z+g. Bài 32-Tl.1 - Trần Xuân An - Đọc sách: Hồi kí "Một cơn gió bụi" của Trần Trọng Kim

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

 

ĐỀ MỤC 32c

 

 

ĐỌC SÁCH & BÁO CHÍ 

 

TRẦN XUÂN AN

 

TRẦN TRỌNG KIM

học giả

.

A.

 

Thân thế & hành trạng:

- Sinh năm 1882 

- Nguyên quán: Kiều Lĩnh, Đan Phổ (Xuân Phổ), Nghi Xuân, Hà Tĩnh 

- Tốt nghiệp Trường Thông ngôn, 1903 

- Sang Pháp học tại Trường Sư phạm Lyon, 1904 – 1911 

- Giảng dạy tại Trường Bảo Hộ (Bưởi), làm việc tại Nha Học chính, giữ chức vụ thanh tra tiểu học, thành viên Hội đồng soạn thảo sách giáo khoa, dạy Trường Sư phạm Hà Nội, giám đốc các trường nam Hà Nội; về hưu vào năm 1942 

- Nhật đưa sang Singapore, 1944  

- Lập nội các thân Nhật, giữ chức vụ thủ tướng chính phủ trong một thời gian ngắn, và từ chức khi Bảo Đại thoái vị (8-1945) 

- Giữ chức chủ tịch Hội đồng Quốc gia thuộc chính quyền Bảo Đại (06-9-1953) 

- Chết vì bệnh cao huyết áp, vào ngày 02-12-1953. 

Không kể vài ba năm thời tấm bé (1882 - 1885), hầu hết cuộc đời Trần Trọng Kim sống dưới chế độ Pháp, Nhật thống trị và gắn bó với ngụy triều Bảo Đại (kể cả thời đoạn Bảo Đại lại tái lập chính quyền thân Pháp, chống kháng chiến, 1949 - 1953). Tuy vậy, cho đến nay, người ta vẫn nhớ đến Trần Trọng Kim là một học giả, và sách của ông hiện vẫn được tái bản để tham khảo.

.

Tác phẩm: 

- Việt Nam sử lược (2 tập, 1921 & 1928; cuốn Việt sử đầu tiên bằng chữ quốc ngữ abc) 

- Truyện Thuý Kiều (chuyển ra quốc ngữ abc, chú giải, soạn chung, 1925) 

- Nho giáo (2 tập, 1930 & 1933) 

- Việt Nam văn phạm (soạn chung, 1941) 

- Phật giáo thuở xưa và Phật giáo ngày nay 

- Phật lục 

- Đường thi 

- Một cơn gió bụi (Nxb. Vĩnh Sơn, 1969

.

                                           (Theo một số từ điển) 

.

Ghi chú: Đưa “Một cơn gió bụi” của Trần Trọng Kim vào “Sưu tuyển thơ - văn - luận của những người cùng thời” này là không thích hợp, nếu xét về niên kỉ của ông (1882 – 1953). Tuy nhiên, giai đoạn lịch sử được đề cập đến trong hồi kí ấy thực sự tập trung vào một trong những sự kiện mấu chốt và vấn đề quan trọng của giai đoạn 1930 – 1945 – 1954 – 1975 – 1989. Vả lại, khái niệm “những người cùng thời”, thường không bị hiểu một cách quá máy móc. Lẽ khác, nếu quá máy móc, sẽ không thể cảm nhận được tác phẩm những tác giả thực sự có niên kỉ cùng thời (sống và hoạt động văn chương, học thuật sau 1954 cho đến nay). Mặt khác, nội hàm của tựa đề “Sưu tuyển thơ - văn - luận của những người cùng thời” thực chất bao gồm cả ý nghĩa quan trọng nhất: hiện thực lịch sử (chính trị – văn hoá – tôn giáo – xã hội), vấn đề và tâm trạng của vài thế hệ từ đầu thế kỉ XX đến nay, thậm chí từ 1858 đến những thập niên của thế kỉ XXI. Tất nhiên, trong đó, tỉ trọng vẫn là 1954 – 1975 – 1989 – 2007… Để cảm nhận được các tác phẩm cùng thời với chúng ta, từ 1954 đến những năm hiện nay và sắp tới, cần phải sưu tuyển thêm một số ít tác phẩm quan trọng xuất hiện trước và sau đó. 

.

TXA. 

07-01 HB7 (2007) 

 

 

 

 

 

MỘT CƠN GIÓ BỤI

.

TƯ LIỆU THAM KHẢO

.

(gồm 11 chương)

.

Nguồn:

Xuất bản lần đầu tại NXB Vĩnh Sơn, Sài Gòn 1969

.

Tủ sách Website TALAWAS:

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=2404&rb=08

.

Cũng có thể xem ở " Website VN thu quan ":

 

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237

nnnmn4n4n31n343tq83a3q3m3237nvn&cochu=

.

--  khoảng 80 trang A4, cỡ chữ 12  --

 

 

B.

 

 

Đọc  "MỘT CƠN GIÓ BỤI",

LƯU TRỮ VÀ DẪN MỘT ĐƯỜNG NỐI KẾT

TRÊN MẠNG LIÊN THÔNG TOÀN CẦU

(LINK -- INTERNET)

 

 

Trong khoảng mười năm trở lại đây, tôi chuyên tâm đi vào công việc nghiên cứu sử học. Và cũng chính vì thế, tôi không thể không đọc những sách báo và tài liệu gốc của thực dân viễn chinh, thực dân cố đạo Pháp cũng như những thứ sách báo khác của các tác giả người Việt chúng ta, xuất bản công khai từ thời dân tộc ta chưa thoát ách nô lệ của Pháp, bộ phận tả đạo trong Thiên Chúa giáo, kể cả sách báo sai lạc của Miền Nam trong 21 năm chia cắt đất nước, và đọc cả nhiều trang sách, bài báo không kém phần sai lạc, thậm chí sai lạc nặng nề của chính cách mạng. Quả thật, cũng nhờ vậy, tôi tự hình thành cho mình một cách đọc với ý thức xới lật khá tỉnh táo. Xới lật. Đúng như vậy. Đó là phương pháp từ ngàn xưa, Lê Văn Hưu rồi Ngô Sĩ Liên và các nhà làm sử thuộc Quốc sử quán triều Nguyễn đã làm, khi tham khảo sách sử của Trung Hoa, sách sử tư nhân Đàng Ngoài để viết sử, hiện còn lưu lại, lưu lại muôn đời sau hai bộ sử lớn, "Đại Việt sử kí toàn thư", "Khâm định Việt sử thông giám cương mục".

Tôi cũng đã có dịp bày tỏ sự tiếp thu và phê phán "Việt Nam sử lược"  của Trần Trọng Kim (được xuất bản từ 1921, và được tái bản cả chục lần), trong những cuốn sách tôi viết, biên soạn và đã xuất bản. Nhưng tôi vẫn cố tránh né, không đề cập cuốn "Một cơn gió bụi" của nhà viết sử này, mặc dù khá nhiều người đề nghị. Đó là cuốn sách mỏng, thuộc loại hồi kí, tôi đã có lần biết đến, đọc qua từ thời còn học bậc phổ thông đệ nhị cấp (cấp III) trước 1975.

Thế rồi, trong những ngày gần đây, tình cờ được một người quen nhắc lại, và cũng rất tình cờ tìm thấy "Một cơn gió bụi" trên một vài websites, tôi đã đọc lại.

Cũng với cách đọc xới lật như đã đọc nhiều sách báo, "tài liệu chưa công bố" (gần đây đã công bố) của thực dân viễn chinh, thực dân cố đạo và sách báo sai lệch khác của người Việt như đã nói, tôi thoát khỏi nỗi âu lo từng nếm trải trong những năm chưa Đổi mới, khi ngẫu nhiên thấy một trang sách, tờ báo thuộc diện bị xếp vào loại phản động. 

Trong "Một cơn gió bụi", Trần Trọng Kim viết gì vậy?

Đó chỉ là một hồi kí cá nhân, nhưng gắn liền với một giai đoạn lịch sử, tuy ngắn ngủi nhưng lại chính là bước ngoặt quan trọng của dân tộc ta cùng nhiều dân tộc khác trên châu lục và toàn thế giới: 1945, vài năm trước đó và sau thời điểm ấy. 

Qua cuốn sách mỏng, khoảng dưới 80 trang A4, in vi tính,Trần Trọng Kim kể lại quá trình ông đã "bị" phát-xít Nhật đưa sang Singapore rồi Bangkok, lại về Sài Gòn, ra Huế lập nội các, bản thân ông được "mời" giữ chức thủ tướng chính phủ dưới trướng Bảo Đại, với sự "cho phép" của phát-xít Nhật như thế nào, rồi Bảo Đại thoái vị ra sao, bản thân ông "bị" Quốc dân đảng đưa sang Hương Cảng (Hongkong) tìm Bảo Đại, rồi lại bị Pháp lừa, ông về lại Sài Gòn, lưu lạc sang Pnongpenh với những nông nỗi nào. 

Như những dòng đây đó và đặc biệt cuối sách, Trần Trọng Kim cho biết ông viết "Một cơn gió bụi" để thanh minh cho bản thân, rằng ông không phải là tay sai của phát xít Nhật, ông đã nhân thể phát xít Nhật sắp đại bại, đầu hàng Đồng minh mà "xin" độc lập cho dân tộc và "xin" thống nhất đất nước từ Nam chí Bắc, rằng gặp thời cơ thì cũng nhân đó, dấn thân vào chính trị, để xong trách nhiệm một người từng chịu tủi nhục sống trót đời dưới chế độ thực dân Pháp, nhưng luôn có tâm với dân, với nước. Cuốn sách và hành trạng thật của Trần Trọng Kim, cho người đọc thấy rõ quan điểm, lập trường chính trị bảo hoàng -- dân chủ, thường được gọi là "quân chủ lập hiến", của ông và nhiều người như ông. Xuất phát từ "lăng kính" chính trị ấy, Trần Trọng Kim đã nhận định về phong trào cộng sản, về liên minh giai cấp công -- nông, với phương thức đấu tranh bằng bạo lực cách mạng để "cướp chính quyền", giành độc lập và tiêu diệt lực lượng cách mạng bạo lực khác là Quốc dân đảng, với cái nhìn "sợ hãi", và biểu lộ ước muốn "cứu nước" bằng cách xin xỏ, nài nỉ thực dân, phát xít, rộng lòng ban cho "độc lập, thống nhất", để rồi tuyệt vọng, ngẫm nghĩ về lòng tham vô bờ của chúng! 

Tôi đọc xong và chợt mỉm cười, đúng là cuốn "Một cơn gió bụi" của Trần Trọng Kim đã minh hoạ rất đúng về bản chất của một bộ phận khá lớn giai cấp trí thức tiểu tư sản: bạc nhược, cầu an, tuy vẫn gìn giữ lương tâm và biết thấm thía tủi nhục của người dân mất nước!

Những sai lạc, những đúng đắn của Trần Trọng Kim qua cuốn "Một cơn gió bụi" sẽ được người đọc xới lật tiếp. Tôi nghĩ vậy, và mạnh dạn lưu lại, dẫn đường nối kết (link) cuốn sách này. Nếu ai đó thấy không bằng lòng, cho rằng tôi tiếp tay truyền bá sách phản động, xin vui lòng gửi thư viết tay, điện thư hay gọi điện thoại cho tôi biết, và dòng link này sẽ được xoá ngay khỏi trang web này:

.

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237

nnnmn4n4n31n343tq83a3q3m3237nvn&cochu=

.

Trân trọng,

 

Trần Xuân An

03-01 HB7 (2007)

tại Thành phố Hồ Chí Minh,

Việt Nam

 

 

 

 

 

 

Đưa lên web.:

03-01 HB7 (2007)

07-01 HB7

 

 Trở về trang ngỏ & mục lục trang của những người cùng thời / 1asphost 

http://c.1asphost.com/TrXuan An/an/trangcnncthoi/trangcnncthoi.htm

hoặc:

Trang ngỏ & mục lục của tuyển tập thơ - văn - luận của những người cùng thời / Google

http://www.tranxuanan-trangcnncthoi.blogspot.com

 

 

(  xem tiếp văn của những người cùng thời -- trang 8  )

 

 

Xem lại: Bài thứ nhất:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/luanvethoichungta_b1.htm

 

Trở về: Trang mục lục của tập bài viết "Luận về thời chúng ta...":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/luanvethoichungta

 

Trở về trang chủ Web. Tác giả Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

 

 

Google page creator /  host

  Ngày đưa lên trang web này: 28-4 HB7

 

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE

 

lên đầu trang (top page)