Bản tin về lễ minh oan nhân vật lich sử NVT. (Lê Tiến Công, Tạp chí Xưa & Nay)

 

 

BẢN TIN

Khánh thành đền thờ Kỳ Vỹ quận công Nguyễn Văn Tường (1824-1886):

 

Ngày 24 - 3 - 2007, lễ khánh thành đền thờ Kỳ Vỹ quận công Nguyễn Văn Tường được tổ chức tại quê hương ông (làng An Cư, Triệu Phước, Triệu Phong, Quảng Trị).

 

 

 

 

 

 

Tại buổi lễ, PGS.TS Đỗ Bang, phó tổng thư ký Hội KHLS. VN., chủ tịch Hội KHLS. Thừa Thiên - Huế đã thay mặt giới nghiên cứu lịch sử công bố những kết quả nghiên cứu về Nguyễn Văn Tường trong thời gian qua, đặc biệt khẳng định giá trị những tư liệu mà hậu duệ ông là bà Nguyễn Thị Ngọc Oanh và Trần Nguyễn Từ Vân đã dày công sưu tầm trong thời gian qua ở nước ngoài: [các tư liệu ấy đã góp phần] làm sáng tỏ nhiều vấn đề về nhân vật Nguyễn Văn Tường, làm cơ sở để khẳng định ông là một đại quan yêu nước chống Pháp cho đến ngày bị đày đi Côn Đảo rồi Tahiti và mất ở đó.

 

 

 

 

 

 

Cùng ngày, đoàn đã khảo sát tại di tích thành Tân Sở (thuộc Cam Lộ, Quảng Trị), nơi Nguyễn Văn Tường và phái chủ chiến xây dựng làm kinh đô kháng chiến trong trường hợp kinh thành Huế thất thủ. Qua thời gian và biến động lịch sử, hiện nay tuy đã được UBND. huyện Cam Lộ dành 5ha để quy hoạch khu di tích, song thành Tân Sở đã hoàn toàn bị san phẳng, hoang phế. Nên chăng cần sớm dựng bia di tích lịch sử tại đây và có kế hoạch bảo tồn, tôn tạo xứng đáng một di tích lịch sử quốc gia đã được công nhận.

 

Lê Tiến Công

(bài & ảnh)

 

(Bản tin đã được đăng tải trên Tạp chí Xưa & Nay,

số 281, tháng 4-2007, tr. 42)

 

 

 

 

 

 

 

Tin ngắn:

VĂN BIA VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886)

 

Theo một số nguồn tin, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên -- Huế có kế hoạch dựng bia tưởng niệm nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường vào tháng 6-2007 sắp tới. Nội dung bản văn bia đã được nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh khởi thảo và đã được nhiều nhà nghiên cứu đóng góp ý kiến, thông qua. Bản văn bia cũng đã được PGS. TS. Đỗ Bang công bố tạm thời trong lễ khánh thành đền thờ nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường. Mặc dù ở tại TP.HCM. xa xôi, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã được thông báo bởi dân làng An Cư, các trí thức Quảng Trị, Huế, và đặc biệt là qua thạc sĩ Lê Tiến Công (phóng viên Tạp chí Huế Xưa & Nay), từ thượng tuần tháng 4 -2007.

 

Trần Xuân An, tác giả bộ sách "Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886)", Nxb. Văn Nghệ TP.HCM., 2004, và 2 cuốn sách khác cùng đề tài về Nguyễn Văn Tường, do Nxb. Thanh Niên ấn hành, 2006 (và trên cơ sở các bản phiên dịch của nhiều dịch giả, tôi biên soạn "Thơ Nguyễn Văn Tường", chưa xuất bản), đã đề đạt góp ý vào nội dung bản văn bia trên. Sau nội dung kiến nghị qua điện thoại với nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh (người phác thảo văn bia), THƯ KIẾN NGHỊ BỔ SUNG VĂN BIA (bản in vi tính) đã được gửi ra Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên -- Huế, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam vào ngày 11 tháng 4 năm 2007.

 

Nội dung văn bia sẽ được công bố trên web này, khi các cơ quan chủ quản và điều kiện khách quan cho phép.

 

 

 

 

Đã đưa lên web.: 30-4 HB7

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/thukiennghi_vanbia.htm

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/vanbia.htm

Thêm link: 05-5 HB7: http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/tho_nvt-vnvcnthvttuong_1.htm

 

 

Trở về trang

bài mới -- sách mới -- tin tức mới: 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-2

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

 

 

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

 

    lên đầu trang (top page)   

 

Trau chuốt lại câu: 28-5 HB7:

(và trên cơ sở các bản phiên dịch của nhiều dịch giả, tôi biên soạn "Thơ Nguyễn Văn Tường", chưa xuất bản)