Trích loạt bài viết "Cố Điện" của học giả Hoàng Xuân Hãn về 1883-1885-1886

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

Cũng có thể xem bài này tại:

http://sites.google.com/site/tranxuananwriter/Home/danh-muc-tac-pham-txa/tieu-luan-3/bai6/phanbien-b6

 

CÁC TRÍCH ĐOẠN ĐỀ CẬP ĐẾN PHONG TRÀO VĂN THÂN & CẦN VƯƠNG CHỐNG PHÁP 1883-1885-1886 TỪ BÀI VIẾT “CỐ ĐIỆN” CỦA CỐ HỌC GIẢ HOÀNG XUÂN HÃN

Nguồn: Tạp chí điện tử DIỄN ĐÀN

http: // www. diendan. org/ tai-lieu/ bao-cu/ so-016/ co-dien-1-tren-5/ ...

Vài lời của người trích đoạn nguyên văn bài viết “Cố Điện”:

Uy tín nghiên cứu của học giả Hoàng Xuân Hãn (1908-1996) đã được khẳng định trong khoảng 50 năm gần đây, mặc dù về hành trạng chính trị người ta có thể thấy hình như không nhất quán (du học tại Pháp nhờ học bổng của Chính phủ Đông Dương, tham gia Chính phủ Trần Trọng Kim, rồi được Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà mời làm trưởng ban chính trị trong cuộc đàm phán với Pháp tại Hội nghị trù bị Đà Lạt, lại bị Pháp bắt, kế đến là lưu vong sang Pháp, cộng tác với Thư viện Quốc gia Pháp và Thư viện Dòng Tên Vatican – theo Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế, “Từ điển nhân vật lịch sử”, Nxb. VHTT.,1999, tr. 1165-1167). Tôi tình cờ gặp tên ông trong một lần vào “Google - tìm kiếm” với từ chìa khoá “Phụ chính Tường”. Bài viết của ông, “Cố Điện”, viết về Phan Điện, thân sinh của luật sư Phan Anh, nhưng hầu như trọng tâm của nó lại đề cập đến hai phụ chính Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và phong trào Văn thân - Cần vương chống Pháp trong thời điểm 1883-1885-1886. Bài viết được chia làm 5 kì, đăng trên Diễn Dàn tại Pháp (in giấy {?], từ 1993 đến 1994), gần đây được cập nhật trên Tạp chí điện tử cũng có tên là Diễn Đàn và ban chủ trương cũng ở tại nước Pháp. Học giả Hoàng Xuân Hãn, qua đó, đã trích dịch và cung cấp cho chúng ta những tư liệu rất quý, từ bộ “Tư liệu Trung – Pháp – Việt giao thiệp”. Tuy nhiên, học giả Hoàng Xuân Hãn cũng không tránh nổi những những “kiến thức” (*) đã trở thành định kiến sử học sai lầm.

1. Hoàng Xuân Hãn xem “Chiếu Cần vương” tại Hà Tĩnh là có thật, nhưng ngay trong sai lầm này ông lại có một sai lầm khác thuộc về trí nhớ (hoặc do sơ suất nào đó). Đó là sự lẫn lộn ngày tháng ban “Chiếu” theo âm lịch và dương lịch. Thực ra, “Chiếu Cần vương” theo Gosselin, trong Le Laos et le protectorat français (xuất bản tại Paris, 1900), một bản chiếu mà nhiều nhà nghiên cứu (khởi đầu là Nnc. Trần Viết Ngạc) và cả tôi đã chứng minh là ngụy tạo, được ban bố vào ngày 19-9-1885, tức là ngày 11-8 Ất dậu, chứ không phải là 11-8-1885 như Hoàng Xuân Hãn đã viết.

2. Hoàng Kế Viêm hay Hoàng Tá Viêm bất đắc dĩ phải theo dụ của Đồng Khánh, truy kích các nghĩa sĩ Cần vương, chứ không phải theo lệnh của Tôn Thất Thuyết. Tuy nhiên, Hoàng Tá Viêm vẫn bày tỏ quan điểm của mình: “Đánh [nghĩa sĩ Cần vương] để yên dân, chứ không cốt đánh để thắng” (Đại Nam thực lục, chính biên, kỉ Đồng Khánh = ĐNTL.CB, tập 37, Nxb. KHXH., 1977, tr. 200 – 203, 305).

3. Về tờ bẩm số 2 do Tôn Thất Thuyết mượn danh nghĩa Hàm Nghi để viết, vào ngày 6-10 năm trước (12.11.1885), phải chăng không phải như Hoàng Xuân Hãn hiểu lầm: “Có lẽ, hoặc trên đường đi Lai Châu, hoặc sau khi trú tại nhà Đèo Văn Trì, Tôn Thất Thuyết đã nhân danh Hàm Nghi viết tờ bẩm này” (“Cố Điện”, bài đã dẫn, phần 3/5). Thực ra, vào thời điểm tháng 9 Ất dậu 1885, Tôn Thất Thuyết vẫn còn ở Hương Sơn, Hà Tĩnh và vừa kèm vua ra “Chiếu chỉ triệu mời thân hào hạt Hà Tĩnh...” (ĐNTL.CB., tập 37, Nxb. KHXH., 1977, tr. 75-76); và sau ngày 16-9 Ất dậu (1885), ngày Sơn phòng Hà Tĩnh bị Pháp bắt đầu đánh chiếm (cộng thêm dăm bảy ngày diễn ra chiến trận), Tôn Thất Thuyết liền đưa vua Hàm Nghi vào Quảng Bình (cộng thêm dăm bảy ngày nữa), sau đó mới cùng Trần Xuân Soạn đi qua Tàu cầu viện. Như vậy, tôi e rằng tờ bẩm kí ngày mùng 6-10 Ất dậu (12-11-1885) phải được viết ở Quảng Bình, trước khi Tôn Thất Thuyết qua Tàu (nhà Đèo Văn Trì là nơi ghé lại trên đường đi). Bấy giờ, đi đường rừng, không thể đi nhanh như thế được. Và điều quan trọng, tôi cho rằng Tôn Thất Thuyết cho dù cả gan đến đâu cũng không dám vi phạm pháp luật ở mức tối nghiêm trọng là giả mạo tên vua Hàm Nghi để kí vào tờ bẩm, vì ở Lai Châu (nhà Đèo Văn Trì), bấy giờ, làm gì có vua Hàm Nghi ở đấy.

Trong 3 điểm trên, điểm 1 & 2 là quan trọng nhất.

Điểm khác, không thuộc sai lầm của học giả Hoàng Xuân Hãn, mà chỉ là lời viết nhã, viết tránh của Tôn Thất Thuyết (và Hàm Nghi), trong tờ bẩm số 1 (tháng 6 Ất dậu [HXH.: ? 7 1885]), về chính kiến thân Pháp và cái chết (được hưởng lệ “tam ban triều điển”) của Hiệp Hoà. Điểm này tôi chỉ chua thêm 3 dấu hỏi.

