a. Trần Xuân An - Tiểu sử biên niên PCĐT. Nguyễn Văn Tường - Tệp 1b

author's copyright

TRẦN XUÂN AN

 

         12 tháng 3 HB6 (2006) /  07 tháng 4 HB6 ( 2006 )

07/01/09

           

 

 

      Lời thưa

 

      Tệp 1

 

      Tệp 2

 

      Tệp 3

 

      Tệp 4

 

      Tệp 5

 

      Tệp 6

 

      Tệp 7

 

      Tệp 8

 

      Tệp 9

 

      Tệp 10

 

      Tệp 11

 

      Tệp 12

 

      Phụ lục

 

 

 

 

 

 

 

                               

  

Xem:

     

http://tranxuanantsbnnvt.blogspot.com/

http://tranxuanantsbnnvt2.blogspot.com/

 

 

 

 

 

22 tháng 7 HB6 (2006)

 

TRẦN XUÂN AN

                                                                                                         

 

TIỂU SỬ

BIÊN NIÊN

 

KỲ VĨ

PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN

NGUYỄN VĂN TƯỜNG 

(1824 - 1886),

 

                             

 

 

Tệp 1

 

BẢN ĐỒ NƯỚC ĐẠI NAM

VỚI CÁC ĐỊA DANH THỜI TỰ ĐỨC

 

 

 

 

A. CHƯƠNG MỘT

 

I. THỜI HỌC TRÒ: VẤN ĐỀ TÊN HỌ VÀ THI CỬ

 

1) Minh Mạng năm thứ 5, Giáp thân (1824): 2 tuổi (*)

---- (*) Theo cách tính tuổi ta (cộng thêm 1 tuổi trong bụng mẹ). ----

+++ Tháng tám âm lịch (âl.).

++ Nguyễn Văn Tường chào đời vào ngày 22.8 năm Giáp thân (14.10.1824) tại Quảng Trị.

 

2) Minh Mạng năm thứ 13, Nhâm thìn (1832): 9 tuổi.

+++ Tháng mười âl. (**)

---- (**) Vẫn giữ nguyên ngày, tháng, năm âl. để tiện tra cứu vào nguyên bản (hoặc bản dịch) ĐNTL.CB. (những kỉ có liên quan), mặc dù đã ghi thêm số tập, số trang bản dịch lần xuất bản đầu tiên. ----

++ Minh Mạng một lần nữa ra sắc dụ chuyển họ Nguyễn Phúc thành Tôn Thất.

(ĐNTL.CB., tập 11, sđd., tr. 222)

Chỉ trên bài vị, dùng để thờ người đã mất, mới ghi đầy đủ là Tôn Thất Nguyễn Phúc (họ Nguyễn Phúc phải có hai chữ “Tôn Thất” đi liền phía trước). Ngoài ra, ở các trường hợp khác, không còn dùng hai chữ “Nguyễn Phúc”, như Tôn Thất Dịch, Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Lương Thành, kể cả trong trường hợp thuộc đế hệ, chẳng hạn: Miên Trinh, Hồng Nhậm, Ưng Phương…

Từ đó, nếu ai còn mang họ Nguyễn Phúc (được ban quốc tính) hoặc họ Nguyễn có lót chữ “Phúc”, tất nhiên ai cũng biết người ấy không thuộc hoàng tộc Nguyễn Phúc. Tuy nhiên, mặc dù không mạo nhận hoàng tộc (vì mạo nhận, phải đổi là Tôn Thất hoặc đặt tên theo đế hệ thi), cũng bị phạm luật cấm!

 

3) Thiệu Trị năm thứ 2, Nhâm dần (1842): 19 tuổi.

+++ Tháng bảy âl..

++ Vào kì thi hương ở trường thi Thừa Thiên, trong danh sách tú tài do quan đề điệu và Bộ Lễ lập, dâng lên vua, có tên một sĩ tử ở Quảng Trị là Nguyễn Phúc Tường. Thiệu Trị cho rằng đó là sự mạo phạm quốc tính, nên bảo gạch bỏ tên ấy, và quở mắng từ học quan huyện, phủ, quan tỉnh Quảng Trị đến quan Quốc tử giám, quan trường thi, quan Bộ Lễ (khi thu nhận danh sách dự thi cũng không phát hiện). Viện Đô sát được lệnh nghị xử. Đình thần lại được lệnh xét án. Tất cả các quan có liên quan kể trên, ngay cả Viện Đô sát, cũng bị giáng, phạt, có phân biệt nặng, nhẹ, do sơ sót. Nguyễn Văn Tường bị tội đồ (đày đi khổ sai) một năm, vì “ngu dại lầm phạm” (nguyên văn lời phán của Thiệu Trị!).

(ĐNTL.CB., tập 24, sđd., tr. 164 – 165).

Theo tương truyền, Nguyễn Văn Tường này chính là Kì Vĩ phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), nhân vật tài trí nhất của các triều từ Tự Đức đến Hàm Nghi.

 

4) Thiệu Trị năm thứ 7, Đinh mùi (1847): 24 tuổi.

+++ Tháng ba âl..

++ Pháp kiếm cớ, bắn chìm thuyền binh nước ta tại Đà Nẵng.

(ĐNTL.CB., tập 26, sđd., tr. 253 – 258).

(Xem thêm:  sđd., tr. 243 – 245, tr. 283 – 284).

+++ Tháng chín âl..

++ Thiệu Trị mất. Di chiếu truyền ngôi được ban ra.

(sđd., tr. 389 – 393).

+++ Tháng mười âl..

++ Hồng Nhậm lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu: Tự Đức.

(ĐNTL.CB., tập 27, sđd., tr. 35).

 

5) Tự Đức năm thứ 1, Mậu thân (1848): 25 tuổi.

+++ Tháng giêng âl..

++ Lê Văn Vĩ: án sát Quảng Trị.

(ĐNTL.CB., tập 27, sđd., tr. 69).

+++ Tháng hai âl..

++ Quân thổ phỉ Lào đánh cướp 2 châu Ba Lan, Mường Bổng (Cam Lộ, Quảng Trị). Nguyễn Nhuận (quản vệ) và Lê Văn Dự (tri phủ Cam Lộ) đánh đuổi, vỗ yên.

(sđd., tr. 70 – 71).

Xin lưu ý về vùng đất Cam Lộ:

Những cuộc xâm lược, cướp phá và nổi dậy ở vùng Cam Lộ (Quảng Trị) trước đó:

1. Quân Xiêm xâm phạm.

(ĐNTL.CB., tập 9, sđd., tr. 138).

2. A Điền Cáo quấy nhiễu ở châu Mường Vang.

(tập 9, sđd., tr. 331).

3. Quân Xiêm xâm phạm.

(tập 13, sđd., tr. 381 – 382).

4. Quân Xiêm tấn công Mường Bổng.

(tập 14, sđd., tr. 61, 125).

5. Quân Xiêm xâm lấn châu Ba Lan.

(tập 14, sđd., tr. 125).

6. Đánh thắng quân Xiêm ở châu Tầm Bồn.

(tập 14, sđd., tr. 229 – 230).

7. Người “Man” cướp phá châu Ba Lan.

(tập 18, sđd., tr. 80).

8. Mường Vang, Tà Bang bị cướp phá.

(tập 24, sđd., tr. 46).

9. Quân Lào cướp phá huyện Hướng Hóa (Cam Lộ).

(tập 25, sđd., tr. 208).

Những cuộc ngoại xâm và nội loạn ấy nổ ra dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị.

Làng An Xá Trung (An Cư), huyện Đăng Xương (Triệu Phong), tỉnh Quảng Trị là nơi sinh ra và lớn lên của Nguyễn Văn Tường. Hẳn những những biến động ấy ở Cam Lộ (Hướng Hóa) không thể không tác động đến Nguyễn Văn Tường thời tấm bé, niên thiếu và những năm đầu tuổi thanh niên.

(ĐNTL.CB., tập 30, sđd., tr. 171 – 172).

+++ Tháng tư âl..

++ Trừ tàu thuyền Pháp, còn tàu thuyền của các nước khác, vua vẫn cho cập bờ, nhưng chỉ để lấy củi, nước (nhiên liệu của tàu thủy chạy máy hơi nước), vì tàu Pháp đã từng gây sự.

(ĐNTL.CB., tập 27, sđd., tr. 88).

+++ Tháng năm âl..

++ Tên Phù Xu Phì ở châu Mường Bổng (Quảng Trị) làm giặc (tay sai) cho Lào.

(sđd., tr. 91).

++ Thổ ti Cam Lộ (Quảng Trị) về kinh đô Huế làm lễ dâng hương.

(sđd., tr. 92).

+++ Tháng sáu âl..

++ Điều cấm đạo Gia Tô (Christo, Thiên Chúa giáo).

(sđd., tr. 111 – 112).

(xem thêm: sđd., tr. 423).

+++ Tháng tám âl..

++ Tuần phủ Trị – Bình: Lê Trường Danh.

 (sđd., tr. 117).

++ Đình miễn lệ vào chầu cho thổ ti Cam Lộ (Quảng Trị).

(sđd., tr. 119).

 

6) Tự Đức năm thứ 2, Kỉ dậu (1849): 26 tuổi.

+++ Tháng năm âl..

++ Tuần phủ Trị – Bình: Trần Quang Chung.

(ĐNTL.CB., tập 27, sđd., tr. 179).

+++ Tháng bảy âl..

++ Lễ phong vương cho Tự Đức tại Huế.

(sđd., tr. 186 – 187).

Do lễ phong vương này nên kì thi hương chính khoa năm nay được triển hoãn, sĩ tử sẽ thi vào năm tới (1850). Lí do khác: từ tháng ba âl., bệnh dịch khí gây tổn hại lớn.

(sđd., tr. 185).

 

 

III. THỜI ĐỖ ĐẠT VÀ ĐI DẠY HỌC (HUẤN ĐẠO) Ở MỘ ĐỨC (QUẢNG NGÃI).

 

7) Tự Đức năm thứ 3, Canh tuất (1850): 27 tuổi.

+++ Tháng ba âl..

++ Nguyễn Văn Tường đỗ cử nhân tại trường thi Thừa Thiên. Đây là một kì thi không có sự cố chữ “Phúc”.

 Nếu theo “Quốc triều hương khoa lục” (“trùng tên với quốc tính không chịu đổi”), phải hiểu rằng đó chỉ là sự truy án cũ.

(ĐNTL.CB., tập 27, sđd., tr. 223; QTHKL., Cao Xuân Dục biên soạn, bản dịch: Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Thị Lâm; hiệu đính: Cao Tự Thanh, Nxb. TP. HCM., 1993, tr. 297).

 

8) Tự Đức năm thứ 4, Tân hợi (1851): 28 tuổi.

+++ Tháng ba âl..

++ Thi hội.

(ĐNTL.CB., tập 27, sđd., tr. 275).

+++ Tháng tư âl..

++ Định lệ bổ quan cho cử nhân đã đi thi hội.

(sđd., tr. 279).

Nguyễn Văn Tường được bổ làm huấn đạo ở huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi. Như vậy, chắc hẳn ông đã dự thi hội, đạt phân số (điểm) nhất định để được bổ nhiệm (*).

---- (*) Thời gian Nguyễn Văn Tường được bổ làm huấn đạo Mộ Đức, Quảng Ngãi, người biên soạn căn cứ vào tư liệu gia phả do nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc sao chép.

(Xem: Kỉ yếu Hội nghị Khoa học lịch sử, Đại học Sư phạm TP. HCM., 20-06-1996, tr. 209 – 211…).

“Đại Nam thực lục chính biên” không ghi nhận giai đoạn này cũng như thời gian Nguyễn Văn Tường làm viên ngoại lang Bộ Binh và án sát Quảng Nam. ----

Cũng năm này, ở huyện Mộ Đức, phải bỏ bớt chức tri huyện và huyện thống thuộc vào phủ.

(ĐNTL.CB., tập 29, sđd., tr. 327).

 

9) Tự Đức năm thứ 5, Nhâm tí (1852): 29 tuổi.

+++ Tháng giêng âl..

++ Định rõ lại lệ người hậu bổ theo thứ tự ưu tiên được bổ đi các huyện. Ưu tiên một là bổ cho những người đã được bổ làm giáo chức (theo lệ trước, giáo chức đủ ba năm giảng tập được bổ làm tri châu, tri huyện).

(ĐNTL.CB., tập 27, sđd., tr. 333).

+++ Tháng mười hai âl..

++ Đổi định lệ sát hạch học quan. Huấn đạo do đốc học xét.

(sđd., tr. 362).

++ Nguyễn Đăng Giai tâu 3 việc biên giới, trong đó có vấn đề chia ghép chỗ ở cho bọn giặc Tam Đường ở Lạng Sơn (Lý Đại Xương, Lê Đạt Ký, Lý Tam Ích…).

(sđd., tr. 364).

 

 

 

B. CHƯƠNG HAI

 

III. THỜI LÀM TRI HUYỆN THÀNH HÓA (QUẢNG TRỊ).

 

10) Tự Đức năm thứ 6, Quý sửu (1853): 30 tuổi.

+++ Tháng sáu âl..

++ Lại định lệ bổ nhiệm tri huyện, tri châu cho các giáo thụ, huấn đạo.

(ĐNTL.CB., tập 27, sđd., tr. 389 – 390).

++ Tỉnh Quảng Trị được đổi thành đạo Quảng Trị, do kinh phủ Thừa Thiên thống hạt. Vua Tự Đức cho đặt chức tri huyện Thành Hóa.

(sđd., tr. 390 – 391).

++ Ở thời điểm này, tuần phủ Trị – Bình là Phạm Khôi. Sau khi đổi tỉnh làm đạo, Phạm Khôi về làm hữu tham tri Bộ Lễ; phủ doãn Thừa Thiên là Vũ (Võ) Trọng Bình.

(sđd., tr. 396, tr. 398).

Nguyễn Văn Tường nhận chức tri huyện Thành Hóa (Cam Lộ), Quảng Trị, từ đây cho đến hơn chín năm sau (theo lời của chính Nguyễn Văn Tường khi tâu lên vua Tự Đức).

(ĐNTL.CB., tập 30, sđd., tr. 172).

+++ Tháng mười hai âl..

++ Vương Hữu Quang và 6 điều xử trị đạo Gia Tô.

(sđd., tr. 423).

Xin lưu ý: Đạo Thiên Chúa (Gia Tô, Christo) đã bị han chế rồi nghiêm cấm từ thời Gia Long (ĐNTL.CB., tập 1, sđd., tr. 154), thời Minh Mạng (tập 17, sđd., tr. 243 – 247), thời Thiệu Trị (tập 26, sđd., tr. 276, tr. 385).

 

11) Tự Đức năm thứ 7, Giáp dần (1854): 31 tuổi.

+++ Tháng giêng – hai âl..

++ An Phong công Hồng Bảo mưu khởi nghịch; nay tự thắt cổ nơi trại giam.

(ĐNTL.CB., tập 28, sđd., tr. 9 – 10).

+++ Tháng bảy nhuận âl..

++ Định rõ lại điều cấm về đạo Gia Tô (Christo).

(sđd., tr. 60 – 61).

+++ Tháng tám âl..

++ Cao Bá Quát ở Bắc Ninh họp nhóm một số người, mưu khởi nghịch (*).

---- (*) Thời điểm Cao Bá Quát nổi dậy, thực dân Pháp chưa xâm lược nước ta. Tuy vậy, “tả đạo” và “phù Lê” vẫn đang là hai vấn đề lớn ở Bắc Kỳ, gây khó khăn cho triều Nguyễn và đất nước. Cuộc nổi lọan của Cao Bá Quát cũng nằm trong tình hình phức tạp ấy.

Xin lưu ý đến “ngọn cờ phù Lê”, vốn đã bị lịch sử vượt qua, ở cuộc nổi loạn này. Nhà Lê chỉ là bù nhìn trong tay chúa Trịnh từ lâu trước đó (1545). Ngoài ra, rất cần thấy tác động ảnh hưởng của phong trào Thái bình Thiên quốc (bài Thanh phục Minh) từ Trung Hoa (nhà Thanh) dội về Bắc Kỳ.

Ở chú thích của mục tháng bảy âl., 1884, về chữ “giặc”, tôi (người biên soạn) đã ghi rõ: Căn cứ vào yêu cầu khách quan của bối cảnh lịch sử (có cần phải nổi dậy hay không? hay chi là sự nổi loạn cá nhân?); căn cứ vào “ngọn cờ”, tuyên ngôn, khẩu hiệu và đặc biệt là họat động cụ thể, “thành phần” (xét dưới góc độ chủng tộc, tín ngưỡng…) của các lọai “giặc”, để từ đó, chắc hẳn phải xác minh cụ thể từng trường hợp một. Dưới thời phong kiến vẫn có câu truyền miệng hầu như không một ai không biết: “Được làm [:là] vua, thua làm [:là] giặc”. Và vũ khí thời xưa, vẫn còn thô sơ (gươm, đao, dáo, mác…), rất dễ tự chế tạo để nổi dậy. Các cuộc nổi dậy ấy, có thể là chính nghĩa, có thể chỉ là “giặc” nổi loạn, chỉ là bọn cướp đích thực…

Ở trường hợp Cao Bá Quát (“giặc châu chấu”), nếu căn cứ vào hai tiêu chí đánh giá kể trên, hẳn phải xếp vào loại bất mãn cá nhân, mưu đồ phục hồi quyền lực của Bắc Kỳ nói riêng, Đàng Ngoài nói chung.

Cao Bá Quát là một thi sĩ thiên tài và nổi loạn. ----

(sđd., tr. 62, tr. 82).

+++ Tháng chín âl..

++ Quan lại huyện Thành Hóa, Quảng Trị, đều được lệnh dùng người địa phương (người sinh trưởng ở đất ấy), từ thuộc viên đến tri huyện, vì ở đấy khí núi rất độc, và chiêu dụ thổ dân xiêu tán trở về phải là người địa phương giỏi việc.

(sđd., tr. 68).

Thân sinh của Nguyễn Văn Tường vốn là người thuộc họ Nguyễn Văn, làng An Xá Trung, huyện Đăng Xương (An Cư, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong), Quảng Trị (gốc gác bản quán là vùng Thanh – Nghệ). Do liên can đến một cuộc nổi dậy nhỏ, chống cường hào hoặc tham quan ô lại, cụ bị đày lên đây (*). Do đó, Nguyễn Văn Tường có thể vẫn thuộc diện người thổ trước (người địa phương) (**), phù hợp với lệnh sử dụng quan lại trên.

---- (*) Người biên soạn tham khảo từ một số tư liệu khác: Yoshiharu Tsuboi, “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa”, Ban KHXH. TU. TP. HCM. xb., 1990, tr. 268….Tuy nhiên, có thể cụ Nguyễn Văn Diêu chỉ vì lí do sinh kế, phải sống ở Cam Lộ một thời gian ngắn. ----

---- (**) Thổ: đất; trước: dính, bám chặt. Người thuộc dòng họ vốn đã sinh cơ lập nghiệp lâu đời, bám chặt vào mảnh đất đã thành quê nhà, được gọi là người thổ trước. ----

+++ Tháng mười hai âl..

++ Cao Bá Quát bị chết tại trận.

(sđd., tr. 84 – 85).

 

12) Tự Đức năm thứ 8, Ất mão (1855): 32 tuổi.

+++ Tháng tư âl..

++ Lê Duy Cự (hậu duệ nhà Lê, Cao Bá Quát tôn phù) bị án chém. Tỉnh thần (quan tỉnh) Hưng Yên Vũ Trọng Bình được thưởng.

(ĐNTL.CB., tập 28, sđd., tr. 122).

 

13) Tự Đức năm thứ 9, Bính thìn (1856) (*): 33 tuổi.

---- (*) Từ đây, người biên soạn hoàn toàn căn cứ vào “Đại Nam thực lục, chính biên”, các kỉ đệ tứ, đệ ngũ, đệ lục, bộ sđd.. -----

+++ Tháng ba âl..

++ Thự tri huyện Thành Hóa Nguyễn Văn Tường bắt được tên côn đồ lọt lưới Nguyễn Quyền (kẻ tội phạm đang bị truy nã ấy lại bắt cóc trẻ con bán cho người Thượng!). Nguyễn Văn Tường được thưởng kỉ lục một thứ.

(ĐNTL.CB., tập 28, sđd., tr. 217).

++ Thời điểm này, phủ doãn là Nguyễn Văn Phong (tr. 202), đề đốc kinh thành là Tống Biện (tr. 223).

(sđd., tr. 202, tr. 223).

+++ Tháng năm âl..

++ Đào sông, từ Đại Hào đến Vệ Nghĩa (ven làng), thuộc huyện Đăng Xương, Quảng Trị.

(sđd., tr. 253).

+++ Tháng tám âl..

++ Nguyễn Văn Tường cùng đồng sự là phó quản cơ Định “man” Nguyễn Bằng phái thông lại Nguyễn Công Đạo chiêu phủ đồng bào thiểu số thành công, đều được thưởng. Nguyễn Văn Tường được kỉ lục một thứ. Trước khi được thưởng ông đã được thăng thực thụ tri huyện.

(sđd., tr. 271).

++ Tàu Pháp sinh sự ở cửa biển Đà Nẵng: ném một phong thư xin thông thương lên bãi cát; đe dọa gây chiến.

(sđd., tr. 275 – 277).

+++ Tháng chín âl..

++ Sứ sang nước Thanh (Trung Hoa) được hoãn vì bên ấy có phong trào nổi dậy, lập Thái Bình thiên quốc, do Hồng Tú Toàn khởi xướng.

(sđd., tr. 278).

++ Tàu Pháp đưa thư ở của biển Thuận An (Huế).

(sđd., tr. 282 – 283).

+++ Tháng mười hai âl..

++ Nguyễn Văn Phong thăng thự tuần phủ Ninh Bình.

(sđd., tr. 297).

 

14) Tự Đức năm thứ 10, Đinh tị (1857) (*): 34 tuổi.

+++ Tháng giêng âl..

++ Nguyễn Văn Phong chiêu dụ được Lâm Ngô (con trai của thổ tri châu Lâm Kiềm, châu Mường Vang). Lâm Ngô chiêu tập được 270 người dân Thượng xiêu tán trở về. Lâm Ngô được kế tập chức tri châu. Tri huyện Nguyễn Văn Tường và phó quản cơ Nguyễn Bằng được hưởng mỗi người ba tháng tiền lương.

(ĐNTL.CB., tập 28, sđd., tr. 314 – 315).

+++ Tháng ba âl..

++ Quan huyện Thành Hóa chiêu phủ được “man” trưởng bạn Ba Ngạn, tên là Âm Bôn. Vua khen ngợi và thưởng cho “man” trưởng này. Nguyễn Văn Tường cùng Nguyễn Bằng được thưởng mỗi người kỉ lục hai thứ. Thí sai tri bạ Trần Hựu được thực thụ.

(sđd., tr. 324).

+++ Tháng năm âl..

++ Lâm Ngô ở châu Mường Vang (mới được thăng thụ tri châu) cùng cha (Lâm Kiềm) và các lại mục… đều được vua thưởng, vì cung tiến một thớt voi.

(sđd., tr. 335).

+++ Tháng mười một âl..

Hai nho sinh ở Quảng Bình Lương Trợ Lý, Hoàng Hữu Phu (làng Tiên Lễ, Lệ Sơn, huyện Minh Chính) viết đơn tố cáo: Một số người dân ngầm theo đạo Gia Tô (Christo); các cố đạo lợi dụng được tiền bạc của người giàu, sức lao động của người nghèo [và bằng niềm tin siêu hình, giải quyết vấn đề cách bức giàu – nghèo]… Nay để bài khử đạo Gia Tô (Christo), xin lập ra phép chia ruộng đều nhau (tư tưởng xã hội chủ nghĩa quân cấp, cá thể, dân gian).

Cả hai không được vua hiểu, nên Lương Trợ Lý bị phạt 100 trượng, đồ (đày khổ sai) 3 năm, Hoàng Hữu Phu được giảm 1 bậc, còn 90 trượng, 2 năm rưỡi đồ.

(sđd., tr. 381 – 382).

++ Giặc theo đạo Gia Tô (Christo) ở Hưng Yên và Nam Định quấy nhiễu.

(sđd., tr. 384, 387).

+++ Tháng mười hai âl..

++ Giặc theo đạo Gia Tô, người thủ xướng có quê gốc Hưng Yên, đem lâu la đến Hải Dương bằng thuyền, để quấy nhiễu.

(sđd., tr. 392 v.v…).

 

15) Tự Đức năm thứ 11, Mậu ngọ (1858) (*): 35 tuổi.

+++ Tháng năm âl..

++ Phủ doãn Thừa Thiên vẫn là Đỗ Quang.

(ĐNTL.CB., tập 28, sđd., 424).

+++ Tháng bảy âl..

++ 12 chiến thuyền Pháp và Y Pha Nho (Tây Ban Nha) vào cửa biển Đà Nẵng, bắn phá hai thành Điện Hải, An Hải, mở đầu cuộc xâm lược thực sự bằng súng đạn vào nước ta (không kể vụ 1847).

(sđd., tr. 440 – 441).

+++ Tháng mười một âl..

++ Vua chuẩn cho các vùng sơn nguồn thuộc phủ Thừa Thiên, đạo Quảng Trị, tỉnh Nghệ An mua voi đánh trận.

(sđd., tr. 470).

 

16) Tự Đức năm thứ 12, Kỉ mùi (1859): 36 tuổi.

+++ Tháng giêng âl..

++ 20 chiếc thuyền Pháp và Y Pha Nho (Tây Ban Nha) bắn phá pháo đài Phúc Thắng tại Biên Hòa, đồn lũy ở Gia Định (Nam Kỳ) (01-09-1858)

(ĐNTL.CB., tập 29, sđd., tr. 9, 11).

++ Vũ Văn Kịch ở Hải Dương lại quấy phá mạnh.

(sđd., tr. 12).

++ Thành Gia Định thất thủ (17-02-1859).

(sđd., tr. 12 – 13).

+++ Tháng hai âl..

++ Đặt thêm chức tuyên phủ sứ và lãnh binh đạo Quảng Trị: đem lính đến trấn thủ tại hai cửa biển Việt An (Yên), Tùng Luật. Lãnh binh là Nguyễn Tán.

(sđd., tr. 17).

++ Cũng tháng này, vua chuẩn cho các sách “man” (7.760 người) ở 9 châu thuộc huyện Thành Hóa, Quảng Trị phải lưu tán chưa về được hoãn thuế 5 năm nữa.

(sđd., tr. 19).

+++ Tháng ba âl..

++ Quân Pháp, Y Pha Nho (Tây Ban Nha) đánh phá Thạch Than (Đà Nẵng).

(sđd., tr. 25, 26).

+++ Tháng tư âl..

++ Dân Thiên Chúa giáo (đạo Gia Tô) ở Gia Định cậy thế Pháp và Y Pha Nho (Tây Ban Nha), nên bị đàn áp mạnh.

(sđd., tr. 35).

+++ Tháng năm âl..

++ Triều thần bàn luận về vấn đề: chiến, hòa, thủ; chia ra làm nhiều phái.

(sđd., tr. 37 – 41).

++ Quảng Bình và Quảng Trị mua đá núi, gỗ cây cho việc đào sông.

(sđd., tr. 42).

++ Quảng Trị phòng thủ và đào sông tốt.

(sđd., tr. 45).

++ Cũng tháng năm âl. này, tri huyện Nguyễn Văn Tường vì khéo phủ dụ, được tặng thưởng kỉ lục một thứ; trưởng bang châu Tá Bang thuộc huyện là Lĩnh Tuấn tiến dâng một thớt voi đực và chiêu tập dân tốt, được vua khen thưởng, bổ làm thổ tri châu.

(sđd., tr. 48).

++ Thời điểm này, phủ doãn là Phan Đình Tuyển.

(sđd., tr. 51).

+++ Tháng sáu âl..

++ Thuyền Tây dương đốt thuyền vận tải (5 chiếc), thuyền buôn (3 chiếc) ở ngoài biển Quảng Trị, Quảng Bình.

(sđd., tr. 57).

+++ Tháng chín âl..

++ Dân các tỉnh (Bình – Trị, Nam – Ngãi) chở gạo lạc quyên đến Quảng Nam để phục vụ chiến đấu chống Pháp.

(sđd., tr. 74).

+++ Tháng mười âl..

++ Tuyên phủ sứ đạo Quảng Trị Vũ Văn Thục rút lính cơ Định “Man” và lính đạo ấy, trước được điều vào Thừa Thiên, nay ra lại để chia phái, luân phiên đóng ở Bảo Đài (giáp Quảng Bình), mặc dù theo vua, đồn ấy không quan yếu lắm.

(sđd., tr. 80 – 81).

++ Thời điểm này, phủ doãn: vẫn Phan Đình Tuyển; đề đốc: Nguyễn Sơn; phủ thừa: Kiều Khắc Hài.

(sđd., tr. 81, 135).

+++ Tháng mười hai âl..

++ Quảng Trị và các trực tỉnh khác lập nghĩa thương (kho thóc cứu trợ) cho từng xã.

(sđd., tr. 90).

++ Định lại điều cấm quan lại theo đạo Gia Tô (Christo).

(sđd., tr. 91).

 

17) Tự Đức năm thứ 13, Canh thân (1860): 37 tuổi.

+++ Tháng giêng âl..

++ Thống soái Pháp Va Du (*) (page) đưa “hòa” ước 11 khoản đến quân thứ Gia Định.

---- (*) Người biên soạn vẫn giữ nguyên cách phiên âm của Quốc sử quán triều Nguyễn để tiện tra cứu vào nguyên tác (hoặc bản dịch): ĐNTL.CB.. ----

(ĐNTL.CB., tập 29, sđd., tr. 99).

+++ Tháng năm âl..

++ Giặc Cao Mên đóng đồn ở Chu Ức, Trà Bông (Gia Định), chống đánh nước ta.

(sđd., tr. 119).

+++ Tháng mười hai âl..

++ Giặc Hồi cờ trắng cướp Bảo Thắng, châu Thủy Vỹ (tỉnh Hưng Hóa).

(sđd., tr. 167).

++ Thuyền Pháp đến Bân Côn rồi Ngao Châu (tỉnh Vĩnh Long) chuẩn bị đánh chiếm.

(sđd., tr. 176 – 177).

 

18) Tự Đức năm thứ 14, Tân dậu (1861): 38 tuổi.

+++ Tháng giêng âl..

++ Nguyễn Tri Phương bị thương (25-02-1861); đồn Chí Hòa thất thủ.

(sđd., tr. ).

+++ Tháng ba âl..

++ Pháp đánh Định Tường; tỉnh thành thất thủ (12-04-1861).

(ĐNTL.CB., tập 29, sđd., tr. 197 – 201).

+++ Tháng tư âl..

++ Thự phủ thừa Thừa Thiên Nguyễn Túc Trưng cùng một số quan tâu xin đi theo quân thứ vào Nam Kỳ đánh Pháp.

(sđd., tr. 203).

++ Nguyễn Bá Nghi bàn “hòa”.

(sđd., tr. 208 – 213, tr. 226 – 228).

+++ Tháng tám âl..

++ Trương Định (phó quản cơ), Nguyễn Thành Ý (tri phủ Phước Tuy), Phan Trung (tùy phái) chiêu mộ dân dõng đến hàng vạn người, đánh Pháp.

(sđd., tr. 239).

+++ Tháng mười một âl..

++ Pháp đánh chiếm Biên Hòa, Bà Rịa (18-12-1861).

(sđd., tr. 255 – 256).

+++ Tháng mười hai âl..

++ Ở Quảng Yên, nổi lên tên giặc Pi E (Pierre) Tạ Văn Phụng (Phượng) do cố đạo Trường (Legrand de la Liraye, người Pháp (*)), làm quân sư.

---- (*) Một số cố đạo thực dân khác có tên tiếng Việt như cụ Xuyên (M.G. Sampedro), cụ Liêm (Hermosilla)… ----

(sđd., tr. 263 – 264).

 

19) Tự Đức năm thứ 15, Nhâm tuất (1862): 39 tuổi.

+++ Tháng giêng âl..

++  Pháp đánh và chiếm thành Vĩnh Long (23-03-1862).

(ĐNTL.CB., tập 29, sđd., tr. 286 – 289).

+++ Tháng tư âl..

++  Lãnh binh quan Quảng Trị Nguyễn Tán thăng thụ chưởng vệ, quyền chưởng doanh Hùng Nhuệ ở kinh đô Huế.

(sđd., tr. 296).

+++ Tháng tư – năm âl..

++  Phô Na (Bonard) sai Xuy Mông (simon) đến Thuận An (Huế) đưa thư bàn “hòa”, vào tháng 3 âl..

(sđd., tr. 297).

++ Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp xin đi Gia Định, và kí ngay “hòa” ước 09-05 âl., Nhâm tuất (05-06-1862).

Có một số điều khoản cần lưu ý:

- Điều khoản 2: Phú (Pháp) và Y (Tây Ban Nha) được tự do truyền đạo Thiên Chúa…

- Điều khoản 3: Nhượng đất cho Phú (Pháp): 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn. Tàu thuyền Pháp còn được đi vào sông Khung Giang (Mê Kông) qua Cao Miên…

- Điều khoản 4: Nếu Đại Nam muốn nhượng đất cho nước nào khác, phải được Pháp bằng lòng…

- Điều khoản 5: Đại Nam phải mở ba cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt (Nam Định), Quảng yên cho Pháp và Tây Ban Nha vào buôn bán, có nộp thuế…

- Điều khoản 8: Bồi thường chiến phí (!) cho Pháp và Tây Ban Nha 400 vạn (4.000.000) đồng; chia ra để trả trong 10 năm. Mỗi đồng nặng 7 đồng cân 2 phân bạc ròng.

- Điều khoản 9: Giao trả cho nhau giặc trốn của hai nước (đại nam và Miền Đông Nam Kỳ thuộc Pháp).

- Điều khoản 10: Pháp vẫn còn đóng quân ở tỉnh Vĩnh Long nhưng không tổ chức cai trị dân ở đấy. Bao giờ Đại Nam rút hết các quan quân còn do thám để tái chiếm, hiện vẫn ở Gia Định, Định Tường về, bấy giờ Pháp mới rút quân ở Vĩnh Long, trả lại cho Đại Nam tỉnh ấy.

(sđd., tr. 297 – 305).

+++ Tháng năm âl..

++  Điều động một số dân dõng ở hai tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, mỗi nơi một cơ, vệ, để đóng giữ Thanh – Nghệ.

 (sđd., tr. 309).

+++ Tháng sáu âl..

++  Lập đền thờ anh hùng chống Pháp Trần Xuân Hòa (cử nhân, người Thâm Khê, Hải Lăng, Quảng Trị; tử tiết tại Định Tường, vào mùa đông năm ngoái, Tân dậu [1861]). Vua Tự Đức sai quản đạo Quảng Trị mỗi năm đến tê hai lần.

(sđd., tr. 318 – 319).

+++ Tháng tám âl..

++  Phủ doãn Phan Đình Tuyển sung làm tán lí quân thứ ra Bắc Kỳ tiễu phỉ.

(sđd., tr. 326 –  327).

+++ Tháng mười âl..

++  Tôn Thất Đính thay Nguyễn Sơn làm đề đốc kinh thành.

(sđd., tr. 346).

 

 

(Hết chương hai

Xem tiếp chương ba)

 

(  xem tiếp tệp 2

 

kẻ thù không đội trời chung

của chủ nghĩa thực  dân Pháp

Trở về trang chủ

THÔNG BÁO

            Cập nhật: 07/01/09

            (tháng / ngày / năm)

______________________________________________________________________________________________________________

 

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/home

 

 

Google page creator /  host

 

GOOGLE BLOGGER, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

 

    lên đầu trang (top page)   

 01-5 HB7 (2007) = 15-3 Đinh hợi HB7