k. Bài 11-PBTL5: Trần Xuân An - Vấn đề nhân vật (3 phần): Chủ nghĩa lí lịch trong tác phẩm văn chương

 

-- Trả lời người đọc --

(ý kiến phát sinh ngoài bài Văn chương về các "vết thương" chiến tranh, hậu chiến và ánh sáng mới... (03-02 HB10 [2010]) )

 

 

11. Trần Xuân An (trả lời người đọc: ông Nguyễn Huỳnh, Gò Vấp) - Vấn đề nhân vật: Bản lí lịch 3 đời hay bộ hồ sơ học bạ? (25-6 HB10 [2010])

Mới nhất!

http://txawriter.wordpress.com/2010/06/25/ban-li-lich-hay-bo-hoc-ba/  (có bài TXA. trả lời nhà giáo Ngô Thủ Lễ, ở phần bàn luận, 28-6 HB10)

http://trannhuong.com/news_detail/5258/VẤN-ĐỀ-NHÂN-VẬT:BẢN-LÍ-LỊCH-3-ĐỜI-hay-BỘ-HỒ-SƠ-HỌC-BẠ?

 

 

12. Trần Xuân An (trả lời nhà giáo Ngô Thủ Lễ) - Vấn đề nhân vật: Chủ nghĩa lí lịch không khoa học nên không có giá trị văn chương (28-6 HB10):

http://txawriter.wordpress.com/2010/06/29/cnll-khg-khhoc-nen-khg-gtri-vchuong/  (bản theo link này đã được TXA. thêm ít chữ ở một câu, sau khi đăng ở tạp chí điện tử tự lập TranNhuongCom; bổ sung, 01-7 HB10: TẠM KẾT VỀ CHỦ NGHĨA LÍ LỊCH TRONG TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG)

http://trannhuong.com/news_detail/5286/VẤN-ĐỀ-NHÂN-VẬT:-CHỦ-NGHĨA-LÍ-LỊCH-KHÔNG-PHẢI-LÀ-KHOA-HỌC-DO-ĐÓ--KHÔNG-CÓ-GIÁ-TRỊ-TRONG-TÁC-PHẨM-VĂN-CHƯƠNG

 

13. Trần Xuân An -- Vấn đề nhân vật (b3): Tạm kết về chủ nghĩa lí lịch trong tác phẩm văn chương:

http://trannhuong.com/news_detail/5320/VẤN-ĐỀ-NHÂN-VẬT:-TẠM-KẾT-VỀ-CHỦ-NGHĨA-LÍ-LỊCH-TRONG-TÁC-PHẨM-VĂN-CHƯƠNG-(1)

Cũng có thể xem ở cuối bài 11 (phần bổ sung): 

http://txawriter.wordpress.com/2010/06/29/cnll-khg-khhoc-nen-khg-gtri-vchuong/ 

 

1

 

VẤN ĐỀ NHÂN VẬT:

BẢN LÍ LỊCH 3 ĐỜI hay BỘ HỒ SƠ HỌC BẠ?

 

Trần Xuân An

Bài “Văn chương về các ‘vết thương’ chiến tranh, hậu chiến & ánh sáng mới” (*) sau khi đăng tải, tác giả nhận được thư của ông Nguyễn Huỳnh (Gò Vấp): “Nếu ông cho rằng chủ nghĩa lí lịch 3 đời dễ gây ngộ nhận khi đánh giá một con người, đặc biệt là tính cách của con người ấy, thì biết căn cứ vào đâu khi xây dựng một nhân vật trong tác phẩm văn chương?”. Tác giả xin trả lời bằng bài viết ngắn dưới đây. — TXA. —