Điều quan trọng là nội dung các trích đoạn 2 tờ bẩm, 1 thư trình của 3 vị quan biên giới nước ta và lời đề đạt lên vua Thanh của các quan Vân – Quý nước Tàu. Tuy Hoàng Xuân Hãn chỉ trích dịch, nhưng các trích đoạn rất hoàn chỉnh và trọn ý. Qua những tư liệu này, chúng ta thấy Tôn Thất Thuyết không hề chửi rủa, mạt sát và đổ tội cho Nguyễn Văn Tường (để chạy tội thất thủ kinh đô). Các đoạn trích 2 tờ bẩm ấy phản ánh khá đúng sự thật lịch sử đã xảy ra. Xin đơn cử: «Ngày 21 tháng trước (tháng 5 năm Ất Dậu, tức 3.7.1885), đô thống chúng (tướng De Courcy) lại đem 6 chíếc tàu lớn vào cứa Thuận An. Hơn nghìn lính đổ bộ lên Trấn Bình đài tại góc hữu trong thành, đóng cùng lính đã phái đến đó từ trước. Chúng nó hoành hành áp bức như thế. Chúng tôi chịu nhịn muôn bề không nổi. Đêm 22 tháng trước (4–5 tháng 7), chúng tôi đã chiến đấu với chúng, từ giờ Sửu (quá 1 giờ sáng) đêm ấy đến giờ Thìn đêm 23 (quá 7 giờ sáng đêm 5-6 tháng 7), giết được hơn nữa binh lính chúng. Khổn nổi! Súng trái phá của chúng bắn dữ dộí, mà súng đại bác của chúng tôi không địch nổi. Tôi đã đem thần liêu ra phía Bắc thành, xếp đặt các tỉnh, cứ hiểm đóng quân, khuyến lệ thần dân lo việc khôi phục...» (dẫn theo Hoàng Xuân Hãn, “Cố Điện”, phần 2/5). Nói cách khác, qua đó, chính những tư liệu này, do Hoàng Xuân Hãn cung cấp, đã góp phần phủ nhận “Chiếu Cần vương” số 2 và số 3 hay “Chiếu Cần vương – Gosselin – 19-9-1885”, “Chiếu Cần vương – D’Argenlieu – 03-7-1889”. Thật vậy, không nghi ngờ gì nữa, trong sự thật lịch sử không từng có “Chiếu Cần vương” số 2 và số 3 hay “Chiếu Cần vương – Gosselin – 19-9-1885”, “Chiếu Cần vương – D’Argenlieu – 03-7-1889” do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết ban bố. Đó chỉ là 2 bản Chiếu Cần vương nguỵ tạo, cụ thể là bản số 2 do Pháp (kể cả linh mục thực dân) bịa tạo và bản số 3 cũng do Pháp hay bọn phỉ bịa tạo ra mà thôi.

Ngoài những điểm cần xem xét và xác quyết lại như trên, tôi nhận thấy các đoạn mà tôi trích từ bài viết của học giả Hoàng Xuân Hãn là rất có giá trị.

Ở lời thưa trước này, tôi cũng xin Tạp chí điện tử Diễn Dàn (tại Pháp) vui lòng cho phép tôi được trích đoạn bài viết nói trên. Người đọc có thể tra cứu, tìm kiếm qua Google search hoặc theo link tôi đã ghi ở phần xuất xứ của bài “Cố Điện”. Tôi tin rằng sẽ không có sự sửa chữa nào nữa ở bài viết ấy (tác giả của nó đã quá cố). Dưới đây là những trích đoạn nguyên văn, kể cả cách viết chính tả về từ ghép của học giả Hoàng Xuân Hãn.

Trần Xuân An

Việt Nam, TP.HCM., 10-6 HB8 (2008)

_____________________

(*) Cái được gọi là "kiến thức" nhưng sai lầm này trong mọi ngành khoa học không phải là ít. Trong sử học lại càng nhiều, chẳng hạn, ngay vấn đề phi chính thống của nhà Triệu (Triệu Đà), Nguyễn Trãi trong "Bình Ngô đại cáo" đã sai ("Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc, dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương") cho đến nay, mặc dù qua nhiều tranh luận, thương xác, đính chính, vẫn có nhiều sách vở viết không đúng.

 

Xem thêm: Trần Xuân An -- “VỀ CÁI GỌI LÀ “CHIẾU CẦN VƯƠNG – D’ARGENLIEU – 03-7-1889”

( http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/vecaiduocgoila-chieucanvuong-d-argen.htm )

 

(trích đoạn)

CÁC TRÍCH ĐOẠN LIÊN QUAN TRỰC TIẾP

Cố Điện (phần 2/5)

(bài đã đăng Diễn Đàn số 16, 02.1993)

Cập nhật : 10/03/2008 10:41

(... lược bớt ...)

Còn một sự gai mắt nhất cho quânnhân Pháp là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, hai phụchánhthần, tiêubiểu quân dân Việt Nam (TXA. nhấn mạnh). Tướng De Courcy mới được đềbạt làm toànquyền, liền đưa thêm quân vào Huế, định bắt tù Tôn Thất Thuyết, ép Hàm Nghi phải xin phép Pháp mới được làm vua, và tỏ nhiều cửchỉ sỉnhục tànphế triềuđình ta, khiêukhích chiếntranh để lập chínhquyền hợptác bảohộ. Quânđội Pháp, trangbị khígiới tinhnhuệ, được caiquản tốt, lại đóng sẵn trong thành Huế ; cho nên ngày 5.7.1885 chiếm Kinhthành dễdàng. Tôn Thất Thuyết đem Hàm Nghi với tànquân chạy qua Lào về sơnphận Qui Hợp thuộc Hà Tĩnh. Bấy giờ đã vào đầu tháng 8 năm 1885. Một mặt, Tôn Thất Thuyết ra chiếu ''Cần vương'' (11.8.1885) [??? – TXA. nêu dấu hỏi], một mặt cho lệnh Hoàng Kế Viêm [??? – TXA. nêu dấu hỏi] và các tỉnhtrưởng dọc biêngiới Trung Quốc chuyển cho các tổngđốc Vân - Quí và Lưỡng – Quảng lời tốcáo và lời cầuphong của Hàm Nghi. Bộ ngoạigiao Đài Loan còn giữ được nhiều côngvăn về việc ấy. Trong các thư có đoạn (dịch sau đây, những chữ trong vòng đơn là lời chúthích của tôi):

«...trộm nghĩ nước tôi đã được Thiêntriều phong vào hàng phiênphục đến nay đã vài (?) trăm năm. Phụvương xưa tôi, Nguyễn Phúc Thì (Tự Đức) bị bệnh đã mất từ lâu, vào ngày (16) tháng 6 năm Quangtự thứ 9 (1883). Quốcnhân bầu người em, là Nguyễn Phúc Thăng (Hiệp Hoà) tạm coi việc nước. Rồi Nguyển Phúc Thăng tự liệu ốmyếu, gánh không nổi chứctrách. Ngày mồng 1 tháng 11 năm ấy, đã nhường việc [??? – TXA. nêu dấu hỏi] cho con trai cả của Phụvương xưa, tên là Nguyễn Phúc Hạo (Kiến Phúc), tức là anh ruột tôi đây Nguyễn Phúc Minh (Hàm Nghi). Trong tháng 6 và tháng 11 năm Quangtự thứ 9 (1883), đã có tờ bày giải duyêndo các việc xẩy ra, trình quan tuầnphủ Quảng Tây và quan tổngđốc Lưỡng - Quảng xét và thay mặt Víệtnam tâu lên Cửutrùng. . . Rồi đến ngày mồng 10 tháng 6 năm Quangtự thứ 10 (1884), anh xưa tôi, Nguyễn Phúc Hạo, lại bị bệnh mất, để lờl dặn lại rằng, theo thứtự thì tôi, Nguyễn Phúc Minh, đáng được nối ngôi Phụvương xưa . Ngày 12 tháng ấy, tôi đã tạm coi việc nước, để đợi mệnh Thiêntríều. Khốn nỗi ! Các tỉnh Bắc Kì giáp Nộiđịa đã bị Pháp chiếm, mà các cảng ven bể lại bị nó ngăn; đến đỗi các đường thuỷ bộ đều bị nghẽn, khiến tình hình chúng tôi không thể trình lên.

« Vả chăng, mấy năm nay, binhthuyền Pháp đã gây nhiều chuyện ở nước tôi. Trong tháng 7 năm Quangtự thứ 9 (l883), toànquyền Pháp Hàramăng (Harmand) đem binhthuyền thìnhlình vào cửa Thuận An ngoài quốcđô, đánh phá các đồn luỹ ép lập 27 điềuước thay cựuước năm Giáp-Tuất (1874). Thượng tuần tháng 5 Quangtự thứ 10 (1884), toànquyền Pháp Bađứcna (Patenôtre) lại đem nhiều binhthuyền tới cửa Thuận An. Bộbinh bèn áp tới bờ sông ngoài đôthành, bày súng đạibác, yêucầu đổi 19 khoản trong điềuước (Harmand) kí tháng 7 năm Quangtự thứ 9 (1883). Nó lại bức lấy quốcấn mà Thiêntriều đã cấp phong, đem nung hủy cho chảy. Lại ép hủy hết các cỗ súng trong các đồnluỹ ngoài thành. Rồi nó lại phái một quan binh 5 khuyên (đạitá) đem mấy trăm lính ép chúng tôi cho vào đóng trong thành, tại Trấnbìnhđài (Mang Cá) ở góc hữu thành. Lại ép chúng tôi cấp tốc triệthạ 200 cỗ đạibác đặt trên mặt thành. Các cỗ súng này nặng, chúng tôi khiêng bỏ không kịp ; thì chúng nó sai binh tựtíện đóng đanh sắt cho tắc lỗ tim (lỗ châm lửa) của vài mươi cỗ. Vả lại chúng tựtiện đặt hay bỏ các quanlại tại các tỉnh Bắc Kì (như dùng Nguyễn Hữu Độ và Hoàng Cao Khải) và bắt nhiều đến hàng vạn dânphu mà xua vào trận địa.

« Khi quan binh Thiêntriều sang dẹp chúng, đến đâu cũng có quanlại nhândân chúng tôi giúp, hoặc dẫn đường, hoặc theo gánh gồng lươngthực, đạndược, hoặc thămdò tin tức. Chúng cho thámtử rìnhmò, hễ bắt được thì trị tội rất nặng. Ví dụ, tuần phủ Hưng Yên Nguyễn Văn Thận bị chúng bắn chết ; tuầnphủ Quảng Yên Hoăng Văn Vi, tuầnphủ Hải Dương Nguyễn Văn Phong, tổngđốc Hải An Hà Văn Quan đều bị chúng bắt đem xuống hoảthuyền chở đi mất. Các xã thôn cũng nhiều nơi bị giết, đốt rất khổ.

« Ngày 21 tháng trước (tháng 5 năm Ất Dậu, tức 3.7.1885), đôthống chúng (tướng De Courcy) lại đem 6 chíếc tàu lớn vào cứa Thuận An. Hơn nghìn lính đổbộ lên Trấnbìnhđài tại góc hữu trong thành, đóng cùng lính đã phái đến đó từ trước. Chúng nó hoànhhành ápbức như thế. Chúng tôi chịu nhịn muôn bề không nổi. Đêm 22 tháng trước (4–5 tháng 7) chúng tôi đã chiến đấu với chúng, từ giờ Sửu (quá 1 giờ sáng) đêm ấy đến giờ Thìn đêm 23 (quá 7 giờ sáng đêm 5-6 tháng 7) , giết được hơn nữa binhlính chúng. Khổn nổi ! Súng trái phá của chúng bắn dữdộí, mà súng đạibác của chúng tôi không địch nổi. Tôi đã đem thầnliêu ra phía Bắc thành, xếp đặt các tỉnh, cứhiểm đóng quân, khuyếnlệ thầndân lo việc khôi phục... »

Bức thư nầy là trích từ Tưliệu Trung-Pháp-Việt giaothiệp, tập 5, trang 3250, chuyển về Bắc Kinh bởi tổngđốc Vân Quí. Sứthần ta là Nguyễn Quang Bích mang sang Môngtự địaphận Vân Nam, liền sau khi Hàm Nghi còn ở Quảng Trị. Ý chừng, Tôn Thất Thuyết mong sắc ấn mới của vua Thanh để tăng uytín cho sự kêu gọi ''cần vương''. Thật ra thì lòng cầnvương không cần gì sắc ấn của nhà Thanh. Lòng thương Vua, yêu nước, ghét Tây rồi oán lây đến giáodân, cũng đủ thổi bổng phongtrào cầnvương bấy giờ ở Nghệ Tĩnh.

(... lược bớt ...)

 

Cố Điện (phần 3/5)

(bài đã đăng Diễn Đàn số 27, 02.1994)

Cập nhật : 10/03/2008 17:00

 

(... lược bớt ...)

Từ đó, phongtrào Cầnvương chỉ âm-ỷ phía Bắc Hoành Sơn. Trái lại ở Quảng Bình là chỗ vua nấp, thì lại rất căng. Quân Pháp đem đạilực ra lùng bắt Hàm Nghi. Ngày 2.11.1888 , Hàm Nghi bị tên phảnthần Trương Quang Ngọc bắt, sau khi giết người bảovệ gần vua là Tôn Thất Thiệp, con bé của Tôn Thất Thuyết. Anh Thiệp là Tôn Thất Đạm tựtử chứ không chịu hàng. Trong lúc ấy, Phan Đình Phùng đã lánh ra Bắc Kì, tại Sơn Tây, để tìm Tôn Thất Thuyết và xét tìnhhình cầnvương ở Bắc. Nhưng chưa chắc gì liênlạc với Thuyết được, Thuyết với tuỳtùng chỉ dưới mười người, ra Thanh Hoá chừng vào tháng 3.1886 ; ngược triền sông Mã, qua Thượng Lào, tới Lai Châu ; trú tại nhà Đèo Văn Trì (l) vào tháng 6.1986. Từ đó, chuyển lời Hàm Nghi xin quân Thanh vào nước. Nhưng Thanh và Pháp đã kí hiệpước Thiên Tân (11. 5.1884 và 4.4.1885) buộc vua Thanh không những phải rút quân chínhqui về mà còn phải trị tội Lưu Vĩnh Phúc và quân Cờ Đen của y. Sau đó, lại có sứthần ta, Vũ Khắc Khoan tới Quảng Đông trình lên tổngđốc Lưỡng Quảng, Trương Chi Động, một tờ bẩm của các viên Việt quản các tỉnh biênthuỳ, yêu cầu một sự sẽ thấy sau. Trong côngvăn, viết ngày 6.9 Quang tự 12 (3.10.1886) gửi về Bắc Kinh, viên tổngđốc có kèm theo lời bẩm của Hàm Nghi đề ngày 6. 10 năm trước (12.11.1885). Có lẽ, hoặc trên đường đi Lai Châu, hoặc sau khi trú tại nhà Đèo Vău Trì, Tôn Thất Thuyết đã nhândanh Hàm Nghi viết tờ bẩm này [??? – TXA. nêu dấu hỏi]. Đoạn đầu gần giống như lời bẩm đã nói trên (?.7.1885). Lần này, Thuyết thấy hoàntoàn bấtlực, không thể dựa vào sắc ấn vua Thanh mà đẩy mạnh cầnvương ; cho nên xin thẳng Thanh triều đem quân vào đánh giúp. Đoạn sau tờ bẩm, kí tên Hàm Nghi, có :

« Tháng 6 năm nay (1885), đã gửi tờ bẩm (TXA. nhấn mạnh) rõ tìnhhình lên các quan tuầnphủ Quảng Tây và tổngđốc Vân Quí. Nhưng tiềnđồ nhiều trởngại; sợ lời bẩm chưa chuyểnđạt được. Tôi nay đến trú ở sơnphận Hà Tĩnh, cách Bắc Kì bảy ngày [theo đương thiên lí, chứ không tính theo đường rừng – TXA. chua thêm]. Thânhào các tỉnh lòng tôn chúa cũ, đều đã họp binh khởinghĩa, theo về bảovệ. Nhưng từ Thanh Hoá Ninh Bình trở ra Bắc, binh, thuyền chúng chiếmcứ, hiệulệnh khó thihành. Sức tôi lẻloi khó 1òng tựlập.

« Trộm nghĩ rằng sắc, ấn thì cha ông tôí đã được Thiên triều ban, thổđịa, nhândân cũng bởi Thiên triều trao giữ. Thế mà ngày anh tôi còn ở ngôi, quốcấn đã không hay gíữ; nay tôi cũng không hay bảothủ đôthành. Thế thì tôí đã mang nặng tội lắm. Gần đây, lại nghe người Pháp đã chọn ngườí khác làm quốctrưởng đặt ở Đôthành với chúng. Việc gì nó thihành ra là để lừa những kẻ nhượctiểu (TXA. nhấn mạnh); lẽ nào chúng lừa nổi kỉcương Thiên triều và côngpháp Vạn quốc.

« Tôí nay tuy trẻ, nhưng hiểu lẽ thường; há lại không lo tự chỗi dậy ! Nhưng đang bị tánhoán, nếu không dựa vào Thiên triều táitạo, thì không đủ sức bảotồn. Vậy mong Quan Lớn (tổngđốc) thương đến tìnhhình nghèongặt của nước tôí, cứ tình thực mà thay lời chúng tôi xin hộ. May được Thiên triều bằng lòng sai tướng đem quân sang dẹp chúng. Tôi nguyện đem tiềncủa lươngthực hộtùng. Và xin Thiên triều tha những lỗi trước, ban cho sắc, ấn để nhờ uytín Thiên triều mà hiệulệnh quốcdân, thuphục nhântâm, lâu dài làm phên giậu,..» (12.11.1885) (Tưliệu trên, trang 3596)

Xem lời bẩm trên, ta thấy rằng vào cuối năm 1885 Thuyết còn ở vùng Hà Tĩnh và chưa hiểu tìnhthế Trung-Pháp. Khi lên đến vùng Tây Bắc, chắc Thuyết bắt liênlạc với phongtrào chống Pháp dọc biênthuỳ, và mới biết bấygiờ Pháp đã ép mạnh Trung Quốc phái quânnhân họp định biêngiới, không những ở Lưỡng Quảng, mà cả ở Vân Nam. Hai chứctrách Trung quốc, Chu Đức Nhuận và Sầm Dục Tú, tháng 8 năm 1886, họp với quan Pháp khám biêngiới vùng Bảo Thắng, gần Lao Kay; đã trả lời, ngày 5.9.1886 cho Tây dương đại-thần Lí Hồng Chương rằng không đi được vì ốm; và thêm rằng :

« Hiện nay, tại các chỗ này có nghĩaquân, lính dõng dukích Việt Nam đóng đồn, mỗi nơi vài nghìn người, trên một dải gần Đô Long (thuộc tổng Tụ Long, tỉnh Hà Giang, nay mất vào phủ Khai Hoá, thuộc Vân Nam), An Long, Lục An (trên bờ sông Cháy ?). Tôn Thất Nguyễn Phúc Thuyết cũng có tới các chỗ ấy hoạtđộng, khángcự với quân Pháp. Đất Mạnh Thoa tiếp với đất Tam Mạnh, Thập Châu (Tây bắc Bắc kì) lại có quan Việt Nam Nguyễn Quang Bích và đốcđồng Đèo Văn Trì cốthủ. Đườngsá không thông, sợ Pháp không thể đi lại khám được. Lại có Nguyễn Văn Giáp và tuỳthuộc đóng ở các xứ Hưng Hoá, Cẩm Khê và Thanh Ba. Nghe nói quân Pháp thiếu lương, sợ không dám tới các chỗ ấy...»

Lời trên đủ chứng rằng, trái với một vài dưluận, trong năm đầu lên « ở nhờ » nhà Đèo Văn Trì, Tôn Thất Thuyết không chỉ ngồi không ẩn trốn. Chắc bấy giờ ông đã liênlạc với nhóm cầnvương dọc biênthuỳ. Rất có thể rằng tờ bẩm mà các quan đầu ba tỉnh chiếnkhu Việt Bắc sai sứ mang sang Quảng Châu cũng được viết theo mệnhlệnh của ông.

Số là ông đã thấy sự mình lầm, đưa vua Hàm Nghi náu ở vùng núi hiểm Hà Tĩnh. Pháp đã sai binhthuyền đuổi theo dọc bờ biển, rồi chiếm các tỉnhlị dọc đường thiênlí ra Bắc : Quảng Trị, Đồng Hới, Nghệ An và Thanh Hoá; một mặt khác Pháp sai quân từ Nam Kì vào dẹp vănthân từ Bình Thuận trở ra, và đạiquân của thiếutá Metzinger từ Bắc kéo vào Quảng Bình để đánh bắt Hàm Nghi. Để đốiphó lại, Thuyết không loliệu trước lưu lại khígiới gì cả. Vì vậy, có lẽ chính Thuyết, khi lên đến Việt Tây Bắc, đã muốn nhắn đồđệ đem Hàm Nghi lên vùng Việt Bắc, nhưng sự không thành, như sẽ thấy sau. Theo lời tổngđốc Lưỡng Quảng, trong tờ bẩm mà sứ thần Vũ Khắc Khoan mang tới Quảng Châu, có đoạn như sau :

" Chúng tôi là các viên quanlại triều trước, gồm :

Nguyễn Đình Nhuận coi tỉnh Sơn Tây

Lã Xuân Oai coi tỉnh Lạng Sơn

Nghiêm Xuân Phương coi tỉnh Cao Bằng

(Những viên nầy được Hàm-nghi, sau khi rời thủđô, vào ngày mồng 3 tháng 6 năm Ất Dậu, ra chiếu bổnhậm; theo Phongtrào Cầnvương trang 71, soạn giả Trần Văn Giàu)

Kính bẩm quan Thiên triều tổngđốc Lưỡng Quảng họ Trương (Chi Động) :

Tháng 5 năm ngoái (Ất Dậu 1885), vì bị quân Pháp đánh gấp, Vua chúng tôi phải chạy lánh. Chúng tôi đã có tờ trình qua các quan tổngđốc Vân Quí, và quan tuầnphủ Quảng Tây, nhờ xin đềđạt lên triềuđình, nhưng đến nay chưa thấy được ban giúp. Tháng 10 năm ngoái, sau lúc Vua chúng tôi đến Sơn Phòng Hà Tĩnh, theo lệ, viết văn gửi nhờ quan tuầnphủ Quảng Tây bẩm lên. Ngày mồng 6 tháng 6 năm nay (Bính Tuất 1886 nguyên sót số tháng có lẽ vì đó là số 6 như số ngày), có pháiviên đưa tờ văn ấy tới (tức là bản văn đã được viết hồi tháng 10 Ất dậu 1885 – TXA. nhấn mạnh & chua thêm), chúng tôi vâng lời muốn đem nộp ; nhưng đến cửa quan đợi, chưa thấy trả lời. Chúng tôi sợ rằng các Ngài bận việc khámsát biêngiới (với Pháp), cho nên chưa chuyển lên chăng ? Vả chăng, nước tôi mắc nạn này, thầntử rất thươngtâm. Không đủ binhkhí, thế vua chúng tôi không tựlập được.

« Tháng 11 năm ngoái (Ất Dậu 1885) chúng tôi đã sai uỷviên về xin đón Vua chúng tôi, mong tới vùng Mục Mã, dựa thế Thiên triều, để tính đường cất quân trở lại. Khốn nỗi ! Vùng này nay lại bị kẻ trộm cướp chiếm. Chúng tôi có thươnglượng với Lương Tuấn Tú ở Mục Mã, nhưng chẳng ăn thua gì.

« Chúng tôi trộm nghĩ rằng Vua chúng tôi trú tại Hà Tĩnh đã lâu ngày, không được ai tưcấp khígiới và quânlính. Muốn tới biêngiới Bắc Kì, lại không có một tấc đất yênổn để trú. Thiết nghĩ rằng Quan lớn đã có lòng thương cả thiênhạ, thì lẽ nào nhẫntâm bỏ rơi vua nước chúng tôi. Ngoài sự chúng tôi xin quan tuầnphủ Quảng Tây thẩmbiện, chúng tôi lại xin ngài chiếucố làm sao cho Vua chúng tôi có thể tới ở trong nộiđịa, vùng giáp Mục Mã, Bảo Lạc, sống nhờ ở đó, điềukhiển thầndân, giành lại đất cũ, để lâu dài làm phiên giậu cho Thiên tríều. Như thế, nước tôi thực được nhờ ơn lắm lắm... Nếu lời thỉnhcầu nầy được Ngài chấpnhận, thì xin chỉ bảo cho chúng tôi để tin về ; Vua chúng tôi sẽ tuân theo làm...»

(Tư liệu trên [Tưliệu Trung-Pháp-Việt giaothiệp – TXA. chua thêm], trang 3594)

Tờ bẩm nầy viết vào khoảng tháng 9 năm 1886, đang lúc Tôn Thất Thuyết mới tới Việt Tây Bắc và đang hoạtđộng cầnvương ở vùng này. Vậy chắc rằng ý yêucầu trên là ý của Tôn Thất Thuyết, vẫn không hiểu tìnhthế giữa Trung và Pháp, và vẫn còn nhiều mộngtưởng điênrồ. Còn viên tổngđốc Lưỡng Quảng, Trương Chi Động, thì y hiểu rõ tìnhthế và xửtrí vừa duyvật, vừa duytâm, gửi lời phánđoán của y theo tờ bẩm của vua tôi Việt. Trong thư trình lên Thanh triều, y tỏ ýkiến rõràng :

« Đã lâu Việt Nam thuộc phiênphong, vốn thầntử Thiên triều. Từ đời Hàm Phong, Đồng Trị (1859-61-74), nước ấy có nhiều giặcgiã (tànquân Thái Bình tràn vào). Đều được quân ta sang đánh mới yên. Lòng ta giúprập lúc nguytai, chưa từng chút nghỉ. Sau đó, vì vương nước ấy ngumuội, không biết cách chếtrị giữ nước ; trong mấy năm vừa qua, đã nhiều lần kí minhước với người Pháp. Dần dần nó bỏ phận làm phên giậu cho ta. Đất mất, dân tan, tự mình gây hoạ. Năm trước, lúc Vân Nam và Quảng Tây đem quân vào đất nó, chúng tôi đã theo ý Hoàng thượng hết sức trù kế giúp, điều quân chuyển lương, kinhdinh toàn sự ; thế mà nó không sai một pháisứ không gửi một bức thư đến tốcáo, trầntình, bànđịnh, hoặc bày kết giúp công. Đến khi ta đại phá quân địch ở Nam Quan (27.3.1885), lấy lại được đất Lạng Sơn và Trùng Khánh, nó cũng không hay nhóm nghĩaquân, cử đến giúp quan quân đánh lui địch.

« Triềuđình ta không nỡ để dân ta chịu lâu nạn binhđao với Pháp, nên đã nhận điềuđình với Pháp (hiệpước Thíên Tân 9.6.1885) Đến nay, sựthế đã thành. Nước ấy đã tự mình nhận nước Pháp vào bảohộ. Gần đây thế lại càng lunglay, rồi mới tốcáo với ta và xin cầuviện. Đọc lời thư bàytỏ, tình rất đáng thương. Nhưng sựcơ đã hỏng. Cứu chữa không cách gì. Lờí minhước với Pháp đã rõràng, khó lòng mà bàn khác được.

« Còn như sự xin một giải đất nộiđịa gần Mục Mã, Bảo Lạc, để quốcvương chúng có thể tự đến ở, thì nguyên trong minhước với Pháp không có điều ấy. Bảnchức khó lòng thay lời xin được. Chỉ có thể thầndân nước ấy so lường sức mình, rồi đồngtâm trungthành duytrì sự thờphụng tổtiên nhà vương chúng mà thôi.

« Còn như viên quan Việt, Vũ Khắc Khoan, đã vượt đường xa tới đất Quảng Đông, chúng tôi nên theo ý Triều đình thương kẻ yếu, mà sẽ bảo kẻ chứcvụ giảnggiải minhbạch cho y, để nó thoả lòng, rồi cấp tíền đầyđủ ăn đường, sai lính hộtống, cấp cho một hộchiếu, rồi sai thuyền dẫn đi Liên Châu, Khâm Châu, rồi lên qua Thương Tư, Minh Minh đến Long Châu để về Việt. Chúng tôi cũng sẽ sai tiđạo chuyển văntrát trả lời cho các viênchức cũ Việt, tổngđốc cũ Sơn Tây Nguyễn Đức Nhuận, vân vân... "

(Tưliệu trên, trang 3594-3595)

Có lẽ đây là côngvăn cuối cùng trong sự giaotiếp giữa hai triều: thiên tử và phiên thần, Mãn Thanh và Việt Nguyễn (TXA. nhấn mạnh).

 

TRÍCH THÊM VÀI ĐOẠN LIÊN QUAN GIÁN TIẾP

Cố Điện (phần 4/5)

(bài đã đăng Diễn Đàn số 28, 03.1994)

Cập nhật : 10/03/2008 17:28

(... lược bớt ...)

Sau khi đậu cửnhân rất trẻ, Hoàng Cao Khải chắc muốn đậu đạikhoa như nhiều ông cử trong tổng, trong làng. Nhưng vì lẽ giatư eohẹp, thua bạc, ông ra làm quan sớm, nhận giáochức nhỏ : huấnđạo huyện Thọ Xương, giữa nơi vănvật là Hà Nội. Cũng nhờ vậy, mà các quan to biết tiếng, cho nên ông chóng được thăng giáothụ phủ Hoài Đức, cạnh Hà Nội ; rồi được bổ sang chánhchức : trihuyện Thọ Xương. Ở đây, gầngụi những quan giữ tráchnhiệm lớn, không những quảnlí việc dân, mà còn đốiphó với binhlính và gianthương Pháp. Trong phe chủ hoà với binh Pháp, có Nguyễn Hữu Độ, được phái theo Trần Đình Túc ra Hà Nội điềuđình với quânnhân Pháp. Cuối năm 1882, Hữu Độ thay Hoàng Diệu (tự tử khi Rivière lấy thành ngày 25.4.1882), làm tổngđốc Hà Ninh, trựctiếp liênlạc với Pháp. Sau ngày 19.5.1883 Rivière tửtrận, quân Pháp đánh đuổi các quan ta. Nguyễn Hữu Độ tổngđốc, cũng như Hoàng Cao Khải trihuyện Thọ Xương đều chạy lên đất huyện Từ Liêm. Chínhphủ Pháp phái thêm quân tới Bắc Kì, và đặt chức caouỷ để uyhiếp hoàntoàn triềuđình Nguyễn và tổchức quyền Bảohộ. Cao uỷ Harmand đưa hạmđội phá các đồn ở cửa Thuận An, rồi nhân quantài vua Tự Đức chưa chôn, mà ép triềuđình phải bãi binh ở Bắc và bảo tất cả viênchức phải trở về lịsở mà làm việc caitrị theo chínhquyền bảohộ. Tuy phải kí điềuước trên, nhưng hai phụ chính Tường với Thuyết vẫn không ban lệnh thihành thựcsự (TXA. nhấn mạnh). Viên thốngsứ đầutiên tại Hà Nội, Raymond Bonnal, trong sách hồikí Au Tonkin viết :

«Những lệnh gởi từ Huế cho các quan Bắc Kì, bảo phải theo hoàước 25.8 (hoàước Harmand), bãi binh và trở về lịsở, đều không hiệuquả. Hoặc bởi nghingờ người Pháp, hoặc bởi sợ quan trên trong bộ đã cấm ngầm, không một vị quan nào tìm cách ngoắcnối với chínhquyền Pháp, để tỏ mình định theo chínhthể mới » .

Phủ Caouỷ biết Nguyễn Hữu Độ rút về ở gần sông Đáy, và thuộc phái cầuhoà, có thể chiêudụ được ; mới sai người (có lẽ thủhạ giámmục Puginier) đưa thư của phủ Caouỷ gọi. Sau đây là lời ghi bởi Bonnal (tài liệu trên, trang 128) :

« Viên Hà Ninh tổngđốc làm gương hàngphục, không phải không có giấy mời trước, viết theo mệnhlệnh Caouỷ... Ngày 11.9. 1883, y sai đưa bức thư nầy cho vănphòng Thốngsứ :

"Nguyễn Hữu Độ, Hà Ninh tổngđốc, trântrọng xin đáp nhận bức thư mà Ngài đã gửi đến, cho hay rằng quan Caouỷ Pháp mời tôi tới gặp để trangtrải mọi việc với Caouỷ.

" Nước Nam và nước Pháp đã trở 1ại thành thânthiện, tôi không ngầnngại nữa, tôi sẽ lậptức ứngđáp lời gọi, liền sau khi tôi soạnsửa xong.

" Tôi xin tới trìnhdiện với Caouỷ ngày rằm tháng nầy (15.8 ta tức là 15.9.1883) tại chỗ nào xin Ngài cho biết, và xin dẫn theo viên trihuyện Thọ Xương.

'' Tôi nhờ quan Giámđốc Vănphòng chuyển thư đáp nầy lên quan Caouỷ.

Tự Đức thứ 36, ngày 11 tháng 8 (11.9.1883) Ấn Hà Ninh tổngđốc.

«Nguyễn Hứu Độ đến Hà Nội đúng ngày hẹn, trìnhdiện với Caouỷ. Caouỷ sai người đẫn đến tôi, và bảo lập lại cho y chứcnhiệm cũ. Nguyễn Hữu Độ, coi chừng 50 tuổi ra vẻ tiềutụy vì sống langthang trong nhiều tháng. Diệnmạo chínhtrực, chỉ xẩm tối bởi bộ râu đen rậm, hiếm có cho người An Nam ; cách nhìn thẳngthắn, làm lợi trước để ta tin...

« Có một thanhniên theo ông ta, mặt mũi thanhnhã, thôngminh, mà ông giới thiệu với tôi là trihuyện Thọ Xương, ở trong lòng Hà Nội. Tên y là Hoàng Cao Khải. Tôi tiếp hai viên này một cách khoanhồng, và gắng hứa tươnglai vữngchắc cho họ. Thấy tôi đốíđãi nhã nhặn, cả hai đều cảmkích. Sau khi tôi hẹn sẽ lập lại cho cả hai quanchức và nghivệ cũ, thì họ cảmtạ với những lời lịchsự và thanhcao. Cho đến ngày Nguyễn Hữu Độ mất, sáu năm sau (1888), nước Pháp không khi nảo có kẻ phụtá tincậy và tậnlực như ông. Luôn luôn ông đã làm dễdàng các công việc cho ta, vừa giữ lòng trungthành với vua (Đồng Khánh) và nước của ông.

« Người thanhniên đi theo ông, Hoàng Cao Khải, thì tính cươngquyết, có nhiều thamvọng. Y cũng vậy, sẽ đem tậnlực bìnhđịnh Bắc Kì. Hoạnlộ rất cao là phầnthưởng xứngđáng cho các cônghuân của y đối với chínhquyền của y và nhà nước báohộ Pháp. »

Với quanđiểm thựcdân, sự thẩmsát của viên Thốngsứ đầutiên đối với hai nhânvật hợptác nầy là tinhtế. Nhưng sự thực là các viên nầy cốý làm ngược với triềuđình mình mật bảo, tức là phảnbội. Lúc đầu, Cao Khải chỉ là một kẻ phụtùng. Còn Nguyễn Hữu Độ thì thích hànhđộng, thích côngdanh. Nhân thấy về binhbị thì Pháp mạnh hơn ta nhiều, cho nên chủ hoà, và ghét hai phụchánh Tường và Thuyết. Biết rằng người Pháp không thể dung Tường và Thuyết (TXA. nhấn mạnh), Hữu Độ theo Pháp, chắc mình sẽ thành một phóvương ở Bắc, quyền hơn những vị phụchánh kia. Trong hơn 20 tháng, tại Hà Nội, Hữu Độ được bổbán quanchức, nhưng phải làm thoả ý các tổchức văn võ Pháp, và phải ngậm bồhòn khi Pháp phạm đến chánhthể và nhâncách người nước ta. Ví như chuyện Pháp bắt tuầnphủ Hưng Yên, Nguyễn Văn Thận, giải về Hà Nội, xử tội tửhình. Trước lúc bị bắn, ông bạn già quen biết nhắn lại cảmơn y đã cấp cho... một cỗ quantài ! Hữu Độ tìm mọi kế ép dân Hà Nội bán đất chùa Báo Thiên cho giámmục Puginier để xây nhà thờ lớn Hà Nội. Rồi được Pháp gắn Bắcđẩu bộitinh. Sang tháng 4.1884, Patenôtre lại đem chiếnthuyền vào cửa Thuận, ép triềuđình huỷ quốc-ấn, kí lại hiệpước bảohộ. Trong lúc ấy, Hữu Độ vẫn nghiễmnhiên tự coi mình là " khâmsai ở Bắc ". Sau vụ Patenôtre, viện Cơmật gọi y về Kinh, và ra lệnh nếu không về thì phải tựtử như Hoàng Diệu ; nhưng y không vâng mệnh, và Pháp cũng không cho về. Một năm sau, De Courcy đem quân trở vào Huế, định bắt Thuyết và Tường (TXA. nhấn mạnh), chắc sự ấy đã làm cho Hữu Độ đắcchí. Sau khi Thuyết đem vua Hàm Nghi chạy khỏi đôthành, Pháp liền đưa Hữu Độ về Huế; rồi cùng mẹ và các vợ vua Tự Đức, các tônnhân thân Pháp chọn Đồng Khánh thay Hàm Nghi. Hữu Độ liền gả con gái cho vua, đặt người phe mình vào các bộ, viện, rồi cầm đầu Cơmật, trước khi trở ra Hà Nội với chức thựcthụ khâmsai. Y giúp Pháp bìnhđịnh xứ Bắc Kì, và huỷ quyền Triềuđình Huế tại đó, cho đến năm y mất (18.12.1988). Y và chínhquyền Pháp đã đồngtình chọn người thaythế sau nầy: ấy là người taychân mậtthiết: Hoàng Cao Khải.

Ngạnngữ có câu: Ai đưa con sáo sang sông ? Nguyễn Hữu Độ chính là kẻ đưa con sáo vàng ấy. Trong hơn 5 năm, Hữu Độ đẩy Hoàng Cao Khải từ chức trihuyện đến chức tổngđốc. Trong khoảng đầu năm 1884, Pháp đánh Lạng Sơn, thì Cao Khải được lĩnh chức ánsát Lạng Sơn, để bắt phuphen sung võbị. Rồi lĩnh chức quyền tuầnphủ Hưng Yên, sau khi quan tuầnphủ Thận bị xử tử. Y quảnlí mọi việc như trịan, trịthuỷ rất vừa ý nhà binh Pháp. Bị triệu về Kinh cùng Nguyễn Hữu Độ, y không tuân lệnh, nên sợ bị quan triềuđình sai người đầuđộc. Bonnal kể chuyện (sách trên, trang 223) rằng :

« Hoàng Cao Khải, còn trẻ, hănghái, có nhiều thamvọng, thì đã nhấtquyết chọn phe ta. Tintưởng rằng sự tiếnhành của chúng ta sẽ thànhcông, y ít để ý đến ý nghĩ của Tnềuđình, và chỉ cẩnthận tránh khỏi bị đầuđộc, bằng cách sai bà vợ cả (chỉ con bác Phan Đình Phùng) nấu ăn và trữ ngầm nước uống » .

(... lược bớt ...)

HOÀNG XUÂN HÃN

Paris ngày 27.2.1994

Trần Xuân An trích đoạn nguyên văn,

6 & 9-6 HB8 (2008)

 

 

                                                                       

 

Trích từ  Thông báo cập nhật  (trang 6) -- Web Tác giả Trần Xuân An:

► 09-05 HB8: Trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, số 18-08 (1283), ra ngày 11-5-2008, ai đó vừa tung ra CHIẾU CẦN VƯƠNG GIẢ MẠO MỚI với nhan đề bài báo "Tìm thấy nguyên bản chiếu Cần Vương" ??? Tất nhiên không phải dịch giả Trần Đại Vinh (giảng viên Khoa Ngữ văn, ĐHSP. Huế), cũng không phải ông Thái Lộc (phóng viên đưa tin [?]). Tại sao có thể nói ngay đó là Chiếu Cần vương giả mạo (nguỵ tạo) mới nhất được tung ra? Xin vui lòng xem ngay trên bản chiếu, chi tiết ngày tháng năm "Hàm Nghi ngũ niên lục nguyệt sơ lục nhật" (Hàm Nghi năm thứ 5, ngày mồng sáu tháng sáu, tức là 03-7-1889 [?!?] thuộc năm Kỷ sửu [?!?]); chi tiết vua Hàm Nghi đích thân qua nước Đại Đức("Đại Đức quốc") cầu viện và đã được chính phủ nước Đức đồng ý [?!?]; rồi khi vua Hàm Nghi đã về thẳng tỉnh Quảng Đông, vị vua trẻ này đã tiếp kiến các quan viên hội họp để nghe họ biện bạch [?!?]... Và còn nhiều chi tiết sai trái với "Dụ Nguyễn Văn Tường" (02-6 Ất dậu [13-5-1885]) và "Dụ Hoàng tộc" (7-6 Ất dậu [18-5-1885])! Xin nhớ rằng, "Lệnh dụ Thiên hạ Cần vương" (tức "Dụ Cần vương"), từ trước đến nay, như chúng ta biết, cũng được ban ra, truyền đi từ Tân Sở (Cam Lộ) cùng một ngày với "Dụ Nguyễn Văn Tường"; và cả ba bản dụ kể trên đều nhất quán về nội dung. Giảng viên, nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc cũng đã có một bài tham luận sử học “Chiếu hay Dụ Cần vương?” (Kỉ yếu Hội nghị khoa học lịch sử về "Nhóm chủ chiến triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường", ĐHSP. TP.HCM., 20.6.1996, tr. 25 – 30; Tạp chí Xưa & Nay, số 128, tháng 11. 2002, tr. 9 – 11), xác định chính xác là Dụ Cần vương, được tuyên tại Tân Sở, Cam Lộ, 13-7-1885, đồng thời cũng khẳng định là Chiếu Cần vương số 2 (ban bố tại Hương Khê, Hà Tĩnh, 19-9-1885, theo sách "Lào và chế độ bảo hộ thuộc Pháp" ["Le Laos et le protectorat français", Paris, 1900] của Gosselin) chỉ là văn bản giả mạo. Trần Xuân An cũng đã góp phần làm rõ hơn về vấn đề này. Nay, trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, số 18-08 (1283), ra ngày 11-5-2008, lại "xuất hiện" thêm một Chiếu Cần vương giả mạo mới ... toanh! (9 & 10-5 HB8)  --  Xem tiếp tiểu mục bổ sung 10-5 HB8 ở kề ngay bên dưới tiểu mục này.

 

              Link: Ảnh quét chụp (scan) trang báo, lớn hơn   Link bài báo về Hàm Nghi

 

► 10-5 HB8: WebTgTXA. đã bổ sung vào tập ảnh (link phía trên) 20 trang đôi "Đại Nam thực lục, chính biên", kỉ V và kỉ VI, đã được quét chụp (scan), gồm những tư liệu gốc đã được Trần Xuân An sử dụng để chứng minh không có cái được gọi là Chiếu Cần vương số 2 ("Chiếu Cần vương - Gosselin - Hà Tĩnh") hay Chiếu Cần vương giả mạo mới được tung ra trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, số 18-08 (1283), ra ngày 11-5-08 mới đây (tạm gọi là "Chiếu Cần vương - D'Argenlieu -- Hàm Nghi năm thứ 5").

Xin lưu ý: Trong "Hoàng đế An Nam" (“L’Empire D’Annam”), xuất bản 4 năm sau cuốn "Lào và chế độ bảo hộ thuộc Pháp" ("Le Laos et le protectorat français", Paris, 1900), cái được gọi là Chiếu Cần vương số 2, ghi ngày 19-9-1885, Charles Gooselin lại không nhắc đến nữa, và ông ta viết rõ ở nội dung của cuốn sách: “Ngày 05 tháng 09 là hạn chót hai tháng mà ông thống tướng De Courcy quy định cho [Nguyễn Văn] Tường phải ổn định An Nam. [Nguyễn Văn] Tường, như người ta nhận biết, đã cung cấp cho chúng ta những nguồn tin thất thiệt; mặc dù chúng ta đã giám sát chặt chẽ, ông ta vẫn liên lạc với những nhân vật đáng ngờ ở bên ngoài. Thống tướng quyết định cho bắt giữ ông ta”. (Trích Gosselin, L’Empire d’Annam, Perrin et Cie, Librairies – éditeurs, Paris, 1904, tr. 219).

 

 

 

 Đến tháng 2 năm Bính tuất (1886), sĩ dân vẫn trung thành với Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, chứng tỏ không hề có "Chiếu Cần vương -- Gosselin" (19-9-1888) hay "Chiếu Cần vương -- D'Argenlieu - Hàm Nghi năm thứ 5" (03-7-1889) 

 

TƯ LIỆU GỐC ĐÃ ĐƯỢC GÕ PHÍM VI TÍNH :  TỆP 2   |   TỆP 3   VUI LÒNG TÌM NHỮNG TIỂU MỤC CẦN THIẾT

 

► 12-5 HB8: Báo Tuổi Trẻ in giấy & Tuổi Trẻ trực tuyến: GS. Đinh Xuân Lâm trả lời phỏng vấn về những người yêu nước chống Pháp bị Pháp lưu đày biệt xứ tại Tahiti, Guyane, Madargasca, Nouvelle Calédonie (Tân Đảo), Algerie... (PV. Thu Hà thực hiện): "... Ở đảo Tahiti thì có Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm, phụ chính Nguyễn Văn Tường, Phạm Thận Duật (vị này chết trên đường đến đảo, bị vứt xác xuống biển). Ở Algeria có vua Hàm Nghi... Những người yêu nước của chúng ta bị lưu đày đi khắp nơi, cũng có nghĩa là máu của chúng ta đã đổ xuống rất nhiều xứ lạ..."  &  "... Tôi đã thấy trong hàng kilômet tài liệu của trung tâm lưu trữ hải ngoại của Pháp ở Aix-en-Provence có rất nhiều tài liệu về các nhà tù hải ngoại. Cũng từ các tư liệu đó mà chúng tôi đã cung cấp cho hậu duệ của cụ Nguyễn Văn Tường để họ tìm đến tận Tahiti, nơi cụ bị lưu đày, và mang về những cứ liệu xác thực chứng minh cha ông họ - phụ chính Nguyễn Văn Tường không hề là người theo Pháp như bấy lâu nay chúng ta vẫn đánh giá nhầm. Sau khi Hàm Nghi xuất bôn, cụ vào thành ở nhưng thực chất vẫn tiếp tục liên lạc và ủng hộ quân Cần Vương. Một cuộc hội thảo với nhiều báo cáo khoa học đã được tổ chức, tượng đồng chân dung cụ đã được đúc và tấm bia ghi công cụ đã được dựng ở quê nhà Quảng Trị. Vì những tấm gương như Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Thái Học hay Nguyễn Hữu Huân, cuộc tìm kiếm của chúng ta cần được tiếp tục, ở Guyane, ở Nouvelle Calédonie, ở Madagascar..." --- Xem tiếp...

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/thongbao-update-6

 

 

___________________________________________

 

Xem thêm:

 

LỄ MINH OAN & DỰNG BIA LỊCH SỬ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886):

Link tập ảnh gồm 53 tấm của NQTT. & một số tấm ảnh khác của WebTgTXA.   

(Mở khung màn hình mới -- open in new window -- để xem)  

 

 

 

GS. Đinh Xuân Lâm trả lời phỏng vấn, Tuổi Trẻ, 12-5-2008 --- THU HÀ thực hiện

Nguồn / link: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=257097&ChannelID=3 

ĐỌC BÁO IN GIẤY BẰNG HÌNH ẢNH ĐƯỢC CHỤP BẰNG MÁY ẢNH: bài phỏng vấn trên ở tr.1 & tr.3 báo Tuổi Trẻ, 12-05-08:

http://picasaweb.google.co.uk/tranxuanan.writer/HinhanhTulieu8/photo#5199326088510202226

 

Xem thêm: http://tranxuanan.writer.googlepages.com/thongbao-update-6

 

► 03-6 HB8: VẤN ĐỀ CHIẾU CẦN VƯƠNG GIẢ MẠO (tiếp theo): Báo THỂ THAO & VĂN HOÁ (Thông tấn xã Việt Nam), số ra ngày 03-6-2008, tr. 20: "Chỉ có Chiếu Cần vương lần thứ nhất là thật?" -- TS. Nguyễn Quang Trung Tiến, khoa trưởng Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Huế, trả lời phỏng vấn về tính xác thực của các bản Chiếu Cần vương; qua đó, ông đã xác định 2 bản "Chiếu Cần vương" số 2 và số 3 (bản Gosselin 19-9-1885, bản D'Argenlieu 03-7-1889) là giả mạo.

 

► 06-6 HB8: VẤN ĐỀ CHIẾU CẦN VƯƠNG GIẢ MẠO (tiếp theo): Trần thuật lại 3 bài báo trước bài 4, ngày 03-6-08 (thạc sĩ Nguyễn Quang Trung Tiến trả lời phỏng vấn, tr. 20), trên Báo Thể thao & Văn hoá (Thông tấn xã Việt Nam): Các số 149, 150, 151 thuộc các ngày 28-5-08, 29-5-08,30-5-08, đều ở trang 18:

 

Bài 1: Hà Văn Thịnh, giảng viên Khoa Lịch sử Đại học Khoa học Huế, bài “Những chỗ ngờ về ‘nguyên bản’ Chiếu Cần vương”

 

Bài 2: Th.S. Phan Thuận An, nhà nghiên cứu tại Huế, bài “Hiện vật này có những điểm bất thường” (Khang An ghi)

 

Bài 3: GS.TS. Chương Thâu, nguyên trưởng Phòng Lịch sử Cận đại Viện Sử học, bài “Chuyện rất mới, nên tổ chức hội thảo!” (Nguyễn Mỹ ghi)

 

Ý kiến bổ sung của Trần Xuân An: Trên cơ sở nhận thức rằng, những lãnh tụ, thủ lĩnh phong trào Cần vương không thể dám vi phạm luật pháp ở mức độ nghiêm trọng như giả mạo sắc dụ, chiếu chỉ của vua, tôi nghĩ đến khả năng chính bọn mật thám Pháp, các linh mục đột lốt tôn giáo khác như giám mục Puginier (*) (tôi không vơ đũa cả nắm!), chúng đã bịa tạo ra các chiếu chỉ Cần vương giả mạo này để li gián “kẻ ở, người đi” (hoạt động hợp pháp, bán hợp pháp và lên rừng kháng chiến) (**), và càng về sau là để nhử các người yêu nước, ủng hộ phong trào Cần vương, phong trào kháng Pháp, để rồi một khi chúng đã nắm được họ, chúng bắt bớ, tù đày họ. Tôi cho rằng, “Chiếu Cần vương – Gosselin – 19-9-1885” và “Chiếu Cần vương – D’Argenlieu – 1889” và các chỉ dụ giả mạo khác có thể (95%) đều thuộc loại này; một số khác (5%) còn lại là do những kẻ thảo khấu táo tợn khác (nói chung là bọn phỉ) giả mạo, nhằm mục đích kiếm chác tiền vàng, lương thực.

 

______________________________________________

Xem thêm:

 

Hồ Sĩ Bình: "Văn kiện lịch sử: Phải xác định vị trí địa lý và tên gọi chính xác" ---

Tạp chí điện tử Du Lịch Việt Nam online (Bộ Văn hoá - Thông tin), Thứ Năm, 05/06/2008-10:32 AM).

 

Trích đoạn mở đầu bài báo: "Bài báo Tìm dấu vua trong lòng dân của tác giả Trần Nhã Thụy (Tuổi trẻ ngày 21.5) có chi tiết: Vua Hàm Nghi phát hịch Cần vương ở Tân Sở (Quảng Bình) là chưa chính xác về việc xác định vị trí địa lý của Tân Sở và tên gọi của văn kiện lịch sử “Hịch Cần Vương”".

 

Nhân đây, WebTgTXA. cũng xin cảm ơn nhà báo Hồ Sĩ Bình, và thêm một lần nữa xác định như sau: “Chiếu Cần vương” theo Gosselin, trong Le Laos et le protectorat français (xuất bản tại Paris, 1900) đã được phản bác và chứng minh đó chỉ là một bản chiếu ngụy tạo. Người khởi đầu việc phản bác, chứng minh này là Nnc. Trần Viết Ngạc (Kỉ yếu Hội nghị sử học, ĐHSP. TP.HCM., 20-6-1996), và sau đó tôi đã góp phần phản bác với những chứng cứ, tư liệu khác, chủ yếu căn cứ vào tư liệu gốc của triều Nguyễn và cũng của Việt Nam chúng ta, để lập luận (Kỉ yếu Hội thảo sử học, Trung tâm KHXH. & NV. Đại học Huế, Hội KHLS. Thừa Thiên - Huế, Tạp chí Huế Xưa & Nay,  02-7-2002). TXA.

 

http://www.baodulich.net.vn/Story/vn/vandehomnay/vandehomnay/2008/6/2226.html

 

________________________________________________________________________________________________

 

Trở về

 

THÔNG BÁO CẬP NHẬT Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/thongbao-update_mucluctrang

 

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

&

trang mục lục Giao Lưu:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket_mucluctrang

(mục lục của mục này -- các trang Giao lưu)

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

(trang 1 Giao lưu)

TRANG "NGÀN WEBs CỦA NGÀN NHÀ":

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/webcacnha

Trang chủ Web. Tác giả Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

trang "Những trang mục trên 'Web Tác giả Trần Xuân An'":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan