z+g. Bài 32-Tl.2 - Trần Xuân An & một số thành viên Wikipedia -- Hòa giải dân tộc - thống nhất đất nước ở chiều sâu

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

HOÀ GIẢI DÂN TỘC ĐÚNG NGHĨA, HOÀ HỢP DÂN TỘC ĐÚNG NGHĨA

& THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC Ở CHIỀU SÂU

 

Ý KIẾN CỦA NGƯỜI ĐỌC KHÔNG NÊU TÊN LIÊN QUAN ĐẾN BÀI VIẾT CỦA TRẦN XUÂN AN

& Ý KIẾN CỦA MỘT SỐ THÀNH VIÊN WIKIPEDIA

Vì chú trọng đến điểm nhấn Wikipedia: "Chiến tranh Việt Nam" [1954-1975] & "Chiến tranh Đông Dương" [1945-1975], nên các đoạn thảo luận dưới đây ngẫu nhiên lại thích hợp với đề tài của cuốn tiểu thuyết "MÙA HÈ BÊN SÔNG".

--- (LƯU) ---

Wikipedia: "Chiến tranh Việt Nam" [1954-1975] & LINK CŨ: Links hai bài viết của Trần Xuân An & bình luận, mở rộng các điểm nhấn của độc giả không nêu tên -- LINK MỚI (25-8 HB7): Links hai bài viết của Trần Xuân An & bình luận, mở rộng các điểm nhấn của độc giả không nêu tên

(xem thêm: "Chiến tranh Đông Dương" [1945-1975])

 

[sửa] Hai bài viết về "Chiến tranh Việt Nam"

58.186.20.34 01:50, ngày 27 tháng 7 năm 2007 (UTC)

 

Đề nghị ai xem và 2 bài viết đó có gì đáng để xem? Phạm Nguyễn Trường An 05:14, ngày 27 tháng 7 năm 2007 (UTC)

 

Yếu tố ngoại bang - ngoại nhập trong cuộc chiến 1954-1975:

Tôi đã đọc bài chính cũng như 6 trang thảo luận trên Wiki về đề tài tạm gọi là "Chiến tranh Việt Nam" (1954-1975), và thấy hầu như các thảo luận viên đều không chịu nhìn bao quát và tìm hiểu nguồn gốc cuộc chiến. Với phương pháp sử học, chúng ta không thể ngắt khúc bằng cái nhìn thiếu toàn cục như vậy. Thực sự là giai đoạn "Chiến tranh Việt Nam" (1954-1975) khởi đầu từ 1858 (trước đó nữa) và cũng chưa kết thúc ở thời điểm mốc 1975, mà phải đến 1989. Do đó "Chiến tranh Việt Nam" (1954-1975) phải được phân tích với cái nhìn bao quát toàn cục với chiều dài lịch sử như vậy (117 / 131 năm), để rồi từ đó, xoáy sâu vào trọng tâm của bài viết chính này trên Wiki: giai đoạn 1954-1975. Tôi tin rằng, với cách nghiên cứu như thế, tất cả thảo luận viên sẽ thấy ra bản chất của cuộc "Chiến tranh Việt Nam" (1954-1975). Tôi xin được nhấn mạnh một thực thể lịch sử quan trọng, chủ yếu mà các hội thảo viên không bàn đến: Vai trò của Thiên Chúa giáo trong cuộc xâm lược của chủ nghĩa thực dân Phương Tây (thế kỷ XV đến thế kỷ XX) ở Á, Phi, Mỹ latin, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, đỉnh cao quyền lực của Thiên Chúa giáo là giai đoạn chúng ta đang tìm hiểu (1954-1975), nhưng thực sự từ 1858, nó đã là một lực lượng "nội xâm" (tôi không muốn dùng từ phản quốc dễ gây kích ứng). Điểm thứ hai, cũng rất dễ gây kích ứng, nhưng cần nhấn mạnh, lại chỉ trong giới hạn từ thời điểm Cách mạng tháng mười Nga, 1917, và ở Việt Nam là từ 1930: Hồ Chí Minh là một anh hùng dân tộc nhưng lại là một cán bộ của Quốc tế Cộng sản III (Liên Xô xây dựng và "bao cấp" cho tổ chức này); do đó tạo ra sự phân hóa trong cộng đồng dân tộc (yêu nước truyền thống, dân tộc chủ nghĩa hay yêu nước là yêu chủ nghĩa cộng sản vô thần, "dính líu" đến ngoại bang). Tất nhiên điểm thứ hai này cũng sẽ được vận dụng để xoáy sâu vào giai đoạn 1954-1975. Và v.v... Điều cần lưu ý là cả Thiên Chúa giáo lẫn Đảng Cộng sản đều giương cao ngọn cờ ngoại bang, đều xa lạ với tín ngưỡng thờ kính tổ tiên, thờ kính anh hùng dân tộc thuần túy dân tộc của Việt Nam.

Hai bài viết trên có những thông tin cần thiết, có thể làm luận cứ, luận điểm để chúng ta suy nghĩ về đề tài giới hạn được gọi là "Chiến tranh Việt Nam (1954-1975)". Hai bài đó chỉ là tài liệu để chúng ta tham khảo. Thực sự chỉ là 2 links (liên kết ngoài), không "bị" bê nguyên cả 2 bài vào trong thảo luận này, và như thế là phù hợp với quy định của Wiki. Tôi hoan nghênh ai đó (58.186.20.34) đã dẫn links để cung cấp cho chúng ta, để bài viết chính xác thực hơn, sâu sắc hơn và hữu ích cho độc giả hơn.

58.186.150.146 10:13, ngày 27 tháng 7 năm 2007 (UTC)

Tôi thấy cần nghiên cứu các mục từ (còn thiếu) ở trang này: Thể loại:Cựu binh Quân đội Thuộc địa Pháp (và xem thêm: Thể loại:Chiến tranh Việt Nam) (*)

Ai trong số họ là người "bị hai gọng kìm lịch sử" (Thiên Chúa giáo & Cộng sản) nghiến siết? Ai thực sự là tay sai của thực dân, đế quốc và bành trướng Thiên Chúa giáo? Nếu theo các luận điểm trên thì cần làm rõ từng người một trong số họ. Không thể biện minh cho những kẻ phản dân, hại nước. Nhận định trên là kết quả của sự khảo sát đại đa số nhân dân và những sĩ quan, công chức chế độ VNCH từ cấp trung trở xuống, không được đề bạt ở vị trí cao trong guồng máy quân đội, chính quyền Sài Gòn. Hiện nay vẫn có thể khảo sát, nghiên cứu cụ thể từng người một 58.186.150.146 10:43, ngày 27 tháng 7 năm 2007 (UTC)

 

"...cần nghiên cứu các mục từ (còn thiếu) ở trang này". Wikipedia không phải là nơi làm nghiên cứu. Mekong Bluesman 12:16, ngày 27 tháng 7 năm 2007 (UTC)

 

Tôi trân trọng và quý mến đề nghị những người tham gia viết và điều chỉnh bài lưu ý thêm tiểu sử của các tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng Cộng sản Đông Dương...) thuộc lớp đầu tiên, ngoài tiểu sử Hồ Chí Minh, như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập... (tham khảo: website dangcongsan.vn) Chúng ta sẽ thấy họ do Nga đào tạo, có người là đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô, sĩ quan trong quân đội Liên Xô, và tất cả đều hoạt động theo sự chỉ đạo của người Nga, thậm chí còn có lương tháng nữa.

Trích một đoạn ở bài Hà Huy Tập:

"Ông cũng là người phê phán Nguyễn Ái Quốc mạnh mẽ về chủ nghĩa dân tộc cải lương. Ông đã viết trên Tạp chí Bônsơvích (số 8/12-1934):

“Công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với chúng ta thật to lớn, nhưng các đồng chí chúng ta không được quên những tàn tích quốc gia chủ nghĩa của Nguyễn Ái Quốc và những chỉ thị sai lầm của đồng chí ấy về những vấn đề căn bản của phong trào cách mạng tư sản dân quyền và những lý luận cơ hội của đồng chí ấy bám rễ vào đầu óc của phần đông đồng chí chúng ta, giống như những tàn tích tư sản vẫn sống dai dẳng trong đầu óc những hội viên Thanh Niên, Tân Việt và Vừng Hồng.

Nguyễn Ái Quốc không hiểu được những chỉ thị của Quốc tế cộng sản; không hợp nhất được ba tổ chức cộng sản từ trên xuống dưới… Tài liệu Sách lược vắn tắt của Đảng và Điều lệ của Đảng hợp nhất không theo đúng chỉ thị của Quốc tế cộng sản. Ngoài ra Nguyễn Ái Quốc còn chủ trương một sách lược cải lương và hợp tác: “trung lập tư sản và phú nông”, “liên minh với địa chủ nhỏ và vừa”, v.v… Vì những sai lầm đó, nên từ tháng Giêng đến tháng Mười năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đi theo một chiến lược có nhiều điểm trái với những chỉ thị của Quốc tế cộng sản, tuy trong thực tế đã lãnh đạo quần chúng kiên quyết đấu tranh cách mạng.” (Trích dẫn và dịch lại từ Huỳnh Kim Khánh: Vietnamese communism 1925-1945, Cornell University Press, 1982, USA)".

Chúng ta còn biết, chính lãnh tụ Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) còn bị Quốc tế Cộng sản đình chỉ công tác một thời gian khá dài, đến mức phải viết thư xin được tiếp tục hoạt động. Điều đó cho thấy sự "lệ thuộc" đến mức nào của của những người cộng sản Việt Nam, nhất là trong giai đoạn đầu... (đến 1954 mới thực sự có đất, có dân).

Ghi chú:

Những tư liệu trên tôi đã tra cứu, đối chiếu với các tư liệu sau đây:

-- Website dangcongsan.vn (xem ở đoạn trên)

-- Lê Mậu Hãn, “Hồ Chí Minh với ngọn cờ độc lập dân tộc trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng”, dẫn theo “Chủ tịch Hồ Chí Minh - người chiến sĩ kiên cường trong phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế”, NXB Thông tin – Lý luận, Hà Nội, 1990, tr. 355.

-- GS Đinh Xuân Lâm, "Một bức thư của Nguyễn Ái Quốc năm 1938", Tạp chí Lịch sử Đảng, số tháng 3-1992.

-- TS Nguyễn Văn Khoan, “Nhìn lại cuộc cải cách ruộng đất ở Hải Phòng - Kiến An”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số tháng 6 (374) – 2007, tr. 23-30: các chú thích (3), (7) & (11): “Hồ Chí Minh toàn tập, tập I, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 82; tập II, sđd., tr. 1-3; tư liệu của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.

Từ đó, để thấy rằng, sự phân hóa trong cộng đồng dân tộc Việt Nam là điều tất nhiên (nói giản dị là một bộ phận lớn nhân dân không thể tin tưởng vào những người cộng sản này, hay nói cách khác là nhân dân nghĩ rằng họ cũng chính là tay sai của thực dân, đế quốc Nga xô-viết mà thôi ???). Thuở bấy giờ, đương thời, đại bộ phận nhân dân ngờ vực, thiếu tin tưởng vào những người cộng sản, thậm chí dựa vào vua bù nhìn Bảo Đại, giặc Pháp để chống cộng, trong khi chờ thời cơ mới để quay súng đánh đuổi Pháp, thì không phải không hợp lý (cái lý trong bi kịch "giữa hai gọng kìm lịch sử").

Từ những cứ liệu trên, chúng ta nên sửa lại bài viết chính trên Wiki ("Chiến tranh Việt Nam (1954-1975)").

Như vậy, ngoài việc bổ sung thêm vai trò xâm lược của Vatican, vai trò "nội xâm" của Thiên Chúa giáo Việt Nam, còn phải ghi nhận thêm nhận thức của đại đa số nhân dân về Quốc tế Cộng sản III và Đảng Cộng sản Việt Nam (các tổ chức tiền thân, trước 1930, và từ khi Đảng CSVN được thành lập, 1930, đến sau này).

Có như vậy, sự thật lịch sử mới xác thực, không bị thiên lệch. Xin nhớ rằng, tôi chỉ là một độc giả của Wiki, tôi đề nghị như vậy, trước hết là để bài viết trên Wiki có đủ thông tin. Một khi bài viết đã đủ thông tin, mặc nhiên tự nó có tác dụng hòa giải, hòa hợp dân tộc và "thống nhất đất nước ở chiều sâu" (cụm từ nguyên văn ở một trong hai bài viết trên, 58.186.20.34 đã dẫn links). Tôi hoàn toàn không có mục đích xấu xa nào. Nói rõ hơn, tôi không phải là người chống Nhà nước Việt Nam hiện hành, đương quyền.

58.186.53.47 04:30, ngày 28 tháng 7 năm 2007 (UTC)

Yếu tố hệ tư tưởng - chuyên chính vô sản (Miền Bắc) & tự do vô chính phủ (Miền Nam) trong cuộc chiến 1954-1975:

Trong bài viết chính về đề tài "Chiến tranh Việt Nam", tiểu mục "bản chất", có câu: "Cuộc chiến này, do đó, mang tính dân tộc rất cao[9]: sự độc lập và thống nhất của đất nước đã trở thành yếu tố quyết định giúp những người Cộng sản thắng lợi chứ không phải là nhờ vào hệ tư tưởng hay ưu thế quân sự của họ". Tôi thấy cần phải điều chỉnh lại. Thật ra, trong các tài liệu tổng kết chiến tranh, sau 1975, của Đảng Cộng sản Việt Nam, đều có nhấn mạnh đến yếu tố hệ tư tưởng. Theo đó, nhờ nền chuyên chính vô sản được xác lập và không ngừng củng cố, nên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc Việt Nam đã tạo được một không khí chính trị, tư tưởng, văn hóa duy nhất trong toàn dân Miền Bắc (đài phát thanh, báo chí, các cơ quan văn hoá, văn nghệ... đều nhất nhất tuân theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị). Về mặt xã hội, có rất nhiều tổ chức hội đoàn để quản lý lẫn nhau. Thêm vào đó là chủ nghĩa lý lịch, ràng buộc về mặt chính trị vào các quan hệ huyết thống, vợ chồng, bạn bè, đồng nghiệp. Cũng có thể kể thêm: chính sách quản lý hộ khẩu. Cùng với công tác chính trị - xã hội, văn hóa - tư tưởng như vậy, chính quan hệ sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa với các hình thức quốc doanh, hợp tác xã đã giúp Nhà nước nắm chắc mọi nguồn lực sản xuất (nông dân, công nhân; ruộng đất, nhà máy) cũng như phân phối (sản phẩm / tiền lương), nên rất thuận lợi trong việc huy động sức người, sức của để phục vụ chiến tranh. Nói theo ngôn ngữ thông tục: Nhà nước không những nắm chắc bộ não người dân mà con nắm chặt bao tử của người dân nữa. Do đó, không thể không nói đến một trong những yếu tố dẫn đến thắng lợi 30-4-1975: hệ tư tưởng (chuyên chính vô sản).

Tất nhiên ưu thế đó ("chủ nghĩa xã hội trại lính", một cụm từ của một trí thức Liên Xô) chỉ phù hợp trong thời chiến mà thôi. Trong thời bình, nó phản tác dụng: kìm hãm sản xuất, sáng tạo; con người mất tự do; xã hội thiếu dân chủ; Đảng & Nhà nước trì trệ...

Trong cuộc trả lời phỏng vấn BBC gần đây nhất, cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đề cập đến ưu thế quan hệ sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa một cách ngắn gọn và nhẹ nhàng.

Về phương diện này, ở Miền Nam (1954-1975), lại là sự đảo ngược 180 độ. Chính trị - xã hội, văn hóa - tư tưởng, gồm cả tôn giáo, rất đa dạng nên rất phức tạp. Chỉ vắn tắt bằng một cụm từ: tự do vô chính phủ (nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa cá nhân, tư hữu).

Nói chung, về yếu tố hệ tư tưởng trên hai Miền (Nam Việt Nam & Bắc Việt Nam): Ở Miền Nam, như đã nói, là sự đa dạng đến mức phức tạp của các hệ tư tưởng cổ kim đông tây, nhất là sau khi mưu toan áp đặt Thiên Chúa giáo làm quốc giáo của Ngô Đình Diệm (thực chất là của Vatican và Giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam) bị thất bại. Có nhiều cuốn sách cho rằng chủ nghĩa hiện sinh, phân tâm học Phương Tây có một thời kỳ là hai trong nhiều tư tưởng được truyền bá tại Miền Nam sau 1963 như là công cụ tư tưởng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ chỉ đạo, tài trợ. Ở Miền Bắc, chủ nghĩa Marx-Lénine đã là một hệ tư tưởng độc tôn, bao trùm trong mọi lĩnh vực, từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở, cũng được những người cầm bút ở Miền Nam gọi là "xích hoá" (với nghĩa là chủ nghĩa thực dân mới kiểu đỏ của Nga, vốn đã "xích hoá" các nước trong cùng hệ thống, gồm cả Trung Quốc), làm tan hoang di sản văn hóa dân tộc, nô dịch nhân dân không những về văn hóa mà nguy hiểm nhất là về chính trị...

58.186.55.92 08:02, ngày 28 tháng 7 năm 2007 (UTC)

58.186.55.92 10:30, ngày 28 tháng 7 năm 2007 (UTC)

Dẫu sao, tôi vẫn rất nhất trí với bài viết trên: "Điểm cuối, sử học phải ghi nhận như lâu nay đã ghi nhận: Công lao -- đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ nguỵ triều Bảo Đại, góp phần đánh đuổi phát xít Nhật, bền bỉ đánh đuổi đế quốc Mỹ và đánh đổ nguỵ quyền Sài Gòn -- của Đảng do Hồ Chí Minh – Lê Duẩn lãnh đạo thật sự là vĩ đại. Tuy nhiên, công lao ấy mặc dù vĩ đại nhất lịch sử 4.000 năm của dân tộc, nhưng cũng không thể so sánh với công lao thuần tuý dân tộc, thuần tuý nội lực của các anh hùng dân tộc trước đó, như Ngô Quyền, Lê Lợi…"

58.186.55.92 10:41, ngày 28 tháng 7 năm 2007 (UTC)

Tôi không thấy hai bài đó ích gì cho bài viết chính. Chúng chỉ nêu quan điểm thuần túy, là một ngòi nổ rất tốt cho một cuộc cãi lộn. Và cả đoạn thảo luận này nữa, tôi không thấy nó có ích gì ngoài việc châm chích cãi nhau. Đây không phải diễn đàn.Phạm Nguyễn Trường An 09:28, ngày 29 tháng 7 năm 2007 (UTC)

 

Lấy từ

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam

 

__________________________

(*) WebTgTXA. ghi chú: Tôi thấy trên Wikipedia, trang đã dẫn, có thêm một góp ý, có lẽ là mở rộng ý (*):

 

Dưới đây là "Câu nói nổi tiếng" của Nguyễn Cao Kỳ:

"Đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê." (trả lời trong cuộc phỏng vấn Báo Thanh Niên Xuân Ất Dậu, ngày 25 tháng 1, 2005)

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Cao_K%E1%BB%B3

Nguyễn Cao Kỳ vốn là một tên lính nguỵ đúng nghĩa. Y đã đứng vào hàng ngũ quân đội thực dân Pháp, tiếp tay cho chúng xâm lược và thống trị dân tộc ta. Đến thời đế quốc Mỹ hà hơi tiếp sức cho Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, thực chất là nối tiếp vai trò của thực dân Pháp (hay Mỹ sai lầm vì óc thực dụng chủ nghĩa kiểu Mỹ, mặc dù biết rõ Thiên Chúa giáo) trong việc ủng hộ và lợi dụng giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam, theo kiểu đôi bên đều có lợi, y đã tự thú như trên.

Từ 2004, Nguyễn Cao Kỳ càng dấn thêm một bước hoạt đầu, cơ hội chủ nghĩa một cách vô liêm sỉ. Nếu là người có liêm sỉ, lẽ ra y nên tìm đến một nước nào không dính líu đến chiến tranh Việt Nam để thành tâm viết hồi kí, hoặc cạo đầu đi tu trong một ngôi chùa nào đó (mặc dù trước đây y đàn áp phong trào Phật giáo), tốt nhất là làm từ trong một ngôi đình Việt Nam trên nước người. Ở đây, tôi không nói đến chính nghĩa hay phi nghĩa, tôi chỉ nói đến thái độ ứng xử của một con người biết tự trọng ở mức tối thiểu mà lẽ ra Nguyễn Cao Kỳ phải có.

Nguyễn Cao Kỳ không phải là tất cả. Y chỉ là một kẻ tiêu biểu cho một trong những nhóm cựu binh Quân đội Thuộc địa Pháp.

Sáng hôm nay, đọc bài của Trần Chung Ngọc trên Tạp chí điện tử Giao Điểm online, http://giaodiemonline.com/2007/08/caoky.htm , tôi chợt hiểu bản chất Trần Chung Ngọc cũng rất vô liêm sỉ, không khác gì Nguyễn Cao Kỳ. Tôi hoàn toàn thất vọng về nhân cách Trần Chung Ngọc. Cũng như đối với Nguyễn Cao Kỳ, tôi không nói đến chính nghĩa hay phi nghĩa, mà chỉ nói đến nhân cách, thái độ ứng xử phải chăng, tối thiểu cần có cho ra một con người.

Xin nhớ rằng, Trần Chung Ngọc không phải là thành viên chính thức của nhóm Giao Điểm tại Hoa Kỳ.

Đoạn tham gia thảo luận này nhằm mục đích góp ý vào bài viết chính: Loại hoạt đầu như Nguyễn Cao Kỳ hay Trần Chung Ngọc hoặc những phần tử chống cộng kiểu xôi thịt khác không phải là toàn bộ Miền Nam Việt Nam. Khái quát hơn: Chế độ cộng hoà ở Miền Nam Việt Nam vốn ô hợp, có kẻ xấu, người tốt, bị Thiên Chúa giáo khuynh loát, nắm quyền lãnh đạo cao nhất. Xin bổ sung vào bài viết chính một câu như vậy.

58.186.54.22 04:17, ngày 2 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Lấy từ  http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam

Tôi hiểu ý người vừa viết đoạn trên rồi! Như thế là chỉ nên làm sáng tỏ cho những người bị "nghiến siết giữa hai gọng kìm lịch sử" mà thôi, và tương lai là thuộc về những những ai chưa dính vào cuộc "Chiến tranh Việt Nam, 1954-1975" ấy, cho dù thuộc phe nào.

Nhưng, bạn quý mến ơi, bạn cũng đừng nên rơi vào luận điệu là các cường quốc lợi dụng xương máu người Việt của hai phía. Hãy khẳng định cho thật rõ: Hai phía người Việt đã biết lợi dụng ngược lại: lợi dụng Pháp, Mỹ và lợi dụng Trung - Xô. Thế mới là Chiến tranh của người Việt Nam, 1954-1975 trong chiến tranh giữa các đế quốc đỏ - vàng. Người Việt đâu dễ làm con rối cho các cường quốc đẩy ra trận!

Đây cũng là góp ý cho các thành viên sửa lại bài viết chính.

58.186.150.37 10:01, ngày 2 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Lấy từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam

Yêu cầu hai thành viên bên trên chấm dứt cuộc thảo luận về quan điểm chính trị của mình. Wikipedia không phải là một diễn đàn, xin đừng lạm dụng nó. Mekong Bluesman 15:05, ngày 2 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Lấy từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam

 

_____________

03 & 04-8-''07

Dưới đây là "Câu nói nổi tiếng" của Nguyễn Cao Kỳ:

"Đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê." (trả lời trong cuộc phỏng vấn Báo Thanh Niên Xuân Ất Dậu, ngày 25 tháng 1, 2005) (Nguyễn Cao Kỳ)

Nguyễn Cao Kỳ vốn đứng vào hàng ngũ quân đội thực dân Pháp, tiếp tay cho chúng xâm lược và thống trị dân tộc ta. Đến thời đế quốc Mỹ hà hơi tiếp sức cho Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, thực chất là nối tiếp vai trò của thực dân Pháp (hay Mỹ sai lầm vì óc thực dụng chủ nghĩa kiểu Mỹ, mặc dù biết rõ Thiên Chúa giáo) trong việc ủng hộ và lợi dụng giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam, theo kiểu đôi bên đều có lợi; về giai đoạn ấy, y đã tự thú như trên.

Từ 2004, Nguyễn Cao Kỳ càng dấn thêm một bước hoạt đầu, cơ hội chủ nghĩa. Lẽ ra y nên tìm đến một nước nào không dính líu đến chiến tranh Việt Nam để thành tâm viết hồi kí, hoặc cạo đầu đi tu trong một ngôi chùa nào đó (mặc dù trước đây y đàn áp phong trào Phật giáo), tốt nhất là làm từ trong một ngôi đình Việt Nam trên nước người. Ở đây, tôi không nói đến chính nghĩa hay phi nghĩa, tôi chỉ nói đến thái độ ứng xử của một con người biết tự trọng ở mức tối thiểu mà lẽ ra Nguyễn Cao Kỳ phải có.

Nguyễn Cao Kỳ không phải là tất cả. Y chỉ là một kẻ tiêu biểu cho một trong những nhóm cựu binh Quân đội Thuộc địa Pháp.

Sáng hôm nay, đọc bài trên Tạp chí điện tử Giao Điểm online, http://giaodiemonline.com/2007/08/caoky.htm

tôi chợt hiểu bản chất người viết. Cũng như đối với Nguyễn Cao Kỳ, tôi không nói đến chính nghĩa hay phi nghĩa, mà chỉ nói đến nhân cách, thái độ ứng xử phải chăng, tối thiểu cần có cho ra một con người.

Xin nhớ rằng, tác giả bài viết ấy đứng ngoài nhóm Giao Điểm tại Hoa Kỳ.

Đoạn tham gia thảo luận này nhằm mục đích góp ý vào bài viết chính: Loại hoạt đầu hoặc những phần tử chống cộng kiểu xôi thịt khác không phải là toàn bộ Miền Nam Việt Nam. Khái quát hơn: Chế độ Việt Nam cộng hoà ở Miền Nam Việt Nam vốn ô hợp, có kẻ xấu, người tốt, bị Thiên Chúa giáo khuynh loát, nắm quyền lãnh đạo cao nhất. Xin bổ sung vào bài viết chính một câu như vậy.

58.186.54.22 04:17, ngày 2 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Tôi hiểu ý người vừa viết đoạn trên rồi! Như thế là chỉ nên làm sáng tỏ cho những người bị "nghiến siết giữa hai gọng kìm lịch sử" mà thôi, và tương lai là thuộc về những những ai chưa dính vào cuộc "Chiến tranh Việt Nam, 1954-1975" ấy, cho dù thuộc phe nào.

Nhưng, bạn quý mến ơi, bạn cũng đừng nên rơi vào luận điệu là các cường quốc lợi dụng xương máu người Việt của hai phía. Hãy khẳng định cho thật rõ: Hai phía người Việt đã biết lợi dụng ngược lại: lợi dụng Pháp, Mỹ và lợi dụng Trung - Xô. Thế mới là Chiến tranh của người Việt Nam, 1954-1975 trong chiến tranh giữa các đế quốc đỏ - vàng. Người Việt đâu dễ làm con rối cho các cường quốc đẩy ra trận!

Đây cũng là góp ý cho các thành viên sửa lại bài viết chính.

58.186.150.37 10:01, ngày 2 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Yêu cầu hai thành viên bên trên chấm dứt cuộc thảo luận về quan điểm chính trị của mình. Wikipedia không phải là một diễn đàn, xin đừng lạm dụng nó. Mekong Bluesman 15:05, ngày 2 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Tôi có sửa chữa, "gọt" bớt đoạn đã bị Thành viên:Tmct đục bỏ hẳn. Tôi thấy không nên đục bỏ cả đoạn, bởi cần phải công bằng khi vạch ra sự thật lịch sử (trong đó có bản chất các cá nhân quan trọng -- VIP -- thuộc một giai đoạn lịch sử). Một khi nói rõ phía này phải nói rõ phía kia.

58.186.18.155 23:56, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Tại sao người dùng IP vô danh 58.186.18.155 phải cố gắng để giữ lời nói và ý kiến đó tại đây? Nó có giúp ích nào trong việc làm tăng chất lượng của bài này?

Tôi yêu cầu một lần nữa là đừng mang ý kiến, niềm tin, cảm tính... của cá nhân vào Wikipedia nếu mà nó không phục vụ cho bài viết. Bất cứ ai cảm thấy cần thảo luận, tranh cãi... về lối nhìn cá nhân của mình cùng với các người khác xin hãy dùng các diễn đàn khác thích hạp với mục đích đó hơn vì Wikipedia không có mục đích trở thành một diễn đàn tranh cãi chính trị, hay tranh cãi bất cứ gì.

Tại bên trên của trang này có câu "Wikipedia không phải là một diễn đàn" được in to, đậm và gạch dưới -- có những chữ nào trong câu đó mà người dùng IP vô danh 58.186.18.155 không hiểu? Xin nói để các quản lý sửa câu đó cho dễ hiểu hơn và làm bớt việc lạm dụng Wikipedia như một diễn đàn này.

Mekong Bluesman 01:31, ngày 4 tháng 8 năm 2007 (UTC)

[sửa] Đề nghị khóa

Trang thảo luận này ngày càng trở thành một chỗ cho các người dùng IP vô danh lạm dụng như một diễn đàn để tuyên truyền lối nhìn cá nhân của mình. Do đó tôi đề nghị khóa trang này để các người dùng IP vô danh không lạm dụng nó nữa. Mekong Bluesman 01:34, ngày 4 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Mong Mekong Bluesman hiểu giúp cách thảo luận này: Diễn giải cả đoạn như thế để cuối cùng chỉ góp ý một câu vào bài viết chính (câu in đậm: Chế độ Việt Nam cộng hoà ở Miền Nam Việt Nam vốn ô hợp, có kẻ xấu, người tốt, bị Thiên Chúa giáo khuynh loát, nắm quyền lãnh đạo cao nhất.). Cảm ơn.

58.186.20.97 02:21, ngày 4 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Đoạn phía trên, trên cả đoạn vừa khái quát hoá, là đoạn viết về phong trào kháng chiến chống Pháp do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo với sự phân tích vai trò chỉ huy của Quốc tế Cộng sản III đối với Đảng ấy và thực chất của các cán bộ cộng sản đứng đầu là do Nga đào tạo, huấn luyện (các lãnh tụ Trung Cộng, Bắc Triều Tiên cũng tương tự như thế)...

Đoạn trên ấy đã được diễn giải dài dòng như thế, để chỉ khái quát thành một câu, góp ý vào bài viết chính: Phong trào cộng sản vô thần và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc cũng như Mặt trận Giải phóng Miền Nam đều do Nga Xô-viết và Trung Cộng chỉ huy, viện trợ, do đó đã đưa đến sự phân hoá dân tộc, khiến một bộ phận nhân dân phải dựa vào giặc Pháp, vua bù nhìn Bảo Đại, và sau đó là dựa vào Mỹ, để trước mắt chống lại cộng sản trong khi chờ thời cơ để quay súng chống Pháp, vua bù nhìn, Thiên Chúa giáo tay sai và Mỹ.

--

Tóm lại, chỉ góp thêm 3 câu dưới đây mà thôi:

1. Phong trào cộng sản vô thần và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc cũng như Mặt trận Giải phóng Miền Nam đều do Nga Xô-viết và Trung Cộng chỉ huy, viện trợ, do đó đã đưa đến sự phân hoá dân tộc, khiến một bộ phận nhân dân phải dựa vào Pháp, Bảo Đại, và sau đó là dựa vào Mỹ, để trước mắt chống lại cộng sản trong khi chờ thời cơ để quay súng chống Pháp, chống chế độ quân chủ, Thiên Chúa giáo tay sai và Mỹ.

2. Chế độ Việt Nam cộng hoà ở Miền Nam Việt Nam vốn ô hợp, có kẻ xấu (tay sai đích thực của Pháp, Mỹ), người tốt (chống cộng vì cho cộng sản cũng là một thứ ngoại xâm), bị Thiên Chúa giáo khuynh loát, nắm quyền lãnh đạo cao nhất.

3. Nhưng cuối cùng (4-1975), chính vì những thắng lợi của Đảng Cộng sản Việt Nam (đánh bại Pháp, Nhật, triều đình phong kiến, Mỹ và chế độ Việt Nam cộng hoà vốn bị khuynh loát) đã khiến họ tỏ rõ mục tiêu chính nghĩa mặc dù vẫn còn chịu sự lệ thuộc quân sự, kinh tế, phần nào chịu sự nô dịch chính trị bởi Liên Xô; trong khi đó, một bộ phận chân chính thuộc chế độ Việt Nam cộng hoà hoàn toàn không có cơ may lịch sử nào để chứng tỏ chính nghĩa của họ.

58.186.55.191 07:27, ngày 4 tháng 8 năm 2007 (UTC)

 

Phong trào cộng sản vô thần và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc cũng như Mặt trận Giải phóng Miền Nam đều do Nga Xô-viết và Trung Cộng chỉ huy. Bạn có bằng chứng không?? Phần còn lại chỉ là cách nhìn cá nhân của bạn, không thể góp gì vô bài được Phạm Nguyễn Trường An 07:25, ngày 4 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Xem ở đoạn trên.

58.186.55.191 07:29, ngày 4 tháng 8 năm 2007 (UTC)

 

05-8-''07

Lời nói của cá nhân bạn không đủ tin cậy để làm bằng chứng cho kết luận trên. Nếu bạn có tài liệu nào có uy tín thì tốt hơn Phạm Nguyễn Trường An 14:10, ngày 4 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Tham khảo thêm các bài báo nhiều người đã đọc:

(có thể đọc trực tiếp theo các links dẫn kèm)

1. Điểm sách: Hồ Chí Minh - Những năm chưa biết

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culturesport/story/2006/03/060317_hochiminh_review.shtml

2. Cố vấn Trung Quốc ở Việt Nam (1950-1952) (bài 1)

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/entertainment/story/2004/03/040318_chineseadvisers.shtml

3. Cố vấn Trung Quốc và đường đến Điện Biên (bài 2)

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/entertainment/story/2004/03/040321_chineseadviserstwo.shtml

4. Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ (trích hồi kí)

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/entertainment/story/2004/03/040325_generalgiap.shtml

5. Sự cạnh tranh Liên Xô - Trung Quốc trong cuộc chiến VN

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/04/050402_chinarussiavietnamwar.shtml

6. Khía cạnh ngoại giao trong chiến tranh VN (phần một)

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/04/050406_duikervietnamwar.shtml

7. Phần hai: Khía cạnh ngoại giao trong chiến tranh VN

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/04/050412_duikervietnamtwo.shtml

8. Phần ba: Khía cạnh ngoại giao trong chiến tranh VN

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/04/050423_duikervietnamthree.shtml

9. Phản ứng của Liên Xô - TQ ở thời kì cuối cuộc chiến

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/04/050402_lastdaysattitude.shtml

10. Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/04/050412_vietnamwaraid.shtml

V.v...

58.186.53.77 00:19, ngày 5 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Xin lưu ý: "Chiến tranh Việt Nam" (1954-1975) là một giai đoạn mà hàng triệu, hàng tỉ người biết đến, trong đó, người Việt Nam từng sống, còn là học sinh hay đã đi lính, cầm súng cho bên này hay bên kia Vĩ tuyến 17, hiện còn sống, trong nước, ngoài nước, không phải là ít. Do đó, những gì họ đã chứng kiến, trải nghiệm còn đọng trong kí ức họ cũng là những tư liệu lịch sử có giá trị một khi những mẩu kí ức ấy được viết nên, đăng báo, xuất bản sách, và chịu sự thẩm định của công luận, đối chiếu với tư liệu mật của cả hai bên trong nước, hai hệ thống chính trị trên thế giới.

58.186.53.77 01:03, ngày 5 tháng 8 năm 2007 (UTC)

 

 

CHIỀU 05-8 HB7

Lưu ý đến ngữ pháp! Các động từ đẳng lập, cùng làm chức năng vị ngữ trong một câu! Không nên ngắt ngang nửa câu. Và nên lưu ý về ngữ nghĩa! Về tư liệu: bức thư Nguyễn Ái Quốc ghi ngày 6-6-1938, hãy suy ra, kết hợp với thực tế hẳn nhiều người đều biết trong giai đoạn 1954-1875... cùng nhiều bài báo, cuốn sách được dẫn links bên trên. Nếu phản chứng được điều đó, xin mời. Và như thế cũng rất quý cho sử học nước ta.

bàn luận không ký tên vừa rồi là của 58.186.19.59 (thảo luậnđóng góp)

RẤT MONG PHẢN BIỆN NHỮNG BỨC THƯ NÀY:

THƯ GỬI MỘT ĐỒNG CHÍ Ở QUỐC TẾ CỘNG SẢN

Đồng chí thân mến,

Hôm nay là ngày kỷ niệm lần thứ bảy việc tôi bị bắt giữ ở Hồng Công. Đó cũng là ngày mở đầu năm thứ tám tình trạng không hoạt động của tôi. Nhân dịp này, tôi viết thư gửi đồng chí để xin đồng chí giúp đỡ tôi thay đổi tình cảnh đau buồn này.

Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó. Hoặc là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi làm một việc gì mà theo đồng chí là có ích. Điều tôi muốn đề nghị với đồng chí là đừng để tôi sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và giống như là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng.

Tôi sẽ rất biết ơn đồng chí, thưa đồng chí thân mến, cho phép tôi được hội kiến. Tôi tin rằng như vậy sẽ tốt hơn. Đã từ lâu rồi đồng chí không gặp tôi.

Đồng chí thân mến, xin đồng chí nhận lời chào cộng sản anh em của tôi.

6-6-1938

LIN (NGUYỄN ÁI QUỐC)

Tài liệu tiếng Pháp, bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh Toàn Tập - tập 3 - trang 90.

GỬI MỘT ĐỒNG CHÍ TRONG QUỐC TẾ CỘNG SẢN

Đồng chí thân mến,

Tôi gửi cho đồng chí một bản sao bức thư tôi gửi cho Ban phương Đông để đồng chí được biết. Đồng thời tôi rất cảm ơn về việc đồng chí quan tâm đến vấn đề của tôi và nhanh chóng trả lòi tôi. Đồng chí có thể hình dung nổi tôi đang sống trong một tình trạng tinh thần và vật chất như thế nào không: biết là có nhiều công việc nhưng không thể làm gì được, ăn không ngồi rồi, không có tiền, sống ngày nào hay ngày ấy mà không được phép hoạt động, v.v..

Ngay cả khi những sự vận động của đồng chí không có kết quả, đồng chí cũng viết cho tôi một chữ gửi Uỷ ban Trung ương KPD1) [1] để tôi liệu quyết định. Hôm nay là ngày 12-4, tôi hy vọng nhận được tin tức của đồng chí vào ngày 24 tới. Tôi tin cậy ở đồng chí và gửi đến đồng chí lời chào cộng sản anh em.

NGUYỄN ÁI QUỐC

12-4-1928

Thư đánh máy bằng tiếng Anh, lưu tại Viện Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh toàn tập - tập 2 - trang 324.

[1] Có bản trên internet ghi là Quốc tế Nông dân (WebTgTXA.)

BÁO CÁO GỬI BAN PHƯƠNG ĐÔNG QUỐC TẾ CỘNG SẢN

1) Từ tháng 11-1924, tôi được Ban phương Đông và Đảng Cộng sản Pháp phái đến Quảng Châu để làm việc cho Đông Dương.

Tôi tiếp tục đi Mátxcơva để trình bày yêu cầu của tôi.

2) Yêu cầu của tôi : Ngay bây giờ tôi không thể lập một dự trù ngân sách chi tiết cho công tác của tôi ở Đông Dương (đi qua Xiêm). Vì vậy, tôi chỉ có thể lập dự trù theo cách áng chừng với những con số phù hợp với hoàn cảnh. Biết sự khó khăn liên lạc từ Đông Dương đi Mátxcơva, và định thời gian cư trú ở thuộc địa này khoảng chừng 2 năm, tôi trình bày với các đồng chí một yêu cầu và ngân sách tính theo Mỹ kim như sau:

Lương tháng 150 đôla trong 2 năm

(cho tôi và những người giúp việc) 3.600 $

Quỹ để công tác trong 2 năm

(mỗi tháng 200 đôla) 4.800 $

Tiền chi bất thường 1.100 $

Tổng cộng 9.500 $

Tất nhiên, ở đây tiền lương chỉ là tượng trưng vì ngoài phần trợ giúp tối cần thiết cho chúng tôi, phần còn lại sẽ chuyển sang quỹ công tác. Và nếu các đồng chí vui lòng chấp thuận thì ngân sách này chỉ được thực hiện từ ngày tôi đến Băng Cốc.

Trong khi chờ đợi quyết định của các đồng chí, xin các đồng chí vui lòng:

1) đưa tôi vào bệnh viện,

2) khi tôi ra bệnh viện cho phép tôi được học vài kinh nghiệm cần thiết cho công tác của tôi

3) và cho tôi lên đường càng sớm càng tốt.

Gửi các đồng chí lời chào cộng sản.

Mátxcơva tháng 6-1927

Hồ Chí Minh Toàn Tập - tập 2 (không thấy ghi số trang)

(NGUỒN: BẢN ĐÁNH MÁY / Từ các trang tìm kiếm: Google, Yahoo, Live...)

Nếu phản chứng được những bức thư này, thì thật quá quý hoá.

RẤT MONG CÁC THẢO LUẬN VIÊN PHẢN BIỆN GIÚP.

THÀNH THẬT CẢM ƠN.

58.186.19.59 09:15, ngày 5 tháng 8 năm 2007 (UTC)

 

Tôi đã đục bỏ đoạn tấn công người khác ở trên. Người chuyên dùng IP kia ngày càng thể hiện phong cách thảo luận của Thành viên:Tran Xuan An. Đề nghị mọi người ủng hộ đề nghị của Mekong Bluesman về việc khóa nửa trang thảo luận này. Tmct 08:55, ngày 5 tháng 8 năm 2007 (UTC)

 

Aha! Như vậy thì một người đã bị cấm vì các hành động phá hoại, lạm dụng tên và tài khoản, thích tranh cãi để bảo thủ lối nhìn của mình nhưng không thích tìm hiểu cách làm việc tại Wikipedia... đã trở lại bằng cách dùng IP vô danh (khi được nhắc đến tên thì nhanh chóng xóa cái tên đó). Tôi muốn biết là con người đó còn có một chút tự ái nào còn lại không để mà sau khi bị cấm mà vẫn cứ cố gắng quay lại để ... bị cấm thêm!!! Mekong Bluesman 10:22, ngày 5 tháng 8 năm 2007 (UTC)

 

Không biết tôi là ai, có sao đâu. Tại sao lại ngờ cho một người nào đó, lại ghi rõ tên người đó nữa. Thế thì "kẹt" cho người ấy quá.

58.186.19.59 10:15, ngày 5 tháng 8 năm 2007 (UTC)

 

Trên kia, tôi đã mong quý thảo luận viên: Không nên rơi vào trường hợp "gà nhà bôi mặt đá nhau", để các nước lớn (thực dân, đế quốc đỏ cũng như vàng) chúng cười cả hai phe người Việt.

Tôi chỉ muốn làm sáng tỏ: Một nước nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu, ở trong vòng kìm toả của thực dân, vùng lên đánh bại các nước lớn thuộc loại siêu cường, không thể không có sự giúp đỡ, thậm chí là chỉ huy ở thuở ban đầu. Tuy nhiên, những người cộng sản, dân Miền Bắc phải hiểu rằng, Miền Nam cũng vậy thôi (trừ Thiên Chúa giáo). Tôi muốn làm sáng tỏ cho những người "bị nghiến siết giữa hai gọng kìm lịch sử" ở Miền Nam Việt Nam (kể cả những người chống cộng vì yêu nước thiết tha, bởi vì họ đã nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của họ là "chống cộng là chống ngoại xâm").

Tôi thấy 3 câu in đậm trên là thoả đáng. Nếu muốn viết rõ hơn, phải tách mỗi câu thành vài ba câu ngắn, có trạng ngữ chỉ thời gian cho từng giai đoạn. Đại để là, thuở ban đầu, Đảng Cộng sản Việt Nam chịu sự chỉ huy đúng nghĩa. Nhưng dần dà theo quá trình ngày mỗi lớn mạnh, có thể Đảng Cộng sản Việt Nam đã thoát ra khỏi sự chỉ huy trực tiếp, mà chỉ nhận viện trợ, nhân nhượng một số ý kiến của Liên Xô, Trung Cộng. Nói cách theo hình tượng ví von thường đọc thấy: "Củ cà rốt & gậy chỉ huy" luôn luôn đi với nhau, phe đỏ hay phe vàng cũng thế thôi. Thói đời là thế. Tuy vậy, một khi Đảng Cộng sản Việt Nam đã lớn mạnh, có đất, có dân, thì vẫn nhận "cà rốt", nhưng đôi khi cũng khiến "gậy chỉ huy" trở nên "cọng cỏ, cọng rác".

58.186.19.59 10:15, ngày 5 tháng 8 năm 2007 (UTC)

 

Người dùng IP liên tục sửa thảo luận của tôi, cùng với đề nghị của Mekong Bluesman ở trên về việc khóa trang này, giờ tôi sẽ khóa nửa. Tmct 10:21, ngày 5 tháng 8 năm 2007 (UTC)

 

[sửa] Đoạn về Hiệp định Geneve

Trích trong bài:

Hiệp định Geneva, theo sự dàn xếp của các cường quốc, tạm thời chia Việt Nam ra thành hai khu vực cho hai phe chính trị đối địch nhau. Miền Bắc dành cho những người Cộng sản vừa giành được thắng lợi quan trọng trên chiến trường – đây là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Miền Nam dành cho tất cả các lực lượng Quốc gia Việt Nam, những người mong muốn độc lập cho Việt Nam nhưng bác bỏ lý luận đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản của những người Cộng sản. Vĩ tuyến 17 được xem là ranh giới và một khu phi quân sự tạm thời được lập dọc theo hai bên bờ sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị. Quân đội Pháp phải rút về miền Nam và triệt thoái khỏi Việt Nam, sau khi trao lại chính quyền cho Việt Nam. Quân đội Nhân dân Việt Nam tập kết về miền Bắc, lực lượng quân đội của Quốc Gia Việt Nam về miền Nam. Người dân hai miền được quyền lựa chọn thể chế nào họ thích và được tự do đi lại giữa hai miền trong thời hạn chuyển tiếp 100 ngày.

Đoạn trên nói về hiệp định Genève, nhưng không chính xác về từ ngữ và con số và chứa các thông tin thuộc loại hệ quả, làm cho người đọc hiểu rằng hiệp định này chia về chính trị giữa quốc gia và cộng sản, trong khi theo nội dung thì lại chỉ nói đến quân sự và giữa VNDCCH và Liên hiệp Pháp.

Tôi đề nghị viết lại đoạn trên cho chính xác hoàn toàn với nội dung hiệp định, các thông tin thuộc loại hệ quả cần tách riêng để làm rõ.

Trích từ toàn văn hiệp định.

·      Khoản 1. A provisional military demarcation line shall be fixed, on either side of which the forces of the two parties shall be regrouped after their withdrawal, the forces of the People's Army of Viet-Nam to the north of the line and the forces of the French Union to the south.

Điều khoản này nói đến quân đội của VNDCCH và Liên hiệp Pháp, không nói đến chính kiến cộng sản hay quốc gia. Cần sửa lại cho chính xác là nói về các "lực lượng quân sự".

Việc di chuyển của Cộng sản hay lực lượng Quốc gia Việt Nam như nói đến trong bài là hệ quả chứ không phải nội dung hiệp định. Trong hiệp định thậm chí còn không một lần nhắc đến từ "Quốc gia Việt Nam". Do đó, để chính xác, thông tin này cần được tách ra và viết sau nội dung hiệp định, nói rõ rằng đây là hệ quả của hiệp định.

·      Khoản 2. The period within which the movement of all the forces of either party into its regrouping zone on either side of the provisional military demarcation line shall be completed shall not exceed three hundred (300) days from the date of the present Agreement's entry into force

300 chứ không phải 100 như trong bài.

·      Khoản 14c. From the date of entry into force of the present agreement until the movement of troops is completed, any civilians residing in a district controlled by one party who wish to go and live in the zone assigned to the other party shall be permitted and helped to do so by the authorities in that district.

Điều khoản này chỉ nói rằng dân thường có quyền chọn miền nào mà họ thích, không nói rằng "thể chế nào mà họ thích" như trong bài.

·      Không có một điều khoản nào nói về việc Pháp rút quân khỏi miền Nam hay trao chính quyền cho Việt Nam!

Vậy tôi đề nghị sửa như sau:

Hiệp định Geneva, theo sự dàn xếp của các cường quốc, tạm thời chia Việt Nam ra thành hai khu vực cho hai phe quân sự đối địch. Miền Bắc dành cho các lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, miền Nam dành cho tất cả các lực lượng thuộc khối Liên hiệp Pháp. Vĩ tuyến 17 được xem là ranh giới và một khu phi quân sự tạm thời được lập dọc theo hai bên bờ sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị. Quân đội hai bên phải rút về khu vực được quy định trong vòng 300 ngày. Trong thời gian chuyển tiếp đó, người dân hai miền được quyền lựa chọn nơi sinh sống là khu vực mà mình muốn và sẽ được hỗ trợ trong việc di chuyển. Tình trạng chia cắt này chỉ là tạm thời cho đến khi cuộc tổng tuyển cử tự do cho việc thống nhất Việt Nam sẽ được tổ chức vào năm 1956.

Kết quả: Quân đội Nhân dân Việt Nam, lực lượng vừa giành được thắng lợi quan trọng trên chiến trường, tập kết về miền Bắc. Lực lượng Quốc gia Việt Nam, những người mong muốn độc lập cho Việt Nam nhưng bác bỏ lý luận đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản của những người Cộng sản, theo quân đội Pháp tập kết về miền Nam. Cuộc tổng tuyển cử tự do cho việc thống nhất Việt Nam đã không bao giờ được tổ chức.

Mời mọi người cho ý kiến. (Xin lưu ý thông báo đầu mục) Tmct 12:54, ngày 2 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Điều 10 BẢN TUYÊN BỐ CUỐI CỦA HỘI NGHỊ GENÈVE, 21-7-1954:

10. The Conference takes note of the declaration of the French Government to the effect that it is ready to withdraw its troops from the territory of Cambodia, Laos, and Viet-Nam, at the request of the governments concerned and within a period which shall be fixed by agreement between the parties except in the cases where, by agreement between the two parties, a certain number of French troops shall remain at specified points and for a specified time.

Nguồn bản tiếng Anh:

http://www.fordham.edu/halsall/mod/1954-geneva-indochina.html

10. La Conférence prend note de la déclaration du Gouvernement de la République française aux termes de laquelle celui-ci est disposé à retirer ses troupes des territoires du Cambodge, du Laos et du Vietnam sur la demande des Gouvernements intéressés et dans des délais qui seront fixés par accord entre les parties à l’exclusion des cas où, par accord des deux parties, une certaine quantité de troupes françaises pourra être laissée dans des points fixés et pour un délai fixé.

Nguồn bản tiếng Pháp:

http://www.ena.lu/mce.cfmhttp://www.ena.lu/mce.cfm Accords sur la cessation des hostilités en Indochine (Genève, 20 juillet 1954) - ENA http://www.ena.lu/europe/1950-1956-formation-europe-communautaire/accords-cessation-hostilites-indochine-geneve-1954.htm

Tạm dịch:

10. Hội nghị ghi nhận bản tuyên bố của chính phủ Pháp nhằm mục đích là sẵn sàng rút quân đội của họ khỏi lãnh thổ Căm-pu-chia, Lào và Việt Nam, theo sự yêu cầu của các chính phủ liên quan và trong phạm vi thời hạn mà sẽ được ấn định bởi sự nhất trí giữa các nước ấy, ngoại trừ trong những trường hợp, nơi mà, bởi sự đồng ý giữa 2 nước, một số quân Pháp nào đó sẽ giữ nguyên tại vị trí định rõ và trong thời hạn định rõ.

58.186.51.91 09:37, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Cảm ơn bạn. Vậy tôi bổ sung hai câu về việc "ghi nhận ý định rút quân của Pháp" ( xem phần đánh đậm)

Hiệp định Geneva, theo sự dàn xếp của các cường quốc, tạm thời chia Việt Nam ra thành hai khu vực cho hai phe quân sự đối địch. Miền Bắc dành cho các lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, miền Nam dành cho tất cả các lực lượng thuộc khối Liên hiệp Pháp. Vĩ tuyến 17 được xem là ranh giới và một khu phi quân sự tạm thời được lập dọc theo hai bên bờ sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị. Quân đội hai bên phải rút về khu vực được quy định trong vòng 300 ngày. Trong thời gian chuyển tiếp đó, người dân hai miền được quyền lựa chọn nơi sinh sống là khu vực mà mình muốn và sẽ được hỗ trợ trong việc di chuyển. Tình trạng chia cắt này chỉ là tạm thời cho đến khi cuộc tổng tuyển cử tự do cho việc thống nhất Việt Nam sẽ được tổ chức vào năm 1956. Hội nghị cũng ghi nhận bản tuyên bố của chính phủ Pháp về việc sẵn sàng rút quân đội Pháp khỏi lãnh thổ Căm-pu-chia, Lào và Việt Nam, theo sự yêu cầu và thỏa thuận với các nước này.

Kết quả: Quân đội Nhân dân Việt Nam, lực lượng vừa giành được thắng lợi quan trọng trên chiến trường, tập kết về miền Bắc. Lực lượng Quốc gia Việt Nam, những người mong muốn độc lập cho Việt Nam nhưng bác bỏ lý luận đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản của những người Cộng sản, theo quân đội Pháp tập kết về miền Nam. Quân đội Pháp dần dần rút khỏi miền Nam và trao quyền lực cho chính quyền Quốc gia Việt Nam. Cuộc tổng tuyển cử tự do cho việc thống nhất Việt Nam đã không bao giờ được tổ chức.

Tmct 11:48, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Tôi đồng ý với cách dịch trên. Mekong Bluesman 17:06, ngày 3 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Chẳng phải ở trên đã bàn việc này nhưng còn dang dở sao lại phải bàn tiếp dưới này nữa Phạm Nguyễn Trường An 07:12, ngày 4 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Lấy từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam

 

 

Ghi chú riêng của WebTgTXA. để tiện lưu ý:

LƯU Ý 3 CÂU NÀY

1. Phong trào cộng sản vô thần và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc cũng như Mặt trận Giải phóng Miền Nam đều do Nga Xô-viết và Trung Cộng chỉ huy, viện trợ, do đó đã đưa đến sự phân hoá dân tộc, khiến một bộ phận nhân dân phải dựa vào Pháp, Bảo Đại, và sau đó là dựa vào Mỹ, để trước mắt chống lại cộng sản trong khi chờ thời cơ để quay súng chống Pháp, chống chế độ quân chủ, Thiên Chúa giáo tay sai và Mỹ.

2. Chế độ Việt Nam cộng hoà ở Miền Nam Việt Nam vốn ô hợp, có kẻ xấu (tay sai đích thực của Pháp, Mỹ), người tốt (chống cộng vì cho cộng sản cũng là một thứ ngoại xâm), bị Thiên Chúa giáo khuynh loát, nắm quyền lãnh đạo cao nhất.

3. Nhưng cuối cùng (4-1975), chính vì những thắng lợi của Đảng Cộng sản Việt Nam (đánh bại Pháp, Nhật, triều đình phong kiến, Mỹ và chế độ Việt Nam cộng hoà vốn bị khuynh loát) đã khiến họ tỏ rõ mục tiêu chính nghĩa mặc dù vẫn còn chịu sự lệ thuộc quân sự, kinh tế, phần nào chịu sự nô dịch chính trị bởi Liên Xô; trong khi đó, một bộ phận chân chính thuộc chế độ Việt Nam cộng hoà hoàn toàn không có cơ may lịch sử nào để chứng tỏ chính nghĩa của họ.

58.186.55.191 07:27, ngày 4 tháng 8 năm 2007 (UTC)

&

Trên kia, tôi đã mong quý thảo luận viên: Không nên rơi vào trường hợp "gà nhà bôi mặt đá nhau", để các nước lớn (thực dân, đế quốc đỏ cũng như vàng) chúng cười cả hai phe người Việt.

Tôi chỉ muốn làm sáng tỏ: Một nước nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu, ở trong vòng kìm toả của thực dân, vùng lên đánh bại các nước lớn thuộc loại siêu cường, không thể không có sự giúp đỡ, thậm chí là chỉ huy ở thuở ban đầu. Tuy nhiên, những người cộng sản, dân Miền Bắc phải hiểu rằng, Miền Nam cũng vậy thôi (trừ Thiên Chúa giáo). Tôi muốn làm sáng tỏ cho những người "bị nghiến siết giữa hai gọng kìm lịch sử" ở Miền Nam Việt Nam (kể cả những người chống cộng vì yêu nước thiết tha, bởi vì họ đã nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của họ là "chống cộng là chống ngoại xâm").

Tôi thấy 3 câu in đậm trên là thoả đáng. Nếu muốn viết rõ hơn, phải tách mỗi câu thành vài ba câu ngắn, có trạng ngữ chỉ thời gian cho từng giai đoạn. Đại để là, thuở ban đầu, Đảng Cộng sản Việt Nam chịu sự chỉ huy đúng nghĩa. Nhưng dần dà theo quá trình ngày mỗi lớn mạnh, có thể Đảng Cộng sản Việt Nam đã thoát ra khỏi sự chỉ huy trực tiếp, mà chỉ nhận viện trợ, nhân nhượng một số ý kiến của Liên Xô, Trung Cộng. Nói cách theo hình tượng ví von thường đọc thấy: "Củ cà rốt & gậy chỉ huy" luôn luôn đi với nhau, phe đỏ hay phe vàng cũng thế thôi. Thói đời là thế. Tuy vậy, một khi Đảng Cộng sản Việt Nam đã lớn mạnh, có đất, có dân, thì vẫn nhận "cà rốt", nhưng đôi khi cũng khiến "gậy chỉ huy" trở nên "cọng cỏ, cọng rác".

58.186.19.59 10:15, ngày 5 tháng 8 năm 2007 (UTC)

&

Dẫu sao, tôi vẫn rất nhất trí với bài viết trên: "Điểm cuối, sử học phải ghi nhận như lâu nay đã ghi nhận: Công lao -- đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ nguỵ triều Bảo Đại, góp phần đánh đuổi phát xít Nhật, bền bỉ đánh đuổi đế quốc Mỹ và đánh đổ nguỵ quyền Sài Gòn -- của Đảng do Hồ Chí Minh – Lê Duẩn lãnh đạo thật sự là vĩ đại. Tuy nhiên, công lao ấy mặc dù vĩ đại nhất lịch sử 4.000 năm của dân tộc, nhưng cũng không thể so sánh với công lao thuần tuý dân tộc, thuần tuý nội lực của các anh hùng dân tộc trước đó, như Ngô Quyền, Lê Lợi…"

58.186.55.92 10:41, ngày 28 tháng 7 năm 2007 (UTC)

 

Theo quý người đọc kính mến và thân ái, 3 câu này và đoạn này như thế nào? Sai hay đúng? Sai điểm nào và đúng điểm nào?

XIN VUI LÒNG XEM TIỂU THUYẾT "MÙA HÈ BÊN SÔNG"

(nhận thức và quan điểm, lập trường của tôi thể hiện trong tiểu thuyết ấy -- Trần Xuân An, 05-8 HB7)

 

 

________________________________________________________________________________________________

    

Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC  (Link cũ)

http://txawriter.wordpress.com  (Link mới)

 

Trở về

 

trang bài mới -- sách mới -- tin tức mới: 

 

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-1.htm

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-2

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-tinmoi-3

 

trang "Những trang mục trên 'Web Tác giả Trần Xuân An'":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

    lên đầu trang (top page)   

 

Đưa lên web: từ 11 : 30, ngày 02-8 HB7

& các ngày 03, 04, 05-8 HB7

 

Đặt thêm tựa đề (và chỉ duy nhất đặt thêm tựa đề; giữ y nguyên bản ngày 05-8 HB7): 8-8 HB7:

HOÀ GIẢI DÂN TỘC ĐÚNG NGHĨA, HOÀ HỢP DÂN TỘC ĐÚNG NGHĨA & THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC Ở CHIỀU SÂU

LINK CŨ: Links hai bài viết của Trần Xuân An & bình luận, mở rộng các điểm nhấn của độc giả không nêu tên

LINK MỚI (25-8 HB7): Links hai bài viết của Trần Xuân An & bình luận, mở rộng các điểm nhấn của độc giả không nêu tên

Trang: Thảo luận:Chiến tranh Việt Nam/Lưu 6 -- wikipedia Tiếng Việt -- Mục: Hai bài viết về "chiến tranh Việt Nam":

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam/

L%C6%B0u_6#Hai_b.C3.A0i_vi.E1.BA.BFt_v.E1.BB.81_.22Chi.E1.BA.BFn_tranh_Vi.E1.BB.87t_Nam.22

 

Xin đừng biến mục này thành diễn dàn chính trị. Tôi sẽ chuyển tất cả các thảo luận được ghi vào mục này nhưng không phục vụ đề nghị dưới đây ra chỗ khác