Cơ sở nào để chứng minh rằng chủ nghĩa lí lịch 3 đời là thiếu tính biện chứng, tôi đã có nhiều dịp để trình bày trong tác phẩm của mình, đặc biệt là trong “Mùa hè bên sông” (tiểu thuyết), qua lời của nhân vật nhà văn Quyển. Nhà văn Quyển không lấy căn cứ ở đâu xa lạ, mà chính là một câu nổi tiếng của Karl Marx: “Con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội, trong tính hiện thực của nó”. Marx không chú trọng đến quan hệ gia đình lắm, mà chủ yếu là quan hệ xã hội… Xin nhấn mạnh là “trong tính hiện thực của nó”. Một lãnh tụ cách mạng Việt Nam, quê gốc Quảng Trị, ông Lê Duẩn, cũng cho rằng con người chỉ có 3 cấp độ sống: cá nhân, vợ chồng, xã hội.

Còn ông hỏi căn cứ vào tư liệu văn bản nào, tôi xin thưa:

Nếu “điều nghiên” quãng đời học sinh ở Miền Nam như lứa tuổi tôi (sinh năm 1956), thì bộ học bạ, nhất là học bạ từ lớp đệ thất đến lớp đệ nhất (lớp 6 đến lớp 12), là rất quan trọng. Mỗi lục cá nguyệt (học kì ) đều có đến 8 hoặc 9 thầy cô giáo phê nhận xét, đánh giá về học tập, đạo đức và còn có thêm một lời phê tổng quát của giáo sư hướng dẫn (giáo viên chủ nhiệm)… Như vậy, mỗi năm có đến khoảng 20 lời phê của khoảng chừng ấy giáo sư bộ môn, giáo sư chủ nhiệm (cũng có khi ít hơn, vì có thầy cô dạy cả 2 lục cá nguyệt trong một năm học).

Xin nhớ là trong nhà trường ở Miền Nam trước 1975, tuyệt đối không có những tổ chức, đoàn thể chính trị (đảng, đoàn, đội…), và nội dung giảng dạy không gắn liền với chế độ chính trị Miền Nam thuở bấy giờ.

Ngoài ra, trong học bạ, ở bìa 4 (trang 4) cũng có vài nét về gia cảnh (cha mẹ hay người giám hộ bao nhiêu tuổi, làm gì, ở đâu; anh em mấy người).

Tất nhiên, nhân vật trong tác phẩm văn chương chỉ là nhân vật hư cấu, nhưng hồ sơ học bạ cũng là tư liệu bảo chứng. Bộ học bạ của nhân vật là một căn cứ đáng kể. Và nhân vật trong tác phẩm văn chương, cái chính yếu mà người đọc quan tâm vẫn là năng lực, tư cách, tác phong thể hiện qua hành vi, suy nghĩ nội tâm, rất cụ thể, sinh động…

Nói như thế cũng dễ lẫn lộn giữa loại nhân vật người thật, việc thật, loại nhân vật kí sự với loại nhân vật truyện kí, với loại nhân vật tiểu thuyết. Cần tách ra 4 loại như vừa kể ra.

Thưa ông, vậy đó, “điều nghiên” quãng đời học sinh của nhân vật người thật, việc thật, nhân vật kí sự thì quan trọng nhất là bộ hồ sơ học bạ.

Nếu bộ hồ sơ học bạ gồm cả trăm chữ kí với lời phê của thầy cô giáo, rất giá trị, mà trót bị thất lạc, bị thiêu hủy, thì chỉ còn cách là gặp gỡ các thầy cô giáo cũ, bạn học cũ. Tuy nhiên, thầy cô giáo cũ, bạn học cũ cũng có khi bị chi phối bởi “tâm thế – áp lực thời điểm”, “không khí thời đoạn xã hội”… Nếu ai còn giữ được bộ hồ sơ học bạ thì may mắn vô cùng.

Dẫu sao, sự thật là thực thể con người rất phong phú, phức tạp. Nhưng nếu chọn giữa bản lí lịch 3 đời và bộ hồ sơ học bạ, để “điều nghiên” về một con người, đặc biệt là giai đoạn quan trọng nhất của con người cụ thể nào đó, và xem thử cái nào có giá trị hơn, tôi sẽ chọn bộ hồ sơ học bạ.

Xin nhớ là bản lí lịch 3 đời và bộ hồ sơ học bạ đều là văn bản bằng giấy!

Có lẽ cũng cần nói đầy đủ hơn, khi nghiên cứu quãng đời quan trọng hình thành nên một con người, có thể gọi là quãng đời cơ sở để phát triển ở các giai đoạn sau, trong những biến động của bối cảnh xã hội, với mục đích tái hiện thành một nhân vật kí sự, ta không từ chối một tư liệu nào, kể cả lí lịch 3 đời, và hơn thế nữa, tộc phả nhiều đời, nhưng chỉ để tham khảo thêm cho biết, còn quan trọng nhất, giá trị nhất, xác thực nhất vẫn là bộ hồ sơ học bạ.

Đó là xét trên bình diện loại tác phẩm người thật, việc thật, kí sự. Còn trên bình diện loại tác phẩm hư cấu, như tiểu thuyết chẳng hạn, thì cũng có thể xem đó để làm mẫu. Và dẫu sao, nội dung văn chương cũng rất linh hoạt! Thực tiễn cuộc đời – đời người vốn đa dạng vô cùng!

Trân trọng,

TXA.

25-6 HB10 (2010), lúc 4:15 chiều

Có chỉnh sửa dăm chữ: sáng 26-6 HB10 (2010)

_________________________

(*) Bài “Văn chương về các ‘vết thương’ chiến tranh, hậu chiến & ánh sáng mới” đã đăng ở TranNhuongCom, ngày 22-6 ‘’10.

Từ khung bàn luận này:

txawriter.wordpress…/2010/06/23/…comment-585

Đã đăng bài viết này tại:

http://trannhuong.com/news_detail/5258/VẤN-ĐỀ-NHÂN-VẬT:…?

______________________________

I. Bài chính:

Văn chương về các “vết thương” chiến tranh, hậu chiến…

II. Hai bài phát sinh:

1) Vấn đề nhân vật: Bản lí lịch 3 đời hay bộ hồ sơ học bạ?

2) Vấn đề nhân vật: Chủ nghĩa lí lịch không khoa học nên không có giá trị văn chương

 

 

2 

VẤN ĐỀ NHÂN VẬT: CHỦ NGHĨA LÍ LỊCH KHÔNG PHẢI LÀ KHOA HỌC, DO ĐÓ KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ TRONG TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG

Trần Xuân An

Nhà giáo Ngô Thủ Lễ thân mến,

Trước hết, xin xác định với bạn, đây là chuyện CON NGƯỜI – VĂN CHƯƠNG ( “Văn học là nhân học”).

Chuyện có thật về lời phê của cán bộ địa phương vào lí lịch như bạn kể thì đầy rẫy ra! Nhiều lắm!

Điều mình muốn bạn lưu ý là đoạn này:

“Cơ sở nào để chứng minh rằng chủ nghĩa lí lịch 3 đời là thiếu tính biện chứng, tôi đã có nhiều dịp để trình bày trong tác phẩm của mình, đặc biệt là trong “Mùa hè bên sông” (tiểu thuyết), qua lời của nhân vật nhà văn Quyển. Nhà văn Quyển không lấy căn cứ ở đâu xa lạ, mà chính là một câu nổi tiếng của Karl Marx: “Con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội, trong tính hiện thực của nó”. Marx không chú trọng đến quan hệ gia đình lắm, mà chủ yếu là quan hệ xã hội… Xin nhấn mạnh là “trong tính hiện thực của nó”. Một lãnh tụ cách mạng Việt Nam, quê gốc Quảng Trị, ông Lê Duẩn, cũng cho rằng con người chỉ có 3 cấp độ sống: cá nhân, vợ chồng, xã hội“(*).

Một điều nữa, chắc bạn không thể không lưu ý:

Mình muốn nói là muốn tìm hiểu CON NGƯỜI NÀO, phải căn cứ vào quá trình từ lúc mới được sinh ra cho đến thời điểm mình đang tìm hiểu, về nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, lối sống, hoạt động của CON NGƯỜI ẤY và CHỈ CON NGƯỜI ẤY mà thôi. Thật vậy, nếu căn cứ vào hồ sơ chứng từ, thì bộ học bạ là quan trọng hơn bản lí lịch 3 đời, vì bộ học bạ là hồ sơ chứng từ về con người ấy ở giai đoạn hình thành tính cách, bộc lộ trí thông minh, đạo đức, tác phong rõ nhất, và có nhiều người chứng nhất (cả trăm lời phê, chữ kí của thầy cô giáo, cả chục dấu ấn từ khuôn dấu của nhà trường) còn bản lí lịch 3 đời thì giúp hiểu thêm về ông bà, cha mẹ, nhưng về bản thân con người ấy lại chẳng có nhiều thông tin, lại chỉ có mỗi một chữ kí của công an hay chủ tịch xã (phường).

Mình cũng cho rằng lí lịch 3 đời hay tộc phả nhiều đời cũng chỉ có giá trị tham khảo mà thôi, nhất là về mặt di truyền thể chất. Và còn môi trường sống, bối cảnh lịch sử – xã hội nữa chứ! Nếu cần thêm vào bài viết, mình nghĩ cũng nên bổ sung thêm ít dẫn chứng. Các câu tục ngữ, ngạn ngữ sau đây cũng nói về lí lịch, hồ sơ học bạ:

1) Tính cách (tính nết, khí chất, năng lực, tình cảm, khuynh hướng bản thân, lối sống…) : “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”; “cha dạy học, con đốt sách”… mặc dù cũng có “cha anh hùng, con hảo hớn” (tương đồng về phẩm chất thuộc tính cách)…

2) Mã di truyền thể chất (gène): “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” (lông và cánh thuộc thể chất — thể chất bao gồm cả bộ não); “hổ phụ sinh hổ tử” (cọp cha sinh cọp con; cọp là biểu tượng về về sức khỏe thể chất)… mặc dù cũng có: “mẹ cú sinh con tiên” (tương phản về diện mạo thuộc thể chất)…

3) Môi trường sống, bối cảnh lịch sử – xã hội: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”; “cây quất ở đất phương Nam vốn ngọt, nhưng đem trồng ở đất phương Bắc lại biến chất thành chua” (hay “Cây quất trồng ở đất Giang Nam thì ngọt nhưng mang trồng ở đất Giang Bắc thì chua”); “sông có khúc, người có lúc”…; nhưng cũng có: “gừng càng già càng cay” (khí chất không thay đổi, bất chấp thời gian, tuổi tác)…

Lí lịch 3 đời, tộc phả chỉ giúp cho ta thấy được yếu tố “gène” trội – lặn – phát sinh (đột biến) mà thôi. Còn nghiên cứu về tài và đức của con người cụ thể thì bộ hồ sơ học bạ có cơ sở hơn, xác thực hơn.

Chắc hẳn chủ nghĩa lí lịch 3 đời có căn nguyên là vấn đề thành phần xã hội, giai cấp, địch – ta, chứ không phải là để tìm hiểu con người cụ thể (“con người này”) với mục đích sử dụng trong công việc hay với mục đích khắc họa hình tượng văn chương.

Chủ nghĩa lí lịch hiện hành chắc hẳn xuất phát từ quan điểm đấu tranh giai cấp (thậm chí là biểu hiện trả thù giai cấp), đồng thời xuất phát từ quyền lợi giai cấp, quyền lợi của bộ phận cầm quyền! Nó không phải là khoa học về con người (như Karl Marx và Lê Duẩn đã viết). Do đó, nó không có giá trị văn chương.

 

 

 

Nếu chủ nghĩa lí lịch quá cứng nhắc, nó trở thành rào cản chia rẽ xã hội, dân tộc, ngăn chận sự chuyển hóa giai cấp từ phía “địch” sang phía “ta”, khiến những ai xuất thân từ các giai cấp, thành phần vốn là đối tượng đánh đổ của cách mạng bị dồn vào chân tường, ngõ cụt, bờ vực, chỉ còn một con đường duy nhất là chống lại cách mạng! Về khía cạnh này, nhiều người lầm lẫn, ngỡ rằng hệ quả (hậu quả) là nguyên nhân (căn nguyên). Thật ra, họ chống lại cách mạng vì cách mạng dồn họ và cả cha ông cùng con cháu họ vào chân tường, ngõ cụt, bờ vực, không lối thoát. Họ phải chống lại, theo bản năng sinh tồn, bản năng tự vệ. Nếu cách mạng không dồn họ vào chân tường, ngõ cụt, bờ vực, mà biết trọng dụng họ, hoặc cho họ được hưởng quyền bình đẳng, được đối xử công bằng như mọi người, không triệt đường tiến thủ của con cháu họ, chắc hẳn họ không chống lại, mà họ và con cháu họ còn phục vụ cách mạng một cách tích cực.

Về chủ nghĩa lí lịch quả thật là một thứ rào cản, các thế lực thù địch với cách mạng cũng đã, đang và sẽ lợi dụng rào cản ấy để chia rẽ xã hội, dân tộc chúng ta.

Nhà giáo Ngô Thủ Lễ thân mến, vấn đề ở đây là VẤN ĐỀ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG. Càng hiểu sâu con người – cuộc đời thì viết văn càng sâu.

Nhà văn mà lề lối làm việc máy móc chủ nghĩa, quan liêu, bàn giấy chủ nghĩa, tư duy thiếu tính biện chứng và nhận thức thiếu kinh lịch, thiếu vốn sống thì hình tượng nhân vật rập khuôn, “giáo điều”, “công thức”, sơ lược, xơ cứng…

Thân & quý,

Trần Xuân An

16:10 – 5:33, ngày 28-6 HB10 (2010)

____________________________

(*) Xem bài đã đăng ở TranNhuongCom, ngày 26-6 HB10 (2010).

hay đọc tại đây:

Bấm vào đây

 

 

 Nhà của gia đình Karl Marx (trí thức khá giả)

Nhà của gia đình F. Engels (tư sản công nghiệp giàu có)

Nguồn ảnh 1 & 2: Wikipedia (bản tiếng Đức)

NHÀ GIÁO NGÔ THỦ LỄ THÂN MẾN, VẤN ĐỀ LÀ CON NGƯỜI CỤ THỂ (BỘ HỒ SƠ HỌC BẠ…), CHỨ KHÔNG PHẢI BẢN LÍ LỊCH 3 ĐỜI!

 

Đã đăng ở tạp chí điện tử TranNhuongCom:

http://trannhuong.com/news_detail/5286/VẤN-ĐỀ-NHÂN-VẬT:-CHỦ-NGHĨA-LÍ-LỊCH…

Xin vui lòng xem thêm ít chữ mới được tác giả (TXA.) bổ sung, lúc 6:25, sáng sớm 30-6 HB10:

http://txawriter.wordpress.com/2010/06/29/cnll…#comment-595

và, lúc 11:20, ngày 01-7 HB10:

http://txawriter.wordpress.com/2010/06/29/…/#comment-602

TXA.

______________________________

I. Bài chính:

Văn chương về các “vết thương” chiến tranh, hậu chiến…

II. Hai bài phát sinh:

1) Vấn đề nhân vật: Bản lí lịch 3 đời hay bộ hồ sơ học bạ?

2) Vấn đề nhân vật: Chủ nghĩa lí lịch không khoa học nên không có giá trị văn chương

 

3

TẠM KẾT VỀ CHỦ NGHĨA LÍ LỊCH TRONG TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG

Trần Xuân An

Chủ nghĩa lí lịch là sự đánh giá mỗi con người cụ thể qua các mối liên hệ về nhân tộc, tôn giáo, huyết thống (3 đời: ông bà nội ngoại, cha mẹ, chú bác cô, cậu dì, anh chị em và có thể cả đời thứ tư là các con), về hôn nhân (3 đời của người phối ngẫu), về bạn bè, và qua quá trình học tập, công tác (hay hành nghề) của bản thân, chứ không chỉ đánh giá mỗi con người cụ thể bằng chính quá trình học tập, công tác (hay hành nghề) của con người ấy.

Chủ nghĩa lí lịch thể hiện sự tính toán nhằm loại trừ những con người xuất thân từ các thành phần, giai cấp vốn là đối tượng đánh đổ của cách mạng hoặc có liên hệ với các thành phần, giai cấp ấy. Một mục đích khác là nhằm đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt những con người có mối liên hệ với cách mạng — liên hệ càng mật thiết, càng nhiều, càng được hưởng sự ưu đãi. Có thể vắn tắt: xác định mức độ LIÊN LỤY hay mức độ THỪA HƯỞNG. Nó còn có tính chất RĂN ĐE (không được phản cách mạng) hay tính chất KHUYẾN KHÍCH (phải ủng hộ và trung thành với cách mạng).

Chủ nghĩa lí lịch có nguồn gốc từ chế độ phong kiến độc tài, chuyên chế, thể hiện bằng các hình án mà nặng nhất là tru di tam tộc, bằng sự khen thưởng cho những người có liên hệ với đương sự, như phong hàm tước (danh dự), ban sắc cho vợ, cho cha mẹ, ông bà, và định lệ hưởng tập ấm cho con cháu. Chủ nghĩa lí lịch hiện hành còn là sự kết hợp với quan điểm đấu tranh giai cấp. Các mối liên hệ bao gồm cả hai chiều: giữa những đối tượng liên hệ với đương sự và giữa đương sự với những đối tượng liên hệ.

không thừa nhận mỗi con người là một chủ thể độc lập, tự do, tự chủ trong nhận thức, tư tưởng, hành động, với tài và đức của bản thân mà đánh giá qua các mối liên hệ có tính chất thành phần, giai cấp với mục đích chính trị, có tác động thực tế nhất thời, nên nó chỉ là một biện pháp chính trị thiếu tính nhân văn, chứ không phải là khoa học nghiên cứu về con người cụ thể nói chung.

Do đó, những tác phẩm văn chương, đặc biệt là tiểu thuyết, nhất là các tiểu thuyết miêu tả cặn kẽ, chi tiết về những con người trong các mối liên hệ ấy, để minh họa (có ý thức hay vô ý thức) cho chủ nghĩa lí lịch theo cách như trên, là phi khoa học và không có giá trị văn chương. Đó chỉ là những tác phẩm thuộc loại tuyên truyền cho một biện pháp chính trị thiếu tính nhân văn, gây chia rẽ xã hội, chia rẽ dân tộc (*).

Trần Xuân An

01-7 HB10 (2010)

__________________

(*) Xem thêm: Võ Văn Kiệt (nguyên Thủ tướng Chính phủ), “Đại đoàn kết dân tộc – cội nguồn sức mạnh của chúng ta”, VietnamNet, cập nhật lúc 16:03, Chủ Nhật, 28/08/2005 (GMT+7)

http : //vietnamnet. vn /60nam /ctdod /2005/08/ 483852/

Bấm vào đây

Phần kết này cũng đã đăng ở TranNhuongCom (03-7 HB10):

http://trannhuong.com/news_detail/5320/VẤN-ĐỀ-NHÂN-VẬT: …

Có sai khác, thêm vào ít chữ là do tác giả (TXA.) tự sửa chữa, bổ sung sau khi gửi đăng (01-7 HB10). Nội dung không có gì thay đổi.

 

__________________________________________

 

Google Sites /  host

WORDPRESS, GOOGLE PAGE CREATOR, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE