tâm lí học dân tộc, đặc biệt là tâm lí học nghiên cứu về dân tộc Việt Nam, một dân tộc phải thường xuyên tự vệ, bảo tồn nòi giống để tồn tại trước mọi âm mưu đồng hoá? Dưới ánh trăng, Ka Kring cố gắng đọc những ý nghĩ, cảm xúc của Nam qua cử chỉ, nét mặt, các câu nói chưa dám bày tỏ hết nỗi lòng của Nam. Nam thỉnh thoảng lại nhìn trăng, thoáng liếc sang dãy bàn ghế Lộc Biếc với Huyện đang ngồi. Ka Kring bỗng thấy Lộc Biếc ngồi dang ra xa, không dám ngồi gần Huyện như các sinh viên trong các giảng đường thường giữ khoảng cách vừa phải. Ka Kring nhạy cảm với điều ấy, cô hiểu Lộc Biếc đang tránh một nụ hôn! Ka Kring lại hồn nhiên mỉm cười. “Anh Nam”.– Ka Kring gọi khẽ tên người cô yêu –. “Hạnh phúc với em là vậy đó, và em sẽ là một cô giáo giỏi. Đơn giản thế thôi. Đơn giản mới có hạnh phúc, anh Nam à”. Nam nhìn cô: “Đúng, anh từng nói với Huyện và bạn bè, hạnh phúc là chọn chỗ đứng phù hợp với điều kiện của mình. Anh có cao vọng làm một nhà văn, nhà thơ cỡ lớn, nên anh khổ trong lao động nghệ thuật, song rất hạnh phúc bởi lao động ấy là lao động một mình …”.– Nam mỉm cười –. “Anh yêu Ka Kring biết bao! “Sơn nữ ca” của Trần Hoàn rồi sẽ được đặt lời hai. Lời một buồn, lời hai là hạnh phúc. Hồi nãy, anh chưa nói hết ý như vậy … Sơn nữ phải bắt cái chồng lữ khách miền xuôi để sinh con đẻ cái chứ!”.– Nam lại nhẹ giọng –. “Sao em không thuần tộc Chiau Mạa, hay chỉ lai các tộc trong nước nhỉ!”. Ka Kring vẫn khúc khích: “Anh ngốc thế nên khổ! Yêu em, em sẽ bắt cái chồng là anh, cưới anh. Em triệt sản. Hai đứa mình là “tình nhân” đến già. Không tuyệt sao, hở anh Nam?”. Nam ngẩn ngơ bởi ý tưởng rất huyền thoại, rất địa đàng với hạnh phúc trần thế mà nhiều người cố cải biên lại khác với Kinh thánh. Ka Kring lại ngây ngất trong vẽ vời tương lai: “Em sẽ vẽ tranh, dạy học. Anh mãi làm thơ, viết văn và dạy học. Hai đứa sống trong một ngôi nhà nhỏ xíu, có mảnh vườn xinh xinh. Thích không hở ngốc?”. Cô cười khe khẽ tuy muốn khanh khách cười cho bằng thích. “Em vẽ khá nhiều tranh rồi, anh biết không? Dạo sau này, màu dầu hiếm, em kí hoạ, vẽ bút sắt với màu nước …”. Nam cười, say đắm nhìn cô gái lai xinh đẹp lại giàu tưởng tượng: “Em tuyệt vời quá, sơn nữ ạ”. Nam muốn bày tỏ bằng một nụ hôn trên đôi môi Ka Kring bóng ánh trăng quyến rũ, nhưng anh nhìn ra xa, nao nao, bổi hổi. Hương tự nhiên rất da thịt trắng trong của cô gái lai như có hơi ấm, hơi ấm anh chỉ cảm nhận bằng ảo giác của niềm yêu ngây ngất. Ka Kring cơ chừng đọc được cả cảm xúc thầm kín ấy của Nam, hay cô chỉ tưởng tượng, cô cũng chẳng rõ. Ka Kring chợt thấy Lộc Biếc bước nhanh vào gian nhà nữ. Cô biết cũng đến lúc phải vào, để Nam cũng vào phía gian nhà nam, hai người hai cõi mộng mơ sau cuộc say trăng.

Ka Kring nhìn lên mái tôn đọng sương đêm. Ánh đèn dầu toả sáng lên, lóng lánh các dòng dương, hạt sương trên sóng tôn. Cô Phước đang đọc sách. Cô thấy Cam Ly suy tư, đang ngồi viết gì với vẻ mặt rười rượi buồn. Thư cho Hải chăng? Suối Vui đang mải mê, cần mẫn chấm bài. Suối Vui cứ vui một mình hoài sao?

Ka Kring chợt nghe tiếng gõ cửa mặc dù cửa vẫn mở hé. Cô thấy Huyện ló mặt vào, hốc hác, hốt hoảng, buồn khổ:

- Cô Phước ơi, cho tôi gặp Lộc Biếc một chút?

Ngạc nhiên, cô Phước bước ra:

- Có gì không, đồng chí Huyện?

- Cho tôi gặp Lộc Biếc. Xin lỗi, hơi khuya rồi …

Lộc Biếc bỏ chăn, mang dép, bước về phía Huyện.

- Lộc Biếc! Cho mình nói cái này một chốc thôi.

Lộc Biếc ngần ngừ. Cô mở cửa bước ra hàng hiên, ý tứ không khép cửa lại, để ánh sáng đèn dầu hắt ra bàn ghế ngoài sân. Đứng một bên cửa, trong khoảng tối, Lộc Biếc thấy Huyện chừng đang thảng thốt, khiến cô vừa lo vừa thương.

- Lộc Biếc!– Huyện không còn là anh trước đây nữa, đang lúng túng, bối rối, biết không đúng lúc, vẫn muốn nói điều gì đó –.

- Có chuyện gì không anh?– Cô hỏi rất khẽ –.

- Anh muốn nói, anh yêu em. Em đồng ý không?

Lộc Biếc sững sờ. Cô không tin Huyện đang đứng trước mặt cô. Lộc Biếc mở to mắt. Huyện đã thay đổi vậy sao? Cô ngần ngừ, rồi lắc đầu trước chàng trai thảm hại:

- Không. Em xin lỗi phải nói “không”.

Lộc Biếc vào nhà, vội lên giường, trùm chăn kín đầu, ứa nước mắt.

Cô Phước lặng lẽ đi ra, thấy Huyện mới quay lưng bước về gian nhà Nam. Cô nhẹ tay đóng cửa, sau khi nhìn ánh trăng đã mờ hơi sương ngoài sân, khẽ chép miệng. Cô cũng chẳng hiểu điều gì đã xảy ra! Cô Phước chợt nhận thấy, với chức vụ hiệu phó, cô bỗng dưng già đi đến mười tuổi trong nhà tập thể này, mặc dầu cô chỉ mới ở tuổi hai mươi hai!

Bên gian nhà nam, Khoai cũng vừa đóng lại cửa cho Huyện.

- Bình tâm đi thôi, Huyện ạ. Phải giữ sức khoẻ. Xa nhà, khổ lắm.– Khoai khẽ nói, với một nỗi buồn trong vắt như những giọt nước mắt trong thơ của anh, những giọt nước mắt suốt đời anh chiêm ngưỡng và dặn lòng mình luôn vươn tới –.

 

39

 

Đêm ba mươi tháng tư, bốn năm sau Ngày Thống nhất, tại phòng học lớp bảy, trước hai cây đèn dầu đặt ở bàn giáo viên là bốn cây đèn dầu khác đặt ở các bàn học sinh. Các giáo viên của Phân hiệu A cùng các phân hiệu trưởng, đoàn viên ở B, C, ở K đã họp mặt để kỉ niệm hai ngày lễ lớn trong năm, Ngày Giải phóng Miền Nam và Ngày Quốc tế Lao động. Đêm nay cũng là lễ kết nạp đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cho các đối tượng đoàn.

Dưới cờ Tổ quốc, giữa bảng đen là chân dung Bác Hồ. Hai bên ảnh Bác là cờ Đảng, cờ Đoàn Thanh niên Cộng sản.

Anh Ruộng mời anh Giảng, anh Quỳnh phát biểu cảm tưởng về hai ngày lễ lớn. Sau đó là nghi thức kết nạp. Trong sáu đơn xin kết nạp, chỉ có bốn đơn của bốn đối tượng đoàn được Huyện đoàn chấp thuận. Đó là K‘Đa, Hạ, Hoán và Trăng Thu. Bốn đồng chí trẻ đứng hàng ngang ở cửa ra vào, nhìn qua bàn giáo viên, chỗ bí thư Chi đoàn giáo viên đang đứng. Anh Ruộng đọc quyết định kết nạp. Tiếp theo, anh mới từng đối tượng đoàn tuyên thệ trước chân dung Bác Hồ, cờ Tổ quốc, Đảng, Đoàn.

… anh-téc-na-xi-on-na-lơ sẽ là xã hội tương lai …

… đấu tranh này là trận cuối cùng

kết đoàn lại, để ngày mai … (44)

Những tiếng hát vang lên từ phòng họp, trong ánh đèn dầu, trước màu cờ đỏ. Ngoài kia, chung quanh là bóng đêm.

Các đoàn viên mới bày tỏ cảm nghĩ. K’Đa bồi hồi, xúc động nơi giọng nói. Hoán cũng run run âm sắc. Hạ và Trăng Thu vừa khóc vừa phát biểu.

Ngồi dưới phòng họp, Nam cũng nổi da gà. Anh đã nhiều lần tham dự lễ kết nạp như thế này, trải nghiệm được cảm xúc chính trị với niềm chua chát riêng.

Buổi lễ cũng ngắn gọn. Nam tưởng đã kết thúc, toan đứng dậy, lại nghe anh Ruộng thông báo phần thứ ba của cuộc họp.

Anh Ruộng đọc quyết định khai trừ Huyện vì đã vi phạm kỉ luật ngành giáo dục nghiêm trọng: nhục hình, xúc phạm đến nhân phẩm học sinh. Huyện bước lên, trao trả thẻ đoàn viên, nói vài câu nhận khuyết điểm, chấp hành quyết định khai trừ. Huyện lạnh lẽo đi, đứng, nói như một người đã chết.

Sau khi dọn dẹp, bưng đèn bước lên nhà tập thể, Nam và Khoai thấy anh Ruộng ôm hộp đựng cờ, ảnh chân dung Bác Hồ có ý bước tới gần họ. Cùng bước đi một quãng, anh Ruộng nói với Nam và Khoai:

- Huyện đoàn đã gửi lí lịch hai bạn ra Quảng Trị để xác minh. Địa phương chứng thực là đúng, rõ ràng. Bí thư Huyện đoàn rà soát lại, thấy kẹt về nguyên tắc tổ chức Đoàn, nên đã hoãn … Mình cũng biết trước … Hoá ra sự nhận xét, giới thiệu của Chi đoàn cơ sở là vô nghĩa. Hai bạn thông cảm nhé.

Anh Ruộng đi vội lên phía trước.

Ka Kring vẫn sóng vai bên Nam, hồn nhiên nói:

- Hiện thực bi tráng của lịch sử cho ta “sáng mắt, sáng lòng”, nhưng giáo điều, nguyên tắc mù cả hai mắt và tối lòng. Hai anh viết đơn làm chi, em đã nói rồi!

Nam cười:

- Viết đơn đến lần thứ sáu rồi đó. Người ta bảo mình, mình phải viết. Bộ muốn “vô chính phủ” hay sao mà không viết! Bọn anh cũng biết rồi … Chúng ta không được tin dùng lâu dài!

Nam và Khoai vốn quen với cảm giác bị từ chối này, tuy thế họ vẫn tin văn chương của họ sẽ thuộc về vĩnh cửu trong khi tất cả các giá trị khác sẽ qua đi, tan biến … Dẫu sao họ cũng cảm ơn Đảng đã thống nhất được Tổ quốc, đã cho họ một lí tưởng để sống, để làm thơ, viết văn. Khoai cố đùa cho câu chuyện trở nên vui:

- Đảng đã mở đường cho thơ văn bọn anh, cho cả tranh của em đi đến vĩnh cửu mà, Ka Kring!

- Ừ, thôi, cứ nghĩ vậy …– Cô nhếch mép, cười buồn –.

Ka Kring im lặng, rồi cô lại nói, giọng lại vui vui:

- Đáng lẽ, Đoàn cũng như Đảng ở các cơ quan, trường học nên ẩn mình vào dạng mật vụ. Đó là một phương thức đã có thời áp dụng. Hiện nay, đó cũng là phương thức tế nhị, lại đỡ cồng kềnh.– Ka Kring lại cười khanh khách sau câu nói khẽ –.

Câu nói chính trị ấy, với Ka Kring, vẫn quá đỗi hồn nhiên!

Theo cây đèn dầu trong tay Nam, ba người bước đi trong đêm. Họ sực nhận ra, cứ mải nói chuyện, nên chỉ còn ba người giữa đêm vắng. Bốn bề là bóng tối. Nhà tập thể hé ra những khe sáng thẳng đứng trước mặt. Gió ban đêm cuối mùa khô vẫn lạnh buốt ở vùng cao nguyên này.

 

40

 

- Khoai ơi, đợi anh em cùng lên nhà.– Nam gọi –.

Tôi quay mặt, mỉm cười, chậm bước.

- Sáng nay, có “tiết mục” vui đấy.– Nam lại nói, khi đi cạnh tôi –.

Có một ngẫu nhiên thú vị ở thời khoá biểu, đặc biệt trong sáng thứ sáu hàng tuần như sáng hôm nay, sau hai tiết dạy đầu buổi, tập thể dục giữa giờ với học sinh xong, nhóm giáo viên bấy lâu được Lụa đặt tên là “Cộng sản cấp tiến” được nghỉ ba tiết cuối. Lộc Biếc, Ka Kring, Huyện và Nam đi hàng ngang cùng tôi trên con đường giữa hai khoảng dâu tằm. Vào tháng cao điểm mùa khô, lá dâu như chững lại, nom thưa thớt hẳn với nhiều lá già xanh đậm, lá non ít đi và cũng chóng già tuy chưa đủ độ lớn. Trên các cành, còn sót vài trái dâu tằm chín đỏ. Tôi vừa lơ đãng ngắm vừa hỏi:

- “Tiết mục” gì vậy Nam?

- Cà phê và rượu dâu, dâu hôm trước chị Lài hái đó.– Ka Kring đáp thay –. Em lấy một ít trái bỏ vào chai ngâm rượu cho đẹp –.

- Tập uống rượu sao, sơn nữ?– Tôi đùa –.

- Nhấp môi thôi. Chị Lộc Biếc cũng sợ rượu. Chủ yếu là dành cho các đấng mày râu các anh.– Ka Kring khúc khích cười –.

Dưới chiếc mũ rộng vành, nụ cười Ka Kring sáng và xinh. Lộc Biếc cũng cười rất duyên dưới vành nón lá. Quai lụa hồng màu hoa đào khiến gương mặt đẹp, trắng mịn của Lộc Biếc hồng hào thêm. Trong một thoáng nhìn qua, tôi liên tưởng đến một tứ thơ Đường.

- Nhưng có bánh quy mặn. Khỏi lo xót ruột nghe anh Khoai.– Lộc Biếc nói vui, nhắc tôi nhớ lần uống cà phê ở quán anh Trà dạo nào –.

- Ồ, quá cám ơn.– Tôi cảm động –.

Đứng lại ở vại nước trước cửa hông chái bếp, tôi múc nước xối nhẹ cho hai cô giáo rửa bụi phấn trên mấy ngón tay. Tôi cũng rửa rồi trao gáo cho Huyện. Tôi rảy hai bàn tay vào lá cây cà phê thấp cạnh đó, rút vuông khăn mỏng ra lau.

- Ở chái đầu hồi chứ?– Tôi hỏi –.

Lộc Biếc, Ka Kring đã đi vòng để ra cửa trước, quay mặt lại gật đầu.

Cánh nam chúng tôi đi vào cửa hông, qua chái bếp, phòng ăn tập thể, mở cửa hông bên kia để ra chái đầu hồi.

Những con ong mùa khô này, hình như phải đi kiếm mật hoa rất xa, tít tận rừng sâu nên có lẽ không đủ sức để bay đến nơi. Hoa ở vùng này chỉ còn độc nhất một loại, hoa khoai lang. Hoa khoai lang cằn cỗi mùa khô! Bốn đàn ong đã thưa dần. Ong chết đói dọc đường vì kiệt sức? Những con ong cần mẫn còn lại, hút mật quanh đây, phấn hoa khoai lang tim tím hai bên hông. Còn một, hai tuần nữa, trời sẽ chuyển sang mùa mưa, không biết ong có cầm cự được không. Ồ, trời mưa nhiều, ong còn mật đâu để mang về tổ! Vừa ngồi chờ Lộc Biếc, Ka Kring, tôi vừa nghĩ bâng quơ. Ừ, cũng có thể ván gỗ thông đóng thùng nuôi ong có một mùi khó ở với chúng chăng.

Nam rút ra một điếu thuốc thơm “Sài Gòn giải phóng”, tiêu chuẩn hai ngày lễ lớn còn lại, xoè diêm, nhả khói. Huyện cũng đánh diêm, đặt ngọn lửa vào đầu điếu thuốc lá, nheo nheo mắt. Huyện đã tươi tỉnh trở lại sau cú sốc “phi nhân”, cái lắc đầu nói “không” của Lộc Biếc.

Chúng tôi cùng cười vui khi thấy hai cô giáo bưng bình thuỷ, phin lọc và li.

- Phin lọc của chị Trâm đó. Lâu quá không dùng, mới cọ rửa lại.– Lộc Biếc nói –.

Tôi mở gói cà phê, cũng tiêu chuẩn hai ngày lễ vừa rồi, cho vào phin sau khi tráng qua nước sôi. Chỉ có hai phin lọc, nên cũng vừa lọc vừa nhấp môi như hôm ở quán anh Trà. Cà phê cũng tuyệt ngon.

- Hôm nay liên hoan mừng sinh nhật Bác Hồ sao?– Huyện mỉm cười, cái cười mỉm đã lấy lại phong độ phần nào –.

- Liên hoan trước! Mười hôm nữa mới tới ngày đó. Ngày đó lại cuối đợt thi học kì hai mất rồi.– Nam cười –. Giá như ngày nào trong năm cũng là lễ lớn cả thì cuộc sống lên hương.

- Bộ muốn tiêu chuẩn đại cán, đại táo hở ông tướng hồng quân X-tren-ni-kốp?– Ka Kring cười trêu –.  “Chống tham ô lãng phí” (13) mà!

Huyện mở gói bánh có lẽ Lộc Biếc mới mua thêm ngoài quán, trong khi Nam chạy qua văn phòng mượn anh Giảng bộ ấm chén tiếp khách để cho trà hương ngâu vào, chế nước sôi cho trà ngấm sẵn.

Tôi chợt thấy cửa thư viện vẫn mở nhưng chị Xinh đi đâu mất. Huyện cũng vừa phát hiện điều đó. Anh hơi hoảng vì hiện nay anh là phụ tá cho chị Xinh. Huyện vội đi ra, nhìn các góc thư viện, ngỡ chị Xinh đang lúi húi kiểm sách ở các ngăn kệ gần nền. Cũng không có bóng dáng chị Xinh. Anh khép cửa, lắc đầu, đi vào chỗ chúng tôi đang ngồi.

- Kiểu này là mang hoạ vào thêm theo chị Xinh!– Huyện càu nhàu rồi cười –.

- Thư viện trường mình tí hon như cái chuồng bồ câu, nhưng có nhiều cuốn quý lắm đó. Những cuốn quý ấy lại mới keng!– Ka Kring nói –.

- Có ai đọc mà cũ! Ở Huế là hết vèo, phải móc ngoặc với các cô hàng sách mới mua được, hay chỉ có thể đọc tại chỗ ở thư viện. Chẳng ngờ cô Nhân lại mua được ngoài Đa Công!– Nam tặc lưỡi –.

Lộc Biếc gật đầu:

- Ở thành phố Hồ Chí Minh cũng vậy. Em thèm quá.– Cô cười trong lòng bàn tay –.

- Chỉ thấy mỗi K’Đa mượn đọc!– Huyện nói –. Hôm giúp chị Xinh mới biết.– Huyện bảo thế, lại hơi ngượng vì anh cũng chưa đọc mấy cuốn đó –.

- Anh K’Đa cảm phục Lộc Biếc lắm đấy.– Nam nói –. Chuyên môn sâu, các cuốn ấy của ngữ văn, anh ấy cũng đọc. Giá như mấy em học sinh K’Hor, Chiau Mạa đều cỡ như anh K’Đa thì tuyệt quá.

Ka Kring nguýt mắt:

- Bộ Ka Kring này tệ lắm sao?

- Lẽ ra, sơn nữ Tây Nguyên phải da bồ quân kia … với tóc đen, đôi mắt to, lông mi cong vút mới điển hình.– Nam nói chữa cho câu hồi nãy, lại một lần nữa bị hớ –. Anh đang viết thêm lời hai cho “Sơn nữ ca” của Trần Hoàn đó nghe.– Nam lại nói vuốt và đùa vui, mong Ka Kring đừng giận dỗi –.

- Tác giả bỏ tù anh Nam vì tội vi phạm bản quyền đấy.– Ka Kring cũng đùa lại, ngón tay chỉ chỉ với ý doạ –.

Nhấp một ngụm cà phê, Nam nói:

- Sửa lời kia! Nhưng … Ừ, đặt ca từ thứ hai, cũng mệt chuyện rồi. Thì sẽ xin phép được bổ sung cho ông trưởng ty vậy. Này nhé, lời một, chỉ một mình sơn nữ yêu thầm lữ khách, thấy thương quá. Thì đây, lời hai rất nồng ấm và hạnh phúc, người lữ khách với sơn nữ sẽ thắm thiết bên nhau để xây dựng buôn làng hiện đại, cực kì văn minh. Tình yêu vẫn là trước hết.– Nam chú thích thêm với nụ cười –. Tất nhiên ở đây là sơn nữ ngày xưa, đâu dám là Ka Kring!.

… sơn nữ ơi, đừng làm thắc mắc cho lòng khô cạn

                        từ nay nước mắt đầy vơi …

… sơn nữ ơi, làm chi cho đớn đau lòng

                        trong một thời gian rồi thương rồi nhớ …

Có lẽ “khúc mắc” xảy ra là vì trăn trở sắc tộc trong tình yêu đương. Tình yêu và sắc tộc là cả một vấn đề! Phải chăng là thế? Nhưng rồi, e hèm, lời hai của Nguyễn Trần Nam đây:

… sơn nữ ơi, tình mình thắm thiết xanh lòng không

                        cạn nghìn sau suối hát rừng thơ …

… sơn nữ ơi, lời em say trái tim này

                        say đượm nghìn sau hoài thương hoài nhớ …

Thấy được chứ?– Nam phấn khích vì cà phê và rượu dâu –. Mình xin tặng riêng lời hai này cho Ka Kring.

Ka Kring cười khanh khách, đỏ mặt:

- Xin cảm ơn, cảm ơn.– Đôi mắt nâu trong vắt đưới hai hàng lông mi của cô chớp chớp một ánh trữ tình hồn nhiên –.

Tình cảm này của Ka Kring bạn bè đều biết. Ở loại tình cảm nào cô cũng bày tỏ rất tự nhiên, không khép nép, dè dặt, kín đáo như người nữ sắc tộc Kinh, cũng không bạo dạn đến sỗ sàng như một phân số người nữ Âu – Mỹ thời nay. Cô yêu Nam hồn nhiên, trong sáng và công khai, công khai rất đáng mến, đáng mến vì chân thành. Với các cô gái Kinh, thể hiện tình cảm kiểu đó biết bao giờ mới được chấp nhận. Cách bày tỏ tình cảm của Ka Kring vừa mộc mạc, nguyên sơ, vừa tế nhị, cao sang.

Nam uống hết chung rượu dâu sau khi nhai trọn cái bánh quy. Anh như cảm được mùi rượu đỏ trong vắt trôi xuống cổ họng, từ tay mời của Ka Kring:

- Hãy tưởng tượng như xem một khúc phim diễn đạt khát vọng, mơ ước cháy bỏng của sơn nữ. Thế này, với cây đũa thần, Ka Kring gõ vào những nhà sàn dài B’Kẽh, các dãy nhà ấy liền hoá bê tông, với gạch men, mái ngói, có vách ngăn từng hộ. Mặt tiền mỗi hộ có cửa lớn, cửa sổ. Dưới cửa lớn, có cầu thang xây, có bồn hoa. Trong mỗi hộ có máy truyền hình, máy hát, bàn ghế, giường tủ … Sau căn hộ là nhà bếp, phòng vệ sinh … Dân cứ B’Kẽh, với đũa thần, sẽ có trình độ tối thiểu là lớp mười hai … Ka Tem, K’Bri và các em khác là kĩ sư, bác sĩ (y sư), giáo viên … K’Bẻo, với đũa thần, sẽ trở lại là chàng trai da nâu, nâu như thuở mới lọt lòng đến tám tuổi, với sức vóc, trí tuệ tuyệt vời. Tất cả đều biết quốc tế ngữ, ngoại ngữ. Về sản xuất, tất nhiên với đũa thần, sẽ công nghiệp hoá nông nghiệp, cả các nghề thủ công. Được như thế, đúng là một cộng đồng Chiau Mạa hiện đại, văn minh …

- Phim đang chiếu trong đầu mỗi người, theo lời bình của Nguyễn Trần Nam. Còn gì nữa không?– Lộc Biếc nói, như được thôi miên –.

- Còn chứ.– Ka Kring đáp với đôi mắt xa vời –. Ka Kring với đũa thần của mình, sẽ trở thành một Ka Kring da nâu cho vừa ý lữ khách Nguyễn Trần Nam.

Ka Kring nói phớt tỉnh, khiến mọi người cùng cười như nắc nẻ. Huyện rất thú vị:

- Sơn nữ Ka Kring da nâu, mắt to rợp bóng mi đen, mái tóc đen mượt, tâm hồn cởi mở, phóng khoáng, trí tuệ rộng và sâu, lại có tài vẽ tranh rất mực tuyệt vời! Trời đất ơi, chỉ cần thay làn da, màu tóc chứ mấy! Ồ, như thế mới đúng là sơn nữ Đạ Nga, cô gái miền núi của dòng suối chảy ở dưới chân ngọn đồi kia.– Huyện đưa tay chỉ –. Như thế mới hợp ý Nguyễn Trần Nam!

Đúng vậy, một sơn nữ thuần tuý Việt Nam như thế mới là người trong trái tim Nam. Nam bỗng trầm lắng lại sao phút bông đùa:

- Mơ thì dễ, nhưng thực hiện khó lắm. Ngay việc học, cũng phải có truyền thống lâu đời. Đâu dễ dàng gì “nhảy vọt” từ phương thức du canh du cư của công xã thị tộc lên chủ nghĩa cộng sản văn minh, dân chủ và nhân bản như dự đoán của Mác được. “Nhảy vọt”, thăng hoá kiểu đó, rõ là không kinh qua nhiều phương thức sản xuất, nhiều hình thái xã hội … K’Bri, K’Bẻo, Ka Tem và nhiều học sinh ở phân hiệu anh K’Đa không chịu học đấy. Truyền thống học hành chưa có bề dày!

Ka Kring cũng buồn bã gật đầu:

- Em về buôn của ba em ở Đạ Ân, thấy học sinh ở đó cũng không hiếu học. Còn cách sống nữa, họ sẽ rất lúng túng trong các căn hộ hiện đại, cách làm ăn, sinh hoạt hiện đại.

- Phải có máy truyền hình chiếu suốt ngày các bộ phim với cách sống như anh Nam mơ ước, trong các điều kiện sống lí tưởng ấy, về chính người K’Hor, Chiau Mạa với phong tục, tập quán cách tân, đậm màu sắc K’Hor, Chiau Mạa! Nói rõ ra, đó là những bộ phim do chính diễn viên Kinh, K’Hor, Chiau Mạa diễn xuất! Phim phải rất K’Hor, rất Chiau Mạa! Và như thế là điều kiện sống viễn tưởng hiện thực, chứ không phải viễn tưởng theo các loại sách về đĩa bay của các hành tinh khác, hoặc đến mức huyễn tưởng …– Lộc Biếc nhấp môi rượu, nên xem ra cũng “say” –.

Ka Kring tán thành:

- Đúng là các nhà mộng mơ! Phim điện ảnh hay tiểu thuyết dạng đó, không phải hiện thực chủ nghĩa. Phải khẳng định ở lời giới thiệu phim, ở trang nhất tiểu thuyết, đó là loại dự kiến! Đó là tác phẩm thuộc phương thức sáng tác hiện thực dự kiến.

Nam và tôi đã nhiều lần bàn với nhau về ý tưởng này.

Tôi quen thói tò mò của người viết truyện, song cũng hơi ngại khi hỏi Ka Kring về điều lâu nay tôi thắc mắc, lưu tâm:

- Quê Ka Kring ở Đạ Ân? Dọc đường quốc lộ Hai mươi phải không? Sao Hoán nói ở huyện lị Đa Công?

Ka Kring nhìn tôi, ngần ngừ một chốc, rồi nói luôn:

- Ba ruột của em người Chiau Mạa, lai Mỹ đen và Kinh. Trước đây, ông ở Đa Công, làm tài xế riêng.– Lần đầu tiên tôi thấy đôi mắt nâu trong vắt của cô thoáng buồn, khi Ka Kring ngừng lại –. Vâng, ba em làm tài xế riêng cho gia đình ông ngoại em. Ông ngoại em có một cô con gái tóc vàng, vì ông ngoại là người Pháp lai Nga, bà ngoại lại là người Tàu lai Nhật. Cô gái tóc vàng ấy là mẹ em đó. Mẹ em sống giữa huyện lị Đa Công, toàn người Việt, nên rất cô đơn. Mẹ em phải lòng ba em, mặc dù ông đã có vợ và vợ bị vô sinh. Sinh ra em, mẹ em phải theo ông ngoại về nước. Bà bỏ em lại ở Đa Công cho ba em! Bà không muốn mang em về Pháp! Sau vài năm, bà lấy chồng ở Thụy Điển.

Bỗng Ka Kring nghẹn ngào. Lần đầu tiên, tôi thấy cô buồn đến vậy. Tôi buột miệng xin lỗi cô. Ka Kring lắc đầu. Có lẽ cô muốn một lần tâm sự với bạn bè cho nhẹ lòng.

- Không sao đâu, anh Khoai!– Cô lau nước mắt bằng chiếc khăn tay –.

Tôi dè dặt hỏi, sau một lúc ngần ngừ, bối rối:

- Sao ba lại có trong mình dòng máu Mỹ da đen?

- Ông nội em là người Chiau Mạa lai Kinh! Ông nội là “lính mộ”, bị bọn thực dân bắt sang Pháp. Thế rồi trong thời gian ở Pháp, ông gặp bà nội là một cựu đảng viên cộng sản Mỹ, người da đen. Hai ông bà nội về sống tại Đa Công, đã mất rồi!– Ka Kring lại mỉm cười –. Bên ngoại em, mấy đời đều là đảng viên cộng sản quốc tế cả. Họ là các chiến sĩ quốc tế, hoạt động ở nhiều nước. Sau khi bị thương, ông ngoại em, người mang hai dòng máu Pháp và Nga, xin ẩn cư tại Việt Nam. Bà ngoại em, người Tàu lai Nhật, cũng là chiến sĩ quốc tế đấy.– Ka Kring lại cười –.

Tôi vẫn cố vượt lên sự ngại ngùng để tò mò hỏi:

- Nội, ngọai đều hầu hết là cộng sản quốc tế? Ồ, xem ra rất lạ và quý. Nhưng tại sao lí lịch lại khác?

- Khó bứt một người như mẹ Chiau Mạa ra khỏi cộng đồng lắm. Bà ấy bảo ba em phải trở về Đạ Ân. Bà không thể sống y người Kinh suốt đời được. Căn nhà, mảnh vườn ông ngoại Pháp - Nga em để lại, ba em phải bán cho một gia đình Bắc di cư, rồi gửi em cho họ nuôi từ năm em bảy tuổi. Gọi là bán, thật ra, gửi cả nhà, cả vườn, cả em cho họ. Ba em phải đưa mẹ Chiau Mạa về lại buôn làng ở Đạ Ân. Bà không thể sống ở Đa Công!

Tôi cảm thấy lí lịch của Ka Kring quá li kì. Nam có lần nào đó suýt hé ra cho tôi biết, song Nam lại giấu kín. Có lẽ Nam không muốn tiết lộ đời tư của người thương. Lúc này, Nam lắng nghe Ka Kring như thể lại nghe một huyền thọai có thật mặc dù anh đã nằm lòng. Lộc Biếc và Huyện ngơ ngác thật sự. Tôi nhẩm tính, trong trái tim Ka Kring có đến bảy dòng máu, nhưng chỉ có hai dòng máu Việt: Kinh và Chiau Mạa, còn lại là từ các tộc người ngoại quốc. Tôi cũng thấy Ka Kring tính huyết hệ theo phụ hệ, chứ không theo mẫu hệ như nhân tộc K’Hor, Chiau Maạ vẫn tính. Hóa ra, gia đình ông ngoại Ka Kring chỉ ẩn cư tại Đa Công, không phải là chủ đồn điển kiểu thực dân. Làm sao người ta phân biệt được một chiến sĩ cộng sản quốc tế vốn là thương binh ẩn cư (có nỗi phiền muộn riêng nào đấy) với các tên chủ thực dân da trắng khác, ở vùng cao nguyên bạt ngàn trà, cà phê này!

Chợt nghe tiếng kẻng của Hạ, Huyện hỏi:

- Tiết mấy rồi vậy?– Anh nhìn quanh –.

Tôi nói, ngỡ câu chuyện liêu trai, ma thuật, huyễn tưởng về lí lịch đã phải kết thúc:

- Tiết tư vừa hết. Bắt đầu tiết năm đấy.

- Mình có lần bảo Ka Kring là biểu tượng của tương lai rất xa, muôn vạn năm sau và vĩnh cửu mà!– Nam mỉm cười –.

Lộc Biếc gật đầu với nét mặt chân thành:

- Không tụng ca đâu, Ka Kring!

Ka Kring hồn nhiên cười khanh khách. Mọi ngươi cũng cười với cô.

- Em muốn sống với thì hiện tại, với những gì hiện có, thực có. Cái sẽ có và nên có quá xa vời. Khen thế là mỉa mai đấy nhé. Vấn đề là Ka Kring cụ thể, hiện thực bằng xương bằng thịt đây này.– Cô chỉ vào ngực mình –. Từ quá khứ cổ xưa bay tới sống với hiện tại cũng khó như từ tương lai muôn vạn năm sau bay về với hiện tại. Em ý thức sâu sắc điều này. Đôi khi, em buồn quá, dại dột nghĩ, mặc dù em vốn không thích tư tưởng bảo hoàng: Nên chăng, nghe lời bà mẹ tóc vàng, em sang Thụy Điển, sống giữa vương quốc dân chủ có vua, một nước đang quá độ từ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa, nhưng rất hòa bình, rất thơ mộng ấy lại hay hơn ở Việt Nam. Mộng tưởng thì mộng tưởng lắm, có điều em sống rất thực tế.– Ka Kring lại mỉm cười nói –. Làm thơ hoài cổ, nhà thơ khó sống. Làm thơ viễn tưởng, nhà thơ cũng khó sống. Có rất nhiều nhà thơ gặp bi kịch, do tâm hồn họ như vậy.– Ka Kring bỗng buồn buồn, cố giấu cảm xúc bằng một ngụm trà hương ngâu thơm ngát, nhìn Nam –. Em nghĩ thơ anh Nam, trong đó, hiện thực với cái hiện có cộng với chút ít lãng mạn xã hội chủ nghĩa. Phải vậy không?

Tôi thấy Nam tránh cái nhìn của Ka Kring. Tôi biết Nam yêu thương cô gái lai này có điều vẫn lấn cấn điều gì đó. Làm sao không yêu một vẻ đẹp đa chủng tộc, đa sắc tộc như thế, một tính cách với tâm hồn như thế! Nhưng chắc đúng hơn là, trong tình Nam yêu, có thêm chút cảm phục, có thêm chút tình thương, thương nỗi lạc lõng, bơ vơ, có cha đó mà thực sự mồ côi, còn mẹ đó, song hai mươi năm chưa gặp lại một lần, không thể là K’Hor hay Chiau Mạa thuần tộc, không thể là Kinh nguyên huyết, không thể là thuần Nga, thuần Pháp, thuần Mỹ da đen, thuần Tàu hay thuần Nhật, và lí lịch đang mang là lí lịch giả, hoặc lí lịch cô vừa kể không thể là thật mà chỉ là một trò ma thuật, rất hoang đường, liêu trai, huyền hoặc, huyễn tưởng! Tôi và các bạn đợi Nam nói một điều gì đấy, nhưng anh im lặng.

Lát sau, Nam nhả khói thuốc, nhìn những sợi khói từ điếu thuốc trên hai ngón tay:

- Dòng máu vô nghĩa, lí lịch vô nghĩa. Không nên hẹp hòi đến mức quá quắt! Lẽ ra, cần phải mời các giáo sư, viện sĩ, nhà nghiên cứu khoa học ngoại quốc một trăm phần trăm ở các nước tiền tiến sang giảng dạy nữa kia! Huống chi chúng ta là người Việt sinh trưởng tại Miền Nam! Chúng ta chỉ là giáo viên thôi, chứ đâu có giữ chủ quyền dân tộc, đất nước, đâu có nắm trọng trách ở một địa phương … Mình thấy, cuối cùng vẫn là con người cụ thể, xương thịt cụ thể, tính tình, tâm hồn cụ thể. Quốc tịch của một con người chính là bản sắc dân tộc trong cách nghĩ, cách nói, cách cười, cách ăn, cách đi, cách đứng của người ấy. Ka Kring đồng ý không? Ka Kring là một người Việt (Kinh – Chiau Mạa) mới và lạ, nhưng rất thân thuộc, rất đồng bào.

Tôi thấy Nam không muốn nói điều sâu kín của lòng anh. Tôi rút một điếu thuốc lá, châm lửa, rít sâu khói vào lồng ngực.

- Mình có nhiều cái ước. Trong các điều ước, có một điều là xây dựng được một Đền thờ Tổ quốc tại đầu nguồn sông Bến Hải hay trên đỉnh đèo Hải Vân. Đó là Đền thờ Tổ quốc của năm mươi ba sắc tộc Việt Nam, trong đó vua Hùng chỉ là một biểu tượng thiêng liêng của sắc tộc Kinh, bên cạnh năm mươi hai biểu tượng khác của năm mươi hai sắc tộc đồng bào. Bình đẳng! Như thế là bình đẳng nhân tộc! Đền Hùng chỉ là nơi tưởng niệm các vị vua khai quốc đầu tiên trong lịch sử bốn nghìn năm. Việt Nam là một hiệp tộc quốc, như bao nước trên thế giới.

- Hiệp chủng quốc?– Huyện hỏi –.

- Không! Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ là dịch thoát từ USA. (45), một cụm danh từ không có nét nghĩa khu biệt. Nữ thần Tự do lẽ ra phải là một cụm tượng của ba chủng người: đen, vàng (gồm cả đỏ) và trắng!– Nam mỉm cười –. Hòa sắc ba màu: cà phê, sữa tươi, bánh quy nướng, với tỉ lệ bằng nhau, sẽ ra màu gì nhỉ, Ka Kring? Ka Kring là họa sĩ mà! Một màu nâu non có sắc hổ phách? Một màu gần như thế … màu người da vàng rám nắng …– Nam cố hình dung bằng óc, đôi mắt trở nên xa vời –. … màu kẹo ca-ra-men (caramen) … Màu da nào là tổng hòa và điển hình cho nhân loại?

Ka Kring đến bảng lịch công tác, nhặt một khúc ngắn phấn viết ở gờ dưới đáy bảng, về ngồi lại chỗ cũ, đặt khúc phấn ấy cạnh bao ni lông cà phê bột và mấy chiếc bánh quy nướng còn thừa. Bốn chúng tôi nhìn cô nghiền phấn trắng, bánh vàng, trộn với bột cà phê đen. Cả mấy anh em đều mỉm cười khi Ka Kring úp tay này để che tay kia đang trộn màu, tất nhiên chỉ là trộn đùa với một ít nước sôi từ bình thủy chế vào chén sành. Lát sau, cô mở tay ra, mỉm cười gật đầu. Trong tia nhìn của cô phóng về Nam, hình như có tiếng đùa yêu: “viễn tưởng!” hay “thực tế!”.

Nghệ không có tiết năm, anh đang lau tay, trong lúc cặp sách giáo khoa, vở giáo án cùng sổ điểm vào nách. Thấy chúng tôi, anh cười, quay vào gian nhà nam cất sách vở, rồi quay ra. Uống một ngụm trà, Nghệ nhìn vào tách pha màu.

- Vui quá nhỉ!– Nghệ thay lời chào –. Ồ, ca-ra-men!

- Bọn này bàn chuyện phiếm về các sắc tộc, chủng tộc. Chẳng hiểu sao lại xoay qua, xoay về chuyện này. Có lẽ say mộng mơ!

- Ở lớp bảy anh Nam làm chủ nhiệm, K’Bẻo, Ka Tem, K’Bri dạo này ít làm bài tập ở nhà đó!– Nghệ nói –. Mùa phát rẫy căng thẳng lắm, bọn nhỏ đó phải phụ giúp gia đình.

Nam thở dài:

- Mẹ Ka Tem lại sinh nở nữa! Tội nghiệp Ka Tem.

- Anh Quỳnh cũng phát rẫy, gầy rọp người.– Huyện hóm hỉnh –. Đèo bòng vợ con khổ thế đấy!

- Vợ con đùm đề, phải lo chứ!– Tôi cũng góp chuyện –. Thế là sắp thi học kì hai. Mười ngày nữa. Nhanh thật!

- Sắp về Sài Gòn lại rồi, thích nhỉ, Lộc Biếc?– Nam nhìn cô –.

Lộc Biếc gật đầu, mắt xa xăm. Huyện ngong ngóng chị Xinh, nhưng cô giáo quản thủ thư viện này vẫn đi đâu chưa về. Huyện bước ra thư viện, đóng các cửa sổ, đóng cửa lớn, bấm ổ khóa vào hai khuy sắt. Anh cầm chìa khóa vào, lắc đầu. Có lẽ chị Xinh đã về nhà, vọâi vã thế nào đã quên khóa cửa.

Chú mèo đực lại lững thững bước từ cửa chái sau ra. Nó nhìn nhóm giáo viên trẻ rồi lại bước thong thả ra sân. Tôi xua đi thoáng liên tưởng đến anh Trà trong óc. Ngoài sân, nắng ban trưa mùa này hầm hập nóng.

Những người bạn trẻ vẫn chuyện trò, chờ đến bữa ăn trưa.

Bất giác, tôi nhìn kĩ Huyện. Tuy mừng về sự bình phục của anh, tôi vẫn không ngờ anh chàng chóng tươi tỉnh lại đến thế. Ngã xuống, cố đứng dậy, đàng hoàng. Huyện không phải là người yếu đuối, ủy mị. Tôi cũng hiểu anh đã thay đổi nhiều. Biết nói gì, tôi đành mỉm cười với Huyện lúc Huyện vẫn nhìn thẳng vào Lộc Biếc.

 

( xem tiếp phần 11 )

 

Trở về trang chủ

THÔNG BÁO

              Cập nhật: 06/30/09

              (tháng / ngày / năm)

______________________________________________________________________________________________________________

 

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/home

 

 

Google page creator /  host

 

GOOGLE BLOGGER, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

 

    lên đầu trang (top page)   

 01-5 HB7 (2007) = 15-3 Đinh hợi HB7