z+c. Bài 28-Tl.3 - Bài "Ý nghĩ về dự kiến sửa đổi..." - bàn luận - web txawriter Wordpress

 

BÀI “Ý NGHĨ VỀ DỰ KIẾN SỬA ĐỔI SÁCH GIÁO KHOA VĂN & SỬ”

VÀ NHỮNG LỜI BÀN LUẬN TRÊN WEB TXAWRITER WORDPRESS

Bài viết này tôi viết từ tháng 7 HB7 (2007) và đã công bố trên WebTgTXA. của tôi và Web Ngô Hữu Đoàn với dạng bài cậy đăng. Nhưng những lời bàn luận dưới đây chủ yếu diễn ra từ khoảng cuối năm HB8 (2008). Cũng như một số bài cùng với các mẩu bàn luận khác, có ý kiến bị lặp lại hoặc để nhấn mạnh, hoặc để tiện lưu ý, nên hơi … bề bộn. Dẫu vậy, ở đây, tôi vẫn giữ nguyên trạng để lưu.

Ở trang này, chủ yếu là phần bàn luận (vì bài chính đã đặt ở trang khác:

http://sites.google.com/site/tranxuananwriter/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-2/bai13 )

Do đó, tôi xếp trang này vào phần phụ lục cho "Tập luận 3 & các bài khác".

TXA.

 

Posted by txawriter on December 2, 2008

ĐỂ HÒA HỢP, HÒA GIẢI, HÀN GẮN VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH - HẬU CHIẾN, VỚI NIỀM CẢM THÔNG THỰC SỰ, KHÔNG ĐẦU MÔI CHÓT LƯỠI, VÀ ĐỂ THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC Ở CHIỀU SÂU, TRÊN CƠ SỞ SỰ THẬT LỊCH SỬ KHÁCH QUAN, XÁC THỰC (SỰ THẬT LỊCH SỬ KHÔNG BỊ VO TRÒN, BÓP MÉO), WEBTGTXA. ĐĂNG LẠI BÀI NÀY Ở ĐÂY:

Ý NGHĨ VỀ DỰ KIẾN

SỬA ĐỔI SÁCH GIÁO KHOA VĂN HỌC & SỬ HỌC

Trần Xuân An

Không phải đến những ngày tháng gần đây, vấn đề khác biệt về nhận thức và bình giá văn học cũng như sử học trong nhà trường và trên sách báo mới được đặt ra. Như ở một số bài viết tôi đã có dịp bàn đến sự thể này, đó là một bức xúc có thật, thật đến mức hiển nhiên, ai cũng thấy, cũng biết, chứ không chỉ là nhà giáo, không chỉ là học trò từ cấp I phổ thông (tiểu học) đến đại học. Bức xúc ấy có tính chất toàn xã hội, trên cả nước, nhất là ở Miền Nam, diễn ra từ sau Ngày Thống nhất 30-4-1975, khi chiếc cầu Hiền Lương (1954-1972) và cầu Thạch Hãn (1972-1975) không còn là vết thương chia cắt đất nước.

.

Cầu Hiền Lương (ảnh trái, 1) & sông Thạch Hãn (ảnh phải, 2)

Nguồn ảnh: 1. Web Tuổi Trẻ (search) 2. Tập sách “Quảng Trị, tiềm năng & triển vọng đầu tư”, Sở KH.&ĐT.QT., 1996, tr.50

Trước hết, đó là sự khác biệt giữa hai hệ tư tưởng: Marx-Lénine và dân chủ tư hữu. Hệ tư tưởng thống trị, bao trùm của mỗi Miền là nền tảng của mọi nhận định, bình giá văn học, sử học.

Kế đến, đó là hậu quả tàn dư do sự chia cắt trước đó, thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, mà vết thương hơn 200 năm (1558-1786) là sông Gianh. Sử học đã ghi nhận về sự phân biệt, kì thị giữa hai Đàng, Đàng Trong và Đàng Ngoài, từ sau khi Quang Trung, Gia Long thống nhất đất nước, quy hai Đàng về một mối. Dẫu muốn dẫu không, sự thật ấy đã diễn ra từ đó cho đến tận cuối triều Tự Đức và cho đến mãi về sau này. Thực trạng chính trị, xã hội ấy tạo nên tâm thế của người cầm bút, ở cả nhà viết sử lẫn nhà làm thơ. Tàn dư Trịnh – Nguyễn phân tranh lại có dịp thể hiện rõ trong giai đoạn 1954-1975.

Có thể khẳng định hai nguyên nhân, ngoại sinh (hệ tư tưởng ngoại nhập) và nội sinh (tâm thế kì thị Đàng, Miền), một cách cụ thể hơn, qua vài nét khái lược về văn học và sử học Miền Bắc. Tôi cũng chỉ giới hạn ở bài viết này trong phạm vi 117 năm cận – hiện đại (1858-1975), chưa tính đến giai đoạn kế tiếp, với sự chỉnh đổi sách giáo khoa sau khi cuộc chiến tranh biên giới Tây – Nam, biên giới phía Bắc bộ nổ ra, thực chất chính là chiến tranh Việt – Trung (1975-1989).

Hoàn toàn không phải là vu khoát, cường điệu, khi nói thật rằng, văn học và sử học Miền Bắc chính là sự kéo dài văn học và sử học Đàng Ngoài. Sách giáo khoa các bậc từ phổ thông 3 cấp cho đến đại học Miền Bắc lên án đến mức nguyền rủa hết lời nhà Nguyễn, từ các chúa Nguyễn cho đến các vua Nguyễn, nặng nhất là các vua Nguyễn (từ 1802), ngay cả trong giai đoạn triều Nguyễn nhất thống còn độc lập (1802 – 1885), kể từ Tự Đức trở về trước, và ngay cả triều đình dưới thời Hàm Nghi; đồng thời, lại đề cao những cuộc phản loạn do Phan Bá Vành hay Cao Bá Quát khởi xướng. Song song với sử học, nhận định sách giáo khoa văn học về thời kì này, lại đề cao đến mức tột đỉnh các thiên tài văn chương từ Nguyễn Du cho đến Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, nhất là ca ngợi tư tưởng chống đối, bất mãn nhà Nguyễn của họ. Thực sự, đó cũng là những thiên tài văn chương trác tuyệt của văn học sử nước ta, phần lớn do bi kịch lịch sử sản sinh, nhưng thực chất là phản động về chính trị, “hoài Lê, kháng Nguyễn”, những thiên tài thuộc loại Lamartine, “kẻ phản động có lời thơ tao nhã” (lời nhận định của Karl Marx).

Chỉ có giai đoạn chính triều nhà Nguyễn đã trở thành nguỵ triều đích thực, từ Đồng Khánh cho đến Bảo Đại (ngoại trừ cá nhân hai vị vua yêu nước là Thành Thái, Duy Tân), và cả xã hội nước ta, từ Nam chí Bắc, đã nằm dưới gót giày thực dân, tả đạo, thời kì này (1885-1945), là sự lên án đạt được tính hợp lí, nếu gạt đi một số nét hạn chế do nhận thức sai lệch về giai đoạn lịch sử trước 1885 trong tâm thức nhà sử, nhà thơ Đàng Ngoài thuở bấy giờ, mà Phan Bội Châu là tiêu biểu (riêng ông còn có những sai lầm nghiêm trọng), mặc dù giai đoạn này còn có những thiên tài kiệt xuất thuộc dạng khác, như Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương. Tôi chưa nói đến giai đoạn nhỏ trong thời kì ấy, đó là thời thịnh hành, nở rộ nhất loại văn chương quốc ngữ ABC, thường được các nhà văn học sử xác định là từ 1930 đến 1945, với sự phân chia 3 dòng chủ lưu văn học: hiện thực phê phán, lãng mạn và cách mạng.

Sở dĩ có một sự hợp lí trong chừng mức nhất định như vậy trong nhận định văn học, sử học về giai đoạn 1885-1945 (kể cả bộ phận văn học thời Cần vương, 1885-1896), là bởi, ưu thế chính trị của sĩ dân Đàng Trong hoàn toàn suy sụp một khi triều Nguyễn đã là bù nhìn, tay sai, sau cuộc Kinh đô quật khởi và bị thất thủ (1885). Từ 1885, Đàng Trong cũng thảm hại như Đàng Ngoài.

Một điểm khác, đó là sự đề cao thái quá văn học cách mạng, đặc biệt từ 1930, về phương diện tư tưởng cho đến giá trị nghệ thuật. Nếu có sự bình tâm và không cần thiết phải phục vụ cho nhiệm vụ tuyên truyền chính trị trong văn học, có lẽ phải thấy rằng, văn học lãng mạn, hiện thực phê phán có giá trị nghệ thuật cao vượt hẳn dòng văn học cách mạng, mặc dù về tư tưởng, nói chung là còn quá nhiều hạn chế; trong khi đó, dòng văn học cách mạng có giá trị về mặt tư tưởng vì bản thân dòng văn học này là chống thực dân, phong kiến bù nhìn và có cái nhìn thiện cảm, quý trọng nông dân, công nhân, những người cùng khổ, nhưng lại non yếu về giá trị nghệ thuật (chỉ nổi bật toàn diện là thơ Tố Hữu).

Cũng trong giai đoạn 1930-1945, về sử học, nếu lúc này đụng chạm đến, vẫn còn là một vấn đề “nhạy cảm” chết người! Nhưng nếu phải nói thật, chắc hẳn ai cũng nhận thấy thái độ phân biệt địch – ta quá cứng nhắc, phần nào đó, không phải là nhỏ, có thể nói là sai với sự thật lịch sử. Nếu nhiều người thuộc thời kì trước, căm ghét và lo sợ câu nói cực đoan của Jésus, “ai không tin ta thì đó là kẻ thù của ta” (*), thì ở giai đoạn này, lại sợ hãi tính cực đoan thể hiện ở chỗ ai không theo Đảng Cộng sản, ai còn sống và làm việc ở vùng thực dân, phong kiến tay sai thống trị, là đều đáng ngờ, là kẻ thù, thậm chí các đảng phái chống Pháp, chống phong kiến nhưng không cộng sản thì dứt khoát là nguy hiểm bội phần. Nhưng điều đáng phải ghi vào sử học chân chính là từ 1930 (có thể kể thêm dăm bảy năm trước đó): Có sự phân hoá rõ rệt giữa các bộ phận yêu nước, chống Pháp, chống phong kiến hay thoả hiệp cầm chừng với nguỵ phong kiến; nguyên nhân chủ yếu do Đảng Cộng sản Việt Nam (kể cả Việt Minh) là một tổ chức chính trị mang hệ tư tưởng và ngọn cờ ngoại nhập. Tôi đã viết, đại để, trong lịch sử 4.000 năm của dân tộc, chưa từng có một anh hùng dân tộc nào lại là cán bộ của một tổ chức quốc tế, đứng đầu và chỉ huy là những người ngoại quốc. Hồ Chí Minh là một anh hùng dân tộc kiểu ấy, thì rất khó để không xảy ra sự phân hoá dân tộc. Bảo Đại là tay sai, nhưng y vẫn là người Việt, con cháu nhà Nguyễn, vốn đã có hàng trăm năm chính danh trong lịch sử. Tai hại thay, nhưng cũng đáng suy nghĩ thay: không phải ít, quả thực cả một bộ phận lớn sĩ dân Việt Nam lại ngả vào phía y. Chưa biết ngôi nhà mới và chủ ngôi nhà ấy cùng “quan thầy Nga Sô, Trung cộng” ra sao, ai dám bỏ ngôi nhà cũ kĩ, mục nát với tên chủ nhà tuy bù nhìn nhưng còn chút hào quang chính danh do tổ tiên y để lại. Một lẽ khác, các đảng cộng sản, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam, lại chủ xướng hệ tư tưởng vô thần, không thờ cúng tổ tiên nữa! Cho nên, sự phân hoá xã hội là tất nhiên. Và không phải những ai ở vùng tề, nguỵ, thậm chí làm quan cho nguỵ triều Bảo Đại, làm lính cho thực dân Pháp với ngọn cờ “bảo hộ” cũng đều là bán nước, cầu vinh. Bộ phận này chống cộng với hi vọng có ngày sẽ chống được Pháp và cả triều Nguyễn tay sai. Nói cách khác, họ tâm nguyện chân thành, là dựa vào giặc Pháp, vào nguỵ triều để chống “giặc Cộng” (sic), trong khi chờ thời cơ mới, để có thể quay lại chống Pháp và nguỵ triều ấy. Dẫu sao, sử học cũng phải ghi rõ điều đó: có sự phân hoá xã hội vì chưa có một lực lượng cách mạng nào là hoàn toàn có sức mạnh từ nội lực dân tộc, mà đều dựa vào ngoại bang, giương cao ngọn cờ ngoại bang, thậm chí có lực lượng mang hệ tư tưởng vô thần, xa lạ với truyền thống dân tộc.

Một điểm khác, đó là nhận định về lịch sử Thiên Chúa giáo ở nước ta trong quá trình truyền đạo gắn liền với sự câu kết cùng quá trình bành trướng của chủ nghĩa thực dân Phương Tây. Về điểm này, chỉ có loại sách chuyên sâu và “lưu hành nội bộ” mới đi sâu vào, viết đúng thực chất. Nhưng trong sách giáo khoa phổ thông, đại học, lại lướt nhẹ (mặc dù những nét lướt nhẹ ấy cũng thành vấn đề với bộ phận linh mục, giáo dân cuồng tín, với bộ phận lãnh đạo giáo hội, toà thánh). Chắc hẳn cần phải sửa sách giáo khoa cho sát đúng với sự thật lịch sử: Thiên Chúa giáo là lực lượng phản quốc, “nội xâm” từ 1858 đến 1975, mà giai đoạn từ 1885 đến 1954, Pháp còn muốn sử dụng bù nhìn nhà Nguyễn, mặc dù thực chất vẫn trọng dụng người của Thiên Chúa giáo, như Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Khả, Ngô Đình Diệm, đặc biệt từ 1954 đến 1975, ở Miền Nam, thực chất là “đỉnh cao” của quá trình Thiên Chúa giáo câu kết với chủ nghĩa thực dân, đế quốc, từ đệ nhất cộng hoà với Ngô Đình Diệm đến đệ nhị cộng hoà với Nguyễn Văn Thiệu. Sự tự do, tự chủ của nhân dân dưới ách tả đạo là do quá trình đấu tranh của nhân dân Miền Nam, trong đó lực lượng Phật giáo là rất quan trọng. Sử học cần ghi nhận tinh thần quật cường, bền bỉ của nhân dân Miền Nam, Phật giáo Miền Nam chống Thiên Chúa giáo và đế quốc Mỹ, mặc dù vẫn chống cộng như một lực lượng ngoại xâm của Nga Sô, Trung Cộng (mà Trung Cộng cũng thoát thai từ Nga Sô).

Điểm cuối, sử học phải ghi nhận như lâu nay đã ghi nhận: Công lao đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ nguỵ triều Bảo Đại, góp phần đánh đuổi phát xít Nhật, bền bỉ đánh đuổi đế quốc Mỹ và đánh đổ nguỵ quyền Sài Gòn của Đảng do Hồ Chí Minh – Lê Duẩn lãnh đạo thật sự là vĩ đại. Tuy nhiên, công lao ấy mặc dù vĩ đại nhất lịch sử 4.000 năm của dân tộc, nhưng cũng không thể so sánh với công lao thuần tuý dân tộc, thuần tuý nội lực của các anh hùng dân tộc trước đó, như Ngô Quyền, Lê Lợi…

Không phải là sửa đổi sách giáo khoa vì cần phải thích nghi với thời “hội nhập”, “thoái trào cách mạng”, hay vì con cháu vua quan nhà Nguyễn, lính nguỵ Miền Nam (kể cả bộ phận đồng bào Bắc Việt, giáo dân Thiên Chúa giáo di cư) không chịu học, chán học (**), mà cần thiết phải sửa đổi sách giáo khoa vì tính khoa học cần phải có của văn học, sử học: Nhận định văn học, sử học phải xác thực, đúng với thực trạng văn học và sự thật lịch sử.

Tôi tự ý thức những ý nghĩ trên một khi được nêu ra một cách công khai một lần nữa, hẳn sẽ còn có những phản ứng gay gắt, thậm chí tôi sẽ bị quy chụp là “phản động”, “phản quốc”. Nhưng thực trạng văn học sử, sự thật lịch sử (1858-1975) là như thế. Chỉ có thể thống nhất đất nước về chiều sâu, thực sự hoà giải, hoà hợp dân tộc trên nền tảng sử học và văn học, khoa học – lịch sử, khoa học – nghệ thuật của sự thật và về sự thật, trong đó, sử học là quyết định.

Bài viết tạm kết thúc ở đây, mặc dù vẫn còn một vài thiếu sót – những thiếu sót tôi đã viết đầy đủ ở những bài viết, trong những cuốn sách đã xuất bản, in giấy hay đang ở dạng văn bản kí tự điện tử.

Bài viết sẽ còn được sửa chữa và có thể sẽ bổ sung thêm, chẳng hạn về văn học hai Miền từ 1954 đến 1975.

Làm thế nào có thể viết thật bình tâm trước những vấn đề to lớn và đầy kích ứng đến thế!

TP.HCM., khoảng 8 : 30 đến 11 : 26’, thứ sáu (thứ bảy cũ), ngày 14-7 HB7

& lúc 15 giờ cùng ngày

Trần Xuân An

____________________________

(*) “Kinh Thánh”, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam ấn hành, 1986: Nguyên văn trọn câu ở bản dịch này: “Ai không ở với ta, thì nghịch cùng ta; ai không thâu-hiệp với ta, thì tan ra” (Ma-thi-ơ : 12 : 30; sđd., Tân ước, tr. 15). Một đoạn khác, Jésus cũng nói đến niềm tin vào Đức Thánh Linh là điều kiện tối thượng và tiên quyết, nhưng còn ngụ thêm ý: phải truyền đạo, làm lợi cho tôn giáo của Jésus đến mức tối đa, vì Jésus tự ví mình cũng như một lãnh chúa, “là người nghiêm ngặt, hay lấy [tiền của - chua thêm] trong nơi không để [tiền của - ct.], gặt trong chỗ không gieo” (Lu-ca : 19 : 22; sđd., Tân ước, tr. 96), một lãnh chúa từng răn bảo đầy tớ không làm lợi cho y: “Ta nói cùng các ngươi, ai có, thì sẽ cho thêm; song ai không có, thì sẽ cất luôn của họ đã có nữa. Còn như những kẻ nghịch cùng ta, không muốn ta cai-trị họ, hãy kéo họ đến đây, và chém đi trước mặt ta” (Lu-ca : 19 : 26-27; sđd., Tân ước, tr. 96). Jésus (theo loại “Kinh Thánh” đã bị sửa chữa bởi Vatican qua nhiều đợt chỉnh lí có tổ chức) là một giáo chủ độc tài, chuyên chế, bành trướng. Đối chiếu với hiện thực lịch sử 2000 năm của châu Âu và vài ba trăm năm của châu Mỹ (Tân Thế giới), cho thấy, không một tôn giáo nào không tin “Kinh Thánh” Thiên Chúa giáo có thể truyền đạo, phát triển được trên 2 châu lục ấy, dưới ách chuyên chế độc tài của Thiên Chúa giáo. Chính Thống, Tin Lành, Anh giáo chỉ là các chi phái tôn giáo li khai khỏi Thiên Chúa giáo. Quá trình li khai cũng đẫm máu. Riêng Do Thái giáo xuất hiện trước cả Thiên Chúa giáo, cố nhiên tin vào Cựu ước (thuộc “Kinh Thánh”), cũng chịu đẫm máu bởi những cuộc “thập tự chinh”.

(**) Đây là một luận điệu bị phóng đại để tuyển sinh đại học chủ yếu là học sinh Miền Bắc và đưa cán bộ, giáo viên Miền Bắc cùng gia đinh họ vào Miền Nam.

Xem trên WebTgTXA. (bấm vào đây)

Bài cũng đã được cậy đăng trên Web Ngô Hữu Đoàn:

LINK (bấm vào đây)

This entry was posted on December 2, 2008 at 9:13 am and is filed under Sua doi sach giao khoa van su. Tagged: sua-doi-sach-giao-khoa. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.

23 Responses to “Ý nghĩ về dự kiến sửa đổi sách giáo khoa văn & sử”

1.                  

December 10, 2008 at 9:40 am

Rất từ tốn, ôn hòa, nhà giáo Ngô Thủ Lễ góp ý cho WebTgTXA. về “Dự kiến sửa đổi sách giáo khoa”… một cách cố ý không “sát sườn”. Có nhiều điều sâu sắc ông nhận biết qua thực tế giảng dạy và có những điều ông đọc, nghĩ ngợi — WebTgTXA. hiểu vậy — nhưng có lẽ ông chỉ muốn nói “Tôi có biết, tôi có đọc, và có thể tôi sẽ viết, sẽ đăng bài công khai, nhưng tôi vẫn luôn luôn chấp hành ’sách giáo khoa là pháp lệnh’ trong khi đang công tác, giảng dạy. Vâng, không mũ ni che tai, phải đọc, viết, đăng bài, cả chấp hành “pháp lệnh hiện hành” nữa, tất cả đều là trách nhiệm và như thế mới là trách nhiệm đầy đủ. Thành thật cảm ơn nhà giáo Ngô Thủ Lễ.

—– WebTgTXA. —–

từ Thu Le Ngo

tới Tran Xuan An

ngày 00:42 Ngày 10 tháng 12 năm 2008

chủ đề về SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN VÀ LỊCH SỬ Ở CHƯƠNG TRÌNH THPT

xác thực bởi yahoo.com.vn

Về sách giáo khoa Ngữ văn, Lịch sử ở chương trình THPT hiện nay thì có quá nhiều chuyện để bàn. Trước hết phải thừa nhận, trong vòng hai mươi năm trở lại đây, có sự thay đổi rất lớn về nội dung SGK của hai phân môn này cho phù hợp với tình hình xã hội thay đổi hằng ngày. Riêng môn Ngữ văn, đã có ba cuộc “cách mạng” chương trình. Sự ra đi của những bài thơ vè tuyên truyền, những câu chuyện tập thể hóa minh họa nghị quyết, các chủ đề “yêu, căm, chiến, lạc”, làm cho cuốn SGK đẹp hơn, trong sáng hơn; người dạy, người học thích thú hơn… Nhưng hiện tại, bộ sách mới nhất với cấu trúc tích hợp nhiều phân môn lại có sự sắp xếp hết sức rối rắm. Các bài lí thuyết tập làm văn , tiếng Việt không theo hệ thống nào cả; đã bỏ qua một nguyên tắc cơ bản của khoa học giáo dục là phải đi từ đơn giản đến phức tạp, tìm hiểu phân tích vấn đề theo nhóm đặc trưng, loại thể… Phần văn học sử và giảng văn chưa thực sự công bằng trong đánh giá, chọn lựa; vẫn còn định kiến chủ quan, phân biệt đối xử. Nặng nề chính trị như “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác”, cơ cấu mặt trận như “Dọn về làng”, mơ hồ không hiểu gì cả như “Đôtxtoiepxki” (học sinh chưa hề học một tác phẩm nào của Đôt mà phải học bài nghị luận về Đôt). Hai bộ sách cơ bản và nâng cao lại dẫm đạp lên nhau, không anh nào chịu anh nào. Theo nguyên tắc, sách cơ bản chỉ là tập hợp con của sách nâng cao, nhưng thực tế có những kiến thức được nêu ở sách cơ bản mà không tìm thấy trong sách nâng cao. Tình hình nầy dẫn đến việc ôn tập và ra đề thi hết sức khó khăn (phần chung cho các ban). Rõ ràng việc thay đổi, biên soạn lại hoặc chỉnh sửa lớn cho bộ sách Ngữ văn THPT là cần thiết.

Với bộ môn Lịch sử xin được nêu ý kiến của nhiều học sinh và phụ huynh. Học sử hiện đại nặng nề quá, ôm đồm kiến thức; hội nghị, nghị quyết quá nhiều. Chỉ riêng ở chương trình lớp 12, có học sinh ghi ra các con số: ngày tháng (hội nghị, đại hội, chiến dịch), quân địch tử trận (quân ta hoàn toàn vô sự), số lượng máy bay, xe tăng… ta thu được mà dài đến năm trang giấy kẻ ngang thì ai mà nhớ nổi. Có học sinh nêu ý kiến ngay giữa giờ học: Tại sao khi dạy, các thầy cô được xem sách, xem giáo án; còn chúng em khi làm bài thì phải viết theo trí nhớ, phải học… như vẹt!

NGÔ THỦ LỄ (Huế)

2.                  

December 10, 2008 at 3:00 pm

VUI LÒNG XEM LẠI:

1) TRẦN NGÔN SỬ (Trần Xuân An)– NHỮNG VẤN NẠN VĂN SỬ TRIẾT… VÀ NHỮNG DẤU HỎI BỨC THIẾT VỀ GIAI ĐOẠN GIAO THỜI – HẬU CHIẾN SAU NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

Link - bấm vào đây

2)TRẦN XUÂN AN — Vài lời của người đọc và nghe “Toàn bộ phỏng vấn với cựu TT Võ văn Kiệt” trên BBCVietnamese.com

Link BBCVietnamese - bấm vào đây

Link - bấm vào đây

3.                  

December 11, 2008 at 6:00 pm

Kính gửi ông Trần Xuân An (WebTgTXA.),

Là một giáo viên dạy quốc văn đệ nhị cấp từ trước 1975 (cấp 3 sau này), và vẫn đang tiếp tục dạy ngữ văn cho đến nay, tôi nhận thấy thật bất công khi vị trí của Nguyễn Công Trứ trong sách giáo khoa là không có gì. Mong ông bố sung thêm nhà thơ Nguyễn Công Trứ ở phần thảo luận “Dự kiến sửa đổi sách giáo khoa…”.

Cảm ơn WebTgTXA.

Nguyễn Thị Tân Em (Cà Mau).

Thưa bà,

Trước hết, xin cảm ơn bà. WebTgTXA. thực hiện theo yêu cầu của bà như sau:

WebTgTXA. trích lại từ một cuốn tiểu thuyết đã công bố từ 1997 và 2003:

Về nhà thơ Nguyễn Công Trứ (1778-1859)

Trần Xuân An, MÙA HÈ BÊN SÔNG, tiểu thuyết, chương 7, cước chú (18):

Link: Bấm vào đây :

(18 ) Nguyễn Công Trứ (1778 - 1859), người Hà Tĩnh, quê quán rất gần với quê quán Nguyễn Du (1766 - 1820), chỉ chênh lệch nhau 12 tuổi, nhưng hai ông đối lập nhau hoàn toàn về tính cách, tư tưởng chính trị - xã hội lẫn quan niệm sống và xây dựng sự nghiệp. Nguyễn Công Trứ là con trai Nguyễn Công Tấn, tri phủ dưới thời vua Lê chúa Trịnh. Thân sinh Nguyễn Công Trứ từng dấy binh, nổi dậy chống Tây Sơn - Nguyễn Huệ, nhưng thất bại. Bản thân Nguyễn Công Trứ đã từng dâng Thái bình thập sách (mười sách lược xây dựng nền thái bình thịnh trị) khi vua Minh Mạng tuần du ra Bắc. Năm 1819, ông thi đỗ giải nguyên, ra làm quan, trải qua hai triều Minh Mạng, Thiệu Trị. Suốt đời ông luôn tận tụy với công việc được triều đình nhà Nguyễn giao phó, cho dù có lúc thăng (hữu tham tri Bộ Hình), lúc giáng (cách tuột chức, làm lính thú), và giáng rồi lại thăng. Ông được nhân dân lập đền thờ khi còn sống. Một câu nói rất nổi tiếng của ông: “Lúc làm quan, ta không lấy làm vinh, nên khi làm lính, ta không lấy làm nhục”.

(Xin xem tiếp chú thích II.23)

Tiếp theo cước chú (18), chương 7:

Link: Bấm vào đây

23. Chú thích tiếp theo tiết 5, chương VII: Nguyễn Công Trứ còn nổi tiếng là một nhà thơ với nhiều tuyệt tác, làm rạng rỡ thể hát nói chữ Nôm, đậm tính dân tộc. Thơ phú Nguyễn Công Trứ có âm điệu lạc quan trong cảnh nghèo khó thuở còn là hàn sĩ, hăm hở dấn thân thời lều chõng, đỗ đạt, làm quan, hào hùng lúc thực hiện chí nam nhi của kẻ sĩ: kinh bang tế thế (xây nước giúp đời) và cầm gươm dẹp loạn. Khác với những nhà nho cùng thời ở Đàng Ngoài, cứ ôm mối bi hận ngu trung là hoài Lê, “phù Lê” (hoài vọng về triều Lê trung hưng, mưu tính khôi phục triều Lê, nhưng thực chất đó là triều đại của các vua Lê bị các chúa Trịnh bức hiếp, không còn tính chính thống, và cả Lê lẫn Trịnh đều thối nát, ươn hèn!), Nguyễn Công Trứ rất thức thời, thức thời một cách sáng suốt (theo lẽ biến dịch của lịch sử trong quan niệm chính thống của Nho giáo). Ông hăm hở, hào hùng dấn thân ra làm quan, dưới triều đại nhà Nguyễn, với tấm lòng vì nước, vì dân. Ông là một mẫu người vừa anh hùng, vừa nghệ sĩ. Âm điệu lạc quan, hào tráng, nhiệt thành, tài tử của thơ phú Nguyễn Công Trứ là một nét đặc sắc, hiếm có, rất độc đáo trong văn học cổ nước ta (kể cả thơ văn dưới thời cực thịnh của chế độ phong kiến, triều Lê Thánh Tôn), và không có gì ngạc nhiên khi âm hưởng hào tráng ấy xuất hiện dưới triều Nguyễn - Minh Mạng, Nguyễn - Thiệu Trị (cương vực nước ta dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị là rộng lớn nhất trong lịch sử bốn nghìn năm dựng nước, và hùng mạnh nhất trong khu vực, xét về vị trí đế quốc chủ nghĩa, theo quan điểm lịch sử - cụ thể!).

Ngoài ra, Nguyễn Công Trứ còn có một mảng thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm, rất thâm thuý và mạnh bạo đả kích thói đời (thế thái nhân tình) với âm điệu trữ tình phê phán. Và về già, ông có thêm một mảng thơ hưởng lạc với những thú vui nho nhã, thích thảng (cầm kì thi tửu), kể cả trần tục (nàng hầu)!

Đề cao vai trò của kẻ sĩ (trí thức xuất thân từ mọi thành phần, giai cấp) là đúng, nhưng không chú ý đến thành phần, giai cấp xã hội khác: nông, công, thương, đó là một hạn chế của ông và của thời đại.

Do đó, thơ phú của ông, ở Miền Bắc (1954 - 1975), và suốt một thời gian dài trước Đổi mới (1985) đã bị dìm trong quên lãng!

(Xin xem thêm các chú thích về Phạm Thái, Nguyễn Du, Cao Bá Quát ở tiết I, chương XIV).

TXA.

4.                  

December 13, 2008 at 3:13 pm

THAM KHẢO:

Cập nhật ( 13-12 HB8 ): Tư liệu - Đính chính sử liệu: Phạm Hồng Tung, “‘Hồ Chí Minh và cuộc chiến tranh ở Việt Nam’ trong hồi tưởng của Khrushchev (Krushchev)”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, 9+10-2008:

Bấm vào những link-hóa dưới đây:

Trang ảnh bìa sách |

Trang 1 |

Trang 2 |

Trang 3 |

Trang 4 |

Trang 5 |

Trang 6 |

Trang 7 |

Trang 8

 

Nhớ bấm vào nút có biểu tượng kính lúp ở góc phải phía trên để phóng lớn, rồi dùng con trỏ “chuột” máy tính để kéo và đẩy hình trang tạp chí đã được quét chụp.

WebTgTXA.

5.                  

December 14, 2008 at 7:08 am

Kính gửi đến WebTgTXA. bài báo của Lê Quỳnh, phóng viên BBCVietnamese, để tham khảo và kiểm chứng tư liệu trích dẫn.

Một độc giả tại Quảng Trị.

WebTgTXA. xin thành thật cảm ơn một độc giả Quảng Trị giấu tên, đồng thời xin mạn phép BBC Tiếng Việt và ông Lê Quỳnh để đăng lại.

THAM KHẢO

Bài học từ quan hệ Việt - Xô

Lê Quỳnh

BBCVietnamese.com

11 Tháng 12 2008 - Cập nhật 13h43 GMT

Trong nhiều năm, kéo đến cả hôm nay, truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ nhắc đến tình cảm khăng khít trong quan hệ giữa Bắc Việt (và sau 1975, Việt Nam thống nhất) với Liên Xô.

Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh thường được trích dẫn: “Đối với Lênin, đối với Cách mạng Tháng Mười, đối với Đảng Cộng sản, Chính phủ Liên Xô và nhân dân Xô Viết, chúng ta ‘Uống nước phải nhớ nguồn’”.

Người giữ chức Tổng Bí thư Đảng gần 30 năm, Lê Duẩn, cũng nói: “Nhân dân Việt Nam hiểu sâu sắc rằng mỗi bước đi lên, mỗi chặng đường thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với những sự kiện trọng đại diễn ra trên đất nước Liên Xô”.

Nhưng gần 20 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, nay ít nhất trong giới nghiên cứu học thuật trong nước, mảng “xám” của mối quan hệ bắt đầu được nói ra.

Tại hội thảo Việt Nam học 2008 vừa kết thúc ở Hà Nội, tác giả Nguyễn Hồng Dung, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, nói phần nào đó, từ 1950 đến giữa thập niên 1970, Liên Xô đã “hạn chế Việt Nam hòa nhập”.

Đánh giá Hồ Chí Minh giai đoạn 1920 - 1945, tiến sĩ Vũ Quang Hiển, Đại học Quốc gia Hà Nội, lại nhận định Hồ Chí Minh lúc này có nhiều quan điểm khác Quốc tế Cộng sản, và vì thế đã “bị lên án bằng những lời lẽ rất nặng nề từ những chiến sĩ cận vệ của Quốc tế Cộng sản”.

Bị Quốc tế Cộng sản ‘bỏ rơi’

TS. Vũ Quang Hiển nói “tuy hoạt động tích cực trong Đảng cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản, nhưng quan điểm của Hồ Chí Minh có nhiều điểm không trùng hợp với quan điểm của Trung ương Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản, chẳng hạn như vấn đề dân tộc ở thuộc địa, quan hệ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.”

“Trong khi Quốc tế Cộng sản cho rằng chủ nghĩa dân tộc chống lại chủ nghĩa quốc tế vô sản, thì Hồ Chí Minh khẳng định: Đối với các dân tộc thuộc địa ở phương Đông, ‘chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước’”.

Theo TS. Hiển, Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông… vượt lên những quan niệm phổ biến trong Quốc tế Cộng sản, các Đảng Cộng sản ở các nước tư bản và nhiều nhà cách mạng thuộc địa lúc bấy giờ”.

Các nhà nghiên cứu nước ngoài từ lâu đã cho biết Hồ Chí Minh (hay Nguyễn Ái Quốc, tên được dùng từ 1919), thời trước 1945, không được Liên Xô trọng dụng.

Giờ đây, TS. Hiển cũng thừa nhận lần đầu tiên khi tới Moscow, ông Hồ “không nhận được sự quan tâm chu đáo”.

Ông Hồ viết trong một lá thư tháng Ba 1924: “Đã hơn một tháng nay, tôi xin đồng chí vui lòng tiếp để có thể thảo luận với đồng chí về tình cảnh thuộc địa của Pháp. Cho tới nay, tôi vẫn chưa được trả lời. Hôm nay, tôi xin mạn phép nhắc lại sự thỉnh cầu đó, và xin đồng chí nhận lời chào cộng sản anh em.”

Lý thuyết cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh bị chính những người cộng sản Việt Nam khi đó phê phán.

TS. Vũ Quang Hiển tiết lộ chính Hà Huy Tập, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương từ 1936 đến 1938, đã gọi Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (do Nguyễn Ái Quốc thành lập năm 1925) và Tân Việt cách mạng đảng “có những sự xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin”, “mắc chủ nghĩa cơ hội trong lý luận và trong thực tiễn, tư tưởng biệt phái, đóng kín”.

Cuốn Đường Kách mệnh được Hồ Chí Minh viết năm 1927, bị phê phán là “những điều ngu ngốc về lý luận”.

Theo TS. Hiển, năm 1930 Hồ Chí Minh cho rằng phải thành lập đảng cộng sản riêng rẽ ở ba nước Đông Dương, nhưng Quốc tế Cộng sản chủ trương chỉ thành lập ở Đông Dương một đảng duy nhất.

Kết quả hội nghị ở Hong Kong tháng 10.1930, do Trần Phú chủ trì, quyết định bỏ tên Việt Nam cộng sản Đảng mà lấy tên Đông Dương cộng sản Đảng.

Ba năm sau, viết trên tạp chí lý luận của Đảng Cộng sản Pháp, Hà Huy Tập phê phán Nguyễn Ái Quốc “phạm một loạt sai lầm cơ hội chủ nghĩa” và rằng lúc mới thống nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam “chưa có đường lối chính trị đúng đắn”.

Chiến lược đấu tranh dân tộc của Nguyễn Ái Quốc bị các đồng chí “Bônsêvich” Nga Xô như Trần Phú và Hà Huy Tập bác bỏ, thay bằng chiến lược đấu tranh giai cấp.

TS. Hiển thừa nhận quan điểm giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc đã không được đồng ý trong những năm 1930-1935.

Cũng trong thập niên 1930, một người nổi tiếng khác, Lê Hồng Phong, đã phê Nguyễn Ái Quốc là “tàn dư của cương lĩnh các nhóm cộng sản cũ đã máy móc chia giai cấp địa chủ thành hạng đại và trung”.

Mãi cho tới tháng Sáu 1938, sau tám năm “trong tình trạng không hoạt động”, bị Quốc tế Cộng sản thờ ơ, Hồ Chí Minh mới rời Liên Xô sang Trung Quốc, rồi về nước năm 1941.

Lúc này, trong Đảng đặt ra câu hỏi tiếp tục đấu tranh giai cấp như luận cương chính trị năm 1930 hay ngả theo đấu tranh dân tộc?

Một hội nghị tháng Năm 1941, do Hồ Chí Minh chủ trì, quyết định thay đổi chiến lược, ngả sang “cách mạng dân tộc giải phóng”, tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” và hứa để ba dân tộc Đông Dương có quyền tự quyết “tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành một dân tộc quốc gia tùy ý”.

Như TS. Vũ Quang Hiển kết luận, từ năm 1920 đến 1945, cách mạng Việt Nam “chịu sự chi phối chặt chẽ của Quốc tế Cộng sản, nên phạm sai lầm giáo điều, tả khuynh”.

Trong những năm 1923-1924, 1927-1928, 1934-1938, Hồ Chí Minh “không được Quốc tế Cộng sản đồng tình, nên bị kiềm chế, bị phê phán, thậm chí có lúc bị ‘bỏ rơi’”.

Trong vòng tay Liên Xô

Một tham luận khác của Nguyễn Hồng Dung, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, cũng có thể xem là đánh giá nối tiếp về mối quan hệ với Liên Xô sau khi Việt Nam độc lập.

Đặt vấn đề ở góc cạnh hòa nhập với thế giới bên ngoài, tác giả ca ngợi Nguyễn Ái Quốc, trước khi đến Moscow lần đầu, đã “nhận thức được sự cần thiết phải ‘hòa nhập’”, nhưng vì Quốc tế Cộng sản (QTCS) mà ông bị “hạn chế việc giao lưu”.

“Năm 1925, khi Nguyễn Ái Quốc trở về châu Á, QTCS đã không cấp cho Nguyễn Ái Quốc giấy giới thiệu với ĐCS Trung Quốc, với Quốc dân Đảng của Tôn Dật Tiên, không cung cấp tài chính đi đường.”

“Năm 1930, với ‘Chính cương, điều lệ Đảng tóm tắt’, dù đã tế nhị vừa làm vừa lòng QTCS, vừa giữ vững chủ kiến của mình cho cả một đường lối cách mạng của dân tộc, nhưng vẫn bị QTCS và Stalin nghi ngại.”

Sau 1945 vẫn không có cuộc hội kiến chính thức nào với Liên Xô, cả sau khi Hồ Chí Minh có điện gửi Stalin (mãi đến 1950, sau khi Trung Quốc đã công nhận Việt Nam, Moscow khi đó mới thiết lập quan hệ).

Năm 1948, Nam Tư đề nghị đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ Hồ Chí Minh, nhưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “‘giữ ý’ với Liên Xô - thực chất cũng vẫn bị o ép, nên đã không mở được cửa sang phía Tây”.

Cho đến năm 1954, Việt Nam dân chủ cộng hoà “cũng chưa làm gì được nhiều để hoà nhập”.

Tác giả thừa nhận trong diễn ngôn chính thức, “không tìm thấy một văn bản, một dòng chữ, một câu nói về việc Liên Xô hạn chế Việt Nam ‘hoà nhập’… Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, chính phủ Việt Nam cũng khó có thể chính thức cho rằng Liên Xô cản trở Việt Nam hòa nhập”.

Bài học lịch sử

Nhìn lại lịch sử Việt Nam hơn 60 năm qua, những sai lầm của Đảng Cộng sản xảy ra khi họ “sao chép những quan điểm chỉ đạo đường lối từ một ‘nơi khác’ về áp dụng trong thực tiễn Việt Nam một cách máy móc”.

Đó là nhận định trong tham luận của Ngô Vương Anh, báo Nhân Dân.

Tác giả phân kỳ các sai lầm theo từng giai đoạn:

“Trong giai đọan đấu tranh giành độc lập dân tộc là sự sao chép rập khuôn những chỉ thị của QTCS khi thực tiễn cách mạng ở những nước thuộc địa phương Đông (như Việt Nam) hoàn toàn khác so với tình hình cách mạng ở những nước tư bản công nghiệp châu Âu.”

“Trong cải cách ruộng đất là sự sao chép công thức, cách làm từ các ‘nước bạn’ và áp dụng một cách cực đoan trên diện rộng.”

“Sau tháng 4.1975 là công cuộc xây dựng mô hình CNXH dựa trên sự sao chép một mô hình có sẵn, duy ý chí để đạt mục đích.”

Ngô Vương Anh kết luận: “Bài học thực tiễn trong lịch sử xây dựng và điều chỉnh để đường lối lãnh đạo cách mạng đúng đắn hơn vẫn cần được xem xét.”

Những tư liệu và lý giải lịch sử như thế có thể đã được nhiều người bên ngoài nói đến trước đây, nhưng đặt trong một hội thảo chính thống, chúng vẫn có giá trị khá mới.

LÊ QUỲNH (BBCVietnamese, 11 Tháng 12 2008 - Cập nhật 13h43 GMT)

…/indepth/story/2008/12/081211_viet_ussr_revaluation.shtml

6.                  

December 15, 2008 at 7:59 am

MỘT TRONG NHỮNG ĐIỆN THƯ, ĐIỆN THOẠI ĐẦY TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ VÀ ĐỐI VỚI TOÀN XÃ HỘI…

từ Nguyên Võ Nguyên nvonguyen@yahoo.com.vn

trả lời: nvonguyen@yahoo.com.vn

tới Tran Xuan An tranxuanan.writer@gmail.com

ngày 20:11 Ngày 14 tháng 12 năm 2008

chủ đề V/v: Da dua len Web

xác thực bởi yahoo.com.vn

Có mấy lời với WebTgTXA.:

Bài viết của WebTgTXA. có tâm huyết và có trách nhiệm, nhưng còn nhiều chỗ thấy chưa thoả đáng. Một số ý kiến WebTgTXA. viết về SGK Ngữ văn nhằm phê phán, những điểm ấy không còn trong bộ sách ngữ văn hiện hành.

Nếu WebTgTXA. muốn góp ý việc soạn sách ngữ văn, cố gắng đọc hết các bộ SGK từ lớp 6 đến lớp 12 (trong đó ở cấp THPT đọc cả bộ sách chương trình nâng cao và sách chương trình cơ bản) để có cái nhìn tổng thể, sau đó nêu ý kiến với Bộ GD & ĐT, với ban biên soạn sách để có sự chỉnh sửa bổ sung đầy đủ hơn.

Xin đính chính với anh Ngô Thủ Lễ: SGK không phải là pháp lệnh.

Chúc vui khoẻ.

Võ Nguyên

WebTgTXA. thành thật cảm ơn bạn Võ Nguyên.

Thật ra, WebTgTXA. góp ý về văn học sử, chứ không phải về phân môn giảng văn hay phân môn tiếng Việt, và càng không phải phân môn tập làm văn.

Ở nước ta hiện nay cũng như ở nhiều nước, góp ý trong tinh thần dân chủ phải gắn liền với công khai. Dân chủ mà không công khai, mọi góp ý tâm huyết nhất cũng bị cho vào sọt rác. Muốn dân chủ - công khai, trước hết báo chí phải dân chủ - công khai. Nhưng báo chí nước ta không đăng những bài như thế, mà chỉ quen triển khai nghị quyết, chủ trương đã thông qua từ cấp trên. Thi thoảng, mới thấy nhân dân, trong đó có trí thức, được góp ý chuyện lặt vặt trên báo.

“Sách giáo khoa là pháp lệnh”, đó là một câu nói khá phổ biến trong giới giáo viên, mặc dù chỉ là một câu có tính chất tu từ, nhằm nhấn mạnh ý thức chấp hành giảng dạy trong khuôn khổ sách giáo khoa, không được trái với tinh thần, nội dung cụ thể trong loại sách ấy. Nói chính xác, phải là: Sách giáo khoa như là pháp lệnh, giáo viên phải bám sát, theo đúng. Tương tự, giảng viên đại học phải chấp hành các bộ sách giáo trình.

Cơ chi tất cả những điểm Trần Xuân An góp ý, chứ không phải “một số ý kiến”, đều được tiếp thu và sửa chữa, bổ sung.

Thân ái,

WebTgTXA.

7:56, buổi sáng, 15-12 HB8.

7.                  

December 15, 2008 at 10:00 am

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỚC HẾT PHẢI NHÌN THẲNG VÀO SỰ THẬT, GHI CHÉP ĐÚNG SỰ THẬT ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH TOÀN DIỆN, KHÔNG ĐƯỢC “XẤU CHE, TỐT KHOE”

Nhìn thẳng vào sự thật lịch sử chính trị, sự thật văn học sử, sự thật về văn nghệ sĩ, kể cả văn nghệ sĩ hiện đang còn sống và sáng tác, là tiền đề cơ bản của nghiên cứu khoa học về sử, vănhọa. Nếu chỉ nói trong phạm vi các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, và nếu chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu tác phẩm của họ không thôi, thì đã là việc thường thấy, không có gì lạ. Nhưng nghiên cứu toàn diện (nhà văn – tác phẩm, họa sĩ – tác phẩm), cũng không phải là mới. Văn học sử xưa nay đều xác định đối tượng nghiên cứu là như thế: tiểu sử tác giả (thân thế, con người…) - tác phẩm (tư tưởng, hình tượng nghệ thuật, thủ pháp thể hiện…). Nói theo GS. Nguyễn Đăng Mạnh: đối tượng nghiên cứu của ông là “nhà văn, tư tưởng và phong cách”. Vì thế, khảo sát một nhà văn, một nhà thơ (giới họa sĩ, ông chỉ đề cập đến một người vốn là bạn của ông), Nguyễn Đăng Mạnh đã thực hiện ghi chép một cách toàn diện con người ấy (phần “con”= hạ ngã = le ça, cũng như phần “người” = siêu ngã = le sur-moi, để tìm thấy con người = bản ngã = le moi [*]). Tôi cho rằng như thế là khoa học. Và đồng thời, tôi cũng phân vân: Thực sự các nhà thơ, nhà văn được (bị) GS. Nguyễn Đăng Mạnh đề cập đến có tệ hại như vậy hay không. Cũng có thể mỗi văn nghệ sĩ đều có một mặt tệ hại như thế thật, ấy là một phân số trong toàn bộ (toàn diện) con người thực chất của từng văn nghệ sĩ. Đó là mặt không có gì lạ (vì không trầm trọng lắm; quá lắm là có người vào nhà thổ, chơi gái ăn sương hay nghiêm trọng nhất là xúc xiểm, ‘đâm bị thóc, thọc bị gạo’). Họ như mọi người ở mọi ngành nghề, khu vực, miền đàng, đất nước, từ xưa đến nay.

Tôi chưa bàn sâu đến mối tương tác biện chứng giữa lí tưởng thẩm mĩ, đạo đức (mĩ & thiện) cũng như trình độ nhận thức, học vấn, vốn sống (chân) trong tương quan với tác phẩm giấy trắng mực đen, với xã hội (người đọc), đặc biệt là mối quan hệ tương tác giữa 2 mặt đối lập là “con” (phần tệ hại trong đời thật văn nghệ sĩ) và “người” (lí tưởng thẩm mĩ, đạo đức) trong lạo động sáng tạo để hình thành tác phẩm; và quá trình tương tác ấy giúp họ nâng cao tâm hồn, nhân cách trong đời thật của họ. So sánh cụ thể: Một nhà giáo, vì chức năng, sứ mệnh nghề nghiệp (mô phạm), vì áp lực xã hội, vốn rất cần thiết (từ phụ huynh, học sinh, đồng nghiệp, láng giềng), họ phải sống tốt hơn so với con người bản năng của họ. Nếu cũng người ấy, làm nghề khác, anh ta sẽ sống tệ hơn. Văn nghệ sĩ chân chính cũng vậy, tuy văn nghệ sĩ có quyền thâm nhập thực tế trong giới hạn cho phép. Còn loại văn nghệ sĩ dâm ô đồi trụy, chủ trương viết một cách dâm ô đồi trụy, đồng tình, đồng lõa với dâm ô đồi trụy (cái tâm thấp thua hiện thực – bản năng con người và xã hội), thì ngược lại, họ càng dâm ô đồi trụy trong đời thực.

Điều này tôi đã nói chuyện với TS. Trần Hoàng (Trần Hoàng Trần), trong buổi sáng đi dùng điểm tâm, cà phê với anh cách đây hơn một tuần.

Một điểm nữa cần được lưu ý: Tôi hoàn toàn bác bỏ các thông tin về đời tư nhà thơ Hồ Chí Minh (vụ Hà Thị Xuân…) trong “Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh”, cũng như trong các trang viết của Vũ Thư Hiên, Lữ Phương, và gần đây, trong tiểu thuyết “Đỉnh cao chói lọi” của Dương Thu Hương… [**]

Hôm qua, tôi cũng chuyện trò với các bạn từ thời sinh viên của tôi, nhà giáo Ngô Thủ Lễ và nhà giáo - tác giả Nguyễn Chiến, về việc này.

Tôi chứng minh và khẳng định: Tuyệt đại đa số chúng sanh chúng ta đều có hạnh phúc lẫn khổ đau vì bộ phận sinh dục bình thường. Nhà thơ Hồ Chí Minh không có hạnh phúc lẫn khổ đau về đời sống vợ chồng, vì bộ phận sinh dục của ông không thực hiện được chức năng của nó. Nói cho đúng, riêng về điểm này, nhà thơ Hồ Chí Minh không khổ đau, không hạnh phúc vì nhu cầu sinh dục, mà chỉ khổ đau vì bộ phận sinh dục bất thường và chỉ hạnh phúc nhờ được thanh thản (không bị nhu cầu sinh dục quấy rầy). Đó là do đột biến gène thể chất ở Hồ Chí Minh cũng như ở 2 người — anh và chị — của ông: ông Nguyễn Sinh Khiêm, bà Nguyễn Thị Thanh. Ba anh chị em đều không vợ, không chồng. Tôi nói gène thể chất, tôi không nói đến tính cách, thói quen, “phần nhiều do giáo dục mà nên”, do môi trường, xã hội mà tập nhiễm, hình thành).

Nhà thơ Hồ Chí Minh là một con người tự bẩm sinh có bộ phận sinh dục không thực hiện được chức năng. Đó là một loại dạng thể chất cá biệt nhưng cũng không có gì lạ. Tôi không thần thánh hóa.

Chúng tôi đã đưa ra, trao đổi nhiều chứng lí, nhưng không nêu ra ở đây một cách dài dòng, chỉ đề nghị lưu ý 3 điểm:

1) Lí giải như thế nào về ông Khiêm, bà Thanh không vợ, không chồng? Hai người này đâu phải là linh hồn của cuộc kháng chiến! Riêng về chủ tịch Hồ Chí Minh, xét trong 4.000 năm lịch sử, không lãnh tụ kháng chiến nào không vợ, nên cũng không nhất thiết phải tạo ra một tấm gương như thế. Điều cần thiết là lãnh tụ có vợ một cách bình thường nhưng vẫn mẫu mực.

2) Miền Bắc và có thể cả nước lẽ nào không có một người xứng đôi vừa lứa với Hồ Chí Minh?! Ở các nhà chính trị, yêu khác với lấy vợ, thậm chí yêu khác với giải quyết nhu cầu sinh dục. Hồ Chí Minh, một người đầy nghị lực, có thể lấy một người phụ nữ để thỏa hai yêu cầu - điều kiện trên (lấy vợ một cách bình thường, giải quyết nhu cầu sinh dục), nhưng có thể quên đi tình yêu.

3) Xin đưa ra một ví dụ tiêu biểu: Nếu ai có về Huế, xin ghé vào tiệm Bánh khoái Thượng Tứ tuyệt ngon, sẽ thấy có một gia đình có đến 3 chị em gái bị câm điếc, khá xinh đẹp, chỉ 1 cậu con trai là không câm điếc. Như vậy, tỉ lệ là 75%. Nhưng theo nhiều tài liệu y học, tỉ lệ này có đến 100% (có nhiều nhà, 4/4 đều câm điếc).

Về cuốn hồi kí Nguyễn Đăng Mạnh, tôi thấy cần chốt lại 3 ý kiến như sau:

Một là, bác bỏ những dòng ghi chép về vụ Hà Thị Xuân – Hồ Chí Minh – Trần Quốc Hoàn – Tạ Quang Chiến….

Hai là, những ghi chép về các văn nghệ sĩ (Xuân Diệu, Hoàng Cầm, Hoài Thanh, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài, Thanh Tịnh, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Hoàng Ngọc Hiến, Dương Thu Hương, Lưu Công Nhân, Hữu Thỉnh, Nguyễn Huy Thiệp, Trần Đăng Khoa …) đã thật sự xác thực hay chưa.

Ba là, trên cơ sở phản hồi, xác minh, hoàn chỉnh ghi-chép-nghiên-cứu về nhóm văn nghệ sĩ ấy, chúng ta có thể xem đó là tư liệu văn học đúng nghĩa với tinh thần nghiên cứu khoa học: Nhìn thẳng vào sự thật, thực chất, toàn diện đối tượng nghiên cứu (con người nhà văn, tư tưởng và phong cách).

Một điều cuối bài này: Sách nghiên cứu khác với sách giáo khoa trong nhà trường phổ thông (học sinh không nên tiếp xúc với phần tệ hại quá nhiều, khi chưa đủ bản lĩnh). Ngay trong sách nghiên cứu, người viết cũng cần phê và tự phê, chứ không thể đồng tình, đồng lõa, đánh đồng như nhau (‘cá mòi một lứa’) trước những khuyết, nhược điểm về nhân cách, đạo đức của nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ (học giả, văn nghệ sĩ nói chung; con người nói chung).

Tôi nhấn mạnh một ý chưa bàn sâu ở bài này: Người tiếp xúc thường xuyên với chân thiện mĩ, sáng tạo nên những hình tượng chân thiện mĩ, đã, đang và sẽ tự nâng cao tâm hồn, thanh tẩy, ngày mỗi thật - tốt - đẹp hơn. Cũng phải coi chừng khả năng sa ngã.

Ngoài ra, còn những hạn chế trong cuốn hồi kí Nguyễn Đăng Mạnh, tôi không đề cập đến, vì nhiều người đã phản hồi khá kĩ.

Trần Xuân An

Viết tại TP.HCM., 8 : đến 9 : 42, ngày 15-12 HB8 ( 2008 ).

__________________

[*] Các khái niệm này không đơn thuần theo Freud. Freud quá cực đoan, chỉ xoáy sâu vào OEdipus complex.

[**] Chú thích thêm vào ngày 17-12 HB8: Ngoại trừ GS. Nguyễn Đăng Mạnh (tôi nghĩ là ông chỉ “tung quả bóng thăm dò dư luận”), còn Vũ Thư Hiên, Bùi Tín, Lữ Phương, Dương Thu Hương… thì đúng là những tác giả sa-đích (sadique, sadisme), ít ra là trong các trang viết có đề cập đến “Hà Thị Xuân”…

Xem thêm: Link - Bấm vào đây

8.                  

December 17, 2008 at 5:04 pm

XIN ĐỪNG HOANG MANG, RỐI TRÍ & BỎ TRƯỜNG, BỎ LỚP; CŨNG ĐỪNG MẮC MƯU NGU MUỘI HÓA NHẰM VÀO MỘT BỘ PHẬN THẾ HỆ TRẺ

WebTgTXA. xin trân trọng và nghiêm túc thưa thêm một lần nữa, rằng:

1) Khi đưa ra “Dự kiến (thật ra là đề xuất) sửa đổi sách giáo khoa”, WebTgTXA. đã thưa trước là hoàn toàn không muốn làm hoang mang, rối trí các bạn trẻ học sinh, sinh viên cũng như quý thầy cô giáo. Theo đó, tuy câu này hơi cường điệu, nhưng cũng cần thiết nhắc lại “Sách giáo khoa [như] là pháp lệnh”. Như bất kì pháp lệnh nào, giây phút chính thức ban bố chính là thời điểm pháp lệnh mới bắt đầu có hiệu lực, và pháp lệnh bị thay thế sẽ chấm dứt hiệu lực. Sách giáo khoa cũng thế.

Trong khi chúng ta kiến nghị, đấu tranh học thuật và chờ đợi bộ sách giáo khoa mới, WebTgTXA. thành tâm không muốn các bạn trẻ học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo quẳng bút, ném phấn, lìa trường, bỏ lớp.

Xin nhấn mạnh: Đây chỉ là đề xuất, đón chờ sự thảo luận, góp ý của nhiều người, nhiều giới, vì mục đích KHOA HỌC và ĐỂ HÒA HỢP, HÒA GIẢI, HÀN GẮN VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH - HẬU CHIẾN, VỚI NIỀM CẢM THÔNG THỰC SỰ, KHÔNG ĐẦU MÔI CHÓT LƯỠI, VÀ ĐỂ THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC Ở CHIỀU SÂU, TRÊN CƠ SỞ SỰ THẬT LỊCH SỬ KHÁCH QUAN, XÁC THỰC (SỰ THẬT LỊCH SỬ KHÔNG BỊ VO TRÒN, BÓP MÉO).

2) WebTgTXA. được biết, hiện nay đã có sự xúc xiểm, thực hiện thủ đoạn tinh vi xui khiến hoc sinh, sinh viên bỏ học hay thiếu chuyên cần, để ngu muội hóa một bộ phận thế hệ trẻ. Đó là tội ác cần phải lên án. Kính mong được mọi người, mọi giới và những vị có thẩm quyền quan tâm.

3) Thưa riêng với các bạn trẻ học sinh, sinh viên: N. Kopernik (Copernic) trước khi phát hiện và chứng minh thuyết nhật tâm, ông ấy cũng phải học tập, nghiên cứu thiên văn học được xây dựng trên thuyết địa tâm. Marx, Angel, Lénine trước khi sáng tạo nên chủ nghĩa xã hội khoa học cũng phải trưởng thành trong nhà trường tiểu học, trung học, đại học phong kiến, tư sản. Những nhà cải cách, đổi mới hiện nay trên thế giới và trong nước ta cũng trải qua nhiều năm tháng dùi mài sách vở trong nhà trường xã hội chủ nghĩa kiểu cũ, giáo điều chủ nghĩa và độc quyền chân lí, sự thật… Văn học, sử học cũng như thế.

Trân trọng và quý mến thông báo, khẳng định.

Trần Xuân An (WebTgTXA.)

16:58, 17-12 HB8 ( 2008 )

9.                  

December 22, 2008 at 8:52 am

BỔ SUNG HÌNH ẢNH MINH HỌA:

Đánh giá một con người căn cứ vào mức độ cống hiến của người ấy cho dân tộc và nhân loại, chứ không phải căn cứ vào sự bình thường hay không bình thường của bộ phận nào đó trong cơ thể (như sinh thực khí chẳng hạn):

Nhân dân tôn thờ danh tướng, anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt (người vốn hi sinh sinh thực khí): LINK 1 | LINK 2

Nhân dân tôn thờ dũng tướng Lê Văn Duyệt (người bị tật nguyền bẩm sinh về sinh thực khí): LINK 3 | LINK 4

WebTgTXA. ( 21-12 HB8 )

10.              

December 22, 2008 at 3:30 pm

XEM THÊM:

TÂM TRẠNG CẢM THẤY BẤT KÍNH KHI BÀN BẠC MỘT CÁCH KHOA HỌC VỀ SINH THỰC KHÍ CỦA NHÂN VẬT LỊCH SỬ VỐN ĐÃ TRỞ THÀNH HÌNH TƯỢNG HUYỀN THOẠI, SỬ THI.

Xin bấm vào những chữ đã được link-hóa bên trên.

11.              

December 25, 2008 at 2:37 pm

ĐỂ CHÚNG TA CÙNG ĐỘNG NÃO VÀ ĐỂ RỘNG ĐƯỜNG CÔNG LUẬN,

WEBTGTXA. MẠN PHÉP DẪN CÁC ĐƯỜNG NỐI KẾT ĐẾN MỘT SỐ BÀI VIẾT GẦN ĐÂY TRÊN BÁO CHÍ

Trong và sau cuộc hội thảo sử học về “Các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn” ( 10-‘’08 ) vừa qua, có rất nhiều ý kiến đồng tình, nhất trí nhưng cũng có những tiếng nói phản đối. Trân trọng kính mời quý người đọc xem những bài viết ấy, trong khi cùng tất cả mọi người suy nghĩ, góp ý về “Dự kiến sửa đổi sách giáo khoa”, một yêu cầu bức thiết của toàn xã hội:

Đột phá trong nhận thức về chúa Nguyễn, triều Nguyễn

GS. Phan Huy Lê trả lời phỏng vấn

Việt Nam - net: 21:26′ 16/10/2008 (GMT+7)

http://www.vietnamnet.vn/vanhoa/2008/10/808823/

GS. Tương Lai: Lựa chọn văn hóa, giải quyết “bi kịch” sử

Tuần Việt Nam: 17/10/2008 08:57 (GMT + 7)

http://week.vietnamnet.vn/vn/sukiennonghomnay/5083/index.aspx

Đột phá hay chạy tội

Vũ Hạnh – Dương Linh

Công An TP.HCM.: Thứ ba , 16/12/2008, 10:50

…3333/home/van_de_hom_nay/2008/12/20081215.83949.html

Đột phá hay chạy tội (tiếp theo)

Vũ Hạnh – Dương Linh

Thứ năm , 18/12/2008, 00:46

…3333/home/van_de_hom_nay/2008/12/20081217.00850.html

Và một bài khác, về một phân số xã hội khá lớn Miền Nam sau ngày 30-4-1975 (tương tự như ở Miền Bắc sau ngày 20-7-1954):

Chiến thắng này là của toàn dân

SGGP:: Cập nhật ngày 29/04/2007 lúc 01:11′(GMT+7)

Vũ Hạnh – Dương Linh

http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2007/4/97289/

WebTgTXA., 25-12 HB8

***************

WebTgTXA. còn tìm thấy trên mạng vi tính toàn cầu một bài (2 kì) của nhà sử học Dương Trung Quốc: “Chuyển đổi cơ bản hay là…”, “Lẽ phải và lòng người”:

http://www.vietnamnet.vn/thuhanoi/2008/10/810337/

http://www.vietnamnet.vn/thuhanoi/2008/10/810920/

WebTgTXA., 25-12 HB8

***************

GS. Phan Huy Lê — Khách quan, công bằng, trung thực về chúa Nguyễn, triều Nguyễn — Việt Nam - net, 11:50′ 18/10/2008 (GMT+7):

http://www.vnn.vn/vanhoa/2008/10/809063/

Khánh Linh — Soạn quốc sử Việt Nam và sửa đổi sách giáo khoa lịch sử — Việt Nam - net, 21:36′ 19/10/2008 (GMT+7):

http://www.vnn.vn/vanhoa/2008/10/809221/

WebTgTXA, 07:14, 26-12 HB8

12.              

December 26, 2008 at 7:45 am

Thư của ông Đối Kính (25-12-”08):

1) Nhắc đến sách sử Đàng Ngoài — Miền Bắc (xin hiểu là từ Trịnh - Nguyễn phân tranh, kéo dài cho đến nửa đầu thế kỉ XX…) viết về Đàng Trong, tôi bất chợt liên-hệ-tương-phản tới những bài viết, cuốn sách của một số cây bút ở hải ngoại (không phải tất cả) viết về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Xin thử lướt mạng vi tính toàn cầu mà xem!

Khi Đàng Ngoài thất thế, kinh đô được xác lập ở Huế, Đàng Ngoài chống và chửi (khởi nghĩa??? và viết sử???). Nay một số cây bút hải ngoại cũng thế, chống và chửi (…??? và …???).

2) Một đoạn ngắn trong bài viết của ông Dương Trung Quốc (”Chuyển đổi cơ bản hay là…”): “… Rõ ràng, nhận thức lịch sử cũng thay đổi cùng thời gian, mà động cơ hay động lực thay đổi chính là do đời sống đương đại đòi hỏi. Suốt thời nước ta bị Pháp đô hộ, thì Quốc sử quán của nhà Nguyễn vẫn tiếp tục viết Đại Nam thực lục để ghi nhận và bảo vệ chế độ của mình. Còn sử gia người Pháp (mà đôi khi ta “vơ đũa cả nắm” là sử gia thưc dân) đương nhiên nhìn nhận sự cai trị của người Pháp là một công cuộc khai sáng văn minh. Những người viết sử yêu nước từ cụ Phan Bội Châu (Việt Nam phong quốc sử) đến Nguyễn Ái Quốc (Diễn ca Lịch sử nước ta) đều coi đó là vũ khí tuyên truyền và tập hợp lực lượng cách mạng, lên án đế quốc và phong kiến…”. Xin phân biệt rõ ràng, dứt khoát: Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc là hai trong những người yêu nước Đàng Ngoài, mặc dù có sai lầm nghiêm trọng về sử học, thậm chí xem sử học chỉ là phương tiện tuyên truyền nhất thời, phục vụ cho mục tiêu chính trị của mình, hoàn toàn khác về bản chất với những tác giả Đàng Ngoài phẫn hận cá nhân, phẫn hận địa phương, bất chấp lẽ phải và lòng người. Giới sử học và nhân dân hiện nay có thể xếp những trang sử sai lầm, xuyên tạc vì mục tiêu chính trị của Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc vào thư mục “Tuyên truyền” trong thư viện, nhưng không một ai có thể phủ nhận hai nhân vật lịch sử ấy, đặc biệt là không bao giờ có thể làm sứt mẻ hình ảnh anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc). Xin phân biệt rõ ràng, dứt khoát như thế.

3) Hai tác giả Vũ Hạnh – Dương Linh trong bài “Đột phá hay chạy tội” (2 kì báo) chắc hẳn không chấp nhận một ngạn ngữ quá quen thuộc “nhân bất thập toàn”, cứ muốn bàn luận sử học với tư duy thần thánh hóa, toàn bích hóa anh hùng dân tộc. Tư duy tác giả trong bài “Đột phá hay chạy tội” không phải là tư duy khoa học đúng nghĩa. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cũng chỉ là con người — nhân vật lịch sử.

Và cũng xin nhắc lại một lần nữa, Bác Hồ dẫu có một vài khuyết tật thể chất, sai lầm sử học, sai lầm chính trị nào đó, vẫn mãi mãi không một ai có thể làm sứt mẻ hình ảnh anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc). Xin phân biệt rõ ràng, dứt khoát và nhấn mạnh như thế.

Thư của ông Đối Kính (26-12-”08):

Đối với những “gia đình ngụy quân ngụy quyền” hay “gia đình đau khổ” (theo bài viết của 2 tác giả Vũ Hạnh - Dương Linh), xin đừng “thương hại” họ một cách vô lí, bất công. Những dòng sau đây của ông Trần Xuân An, một cách trung thực, ghi nhận sự thật lịch sử; và chính sự thật lịch sử này một khi được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam công nhận, đưa vào chính sử (giai đoạn 1930-1975), đưa vào sách giáo khoa trong các cấp học một cách chính thức, sẽ là cách hòa giải, hòa hợp khoa học nhất, công bằng nhất: “Cũng trong giai đoạn 1930-1945, về sử học, nếu lúc này đụng chạm đến, vẫn còn là một vấn đề “nhạy cảm” chết người! Nhưng nếu phải nói thật, chắc hẳn ai cũng nhận thấy thái độ phân biệt địch – ta quá cứng nhắc, phần nào đó, không phải là nhỏ, có thể nói là sai với sự thật lịch sử. Nếu nhiều người thuộc thời kì trước, căm ghét và lo sợ câu nói cực đoan của Jésus, “ai không tin ta thì đó là kẻ thù của ta” (* xem chú thích ở bài chính của tiểu mục này - đầu trang ), thì ở giai đoạn này, lại sợ hãi tính cực đoan thể hiện ở chỗ ai không theo Đảng Cộng sản, ai còn sống và làm việc ở vùng thực dân, phong kiến tay sai thống trị, là đều đáng ngờ, là kẻ thù, thậm chí các đảng phái chống Pháp, chống phong kiến nhưng không cộng sản thì dứt khoát là nguy hiểm bội phần. Nhưng điều đáng phải ghi vào sử học chân chính là từ 1930 (có thể kể thêm dăm bảy năm trước đó): Có sự phân hoá rõ rệt giữa các bộ phận yêu nước, chống Pháp, chống phong kiến hay thoả hiệp cầm chừng với nguỵ phong kiến; nguyên nhân chủ yếu do Đảng Cộng sản Việt Nam (kể cả Việt Minh) là một tổ chức chính trị mang hệ tư tưởng và ngọn cờ ngoại nhập. Tôi đã viết, đại để, trong lịch sử 4.000 năm của dân tộc, chưa từng có một anh hùng dân tộc nào lại là cán bộ của một tổ chức quốc tế, đứng đầu và chỉ huy là những người ngoại quốc. Hồ Chí Minh là một anh hùng dân tộc kiểu ấy, thì rất khó để không xảy ra sự phân hoá dân tộc. Bảo Đại là tay sai, nhưng y vẫn là người Việt, con cháu nhà Nguyễn, vốn đã có hàng trăm năm chính danh trong lịch sử. Tai hại thay, nhưng cũng đáng suy nghĩ thay: không phải ít, quả thực cả một bộ phận lớn sĩ dân Việt Nam lại ngả vào phía y. Chưa biết ngôi nhà mới và chủ ngôi nhà ấy cùng “quan thầy Nga Sô, Trung cộng” ra sao, ai dám bỏ ngôi nhà cũ kĩ, mục nát với tên chủ nhà tuy bù nhìn nhưng còn chút hào quang chính danh do tổ tiên y để lại. Một lẽ khác, các đảng cộng sản, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam, lại chủ xướng hệ tư tưởng vô thần, không thờ cúng tổ tiên nữa! Cho nên, sự phân hoá xã hội là tất nhiên. Và không phải những ai ở vùng tề, nguỵ, thậm chí làm quan cho nguỵ triều Bảo Đại, làm lính cho thực dân Pháp với ngọn cờ “bảo hộ” cũng đều là bán nước, cầu vinh. Bộ phận này chống cộng với hi vọng có ngày sẽ chống được Pháp và cả triều Nguyễn tay sai. Nói cách khác, họ tâm nguyện chân thành, là dựa vào giặc Pháp, vào nguỵ triều để chống “giặc Cộng” (sic), trong khi chờ thời cơ mới, để có thể quay lại chống Pháp và nguỵ triều ấy. Dẫu sao, sử học cũng phải ghi rõ điều đó: có sự phân hoá xã hội vì chưa có một lực lượng cách mạng nào là hoàn toàn có sức mạnh từ nội lực dân tộc, mà đều dựa vào ngoại bang, giương cao ngọn cờ ngoại bang, thậm chí có lực lượng mang hệ tư tưởng vô thần, xa lạ với truyền thống dân tộc”. … [...] … “Chắc hẳn cần phải sửa sách giáo khoa cho sát đúng với sự thật lịch sử: Thiên Chúa giáo là lực lượng phản quốc, “nội xâm” từ 1858 đến 1975, mà giai đoạn từ 1885 đến 1954, Pháp còn muốn sử dụng bù nhìn nhà Nguyễn, mặc dù thực chất vẫn trọng dụng người của Thiên Chúa giáo, như Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Khả, Ngô Đình Diệm, đặc biệt từ 1954 đến 1975, ở Miền Nam, thực chất là “đỉnh cao” của quá trình Thiên Chúa giáo câu kết với chủ nghĩa thực dân, đế quốc, từ đệ nhất cộng hoà với Ngô Đình Diệm đến đệ nhị cộng hoà với Nguyễn Văn Thiệu. Sự tự do, tự chủ của nhân dân dưới ách tả đạo là do quá trình đấu tranh của nhân dân Miền Nam, trong đó lực lượng Phật giáo là rất quan trọng. Sử học cần ghi nhận tinh thần quật cường, bền bỉ của nhân dân Miền Nam, Phật giáo Miền Nam chống Thiên Chúa giáo và đế quốc Mỹ, mặc dù vẫn chống cộng như một lực lượng ngoại xâm của Nga Sô, Trung Cộng (mà Trung Cộng cũng thoát thai từ Nga Sô)”…

Xem thêm: Các lá thư Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế Cộng sản đệ tam (có khoảng 8 năm Nguyễn Ái Quốc bị đình chỉ công tác); hồi kí Krushchov (Khrushchev):

http : // tranxuanan. writer. 2. googlepages. com / wikipedia_ chien-tranh-viet-nam. htm

http : // picasaweb. google. com / tranxuanan. writer / HinhanhTulieu 9#5279117325009446802

13.              

December 26, 2008 at 8:00 pm

Thư của nhà giáo Ngô Thủ Lễ (Huế)

Đọc xong mấy bài của Phan Huy Lê, Tương Lai về vấn đề đánh giá lại vương triều nhà Nguyễn (1802- 1945), mình thấy đề xuất của các vị là hợp lí. Thời nào giai cấp thống trị cũng dùng lịch sử như một thứ son phấn để trang điểm cho mình, rồi lấy nhọ nồi hòa thêm vào bôi lên mặt kẻ thù. Để làm gì? Tự tôn vinh, che đậy những cái xấu xa của mình, kể công với hậu thế.

“Xét cho cùng mọi cuộc chiến tranh

Phe nào thắng thì nhân dân đều bại” (Nguyễn Duy).

Buồn cho Vũ Hạnh, thời buổi bây giờ mà nói như năm 1975.

(18:10 Ngày 26 tháng 12 năm 2008, qua Gmail, xác thực bởi yahoo.com.vn)

14.              

December 27, 2008 at 10:05 am

Ý kiến người đọc:

Có hai người đọc gửi thư đến WebTgTXA. nêu thắc mắc:

“Vì sao bài viết của Trần Xuân An không vạch rõ sự truất quyền Bảo Đại do Mỹ, Vatican và Ngô Đình Diệm tiến hành? Có phải một số binh lính (lính Việt thuộc Pháp, lính Nam triều) vốn hướng theo triều Nguyễn (mặc dù biết Bảo Đại do Pháp đào tạo, ăn chơi, tay sai) với hi vọng triều Nguyễn và nước ta sẽ được trao trả độc lập, đã bị hẫng khi Ngô Đình Diệm truất phế Bảo Đại rồi lên ngôi tổng thống bằng một trò hề trưng cầu ý kiến dân chủ? Sau đó, phải chăng số binh lính ấy đành phải cắn răng chấp nhận phục vụ dưới quyền Diệm rồi đến Thiệu; trong đó có một phân số ra mặt chống Diệm, Thiên Chúa giáo và Mỹ (nhưng đồng thời cũng chống cộng)? Đề nghị WebTgTXA. nhấn mạnh điểm ấy để sáng tỏ thêm một phần lịch sử.”

WebTgTXA. xin dành câu trả lời đến quý người đọc. Thành thật cảm ơn những câu hỏi xoáy sâu vào một trong những chủ điểm và đã bao hàm câu trả lời trong đó.

Xin nhắc lại, tác giả Trần Xuân An trong bài viết “Ý nghĩ về dự kiến sửa đổi sách giáo khoa” không phủ nhận, mà trái lại, rất đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đánh đổ chính quyền Diệm - Thiệu do Đảng Cộng sản Việt Nam tại Bắc Việt lãnh đạo. Như vậy, một mặt thừa nhận số binh lính thuộc Pháp và Nam triều như độc giả xoáy sâu là đúng, lại thừa nhận sự thắng lợi chính đáng của Đảng Cộng sản Bắc Việt (gồm cả lãnh tụ, cán bộ có quê hương bản quán là Miền Nam, một phân số dân - quân sinh trưởng, chiến đấu tại Miền Nam)? Trong chừng mức và tỉ lệ nào đó ở mỗi bên (loại trừ tổng thống, tướng tá Thiên Chúa giáo và tay sai đích thực của Pháp, Mỹ), hai chiến tuyến đều chính đáng, cũng như Tây Sơn và Nguyễn Ánh? Xin trả lời bằng các dấu hỏi với gợi ý khá phức tạp, khó rạch ròi (nhất là phía nội bộ quân nhân, công chức Việt Nam Cộng Hòa), để cùng nhau động não trên cơ sở tư liệu vốn có và nhất là trải nghiệm bản thân (như chứng nhân sống của một thời đã qua).

Điều mong mỏi là lúc này, cần phân giải rốt ráo, đi đến kết luận, kẻo quá muộn, muộn đến nỗi khiến sự thật lịch sử bị vùi lấp mãi mãi.

10:00, 27-12 HB8 ( 2008 )

Xem thêm (bấm vào đây): Thảo luận trên Wikipedia ; hồi kí Krushchev

http : // tranxuanan. writer. 2. googlepages. com / wikipedia_ chien-tranh-viet-nam.htm

http : // picasaweb. google. com / tranxuanan. writer / HinhanhTulieu9# 5279117325009446802

15.              

December 27, 2008 at 4:01 pm

MỘT SỐ TRANG TƯ LIỆU: BẢN DỊCH HIỆP ƯỚC VERSAILLES 1787 (cùng một số thông tin, bình luận) & BẢN DỊCH SẮC LUẬT VỀ NAM KỲ 04-6-1949

Bấm vào các dòng link-hóa dưới đây:

Về hiệp ước Versailles 1787 – trang 1

Về hiệp ước Versailles 1787 – trang 2

Về hiệp ước Versailles 1787 – trang 3

Về hiệp ước Versailles 1787 – trang 4

Về hiệp ước Versailles 1787 – trang 5

Về hiệp ước Versailles 1787 – trang 6

Về hiệp ước Versailles 1787 – trang 7

Về hiệp ước Versailles 1787 – trang 8

Về hiệp ước Versailles 1787 – trang 9

Về hiệp ước Versailles 1787 – trang 10

Về hiệp ước Versailles 1787 – trang 11

Sắc luật về Nam kỳ 04-6-1949 – trang 1

Sắc luật về Nam kỳ 04-6-1949 – trang 2

WebTgTXA.: 16:00, 27-12 HB8 [2008] ( 01-12 Mậu tí HB8 )

XIN LƯU Ý:

Hiệp ước Versailles 1787, không được chính phủ Pháp thực thi. Do đó, trong thực tế lịch sử, nó trở thành những mảnh giấy lộn, vô nghĩa.

Giám mục Pigneau de Béhaine tự bỏ tiền túi và tiền quyên góp từ các thương nhân người Âu ra để mua vũ khí, trả tiền cho những tên lính đánh thuê (làm nghề đánh thuê kiếm sống) để giúp Nguyễn Ánh. Vả lại, từ 1790, Nguyễn Ánh đã gửi thư cho vua Pháp, nói đã thu phục được phần lớn giang sơn, không cần đến sự viện trợ của triều đình Pháp nữa. Như vậy, hai bên đã hủy hiệp ước Versailles 1787, mặc dù nó chưa hề được thực thi.

Vài nhận xét về Nguyễn Ánh - Gia Long và Pigneau de Béhaine: Trước khi sang Pháp, P. de Béhaine đã bàn bạc nội dung hiệp ước với Nguyễn Ánh (Nguyễn Ánh theo ý các triều thần). Như vậy, ý thức và hành vi “bán nước” (nếu gọi như vậy) để chỉ nhằm phục hồi ngai chúa Đàng Trong của dòng họ là không phải không có ở Nguyễn Ánh; nhưng nói đúng hơn, ấy là “bán tạm thời một phần nhỏ đất nước”. Còn ý thức và hành vi môi giới cho Pháp cướp nước đồng thời với truyền đạo Thiên Chúa như công cụ tâm linh của P. de Béhaine cũng có thật, nhưng không thực hiện được. Chỉ sau khi giúp Nguyễn Ánh bằng tiền túi và tiền quyên góp của thương nhân châu Âu, P. de Béhaine (chết trước 1802) chỉ mới đạt được mục đích truyền đạo mà thôi. Nếu không nghiệt ngã như các nhà sử trước đây, phải thấy Nguyễn Ánh không có dã tâm bán nước thực sự và bán nước lâu dài, vĩnh viễn, mà chỉ tạm thời. Nhưng… “tạm thời” với mục đích cá nhân, dòng họ mà thôi. Cuộc chiến tranh do Nguyễn Ánh tiến hành không phải là yêu cầu bức thiết của dân tộc, nhưng cũng phải được xem là hợp lẽ công bằng. Công bằng? Vâng, đúng vậy, xét theo quan điểm lịch sử — cụ thể, dưới chế độ phong kiến: giành lại chủ quyền Đàng Trong cho dòng họ, một dòng họ đã có công lãnh đạo nhân dân gia công xây dựng, củng cố, nhất là mở cõi và phát triển mọi mặt.

Ý thức và hành vi “bán nước tạm thời một phần nhỏ” (Nguyễn Ánh) phối kết hợp với ý thức và hành vi môi giới cướp nước, đích thân truyền đạo (de Béhaine) không thực hiện được là do nguyên nhân khách quan diễn ra tại Pháp và do thống đốc Pháp tại Ấn. Đó cũng là may mắn của Nguyễn Ánh, nếu không, ô nhục nghìn thu không bao giờ rửa nổi.

Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn có cái may mắn lớn thứ hai, ấy là thừa kế, hoàn tất rất tốt công lao thống nhất đất nước của Nguyễn Huệ (Quang Trung).

Đất nước, may thay, từ đó đã có một nền độc lập thật sự…

1) Từ 1802 đến 1862, vương triều Nguyễn tuyệt đối độc lập;

2) Từ 1862 đến 1885, vương triều Nguyễn vẫn thực sự độc lập, tuy bị các cưỡng ước 1862, 1874, 1883, 1884 cướp đoạt một số quyền kinh tế và ngoại giao;

3) Chỉ từ khi Kinh đô Huế quật khởi và thất thủ (05-7-1885), vương triều Nguyễn và đất nước mới hoàn toàn bị đặt dưới ách thực dân Pháp (Đồng Khánh [1885 --] — Bảo Đại [-- 1945]). Tuy nhiên, mặt khác, cuộc kháng chiến dưới ngọn cờ vương triều Nguyễn vẫn tiếp diễn cho đến 1888 (Hàm Nghi bị bắt)… và mãi đến 1896.

WebTgTXA., 17:40 & 20: 40, 27-12 HB8 [2008] ( 01-12 Mậu tí HB8 )

16.              

December 28, 2008 at 6:23 am

Thư ông Đối Kính nhờ chuyển đến ông Ngô Thủ Lễ (28-12-‘’08):

Ông Ngô Thủ Lễ quý mến,

Mặc dù biết ông đã quá thấu hiểu những điều dưới đây, tôi cũng viết gửi ông vài dòng giao cảm:

Không chiến đấu bằng súng đạn thì không thằng thực dân, đế quốc nào trả độc lập cho mình đâu. Chúng lẻo mép cả. Ngay Gandhi đấu tranh bất bạo động cũng phải đổ xương máu (hi sinh xương máu trong khi đấu tranh bất bạo động). Vả lại nước Ấn với Ấn giáo khác nước mình. Nước mình Thiên Chúa giáo khá nhiều, sẵn sàng cộng tác, làm tay sai cho thực dân, đế quốc.

Dẫu thế nào đi nữa, kể cả việc phải làm Hàn Tín (*) cho Nga, Tàu, nhưng đánh được Pháp, góp phần đánh Nhật, lại đánh được Mỹ, trị được Thiên Chúa giáo là quá vinh quang rồi. Không ai hạ bệ Hồ Chí Minh và Đảng CS VN được đâu, nếu lực lượng kế nhiệm không tự phá sản, không hòa hợp, hòa giải dân tộc…

Thân ái,

Đối Kính

(*) Hàn Tín (điển tích Tàu): người chịu nhục để mưu sự nghiệp lớn.

__________________________________________

Thư một độc giả:

Ông Đối Kính viết một câu hơi khó hiểu: “Không ai hạ bệ Hồ Chí Minh và Đảng CS VN được đâu, nếu lực lượng kế nhiệm không tự phá sản, không hòa hợp, hòa giải dân tộc…”.

Phải chăng, ý ông muốn viết: Không ai hạ bệ Hồ Chí Minh và Đảng CS VN được đâu, nếu lực lượng kế nhiệm không tự phá sản và nếu chấp nhận hòa hợp, hòa giải dân tộc một cách thật lòng; hoặc rõ hơn: Không ai hạ bệ Hồ Chí Minh và Đảng CS VN được đâu, nếu lực lượng kế nhiệm không tự phá sản (phá sản bằng tham nhũng, ức hiếp quần chúng; không sử dụng và đào tạo người Miền Nam…) và nếu chấp nhận hòa hợp, hòa giải dân tộc một cách thật lòng (hòa hợp hòa giải dân tộc bằng cách để Miền Nam cho người Miền Nam làm chủ; nói, viết, giảng dạy đúng với sự thật lịch sử…)?

17:02, 28-12 HB8

17.              

December 29, 2008 at 2:23 pm

Nguyễn Thị Thắm Biếc (Quỳnh Lưu, Nghệ An) hỏi (28-12-‘’08):

Xin chú cho biết nhận định của chú về triều Tự Đức. Đó có phải là triều bán nước như hai ông Vũ Hạnh – Dương Linh đã viết?

Trả lời:

Tôi đã viết bốn đầu sách về đề tài Nguyễn Văn Tường (1824-1886), trong đó đã có nhận định rất rõ ràng với nhiều tư liệu gốc, phía Đại Nam nước ta và phía Pháp, về triều Tự Đức cũng như hai triều sau đó, Kiến Phúc và Hàm Nghi. Cháu tìm xem ở các hiệu sách, đặc biệt là hiệu sách của Tạp chí Xưa & Nay tại TP.HCM. (181, Đề Thám, Q.1, TP.HCM), và xem sách điện tử ngay trên WebTgTXA.

Ở đây, tôi chỉ trả lời vắn tắt: Ai chặt tay, chặt chân, cướp đoạt của cải và xâm lạm quyền chủ nhà của cháu, cháu có chịu không? Chắc chắn là không. Cũng vậy, các cưỡng ước 1862, 1874, 1884 là những lưỡi dao giặc Pháp chặt chém những phần đất, quyền lực của vua tôi triều Tự Đức, Kiến Phúc. Chúng còn lăm le chặt, uy hiếp để chặt chém thêm, nên triều Hàm Nghi phải làm cuộc Kinh đô quật khởi (05-7-1885), tiến hành kháng chiến (Tôn Thất Thuyết phụ trách) và đấu tranh đàm phán trực diện (Nguyễn Văn Tường phụ trách). Đó là 3 triều đã đấu tranh đến cùng.

Tôi không nói cưỡng ước 1883 và vai trò của Trần Tiễn Thành cùng Hiệp Hòa – những kẻ đầu hàng, chấp nhận làm bù nhìn, tay sai giặc Pháp, nên bị phái chủ chiến của Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết tiêu diệt. Cưỡng ước 1883 ấy cũng đã bị Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và quan quân, sĩ dân đấu tranh, buộc Pháp hủy bỏ. Chúng phải thay thế bằng cưỡng ước 1884, với các điều khoản không nặng nề, nhục nhã như cưỡng ước 1883 (Quý mùi). Nhưng triều đình Hàm Nghi cũng còn đấu tranh để đòi Pháp hủy bỏ một số điều khoản trong cưỡng ước 1884 (Giáp thân).

Không thể kết án triều Tự Đức, và cả triều Kiến Phúc, là bán nước được. Hai triều đó bị giặc Pháp và tả đạo chặt chân, chặt tay, xẻo thịt, cướp đoạt một số quyền lực, mặc dù vua quan đã quyết liệt đấu tranh.

Trần Xuân An

14:00, 29-12 HB8 ( 2008 ) [03-12 Mậu tí HB8]

18.              

December 30, 2008 at 9:23 pm

Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

THƯ GỬI MỘT ĐỒNG CHÍ

Ở QUỐC TẾ CỘNG SẢN

Đồng chí thân mến,

Hôm nay là ngày kỷ niệm lần thứ bảy việc tôi bị bắt giữ ở Hồng Công. Đó cũng là ngày mở đầu năm thứ tám tình trạng không hoạt động của tôi. Nhân dịp này, tôi viết thư gửi đồng chí để xin đồng chí giúp đỡ tôi thay đổi tình cảnh đau buồn này.

Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó. Hoặc là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi làm một việc gì mà theo đồng chí là có ích. Điều tôi muốn đề nghị với đồng chí là đừng để tôi sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và giống như là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng.

Tôi sẽ rất biết ơn đồng chí, thưa đồng chí thân mến, cho phép tôi được hội kiến. Tôi tin rằng như vậy sẽ tốt hơn. Đã từ lâu rồi đồng chí không gặp tôi.

Đồng chí thân mến, xin đồng chí nhận lời chào cộng sản anh em của tôi.

6-6-1938

LIN (NGUYỄN ÁI QUỐC)

Tài liệu tiếng Pháp,

bản chụp lưu tại

Viện Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, xb. lần 2, 2000, tr. 90.

GỬI MỘT ĐỒNG CHÍ

TRONG QUỐC TẾ CỘNG SẢN

Đồng chí thân mến,

Tôi gửi cho đồng chí một bản sao bức thư tôi gửi cho Ban phương Đông để đồng chí được biết. Đồng thời tôi rất cảm ơn về việc đồng chí quan tâm đến vấn đề của tôi và nhanh chóng trả lời tôi. Đồng chí có thể hình dung nổi tôi đang sống trong một tình trạng tinh thần và vật chất như thế nào không: biết là có nhiều công việc nhưng không thể làm gì được, ăn không ngồi rồi, không có tiền, sống ngày nào hay ngày ấy mà không được phép hoạt động, v.v…

Ngay cả khi những sự vận động của đồng chí không có kết quả, đồng chí cũng viết cho tôi một chữ gửi Uỷ ban Trung ương KPD (1) để tôi liệu quyết định. Hôm nay là ngày 12-4, tôi hy vọng nhận được tin tức của đồng chí vào ngày 24 tới. Tôi tin cậy ở đồng chí và gửi đến đồng chí lời chào cộng sản anh em.

NGUYỄN ÁI QUỐC

12-4-1928

Thư đánh máy bằng tiếng Anh,

lưu tại Viện Hồ Chí Minh.

(1) KPD - Đảng Cộng sản Đức.

Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, xb. lần 2, 2000, tr. 324.

Thư đính kèm: THƯ GỬI BAN PHƯƠNG ĐÔNG

QUỐC TẾ CỘNG SẢN

Các đồng chí thân mến,

Đây là tóm tắt tình hình của tôi:

Tháng 5-1927… rời Quảng Châu

Tháng 6… tới Mátxcơva

Tháng 7 - tháng 8 ở bệnh viện

Tháng 11 được phái đi Pháp

Tháng 12 rời Pháp (không

thể công tác được do cảnh

sát) đến hội nghị Bruyxen.

Tháng 1 - tháng 4-1928 Chờ chỉ thị của các đồng chí

ở Béclin và sống bằng sự

giúp đỡ của MOPRE (1).

*

Vì không thể công tác ở Pháp, ở Đức thì vô ích, nhưng cần thiết ở Đông Dương, nên tôi đã xin lại lên đường về xứ sở này. Trong những thư gửi cho các đồng chí, tôi đã lập một ngân sách công tác và một ngân sách đi đường.

Khi đồng chí Đôriô qua Béclin, đồng chí đã hứa sẽ quan tâm đến vấn đề của tôi. Tôi đã nói với đồng chí ấy là nếu không được kinh phí công tác, miễn là đồng chí cho tôi tiền đi đường, thì dù thế nào tôi cũng sẽ đi, bởi vì đã một năm tôi lang thang từ nước này sang nước khác trong khi có nhiều việc phải làm ở Đông Dương.

Nhưng cho tới nay tôi chưa nhận được chỉ thị của các đồng chí, cả câu trả lời của đồng chí Đôriô.

Hiện nay, tôi ở trong hoàn cảnh khó khăn không chịu nổi:

l) Chờ đợi vô thời hạn (tôi chờ chỉ thị đã 4 tháng).

2) Không có gì để sống vì rằng MOPRE không thể giúp tôi một cách vô hạn, ngay cả cho 18 đồng mác mỗi tuần (số tiền đối với tôi không đủ sống nhưng quá nặng cho tổ chức).

Vậy tôi xin các đồng chí cho tôi càng sớm càng tốt những chỉ thị chính xác về điều mà tôi phải làm và bao giờ thì tôi có thể lên đường.

Xin gửi lời chào cộng sản.

NGUYỄN ÁI QUỐC

Béclin ngày 12-4-1928.

Tài liệu tiếng Pháp,

lưu tại Viện Hồ Chí Minh.

(1) Tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế giúp đỡ các chiến sĩ cách mạng.

Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, xb. lần 2, 2000, tr. 325-326.

BÁO CÁO GỬI BAN PHƯƠNG ĐÔNG

QUỐC TẾ CỘNG SẢN

1) Từ tháng 11-1924, tôi được Ban phương Đông và Đảng Cộng sản Pháp phái đến Quảng Châu để làm việc cho Đông Dương.

Vì trong suốt thời gian ấy (1924-1927), tôi không nhận được quỹ cũng không được lương của Quốc tế Cộng sản, tôi phải làm việc dịch thuật để kiếm sống và để phụ thêm cho công tác mà nó ngốn từ 75 đến 80% tiền lương của tôi, cộng với tiền đóng góp của các đồng chí.

Mặc dù thiếu thời gian và tiền, nhờ sự giúp đỡ của các đồng chí người Nga và An Nam, chúng tôi đã có thể: 1) Đưa 75 thanh niên An Nam đến học ở Trường tuyên truyền do chúng tôi tổ chức ở Quảng Châu, 2) Xuất bản 3 tờ tuần báo nhỏ, 3) Phái những người tuyên truyền vừa mới được đào tạo về Xiêm, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và Nam Kỳ, 4) Thành lập một liên đoàn cách mạng do một uỷ ban gồm 5 uỷ viên ở Quảng Châu lãnh đạo, liên đoàn đã bắt rễ khắp nơi trong tất cả các xứ Đông Dương đó.

Tuy nhiên việc đi lại của các sinh viên và tuyên truyền viên, việc tổ chức các lớp học, v.v. tốn kém nhiều tiền (cho mỗi sinh viên từ Đông Dương đến Quảng Châu và trở về, chúng tôi chi hết 200 đôla). Vả lại sự giúp đỡ tài chính của các đồng chí không đều đặn và khó nhận nên tôi không thể tiếp tục làm như vậy được. Vì thế những đồng chí người Nga ở Quảng Châu đã tán thành dự kiến đi Mátxcơva để xin tiền của tôi.

Khi đoàn Đại biểu Quốc tế Công nhân đến Quảng Châu, đồng chí Đôriô (đại diện Đảng Cộng sản Pháp), đồng chí Vôlin (đại diện những đồng chí người Nga ở Quảng Châu) và tôi, chúng tôi đã chuẩn bị và gửi Ban phương Đông một kế hoạch công tác và một dự án tài chính. Cho đến ngày 5 tháng 5, tôi không nhận được câu trả lời về vấn đề đó, cũng không nhận được chỉ thị nào khác.

2) Khi cuộc đảo chính nổ ra (1), 3 trong 5 uỷ viên của Uỷ ban Đông Dương chúng tôi bị bắt giữ, tôi suýt bị bắt, tướng Lý Tế Thâm có quan hệ mật thiết với bọn đế quốc Pháp ở Đông Dương và ở Hạ Môn, một đồng chí người Nga duy nhất có trách nhiệm lúc đó đang ở Quảng Châu cũng không thể giúp đỡ được chúng tôi, hoặc cho một lời khuyên nào, thậm chí ngừng trả tiền cho tôi với tư cách là người phiên dịch. Không thể làm gì được, trụ sở của chúng tôi bị cảnh sát đến khám xét và giám sát. Khi đó, tôi chỉ còn cách là phải chọn gấp giữa hai con đường hoặc là để bị bắt hay tiếp tục qua Mátxcơva về công tác ở Xiêm.

3) Chính trên tàu từ Thượng Hải đến Vlađivôxtốc, đồng chí Đôriô đã gặp tôi và đề nghị trước khi đi Xiêm, hãy đến Pari đã. Đồng chí nói để đồng chí sẽ hỏi Ban Chấp hành.

ở Vlađivôxtốc, đồng chí Vôitinxki từ Trung Quốc đến sau tôi vài ngày, đã đề nghị tôi quay trở lại Thượng Hải.

Như vậy, vấn đề đặt ra với tôi là: tôi phải theo đề nghị nào chứ không thể nhận cả hai đề nghị cùng một lúc. Tôi phải đi đâu, Xiêm hay Thượng Hải ? Công tác của tôi ở nước nào cần hơn cả ? Phải chăng chúng tôi sẽ thử tổ chức một số lính An Nam ở Thượng Hải (vả lại theo họ nói với tôi thì họ đã sẵn sàng trở về nước) và bỏ lại tất cả công việc đã được bắt đầu ở Đông Dương ?

Vấn đề đó do các đồng chí quyết định. Tôi chỉ được phép nói quan điểm của tôi như sau:

Dù rằng về bản thân và về mặt vật chất thì đối với tôi, tôi ở Thượng Hải sẽ tốt hơn nhiều, nhưng tôi muốn đi Xiêm hơn. a) Vì công tác trong binh lính An Nam ở Thượng Hải chắc chắn là rất hay, song công việc hoặc nói cho đúng hơn là sự tiếp tục công việc ở Đông Dương - dù kết quả còn xa xôi và ít nhưng lại quan trọng hơn. b) Vì ở Thượng Hải chứ không phải ở Xiêm, nhiều đồng chí khác có thể thay tôi. c) Vì những tin tức về cuộc phản biến Trung Quốc do đế quốc Pháp truyền lan đang gieo rắc sự nhụt chí trong người An Nam và trong lúc này, nếu chúng ta để công tác không liên tục thì tất cả những gì chúng ta đã làm trong 3 năm qua sẽ mất hết và chúng ta sẽ rất khó làm lại từ đầu vì tâm trạng những người An Nam đã nhiều lần thất vọng.

Vì thế, tôi tiếp tục đi Mátxcơva để trình bày yêu cầu của tôi.

4) Yêu cầu của tôi : Ngay bây giờ tôi không thể lập một dự trù ngân sách chi tiết cho công tác của tôi ở Đông Dương (đi qua Xiêm). Vì vậy, tôi chỉ có thể lập dự trù theo cách áng chừng với những con số phù hợp với hoàn cảnh. Biết sự khó khăn về liên lạc từ Đông Dương đi Mátxcơva, và định thời gian cư trú ở thuộc địa này khoảng chừng 2 năm, tôi trình bày với các đồng chí một yêu cầu về ngân sách tính theo Mỹ kim như sau:

Lương tháng 150 đôla trong 2 năm

(cho tôi và những người giúp việc) 3.600 $

Quỹ để công tác trong 2 năm

(mỗi tháng 200 đôla) 4.800 $

Tiền chi bất thường 1.100 $

Tổng cộng 9.500 $

Tất nhiên, ở đây tiền lương chỉ là tượng trưng vì ngoài phần trợ giúp tối cần thiết cho chúng tôi, phần còn lại sẽ chuyển sang quỹ công tác. Và nếu các đồng chí vui lòng chấp thuận thì ngân sách này chỉ được thực hiện từ ngày tôi đến Băng Cốc.

Trong khi chờ đợi quyết định của các đồng chí, xin các đồng chí vui lòng: 1) đưa tôi vào bệnh viện, 2) khi tôi ra bệnh viện cho phép tôi được học vài kinh nghiệm cần thiết cho công tác của tôi, 3) và cho tôi lên đường càng sớm càng tốt.

Gửi các đồng chí lời chào cộng sản.

Mátxcơva tháng 6-1927

1) Cấu tạo của một phân ban

2) Việc gửi các sinh viên

3) Chương trình nghiên cứu và tư liệu (2).

Tài liệu đánh máy, tiếng Pháp,

bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.

(1) Cuộc chính biến phản cách mạng tháng 4-1927 của Tưởng Giới Thạch.

(2) Ba dòng thêm này viết tay.

Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, xb. lần 2, 2000, tr. 241-244

19.              

January 1, 2009 at 5:18 pm

LINK: TRẢ LỜI ÔNG ĐỐI KÍNH

08: 40, 01-01 HB9 (2009) [06-12 Mậu tí HB8-9]

… Thân kính mời ông Đối Kính đọc lại bài thơ Trần Xuân An (Trần Nguyễn Phan) viết từ 1977, trong và sau chuyến cùng bạn bè lớp sinh viên Ngữ văn 1974-1978 ĐHSP. Huế ra sinh hoạt tại ĐHSP. Vinh và tham quan Vinh - Nghệ An - Hà Tĩnh. Xin nói thêm: Chính trong dịp về tham quan Làng Sen (quê nội Bác Hồ), tôi có đặt câu hỏi cho người phụ trách quản lí Nhà lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh, khi ông ấy trực tiếp thuyết minh, và được biết là 3 chị em Bác Hồ đều không vợ, không chồng, không có con cháu ruột. Một điều khác nữa: tư duy nghiên cứu cần lạnh lùng, khách quan; tư duy thơ ca lại hòa lẫn với cảm xúc cá nhân, cảm xúc thẩm mĩ truyền thống - trữ tình công dân… Tôi không phủ nhận đề xuất sửa đổi sách giáo khoa văn và sử, đồng thời cũng không phủ nhận bài thơ này:

MÁI TRANH

Dưới hai hàng cây xanh

tôi về thăm quê Bác

nắng dọc đường đi êm ả hiền lành

hiện dần trong tôi nho nhỏ mái nhà tranh

tôi đã thấy qua thơ qua tiếng hát

(khúc ca nào lắng sâu hóa nỗi niềm riêng)

tôi đã thấy qua bao xóm làng

quê hương thân thuộc

một nếp tranh vàng rất đỗi dân gian

dưới bóng tre xanh, xanh tự ngàn năm

lần đầu tiên ra thăm

sao như trở lại lòng mình!

*

Ngõ nè chống cao, vạt lúa, đất phèn

hàng giậu xanh non dẫn vào nhà Ngoại

nếp nhà tranh lùi lại cuối góc vườn

ôi tiếng khóc sơ sinh của Bác Hồ cất lên ở đấy

mảnh sân con tuổi thơ Người chật chội

bước chập chững vin vào khung cửi

giữa tiếng ngâm thơ và tiếng xa quay

dĩa đèn dầu dập dềnh bóng tối

khát vọng trăm miền nặng tiếng à ơi

nói tiếng đầu tiên

khi ánh đuốc nghĩa quân Cần vương rực cháy…

nên Đất nước đau thương từ đấy có Người!

*

Đứng lên! Đồng bào ơi! -

ngân vang gió suốt chiều dài Đất nước

ai hát trên rừng xưa, bây giờ tôi hát

bỗng thấy cả vòm trời bao la

dưới mái tranh nghèo

hiểu khung vải dệt thời gian

dệt tiếng ru

trĩu nặng

hóa cờ bay phấp phới cả trời sao

từ dĩa đèn dầu hắt hiu ấu thơ Người đó

đến hừng đông cho bao dân tộc tôi đòi

từ mái tranh nho nhỏ

Bác Hồ ơi…

*

“Miền Nam trong trái tim tôi”

Miền Nam ơi

nỗi khổ mỗi người

nỗi khổ mỗi nhà

thành nỗi đau trĩu nặng lòng ai

nỗi cháy bỏng nhớ thương về Huế

cả Phan Thiết, Sài Gòn và trăm nơi trái tim Người ấp ủ…

tuổi trẻ Người đi qua dưới cơn mưa nô lệ

chưa nắng đủ lòng vui, mưa Miền Nam đã ướt lại áo Người

rồi cơn đau cuối đời! Bác không về được nữa

Di chúc vẫn lên đường, phấp phới nắng trăm nơi

*

Con đường Bác đi từ mái tranh nho nhỏ

nơi dừng lại bao la là giữa loài người

con đường Việt Nam từ bùn đen loang máu

đã bừng lên rạng rỡ đóa sen tươi

mái tranh nho nhỏ

trở thành nơi hội tụ lòng người

*

Tôi về thăm

gặp cả vòm trời

thu lại rất sâu trong từng đôi mắt

ánh mắt nào cũng chan chứa yêu thương

sáng lên từ Bác -

nhân hậu mênh mang sâu thẳm ngàn năm

tôi về thăm

mái tranh vàng sắc nắng dân gian

bóng tre tỏa hòa bình yêu thương lên mặt đất

và ai rưng nước mắt

thấm nụ cười ấm áp sâu xa

khúc ca nào vọng về thầm lặng ngân nga…

tôi cảm nhận Cõi Người

qua hồn tổ tiên, Đất nước

dưới vòm trời xanh bao la

xanh sắc Quê nhà…

TRẦN XUÂN AN

(Vinh - Huế, một chín bảy bảy [1977])

20.              

January 6, 2009 at 7:27 pm

Tổng quan tình hình nước ta thời vua Quang Toản (1792 - 1802)

Nguyễn Phúc Vĩnh Ba

Vài lời của WebTgTXA.: Người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ là một đỉnh cao chói sáng trong lịch sử nước ta vào thế kỉ XVIII: đánh bại 2 tập đoàn phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài và lực lượng ngoại viện (Xiêm), ngoại xâm (Thanh) để thống nhất Đất nước. Hơn thế nữa, Nguyễn Huệ còn để cao việc sử dụng quốc ngữ Nôm, với ý hướng dần dần thay thế hẳn ngoại ngữ Hán. Tuy nhiên, sự nghiệp thống nhất đất nước cũng như xiển dương văn tự dân tộc của ông vẫn còn dở dang, nhất là nạn cát cứ của anh em Nhà Tây Sơn vẫn còn tồn tại. Triều Quang Toản kế tiếp lại trở thành bước trượt trước khi sụp đổ hoàn toàn, không những vì nạn ấu chúa, lộng thần ở triều Quang Toản mà còn vì sự tấn công dũng mãnh của hậu duệ chúa Nguyễn: Nguyễn Ánh… WebTgTXA. nhận thức rằng, cuộc chiến tranh do Nguyễn Ánh tiến hành không phải yêu cầu chính trị bức thiết của dân tộc, nhưng vẫn hợp lẽ công bằng đối với công lao gia cố xây dựng, phát triển và mở cõi về phía Nam của dòng họ các chúa Nguyễn – lẽ công bằng xét theo quan điểm lịch sử - cụ thể thời phong kiến. Việc Nguyễn Ánh cầu viện Xiêm: sự nhũng nhiễu của quân Xiêm trong đời sống nhân dân Nam Bộ là có thật, nhưng nước Xiêm với sức mạnh khiêm tốn vốn có của nó không phải là một nguy cơ xâm lược đối với nước ta. Sự cầu viện cường quốc, như Đại Thanh (Trung Hoa) chẳng hạn, mới chứa đựng nguy cơ hiển nhiên ấy. Về vai trò tiêu cực của cố đạo Pigneau de Béhaine đối với lịch sử dân tộc có lẽ không nhất thiết phải nói lại ở đây, vì đã nhiều lần đề cập đến.

Có lẽ đó là vài lời cần thiết WebTgTXA. xin thưa ngỏ trước khi kính mời người đọc đến với bài viết dưới đây của tác giả Nguyễn Phúc Vĩnh Ba (TP.Huế).

Tác giả Nguyễn Phúc Vĩnh Ba chỉ đi sâu vào triều Quang Toản (ở ngôi: 1792-1802), cho chúng ta một hiểu biết kĩ lưỡng hơn về bước trượt lịch sử của Nhà Tây Sơn sau cái chết đột ngột đáng tiếc của Quang Trung Nguyễn Huệ.

Xin vui lòng bấm vào link dưới đây:

… 3.googlepages.com/quang-toan_nguyenphucvinhba.htm

19:16, 06-01 HB9 (2009)

WebTgTXA.

_________________

Tôi nhấn mạnh: Việc Nguyễn Ánh cầu viện Xiêm: sự nhũng nhiễu của quân Xiêm trong đời sống nhân dân Nam Bộ là có thật, nhưng nước Xiêm với sức mạnh khiêm tốn vốn có của nó không phải là một nguy cơ xâm lược đối với nước ta. Sự cầu viện cường quốc, như Đại Thanh (Trung Hoa) chẳng hạn, mới chứa đựng nguy cơ hiển nhiên ấy. TXA.

21.              

January 7, 2009 at 7:11 am

ĐỘNG NÃO TRƯỚC VẤN ĐỀ:

Bài viết của Lê Văn Nghệ: “Ích gì cho văn học?”

& Bài viết của GS.TSKH. Lê Ngọc Trà: “Biết rung cảm trước cái đẹp sẽ rất khó làm điều xấu”

22.              

January 16, 2009 at 5:46 pm

HÌNH TƯỢNG HÀN TÍN & VẬN DỤNG ĐIỂN TÍCH — “SO SÁNH NÀO CŨNG KHẬP KHIỄNG”

Trong phần thảo luận này, có vận dụng đến hình tượng nhân vật lịch sử của Trung Hoa là Hàn Tín (“Sử ký Tư Mã Thiên”, kí sự lịch sử; “Hán - Sở tranh hùng”, tiểu thuyết lịch sử…). Cái lõi của điển tích này là một người có chí lớn, muốn tạo nên sự nghiệp lớn, biết nhẫn nhục trước những kẻ không đáng gì, và đã lập nên những công trạng hiển hách, trở thành một trong những danh tướng lừng lẫy bậc nhất của lịch sử Trung Hoa…

Ở một khung thảo luận, có đoạn so sánh Hồ Chí Minh với nhân vật Hàn Tín này: “Dẫu thế nào đi nữa, kể cả việc phải làm Hàn Tín cho Nga, Tàu, nhưng đánh được Pháp, góp phần đánh Nhật, lại đánh được Mỹ, trị được Thiên Chúa giáo là quá vinh quang rồi. Không ai hạ bệ Hồ Chí Minh và Đảng CS VN được đâu, nếu lực lượng kế nhiệm không tự phá sản và nếu chấp nhận hòa hợp, hòa giải dân tộc một cách thật lòng”. Sở dĩ so sánh như thế là bởi, quả thật Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) từ 1920/1924 - 1938… là cán bộ của Quốc tế Cộng sản III (trung tâm là Mat-x-cơ-va [Moscou]), chịu sự chỉ đạo, phân công, phân nhiệm, cả sự đình chỉ công tác, và nhận tiền lương, phụ cấp. Những bức thư gửi Quốc tế Cộng sản III (tư liệu gốc, có xuất xứ khả tín nhất) ở bên trên cho ta thấy điều đó. Đến 1943, Quốc tế Cộng sản III mới giải thể, nhưng Hồ Chí Minh chắc chắn vẫn còn nhận ý kiến, chuyên gia, viện trợ, từ Liên Xô (đứng đầu là Nga) và Trung Quốc, cho đến cuối đời (1969)…

Sự thể đó dẫn đến sự phân hóa trong cộng đồng dân tộc Việt Nam (từ 1930 đến 1975…), như đã phân tích (xem ở bài chính của đề mục này và ở các khung thảo luận bên trên). Cần phải làm rõ điều đó mới có thể CẢM THÔNG trong công cuộc HÒA GIẢI, HÒA HỢP DÂN TỘC.

Điều cần lí giải thêm ở đây:

Sở dĩ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam phải chịu nhẫn nhục như Hàn Tín (hay nhẹ hơn, nhẫn nại) dựa vào Nga, Tàu là bởi “không còn con đường nào khác”, để có thể kháng chiến chống Pháp, chống Nhật, chống Mỹ (trong quá trình đó, có cả chống Thiên Chúa giáo). Nói rõ hơn và giản dị hơn, đất nước ta vốn nghèo nàn, lạc hậu, lại bị ngoại xâm, “nội xâm”, nhưng Nguyễn Ái Quốc chỉ là một thanh niên không một tấc sắt trong tay, không một tài sản nào trong túi, còn biết làm cách nào khác hơn! Và lẽ khác, cũng bởi bấy giờ, trên thế giới, không có lực lượng nào khác có đủ sức mạnh, ủng hộ phong trào kháng chiến chống thực dân và Thiên Chúa giáo.

Nhưng chính KẾT QUẢ MỚI BIỆN MINH ĐƯỢC CHO PHƯƠNG THỨC DỰA VÀO NGA, TÀU. Lúc khởi đầu, và mãi đến những thập niên về sau, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh không thể tránh được những ngộ nhận là TAY SAI của NGA, TÀU.

Tất nhiên, đó là ngộ nhận có thật, trước đây, nhưng đến hôm nay, nói “Dẫu thế nào đi nữa, kể cả việc phải làm Hàn Tín cho Nga, Tàu”, cũng là quá đáng, chỉ là cách nói thậm xưng, mặc dù có thêm vế sau: “nhưng đánh được Pháp, góp phần đánh Nhật, lại đánh được Mỹ, trị được Thiên Chúa giáo là quá vinh quang rồi”. Thật sự là ở giai đoạn đầu, 1920-1943, Nguyễn Ái Quốc đúng là cán bộ chịu sự chỉ đạo, phân công, nhận lương, phụ cấp của Quốc tế Cộng sản III, nhưng vẫn có đường lối chính trị riêng. Về sau, nhất là khi Nga - Trung mâu thuẫn, Nga lại bận bịu với châu Âu, Trung Quốc khuynh loát được cách mạng châu Á, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) vẫn khéo léo tranh thủ cả hai, và nhờ vậy, giành được khá nhiều tự chủ, độc lập trong việc xây dựng đường lối cách mạng tại nước ta.

Nói giản dị như vậy để TRÁNH TÁC DỤNG PHỤ NGUY HẠI trong khi chúng ta và thế hệ trẻ nghiên cứu, học tập lịch sử. Xin lưu ý mấy điểm sau đây:

1) Vấn đề là động cơ, mục đích và kết quả: Nhẫn nhục dựa vào ngoại bang để ăn chơi, vinh thân phì gia hay nhẫn nhục dựa vào ngoại bang để cứu nước, cứu dân, giành độc lập, tự do cho dân tộc?

2) Con đường cứu dân cứu nước phi truyền thống là con đường bất đắc dĩ. Nói là phi truyền thống, bởi trong lịch sử 4.000 năm của dân tộc, chưa có nhà yêu nước, anh hùng dân tộc nào cứu nước bằng cách dựa vào ngoại bang (chưa kể Phan Bội Châu tìm cách dựa vào Nhật trước đó). Nhưng cũng cần thấy được rằng, Nguyễn Ái Quốc phải nhẫn nhục dựa vào ngoại bang là bởi đất nước nghèo nàn, lạc hậu, phải chống lại những nước thực dân, đế quốc lớn, tối tân.

3) Rút kinh nghiệm: Đừng bao giờ để đất nước rơi vào thảm cảnh kinh tế, văn hóa nghèo nàn, lạc hậu, nhất là hèn về chính trị, yếu về quân sự để không thể chống trả lại những kẻ thù ngoại xâm thuộc loại cường quốc, đến nỗi phải bước vào con đường phi truyền thống bất đắc dĩ nói trên.

4) Mọi hành vi, hành trạng của mỗi người, mỗi tổ chức trong đời thường, mỗi nhân vật, mỗi tổ chức trong lịch sử đều được nhận định (nhận thức, đánh giá) theo tiêu chí:

a- Dựa dẫm vào người khác (ngoại trừ cha mẹ, anh chị lúc chưa trưởng thành) nói chung là bất đắc dĩ. Nhân danh một dân tộc, một đất nước để dựa dẫm vào ngoại bang là đụng đến danh dự dân tộc, Tổ quốc, vận mệnh nhân dân.

b- Không đáng phải dựa dẫm mà dựa dẫm là hèn, thiếu tinh thần tự trọng, thiếu ý chí tự lực tự cường.

c- Xét một con người, một nhân vật lịch sử, một tổ chức trong tình thế bất đắc dĩ phải dựa dẫm (cần tỉnh táo phân tích tình thế đó), phải thấy rõ con người ấy, nhân vật lịch sử ấy, tổ chức ấy dựa dẫm với động cơ, mục đích gì (cho ai, vì ai) và kết quả như thế nào.

Trần Xuân An (WebTgTXA.)

17:41, 16-01 HB9 ( 2009 )

LỜI VIẾT THÊM & NHẮC LẠI:

1) Đây là một vấn đề lớn, và cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất trong suốt cả giai đoạn lịch sử 1930-1975, và cho đến nay sự tranh cãi vẫn còn tiếp diễn, ở khía cạnh này hay khia cạnh khác. Xem ở trên mạng vi tính toàn cầu thì rõ. Nhưng hầu như những tranh cãi ấy đều lệch trọng tâm, do thế đứng của mỗi phía, mỗi người (dựa dẫm vào Mỹ, Pháp, Thiên Chúa giáo hay dựa dẫm vào những nước, những lực lượng, tổ chức khác) hoặc do nhận thức riêng.

(Chuyện phòng the, chăn gối, sinh thực khí hay nói chung là chuyện tình dục của nhân vật lịch sử, nếu không có gì vi phạm luật pháp và đạo lí từ xưa đến nay thì không nên cường điệu, phóng đại tầm mức quan trọng. Vả lại, bàn chuyện này cho thật rốt ráo cũng khó. Nguyên tắc chung vẫn phải có cơ sở: nhân chứng đi đôi với vật chứng được giám định khoa học thực nghiệm; mọi sự tố cáo mà không có nhân chứng đi đôi với vật chứng có giá trị pháp lí đều vi phạm pháp luật, người tố cáo chỉ là kẻ vu cáo, phải chịu án phạt do tòa án xét xử và tuyên án — Bấm vào đoạn link-hóa này).

2) Một lần nữa, xin khẳng định, động cơ và mục đích thể hiện ở đề mục này: ĐỂ HÒA HỢP, HÒA GIẢI, HÀN GẮN VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH - HẬU CHIẾN, VỚI NIỀM CẢM THÔNG THỰC SỰ, KHÔNG ĐẦU MÔI CHÓT LƯỠI, VÀ ĐỂ THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC Ở CHIỀU SÂU, TRÊN CƠ SỞ SỰ THẬT LỊCH SỬ KHÁCH QUAN, XÁC THỰC (SỰ THẬT LỊCH SỬ KHÔNG BỊ VO TRÒN, BÓP MÉO).

3) Khi đưa ra “Dự kiến (thật ra là đề xuất) sửa đổi sách giáo khoa”, WebTgTXA. đã thưa trước là hoàn toàn không muốn làm hoang mang, rối trí các bạn trẻ học sinh, sinh viên cũng như quý thầy cô giáo. Theo đó, tuy câu này hơi cường điệu, nhưng cũng cần thiết nhắc lại “Sách giáo khoa [như] là pháp lệnh”. Như bất kì pháp lệnh nào, giây phút chính thức ban bố chính là thời điểm pháp lệnh mới bắt đầu có hiệu lực, và pháp lệnh bị thay thế sẽ chấm dứt hiệu lực. Sách giáo khoa cũng thế.

17-01 HB9 ( 2009 ) [22-12 Mậu tí HB8-->HB9]

NHẤN MẠNH:

Sở dĩ Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) và Đảng Cộng sản Việt Nam phải chịu nhẫn nhục như Hàn Tín (hay nhẹ hơn, nhẫn nại) dựa vào Nga, Tàu là bởi “không còn con đường nào khác”, để có thể kháng chiến chống Pháp, chống Nhật, chống Mỹ (trong quá trình đó, có cả chống Thiên Chúa giáo). Nói rõ hơn và giản dị hơn, đất nước ta vốn nghèo nàn, lạc hậu, lại bị ngoại xâm, “nội xâm”, nhưng Nguyễn Ái Quốc chỉ là một thanh niên không một tấc sắt trong tay, không một tài sản nào trong túi, còn biết làm cách nào khác hơn! Và lẽ khác, cũng bởi bấy giờ, trên thế giới, không có lực lượng nào khác có đủ sức mạnh, ủng hộ phong trào kháng chiến chống thực dân và Thiên Chúa giáo.

Cuối cùng, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) cùng Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh được Pháp, góp phần đánh Nhật, lại đánh được Mỹ, trị được Thiên Chúa giáo, thống nhất được đất nước, đẩy lùi cuộc chiến tranh bành trướng Trung Quốc là đã quá vinh quang. Không ai hạ bệ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam được đâu, nếu lực lượng kế nhiệm không tự phá sản và nếu chấp nhận hòa hợp, hòa giải dân tộc một cách thật lòng, khoa học, đúng với sự thật lịch sử.

Trần Xuân An

17-01 HB9 [ 2009 ] (22-12 Mậu tí HB8–>HB9)

23.              

March 9, 2009 at 6:04 pm

THƯỞNG NGOẠN, HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VĂN CHƯƠNG LÀ ĐỂ CÙNG NHÀ CẦM BÚT CHÂN CHÍNH VƯƠN TỚI CHÂN THIỆN MĨ VÀ CÙNG NHẮC NHAU LUÔN LUÔN NUÔI DƯỠNG KHÁT VỌNG VƯƠN TỚI ẤY. TRONG CHIỀU HƯỚNG ĐÓ, MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ THỂ MỖI NGÀY MỘT TIẾN GẦN ĐẾN CHÂN THIỆN MĨ HƠN.

BẢN THÂN NHÀ CẦM BÚT KHÔNG PHẢI LÀ HIỆN THÂN CỦA CHÂN THIỆN MĨ.

Trần Xuân An, 19-12 HB8

KHOA HỌC TỰ NHIÊN & CÔNG NGHỆ LÀM GIÀU ĐẸP PHẦN XÁC (DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH).

KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN, ĐẶC BIỆT LÀ VĂN, SỬ, TRIẾT, GIÚP NÂNG CAO PHẦN HỒN (TÂM HỒN, TƯ TƯỞNG CỦA MỖI CÔNG DÂN VÀ CẢ DÂN TỘC).

PHẢI HỌC VĂN, SỬ, TRIẾT ĐỂ GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN NẠN CHIẾN TRANH, HẬU CHIẾN, HẬU THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, TỰ GIẢI PHÓNG KHỎI BỆNH SÙNG NGOẠI, NÔ LỆ TƯ TƯỞNG NGOẠI LAI TỪ XƯA ĐẾN NAY, NHẤT LÀ TRƯỚC SỰ XÂM THỰC VĂN HÓA TRONG THỜI “HỘI NHẬP” ĐANG DIỄN RA.

KHÔNG THÍCH VĂN, SỬ, TRIẾT HIỆN TẠI, LẠI CÀNG PHẢI HỌC ĐỂ ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO MỚI TRÊN CĂN BẢN TÔN TRỌNG SỰ THẬT LỊCH SỬ, PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ THUẦN VIỆT VÀ VIỆT HÓA TRUYỀN THỐNG Ở TẦM CAO MỚI, ĐỒNG THỜI PHÊ PHÁN NHỮNG CÁI CŨ, LẠC HẬU, SUY ĐỒI, LAI CĂNG.

THẬT KINH NGẠC, ĐÁNG SỢ BIẾT BAO KHI CÓ NHỮNG AI ĐÓ CHÈN ÉP HOẶC XÚI DẠI LỚP TRẺ XA LÁNH, BỎ BÊ VIỆC ĐỌC SÁCH, HỌC TẬP VĂN, SỬ, TRIẾT.

WebTgTXA., 09-03 HB9

 

____________________________________________________________

 

17-4 HB9 (2009)

 

 

 

Google page creator /  host

 

GOOGLE BLOGGER, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE