GS. Nguyễn Quốc Trị (Hoa Kỳ) -- Về Nguyễn Văn Tường, 1824-1886 (bài 4)

 

 

Bản sao để LƯU (ngày 15-5 HB9 [2009])

 

Bài 4

Nguyễn Văn Tường tàn nhẫn?

Nguyễn Quốc Trị

 

4 BÀI VIẾT CỦA ÔNG NGUYỄN QUỐC TRỊ

 

Tạp chí điện tử Giao Điểm (giaodiem com), tháng 5 năm 2005:

Bốn bài viết của ông Nguyễn Quốc Trị (Hoa Kỳ) trên mạng liên thông toàn cầu “thahuong net” (Google, Yahoo. MSN search):

 

Bài 1:

http://members.cox.net/luanlac/vanhoa/nvt&slcp.htm

Nguyễn Văn Tường và sách lược chống Pháp dưới Triều Nguyễn

 

Bài 2:

http://members.cox.net/luanlac/vanhoa/nvt&hpkp.htm

Nguyễn Văn Tường có tư thông với bà Học Phi và giết vua Kiến Phúc không?

 

Bài 3:

http://members.cox.net/hoaihuong/vanhoa/nvtthl.htm

Nguyễn Văn Tường tham lam?

 

Bài 4:

http://members.cox.net/hoaihuong/vanhoa/nvttnh.htm

Nguyễn Văn Tường tàn nhẫn?

__________________________________

 

Vài lời của Trần Xuân An: Nếu cứ liệt kê, phân tích và cải chính tất cả những gì kẻ thù của Nguyễn Văn Tường bôi nhọ, xuyên tạc, đơm đặt về ông và từ những người cố ý hay vô tình phụ họa, lặp lại luận điệu bôi nhọ, xuyên tạc, đơm đặt ấy, như ông Nguyễn Quốc Trị đã thực hiện một cách khá đậm đặc trong 3 bài viết 2, 3 & 4 dưới đây, hoặc sử dụng tư liệu đã được chứng minh là giả mạo (thư gửi thống đốc Tahiti chẳng hạn), như trong bài viết 1 (cũng ở chùm bài kể trên) thì hóa ra là mắc mưu chúng, vô hình trung tiếp tay cho chúng. Chúng sẽ càng được thể mà bôi nhọ, xuyên tạc, đơm đặt về những nhân vật lịch sử khác.

 

______________________________

Bài 4

 

 

 

?????????????????????????????????????? Nguyễn Văn Tường tàn nhẫn?

???????????????????????????????????????????????????????

???????????????????????????????????????????????? Nguyễn Quốc Trị

 

LTS: Tác giả là nguyên Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài gòn. Ông có khảo cứu về vấn đề phát triển các quốc gia chậm tiến, và sáng tác cuốn Third World Development: Aspects of Political Legitimacy and Viability. Associated University Presses, 1989; 2010 Eastpark Blvd, Cranbury, NJ 08512; ÐT (609) 655-4770; Fax (609) 655-8366; là một tác phẩm được báo chí quốc tế ở Nữu Ước, Luân Ðôn và Ba Lê ngợi khen.

Tác giả giữ BẢN QUYỀN. Bài này là một thành phần của cuốn sách tác giả đang soạn về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường. Mọi sử dụng, bất kỳ dưới hình thức nào, cần sự đồng ý của ông Nguyễn Quốc Trị.

Bài ??Nguyễn Văn Tường tham lam? ??, ở cùng trên mạng lưới này, đã cho thấy là những câu chuyện có thể làm cơ sở cho việc đánh giá NVT là ??tham lam ??? đều hoàn toàn vô căn cứ, và chỉ là kết quả của sự tuyên truyền của phe thực dân và Việt theo Pháp để bôi lọ các thành phần chống Pháp trong Triều đính Huế. Sự phân tích và phối kiểm thận trọng sử liệu đã chứng minh rằng NVT không tham nhũng, hà lạm, ăn hối lộ, tranh quyền với ông Thuyết, mưu tính cướp ngôi, như hệ thống chiến tranh chính trị thực dân đã rêu rao trong những câu chuyện đó. Bài này sẽ xét sự hư thực của những điều sử sách cho là NVT đã làm, có thể bị đánh giá là ??tàn nhẫn ??, như: diệt Ðạo, diệt Văn Thân, diệt một số vua quan và nhân vật trong hoàng tộc.

 

I . Nguyễn Văn Tường diệt đạo và giết Văn Thân?

 

NVT đã bị thành phần cực đoan của cả 2 bên Công giáo và Văn Thân tố cáo là đã đi với phe kia để giết hại phe mình.

 

A.? Nguyễn Văn Tường diệt đạo Công giáo?

 

NVT là người điều đình và thu hồi lại các tỉnh Bắc Kỳ đã bị phe Garnier - Dupuis chiếm cứ với sự tiếp tay của? giới Công giáo do Ðức Cha Puginier lãnh đạo, và như vậy đã phá tan cái mộng sắp thành, của ngài là cùng đám ??con cháu nhà Lê???? thành lập một nước Bắc Kỳ tự trị dưới sự bảo hộ của nước Pháp. Từ đó NVT, đối với ngài, đã trở thành kẻ thù không đội trời chung. Ngài đã không ngần ngại tố cáo rằng tất cả những vụ giết hại đạo của giới Văn thân quá khích là do NVT, Tôn Thất Thuyết, và vua Tự Ðức ra lệnh, xúi dục, hay ít nhứt dung túng. (Louvet,? Louis-Eugène, Vie de Mgr Puginier. Hanoi, F. H. Schneider, 1894, 444, 457, 467, 468; Fourniau, Charles,Vietnam: Domination coloniale et résistance nationale [1858-1914]. Paris: Indes savantes, 2002,?? 277).? Về vụ Văn thân trả thù bên đạo sau vụ NVT thu hồi 4 tỉnh Bắc Kỳ, chẳng hạn, Ðức Cha Puginier viết cho ông Lesserteur, Giám đốc Chủng viện ở Hội Truyền giáo Hải ngoại Paris, rằng:

 

??Ðệ nhứt phụ chánh Tường, tác giả chính của các cuộc tàn sát và cướp bóc phá hại giáo xứ của tôi năm 1874, đã không quên rằng lúc đó ông đã . . . làm cho nước Pháp bỏ rơi chúng ta. Ông ta đã không giữ bất kỳ một lời nào ông đã hứa với đại diện của quốc gia chúng ta; chúng ta đã chưa báo thù được cho các giáo sĩ, các linh mục và giáo dân bị phe địch giết để rửa hận cho vụ chiếm đóng Bắc kỳ.?? (Louvet, op. cit., 457, NQT dịch và nhấn mạnh)

 

Sau ngày thất thủ kinh đô, khi Tướng De Courcy phúc trình về Pháp rằng vụ Văn thân diệt đạo ở Bình Ðịnh chỉ là ??một vài sự ẩu đả giữa người Công giáo và Phật giáo, và chính phủ An Nam đã lo bảo đảm trật tự ??,? thì Ðức Cha đã nói rằng:??Chính phủ An Nam, tức là tên Tường đê tiện [c?était l?infâme Tuong], người đã chỉ huy cuộc tàn sát và theo dõi sự thi hành từ Huế.??? ?(Louvet, op. cit., 468, NQT dịch).? Trong lúc đó thì: NVT đã bị De Courcy giam giữ ở nhà Thương bạc do một đội lính Pháp canh gác; quân đội chính qui của Triều đình đã bị giải tán; và De Champeaux đã làm thượng thư bộ Binh.? Những lời tố cáo như vậy của Ðức Cha và của khá nhiều các vị thừa sai khác có dựa vào cơ sở gì vững chắc không?

 

1. Lập trường của Nguyễn Văn Tường đối với Công giáo

 

Thái độ và hành động của NVT đối với đạo và người Công giáo như thế nào cần được xét kỹ để trả lời câu hỏi này. Là? sản phẩm của một nền văn hóa Khổng Mạnh, một ??văn thân ?? chính cống, dĩ nhiên NVT không thể nào tán dương đạo Công giáo được, vì 2 học thuyết Khổng giáo và Thiên Chúa giáo đối nghịch hẳn nhau, như sẽ bàn sau.? Nhưng với tư cách là một công bộc, một viên chức của Triều đình, NVT vẫn đối xử công bằng với giáo dân cũng như mọi người dân khác, không kỳ thị, và tìm cách hòa mình với họ để lôi cuốn họ vào việc thực hiện mục tiêu công ích. Trong 8 năm làm tri huyện và bang biện Thành Hóa, Quảng Trị, NVT đã không ngại ma thiêng nước độc, hòa mình với các sắc dân thiểu số có nền văn hóa khác với nhau, và khác với đa số người Việt ở đồng bằng, để giúp đỡ cho họ định cư, và tụ tập thành xóm làng trù phú dưới sự bảo vệ của triều đình. (Ðại Nam Thực Lục Chính Biên [ÐNTL]. Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà nội, 1962-1978, XXVIII, 271, 315, 324; XXIX, 48; XXX, 51, 171) Trong thời gian đó, NVT có đề nghị [nhưng không được chấp thuận] cho dân đạo được đi khẩn hoang ở vùng Cam Lộ, một cử chỉ khá táo bạo, nếu không nói là cách mạng, vào năm 1867, lúc mà tương quan giữa Triều đình và giáo dân, tuy đã có phần hòa hảo sau khi Hiệp ước 1862 được ký kết, nhưng chưa được hoàn toàn tốt đẹp. (ÐNTL, XXXI, 116)

 

Năm 1864, NVT được bổ làm Phủ doãn Thừa Thiên, cũng là vì ở đây ??Vua cho là hiện nay dân lương, đạo khích nhau, . . . cần được người giỏi để hiểu bảo cho yên.?? (ÐNTL, XXX, 97-8)? Ðến đời vua Kiến Phúc, lúc NVT cùng Tôn Thất Thuyết lãnh đạo phong trào chống Pháp, và có nhiều ảnh hưởng nhất đến đường lối chính trị của quốc gia, việc đoàn kết lương - đạo để cùng nhau giữ nước, được nâng lên hàng quốc sách trong một dụ của Vua vào đầu năm 1884. (ÐNTL, XXXVI, 58-9)? Dụ này được ban bố ngay sau khi Công tử Hồng Thành, con của Trấn Ðịnh Quận Công Miên Miêu, và em của Công Tử Hồng Chuyên [sẽ bàn sau] bị xử tử vì tội ??cư tập đảng phái, thiêu đốt nhà cửa, giết hại giáo dân thuộc huyện Hương Trá xã Dương Hòa, thiêu 89 hộ, giết hơn 20 người.?? ?Dụ nhấn mạnh rằng đạo và lương [ dụ dùng chữ ??Bình ?? là danh từ chính thức để chỉ người không đạo]

 

?? ở nước ta, tuy đi con đường khác, nhưng cũng là dân của trời, cũng dòng giống, không có gì khác nhau . . . chiến hay hòa đã có triều đình lo toan . . . sĩ dân, nếu như có lòng trung nghĩa, trong trắng, thì nên yên tĩnh mà đợi lệnh triều đình?? . . . mọi người đều phải yên giữ phép tắc . . . Những kẻ ghét đạo tôn vương và những người hiếu đạo tôn vương đều cũng được hưởng phúc thăng bình.?? (ÐNTL, XXXVI, 58-9, NQT nhấn mạnh)

 

Lúc các tỉnh Bắc Kỳ được Pháp trao trả lại cho Việt Nam? sau vụ Dupuis-Garnier, chính Philastre, người đã bị giới thực dân tố cáo là thân Việt [annamitophile] (Devillers, Philippe, Francais et Annamites, partenaires ou ennemis? [1856-1902]. Paris: Denoel, 1998, 203), và quá thân thiện với NVT, cũng nghi ngờ là NVT đã báo trước cho bên Văn thân biết để họ đi trốn, trước khi NVT ra lệnh bắt và trừng trị những người Văn thân nào trả thù bên đạo.? Nhưng Philastre thông cảm. (Fourniau, Vietnam, op. cit., 270) Thật vậy, để mang lại hòa khí giữa hai bên đối nghịch, NVT đã nhân danh vua cam kết không trửng phạt tất cả những ai đã theo Pháp, thì nếu có thiên vị bên Văn thân đôi chút như vậy, để dễ giải quyết một vấn đề quá gay cấn, thì cũng là một hành vi chính trị chính đáng và khôn ngoan nhằm? mục đích phục vụ công ích mà thôi.? Tuy nhiên, đến khi phe Văn thân đã đi quá xa, công nhiên nổi loạn chống lại triều đình, tàn sát giáo dân, bắt giết các quan địa phương, chiếm luôn cả 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, cắt đứt sự lưu thông bằng đường bộ và đường trạm giữa miền thủ đô và miền bắc, NVT đã cùng Tôn Thất Thuyết vâng lệnh vua đi dẹp loạn và đem lại trật tự.? Do đó, nhóm văn thân cuồng nhiệt đã cho NVT là phản quốc, đi với Pháp, như nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã nói. [ sẽ bàn sau]

 

Thái độ trung dung , tích cực hòa mình ấy của NVT , nhằm mục đích đem lại một nền hòa bình trong đó Triều đình có thể thực thi sách lược ??hòa để thủ, thủ để mưu chiến???, không những được biểu lộ qua các hành động nói trên mà còn được diễn tả qua tư tưởng của ông. Một sử gia đồng hương với ông, GS Trần Viết Ngạc, đã viết rằng, về sự xung đột lương giáo sau ngày Garnier chiếm Hà Nội, NVT đã ??xem xét sự việc dưới góc độ chính trị và tìm một biện pháp để dập tắt xung đột mà ông hiểu là chỉ có hại cho đất nước.??? Rồi sử gia Ngạc chứng minh nhận xét của mình bằng cách trích dẫn những lời tường trình của NVT lên vua Tự Ðức như sau:

 

?? Việc lương đạo thù nhau, thần đã từng lấy làm lo.? Ðã cho đạo binh kinh-lược đi nhanh để trấn áp và tư cho các tỉnh bắt giữ, phủ dụ, khiến cho cùng yên . . . Thần trộm xét sự-thế Bắc-kỳ dần dần sẽ xong, chỉ có việc lương đạo không yên làm cho các việc nhân đó mà đổi khác.?? (Tấu, 5 - 12? Quý Dậu). . . ??Nay mai việc lương đạo ở các tỉnh khá yên chỉ còn lại một vài tên côn đồ thì đã có đạo binh của quan kinh lược tùy cơ tiễu trừ, phủ dụ ít lâu sẽ xong. Duy thần trộm nghĩ muốn việc về sau được tốt đẹp thì nên xem chuyện lương đạo là rất quan trọng. Kẻ gánh vác công việc phải nhiều cách thê hiểu dụ, dạy bảo khiến cho người ta trông cậy ở mình mà không nghi, mới có thể cùng quay về điều tốt đẹp.?? (??Nguyễn Văn Tường qua châu bản Triều Nguyễn ??. Kỷ yếu hội nghị khoa học, Nhóm chủ chiến trong triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường, Ðại học Sư phạm TPHCM, 1996 [sẽ được gọi tắt là : HNNVTDHSP96 ], 215-6, NQT nhấn mạnh)

 

Lời nói đó của NVT không phải là lý thuyết suông, mà đi đôi với hành động? hằng ngày của ông. Thật vậy, từ ngày NVT tham gia vào các công tác ngoại giao vào cuối 1873, tương quan giữa bên Công giáo với Triều đình nói chung, và NVT nói riêng, có phần chặt chẽ và chân thành; và không thấy có dấu hiệu nào là vua quan kỳ thị người Công giáo. Tài liệu của? chính sử và nhật ký của Linh mục Việt Antoine, Marie, Francois Xavier Nguyễn Hữu Thơ đã minh chứng việc này. Linh mục Thơ và Linh mục Nguyễn Văn Hoằng lúc đó đều làm quan ở Thương bạc viện. Hai vị đều cùng tháp tùng sứ đoàn Lê Tuấn-Nguyễn Văn Tường vào Gia Ðịnh điều đình hiệp ước mới với Pháp. Họ đi với danh nghĩa chính thức là Sứ bộ Thông ngôn kiêm Tùy biện. Cùng đi với họ còn có một linh mục Pháp là Cha Hiền [Martin-Henri Brillet] đi nhờ tàu vào Sài gòn. Phái đoàn du hành trên chiếc Viễn Thông, do tàu Mẫn Thỏa kéo, và rời Cửa Thuận sáng ngày 9-8-1873. Dọc đường, gió thổi ngược, nồi súp-de [chaudière] của tàu Mẫn Thỏa bị nổ ngày 15-8, và ngày sau trôi giạt ở gần đảo Hòn Khô, sau khi đến Ðà nẵng ngày 13-8. Nhân dịp tàu ghé bến để sửa chửa, Cha Thơ, cùng các linh mục đồng hành, đã hoàn toàn tự do liên lạc với các giới chức đồng đạo ở địa phương.? Ông dẩn Cha Hiền [Brillet] và ??Chú Qui ??? đến làng Ðông Lương, rồi từ đó đi đến giáo khu Kẻ Thử, và ở lại đêm tại nhà ??Câu Tám ???.? Ngày sau, LM Thơ dẫn Cha Hiền đến giáo khu Quán Ngỗng, rồi từ đó thuê kiệu đến viếng Ðức Giám mục Trí [Eugène-Etienne Charbonnier] ở Gò Thị.? Sau đó, họ trở lại Quán Ngỗng và được ??Thầy Quyên ??? và ??Thầy Nhựt??? mời cơm trưa. Từ đó họ đi đến Cửa Giả. Ngày 19-8, Cha Thơ cùng Cha Hiền và Chú Qui đều trở lại lên tàu Mẫn Thỏa, sửa chửa xong, đề tiếp tục chuyến du hành vào Nam. Trong thời gian ở Sài gòn với sứ đoàn, 2 vị linh mục Thơ và Hoằng cũng hoàn toàn tự do giao dịch với giới Công giáo ở đó. Hai vị đi viếng thăm riêng Ðức Cha Mỹ [Isodore-Francois-Joseph Colombert] và Ðức Cha Mịch [Jean-Claude Miche] một vài lần. Trong lúc rỗi rãi, LM Thơ cũng có đi Gò Công gặp ??Câu Bạt ??, ??Chú Ân ???, ??Thầy Quyên ??, và ??Thầy Sang ??.? Sau đó, ông cũng có đi viếng vùng Thủ Dầu Một trong 5 ngày vào gần cuối tháng 10.? Sau khi Francis Garnier chiếm Hà Nội,? Cha Hoằng đi theo NVT và Philastre từ Sài gòn về Huế, rồi cùng NVT ra Bắc để điều đình, và thu hồi các tỉnh thành đã bị quân của Garnier chiếm cứ. Trong lúc đó thì Cha Thơ ở lại Sài gòn với Chánh sứ Lê Tuấn để tiếp tục cuộc thương thuyết với Thống đốc Dupré.? Ðó là các sự kiện do chính Cha Thơ kể lại trong nhật ký du hành của mình. (H. Peyssonnaux et Bui Van Cung, ??Le traité de 1874: Journal du secrétaire de l?ambassade annamite ??. Bulletin des amis du vieux Hué [ BAVH], số 3, 1920, 365-387)? Sau khi vùng châu thổ sông Hồng được giao hoàn cho Việt Nam, LM Hoằng lại cùng NVT trở vô Sàigòn để tiếp tục công tác soạn thảo và ký kết các hiệp ước 1874.? Vua Tự Ðức đã tưởng thưởng Cha Hoằng, cũng như các giới chức Công giáo khác, đã góp công sức vào việc thu hồi phần lãnh thổ này của đất nước, và ký kết một hiệp ước thân hữu với Pháp để đưa đến hòa bình. Vua:

 

??. . . cho rằng Nguyễn Hoằng và bọn giám mục Bình (Sohier, NQT ct.], linh mục Ðăng [Dangelzer, NQT ct.], đi chuyến ấy có bổ ích nhiều, đều hậu thưởng để đền công khó nhọc. [Hành nhân là Nguỳễn Hoằng . . ., nghĩ thưởng quan chức, tên ấy không muốn, bèn thưởng kim khánh để đeo cho được vinh hiển, thưởng thêm 20 lạng bạc; giám mục Bình thưởng 1 đồng kim tiền ngũ phúc và 3 đồng ngân tiền các hạng; linh mục Ðăng thưởng một đồng kim tiền tam thọ và 3 đồng ngân tiến các hạng].?? (ÐNTL, XXXIII, 24, NQT nhấn mạnh)

 

Các sự kiện, do LM Thơ và chính sử tường thuật kể trên, chứng minh một cách khá hùng hồn, không những sự tự do hành đạo dành cho người Công giáo Pháp cũng như Việt, mà còn thiện chí của triều đình và NVT trong việc đón tiếp sự đóng góp của giới đạo vùng Nam Kỳ Bắc [Cochinchine septentrionale, tức vùng thủ đô Huế] vào công cuộc tìm kiếm một nền hoà bình có lợi cho xứ sở.? Sự hợp tác hữu hiệu này, cọng với các cố gắng trước đó của Triều đình, sau khi ký Hiệp ước 1862, để nhờ ông Nguyễn Trường Tộ, Cha Hoằng và Ðức Cha Gauthier ở vùng Bắc Kỳ Nam [Thanh Nghệ Tĩnh] cọng tác trong việc mở một trường Trung học theo kiểu Tây phương, [sẽ bàn sau này] ít nhứt cũng cải chính được phần nào lời buộc tội của Ðức Cha Puginier, cai quản vùng Bắc Kỳ Tây, về việc NVT? cũng như Tôn Thất Thuyết và vua Tự Ðức giết đạo.

 

2. Ra lệnh cho Văn Thân giết Công giáo?

 

Trong lúc vua quan Việt Nam nói chung, và NVT nói riêng, đem hết thiện chí và lòng thành thực để giải quyết vấn đề lương đạo sau hiệp ước 1874, hầu có hòa bình để thực hiện kế hoạch tự cường, thì Ðức GM Puginier vẫn quả quyết rằng nhiều quan thượng thư và ngay cả vua Tự Ðức đã ra lệnh diệt đạo. Khi đặc phái viên Pháp Rheinart vừa đến thay Philastre ở Hà Nội, Ðức Cha liền viết thơ cho ông ta nói rằng:

 

???Các quan lại và Văn thân là kẻ thù của các ngài cũng như của chúng tôi [ . . ] Họ biết rằng người Công giáo yêu nước Pháp, và họ muốn tận diệt những người này.?? ?(Thơ ngày 4-4-1874, dẫn do Cao Huy Thuần, Les missionnaires et la politique coloniale francaise au Vietnam [1857-1914]. Yale et Amiens, 1990, 246, ở Fourniau, Vietnam, op. cit., 277, NQT dịch).

 

Thực ra, lúc đó ở Bắc kỳ chỉ xảy ra một số đụng độ lẻ tẻ giữa Công giáo và Văn thân thường do ở phía Công giáo gây ra. Chính Rheinart đã phúc trình rằng người Công giáo đã tự lập thành một đảng chính trị từ khi thành Hà Nội bị Garnier chiếm, và đã tự mình tấn công trước phe Văn thân; Và do đó mà có phản ứng của ??đảng Văn thân ?? chống lại ??đảng chính trị ??? của Ðức Giám mục, nên giáo phận của ngài mới bị rối loạn. (Rheinart gởi Thống đốc Nam Kỳ 23-3-1876, dẫn do Tsuboi, op. cit., 205, ở Fourniau, Vietnam, op. cit., 277) Vì vậy, ngài đưa ra những tin tức chấn động dư luận. Rồi ngay cả nhà bác học Trương Vĩnh Ký, một người Công giáo nhiệt thành thân Pháp, cũng nói thẳng toẹt, sau khi đi quan sát tình hình Bắc Kỳ về, rằng:

 

??Những người Văn thân và kẻ không Công giáo khác đã phạm những tội ghê tởm, nhưng sự thật là người Công giáo đôi lúc cũng chả có thua gì họ trong việc trả thù ??,

 

và ông kể lại trường hợp của vị Tổng đốc Nam Ðịnh mà:

 

?? làng sinh quán đã bị tàn hại, đốt phá, và hầu hết các người trong gia tộc bị giết ??. Rồi ông nói tiếp:

 

?? . . .Tôi thấy rằng giới tăng lữ đã đi quá xa, trong việc tranh đấu cho quyền lợi của mình, bằng cách nhất thiết đòi hỏi việc bồi thường thiệt hại, trước thái độ xứng đáng và vô tư của nhà chức trách không Công giáo.? (Phúc trình của Petrus Ký gởi Ðề đốc Duperré, do Bouchot dẫn, ??Petrus Truong Vinh Ky ??, ?ở Fourniau, Vietnam, op. cit., 277-8, NQT dịch)

 

Việc vua quan Việt Nam đối xử đứng đắn với người Công giáo không theo thực dân Pháp để chống lại quốc gia mình, đã được minh xác do lời tuyên bố sau đây của Ðức Giám mục Y Pha nho Colomer, cai quản địa phận Bắc Kỳ Ðông, trước sự yêu cầu hợp tác của Francis Garnier để chống lại Triều đình:

 

?? Từ khi 2 nước đồng minh, Pháp và Y chúng ta, ký kết các hiệp ước hòa bình với vương quốc An Nam, các giáo sĩ Y đã sống hoàn toàn hòa hợp với các quan lại An Nam? [. . .] Giới chức các tỉnh này đã không ngừng đãi đằng xứng đáng những người Âu đến trình diện ở tỉnh thành họ.? Tôi không có chút nghi ngờ nào là họ cũng sẽ đối đãi với ông như vậy, nếu ông đã đến với họ với một thái độ hòa hảo [ . . .] Rủi thay, sự rắc rối ở Hà Nội đã xảy ra, lúc mà quan lại các tỉnh thành ấy soạn sửa đón tiếp ông [ . . .]. Tôi sẽ quên mất tư cách thiêng liêng của tôi nếu, trong hoàn cảnh nguy kịch như vậy, tôi không bày tỏ một thái độ long trọng, để chỉ rõ cho ông những điều bất tiện cho đạo Công giáo, nếu ông cứ tiếp tục hành đông theo kiểu như vậy [. . .]. Với tư cách là một người dân nước Y Pha Nho, tôi không thể nào điềm nhiên tọa thị trước sự xâm phạm quyền lợi của nước tôi, và ngồi nhìn quốc gia tôi bị hạ nhục một cách vô cớ.?? ?(Thư ngày 4-12-1873, Caom Indo GGI 12491/9, bản dịch tiếng Pháp của? Marquet và Norel, L?occupation du Tonkin par la France., Saigon, 1936, 112, dẫn do Fourniau, Vietnam,? op. cit., 257-8, NQT dịch)

 

Sở dĩ Ðức Cha Y Colomer và Ðức Cha Pháp Puginier có quan điểm tương phản nhau đối với vua quan như vậy là vì GM Puginier chủ trương tiêu diệt kẻ thù bất cọng đái thiên của đạo Công giáo là giới Văn thân, mà ngài gọi là ??đảng văn thân ??,? [parti les lettrés].? Ðảng này được ngài coi không khác gì một ??đảng quốc gia ??? [parti national], tức bao gồm tất cả mọi thành phần ưu tú của xã hội Việt, từ vua quan đến sĩ dân được đào tạo theo nền giáo dục Khổng Mạnh, tức một định chế? chống lại đạo Công giáo. (Lanessan, J. L. de, L?Indo-chine francaise. Paris, Germer Baillière, 1889, 715)? Với những câu tự hỏi và tự trả lời sau đây, ngài cũng không ngần ngại nhìn nhận rằng sở dĩ giới văn thân ghét đạo, là vì người Công giáo đã đi với Pháp:

 

??Từ trước đến giờ, ai đã khám phá ra các âm mưu chống lại người Pháp? Các giáo sĩ và giáo dân.?? Do từ đâu mà người ta thu lượm được những tin tức quan hệ nhất, liên quan đến thời điểm nào thì cần phải hành động, phài đánh phá địch, phải tấn cống các thành trì đã bị quân Tàu chiếm? Chính cũng nhờ các giáo sĩ và giáo dân . . . Kẻ phiến loạn biết như vậy cho nên chúng quyết liệt đánh đuổi các giáo sĩ và giáo dân, với mọi giá và bằng một cuộc triệt tiêu toàn diện.??? (Annexe 19, A.O.M. Aix, 11 872, Notes de Mgr Puginier ngày 13-9-1886, dẫn do Nicole-Dominique Le, Les missions étrangères et la pénétration francaise au Viet-Nam. Paris, Mouton, 1975, 189, NQT dịch)

 

 

 

3.? Dùng Công giáo giết Văn Thân?

 

Thái độ cực đoan của Ðức Cha Puginier đã gặp phải thái độ cuồng nhiệt không kém của một phái Văn thân ở Nghệ Tĩnh. Trong lúc Triều đình chủ trương hòa hoãn với Pháp, và đoàn kết quốc gia bao gồm cả lương lẫn đạo, hầu thực hiện sự nhất trí để giữ nước và nuôi dưỡng, phát huy sự quật cường, thì mỗi bên, lương cũng như đạo quá khích, đều cho rằng Triều đình bênh vực bên kia và giết bỏ bên mình. Với tư cách là người chủ động đường lối ??hoà để mưu chiến ?? ?đó, NVT? đã bị kẹt trong gọng kềm của cả hai bên.? Giáo sư Lê Hữu Mục, một học giả Công giáo, và là một nhà thông thái vào bậc nhất về Nho và Tây học bao gồm cả cổ ngữ Nôm và La tinh, đã giải thích hiện tượng xung khắc giữa Khổng giáo và Công giáo như sau:

 

?? Nho-giáo là quốc-giáo từ thời nhà Lê; sau ba thế kỷ suy-vi, nho-giáo được phục-hồi cương-vị cũ vào thời nhà Nguyễn. Tính-cách độc-tôn của đạo nho đối với đạo Phật và? đạo Lão đã trở thành hiển nhiên; một khi sự độc tôn ấy bị phủ-nhận, nho-gia cũng như các nhà có trách-nhiệm đều phải lên tiếng phản đối. Sự phản-đối nhắm vào đạo Công-giáo vừa được truyền-bá ở Việt-nam gây ra những phản ứng dữ dội, nhất là khi đạo Công-giáo từ bên Tây-phương vốn là một nghịch-lý đối với dân Hy-lạp, một sự bêu dếu đối với dân La-mã, và đã từng có nhiều người tử vì đạo như đạo nho. Sự xung-đột càng khốc-liệt hơn nữa vì những lý-do chính-trị. Là một người có trách nhìệm đối với dân, vua Minh-mệnh không thể để cho những giáo-sĩ như Marchand . . . can-thiệp vào việc chính-trị quốc-gia; là vị đại-diện của danh-giáo, nhà vua không thể để cho việc quan, hôn, tang, tế được cử-hành theo nghi-lễ ngoại-quốc.? Khuyết-điểm của một số nhà truyền-giáo trong thời-kỳ này là đã coi nền văn-hóa địa-phương như là một nền văn-hóa có nguồn-gốc ma- quỉ, và nhiều khi các vị thừa-sai? đã không hành-động như một giáo-sĩ của Chúa mà như một nhà nghiên-cứu nhân-chủng-học? . . .. Vua Minh-mệnh không bao giờ công-kích đạo Thiên-Chúa; nhà vua chỉ lên tiếng khi nền văn-hóa Việt-nam bị xâm-phạm, phong-tục Viêt-nam bị khinh-khi, nhà vua đã tỏ ra rất hợp-lễ và đắc-nghi.?? ?(Huấn-địch thập điều, Thánh-dụ của Vua Thánh-tổ, Diễn-nghĩa của Vua Dực-tông, Lê Hữu Mục giới-thiệu, phiên-âm, phiên-dịch, sưu-giảng. Sài-gòn, Phủ Quốc-vụ-khanh đặc-trách Văn-hóa, 1971,? 61-2, NQT nhấn mạnh)??

?

Như đã nói trên, vụ Văn thân nổi loạn, nhân khi các tỉnh ở Bắc được thu hồi và Hiệp ước 15-3-1874 ký kết, không những nhằm mục đích diệt giáo dân, hầu trả thù việc bên đạo đã đi với Francis Garnier và tàn sát bên Văn thân, mà còn để chống lại Triều đình, mà họ xem như là đã đi với Pháp và đạo để diệt trừ họ. Trái lại, về phía bên Công giáo thì Ðức GM Puginier lại qui tội cho NVT đã đứng sau lưng, chủ mưu, và xúi dục bên Văn thân giết đạo. (Louvet, op. cit., 444, 457)? Vụ loạn này gồm khoản 3.000 người, do các ông Trần Tấn, Ðặng Như Mai, và Nguyễn Huy Ðiển điều khiển. Loạn quân chiếm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, chống lại Triều đình, và ngăn chận luôn cả đường trạm và lưu thông giữa vùng thủ đô và miền Bắc. Trong mấy tháng, Thống đốc Lê Bá Thận, do vua Tự Ðức cử ra, đã không giải quyết nổi, và vụ loạn mỗi ngày mỗi bành trướng, hăm dọa đến cả sự tồn vong của triều đại. NVT được lệnh vua ra làm khâm sai tiếp sức cho ông Lê Bá Thận. (ÐNTL, XXXIII, 10, 35, 37, 39, 41, 107) Vì phe Văn thân quá lớn mạnh, Triều đình đã phải chiếu theo hiệp ước mới ký, nhờ đến tàu Pháp giúp vào. Các người Công giáo, được Triều đình bảo vệ chiếu theo hiệp ước, cũng nhân dịp đó trả thù bên Văn thân một cách tàn bạo Vì vậy, phe Văn thân Nghệ Tỉnh cho là Triều đình đã đi với Pháp và cả với phe đạo, để sát hại Văn thân. NVT đi tàu Pháp, chỉ huy đoàn thuyền công và thuyền đánh cá, chia ra bắn phá và đốt cháy các đồn dọc bờ biển Hà Tĩnh. Trong lúc đó, đại quân của ông Lê Bá Thận tiến lên, đuổi bên Văn thân chạy trốn và tan rã. (ÐNTL, XXXIII, 77) Trước đó, loạn quân đã chiếm Nghệ An, tràn qua Thanh Hóa là đất của nhà vua. Ông Tôn Thất Thuyết, bấy giờ là Tuần vũ Sơn Tây sung Tham tán, sau khi hội ý? với Thống đốc Hoàng Kế Viêm, mang 2.000 quân và 2 con voi đến Thanh Nghệ để hợp cùng quan quân tỉnh Thanh Hóa đánh dẹp và:

 

?? toàn được thắng trận [Chém được đầu giặc, thu được tang vật của giặc rất nhiều . . .], giặc ấy đều trốn chạy tan, rút quân về tỉnh để trấn áp. . . sau giặc ấy chuyển về hạt Nghệ An, rồi lại gọi nhau tụ họp ở các xã Thiện Kỳ, Hoàng Mai, đường trạm không thông được.? Thuyết bèn mang quân đến địa giới Nghệ An tiến đánh, giặc thấy thế quân lừng lẫy [khi ấy quan quân tỉnh Nghệ An hiện đang tiến đánh đến đãy], đã chạy trốn trước. Thuyết nhân tiện đến thẳng trường thi tỉnh Nghệ đóng quân, cùng với tổng thống Nguyễn Chính hội bàn cùng đánh.?? (ÐNTL, Ibid., 68-70)

 

Việc đáng lưu ý ở đây là các ông Tú tài Trần Tấn, Ðặng Như Mai đã bắt đầu chống đối bên đạo từ 1966, bất chấp lệnh cho tự do hành đạo của Triều đình chiếu theo hiệp ước 1862. Lúc đó, các ông bị xử tội nhẹ như bị cách chức [Trần Tấn làm Bang biện], phạt trượng, hay tội đồ.? Các quan tỉnh cấp trên như Hoàng Kế Viêm, Ngụy Khắc Ðản cũng bị trách nhiệm và giáng cấp. (ÐNTL, XXXI,? 22-3). Ðến 1868, các ông lại làm lại mạnh hơn, đốt phá đạo đường, đạo quán và nhà của dân đi đạo, mưu giết đạo trưởng, và bị xử tử, nhưng được đợi xét, và sau được cho về nuôi cha mẹ già. (ÐNTL, Ibid.,? 213).? Ðến 1872, họ cũng khiêu khích dân đi đạo và GM Ngô Gia Hậu (Gauthier), nhưng bố chánh Nghệ An là Ngụy Khắc Ðản dàn xếp được yên. (ÐNTL, XXXII, 205)? Rồi đến bây giờ, 1874, các ông tiếp tục gây ra vụ loạn lớn nói trên, và vụ loạn bị dẹp. Sau vụ này, NVT cũng như Tôn Thất Thuyết, Lê Bá Thận, Hoàng Kế Viêm và nhiều vị quan khác có công đánh dẹp đều được vua khen thưởng. Riêng về? NVT, dư luận bên nào, Công giáo hay Văn thân, cũng cho là ông ta đi với bên này để diệt bên kia. Cón vai trò của Tôn Thất Thuyết trong vụ này đã được chính sử tường thuật một cách rõ ràng, và không có một? bằng chứng gì nói trong chính sử, là ông ta thiên vị hay theo về với bên phe Văn thân nổi loạn cả.? (ÐNTL, XXXIII,? 68-70, 77, 80-1)? Thế mà vẫn có tin đồn là ông chỉ giả bộ đánh thôi, vì

 

??căn cứ vào một số tài liệu của các giáo sĩ Pháp được chứng kiến trực tiếp cuộc khởi nghĩa tại Nghệ Tĩnh ?? ?thì ?? dư luận chung là ông ta . . . sẽ? đứng về phía những người nổi loạn ở Nghệ An và mở đường cho nghĩa quân tiến ra bắc ??? (Niên giám Hội truyền giáo, số 47, dẫn do Nguyễn Văn Khánh, ?? Cuộc đời Tôn Thất Thuyết và sự nghiệp cứu nước ??. HNNVTDHSP96, 60, 66).

 

Có thể nhờ tin đồn này của các nhà truyền giáo mà về sau ông Thuyết được một phần giới Văn thân cảm mến . Sử gia Pháp Fourniau cũng tỏ ra rất ngạc nhiên trước sự xác nhận mâu thuẫn nhau của các nhà sử học về? sự tham gia của ông Thuyết, vì một mặt, người này thì ước lượng rằng số loạn quân chết do cuộc hành quân của ông Thuyết lên đến khoản 2.000, như Ph. Langlet, một mặt, người khác cho rằng ông Thuyết tỏ rõ là có cảm tình với giới Văn thân nổi loạn, như sử gia Tsuboi. (Fourniau, Vietnam, op. cit., 279, ct. 34) Câu trả lời có thể không cần tìm kiếm đâu xa, chỉ cần hỏi ngay các viên chức Pháp như Rheinart, người đã nhận nhiều tin tức tình báo từ các vị thừa sai và than thở rằng ??Các tin tức do các vị thừa sai cung cấp không bao giờ chính xác và thường không đúng sự thật.?? ??[Les renseignements donné par les missionnaires ne sont jamais précis et sont souvent inexacts] (?M. Rheinart, premier chargé d?affaires à Hué, Journal, notes, et correspondance?. BAVH, số 1 & 2, 1943, 33, NQT dịch)? Các văn kiện ngụy tạo theo trí tưởng tượng, như là dụ của vua Tự Ðức khâm phục Công giáo, dụ của vua Hàm Nghi mạt sát NVT? là gian xảo, phản phúc, đã kể trong bài ??Nguyễn Văn Tường tham lam? ?? cùng ở trên mạng lưới này, và các con số thống kê thổi phồng xấp cả trăm nghìn lần, về sự thiệt hại của bên đạo, đều là chuyện khà không thường. (Xem McCleod, Mark W., The Vietnamese Response to French Intervention, 1862-1874. New York, Praeger, 1991, Chương 6 về vụ Francis Garnier, đặc biệt là các trang 118-122)? Ngoài ra, khi nào tin tức được họ đưa ra với các từ ngữ như ??dit-on ??, ??croit-on ??, ??semble t-il ??, tức là tin đồn, sử gia, nều không bỏ qua, thì phải hết sức thận trọng trong việc lượng giá, và phối kiểm chúng, vì một lẽ rất giản dị, là các vị thừa sai làm chính trị, và những gì họ nói ra có mục đích tuyên truyền cho công cuộc du nhập đạo Công giáo vào Việt Nam.

 

Chuyện ông Thuyết, cũng như ông Tường, và vua Tự Ðức có cảm tình với giới Văn thân không có gì là lạ cả, vì chính họ cũng như hầu hết các quan lại trong Triều đình, đều là một loại Văn thân,? sản phẩm của nền văn hóa Khổng Mạnh cả. Họ đã tìm cách hòa hoãn với Pháp qua các hiệp ước 1874, là để ngầm thực hiện kế hoạch tự cường và mưu chìến.? Chính họ, qua các dụ, chiếu, chỉ, luôn luôn kêu gọi giới Văn thân, dưới danh nghĩa??lương ?? dân, kiên nhẫn chịu đựng, tôn trọng kỷ luật, và chờ đợi sẵn sàng để chiến đấu khi cần thiết, và khi đó sẽ có lệnh của Triều đình. Lẽ dĩ nhiên, vì lý do chính trị đối ngoại, mục đích mưu chiến thầm kín này không thể được nói trực tiếp và công khai cho mọi người biết, qua các văn kiện chính thức được, mà chỉ có thể qua cácphương pháp khác như các cuộc hiểu dụ khéo léo bằng miệng mà thôi. Dù thế nào đi nữa, trong nước lúc nào cũng có sự bất đồng ý giữa các phe nhóm.? Có phe, hoặc không thấu hiểu hậu ý của nhà nước, hoặc không đồng ý với chính sách hòa hoãn, lại muốn chủ trương diệt địch tức thì, vì bổn phận của kẻ sĩ, bất chấp mọi hậu quả.

 

Cái văn kiện mà tác giả Nhựt Tsuboi nói trên viện dẫn để nói ông Thuyết ủng hộ Văn thân, là một tài liệu lấy trong văn khố Pháp, với nhan đề ??Cuộc nội loạn ở vùng Bắc Kỳ Nam năm 1874 ???, không có tên tác giả.? [Révolte dans le Tonkin méridional en 1874] (AOM, Paris, A 90 [4], carton 28 bis, dẫn do Tsuboì , Yoshiharu, L?empire vietnamien face à la France et la Chine 1847-1885. Paris: L?Harmattan, 1987, 248-251)) Vì danh từ ??Tonkin méridional ?? ?là một danh từ đạo, chỉ định vùng điạ phận Công giáo Thanh, Nghệ, Tĩnh, tài liệu này có thể do các thừa sai soạn, hay ít nhất được soạn dựa vào tin tức của các vị Thừa sai, là những người Pháp duy nhất,? sinh sống trong vùng này thời đó. Tài liệu này có đề cập đến một bản hiệu triệu, nói là của ông Thuyết, khi đến Ninh Bình trên đường đi Thanh Nghệ để diệt loạn Văn thân, kêu gọi các quan lại, và sĩ dân ở vùng châu thổ Hồng Hà chuẩn bị đánh Pháp. Cũng theo tài liệu này thì? nhóm Văn thân nổi loạn tiếp tục cuộc chiến đấu, mặc dầu bị nhiều thiệt hại, với hy vọng ông Thuyết sẽ về với họ, nhưng ông Thuyết tuyên bố đánh họ, nên cuộc loạn chấm dứt.? Nhưng tài liệu nói tiếp rằng, mặc dầu ông Thuyết không tuyên bố rõ là theo nhóm loạn quân Văn thân ở Nghệ An, giới Văn thân ở Bắc vẫn tin tưởng ở ông, với danh nghĩa là một lãnh tụ chống Pháp. Và tài liệu kết luận rằng ông Thuyết là ??một kẻ tham lam mà, theo lời người ta đồn, tìm cách soán ngôi của Tự Ðức, người bà con rất gần của y.??? (Tsuboi, op. cit., 250) Tóm lại, qua sự phân tích của tác giả Tsuboi, bản tài liệu này không có gì đáng tin cậy lắm, vì gồm hầu hết là suy diễn, phỏng đoán và tin đồn, và dựa vào một bức thư nói là của ông Thuyết, bằng chữ nho, do một thông ngôn Việt dịch ra tiếng Pháp, mà? sự xác thực cũng không có gì bảo đảm lắm. Nội dung văn kiện này, đại khái, chẳng khác những gì được nói trong Niên giám Hội Truyền giáo Hải ngoại , số 47, 1865, mà tác giả Nguyễn Văn Khánh đã dẫn trên, một tài liệu dùng để truyền bá đức tin của Công giáo, với những tin tức như: không đầy 1 ngàn giáo dân tại một làng ở Nghệ An đã chống lại 10 ngàn quân Văn thân trang bị đầy đủ khí giới hơn nhiều.? Sau 5 tiếng đồng hồ chiến đấu, quân Văn thân đã bỏ chạy một cách nhục nhã, bỏ lại nhiều xác chết. Ðể biện minh cho sự thất bại, loạn quân lặp đi, lặp lại rằng họ đã thấy một một người đàn bà mặc Âu phục, ngồi trên mình ngựa bay lượn trên không, và lấy tay chỉ chỗ nào cần đánh, là những người ở chỗ đó ngã lăn ra chết vì bị những mủi tên vô hình xuyên qua mình họ;? (Ibid., 11) hoặc: trong mọi cuộc đụng độ với kẻ thù, Giáo dân bao giờ cũng thắng trận, mặc dầu quân Văn thân đông gấp 10 lần và đầy đủ vũ khí hơn nhiều. Chuyện lạ lùng là trong mọi cuộc đụng độ giữa quân Triều đình và loạn quân, thì luôn luôn có thiệt hại nặng ở mỗi bên, nhưng trong hầu hết các cuộc chạm trán giữa Giáo dân và Văn thân thì bên Công giáo không hề bị thiệt hại bất kỳ một người nào, còn bên Văn thân thì để lại vô số người chết trên chiến trường. Việc đó có nghĩa là người Công giáo nhờ vào sự che chở của Ðức mẹ Ðồng trinh. (Ibid., 13)? Tóm lại, dụng ý xuyên tạc để ly gián ông Thuyết, với NVT và vua Tự Ðức, đồng thời chia rẽ giới Văn thân với Triều đình đã được biểu lộ khá rõ rệt trong các tài liệu này.? Ðó là những văn kiện dùng để tuyên truyền cho đạo Công giáo, như nhan đề ??propagation de la Foi ?? đã nói, chớ không thể dùng làm căn bản cho lịch sử Việt được.

 

Thật vậy, trong vụ này, mọi việc ông Thuyết làm để dẹp loạn, từ kế hoạch hành quân đến các chi tiết, như đem theo các ông Trương Văn Ðể và Nguyễn Ðình Thi lúc đi ngang Thanh Hóa, đều có được bàn thảo trước với Thống đốc Hoàng Kế Viêm và tâu trình lên, và được sự chấp thuận của vua Tự Ðức. Không những vua cho phép mà còn cho ??Tá Viêm và Thuyết đều tức thì thưởng trước gia 2 cấp ??.? Không có một dấu hiệu hay bằng chứng gì cho thấy ông Thuyết theo nhóm Văn thân nổi loạn để diệt đạo hay phản vua gì hết. (ÐNTL, XXXIII, 69, 68-70, 80-1) Cũng như NVT, ông Thuyết đã nhiệt thành thi hành nhiệm vụ dẹp loạn của một vị quan cao cấp của Triều đình. Mặc dầu ông Thuyết đã từng bị vua trừng phạt và khiển trách nhiều lần, không khác gì NVT và mọi quan lại, về những lỗi lầm trong những dịp? khác, vua Tự Ðức vẫn rất tín nhiệm ông, không bao giờ nghi ngờ lòng trung nghĩa của ông, và về? sau đã bổ nhiệm ông làm thượng thư bộ Binh, Cơ Mật Viện đại thần, và phụ chánh.? Vì ông đã tuyệt đối trung thành với nhà Nguyễn, kiên trì, và cương quyết? chống Pháp, lịch sử thực dân đã xuyên tạc, bôi lọ, và mạt sát ông không khác gì NVT.? Vì vậy, chêm vào sử ta những tin tức dựa vào sự đồn đãi rằng ông phản vua diệt đạo như vậy chỉ gây thêm nhiều sai lầm vô bổ.

 

4.? Ði với Pháp và Công giáo để diệt Văn Thân?

 

Những tin tức thất thiệt như vậy của phía Pháp, tuy phao ra với nhiều mục đích khác nhau,? kể cả việc ly gián hai ông phụ chánh, có thể làm cho phe Văn thân cực đoan ở vùng Nghệ Tĩnh mạt sát NVT chẳng kém gì phe Công giáo quá khích. Dư âm của sự phê phán phiến diện, vô căn cứ, và sai lạc của phe này được phản ảnh trong Việt-nam Vong quốc sử? của nhà chí sĩ Phan Bội Châu.? Sau khi kể lại chuyện kinh thành Huế bị Pháp chiếm, ông Thuyết sang Tàu và Vua Hàm Nghi đi đày, nhà Cách mạng họ Phan viết về NVT như sau:

 

?? Thật ra, địa thế Việt-nam hiễm-yếu; nhân-dân Việt-nam, dân cũng như quân, đều nhanh-nhẹn, hùng-dũng, dồi-dào tinh-thần và khả-năng chiến-đấu; quân Pháp chưa dễ đã xâm-chiếm được. Chỉ vì vào thời vua Tự-đức, có gian thần Trần Tiễn Thành và Nguyễn-văn-Tường; hai người cầm quyền quốc-gia trong tay mà vừa nhút-nhát ươn-hèn,? vừa lòng lang dạ cáo. Tệ nhất lại là Nguyễn-văn-Tường; một người xảo-trá, a-dua; được vua tin cậy, hắn vẫn thường nuôi chí soán đoạt. Lợi-dụng khi nội-tình quốc-gia rối bời, bên ngoài giặc Pháp dòm ngó; thế địch lại hùng mạnh; Tường đã dùng các thủ-đoạn ngoại-giao hiếp-chế triều-đình, mưu-đồ tham-vọng ích-kỷ. Ðem tiền của đút lót đi lại với địch, Tường còn ước hẹn với quân Pháp tự-nguyện làm nội-ứng, ám-trợ. Làm Cơ-mật-viện đại thần, mà mỗi điều bí-mật quốc-gia, y đều báo-cáo cho địch quân biết trước.? Ngược lại, người Pháp cũng thường cho Tường tiền của, và do sự đi lại này, mọi bí-mật về giao-thông với hai nước Anh, Ðức đều bị Tường làm cho bại-lộ. [ ] Trong nước lúc bấy giờ lại có bà Thái-hậu họ Phạm . . ., mẹ đẽ vua Tự-đức, là một người đàn bà đã ngu lại tham, mọi việc triều-chính đều can-dự vào.? Trong khi đó, vua Tự-đức, bất ký việc gì cũng phải hỏi được ý-kiến của mẹ rồi mới dám thi-hành.? Biết vậy, Nguyễn-văn-Tường liền đem tiền của Pháp cho, dâng lên Thái-hậu để tìm cách lung-lạc. [ ] Thật là một bà u-mê, một tên gian-tặc cấu-kết lộng quyền trong ngoài, làm điên-đảo chính-sự quốc-gia.? Những bậc chính-nhân quân-tử lần-lượt bị hãm-hại, kẻ bị giết, người bị truất quyền đuổi về nhà. [ ] Kịp đến khi kinh-thành bị Pháp chiếm.. Chính Nguyễn-văn-Tường đã dẫn giặc vào thành. Trong khi Nguyễn-Phúc-Thuyết cầm quân cự-địch, cho người bảo Tường mang quân tiếp-ứng; chẳng những Tường không làm, mà còn tìm cách liên-lạc với quân Pháp để báo tin! [ ] Thuốc đạn hết không được tiếp cấp, thành bị vỡ! Ðịch quân chiếm thành! [ ] Cho rằng là do công-lao của mình, Tường những mong được quân Pháp phong vương! Nhưng vốn ghét hạng người phản-trắc, lại sợ dùng sẽ sinh hậu-hoạn, người Pháp đày Tường ra biển, vứt thây xuống nước rồi đem cái hòm sắt không trở về . . ., buộc con cháu tên gian- thần này phải chuộc vàng 10 vạn.? Ấy đó, người Pháp gian-giảo như vậy.? Nhưng dẫn cọp vào nhà thì bị cọp vồ. Những kẻ mượn huy cọp làm xằng, há lại không biết lấy tên giặc Tường làm gương sao? ?? (Sào-Nam Phan Bội-Châu, Việt-Nam Vong quốc sử. Nguyễn-Quang-Tô phiên dịch và chú thích. Sài-gòn, Xuất-bản Tao-đàn, 1969, 28-9, NQT nhấn mạnh)

 

Người phiên dịch và chú thích cuốn sử này của? chí sĩ Phan Sào Nam có ghi nhận rằng thật ra đây không phải là ??sử? ??,? mà là một ??thiên hồi-ký . . .do trí nhớ mà thôi,? [ ] [ ]. . . một tài-liệu cách-mạng . . . kêu gọi đồng-chủng đồng-bào. . .??.? Sở dĩ lời văn có chỗ không được ??nhã tuần ??, như nhà cách mạng Trung quốc Lương- Khải-Siêu đã nhận xét là vì, theo ý dịch giả, nhà chí sĩ, ở đoạn văn đó, đã muốn nói về ??bọn Việt-gian phản-bội, cũng như những con dân yếu-kém và tiêu-cực . . . như trường-hợp . . . Phan-Thanh-Giản và Lâm-duy-Hiệp . . .?? ?Nhà phiên dịch cũng khâm phục rằng ??chép lại cả một giai-đoạn lịch-sử ngót 50 năm [1858-1905] của đất nước, mà nhà chí-sĩ chúng ta chỉ cần dùng trí nhớ. Mọi phương-tiện thông-tin liên-lạc trong nước đang ở thời-kỳ sơ chuyển, lại? - như Người đã viết - bị thực-dân kềm chế ngặt-nghèo.?? ?(Op. cit.., xi, NQT nhấn mạnh)

 

Như vậy, khi viết tài liệu này, nhà cách mạng Phan Sào Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến tranh tuyên truyền của cả hai bên Văn thân và Công giáo cực đoan, khiến cho những lời tố cáo NVT không dựa vào một cơ sở nào cả, ngoài sự căm phẫn mà các tin đồn đãi của 2 phe đối nghịch đã gây ra cho ông, làm cho ông thù ghét một cách cay đắng nhân vật lịch sử này. Lòng hận thù đó đã làm cho nhà Cách mạng hăng say trở nên thiên vị, chủ quan, và mất sáng suốt trong cách buộc tội và lập luận của mình.? Thật vậy, một mặt thì tác giả cho rằng NVT ??nhút nhát ươn hèn ??,? một mặt thì lại quả quyết rằng NVT dám làm những việc mạo hiễm tày trời có thể nguy hại cho bản thân, mà một kẻ nhút nhát ươn hèn không thể nào dám làm, như ??nuôi chí soán đoạt ?? ngôi vua, ??dùng các thủ đoạn ngoại giao hiếp-chế triều đình??, ??đem tiền của đút lót đi lại với địch ??, ?rồi đồng thời nhận tiền của địch, và cho địch biết ??mọi bí mật về giao thông với hai nước Anh, Ðức ??, ??ước hẹn với quân địch tự nguyện làm nội ứng ám trợ???, cấu kết với Bà Từ Dũ ??đã ngu lại tham ?? để làm ??điên đảo chính sự quốc gia??, và ??hãm hại những bậc chính nhân quân tử . . .truất quyền đuổi về nhà ??, ??dẫn giặc vào thành ??. . . Mặt khác, trong lúc mạt sát người Pháp, tác giả lại vô tình gián tiếp đề cao? là họ có nhân nghĩa và rất sáng suốt về chính trị, vì họ ??vốn ghét những người? phản trắc ??? như NVT, ??lại sợ dùng sẽ sinh hậu hoạn ??, và họ làm những hành động hoang đường như đưa hòm không về ??buộc con cháu tên gian thần phải chuộc vàng 10 vạn ??.

 

Thật ra, sau khi NVT thay mặt vua Tự Ðức thu hồi các tỉnh Bắc kỳ và ký các hiệp ước 1874 , Triều đình từ đó về sau mong gìn giữ được chủ quyền trong? hòa bình, hầu thực hiện kế hoạch chống Pháp dài hạn của mình, là tự cường để mưu chiến. Nói khác, đứng về phương diện chiến thuật, Vua tự Ðức, theo kế của NVT, trong trường hợp này, đã tạm hòa dịu với người Pháp để chế ngự áp lực của cả hai bên Văn thân và Công giáo cuồng nhiệt, chớ không hề diệt đạo hay diệt Văn thân, mà vẫn đối xử công bằng với cả hai bên. Ðại diện Pháp ở Huế lúc đó là Philastre đã công nhận như vậy, và xác nhận rằng:

 

?? Chính phủ An Nam muốn có hòa bình tuyệt đối. Không có thông đồng chống lại giáo dân, giữa chính phủ, công chức, và người không đạo, nhưng có rất nhiều những hành vi cá nhân xấu, thiếu thiện ý. Sự căm thù đó bắt nguồn mới từ vài năm nay, nhưng trở nên quyết liệt hơn mỗi ngày, trái với ý muốn của chính quyền. Vị thượng thư? [NVT, NQT ct.] đã không dấu diếm là chánh phủ ông phải để ý đến xu hướng khác nhau của dân chúng từng vùng và thường bị khó khăn làm những gì mình muốn.??? (Thơ Philastre gởi Ðề đốc Lafont ngày 4-3-1878, dẫn do Cao Huy Thuần, op. cit. 237, trong Fourniau, Vietnam, op. cit., 286, NQT dịch).

 

Từ 1874 về sau, mặc dầu 2 bên đối nghịch, Công giáo và Văn thân cực đoan, vẫn tiếp tục tranh chấp liên miên bằng các cuộc kiện cáo của phe đạo đòi bồi thường thiệt hại, tình trạng thực tế đã xác nhận sự thành công của chính sách trung dung đó của Triều đình.? Thật vậy, từ 1875 các giáo xứ đã phát triển khá đều đặn, trợ cấp của chính quyền Pháp tăng thêm khá nhiều, và số thừa sai càng ngày càng đông cho đến 1884. (Fourniau, Vietnam, op. cit., 264-6). Ðồng thời, các sơn phòng, với những căn cứ ẩn ngầm trong núi non, được Triều đình cho thành lập càng ngày càng nhiều ở mọi nơi trong nước, do thành phần Văn thân quan lại của Triều đình cũng như thành phần ái quốc trong dân gian của mọi làng xã đảm trách. Nếu nhà chí sĩ Phan Bội Châu có được cơ hội đọc bộ chính sử nhà Nguyễn, thì thấy rằng liệt sĩ Phan Ðình Phùng, người mà ông trách NVT đã cách chức đuổi về năm 1883, vào liền? năm? sau, 1884 với tư cách là Tham biện của Triều đình, đang

 

??xây đắp thành lũy. . . . đặt súng gan, súng lớn 20 cỗ, súng vượt núi 50 cỗ, . . . mộ lính Mán,. . ., mở 2 con đường . . .???

 

cho sơn phòng Hương Khê, Hà Tĩnh dưới thời Kiến Phúc, tức là lúc Tôn Thất Thuyết và NVT làm ??quyền thần ??, một người coi bộ Binh, một người coi bộ Lại . (ÐNTL, XXXVI, 184-5).

 

Với đầy đủ dữ kiện chính xác như vậy, ông Sào Nam có thể đã thay đổi ý kiến về NVT.? Dù sao, nếu nhà chí sĩ xứ Nghệ truy tố NVT ra tòa về các tội đi với Pháp, thì NVT chỉ cần xin Tòa cho triệu Ðức GM Puginier ra đối chất; và ngược lại, nếu Ðức Cha đưa NVT ra tòa về tội chống Pháp, giết đạo thì NVT cũng có thể xin tòa đòi nhà chí sĩ ra đối chất như vậy. Rút cục, NVT vẫn vô tội, vì sự truy tố trái ngược và hoàn toàn vô căn cứ của mỗi bên triệt tiêu lẫn nhau.? Thật ra, cho đến gần đây, NVT đã bị, không những ông Sào Nam mà hầu hết sử gia, không nhiều thì ít, gán cho không biết bao nhiêu là tội lỗi. Tuy nhiên, sau khi phe thực dân đã không còn tiếp tục chi phối được nền sử học Việt Nam, và với sự xuất hiện một số tư liệu gốc và đầu tay mới phổ biến, như bộ Ðại Nam Thực Lục, được dịch ra Việt ngữ xong năm 1978, và một số châu bản Triều Nguyễn, sử gia Việt Nam và ngoại quốc đã bắt đầu đính chính một số sai lầm quan trọng trong lịch sử về cuộc bang giao Pháp Việt. Trong 3 hội-nghị về khoa sử học ở Việt Nam liên quan đến NVT, 2 ở Sài gòn, năm 1991 (Trường Cao đẳng Sư phạm TPHCM, Hội nghị khoa học lịch sử về nhóm chủ chiến trong triều đình Huế cuối thế kỷ XIX, 1991) và năm 1996 (HNNVTDHSP96), và 1 ở Huế năm 2002 (HTNVTHUE02), sự đánh giá của các sử gia về nhân vật này đã thay đổi dần từ một ??gian thần ??? hay ??quyền thần ??? đến một ??lương thần ??? hay ??huân thần trung quân và ái quốc??.?????? Hơn nữa, nhiều tác giả trước kia có ý kiến không tốt về NVT ngày nay đã không ngần ngại thay đổi dứt khoát quan điểm của mình. Bản tổng kết thành quả của một hội nghi lịch sử năm 1996 ở Việt Nam đã có tường thuật về một trường hợp đó như sau:

 

?? Việc ông trở về Huế trong khi Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết xuất bôn là một sự chọn lựa sai lầm hay là một phương lược cứu nước khác còn phải được tiếp tục làm sáng tỏ; nhưng dù sao cũng không phải là để đầu hàng Pháp. Việc thực dân Pháp bắt ông đưa đi đày ở Tahiti và cái chết của ông đã soi sáng vấn đề này.? GS Trần Văn Giàu đã bày tỏ sự xúc động của mình khi nhìn bức ảnh chụp Nguyễn Văn Tường nằm trên giường bệnh ở Tahiti. Giáo sư tuyên bố từ bỏ những đánh giá trước đây của mình về nhân vật lịch sử này, và kể từ nay thừa nhận Nguyễn Văn Tường là một trong những đại quan yêu nước của triều đình Huế.??? (Lê Vinh Quốc - Trần Viết Ngạc, ??Hội nghị khoa học, Nhóm chủ chiến trong điều đình Huế và Nguyễn Văn Tường??. Trường Ðại học sư phạm TPHCM, Thông tin khoa học, số 16, 11-96, trang 125, NQT nhấn mạnh)

 

II.? Nguyễn Văn Tường giết hại vua, quan, và nhiều nhân vật trong hoàng tộc?

 

Ðó là lời tố cáo của sử sách thực dân để lại cho đến ngày nay.? Quan điểm này do những người thắng cuộc, tức là người Pháp và Việt theo Pháp, đưa ra, theo đó các vua quan ??ái quốc??? hay ??chính thống ??? theo nghĩa của họ, bị những ??nghịch thần??? hay ??quyền thần??? NVT và Tôn Thất Thuyết hãm hại. Hai ông này tiếm quyền làm bậy, theo họ, là vì quyền lợi vị kỷ của mình, tức để gìn giữ địa vị, chức tước, và danh lợi cho bản thân và gia đình mình, chớ không phải vì dân, vì nước gì hết. Các lời buộc tội này đầy dẫy trong sử sách phần lớn do các viên chức thực dân, cựu sĩ quan hải quân, ở Bắc thời đó rao ra, và đã được LM Nguyễn Văn Phong trình bày tóm lược trong cuốn sử dựa trên luận án tiến sĩ của mình (La société vietnamienne de 1882 à 1902 d?après les écrits des auteurs francais. Paris: Presses universitaires de France, 1871). Ðó là tác phẩm của các ông Paulin Vial, Albert de? Pouvourville, Lucien Huard, J. Silvestre, v. v. và một tài liệu vô danh, nhan đề ??L?affaire du Tonkin par un diplomate ??.

 

Trong các tác giả này, người tấn công NVT nhiều nhất, đúng như lời LM Delvaux đã nói, là Silvestre. (Delvaux, ?? Queques précisions . . .??. BAVH,? số 3, 1941, 226-7, ct. 3) Sinh 1841, Silvestre đã từng là đại úy pháo binh hải quân, thanh tra bản xứ sự vụ, chánh sở tư pháp bản xứ ở Nam Kỳ, tham biện Sa déc, và từ 1883 làm phụ tá chính trị và dân sự vụ cho tướng tổng chỉ huy quân sự ở Bắc Kỳ.? (Brébion, Antoine, Livre d?or du Cambodge, de la Cochinchine et de l?Annam 1625-1910 [Biographies]. Saigon: Imprimerie F.H. Schneider, 1910, 42-3) Với tư cách này, mà chính sử ta gọi là thượng thơ bộ Lại của phía Pháp,? Silvestre là linh hồn của cái mà ngày nay các sử gia? Pháp gọi là ??nhóm Hà Nội ??, (Clan de Hanoi) một nhóm gồm có Ðức Cha Puginier, tướng tổng chỉ huy quân đội Pháp, cùng một số viên chức cao cấp Pháp và một số nhỏ các quan lại Việt ở Bắc Việt làm tay sai cho họ, như các ông Nguyễn Hữu Ðộ và Phan Ðình Bình. Những nhân vật nòng cốt trong? nhóm ??Hà Nội ?? này gặp nhau ở chỗ cùng muốn tiêu diệt ??Huế ??, tức Triều đình chống Pháp hiện hữu ở Kinh đô, do 2 ông phụ chánh Tường và Thuyết lãnh đạo. Tuy nhiên, nhóm này gặp phải sự chống đối của giới chức dân sự Pháp ở Huế, nhất là sau khi Hiệp ước Bảo hộ 6-6-1884 được ký kết, và chức vụ tổng trú sứ [résident général] được thiết lập ở Huế, và giao cho ông Lemaire, Tổng lãnh sự ở Thượng Hải đổi qua. Lemaire, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, thi hành chủ trương của bộ Ngoại giao, muốn dùng biện pháp chính trị để thực hiện mục tiêu đô hộ, tức áp dụng hiệp ước đã ký qua sự hợp tác với Triều đình hiện hữu, nghĩa là với 2 ông phụ chánh.? Theo nguyên tắc, Tướng tổng chỉ huy Brière phải nằm dưới quyền của Tổng trú sứ Lemaire. Nhưng trong thực tế, Tướng Brière, đã quen chỉ huy các cựu sĩ quan hải quân làm đại lý Pháp ở Huế, và nắm quân đội trong tay, lại có tay chân là Ðại tá Pernot, chỉ huy đồn Mang Cá ở Huế, không những đã bất chấp mệnh lệnh của ông Lemaire, mà còn muốn truất phế luôn cả ông này, vì cho là Lemaire bất lực và muốn bênh vực triều Huế.? ( Về cuộc tranh chấp giữa 2 nhóm, xem quan điểm thiên về phía Huế của Fourniau, Annam-Tonkin 1885-1896, Lettrés et paysans vietnamiens face à la conquête coloniale. Paris: l? Harmattan, 1989, 29-30;? và quan điểm thiên về phía Hà Nội của? Delvaux,? A., ?? La légation de France à Hué et ses premiers titulaires [1875-1893] ??. BAVH, số 1, 1916, 54-61)

 

Một cuộc tranh chấp dữ dội đã xảy ra giữa hai nhóm Hà Nội và Huế, trong đó các lời vu cáo NVT và ông Thuyết, bao gồm cả các tài liệu ngụy tạo, được TTS Lemaire báo cáo về bộ Ngoại giao.? Ðể giải quyết vấn đề, chính phủ Pháp đã bổ Ðại tướng de Courcy sang, với toàn quyền dân và quân sự, chỉ huy cả Lemaire và Brière de l?Isle.? Sau khi tình hình trở nên cực kỳ căn thẳng, vì phản ứng dữ dội của 2 ông Tường và? Thuyết chống lại việc Pháp thành lập 2 trung đoàn lính chiến người Việt, tướng Brière de l?Isle đã đề nghị với Bộ trưởng Chiến tranh cho phép diệt ngay ông Thuyết, một trong 2 kẻ thù nguy hiểm nhứt của Pháp, rồi sau đó thanh toán [régler] luôn NVT. (Hồi ký và tư liệu Á châu? [Mémoire et documents, Asie], Thơ 67-P ngày 23-5-1885? Brière , MAE, Carton 47)? Ngoài ra, cũng như người tiền nhiệm là tướng Millot, tướng Brière, theo kế hoạch của Silvestre, đã dề nghị lên Bộ xin đưa hoàng tử Chánh Mông lên làm vua [Ðồng Khánh], truất phế Hàm Nghi và trị tội 2 phụ chánh Tường Thuyết. (Silvestre, op. cit., X, 744)? Âm mưu bắt? cóc 2 ông Tường Thuyết đã được Ðại tá Pernot chuẩn bị.? (Fourniau, Annam, op. cit., 30) ?Kế hoạch này đã được Tướng de Courcy thực hiện một phần sau khi chiếm Huế.? Silvestre đưa 2 ông Ðộ và Bình về Huế, lập vua Ðồng Khánh lên ngôi, mọi sự dễ dàng.? Nhưng sau khi NVT bị đày, sự chống đối của phe Cần Vương càng ngày càng mạnh mẽ và bành trướng, làm cho de Courcy càng thêm bối rối. Silvestre bị de Courcy cách chức sau bốn, năm? tháng ở Huế, (Devillers, Philippe,? Francais et Annamites, Partenaires ou ennemis?, 1856-1902. Paris: Denoel, 1998, 309-314, 315-6)? và sau trở về Pháp dạy tại Trường khoa học chính trị ở Paris.

 

?Qua các bài viết này của Silvestre đăng trong Niên giám Trường Khoa học chính trị vào cuối thế kỷ 19, về sau xuất bản thành tập sách, người đọc có thể tìm thấy hầu hết những gì sử sách thực dân và Việt theo Pháp đã dùng để bôi lọ NVT và ông Thuyết, từ các câu được mô tả là ??vè dân gian ??, như? ??Nước Nam có 4 gian hùng,Tường gian, Viêm láo, Khiêm khùng, Thuyết ngu ??, hay ?? Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết, Tứ nguyệt tam vương triệu bất tường ??, cho đến chuyện NVT tư thông với bà Học Phi, NVT với tay không trở thành người giàu nhứt xứ An Nam, rồi ngay cả đến chuyện nói ông Thuyết thêm 2 chữ nói lái là ??làm tốt ?? trong thơ 2 ông gởi Lemaire phản đối vụ Pháp thành lập 2 trung đoàn lính chiến Việt Nam, để ám chỉ là Tướng Brière hay Tổng trú sứ Lemaire ??Lôn tàp ?? [sic]. Cách giải thích chữ nói lái này có thể là do quan lớn Nguyễn Hữu Ðộ ??mớm ?? cho ??Thượng thơ ??? Silvestre với mục đích làm cho người Pháp càng căm thù ông Thuyết hơn nữa, nhưng nhà in hay tác giả đánh dấu hơi sai! (Silvestre,? ibid., VIII, 163; X, 603,? 743; XII, 76, ct. 1)? Người viết không có bản chính thơ ông Thuyết để phối kiểm, nên không thể biết 2 chữ? ??làm tốt ?? đó được ông Thuyết ghi trong thơ dưới hình thức nào.? Tuy nhiên, theo sự suy luận thông thường, thì cách viết 2 chữ đó không thể có được, vì hồi đóTriều đình chưa dùng chữ quốc ngữ la tinh hóa,? mà chữ nôm thì không được Pháp thừa nhận từ lúc xảy ra vụ Rheinart mưu truất phế vua Hàm Nghi; còn chữ nho mà Triều đình dùng để giao dịch với Pháp lúc đó chỉ có thể có chữ với nghĩa tương đương, như hảo hành, hoặc hảo sự. Rồi từ 2 chữ Hán đó mới dịch ra là ?? làm tốt ??, để mà từ đó nói lái lại thành 2 chữ Silvestre đã ghi trên và cho là ?? sỗ sàng ??? [indécent] của ông Thuyết.? Như vậy, cũng chẳng khác gì chuyện ông Trạng Quỳnh ghi chữ ??Ðại phong ??? để chỉ ??Lọ tương ??, và giải thích rằng: Ðại phong là gió lớn; gió lớn thì chùa ngã; chùa ngã thì tượng lo;? tượng lo ?là lọ tương.? Ngoài ra, Ðức Cha Puginier đã có giải thích rất tường tận các bức thơ này cho De Courcy, nhưng không thấy ngài đả động gì đến việc này cả. (ASME [Văn khố Hội Truyền giáo Hải ngoại], t. 704, pp. 1424-1435 -? t. 816, no. 42, dẫn do Vo Duc Hanh, op. cit., 1176-1187)? Trong bản dịch ra tiếng Pháp của bức thư ông Thuyết, có hai chỗ? dùng? chữ ??une bonne chose ?? có thể có được dịch ra là ??một việc làm tốt ??.? Ðó là lúc ông nói việc vua có gởi quà biếu cho Tướng tổng chỉ huy, một việc làm tốt, mà ông tướng từ chối không nhận và đuổi các quan mang quà về; [au sujet des présents que le roi lui a envoyés, ce qui est en soi une bonne chose, le Commandant a refusé. . .] (op. cit., 1176); và khi kết luận xin ông Tổng trú sứ cứu xét bức thư trả lời của mình, và chuyển nó cho ngài Tổng chỉ huy để biết ý định của mình, ông nói, đó sẽ là một việc làm tốt [ce sera là une bonne chose] (op. cit.,. 1179) Cách xuyên tạc châm dầu vào lửa như vậy, hẵn là do các quan lại Việt thân Pháp đề xướng, đã làm cho Tướng Briere càng thù hận ông Thuyết và NVT thêm nữa.

 

Mặt khác, Silvestre nói NVT muốn tiếm ngôi nhà Nguyễn, nên giết các vua, giống như Hồ Quí Ly đã chiếm ngôi nhà Trần.? Ðồng thời, ông dịch nguyên một bức thơ của ông Phan Ðình Bình gởi cho Tướng De Courcy quả quyết rằng NVT đồng mưu với ông Thuyết để đem vua Hàm Nghi đi, và yêu cầu trị tội NVT cùng ông Thuyết đã giết hại 2 vua [trong đó có rể của ông Bình là tự quân Dục Ðức] và ít nhất 50 người trong hoàng tộc. (Silvestre, op. cit., X, 742; XII, 104-5) Silvestre tỏ ra là một viên chức có rất nhiều thủ đoạn chính trị, viết lách rất sắc bén, và có óc thực dân hết sức nặng, chỉ muốn dùng những quan lại Việt biết tuyệt đối vâng lời.? Chẳng hạn, lúc kể chuyện ông Ðộ, trên đường từ Hà nội vô Huế ghé Ðồng Hới, đề nghị xin viết thơ riêng nhân danh cá nhân mình kêu gọi ông Thuyết đầu hàng, Silvestre không quên ghi rõ thêm một chi tiết là ông Ðộ đã trình bức thơ cho ổng chấp thuận trước rồi mới gởi đi sau. (Op. cit., XII, 94) Vào đến Huế, theo lệnh de Courcy, hơn 3 tuần sau khi quân Pháp chiếm kinh thành, Silvestre kể đã vào gặp riêng NVT ở nhà Thương bạc, và tỏ ra rất ngạc nhiên thấy NVT, mặc dầu bị giam giữ làm tù binh dưới sự giám thị của một đại úy và ông Ranchot [retenu prisonnier dans la palais du Thương-Bac sous la surveillance d?un capitaine et de M. Ranchot] , vẫn bàn cãi rất quyết liệt và kiên trì từng điểm một của bản dự thảo thỏa ước bổ túc cho Hiệp ước 1884, với giáng điệu có vẻ như là tin tưởng vào hậu thuẫn của phe phản loạn. (Op. cit., XII, 97; 104)

 

Những tin xuyên tạc mô tả NVT như là một cường thần tàn nhẫn, sát nhân đã được phe Hà Nội phúc trình về Paris để ảnh hưởng dư luận trong chính giới Pháp, hầu dễ thuyết phục thượng cấp chấp thuận kế hoạch tiêu diệt Triều đình Huế của họ. Ðại sứ Patenôtre kể rằng, khi ông ghé Huế để ký Hiệp ước 6-6-1884 với NVT, ông đã được thông báo quá nhiều về các tin này.? Thay vì bị đầu độc bởi những lời xuyên tạc này, vị đại sứ đã cho rằng không có một bằng chứng gì có thể được nêu ra để xác nhận các tội trạng đó cả, cho nên ông thấy cần để cho người bị cáo được coi như vô tội vì sự nghi ngờ, và kể rằng ??cảm tưởng sau cuộc đàm luận đầu tiên với Nguyen Van-tuong [sic] ít xấu hơn là tôi đã tưởng.?? (Patenôtre, Jules, Souvenirs d?un diplomate , Tome premier. Paris: Ambert, 1913-14, 103-4). Ðó là sự xét đoán bàng quan của một nhà ngoại giao chuyên nghiệp trước những lời tố cáo đầy thiên vị và ác ý của giới viên chức thực dân, gồm phần lớn là các cựu sĩ quan hải quân.? Mặc dầu vậy, các tin biạ đặt, xuyên tạc, bóp méo này về sau được lặp lại trong các bài sưu khảo của các sử gia Pháp, như LM Delvaux trong Tập san của Hội Ðô thành Hiếu cổ [BAVH] rồi từ đó được loan truyền ra qua các nhà viết sử Việt Nam, tiếp tục chiến dịch tuyên truyền của nền sử học thực dân mãi mãi về sau. Vậy sau đây là phần mổ mổ xẻ sự hư thực của các lời cáo buộc này.

?

Trước hết, nếu xét lại vấn đề theo quan điểm quyền lợi của quốc gia dân tộc Việt Nam? thì chuyện của NVT và Tôn Thất Thuyết làm, trừ khữ những thành phần theo Pháp hầu tiếp tục cuộc tranh đấu giữ nước, là một hành động chính đáng và cần thiết, nếu hai ông Phụ chánh muốn làm tròn bổn phận ??cố mạng lương thần ??? của mình đối với triều đại, và với vua, với nước.? Vua Tự Ðức là một ông vua chống Pháp, đã y theo sách lược trường kỳ của? NVT, chủ trương ??hoà để thủ, thủ để mưu chiến ??, chớ không hề bao giờ có ý tưởng đầu hàng Pháp. Vua mất, sau khi quân chính qui Tàu vượt biên giới sang giúp Việt Nam đánh Pháp, theo lời thỉnh cầu của vua với Hoàng Ðế nhà Thanh, và sau khi vui mừng được tin Ðại Tá Rivière bị ông Lưu Vĩnh Phúc giết chết. Một điều cần nhấn mạnh ở đây là ông Lưu Vĩnh Phúc, thủ lãnh quân Cờ Ðen, lúc đó không còn là giặc cướp Tàu, như sử thực dân đã từng gieo rắt vào tâm trí người Việt trong 4 thế hệ vừa qua, mà đã hàng phục Triều đình và được cho làm quan từ 1868, đặt thuộc hệ thống chỉ huy của Thống đốc Hoàng Kế Viêm; Và việc giết Ðại Tá Rivière, cũng như Trung úy Garnier? trước đó, đã được thực hiện theo kế hoạch và dưới sự chỉ huy của ông Hoàng Kế Viêm. Lời tường thuật sau đây của chính sử về việc này cho thấy sự khác biệt khá lớn giữa sử Pháp thực dân và chính sử của Việt Nam:

 

?? Quan quân ở quân thứ Sơn Tây đánh quân Pháp ở Cầu Giấy [ở phía tây ngoài cửa ô La Thành tỉnh Hà Nội] thắng to. [ ] Lúc bấy giờ thống đốc Hoàng Tá Viêm đem binh dõng quân thứ Sơn Tây cùng đoàn quân Lưu Vĩnh Phúc về phủ Hoài Ðức [thuộc Hà Nội]

đóng quân liền nhiều. Sai đoàn quân Lưu Vĩnh Phúc ra khiêu chiến, quân Pháp không ra, chợt nghe tin báo chưởng thủy sư Pháp kiểm điểm quân và súng đạn, định đến đánh úp. Vĩnh Phúc bèn chia quân đoàn ấy phục trước. Sáng sớm ngày hôm ấy [ngày 13] chưởng thủy sư nước Pháp là Vy Ê đem quân [hơn 600 đến thẳng Cầu Giấy, quân phục binh vùng dậy đánh mãnh liệt. Cánh bên tả là Dương Trứ Ấn bị chết trận, cánh bên hữu là Ngô Phượng Ðiển bị thương, quân đoàn ấy hơi lui. Vĩnh Phúc cùng Hoàng Thủ Trung xông ra dấn vào trận đạn, cố sức đánh. Quân Pháp thua chạy, đuổi theo chém được Vy Ê ở cửa ô [và quan 2, quan 3 mỗi chức một tên, quân Pháp chết 20 tên, bị trọng thương 60 tên, khinh thương rất nhiều]. Tin thắng trận tâu lên. Vua mừng lắm, thưởng Vĩnh Phúc thăng thụ đề đốc, cho mũ áo chánh nhị phẩm, gia thưởng một cái kim bài có chữ ?trung dũng?; Hoàng Thủ Trung [tuyên úy đồng tri tòng lục phẩm] thăng thụ tuyên úy sứ [tòng tứ] lãnh chức lãnh binh quan gia thưởng một cái kim bài bằng vàng tía có chữ ?thưởng công?; Ngô Phượng Ðiển [phòng ngữ đồng tri, tòng lục phẩm], thăng thụ tuyên úy phó sứ lãnh chức phó lãnh binh quan, trích bạc lạng sâm quế cấp cho để điều trị, gia thưởng 1.000 lạng bạc, lại thưởng chung cho quân đi đánh trận ấy 2.000 quan tiền; thống đốc Hoàng Tá Viêm [trước lưu] điều khiển được việc, chuẩn cho khai phục nguyên hàm, gia thưởng quân công 2 cấp. Dương Trứ Ấn [tòng bát phẩm bách hộ] chết trận được truy thụ tuyên úy phó sứ gia tặng hàm phó lãnh binh quan, còn thì đều tặng hàm và cho tiền tuất có cấp bực. [ ] Lãnh sự nước Pháp đưa thư đến xin trả xác [ chưởng thủy sư và quan hai, quan ba nước Pháp ]. Vua không cho. Sai quân thứ Sơn Tây tạm chôn, đợi xét.?? ?(ÐNTL, XXXV, 193-4, NQT nhấn mạnh)

 

?Di chúc của Vua Tự Ðức, trong phần phong ông Hoàng Kế Viêm làm Trấn bắc Ðại Tướng quân, có minh thị ủy thác cho ông này nhiệm vụ ?? bình tây định bắc ??, tức tiếp tục công cuộc kháng chiến chống Pháp. (ÐNTL, XXXV, 200) Vua đã cử 3 vị đại thần làm Phụ chánh, Trần Tiễn Thành, NVT, và Tôn Thất Thuyết để giúp vua mới tiếp tục chánh sách? của mình và dặn rõ trong di chúc rằng

 

?? Bọn ngươi nên nghiêm sắc mặt đứng ở triều đình, giữ mình đứng đắn, đốc xuất quan thuộc, mọi việc cùng lòng làm cho thỏa đáng, trên giúp vua nối ngôi điều không biết đến, dưới chữa chỗ lệch lạc cho các quan, để nhà nước yên như núi Thái Sơn, thế là không phụ sự ủy thác . . .?? (ÐNTL, XXXV, 200)

 

?A.? Truất phế Tự quân Dục Ðức

 

Việc rất đáng tiếc là vị Hoàng tử trưởng, Ưng Chân, được Vua Tự Ðức chỉ định kế vị, có nhiều khiếm khuyết quá quan trọng để có thể tiếp tục công cuộc cứu nước. Vua cử ông hoàng này vì ông đã lớn, 31 tuổi, nhưng với nhiều dè dặt: ??. . . vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám sau này sợ thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm, cũng rất là không tốt, chưa chắc đương nổi việc lớn.??? (Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc, Nguyễn Phúc tộc Thế phả. Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1995 [sẽ gọi tắt là:Thế phả], 371; ÐNTL, XXXV, 199). Trước đó, Hoàng trưởng tử đã làm phật lòng Vua, vì đã không ham học và ít chịu câu thúc, và có đôi lần bị trừng phạt nặng (Thế phả, 371; ÐNTL, XXXII, 102; XXXIV, 102-3). Mới năm trước khi vua Tự Ðức băng hà, 1882 ngài đã bị Vua phạt bổng 2 năm vì vụ ??Thị vệ hiệp lãnh là Nguyễn Văn Thành thân hành đưa con gái đến Dục đức đường làm thứ thiếp, lạm dùng võng đỏ bằng đầu, nói dối là được từ chỉ [lệnh của thái hậu]. . .??? (ÐNTL, XXXV, 139). Trước đó, ngài đã bị phạt bổng 6 tháng vì tội vi phạm nghi lễ, nhân??ngày kỵ lăng Trường Thanh? . . . vào chầu mặc quần đỏ?? (ÐNTL, XXXII, 102), rồi lại bị phạt bổng một năm vì tội lạm quyền, giữ Thái y viện sứ Nguyễn Tán ờ lại nhà riêng chữa bệnh cho con mình, không cho vị này thi hành công vụ. (ÐNTL, XXXIII, 325) Vua Tự Ðức cũng đã phải ngăn chận xu hướng lộng quyền của Hoàng trưởng tử bằng cách ??Giảm binh đinh theo hầu ở Dục-đức-đường ??? và cấm họ mặc nhung phục, trừ khi hoàng tử ??khâm mạng ??, ?vì ??Lúc trẫm làm hoàng tử đâu dám như thế.??? (ÐNTL, XXXV, 71)? Rồi, theo lời Khâm sứ Pháp De Champeaux, một người đã cùng vị đại lý tiền nhiệm là Rheinart mưu đồ đưa ông hoàng Dục Ðức lên ngôi, vì đã có công với Pháp, thì Bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Ðức, cũng rất bất bình với ông Dục Ðức, vì ??vài ngày sau cái chết của bác mình, ông ta cho kỳ vệ bắt các bà vợ hầu của tiên vương và hiếp dâm họ.??? (Thơ Champeaux gởi Harmand,? Ủy viên Cọng hòa, ngày 18-11-1883, RST [Tòa Thống sứ Bắc kỳ], Văn khố Hà Nội, dẫn do Fourniau, Vietnam, op. cit., 366, NQT dịch)

 

1.? Hoàng trưởng tử Dục Ðức đi với Rheinart

 

Những vi phạm đạo lý đó, tuy rất đáng trách, nhưng không quan trọng bằng những hành vi phản quốc, làm gián điệp cho giặc.? Từ 1881, Hoàng trưởng tử Ưng Chân đã cung cấp tin tức tối mật của Triều đình cho Ðại lý Rheinart.? Ðến khi được chỉ định kế vị ngôi vua, ông đã đem nhiều người tay chân riêng vào hầu hạ, hộ vệ, sai chế bài cấp cho họ đeo.? Nhân đó, họ tự do ra vào các điện Hoàng phúc và các sở Quang Minh, bất chấp nghi lễ.? Các người thân tín này đi với Hoàng trưởng tử đã lâu, có vẻ khả nghi, trong đó có 2 người theo đạo Công giáo, là Nguyễn Như Khuê và con.? Họ tỏ ra coi thường, và chống đối các vị phụ chánh ra mặt (ÐNTL, XXXV, 206, 207, 210; Thế phả, 371; A.E., Mém. & Doc., Asie, vol. 42, fo? 201, D.A.O.M., Gouv. gén. Indo., dossier? 9574, dẫn do Nguyễn Thế Anh, Monarchie et fait colonial au Viet-nam [1875-1925].? Paris, L?Harmattan, 1992, 58; Trần Trọng Kim, Việt-nam sử-lược. Sài gòn: Bộ Giáo dục, Trung tâm học liệu xuất bản, 1971, 233). Việc Hoàng tử trưởng Dục Ðức mật thông với Ðại lý Rheinart đã được ông này kể lại trong phúc trình đề ngày 14-5-1882 gởi cho Thống đốc Nam kỳ Le Myre de Vilers (Livre Jaune, pièce 119, annexe II, dẫn do Fourniau, Vietnam, op. cit., 310), và một cách kín đáo trong tập nhật ký đăng trong Tập san Ðô thành Hiếu cổ [BAVH]. (?? M. Rheinart . . .??. BAVH, ibid., 94, 99, 100, 104, 124-5). Ví dụ: Nhân dịp quân Pháp xâm chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai, ngày 9-9-1882, Rheinart ghi một tin tối mật do ??B.??? cung cấp [Theo Chánh sở Mật Thám Trung Kỳ Sogny, B. là bí danh của ông Dục Ðức, do Rheinart đặt], như sau:

 

?? . . . Ngày thứ tư 6, Hội đồng Quốc gia họp: tất cả mọi người đồng ý đánh, chỉ còn chờ sự chấp thuận, không có gì đáng nghi ngờ nữa, của Vua vì chính ngài đã gởi thơ yêu cầu kẻ láng giềng giúp đỡ. Chắc sẽ có một cuộc tấn công ở miền bắc chỉ do một mình người Tàu. . .? .35.000 quân Trung hoa đã đến, hay hiện ở bên kia biên giới; người ta đương chờ một hạm đội Khách, nhưng chưa đến. Ông ta nói rằng, chỉ vì một mình tôi, ông không muốn tham gia vào những việc đó, nhưng chỉ để giúp tôi. (Dixit quod pro me solo non vult partem habere in rebus, tantum ad adjuvandum me [2: Il dit que, à cause de moi seul, il ne veut en rien participer à ces affaires, seulement pour m?aider, ct. của Sogny] ). Ngày 16, hay 17, phúc trình lên Vua.? Ðề nghị rằng, một khi tuyên chiến, thì sẽ trục xuất tất cả những người Âu châu, chặt đầu các linh mục An Nam, đày tất cả giáo dân lên miền biên giới . . . Trung quốc đã tạo 16 chiếc tàu chạy hơi. Hội đồng họp đêm; thường thay đổi chỗ, họp liên tiếp 2 lần ở một chỗ. B. bị phạt 2 năm không có lương bổng.?? ?[3: B. = Dục đức . . . cha của Thành Thái, ct. của Chánh sở Mật thám An Nam, Sogny] (Ibid., 100, NQT dịch và nhấn mạnh)

 

Rồi độ 7 tuần sau, ngày 28-10-1882, Rheinart ghi:

 

?? Không một viên chức nào có thể kiếm cho tôi được hai bức thư [cái mà Vua gởi cho Phó vương Quảng đông, và cái thơ trả lời], tôi đã nhờ B., và chỉ một mình người này có thể lẻn vào văn phòng tối. Ông ta đã hứa tất cả, và nói rằng các thơ đó có mục đích liên kết với người Tàu; chỉ phải cho ổng một ít thời gian.?? (Ibid., 104, NQT dịch và nhấn mạnh)

 

Hơn 3 tuần sau, ngày 24-11-1882, trong phần ??ghi chú ?? [note] Rheinart viết:

 

?? Bản dịch của bức thư trả lời của Trung quốc tiếp theo thơ yêu cầu viện trợ mà Vua đã gởi sau khi Hà Nội bị chiếm, và bản dịch của 8 câu thơ của Vua bày tỏ sự vui mừng trước sự trả lời ấy. Văn kiện này hoàn toàn trung thực . . .Nó xác nhận tất cả những gì mà chúng ta đã biết về tâm tư của Vua.? Tôi đã không lầm khi quả quyết rằng Vua nhằm mục đích lấy lại sáu tỉnh đã trở thành thuộc địa của chúng ta. . . .[ ] Hoàng đế Trung hoa đã trả lời bằng những từ ngữ sau. [ ] Khả, si bắc phong tái biên. [ ] Danh từ khả có nghĩa là: tốt, thích đáng và có thể được, là một dấu hiệu chấp thuận . . . [ ] Si bắc phong tái biên - Các từ ngữ này có nghĩa là: ?Chúng ta sẽ áp dụng biện pháp khi gió từ miền bắc thổi? . Ðược tin đó, làm cho vua lấy lại tinh thần, Vua An Nam đã đặt 8 câu thơ sau đây và chuyển cho đọc trước Viện Cơ mật . . .??? (t. 124; NQT dịch va nhấn mạnh; Xem thêm bản sao kèm theo thơ chuyển bộ Ngoại giao Pháp ngày 5-12-1882, MAE Personnel, 2e série, no. 60, dossier Bourée, dẫn do Fourniau, Vietnam, op. cit., 312)

 

Trong tập nhật ký, vào những ngày 27-5 và 31-8-1882, Rheinart còn ghi nhiều tin tức mật khác về cuộc hành trình của vị quan đi vào Ðà Nẵng xuống tàu qua Hồng Kông và Quảng Ðông để trao thơ cho vua Tàu, và việc vua Tự Ðức xin Trung quốc viện trợ 20.000 quân. (t. 94, và 99) Những tin tối mật này có thể được phỏng đoán là cũng do phe nhóm của ông Dục Ðức cung cấp. (Xem thêm D.A.O.M., Gouv. gén. Indo., dossier 9574, dẫn do Nguyễn Thế Anh, op. cit., 58)

 

2. Lý do phế bỏ Tự quân Dục Ðức

 

Việc ông Dục Ðức đi với Pháp là lý do nòng cốt khiến hai ông phụ chính, Tường và Thuyết phải truất phế tự quân.? Quyền lợi tối thượng của quốc gia và triều đại đòi hỏi như vậy. Chính sử không minh thị đề cập đến lý do chính trị này, chỉ nói bóng gió, như sẽ bàn sau, và nhấn mạnh đến các nguyên nhân về đạo đức và khả năng.? Các lý do này, tuy cũng quan trọng, nhưng chỉ có tính cách biểu kiến, và phụ thuộc, như: các tờ tâu khẩn cấp của các quan quân thứ để trong điện một đêm vẫn chưa giao ra; Khi cúng vua mới chết vẫn mặc áo sắc lục; Tự tay xóa bỏ đoạn di chiếu nói xấu về mình.? Sử sách về sau cứ bàn cãi quanh quẫn về các lý do phụ thuộc này, mà không nói đến việc ông Dục Ðức đã làm gián điệp cho Pháp.? Những lý do biểu kiến, phụ thuộc này có đáng đưa đến sự truất phế hay không là một vấn đề có thể được bàn cãi, và không có câu trả lời dứt khoát. Vì vậy, hầu hết, nếu không phải là tất cả, các sử gia về sau này, đều chê trách hành động phế lập của 2 ông Thuyết và Tường là ??chuyên quyền??? và ??độc đoán ??. Hơn nữa, ngay cả những lý do phụ thuộc, mà chính sử nêu ra đó, cũng bị xuyên tạc, bóp méo, với dụng ý làm cho việc phế lập của 2 ông càng trở nên võ đoán đến mức trở thành ngông cuồng, phi lý.?

 

Việc ông Dục Ðức sửa đổi di chiếu, chẳng hạn, cần được bàn kỹ hơn, vì sử sách hầu hết đều nói một cách sai lạc rằng hai ông Tường và Thuyết sửa di chúc, chớ không phải ông Dục Ðức, để đổ đất cả tội lỗi trên đầu hai ông này. Theo sử gia Trần Trọng Kim, người có vai trò quyết định trong nền sử học Việt, thì chính NVT và Tôn Thất Thuyết đã ??đổi tờ di chiếu,? bỏ ông Dục Ðức mà lập em vua Dực Tông là Lạng quốc công lên làm vua ??. (Op. cit., 220). Mặc dầu nhân chứng Nguyễn Nhựợc Thị có nói rõ trong Hạnh Thục Ca? là chính ông Dục Ðức đã sửa di chiếu, và vì vậy mới bị 2 ông phụ chính vin vào tội ấy để xin truất phế, sử gia họ Trần vẫn chú thích lời thơ của bà Lệ Tần theo một đường hướng khác, để đổ tất cả tội lỗi cho cả 3 ông phụ chánh. (Lệ Tần Nguyễn Nhược Thị, Hạnh Thục Ca. Trần Trọng Kim phiên dịch và chú thích. Sài gòn: Tân Việt, 1950, 20) Thật vậy, cuốn Hạnh Thục Ca, mà chính sử gia họ Trần phiên âm và chú giải, và nhìn nhận rằng mình đã dựa vào một phần lớn để viết đoạn sử rối rắm này trong Việt-nam sử-lược (op. cit., 220, ct. 171), nói rằng:

 

???? Tự quân chưa chính ngôi trời,

???? Chiếu thư lại cải quên lời sách xưa,

???? Văn Tường, Tôn Thuyết chẳng lơ,

???? Bắt chưng lỗI ấy phiến từ dâng tâu? [3]

 

Trong chú thích [3] ghi trên này, ông Trần Trọng Kim lại giải thích một cách gượng gạo rằng: ?? Khi làm lễ đọc di chiếu, quan Phu-chính Trần Tiễn Thành có đọc sai đi mấy câu, Tường và Thuyết vin lấy cớ ấy mà tâu lên bà Từ-dụ Thái-hậu, xin bỏ tự quân và lập người khác.?? (Ibid.)

 

Khẳng định của sử gia họ Trần cũng khác biệt hẵn với lời tường thuật của chính sử nhà Nguyễn, và của Phụ chánh Trần Tiễn Thành trong một bản tấu trình lên vua Hiệp Hòa.? Cả 2 nguồn tin này đều nói giống nhau rằng: trong lúc chờ đợi làm lễ tấn tôn để chính thức lên ngôi vua, tự quân Dục Ðức triệu tập 3 vị phụ chính, yêu cầu bỏ đoạn văn nói xấu mình trong di chúc, ra lệnh sao lục di chiếu, tự mình bôi bỏ đoạn ấy đi trong bản sao, vài giao bản này cho Phụ chánh Thành đọc.? Nhưng 2 bên tường thuật có khác nhau ở một điểm khá quan trọng: theo ông Thành thì các vị phụ chính đều trả lời ông Dục Ðức là họ đã xin Vua Tự Ðức bỏ đoạn này, mà vua nhất thiết không chịu, nên bây giờ không thể nào bỏ sửa gì được hết; còn chính sử thì lại nói, có lẽ để gỡ tội cho ông Dục Ðức, rằng ông Thành minh thị đồng ý, còn 2 ông kia mặc thị đồng ý với ý kiến sửa di chiếu của ông Dục Ðức.? Sau đây là nguyên văn lời tường thuật của Thực Lục:

 

?? . . . vua nối ngôi lại nghĩ trong tờ di chiếu răn bảo có những câu không tốt, không thể truyền bá cho mọi người nghe. Triệu các phụ chính đại thần, cần bớt một đoạn ấy đi, không tuyên lục ra. Trần Tiễn Thành bảo thế cũng ổn, 2 người kia đều thưa rằng: xin nhà vua quyết định, vua nối ngôi tin là cùng bằng lòng, bèn sai sao tờ di chiếu, tự tay xóa bỏ đoạn ấy đi. Dặn Trần Tiễn Thành nhớ mà làm. . .?? (ÐNTL, XXXV, 207, NQT nhấn mạnh)

 

Sau này các sử gia thường viện dẫn đoạn trên này của Thực Lục để phỉ báng 2 ông Tường Thuyết là gian trá, lật lọng vì đã lừa gạt ông Dục Ðức và ông Thành bằng cách giả vờ đồng ý cho ông sửa di chiếu, rồi đến lúc tuyên đọc lại tố cáo họ. Có đúng vậy không?? Ðể trả lời câu hỏi này, cần xét đến bản tấu của Ðệ nhất Phụ chánh Trần Tiễn Thành tường thuật câu chuyện này.? Ðây là một trường hợp dùng tấu sớ để đính chính? Ðại nam Thực lục, tức dùng tài liệu ?? gốc?? để phối kiễm tài liệu ?? đầu tay ??. Sau khi bị các khoa đạo Hoàng Côn và Ðặng Trần Hanh buộc tội cố ý bỏ bớt di chiếu,? có thể đưa đến ?? tội trượng cách chức ??, chiếu luật ?? chuyển tả chế thư sai lầm ??, (ÐNTL, ibid., 231)? Phụ chánh Thành đã thẳng thắn tâu trình câu chuyện lên vua Hiệp Hòa. Trong bản tấu, vị đệ nhứt phụ chánh đã không hề đả động đến việc 3 phụ chính minh thị hay mặc thị tán thành việc sửa đổi di chiếu, như chính sử đã kể, mà chỉ nói rằng họ trả lời với tự quân Dục Ðức là không thể nào sửa đổi bất kỳ một điều gì trong di chiếu được. Ðồng thời, ông Thành hoàn toàn nhận lỗi tuyên đọc sai di chiếu về mình. Vì bản tấu này là một tài liệu lịch sử quan trọng, có thể đính chính những sai lầm khác trong sử học Việt Nam, và giúp hiểu rõ hơn những hành động, cũng như cho thấy tư cách, của ông Trần Tiễn Thành, xin trích dịch lại toàn bản, do học giả Ðào Duy Anh đã dịch ra tiếng Pháp (người viết không tìm được nguyên bản bằng chữ Hán, hay bản dịch ra tiếng Việt, mong mỏi rằng nó còn sót lại trong văn khố nhà Nguyễn, hay gia phã của vị phụ chánh):

 

?? Ngày 14 tháng vừa qua, Tiên Ðế triệu các thần vào cung, thần Trần Tiễn Thành, cùng với các thần tử của Bệ Hạ là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, để trao cho chúng thần di chúc của ngài, đựng trong một cái tráp. Chúng thần lui về Phòng Thái giám để kính xem biết. Bản di chúc gồm có một đoạn viết như sau: ?Y tính hiếu dâm, lại còn rất độc ác, chưa chắc y đã đương nổi việc lớn [il aime la luxure et est en outre d?un caractère très méchant, il n?est pas certain qu?il puisse assumer de grandes tâches, nguyên Pháp văn của ÐDA]. Thần tử Nguyễn Văn Tường nói rằng :? ?? Di chúc có mục đích trao định ngôi lớn. Tôi sợ rằng đoạn này không được thích nghi lắm. Cần nên xin bỏ đi.??? Thần tử Tôn Thất Thuyết và chính hạ thần cùng đồng ý đó, và họp nhau lại dâng sớ lên, xin sửa theo chiều hướng ấy. Nhưng Tiên Ðế đã bác khước lời xin này. Ngày 18, Hoàng tử Thụy quốc công triệu 3 chúng thần vào điện Quang Minh và phán rằng :?? Vua đứng đầu một nước, cũng phải đứng đầu do tư cách đạo đức của mình. Trong di chúc, Tiên vương, lo cho tương lai, đã ghi nhiều lời khuyến cáo nghiêm khắc, như là đoạn nói về sự phóng đảng.??? ?Vị hoàng tử phán rằng ngài không dám không tuân theo ý chỉ uy nghiêm của Tiên đế, ?? tuy nhiên, ngài phán tiếp, trong lúc trong nước nội loạn triền miên, và các liên lạc ngoại giao căn thẳng, nếu tin này trong di chúc đồn ra, không những có thể tạo duyên cớ cho những phần tử phản loạn, mà còn làm cho các nước láng giềng khinh khi. Như vậy làm sao mà cứu vãn tình thế được? ??? Vị hoàng tử hỏi có thể nào loại bỏ đoạn đó đi được không, nhưng ngài không dám tự mình làm lấy. Ba chúng thần tâu trình rằng Hội đồng Phụ chánh đã có xin bỏ đoạn đó, nhưng Tiên Ðế đã không cho phép, và bây giờ không thể sửa đổi bất kỳ một điều gì được hết. Vị hoàng tử yêu cầu phải suy nghĩ lại để khỏi phải thiệt hại cho quốc gia. [ ] Ngày 19 [ngày tuyên đọc di chiếu], thần tử Nguyễn Văn Tường cáo bệnh không dự. Chính hạ thần cũng từ chối nhiều lần vì lý do tuổi tác. Thần tử Tôn Thất Thuyết, viện cớ rằng hạ thần đẳng cấp cao hơn, từ chối qua mặt hạ thần để đọc di chiếu. Tuy nhiên, lễ tuyên chiếu đã sẵn sàng bắt đầu rồi. Không có cách nào thối thác được, hạ thần đành phải chấp nhận đọc di chiếu. Nhưng hạ thần đang bị nỗi phiền muộn và đau buồn đè nặng; tai nghe không rõ, mắt trông rối loạn, tinh thần bất an vì bệnh tật vừa qua. Hạ thần không nhớ rõ là đã phạm tội hay không phạm? tội bỏ sót trong lúc tuyên đọc di chiếu. Giờ đây, bị các khoa đạo đàn hặc, hạ thần xin cúi đầu nhận lãnh tất cả hậu quả của các hành vi của mình.??? (Ðào Duy Anh,? ??Les grandes familles de l?Annam: S.E. Tran-Tiên-Thanh ??. BAVH, số 2, 1944, 145, NQT nhấn mạnh)

 

Phụ chánh họ Trần đã cam chịu gánh tất cả tội lỗi về mình, chớ không đỗ cho ông hoàng Dục Ðức, khi đó đã bị quản thúc rồi. Nhưng việc đã sáng tỏ khi các khoa đạo Hoàng Côn và Trần Hanh trình lên vua Hiệp Hòa rằng:

 

??. . . Tôn Thất Thuyết nói rõ là có một đoạn trong di chiếu của tiên đế răn bảo vua nguyên nối ngôi, vì vua nguyên nối ngôi sao lục ra đã bỏ bớt đi; đại thần Trần Tiễn Thành tuyên đọc cũng bỏ đoạn ấy đi, có phần không phải.??? (ÐNTL, XXXV, 231, NQT nhấn mạnh)

 

Rồi vua Hiệp Hòa cũng phê rằng:

 

??? . . . vua nguyên nối ngôi bỏ bớt lời di chiếu, chưa chắc đã không phải tự viên đại thần ấy dẫn đường ra trước.?? (Ibid.)

 

Tóm lại, các tài liệu trên cho phép kết luận rằng ông Dục Ðức đã bất chấp ý kiến không tán thành sửa di chiếu của toàn thể Hội đồng phụ chánh, không ngần ngại dùng uy quyền tự quân của mình để ra lệnh sao lại bản di chiếu, tự tay bỏ đoạn tiên đế nói xấu mình trong bản sao, và giao bản sao này,cho vị Ðệ nhất Phụ chánh, bảo phải theo đó mà đọc. Thật vậy, ông Dục Ðức là một người đã từng làm những việc tày trời, táo bạo như: làm gián điệp cho Pháp từ mấy năm trước, 1881, được sự yễm trợ của người Pháp và tay chân vây cánh trong những phần tử theo Pháp, và hãm hiếp vợ hầu của cha nuôi là vua Tự Ðức đã? truyền ngôi cho mình. Nay với chính danh là vua nối ngôi, và ý định sẵn sàng trừ khữ 2 ông phụ chánh Tường Thuyết và các thành phần chống Pháp trong triều, tự quân Dục Ðức cần gì ý kiến thuận của các phụ chính để sửa di chiếu?

?

3.? Giết Dục Ðức bằng cách giam đói?

 

Một điều đáng lưu ý ở đây là bộ sử ÐNTL? Ðệ Tứ kỷ? viết về vụ này đã được soạn thảo và ban hành dưới thời Vua Thành Thái, là con của ông Dục Ðức. Có thể đó là một lý do quan trọng khiến cho sử quan không được tự do viết hết sự thật, như đã thấy trên,? chưa kể đến những áp lực chính trị từ phía Pháp không muốn phổ biến việc ông Dục Ðức đã từng liên lạc kín với họ. Thật vậy, có thể vì chính sử không thể minh thị đề cập đến việc Hoàng trưởng tử đi lại với Pháp, nên có chỗ viết rất khó hiểu. Ví dụ: sử kể 14 người thân cận của Tự quân Dục Ðức, là ?? bọn Nguyễn Như Khuê ??,? đều bị xử tội nặng nhẹ, từ tử hình đến quản thúc, mà không nói vì tội gì cả. Quả nhiên, nếu chỉ làm tay chưn bô hạ cho tự quân, mà không phải là phản quốc, làm gián điệp cho địch, thì có tội gì mà phải bị xử nặng như vậy?? Ngoài ra, việc vua Thành Thái can thiệp vào việc viết sử để bênh vực cho cha mình là ông Dục Ðức có thể được suy diễn từ nhiều hành động khác của vua, như, mặc dầu Tự quân Dục Ðức chưa phải là vua, vì chưa hề chính thức lên ngôi bằng một lể tấn tôn, Vua Thành Thái, vì lòng hiếu thảo và có lẽ không thông hiểu gì về những việc ông Dục Ðức đã làm,? vẫn truy tôn ngài làm vua, là Cung Tông Huệ Hoàng Ðế, vào năm 1892.? Trong lúc đó, vua Hiệp Hòa, đã thay tự quân làm vua thực sự được bốn tháng, thì chỉ được vua Thành Thái cho truy phong là Văn lãng Quận vương vào 1891, và cho ghi trong sử như là phế đế, vào 1899. (Thế phả, 367; ÐNTL, XXVII, 20; XXXV, 205)? Tóm lại, vì những áp lực mạnh từ phía vua Thành Thái và cả phía Pháp, khúc sử này đã bị xuyên tạc bóp méo khá nhiều, để che dấu tội lỗi của ông Dục Ðức, và qui trách mọi tội lỗi vào hai ông phụ chánh Tường và Thuyết.

 

Việc cố ý vu cáo 2 ông này một cách có hệ thống đã được tỏ rõ với nhiều tin xuyên tạc khác mà sử sách dưới thời Pháp thuộc đã rao ra. Ðó là việc nói sai lạc, một cách vô tình hay cố ý, rằng ông Dục Ðức bị giam đói chết liền sau khi bị truất phế, trong lúc ông chỉ bị quản thúc, được ở chung với gia đình trong hoàng thành, và mất sau đó hơn 15 tháng, vào ngày 24-10-1884, trong một trường hợp mờ ám. (ÐNTL, XXXVI, 172; Thế Phả, 372) Thậy vậy, theo Thực Lục, sau vụ truất phế, hai ông phụ chính ??đem lỗi của vua nguyên nối ngôi trước, xin sắc cho phủ Tôn? nhân, đình thần hội bàn.??? Việc trình lên, vua Hiệp Hòa cho Cơ mật viện và Thương bạc bàn lại. Kết cục, tự quân được trở về ngạch cũ [công tử], giữ tên cũ, và dời từ nhà cũ đến ở tại Giảng đường viện Thái y, với 5 tên lính hầu, đề sai khiến, một viên dực thiện đi lại coi sóc, ??nhưng bắt đề đốc kinh thành cùng các viên phủ Thừa Thiên phải để ý phòng giữ . . .Và phủ Tôn nhân thời thường kiểm sát.?? (ÐNTL, XXXV, 232)

 

Ngoài ra, việc sử nói rằng? 2 ông Tường Thuyết về sau giết ông Dục Ðức bằng cách ngầm ra lệnh giam đói, cũng không dựa trên một bằng chứng gì cụ thể cả.? Ðể soi sáng câu chuyện này cần xét lại bối cảnh lịch sử chung quanh cái chết của ông Dục Ðức. Trong thời gian ông Dục Ðức bị quản thúc trong hoàng thành thì nhiều biến cố dồn dập đã xảy ra.? Lúc ông bị truất phế, ở Huế không có viên chức dân sự hay quân sự Pháp, sứ quán Pháp đã đóng cửa, Rheinart bỏ vào Sài gòn từ đầu tháng 4 năm 1883, vì tình hình quá căn thẳng sau khi Henri Riviére chiếm Hà Nội, Hòn Gay và Nam Ðịnh.? Vua Hiệp Hòa lên ngôi không bao lâu thì Pháp đánh chiếm Thuận An, và ép buộc Triều đình ký Hiệp ước Bảo hộ 25-8-1883. Tiếp theo đó, Pháp đóng quân thường trực ở Cửa Thuận, và De Champeaux trở lại làm Khâm sứ.? Sau khi Hiệp ước Patenôtre được ký ngày 6-6-1884, thì Rheinart, người đã từng đi đôi mật thiết với ông Dục Ðức lúc trước, như đã kể trên, trở lại làm Khâm sứ.? Khi Vua Kiến Phúc mất vào cuối tháng 7 năm 1884, Rheinart nhất thiết không chịu để cho Vua Hàm Nghi lên ngôi, và đòi Triều đình đưa Gia Hưng Vương Hồng Hưu lên thay. Triều đình cũng cương quyết không chịu, và rút cục, vua Hàm Nghi vẫn còn tại vị, nhưng Pháp nhân cơ hội căn thẳng đem quân đóng ở Mang Cá ngay sát kinh thành. Vào khoản tháng 10-1884 thì xảy ra việc vượt ngục của Phan Chuyên [Hồng Chuyên, có tội, phải lấy họ mẹ] và Ngô Tu [Hồng Tu]:

 

?? Tên phạm trốn là Phan Chuyên [nguyên Kỳ Ngoại hầu, nguyên can về tội họp đảng cướp của, kết án chém, nhưng chuẩn cho hoãn lại, nghiêm giam để đợi lệnh], Ngô Tu [nguyên Tuy lý huyện công, nguyên can về tội mùa đông năm ngoái, nghe tin việc nghinh lập biến, tức thì đi ra cửa Thuận An, cầu Pháp phải cứu, án nghĩ kết phải trảm giam hậu] đều giam ở nha vệ thành, ban đêm thông đồng bẻ cùm vượt ngục, qua thành thoát đi, bắt được, đều xử chém ngay. Nha vệ thành vì tội sơ phòng, giáng cho tội đồ để phân biệt. ?? (ÐNTL, XXXVI, 171, NQT nhấn mạnh)

 

Tình hình chính trị đã trở nên hết sức khẩn trương cho Triều đình chống Pháp vào thời vua Hàm Nghi mới lên: quân Pháp đóng ở các căn cứ hiểm yếu, Cửa Thuận và Mang Cá ngay sát kinh thành; Khâm sứ Rheinart, người đã từng ủng hộ ông Dục Ðức, có thể âm mưu đưa ông này lên thay vua Hàm Nghi; và một hai tội nhân chính trị đợi trãm quyết, là các ông Hồng Tu và Hồng Chuyên, đã có thể bẻ cùm vượt ngục, như nói trên.? Vì vậy, 2 ông phụ chánh nhận thấy cần phải có biện pháp đề phòng:

 

?? . . . Văn Tường và Thuyết tâu nói: gần đây nha Vệ thành canh phòng hờ hững, nên tên Ðình Chuyên đã vượt ngục. Vậy tự quân ở viện Thái y . . . cũng nên làm sớm đi, để khỏi sự trở ngại về sau, xin chuyển dời sang nhà ngục phủ Thừa Thiên để giam giữ cho được cẩn mật. Tâu lên làm ngay, các con trai con gái đều cho theo về ở với mẹ, giao về quê ngoại quản thúc. . . rồi hai người bí mật sai không cho tự quân ăn uống.? Ðến ngày mồng 6 tháng ấy . . . tự quân chết ở ngục.? Người coi ngục cứ báo là chẳng ăn mà chết . . . ??. (Ibid., 172, NQT nhấn mạnh)

 

Tóm lại, Triều đình chống Pháp đã đối xử khoan hậu với ông Dục Ðức lúc tình hình chính trị và an ninh cho phép, cho đến lúc Khâm sứ Rheinart trở lại Kinh thành.? Ông này là một người đã từng công nhiên tìm mọi cách đưa các vua quan thân Pháp lên cầm quyền, mua chuộc ông Dục Ðức để ông này cung cấp tin tức tối mật cho mình, và dùng vũ lực để ép buộc Triều đình truất phế vua Hàm Nghi, và đưa Gia Hưng Vương lên thay.? Gặp sự chống đối cương quyết của Triều đình, Rheinart lại đề nghị đưa ông Thuyết lên ngôi! (?? M. Rheinart . . .??. BAVH, số 1 & 2, 1943, 152-3? ) Với quân đội Pháp đóng ở Cửa Thuận, Mang Cá, và Tòa Sứ, và sự thông đồng bẻ cùm vượt ngục của các ông Hồng Tu và Hồng Chuyên trong hoàng tộc,[Hồng Tu đã từng trốn ở Cửa Thuận nhờ quân Pháp che chở trong vụ đảo chánh Vua Hiệp Hòa, và Hồng Chuyên đã đến nhà giết phụ chánh Trần Tiễn Thành, sẽ bàn sau], dĩ nhiên Triều đình thấy cần phải áp dụng những biện pháp đề phòng, bằng cách giam giữ cựu tự quân Dục Ðức nghiêm nhặt hơn trước.? Biết đâu, lúc đó Rheinart đang âm mưu đảo chánh vua Hàm Nghi để đưa ông Dục Ðức lên thay, hay ít nhất, phe chống Pháp có thể nghi ngờ như vậy, nên phải đưa ngài về giam ở lao phủ Thừa Thiên, để ngăn ngừa mọi âm mưu đen tối của người Pháp.

 

Ông Dục Ðức bản tính ngang tàn, ít chịu câu thúc, gò bó mà nay về lao Thừa phủ, bị đối xử như một người tội nhân thường, thay vì như là một cựu hoàng, có thể nổi cơn phẫn uất đến độ tự nhịn ăn mà chết. Ngoài ra, ngài cũng có thể mất vì một lý do nào khác, như đau ốm, bệnh tật, hay bị một nhóm chống Pháp quá khích âm mưu ám hại, như trường hợp của Phụ chánh Trần Tiễn Thành, sẽ bàn sau.? Việc sử nói hai ông phụ chánh ??bí mật sai không cho tự quân ăn uống? . . . người cai ngục cứ báo là chẳng ăn mà chết ???? chỉ là một nghi vấn, cần có thêm tài liệu nữa mới rõ hư thực.Tử ngữ ?bí mật sai?? bao hàm một sự phỏng đoán, suy diễn dựa vào tin đồn đãi, chớ không bằng vào một văn kiện hay bằng chứng gì xác thực cả, và cũng có thể đã được sử quan thêm thắt vào, theo lệnh của cấp trên, ??để tỏ rõ cái tội của kẻ quyền thần [tức là bọn Tôn Thất Thuyết] ?? ?(ÐNTL, XXVII, 20), không khác gì vụ sử nói về cái chết của phụ chánh Thành sẽ bàn sau này. Nếu quả chuyện đó có thật, thì phải có bằng chứng rõ ràng, như một văn kiện mật gởi cai ngục hay lời khai của cai ngục, là 2 ông ngầm ra lệnh bỏ đói cho ông Dục Ðức chết. Nếu như vậy thì tại sao, lúc phe thực dân và Việt theo Pháp lên cầm quyền, chỉ hơn nửa năm sau đó, những kẻ thù của 2 ông phụ chánh như các ông De Courcy, Silvestre, Nguyễn Hữu Ðộ, và Phan Ðình Bình, nhạc phụ của ông Dục Ðức,? không mở ngay cuộc điều tra để đem vụ này ra ánh sáng, trừng phạt các viên chức cai ngục đã giam đói, và xử tội các ông phụ chính đã ra lệnh ấy?? Ðó là một việc làm rất dễ dàng, vì nếu quả việc đó có xảy ra, thì bằng chứng cũng phải còn đó, không thể nào dấu diếm được. Hơn nữa, chính ông Phan Ðình Bình trong bản cáo trạng gởi Tướng de Courcy đã yêu cầu điều tra và trị tội 2 ông Tường và Thuyết về các vụ sát nhân này, mà tại sao không có kết quả gì cả? (Silvestre, J., Politique francaise dans l?Indochine-Annam, Extraits des Annales de l?Ecole des sciences politiques [du 15 Juillet 1895 au 15 Janvier 1898], XII, 105; Các bài trong Niên giám của Trường khoa học chính trị này in thành tập sách được tìm thấy ở CAOM, Aix dưới số BIB/ SOM/C.1814 )

 

Tin bỏ đói này cũng đáng ngờ, chẳng khác gì những tin sai lầm khác, thường thấy trong sử sách thực dân, là ông Dục Ðức đã bị giam đói chết liền sau khi bị truất phế, chớ không phải hơn một năm sau, như đã nói trên.? Sử gia Phạm Văn Sơn, chẳng hạn, kể rằng

 

?? . . . Dục Ðức ở ngôi được ba ngày thì ông Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường phế lập và đem giam vào Trấn Phủ . . . vì không được tiếp tế lương thực gì cả nên bảy ngày sau Ngài mất [6-10-1883].?? ?(Việt sử toàn thư. Sài gòn, Khai Trí, 1960, 460, NQT nhấn mạnh)

 

Theo một nguồn tin xuyên tạc điển hình khác, thì lập tức sau khi bị truất phế, nhân vụ đọc di chiếu:

 

?? . . . Dục Ðức bị đưa về giam trong một phòng nhỏ, kín mít, vừa mới được xây cấp tốc bên trong Dục Ðức Ðường ở Thành Nội. Hằng ngày Dục Ðức chỉ được phần cơm nhỏ đưa vào lổ cửa, còn người lính gác nhìn thảm cảnh, động lòng bèn lấy chiếc áo rách thấm nước nhét vào khe cửa để Vua vét lấy nước mà uống, nhờ vậy mà sống lây lất được một tháng, rồi cũng chết một cách thê thảm và lặng lẽ . . .??? (Thái Văn Kiểm, Nhớ Huế,? số 8, 1996, 101)

 

Các tin này được giới thực dân đưa ra và truyền tụng đến ngày nay, trong lúc ông Dục Ðức, như đã kể trên, sống chung cùng vợ con ở trong Giảng đường viện Thái Y trong hoàng thành ??với 5 lính hầu để phòng sai khiến . . .một viên dực thiện đi lại coi xét dạy bảo. . . ?? trong một thời gian hơn một năm và 3 tháng trời! (ÐNTL, XXXV, 232)

 

Tóm lại trong bối cảnh một cuộc tranh chấp, một mất một còn, giữa phe chống Pháp và phe theo Pháp trong Triều đình cũng như trong hoàng tộc, sự giam giữ cẩn mật một cựu tự quân đã từng cọng tác với Khâm sứ Rheinart, nay trở lại Huế, là một điều tối cần thiết, để giữ cho ông khỏi trở thành một nguy cơ quá lớn cho vua Hàm Nghi và phe chống Pháp. Thật vậy, Rheinart? đã không quên tự quân Dục Ðức chút nào, vì về? sau này, chính ông ta đã dàn xếp đưa con của tự quân lên ngôi, là Vua Thành Thái, để trả ơn. (Trần Trọng Kim, op. cit., 233;? Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, Tập 2. Houston: Văn Hóa, 2000,? 511-514).

 

B.? Giết hại Vua Hiệp Hòa và một số hoàng thân, công tử?

 

Sau khi ở ngôi một thời gian ngắn, Vua Hiệp Hòa đã ký Hiệp ước? 25-8-1883, thường gọi là Hiệp ước Harmand, công nhận nền bảo hộ của Pháp, và? âm mưu đi với người Pháp để trừ khữ hai ông phụ chánh Tường và Thuyết, vì cho rằng hai ông này chống Pháp và tiếm quyền. Vua đã sai Tuy Lý Vương Miên Trinh tiếp xúc với sứ Pháp, ban đầu bằng đường lối ngầm, như vào Tòa sứ xin thuốc tây chữa bệnh, rồi dần dần một cách công khai chính thức là đại diện của Vua và Triều đình, bất chấp hệ thống hành chánh và qui lệ ngoại giao của quốc gia.? Ðồng thời, để truất quyền hai ông phụ chánh, vua bổ nhiệm các vị công tử đi với Pháp vào các chức vụ then chốt trong Nội các [văn phòng vua]? và bộ Lại;? Ra lệnh cho các bộ viện tâu trình thẳng lên vua qua Nội các, chớ không cần qua? các phụ chánh [viện Cơ mật];? Thuyên chuyển ông Thuyết khỏi bộ Binh;? Ly gián hai ông phụ chánh bằng cách nói xấu ông này trước ông kia, và ông kia trước ông này.? Kịp đến khi Vua tiếp kiến riêng Khâm sứ De Champeaux do sự dàn xếp của Tuy Lý vương, không có sự tham dự của hai ông phụ chánh, cũng như không theo thủ tục hành chánh ngoại giao thường lệ, NVT và Tôn Thất Thuyết đã cùng triều thần chống Pháp thực hiện cuộc đảo chánh, phế bỏ Vua Hiệp Hòa, và đưa Hoàng Tử Ưng Ðăng, 15 tuổi [sinh 12-2-1869] lên thay, tức Vua Kiến Phúc.

 

1.? Giết Vua Hiệp Hòa

 

?Sở dĩ Vua Hiệp Hòa không được thoát chết như tự quân Dục Ðức trước đó, là vì Tòa sứ Pháp nằm ngay bên kia sông Hương, với quân đội đóng sẳn ở Cửa Thuận từ nhiều tuần đã qua, có thể sẵn sàng can thiệp bất cứ lúc nào để giải thoát cho vua và lật ngược lại thế cờ. Ðó là một vấn đề sinh tử, một mất một còn, giữa hai phe đối nghịch, không cho phép các phụ chánh phú vận nước cho sự may rủi nào được. (ÐNTL, XXXV,? 255-260; Nguyễn Thế Anh, op. cit., 70-3; Trần Thị Kim Hoa, ??Tìm hiểu thái độ vua Hiệp Hòa đối với việc Pháp đánh chiếm Thuận An và việc ký và thi hành hiệp ước Quý Mùi ??. HNNVTDHSP96, 77-84)

 

Bằng chứng của việc Vua Hiệp Hòa mật thông với Pháp được nêu rõ trong cuộc hội kiến ngày 28-11-1883 giữa Vua và Khâm sứ De Champeaux. Thật vậy,? bức điện tín của Thống đốc Nam Kỳ gởi Bộ Trưởng Hải quân Pháp ngày 10-12-1883 đã ghi chú rằng:

 

?? Vua đã bày tỏ? ??cảm tình đối với nước Pháp trong mọi cơ hội ??, mật sai chú là Tuy Lý Vương, niên trưởng của Triều đại, đến Toà sứ Pháp để hỏi Champeaux là, trong trường hợp nguy biến, ngài có thể nhờ đến sự giúp đỡ của nước Pháp được không. Champeaux đã trả lời được, và nhiệt liệt khuyến khích nhà vua chống lại đình thần. Triều đình lo ngại trước cuộc hội kiến đó, và tìm mọi cách để hỏi cho ra nội dung cuộc hội đàm nhưng vô hiệu.??? (Văn khố bộ Pháp quốc Hải ngoại, F.O.M., A0 [58] carton 16, dẫn do Cao Huy Thuần, op. cit., 268, ct. 52, NQT dịch; hay Vũ Ngự Chiêu, op. cit., Tập 1, 336, ct. 49, văn kiện dời về C.A.O.M., Aix)

 

Thế phả Nguyễn Phước Tộc, trang 366-7, còn nói rõ hơn rằng:

 

?? Thấy hai viên phụ chính coi thường nhà vua nên hai Hoàng Thân . . . Hồng Phì và . . . Hồng Sâm bàn với ngài tìm cách giết đi, bằng cách mượn tay quân Pháp để trừ ông Tường và ông Thuyết. Hồng Sâm lãnh sứ mạng đi điều đình với khâm sứ De Champeaux và đồng ý ngày giờ để thủy quân Pháp tấn công bộ Binh bắt Tôn Thất Thuyết. Việc này chẳng may bị tiết lộ.?? (NQT nhấn mạnh)

 

Picard Destelan, chỉ huy chiến hạm Vipère ở Thuận An, nơi mà các vị hoàng thân đến trú ẩn khi vụ đảo chánh xảy ra, đã kể rằng Pháp đáng lý đã có thể cứu được vua Hiệp Hòa với biện pháp quân sự bằng cách dẹp cuộc nội loạn chiếu theo điều 3 của Hiệp ước 1883 vừa ký, nhưng đã không làm kịp:

 

?? Vua quả có cho kêu gọi sự giúp đỡ của sứ quán, nhưng đã quá chậm; không có lệnh nào được ban ra; vả lại, chỉ có 50 người không thể mạo hiểm vào kinh thành được mà không có lệnh của vị chỉ huy quân sự cao cấp, hay ít nhất của vị khâm sứ . . . Cuộc âm mưu đã được thực hiên một cách tuyệt hảo, và đã thành công ngoài mọi sự chờ đợi. [ ] Trong lúc ông de Champeaux đi Thuận An để bàn tính với vị chỉ huy quân sự cao cấp, thì Hội đồng Cơ mật, dưới sự chủ tọa của Nguyễn Văn Tường, họp, và mọi cửa thành được đóng kín . . . ??? (Destelan, Picard, Annam & Tonkin. Note de voyage d?un marin. Paris, Paul Ollendorff, 1892, 171; NQT dịch và nhấn mạnh)

 

2. Giết các hoàng thân?

 

Việc Vua Hiệp Hòa đi với Pháp được chứng tỏ rõ ràng hơn nữa sau khi câu chuỳện vỡ lỡ, và các hoàng thân chạy xuống Thuận An tá túc với Thiếu tá hải quân Picard Destelan vừa nói. Theo chính sử thì sau khi Vua Hiệp Hòa phê sẵn tờ chiếu nhường ngôi, và hoàng tử thứ ba? [vua Kiến Phúc] đang đợi lên ngôi, thì tất cả các hoàng thân đều vào tả vu:

 

?? [Duy Tuy-lý vương, Hồng Tu, Hồng Sâm ở ngoài, nghe biết tin sợ bị vạ lây, bèn đem gia quyến đến chỗ phái viên Pháp đóng ở Thuận An cầu cứu. Hoàng Hóa Công Miên Triện, Hải Ninh Quận Công Miên Tằng cũng sợ hãi đi mất. Sau đãy vài ngày Hồng Phì đi công sai ngoài bắc về, đến đầu địa giới Quảng Trị nghe biết tin tự cho là nguy, lập tức thuê thuyền đến hội với Tuy-lý vương. Sau vì phái viên Pháp giao trả về, cùng với Hồng Tu, Hồng Sâm đều bị nạn].?? ?(ÐNTL, XXXV, 258, NQT nhấn mạnh)

 

Vua Kiến Phúc lên thay Vua Hiệp Hòa ít lâu, Triều đình xử tội các vị này như thế nào, chính sử có nói khá rõ ràng:

 

?? Trước kia, Tuy Lý vương là Miên Trí [Trinh, ?, NQT ct.] , Hoằng Hóa công là Miên Triện, Hải Ninh quận công là Miên Tằng, nội các tham biện là Hồng Tham [Sâm, ?, NQT ct.] can dự vào sự biến vào ngày 30 tháng trước, sợ bị họa [chư vương công và Hồng Phì đều được Phế đế tin dùng], liền dắt gia thuộc và con cháu phiêu bạt về Thuận An ở với quan Pháp. Lại bộ tham tri sung Bắc Kỳ phó khâm sai là Hồng Phì [trước cùng với Hồng Tham có tờ mật xin đuổi quyền thần] vừa từ Bắc về, cũng đi đường tắt vào ở chung [với quan Pháp]. Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết thương lượng với sứ Pháp để giải [bọn Miên Trí] về. Ðến lúc đó bèn tra xét, tam vương công xưng là nghe nhầm? Hồng Tham, Hồng Tu [đều là con Tuy Lý vương dẫn đến cuồng vọng]. [ ] Bèn giáng Tuy Lý vương làm Huyện công, Hoằng Hóa công làm Hương công, Hải Ninh quận công làm Kỳ Ngoại hầu, đều cho ở nhà riêng [không được tham dự triều chính và giao thiệp với người ngoài]. Hồng Tham, Hồng Tu, Hồng Phì phải tội chém, [khi] giam chờ [chém] đổi theo họ mẹ [giao cho Nha vệ thành canh giữ. Tháng 12 năm đó, nha ấy báo rằng, Hồng Phì đồng thời trúng gió chết]. Bọn công tử Hồng Ðồn [là em Phì, nguyên theo Phì ra Bắc cùng về và cùng vào cửa Thuận], Hồng Côn, Hồng Nhĩ . . ., Hồng Dư . . . [đều là cháu Miên Trí] gồm 20 người giáng làm Tôn thất, trừ Kỳ, Ðỗ, Tuần, tuổi chưa cập cách ra, còn lại giao cho phủ Thừa Thiên giam giữ. Sau đó, phân đặt Tam công ở các tỉnh [Miên Trí ở Quảng Ngãi, Miên Tằng ở Bình Ðịnh, Miên Triện ở Phú Yên]. Con cháu chư công cũng đều đi theo. Duy chỉ có Nhĩ, Tốt, Hữu, Thiết [nói rằng bọn này tính vốn kiệt hiệt] vẫn giam lại. Hai con của Phế đế là Ưng Hiệp, Ưng Bác cùng thị vệ là Nguyễn Duy Thiện [cháu ngoại Phế đế] nên ban rằng không nên giao giam như bình thường.? Thời gian sau phát về sơn phòng Quảng Trị thúc khẩn.?? (ÐNTL, XXXVI, 54-5, NQT nhấn mạnh)

 

Trong 3 người bị tội nặng nhất là xử tử, ngoài ông Hồng Phì bị trúng gió chết, như kể trên, chính sử nói ông Hồng Tu đã bị xử chém thiệt, vì đã? ??thông đồng bẻ cùm vượt ngục ?? ?khi bị giam ở vệ thành, một chỗ với ông Hồng Chuyên, (Ibid., 171) thuộc nhóm chống Pháp cuồng nhiệt trong hoàng tộc [sẽ nói sau]. Nhưng sự thực thì ông Hồng Tu không bị chém thiệt, vì về sau, vào cuối 1885 thời Ðồng Khánh, sử lại nói ông được khai phục chức cũ cùng với các vương công. Thật vậy, theo chính sử thì, vào năm Ðồng Khánh Ất dậu, mùa đông tháng 10:

 

??Tuy lý vương là Miên Trinh, được khai phục là Tuy-lý công, Quỳnh quốc công Miên Triệu được khai phục là Triệu phong quận công, Hải ninh quận công Miên Tranh, Kỳ phong quận công? Hồng Ðãn,? Tuy lý quận công? Hồng Tu,? đều được ?khai phục tước cũ . . .; tham tá Các vụ Hồng Sâm được khai phục chức cũ, . . .?? (ÐNTL, XXXVII, 61, NQT nhấn mạnh).

 

Về ông Hồng Sâm, con của Tuy Lý Vương, [mà có thể có lúc được gọi là Hồng Tham hay Hường Sơn] , thì sử thường nói là ông bị chém ngay, nhân lúc vua Hiệp Hòa bị ép uống thuốc độc (Phạm Văn Sơn, op. cit., 460), nhưng rồi ông cũng còn sống như thường, vì theo chính sử thì ông được tha và phục hồi chức vụ vào cùng một lúc với Tuy Lý Vương, như đã dẫn trên.? Tuy vậy, việc chết, sống của 2 ông Tu và Sâm? trở nên huyền bí, tối tăm, và rối rắm , vì Quốc sử quán, trong bộ Liệt Truyện ??(mà các soạn giả có xác nhận rằng ??Tập ấy không dám nói rằng việc được đúng ?? ), đã tường thuật câu chuyện có phần gượng ép và bất nhất, trái với chính sử, có lẽ vì bị áp lực chính trị, buộc phải đổ tội cho hai ??quyền thần ??.? (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Sử Học, Ðại Nam Chính Biên Liệt Truyện {ÐNCBLT} Nhị Tập [Quyển đầu-Quyển 25]. Nhà Xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1997, 7)? Quả thật, ??việc không được đúng??? , vì trong bài nói về Tuy lý vương, có chỗ ghi rằng khi vương? bị ??Tường, Thuyết . . . bắt tội ??? thì? ??Các con là bọn Tu, Sâm nhân thế cũng bị hại ??. ?Rồi đến khi vua Ðồng Khánh tha cho Tuy lý vương về, và cho khôi phục lại tước công, thì ??Bọn Tu và Sâm cùng truy phục tước hàm ?? (ÐNCBLT, ibid., 110, NQT nhấn mạnh). Hai chữ ??bị hại ??? đi đôi với ??truy phục ?? bao hàm ý nghĩa là đã chết rồi.? Song, tiếp theo, chính ÐNCBLT? lại nói ??Hồng Tu lúc đầu tập ấm huyện công, sau bị quyền thần hãm vào tội. Năm Ðồng Khánh buổi đầu, phục nguyên tước. Hồng Sâm đã có chuyện riêng.?? (Ibid., 113, NQT nhấn mạnh)? Như vậy, có nghĩa là các ông Tu và Sâm còn sống sau khi Ðồng Khánh lên ngôi, chứ không phải đã bị xử tử rồi. Nhưng rồi sau đó, ÐNCBLT? lại nói về Hồng Sâm rằng ??Ðến khi Nguyễn Văn Tường, Lê Thuyết chuyên quyền làm chuyện phế lập, buộc Sâm vào tội . . . truất làm người thường, giam vào ngục, sau đánh thuốc độc chết, lúc ấy 44 tuổi.?? (Ibid., 115, NQT nhấn mạnh)? Chuyện này trái hẵn với chính sử, vì Thực Lục kể rằng ông Hồng Sâm bị xử tử, dược giam chờ chém, nhưng chưa thi hành, và sau được tha và khai phục chức vụ dưới thời Ðồng Khánh, như đã dẫn trên.? Việc ÐNCB LT nói ông Hồng Sâm bị đánh thuốc độc chết ở trang 115 cũng trái ngược hẵn với những gì chính cuốn sách đó đã nói ở trang 113 rằng ??Hồng Sâm đã có chuyện riêng???, tức công nhận là ông còn sống dưới thời Ðồng Khánh, nghĩa là lúc mà 2 ông Tường Thuyết, một người đã đi đày, và một người phò vua Hàm Nghi đi kháng chiến rồi.

 

Tóm lại, mực độ khả tín của ÐNCBLT? thấp hơn ÐNTL rất nhiều, và các soạn giả, Cao Xuân Dục, Lưu Ðức Xưng, Trần Xáng, và nhiều người khác đã nhìn nhận sự thiếu chính xác đó trong bản tấu trình lên vua Duy Tân. (Ibid., 5-8)? Sự khác biệt đó giữa hai bộ sử, cùng do các quan Quốc sử quán biên sọan, khá dễ hiểu: lối viết của ÐNTL theo thể ??biên niên ?? với từng sự việc rời rạc xảy ra hằng ngày cho phép sử quan xoay xở dễ hơn để bảo toàn sự thật.? Trong ÐNCBLT, sử quan phải phân tích các sự kiện rời rạc liên hệ đến một nhân vật để đi đến một tổng hợp về công tội, tư cách tốt xấu của người đó. Một khi các nhân vật thân Pháp được chọn vào hạng liệt sĩ có công với nhà Nguyễn, thì Quốc sử quán phải uốn nắn tài liệu và cách viết sao cho thích hợp với thời thế, sử quan phải theo lập trường thân Pháp mà viết, khó lòng lẫn tránh được. Do đó, những bài ÐNCBLT ?soạn về các nhân vật thân Pháp không đáng tin cậy bằng tin tức của ÐNTL.

 

Nói chung,? sự thi hành các bản án xử tử, nhứt là về tội chính trị, rất thường hay được hoãn quyết, đợi có lệnh vua mới thi hành thật sự; và kẻ bị kết án cũng thường có thể được giảm? khỏi tội chết, một khi tình hình chính trị và an ninh cho phép. Một trong muôn ngàn ví dụ là trường hợp các ông Trần Tấn, Ðặng Như Mai, thủ lãnh của một nhóm Văn thân cuồng nhiệt nổi loạn diệt đạo, đã bị xử tử, nhưng lần đầu, được giam đợi lệnh, rồi, nhân còn cha mẹ già, được tha về để lo phụng dưỡng. (ÐNTL, XXXIII, 10)? Như vậy, rút cục lại, ngoại trừ Vua Hiệp Hòa, chẳng có vị nào trong hoàng tộc theo Pháp bị nhóm chống Pháp của 2 ông giết chết thiệt sự cả. Vả lại, nếu họ có bị tội thì bao giờ cũng phải qua một thủ tục xét xử công minh, đúng theo luật lệ của Triều đình, theo đó quyền quyết định tối hậu vẫn nằm trong tay Vua Kiến Phúc, mà sau lưng còn có Tam Cung và Tôn nhơn phủ, cùng biết bao nhiêu nhân vật có uy tín khác trong hoàng tộc. Hai ông ??quyền thần ??? không thể nào muốn giết ai thì giết, như phe thực dân đã vu cáo.

 

Một điều rất đáng lưu ý nữa ở đây, là các triều đại nhà Nguyễn, dưới thời Pháp thuộc, không hề minh thị chấp nhận rằng việc làm của Vua Hiệp Hòa và các hoàng thân theo Pháp là chính đáng. Thật vậy, Quốc sử quán, trong bản thảo đầu của bộ Ðệ tứ kỷ, chỉ chép thời Hiệp Hòa như là một ??kỷ phụ ??? do ??Lãng quốc công ??? [tước của Hiệp Hòa trước khi làm vua] kế tập ngôi vua, chiếu theo lệ chép của nhà Hán về Xương ấp vương. Ðến 1891, ngài được truy phong là Văn Lãng Quận Vương, thụy Trang Cung mà thôi.? Sau vì con cháu ngài kiện với tòa Khâm và phủ Toàn quyền, xin truy phục danh vị đế hiệu cho ngài, Vua Thành Thái mới cho lệnh chép ngài ở trong sử là ??Phế đế ??? trong phần ??phụ Phế đế ?? ?của Ðệ Tứ Kỷ . Tuy vậy, Vua? châu phê rằng ??truy phong thì y cho, nhưng con cháu về phòng của quốc công ấy chuẩn chiếu như lệ quận vương mà thi hành là hợp.??? (ÐNTL, XXVII, 7, 8) Trong lúc đó thì trào Vua Kiến Phúc, mặc dầu Vua còn nhỏ và bị coi là ??bù nhìn ??? cho bọn ??quyền thần??, lại được xem là một triều đại chinh thống của ??Giảng Tông Nghị Hoàng Ðế ??;? Và Vua Hàm Nghi được thừa nhận là ?? Xuất Ðế ??. (ÐNTL, XXXVI, 5-17) Thế Phả nhà Nguyễn cũng vậy, đã dành một triều đại đàng hoàng cho Vua Kiến Phúc, và một phần trọng thể riêng biệt, để nói về ??Vua Hàm Nghi ??, còn về vua Hiệp Hòa thì chỉ dành một trang tiếp theo triều? Tự Ðức với đầu đề: ??Nguyễn Phúc Thăng, Văn Lãng Quận Vương [vua Hiệp Hòa] ??. (Thế Phả, 366, 381-388)? Phải chăng nhà Nguyễn, ngay từ dưới thời Pháp thuộc, đã vô hình chung phủ nhận việc làm của Vua Hiệp Hòa, và chấp nhận việc làm của 2 ông ??quyền thần ?? ?

 

3. Bóp cổ Vua Hiệp Hòa và chia vàng của Vua với Tôn Thất Thuyết?

 

Tóm lại, câu chuyện đại cương là hai ông phụ chánh Thuyết và Tường lãnh đạo phe chống Pháp trong Triều đình Huế diệt phe theo Pháp do Vua Hiệp Hòa và một số nhỏ hoàng thân lãnh đạo. Triều đình vua mới đã xét xử họ một cách công minh, không thấy có gì là độc đoán hay lạm quyền cả, có phần độ lượng nữa là khác.? Nhưng, ngoài những sự ngụy tạo và bóp méo tin tức vừa kể,? sử sách thực dân Pháp đã tường thuật câu chuyện ra sao?? Bouinais và Paulus, nhân khi bàn về hiệp ước 1884, nói rằng chính NVT,?? kẻ thù công khai của người Âu châu, bị tố cáo, theo tin đồn của công chúng, đã tự tay bóp cỗ vua Hiệp Hòa, người hình như dã muốn nhích lại gần Pháp để thoát ra khỏi sự giám hộ của y.??? (Bouinais, A. et Paulus, A., L? Indo-Chine francaise contemporaine. Paris: Libr. Maritime et Coloniale, 1885, 274, NQT dịch và nhấn mạnh). Rồi nhân khi nói về việc Pháp chiếm kinh đô Huế, Bouinais nhắc lại một đoạn trong báo Temps ngày 11-7-1885 như sau:

 

?? Người ta đồn rằng Hiệp Hòa, muốn lên làm vua, nhờ Thuyết giúp đỡ để lật đỗ Dục Ðức bằng cách hứa trả cho Thuyết một số tiền rất lớn bằng nhiều nén vàng. Thuyết chấp nhận giao ước và thương lượng với Tường, người muốn nhân cơ hội đảo chánh này đưa mệ Mến [Kiến Phước] lên ngôi, để Tường tố cáo Dục Ðức là loạn luân trước Hội đồng Cơ mật.? Dục Ðức bị lật đổ mặc dầu sự phản đối quyết liệt của phụ chính Trần Tiễn Thành.? Hiệp Hòa, được cử làm vua do ảnh hưởng của Thuyết, bất chấp sự bất mãn của Tường, quên liền lời hứa của mình, và Thuyết quay lại đi đôi với Tường để lật Hiệp Hòa. [ ] Quả nhiên, một hợp đồng mới được hai nhân vật ấy ký kết với nhau, nhằm mục đích lật đổ Hiệp Hòa, và thay bằng mệ Mến [Kiến Phước], em của dâu Tường.??? (Ibid., 661-2, ct. 1)

 

Tin này ít thấy được lặp lại trong các sách báo khác, vì nó hoàn toàn thiếu cơ sở, nên không ??ăn khách ??? lắm, như ai cũng có thể thấy.? Tuy nhiên, mới đây một sử gia tiến sĩ đã viện đẫn nguồn tin văn khố Pháp nhắc lại lời đồn đó, nhân khi bàn về cái chết của vua Hiệp Hòa:

 

?? Người ta cũng nói rằng một trong những sai lầm lớn của Hiệp Hòa là đã không trả cho ông anh họ Tôn Thất Thuyết số tiền 300 lạng vàng mà Hiệp Hòa đã hứa cho Thuyết để được lên ngôi.??? (Nguyễn Xuân Thọ, Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam [1858-1897]. Tác giả xuất bản và giữ bản quyền, 1994, 344)?

 

4?? Giết Ðệ Nhất Phụ Chánh Trần Tiễn Thành?

                  ?????????????????????

Ngoài việc Vua Hiệp Hòa và các vị hoàng thân, NVT và Tôn Thất Thuyết còn bị sử sách hầu như đồng loạt tố cáo là đã giết hại Phụ chánh Trần Tiễn Thành. Về vấn đề này, mặc dầu sử sách Pháp Việt đều nói trái ngược nhau rất nhiều, dựa vào tin đồn xuyên tạc nhiều hơn sự thật, cái tin 2 ông Tường, Thuyết giết ông Thành đã trở thành như là chân lý của lịch sử, không cần bàn cãi nữa. Thật vậy, theo Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu thì:

 

?? Ngày Ðinh Sữu, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết thí Ngài Hiệp Hòa và giết đại thần là Trần Tiễn Thành. Rước ông Hoàng tử thứ ba vào ở đền Hoàng Phước.??? (Quốc sử quán Triều Nguyễn, Chủ biên: Cao Xuân Dục, 1908. Nhóm Nghiên Cùu Sử Ðịa Việt Nam, 1972, 212)

 

Tiếp đó, sử gia Trần Trọng Kim viết không chút thắc mắc, rằng:

 

?? Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đã giết vua Hiệp Hòa rồi, lại thấy quan Phụ Chính Trần Tiễn Thành không theo ý mình, cũng sai người giết nốt.?? (Op. cit.,? 221)

 

?Sử gia Phạm Văn Sơn cũng nói theo một cách dễ dàng là:

 

??Theo số phận vua Hiệp Hòa . . . là Trần Tiễn Thành . . . vì ông không tán thành chính kiến của Tường và Thuyết.?? ?(Op. cit., 460)

 

?Bài này sẽ chứng minh ngược lại, rằng 2 ông Tường và Thuyết không có giết ông Thành, và ông Thành không có theo Pháp.?

 

a. Mâu thuẫn của chính sử

 

Câu chuyện khá phức tạp, vì ngay trong chính sử nhà Nguyễn, có thể vì áp lực chính trị, tin tức cũng mâu thuẫn lẫn nhau. Thật vậy, ở một chỗ, chính sử, trái với lối viết ??biên niên ??,? với từng sự kiện rời rạc, thông thường của mình, đã tóm lược và tổng hợp câu chuyện về ông Trần Tiễn Thành như sau:

 

?? Trần Tiễn Thành cùng 2 người ấy ?[chính sử thường gọi tắt NVT và Tôn Thất Thuyết là ??hai người?? hay ??hai ông??, NQT ct.] vẫn không bằng lòng nhau. Trước đây vì việc tuyên chiếu, đã bị 2 người ấy tham hặc diếc móc, giận không quên được. Bọn Hồng Phi mật tâu xin bỏ cường thần, Tiễn Thành cũng có đi lại mật với nhau. [Tiễn Thành đêm thường ngầm đến dinh thự Hồng Phi bàn kín với nhau]. Hai người đã biết. Cho nên việc Tiễn Thành cáo ốm xin về nhà riêng, đều do 2 người bắt buộc. Ðêm hôm trước họp nhau ở sở Tịch Ðiền, 2 người cũng có đem bản thảo tờ tâu đến tường với Tiễn Thành, yêu cầu phải theo làm việc ấy. Tiễn Thành lại khước từ, nói rằng: bỏ vua nọ lập vua kia, sao có thể làm mãi? Tôi đã bãi chức về nhà, không dám dự việc ấy. Hai người lại càng ngờ mà ghét. Nhân thể đêm ấy cũng sai người đến giết Tiển Thành ở nhà riêng. [Nhà ở ấp Doanh-thị Trung]. [ ] Ngày hôm sau [tức là mồng 1 tháng 11] hai người tâu xin chôn vua bằng lễ nghi quốc công . . .. Còn Tiễn Thành thì do phủ Thừa Thiên khám biên cho là bị kẻ cướp giết chết. Ðến lúc việc phát ra, ai cũng biết là do 2 người ấy sai người giết, mà chả ai dám nói ra.?? (ÐNTL, XXXV, 259-260, NQT nhấn mạnh)

 

Tóm lại, Thực Lục nói rằng Phụ chính Thành và 2 ông Tường Thuyết đã chống nhau và thù nhau vì nhiều chuyện: ông Thành không tán thành việc truất phế ông Dục Ðức và ông Hiệp Hòa của 2 ông kia; ông Thành thường liên lạc mật thiết với các ông hoàng theo Pháp, và những ông hoàng này đã âm mưu ám hại 2 ông Tường và Thuỳết, nên bị 2 ông này sai người đến giết rồi đỗ cho giặc cướp. Những sự kiện sử viện dẫn ra để từ đó suy diễn ra sự ??không bằng lòng nhau ???? giữa vị Ðệ Nhứt Phụ chánh Thành với 2 vị đồng nghiệp kia phần nhiều đều có thật, nhưng sự suy diễn của sử gia, dựa trên sự phỏng đoán, không mấy thuyết phục. Thật vậy, việc bàn cãi qua lại giữa ông Thành và ông Thuyết trong việc đọc di chiếu, không có gì quan trọng lắm, vì cả ba vị, như đã nói trên, đều biết trước câu chuyện sẽ xảy ra, và 2 ông Tường Thuyết, nhân vụ ông Thành đọc thiếu đó, mà vạch lỗi sửa di chiếu của ông Dục Ðức, chứ không có ý muốn hại ông Thành.? Phụ chánh Thành là người trung nghĩa, mực thước và khuôn mẩu, như sẽ nói sau, nên can ông Thuyết không nên phế lập, vì sợ trái di mệnh của Vua Tự Ðức, nhưng liền sau đó, sau khi thấy tình thế đã ngã ngũ về phía 2 ông kia,? ông Thành đã đồng ý ký vào tờ sớ xin truất phế gởi Ðức Từ Dụ, rồi sau đó nhận lỗi đã bỏ không đọc đoạn di chúc, mà vua Dục Ðức đã tự tay xóa bỏ.

 

Còn ??việc Tiễn Thành cáo ốm xin về nhà riêng, đều do 2 người bó buộc ??? cũng dựa một phần vào sự kiện, một phần vào sự suy diễn, có thể là gượng ép của sử quan, dưới áp lực chính trị. Việc ông Thành cáo ốm xin về có thật, nhưng việc bị 2 ông kia bó buộc chỉ là một sự phỏng đoán không đúng, vì ông Thành đã tự ý muốn xin nghỉ về hưu duỡng bệnh từ mấy năm về trước rồi, và phải nán ở lại là vì bổn phận với vua, với nước.? Ông đã đau ốm nhiều và được Vua Tự Ðức cho giảm bớt việc từ 1881, lúc ông 69 tuổi; và sau khi bị giáng phạt vì việc đọc di chiếu, ông đã tự ý xin Vua Hiệp Hòa cho nghỉ để về làng dưỡng bệnh. (ÐNTL, XXXV, 6; Ðào Duy Anh, Ibid., 146)

 

Việc ông Thành từ chối ký vào sớ truất phế Vua Hiệp Hòa, và trả lời ?? . . . tôi đã bãi chức về nhà không dám làm việc ấy ??,? là một sự kiện có thật. Nó có thể chứng tỏ sự bất đồng quan điểm giữa ông Thành với 2 ông kia,? vì quan niệm trung quân ái quốc của các ông có phần khác nhau, như sẽ bàn rộng sau.? Nhưng từ đó mà nói rằng 2 ông phụ chánh kia đã thù hằn ông Thành đến nỗi phải ngầm thủ tiêu ông này, thì chỉ là một suy diễn có phần miễn cưỡng, gượng ép, sẽ được bàn sau.

 

Còn việc sử nói ông Thành đi lại với nhóm các ông hoàng Hồng Phì, Hồng Sâm, và 2 ông Tường-Thuyết biết chuyện đó, là những sự kiện có thể xảy ra thật. Nhưng sử không hề nói rằng ông Thành đã cùng các ông hoàng kia âm mưu đi với Pháp để giết NVT hoặc ông Thuyết.? Chính sử chỉ nói rằng các ông hoàng kia làm việc đó, còn ông Thành chỉ có đi lại với họ thôi, chớ không nói đi lại để âm mưu ám hại 2 ông phụ chánh kia.? Còn cuốn? Liệt Truyện, cũng do Quốc sử quán soạn thảo, lại không hề đả động gì đến việc này cả, khi viết về công trạng của ông Thành. Vậy, từ đoạn sử đó mà suy diễn ra rằng ông Thành đi đôi với các hoàng thân để theo Pháp và mưu toan giết 2 ông phụ chánh kia, và 2 ông kia biết như vậy, nên đã cho người thủ tiêu ông Thành là đã đi quá xa.? Như sẽ nói sau,? ông Thuyết, và nhất là ông Tường, rất hiểu con người của ông Thành, và biết rằng ông ở trong một thế khó xử, một mặt phải thực hiện di mệnh chống Pháp của tiên đế, một mặt phải cư xử trung thành với vua Hiệp Hòa là một ông vua mà ông cho là chính thống, nhưng lại muốn ngã về phía Pháp.? Trước tình thế nan giải đó, ông bị bối rối và tê liệt, và có thể đã phải miễn cưỡng tuân theo lệnh vua Hiệp Hòa để đi lại với các ông hoàng theo Pháp. Nhưng không có dấu hiệu gì cho thấy rằng ông đã làm một việc tích cực cho phe đó để chống lại phe bài Pháp của 2 ông phụ chánh kia. Ông đã thẳng thắn từ chối việc cùng với 2 ông kia ký vào tờ sớ xin phế lập Vua Hiệp Hòa, cũng như ông đã từ chối ký vào Hiệp ước Bảo hộ 1883 (sẽ bàn sau), thì ông cũng có thể đã từ chối việc đi với Pháp để giết 2 ông ??quyền thần ??? chống Pháp này, nhứt là trong lúc tự ông, ông chỉ muốn giữ những chức vụ ??ngồi chơi xơi nước ??,? không còn chút thực quyền.

 

Như đã nói, cách tóm lược, tổng hợp dẫn trên của chính sử rất ít thấy, vì thông thường chính sử chỉ tường thuật từng sự kiện riêng rẽ.? Vậy có thể có áp lực chính trị buộc sử quan phải tìm cách ??tỏ rõ cái tội của kẻ quyền thần [tức là bọn Tôn Thất Thuyết].?? (ÐNTL, XXVII, 20) Tuy nhiên, đọc kỹ đoạn tóm lược khá khéo léo và tế nhị nói trên của chính sử, người viết sử có thể nhận thấy đâu là sự kiện, đâu là phỏng đoán, suy diễn, hay tin đồn, hầu tự mình khám phá ra sự thật. Qua câu tổng kết của chuyện ông Thành chết,? ??ai cũng biết là do 2 người ấy sai người giết mà chả ai dám nói ra ??, sử quan của Quốc sử quán đã mặc thị cho hậu thế biết rằng đó chỉ là dựa vào tin đồn mà thôi. Trong cuốn Liệt Truyện, Quốc sử quán lại không nghi đích danh? 2 ông Tường, Thuyết sai khiến, mà chỉ nói ?? ngay đêm hôm . . . Tiễn Thành bị trộm giết, người đều ngờ có người sai khiến, mà không dám nói. ? ? (ÐNCBLT,? Tập 4, 171)? Tóm lại, nếu không có những câu chuyện cưỡng ép, gượng gạo như vậy xen vào, thì? bộ chính sử sẽ cho thấy quá rõ ràng là NVT và Tôn Thất Thuyết là 2 vị ??anh hùng dân tộc ?? ?chớ không có vẻ gì là ??nghịch thần ??? cả.? Vì sự thêm thắt bó buộc ??để tỏ rõ cái tội của quyền thần ??? này, chính sử đã nói mâu thuẫn nhau ở nhiều chỗ, mà sử quan soạn thảo không có vẻ gì muốn dấu diếm, che đậy các sự tiền hậu bất nhất đó của mình cả.? Phải chăng đó là một cách cố ý nhằm mục đích giúp cho hậu thế tìm ra đâu là sự thật?

 

Quả nhiên, ở một đoạn khác, Thực Lục lại nói là? Ðệ nhứt Phụ chính Thành bị cướp giết thiệt, chớ không phải do lệnh của 2 ông phụ chính:

 

?? Kỳ Ngoại hầu Hồng Chuyên có tội xử chém, Chuyên [anh Hồng Thành, con thứ 6 Miên Niết là Chấn Ðịnh quận công] ngầm xui bọn đồ đảng giả làm quan quân sấn vào nhà cố thượng thư Trần Tiễn Thành, cướp của cãi. Việc phát giác, xích giao cho bộ Hình xem xét; án xong, Chuyên đổi theo họ mẹ [họ Phan] kết án trảm quyết, còn dư đảng kết tội có sai bậc. Chuyên sau được nhờ ơn hoãn quyết, do nha Vệ thành nghiêm giam đợi biện.?? (ÐNTL, XXXVI, 101, NQT nhấn mạnh)

 

Bản án xử tử Hầu Chuyên này là thật, chớ không phải giả hiệu, vì sau đó sử nói vị công tử này bị chém ngay, nhân việc ông bị bắt lại sau khi vượt ngục:

 

?? Tên phạm trốn là Phan Chuyên [nguyên là Kỳ Ngoại hầu, nguyên can về tội họp đảng cướp của, kết án chém, nhưng chuẩn cho hoãn lại, nghiêm giam để đợi lệnh] . . . giam ở nha vệ thành, ban đêm thông đồng bẻ cùm, vượt ngục, qua thành thoát đi, bắt được, đều xử chém ngay. Nha vệ thành vì tội sơ phòng, giáng cho tội đồ để phân biệt.?? (ÐNTL, XXXVI, 171, NQT nhấn mạnh).

 

Tuy nói ??xử chém ngay??? như vậy, nhưng ông vẫn sống vì, trong lúc bản án còn đợi lệnh vua chưa thi hành, thì thời cuộc thay đổi, về sau ông được khai phục chức tước vào năm 1889 (Thế Phả, 311) Vụ Hầu Chuyên bị chém này sẽ trở nên vô cùng rối rắm và khó hiểu, nếu nhà khảo cứu không gạn lọc bớt những tin đồn xuyên tạc của các nhóm quá khích đưa ra.? Theo LM Delvaux, chẳng hạn, thì ông Hầu Chuyên, thủ lãnh nhóm ??Ðoạn Kiết ?? ?[?, Ðoàn Kiệt, NQT ct.], đã được lệnh ông Thuyết, trái với lệnh của ông Tường, đi đốt phá, giết hại các làng đạo phía nam Thừa Thiên, và, theo lời đòi hỏi của De Champeaux, 2 phụ chánh đã xử tử Hầu Chuyên để chạy tội đồng lõa. (??Quelques précisions. . .??, ibid., 246-7)? Rồi tiếp đó, nhà viết sử Phan Trần Chúc lại thêm thắt là chính Hầu ??Chuyên tình nguyện như thế để cứu cho thế nước.?? (Vua Hàm Nghi, op. cit., 47). Sự thực, theo chính sử, thì 2 anh em Hồng Chuyên và Hồng Thành mỗi người bị xử một tội khác nhau: ông Chuyên bị xử tử vì tội? giết Phụ chánh Thành, như đã nói trên, và ông em là Hồng Thành bị xử tử vì tội giết hại giáo dân, nhân vụ đảo chánh Vua Hiệp Hòa, như sẽ bàn sau. Một dụ của Vua Kiến Phúc, ban hành ngay sau khi tuyên án xử tử ông Hồng Thành, đã nhấn mạnh cho dân chúng ở những nơi có nhiều người theo đạo biết rằng:

 

??? Trời ban ân huệ cho dân, Vua phụng theo mệnh trời, những kẻ có tội hay vô tội, nào ta dám trái . . . cái án đốt nhà, giết người ở xã Dương hòa, phủ Thừa Thiên, qua phân giải, thì bọn đầu sỏ và tòng phạm đều đã chịu tội chém và tội lưu. Triều đình sao mà dung tâm được. . .?? ?(ÐNTL, XXXVI, 58-9)

 

Bản án xử tử Công tử Hồng Thành dã được Triều đình tạm hoãn thi hành cũng như các bản án xử tử các hoàng thân đi với Pháp, với những lý do như không giết người trong thời gian để tang vua Tự Ðức, hay lễ Tết Nguyên Ðán, hay lễ tế Nam giao.? Tuy nhiên, trước áp lực và sự đòi hỏi kiên trì của Khâm sứ de Champeaux, rồi của quyền Khâm sứ Parreau, tiếp theo lời khiếu nại khẩn khoản, mạnh mẽ? và bền bĩ của GM Caspar,? Công tử Hồng Thành đã bị xử trảm thật sự sau ngày lễ Nam giao. Sự can thiệp của các đại diện chính quyền Pháp bao gồm cả sự hăm doạ rằng, nếu Triều đình không chịu thi hành bản án trong hạn định đã hứa, thì họ phải yêu cầu lập ủy ban hỗn hợp để điều tra xem Triều đình có đi đôi với phe ??bình tây sát tả ?? hay không, hoặc cho một đội lính Pháp tham dự vào cuộc xử tử, và kiểm soát lý lịch của tội nhân trước khi hành hình.? (Phúc trình của GM Caspar gởi Hội Truyền giáo Hải ngoại Paris về các biến loạn phá hoại địa phận của ngài trong tháng 12, 1883. MEP, Cochinchine septentrionale 02 1869-1885, 0760, 279, 279-22, 279-23; Thơ của GM Caspar ngày 12-2-1884. Ibid., 281, 281-1, 281-2, 281-3; Thơ của GM Caspar ngày 9-4-1885. Ibid., 290 và tiếp theo)

 

b.? Nhóm chống Pháp quá khích của hoàng tộc giết Phụ Chánh Trần Tiễn Thành

 

Như vậy, sự việc đã xảy ra? là: Hầu Chuyên, vì? cho Phụ chánh Thành là người theo Pháp (sẽ bàn sau), đã luồn gió bẻ măng, nhân dịp đảo chánh vua Hiệp Hòa, tự ý mình đem người đến thanh toán ông này. Tại sao Hầu Chuyên làm vậy? Vị Kỳ ngoại hầu này là anh ruột của Công tử Hồng Thành, đều thuộc một nhóm Văn thân cuồng nhiệt trong hoàng tộc, chủ trương ??bình tây sát tả ?? . Ngay lúc xảy ra vụ đảo chánh,

 

??. . . công tử Hồng Thành [là con của Chấn Ðịnh quận công Miên Trí? [Thế Phả, 310 ghi là Miên Miêu, NQT ct.] cư tập đảng phái, thiêu đốt nhà cửa, giết hại giáo dân thuộc huyện Hương Trà xã Dương Hòa, thiêu 89 hộ, giết hơn 20 người. Sự việc bị phát giác, án chưa thi hành, Thành bèn đổi họ ra họ mẹ, đợi đến tế Giao đầu năm mới trảm quyết. Ðảng ấy gồm bọn Trương Văn Ðức, Trương Văn Ðịnh, đều đợi xét đem chém. Còn ngoài ra, đều phải tội đồ, tội lưu. . .??? (ÐNTL, XXXVI, 58)

 

Tiền thân của nhóm Văn thân chống Pháp quá khích này có thể là phe của Công tử Hồng Tập, con của Phú Bình Công Miên Áo. Sau khi hiệp ước 1862 được định với Pháp thì

 

?? . . . Tập bèn cùng với phò mã là Trương Văn Chất [con Trương Văn Uyển] . . . mưu giết bọn đại thần là Phan Thanh Giản và Trần Tiễn Thành, và chia đi cán quét dân giáo ở các xã thôn gần liền. . . ??.? (ÐNTL, XXX, 154)

 

Việc không thành và vỡ lỡ, Hồng Tập bị xử tử chém ngay, và đồng bọn đều bị án nặng nhẹ tùy theo cấp bực. (Ibid.,154-6)

 

c. Ông Trần Tiễn Thành đã từng bị hiểu lầm vì liên lạc với ông Nguyễn Trường Tộ

 

Phụ chánh Thành? đã từng bị miệng tiếng là ??chủ hòa ??, một từ ngữ, theo giới văn thân cực đoan, bao hàm ý nghĩa thân Pháp, chủ bại, và đầu hàng. Thật tình thì ông, cùng với một số các quan lại hồi đó, như các ông Phan Thanh Giản và Phạm Phú Thứ, có thể được xếp vào nhóm ??duy tân ??, ?chủ trương hòa hoãn để canh tân xứ sở, bảo tồn nền tự chủ của triều đại vá đất nước, chớ mảy may không có ý nghĩ gì về việc đầu hàng bán nước cả.? Vào năm 1862, ông Thành làm Thượng Thư bộ Binh, lớn nhứt ở Kinh đô Huế, vì các quan đại thần với cấp bực cao hơn, như ông Trương Ðăng Quế đã về hưu, ông Phan Thanh Giản vào Nam làm Tổng Trấn Vĩnh Long, và ông Nguyễn Tri Phương ra Bắc dẹp giặc. Vì là ngườI đứng đầu trong triều, ông đã nhận được các tài liệu trình bày kế hoạch canh tân xứ sở của ông Nguyễn Trường Tộ.? Các tài liệu này được ca tụng va bàn cãi rất nhiều ngày nay, và gồm có ??Trần tình Từ ??, ??Thiên hạ đại thế luận??,??Tế cấp luận ??, ?và ??Giáo môn luận ??.? Ðến 1864, ông Tộ gời tiếp thơ cho ông Thành xin tình nguyện được đi sang nước Anh để nới rộng việc bang giao, nhân dịp ông Tộ được một cơ quan khảo cứu khoa học ở nước đó mời sang. Lúc đó, ông Thành mới trình tất cả thư từ của ông Tộ lên Vua Tự Ðức. Vua ra lệnh cho ông Thành điều tra hành tung của ông Tộ, và mời ông Tộ vào triều yết.? Nhưng rồi vì triều đình không cho ông Tộ xuất ngoại, ông Tộ tiếp tục gởi tiếp 3 bức thơ cho ông Thành, và 2 bức cho ông Phạm Phú Thứ, bàn về việc mua khí giới, gởi du học sinh, phát triển kinh tế, và bang giao với các đại cường quốc. Sau khi ông Thành trình lên tất cả các thơ từ của ông Tộ gởi, gồm cả thư gởi cho các ông Phan Thanh Giản và Phạm Phú Thứ, vua Tự Ðức sai ông Thành cứu xét, xem có thể nhờ bên đạo giúp đỡ, mà không nguy hại cho chế độ không, và tại sao đã mời mà ông Tộ không đến. Ðược ông Thành thỉnh lần thứ nhì, ông Tộ vào Huế, và được tiếp đãi hết sức nồng hậu, mời đến nhà riêng nhiều lần, và cho ở lại trong khuôn viên bộ Binh. Ðồng thời, ông Thành cũng nhờ Linh mục Croc, một cọng tác viên của Ðức giám mục Gauthier, và Linh Mục Việt Nam Nguyễn Hoằng cùng với ông Tộ, lo giùm việc tạo mãi một chiếc sá lúp chạy hơi. (Ðào Duy Anh, ?? Les grandes familles. . .??. BAVH, Ibid., 134-137)

 

Ở Huế được vài tuần, ông Tộ đột ngột rời Kinh thành cùng 2 cha Croc và Hoằng; và ông Thành chỉ được cho biết sau khi họ đã đi rồi.? Sở dỉ các ông ấy phải đi hấp tấp như vậy là vì họ đước lệnh Ðức Cha Gauthier gọi về, để theo ngài về Giáo xứ Xã Ðoài, Nghệ An; ngài về Xã Ðoài sau khi ẩn tránh ở làng Ðan sa đã hơn 3 năm; và ngày mai lại thì ngài lên đường. Vua Tự Ðức đã có ý định giữ Ðức Cha Gauthier lại ở Quảng Bình, vì sợ sự hiện diện của Ðức Cha ở Nghệ An, nơi dân rất chống đạo, có thể gây nhiều xung đột lương đạo, nên rất bất bình khi nghe tin này, và quỡ trách ông Thành, qui trách nhiệm cho ông, và có phần nghi ngờ ông thông đồng với họ. Dư luận chung của đình thần và giới Văn thân cũng rất chống đối ông Thành, vì thấy ông đi lại thân mật với ông Tộ, chia xẽ ý kiến của ông này, nên cho ông là đồng lõa với người Pháp và đạo. Chính lúc này là lúc loạn Hồng Tập xảy ra. Vụ nội loạn này, do giới Văn thân cực đoan lãnh đạo, gồm những nhân vật ??chủ chiến ?? trong hoàng tộc, quan lại, và dân gian, chủ trương ?? bình tây sát tả ?? và chống Hiệp Ước Sài gòn ký 1862. Họ đã âm mưu ám hại ông Thành và ông Phan Thanh Giản, vì hiểu lầm các vị này, như đã kể trên. Ông Thành đã trần tình với Vua, kể lể đầu đuôi câu chuyện để biện bạch cho lòng ngay thật, trong trắng của mình, nhưng cũng xin chịu tội về sự thiển cận của mình.? Vua Tự Ðức đã từng tán thưởng lòng trung thành tuyệt đối của ông, và từ 1853 đã đổi tên ông từ Trần Thời Mẫn sang Trần Tiễn Thành, với ngụ ý là người luôn luôn tiến lên trong sự trung thành, nên đã mau chóng thông cảm nỗi uẩn khúc của kẻ bề tôi ngay tình.?

 

Nhưng rồi ông Tộ từ Quảng Bình lại viết thơ tin cho ông Thành biết rằng? GM? Gauthier xin tình nguyện đi Pháp để tuyển giáo sư và chuyên viên cho Việt Nam. Vua lại quỡ trách ông Thành một lần nữa, vì theo Vua, như vậy là ông Tộ đã nghi ngờ thiện chí của Triều đình, và ông Thành, thay vì tìm cách đánh tan mối ngờ vực đó, lại làm cho nó càng trầm trọng thêm. Dù sao, Vua vẫn hiểu lòng ông Thành, và cho ông biết Vua vẫn hoàn toàn tin cậy nơi ông. Vua cũng đã có ý tán thành ý kiến của ông Tộ từ trước, và đã có bảo ông Thành nhờ GM Gauthier giúp Triều đình canh tân.? Vào khoảng giữa năm 1866 sau đó, ông Thành và ông Phạm Phú Thứ cùng tâu Vua cho thi hành một số ý kiến của ông Tộ trong đó có việc dùng kỹ thuật Âu Tây để khai thác mỏ sắt ở Nghệ An, và để thăm dò, tìm kiếm các mỏ than. Theo lời thỉnh cầu của ông Tộ, ông Thành cũng đã xin Vua ra lệnh chấm dứt các vụ diệt đạo ở vùng Xã Ðoài.? Một hai tháng sau, ông Tộ và GM Gauthier, cùng 2 vị quan, được cử sang Pháp để tuyển giáo sư và chuyên viên cho một trường trung học kỹ thuật theo kiểu mẫu Tây phương. Trong thời gian ông Tộ ở Pháp, ông Nguyễn Tri Phương từ Bắc về thay ông Thành làm Thượng Thư bộ Binh, với vị thứ cao hơn ông Thành trong Hội đồng Cơ Mật.? Trong lúc ông Tộ từ Pháp gởi về bản ??Tế-cấp bát điều ??? [8 điều cần làm gấp], thì quân đội Pháp từ miền đông tràn sang xâm chiếm các tỉnh miền tây Nam Kỳ.? Nhận thấy dã tâm của Pháp, Triều đình triệu hồi phái bộ ông Tộ, nhưng phái bộ đã tuyển được một số khá đông người cho trường học kỹ thuật dự trù.? Khi họ về, với chuyên viên và dụng cụ, sách vở, tài liệu, thì Triều đình, vì chú tâm hoàn toàn đến việc mất miền Tây Nam Việt, không còn nghĩ gì đến chuyện trường học nữa.? Mới từ Pháp về, ông Tộ lại được cử sung vào phái đoàn sang Pháp chuộc lại Nam Kỳ vào cuối xuân 1868. Nhưng ông xin vua đình hoãn việc này vì cho là vô ích trong hiện trạng.? NVT, lúc ấy làm bang biện Thành Hóa, được cử tham gia sứ đoàn, cũng dâng sớ tấu cùng một ý kiến nên Vua y theo. Ông Tộ về sống ẩn dật, không lên tiếng trong 2 năm cho đến 1870. Khi dư luận chống đối ông, vì vụ Pháp chiếm miền Tây Nam Kỳ [sẽ nói sau], đã lắng dịu, ông Tộ xin tình nguyện vào Nam chuẩn bị một cuộc nổi dậy ở đó, lợi dụng việc Pháp sắp thua trận với Ðức, mà ông đã tiên đoán. Vua không nghe theo, và vào đầu 1971 tính triệu ông vào lãnh đạo một toán sinh viên đi du học ở Pháp.? Nhưng trong lúc đó thì ông Tộ đã đau yếu, không đi được, và mất vài tháng sau đó.? (Ðào Duy Anh, Ibid., 95, 138-141; ÐNTL, XXXI, 33, 57, 59-60)

 

Sau khi Pháp ngang nhiên xâm chiếm miền Tây Nam Kỳ, dư luận, bị kích thích quá độ, xem ông Nguyễn Trường Tộ như là một tên tay sai của Pháp, và đòi đưa ông ra cho công chúng trị tội. Các Văn thân và triều thần dâng sớ đòi lấy đầu ông. Các vị linh mục theo GM Gauthier từ Pháp sang để dạy học bị âm mưu đầu độc. Tại các tỉnh, giáo dân bị tàn sát, nhà thờ bị thiêu hủy. Một số quan lại, nhứt là 2 ông Trần Tiễn Thành và Phạm Phú Thứ, cũng bị tố cáo là phản quốc hay bất cẩn.? Bầu không khí căng thẳng đến nỗi Vua Tự Ðức cũng không khỏi bị ảnh hưởng lây, và trong một cơn thịnh nộ, đã quỡ mắn tất cả các đại thần, thượng thư, và đặc biệt khiển trách ông Trần Tiễn Thành, vì chính ông này đã xui cho GM Gauthier và ông Nguyễn Trường Tộ đến Huế. Ông Thành và ông Thứ nhìn nhận tội lỗi và tâu xin chờ đợi mọi hình phạt. Tuy nhiên,? hình như Vua đã kết tội các đại thần là cốt để thoa dịu dư luận, như trường hợp ông Phan Thanh Gỉản, vì chính Vua trong thâm tâm? tin rằng ông Tộ không hẳn là phản quốc, và ông Thành cũng? không hẳn là lầm lẫn. Thật vậy, chính Vua đã ủy cho ông Thành lo bảo đảm an ninh cho nhà Văn thân Công giáo Nguyễn Trường Tộ, để cho ông này trở về Xã Ðoài được bình yên vô sự. (Ðào Duy Anh, Ibid., 140)?

 

d. Quan niệm? ??trung quân ái quốc ??,? ??tôi hiền con thảo ??, và tình trạng sức khỏe suy??? nhược của nhà nho Trần Tiễn Thành

?

Mặc dầu được Vua thông cảm, ông Thành vẫn bị dư luận hiểu lầm là muốn đi với Pháp. Ông là một vị quan gốc Minh hương, ưu tú, trung nghĩa, có nhiều công trạng lớn lao với triều Nguyễn và đất nước, nhứt là về các công tác hải phòng trong toàn quốc. Hệ thống phòng thủ cửa biển Thuận An, mà sử sách thực dân thường ngợi khen và cho là công của ông Thuyết, thực ra đã do ông Thành quan niệm và dâng trình lên vua từ năm Tự Ðức thứ 13, 1860, và được ông dần dần thực hiện từ đó về sau. Ông cũng là một vị quan đầy công tâm, thiết tha với quyền lợi chung của đất nước. Ông đã tiến cử nhiều nhân tài lên Vua, và? chính ông đã biết tài ngoại giao của NVT và đề nghị cho ông này, lúc đó đang làm Bang biện huyện Thành Hóa, sung làm phó sứ cho mình, để đi vào Nam điều đình với Pháp vào năm 1868. Nhờ dịp đó mà sách lược ??hòa để thủ, thủ để mưu chiến ??? của NVT mới có cơ hội được đạo đạt lên vua Tự Ðức và được vua? ứng dụng từ đó về sau. Thật vậy, sau khi NVT được thăng thưởng, vì các công tác ngoại giao ở Bắc và Nam Kỳ năm 1874, ông Thành cũng được thăng lên hàng Văn minh điện, đứng? thứ nhì trong hàng tứ trụ của Triều đình, vì đã có công tiến cử nhân tài NVT. (Ibid., 97-115). Chính sử kể rằng vua

 

?? Cho tạm hàm tham tri sung như Tây phó sứ Nguyễn Văn Tường làm Hình bộ thượng thư . . . sung Cơ mật viện đại thần, tấn phong kỳ vĩ bá, cho Trần Tiễn Thành là hiệp biện đại học sĩ thăng thự văn minh điện đại học sĩ kiêm hàm sung như cũ. [Tiễn Thành nguyên trước cử Văn Tường, mùa đông năm ngoái giảng giải lấy về 4 tỉnh, cho nên đều được thăng lên].?? (ÐNTL, XXXIII, 58, NQT nhấn mạnh)

 

Vua Tự Ðức cũng đã khen ngợi công trạng ??tiến người hiền ?? ?này của đại thần Thành trong? bản dụ như sau:

 

?? Văn Tường cùng với trẫm được tri ngộ, dẫu do từ khi làm huyện lệnh ở Thành Hóa mà mới biết tiếng thôi, nhưng phần nhiều do Tiễn Thành cử ra, nhân đó mới dần tiến lên. Nếu cho là vô tri, theo lệ sống lâu lên lão, thời truy nguyên ra việc thưởng nên thôi ư! ?? ???(ÐNCBLT, Tập 4, 167)

 

Tóm lại, ông Thành là một vị quan trung quân, ái quốc, ôn hòa và mực thước, ưa sống trong khuôn khổ một nền quân chủ chuyên chế tuyệt đối, như là một tôi hiền con thảo theo quan niệm tiêu cực,??quân sử thần tử, thần bất tử bất trung, phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu ??.? Lúc lên đến thượng đĩnh, ông vẫn không muốn ăn sung mặc sướng, vì sợ bất hiếu với cha mẹ đã không được ông báo hiếu lúc còn sinh tiền. (Ðào Duy Anh, Ibid., 92-6; ÐNCBLT, ibid., 172-3) Làm quan, ông tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của thượng cấp, không có tham vọng theo gương Y Doãn, Hoắc Quang để diệt vua xấu, dựng vua tốt như 2 ông phụ chánh kia. (ÐNTL, XXXV, 206) Với 2 ông này, sự trung quân phải đi đôi với, và phụ thuộc vào, lòng ái quốc, theo quan niệm tích cực ?? dân vi quí ?? của Mạnh Tử, coi việc trừ khử một vua bạo ngược không khác gì việc loại trừ một tên thất phu tàn ác, ?? tru bạo quốc chi quân nhược tru độc phu ??.? Quan niệm này đã được NVT bộc lộ trong bài thơ? ?? Giải triều ??? với 2 câu bổ sung cuối cùng ?? U trung thùy bạch thiên thu hậu? Xã tắc quân dân thục trọng khinh? ??. [Sâu kín lòng trung ai soi tỏ, Tổ quốc, dân, vua, đâu trọng khinh] (Xem bài: ?? Nguyễn Văn Tường và sách lược chống Pháp dưới Triều Nguyễn ??. Thế kỷ 21, 171, 2003, 93)

 

Kinh nghiệm quân sự, vào sinh ra tử, cũng làm cho 2 ông Tường Thuyết dám làm những việc táo bạo, gan dạ, mạo hiểm hơn ông Thành. Ðánh giặc là nghề của ông Thuyết;? NVT cũng đã có đánh giặc ở Bắc trong nhiều năm; ông Thành, tuy có thực hiện các công tác quốc phòng rất trọng hệ, như hệ thống hải phòng và cai quản bộ Binh, chỉ có đánh dẹp giặc người Thượng Ðá Vách ở Quảng Ngãi, trong một thời gian ngắn lúc mới ra làm quan. Khác với hai ông phụ chánh kia, suốt cuộc đời hoạn lộ, tuy lên đến thượng đỉnh, ông chỉ giữ những chức vụ có tính cách tham mưu, chuyên môn, và văn phòng, phần nhiều ở trung ương, luôn luôn có người ở trên điều khiển và quyết định tối hậu.? Ông không hề giữ những chức vụ có thực quyền bao quát, và phải ??đứng mủi chịu sào ??, ?như trấn nhiệm một địa phương, lớn hay nhỏ, giống như hai ông kia. (Ðào Duy Anh, ibid., 97-134; ÐNCBLT, Tập 4, 162-173)

 

Tình trạng sức khỏe suy nhược của ông lúc tuổi xế chiều cũng làm cho ông càng thêm hiền hoà. Sinh năm 1813, lớn hơn NVT [sinh 1824] 11 tuổi, và già hơn ông Thuyết [sinh 1839] những 26 tuổi, lúc đó ông đã trên 70 tuổi, đau bệnh kiết lỵ và khớp xương kinh niên.? Năm 1875, lúc 62 tuổi, ông đã bị bênh đau bụng, và Vua Tự Ðức thấy ??người họ Trần ??? già yếu, nhưng vẫn một lòng trung kiên tận tụy phục vụ, nên từ đó đã miễn cho ông bớt phần lạy tạ khi chầu tấu. Từ cuối 1880, Vua Tự Ðức đã nhận xét rằng ??bộ Binh việc nhiều. Trần Tiễn Thành gần đây già yếu, sức chẳng theo lòng, làm việc không khỏi châm trễ đọng lại ??,? nên cho ông bớt kiêm sung các chức vụ quan trọng và giảm bớt cho ông những công việc nhỏ nhặt.? Rồi đến năm sau, 1881, Vua cử ông Lê Hữu Tá, và tiếp đó ông Tôn Thất Thuyết,? thay ông làm Binh bộ Thượng Thư, và cho ông Thành đổi chỉ làm ??trông coi công việc bộ Binh ??.? (ÐNTL, XXXIII, 161; XXXIV, 370-1; XXXV, 6, 23) Nhưng sức khỏe của ông lụn dần, ông thường ho hen và bị kiết lỵ kinh niên. Vào đầu 1883, ông đã nhiều lần xin nghỉ dưỡng bệnh nhưng Vua Tự Ðức chỉ cho ông vừa chữa bệnh ở nhà, vừa làm việc, vì cần ông trong lúc nước nhà đương ở trong tình trạng nguy biến. (Ðào Duy Anh, Ibid., 103)? Ðến đời vua Hiệp Hòa, sau vụ đọc di chiếu và tấn công của Pháp đưa đến Hiệp ước Bảo hộ 1883, ông đã tự ý xin và được vua Hiệp Hòa cho miễn công tác ở viện Cơ mật và bộ Binh, chỉ giữ lại chức vụ ở Quốc sử quán, và Khâm thiên giám, là những chức vụ phi chính trị, không có thực quyền, và cuối cùng về cư ngụ ở nhà riêng tại Chợ Dinh, Gia Hội (Ðào Duy Anh, ibid., 146-7) Hai ông Tường Thuyết không có ép buộc gì ông cả.? Thật vậy, ông đã đau yếu, mệt mõi nhiều, và nhận thấy không còn sức gánh vác nữa.? NVT đã làm việc thân cận với ông Thành rất lâu, và hiểu biết tư cách con người của ông Thành. Trong một bản tấu ngày 20-6 Tự Ðức 26, 1873, NVT đã chân thành nêu rõ ưu và khuyết điểm của bậc đàn anh mình, theo lời yêu cầu đánh giá nhân tài của Vua Tự Ðức, như sau:

 

?? Trần Tiễn Thành biết xa nghĩ sâu, đương được đại cuộc, trọng hậu kiên nhẫn, lay chuyển chẳng rung. Người đều khen là có khí lượng . . . xét kỹ thì tựa có nghi ngại, e sợ, hoặc là do răn mình về việc thịnh mãn nên thu nén chẳng dám nỗ lực đảm đương.??? (Trân Viết Ngạc, ?? Tìm hiểu thêm . . .??. HTNVTHUE02, 17)

 

e. Ông Trần Tiễn Thành không bán nước, không theo Pháp

 

Vì bản tính hiền hòa và xu hướng triệt để tuân phục luật lệ và thượng lệnh, những việc Thực Lục nói, như ông có đi lại họp với các ông hoàng thân theo Pháp là Hồng Sâm, Hồng Phì như dẫn trên, có thể có xảy ra, vì chắc phải có lệnh vua Hiệp Hòa mà ông thấy có bổn phận phải tuân hành, dầu là miễn cưỡng. Tuy nhiên, sự suy diễn rằng ông có đi với người Pháp? qua các ông hoàng này cần phải được xét lại, vì chính sử không có minh thị nói ra.? Sử sách phổ thông thường nói rằng trong một bản sớ trình vua Hiệp Hòa xin trừ khử quyền thần NVT, các ông Hồng Sâm, Hồng Phì đã ghi là có ý kiến của ông Thành, và vua Hiệp Hòa phê giao sớ cho ông Sâm hay ông Thành để thi hành. Ðó chỉ là tin đồn đãi, không khác gì bao nhiêu tin đồn khác trái ngược nhau, và không dựa và một cơ sở nào vững chắc cả.? Ông Ðào Duy Anh, một học giả rất đứng đắn và thận trọng nhưng không có đủ tư liệu,? và bị sự gò bó của thời thế, đã ghi lại 2 nguồn tin khác nhau về câu chuyện này, và có cho biết rõ là cả hai đều dưạ vào ??nhân chứng vô danh ??? thời đó, [ ??d?après certains contemporains ??? hay ??d?après un autre témoignage ?? ], tức là một loại tin đồn không hơn, không kém.

 

Theo nguồn tin nhân chứng thứ nhất, thì Vua Hiệp Hòa, đọc tờ tấu xong, phê ??chuyển cho Trần-Tiễn-Thành ??,? và sai giám quan Phạm Tác, [chớ không phải Trần Ðạt] giao cho Hoàng thân Hồng Phì. Nhưng ông Phạm Tác đưa lộn cho Thương thư Phạm Như Xương. Vua Hiệp Hòa nhận được tờ tấu trả lại từ ông Xương, nổi giận, phạt đánh ông Phạm Tác 30 roi. Trừng phạt này khiến ông Tác làm phản, báo cho NVT biết.

 

Theo nguồn tin nhân chứng thứ hai, thì sau khi duyệt phê, vua sai giám quan Trần Ðạt mang bản sớ đến cho chính Phụ chánh Thành. Khi ông Ðạt mang sớ ra cửa Nhật Tinh thì gặp NVT đi vào. Thấy cử chỉ bối rối của giám quan Ðạt, NVT nghi ngờ và bắt ép ông Ðạt đưa bản tráp đựng sớ có khằn, và tự tiện mở ra xem bản án tử hình của mình. Rồi NVT lập tức đến gặp ông Thuyết, tiến hành ngay cuộc đảo chánh vua Hiệp Hòa. (Ðào Duy Anh, Ibid., 148)

 

Những tin đồn này có thể là do phe thực dân tung ra để ly gián các vị phụ chính và giải thích cuộc truất phế vua Hiệp Hòa như là do NVT muốn bảo vệ tính mạng, quyền lợi cá nhân vị kỷ của mình, chớ không phải vì dân, vì nước, hay chống Pháp gì hết. Câu chuyên thêu dệt thiếu cơ sở vì nhiều lý do.? Trước hết, việc giám quan đì đưa tráp tấu sự có khằn, mà có thể biết được nội dung của tấu sớ mật sai giết NVT, để phải bối rối lo sợ khi gặp NVT như vậy, rất khó lòng mà xảy ra được.? Thủ tục chuyển đạt văn thư của Triều đinh không thể nào cho phép một giám quan đưa thư có thể am tường một việc tối mật hệ trọng như vậy được. Thông thường thì vua xem sớ phê xong, giao cho nữ quan cận vua, nữ quan bỏ vào tấu tráp sự khằn lại rồi mới đưa giám quan chuyển về nội các, tức văn phòng của vua.? Thái giám chỉ có nhiệm vụ di chuyển cái tráp có khằn đó, chớ không thể biết cái gì trong đó.? Luật lệ nhà Nguyễn không cho phép giám quan, tham dự việc triều chính, vì rất sợ họ âm mưu đảo chính, dựa theo kinh nghiệm lịch sử, nên chỉ cho họ làm những việc có tính cách sai phái, máy móc mà thôi. Hơn nữa, Quốc sử quán, trong Ðại Nam Thực Lục, ?cũng như Ðại Nam Chính biên Liệt truyện, không hề xác nhận tin này ở một nơi nào, một tin rất quan trọng liên hệ đến vua, mà nếu có thật, Quốc sử quán có bổn phận phải ghi vào.

 

Vả lại, vua Hiệp Hòa chắc hẳn đã biết ông Thành lúc đó đau ốm, già nua, và đã không còn giữ một chức vụ gì có thực quyền nữa, thì làm sao mà có thể giao cho ông thi hành lệnh giết NVT được. Ngoài ra, hẵn vua cũng biết rằng đức tính khoan hòa của đại thần Thành khó lòng làm cho ông ta trở thành kẻ thù không đội trời chung với 2 đồng phụ chánh kia được. Vua cũng đã thấy rằng, sau khi phụ chính Thành can ngăn việc truất phế ông Dục Ðức không xong, thì ông cũng liền uyển chuyển sát cánh với 2 ông kia ??cùng ký tên tâu xin ý chỉ của Từ dụ thái hoàng thái hậu truất bỏ đi ?? ?(ÐNTL, XXXV, 208).

 

Một dấu hiệu có ý nghĩa khác về việc Phụ chánh Thành không theo Pháp mà Vua Hiệp Hòa chắc đã cảm thấy, là phản ứng của ông Thành trong vụ Hiệp ước Bảo hộ 1883, mà nhiều người cho là một hiệp ước đầu hàng. Tuân lệnh vua Hiệp Hòa, mà ông Thành xem là một vị hoàng đế chính thống, ông chỉ nhận đảm trách việc mời GM Caspar cùng đi với quan Thương bạc xuống Cửa Thuận để làm trung gian trong cuộc điều đình. (Ðào duy Anh, Ibid., 133; Thơ ngày 5-9-1883 của GM Caspar gởi ban Quản trị Hội Thừa sai Hải ngoại Paris, 276)? Chính sử kể rằng Vua đã phải ??sai triệu gia hiệp biện đại học sĩ hưu trí là Trần đình Túc . . . cho lãnh thượng thư bộ Lễ sung chức toàn quyền đại thần ?? ??để cùng với ông Nguyễn Trọng Hiệp là Thượng Thư bộ Lại và Cơ mật viện đại thần,? đi đến sứ quán Pháp bàn định và ký hòa ước. Việc xong thì ông Túc được cho về hưu trí lại ngay. (ÐNTL, XXXV, 224-5)? Lập trường chống Pháp của 2 ông Tường, Thuỳết đã rõ, Vua đã loại họ ra rồi, nhưng tại sao Vua không dùng ông Thành là Ðệ Nhất Phụ Chánh để lo việc ký kết với Pháp, nếu như ông quả là người thân Pháp và về một phe với vua Hiệp Hòa và các hoàng thân? Như vậy danh chính ngôn thuận biết mấy, thay vì phải triệu ông Túc, đã về hưu rồi, ra để làm việc đó. Việc này có thể có nghĩa là Vua đã sai ông Thành mà ông từ chối, vì cũng như hai ông kia, ông không đồng ý với việc đầu hàng Pháp. Trước mệnh lệnh của một ông vua chính thống, nhưng muốn đi với Pháp, trái với? di mệnh chống Pháp của Tiên Ðế đã ủy cho mình là Cố mạng Lương thần, cũng như chính lòng ái quốc của mình, ông Thành có thể đã dứt khoát từ chối, cũng như ông đã thẳng thắn từ chối tham gia vào việc truất phế Vua Hiệp Hòa với 2 ông Phụ chánh kia sau đó.

 

Ngoài ra, nếu quả ông Thành có cùng các hoàng thân âm mưu đi với Pháp, thì lúc công việc vỡ lỡ, ông, với tư cách đệ nhất phụ chánh, phải là người biết mình có tội nặng nhất và trốn xuống Cửa Thuận trước, hoặc một lần với các vị kia.? Ðằng này, ông vẫn điềm nhiên ở nhà.? Việc nói ông nằm chờ chết chỉ là sự phỏng đoán, suy diễn, hay tưởng tượng của một số sử gia, không dựa vào một cơ sở gì vững chắc cả. NVT, người đã cho ông Thành là ??người có khí lượng . . .? xét kỷ thì tựa có nghi ngại, e sợ, . . . nên thu nén chẳng dám nỗ lực đảm đương ??, như đã nói trên,?? chắc hẵn đã thông cảm nỗi lòng của bậc đàn anh của mình.

 

f. Hai ông Tường, Thuyết không có ám hại vị Phụ Chánh đàn anh

 

Hơn nữa, việc 2 ông Tường và Thuyết không có ý ám hại ông Thành không những được chứng minh do việc ông Hồng Chuyên, trong nhóm hoàng tộc cuồng nhiệt chống Pháp, tự ý giết ông Thành vì hiểu lầm ông, mà còn được nhận thấy trong việc Triều đình, do 2 ông ??quyền thần ??? điều khiển, đối xử với ông Thành sau khi ông mất. Nếu quả vị Ðệ nhất Phụ chánh có đi với Pháp, thì ông đã phải bị truy xử tội phản quốc, tư thông với địch, tức là bị xử chém, như các ông Hồng Sâm , Hồng Phì , Hồng Tu, hoặc ít nhất bị truất hết quan tước, bổng lộc, và bị tội đồ, trượng. Ðàng này, ông không bị truy tố gì về việc phản quốc theo Pháp cả, mà chỉ bị tố cáo lần thứ nhì về tội cố ý đọc di chiếu sai lầm vào thời Dục Ðức, mà chính ông đã nhìn nhận và xin gánh chịu mọi hình phạt cân xứng? (Ðào Duy Anh, ibid., 146). Và, theo đề nghị của 2 ông, vị cố Ðệ nhất Phụ chánh chỉ bị vua Kiến Phuc phạt một cách lấy lệ, rất nhẹ, là giáng xuống làm Binh bộ Thượng thơ:

 

?? [Vua] lại giáng Cần chánh điện đại học sĩ cố là Trần Tiễn Thành làm Binh bộ thượng thư.? Trước kia, Tiễn Thành can khoản tuyên đọc di chiếu, trải giáng lưu hai cấp [Ðêm 30 tháng 10 năm trước bị cướp giết chết]. Ðến lúc này Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết tâu lên cho là quá nhẹ, bèn chuẩn giáng xuống hàm ấy và chiểu theo hàm mới và cấp tuất. ??? (ÐNTL, XXXVI, 68, NQT nhấn mạnh)

 

Bản án này rất có ý nghĩa, vì nó minh xác rằng ông Thành chỉ có lỗi đọc di chúc sai, vì ở trong một thế nan giải, và như vậy, phủ nhận việc ông đã hợp tác với các hoàng thân để đi với Pháp.? Bản án rất quan trọng đối với lịch sử quốc gia trong trường kỳ, vì nó minh oan cho Phụ chánh Thành, rửa sạch cho ông cái tội phản quốc theo giặc. Nó nên được xem như là một? thủ pháp mà 2 ông Tường-Thuyết dùng để minh oan cho bậc đàn anh, trong tương quan ??hòa nhi bất đồng ?? giữa những người quân tử.? Nó không phải là một hành vi trả thù, trong tương quan ??đồng nhi bất hòa ??? giữa những kẻ tiểu nhân, như một số sử gia đã thường nói.

 

Một lý do khác nữa, làm cho đời sau hiểu lầm ông Thành, là việc 2 ông Nguyễn Hữu Ðộ và Phan Ðình Bình lúc mới lên cầm quyền đã lo xin vua Ðồng Khánh cho vị cố đệ nhứt phụ chánh được ??truy phục nguyên hàm và chiếu lệ cấp cho tiền tuất ?? (ÐNCBLT, tập 4, 171) như là một cách để đồng hóa ông Thành vào với phe thân Pháp như mình, hầu qui tội cho 2 ông Tường Thuyết, và đem lại một chút chính nghĩa cho hành động thân Pháp của mình. Tuy nhiên, ông Silvestre, người đỡ đầu cho 2 ông Ðộ và Bình, đã mặc nhiên bạch hóa cho ông Thành, vì viên chức thực dân nặng ký này đã không ca ngợi ông Thành như đã ca ngợi các quan lại thân Pháp khác, mà chỉ phê bình ông như là ?? . . . một ông già, tính tình dễ dãi, nhưng không có quyền lực ??. [un vieillard, d? humeur facile, mais sans influence], và không kể công trạng gì của ông đối với nước Ðại Pháp cả. (Op. Cit., ibid., VIII, 163)

 

Mặt khác, Triều đình, trong đó 2 ông Tường và Thuyết làm ??quyền thần ?? , cũng đã đối xử rất trang trọng với vị phụ chính quá cố trong lễ mai táng, trái với lời xuyên tạc của nhiều sử gia.? Ông Ðào Duy Anh, một học giả khả kính và là cháu rể [lấy cháu nội của vị phụ chính là bà Trần thị Như Mân], khi viết về vị phụ chánh, dựa vào gia phả, và Ðại Nam Chính biên Liệt Truyện, đã kể:

 

?? Vào tháng 12, . . . Gia đình [phụ chính Thành, NQT ct.] nhận 700 quan tiền phụ cấp cho việc tống táng. [ ] Vào tháng 2 năm Kiến Phúc thứ nhứt, triều đình tham gia vào lễ mai táng bằng cách cử 2 quản vệ, 3 suất đội, một trăm quân bộ và thủy, một chiếc thuyền lớn có mui để chuyên chở quan tái, và bốn thuyền hộ vệ. Thi hài được chôn cất ở một nơi đất núi ở thôn Nguyệt-biều, huyện Hương Thủy, ở chỗ mà họ Trần đã chọn lấy lúc sinh thời.??? (Ðào Duy Anh, ibid., 154, NQT dịch và nhấn mạnh)

 

Chung qui, cái chết oan nghiệt của ông Trần Tiễn Thành là do một sự hiểu lầm nhau, trong thời ly loạn, giữa các phe phái cùng yêu nước, nhưng khác nhau ở phương lược đấu tranh.? Việc nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã hiểu lầm NVT, cũng như ông Thành và Bà Từ Dũ và mạt sát những người này như thế nào, như đã kể trên, có thể cho ta một ý niệm về tính cách trầm trọng của sự ngộ nhận này.? Ông Thành đã bị một nhóm chống Pháp quá khích trong hoàng tộc ám hại, nhân vụ đảo chánh vua Hiệp Hòa, vì tưởng lầm là ông theo Pháp. Ông Hồng Chuyên, một thủ lãnh của nhóm này, đã đem người đến giết hại vị phụ chánh, ngoài ý muốn và sự hay biết của 2 ông Tường-Thuyết. Ông Hồng Chuyên đã bị xử tử.?

 

g. Sự xuyên tạc của sử sách thực dân về cái chết của Phụ Chánh Thành

 

Mặc dầu vậy,? biết bao nhiêu tin tức được người Pháp thực dân cùng với phe Việt theo Pháp tung ra và thêu dệt, vì mục đích chính trị, đã bóp méo tất cả, hầu qui trách cái chết của ông Thành vào 2 ông phụ chính đàn em.? Về việc mai táng ông Thành, chẳng hạn, LM Delvaux viết:

 

??? . . . Sự khủng bố do Hoàng thân Thuyết và Phụ chính Tường đạt đến mực độ mà Trần Tiễn Thành, mặc dầu đã đảm nhận chức vụ Thái-sư [Grand Précepteur], Văn Minh và Phụ Chính, được chôn cất lập tức không một lễ lạc hay giúp đỡ. ????? (??Quelques précisions. . .??, BAVH, ibid., 244-5, NQT dịch và nhấn mạnh)

 

Các sử sách khác thì càng khác biệt, mâu thuẫn nhau về việc phụ chính Thành bị giết cách nào và do chính tay người nào thực hiện, mặc dầu hầu hết đều cho là do lệnh của ông Thuyết, và có chỗ thêm vào, của cả ông Tường.

 

Theo ông Phan Trần Chúc thì thủ phạm vụ hạ sát là lính ??thủ hạ của Trương Văn Ðể, tay chân của Tôn Thất Thuyết ??? ( Vua Hàm Nghi, op. cit., 41).

 

Theo học già Thái Văn Kiểm thì ??Các ông [Thuyết và Tường] đã gởi tay chân tên là Hầu Chuyên tới nhà ông Trần Tiễn Thành, 133 đường Gia Hội và đã ám sát ông này.??? ?(Thái Văn Kiểm, Nhớ Huế, ibid., 91). Rồi cũng chính ông Kiểm trong một bài đó, đã nói khác và không một chút thắc mắc, là: ??Sau khi vua Hiệp Hòa bị bức tử, Tôn Quan Tướng cùng trong đêm ấy, sai một toán ??Phấn nghĩa đội ?? có giáo mác, do Hồng Hàng, Hồng Chức và Hồng Tế [cả ba đều thuộc hoàng tộc] đến chợ Dinh, Gia hội áp vào nhà của phụ chánh . . . Thành, lên lầu, có mang theo tráp sớ, tức là bản án kết tội, liền gặp họ Trần nơi thang gác đang đi xuống.? Cả bọn xâm đến đâm chết Cụ. . . .??? (Nhớ Huế, Ibid., 102).

 

Trở lại với LM Delvaux thì lại khác nữa: ??. . . một toán quân? ??Thân-Nghĩa ??, ?dưới sự chỉ huy của một kẻ tên Khai Phát, xông vào nhà riêng của Trần-Tiễn-Thành . . . và không đầy năm phút vị Văn Minh ngã gục vì bị đâm và mổ bụng. . .??? (Delvaux, ?? Quelques précisions. . .??, ibid., 244, NQT dịch).

 

Câu chuyện càng trở nên huyền bí, với sự thêu dệt của LM Delvaux rằng bàn án xử tử Hồng Chuyên là một sự dàn cảnh để 2 ông phụ chánh chạy tội và làm vừa lòng Khâm sứ De Champeaux (Delvaux, Ibid.,? 245-7 ); và với sự chải chuốt của ông Phan Trần Chúc rằng ??triều đình Huế mang Hầu Chuyên ra kết án xử tử, vì Chuyên tình nguyện như thế để cứu cho thế nước.??? (Vua Hàm Nghi, Op. cit., 47).

 

?Sự việc trở thành bí ẩn hơn nữa, khì hai tác giả này đều cho rằng Kỳ Ngoại Hầu Hồng Chuyên bị tội, vì đã nghe lời ông Thuyết đi diệt đạo, bất chấp sự ngăn cản của NVT, chớ không phải vì đã giết phụ chánh Thành!

 

Trong lúc đó, thì cuốn Liệt Truyện chỉ tóm lược câu chuyện giống như trong một đoạn đầu của Thực lục, tức ám chỉ là 2 ông Tường-Thuyết là thủ phạm, mà lại không đả động gì đến việc chính sử nói Hầu Chuyên giết ông Thành. (ÐNCBLT, Nhị Tập [Quyển 26-Quyển 46], 171)? Sự bỏ sót, vô tình hay cố ý, một sự kiện chi tiết hết sức quan trọng như vậy, đã thay đổi hẳn căn nguyên của toàn thể vấn đề, và đưa lại một sự sai lạc quá lớn lao trong lịch sử!

 

Tóm lại, ông Thành bị giết một cách oan nghiệt, ngoài ý muốn của NVT và Tôn Thất Thuyết, do một sự hiểu lầm của phe Văn thân cuồng nhiệt, rằng ông theo Pháp. Những bằng chứng đáng tin cậy thu thập được nói trên, đã chứng tỏ là? 2 ông phụ chính đồng nghiệp đàn em đã không có ý muốn ám hại bậc đàn anh của mình một chút nào, vì tin rằng người này, mặc dầu không đồng chính kiến với mình, không hề có ý muốn cấu kết với kẻ thù chung, là giặc Pháp, để ám hại mình, hay chống lại phe kháng Pháp.

 

5.? Giết Gia Hưng Vương?

 

Vua Kiến Phúc chết vì bịnh đậu mùa ngày 30-7-1884. Hoàng Thái Phi Nguyễn Văn Thị Chuyên, mẹ nuôi của ngài, triệu tập tôn nhân phủ quan và đình thần, và công bố lời di chúc của Vua truyền ngôi lại cho em là Ưng Lịch.? Sau khi ??Tôn nhân phủ văn võ đình thần ??? đồng thuận, họ ??bèn hợp từ tâu lên Từ Dụ thài hoàng thái hậu, hoàng thái hậu rước công tử Ưng Lịch . . . vào nhà tang xưng là tự quân . . .??? (ÐNTL, XXXVI, 151). Tự quân này trở thành Vua Hàm Nghi sau lễ tấn tôn, được tiến hành liền theo đó.

 

a.? Gia Hưng Vương đi với Rheinart để mong làm vua

 

Khâm sứ Rheinart được tin phản đối ngay, đòi Triều đình phải đưa vị Phụ chánh thân thần là Gia Hưng Vương Hồng Hưu, con thứ 8 của vua Thiệu Trị, em vua Tự Ðức, lên ngôi, bằng cách hoặc hoãn lễ tấn tôn, hoặc truất phế Vua Hàm Nghi, nếu đã tấn phong rồi. Rheinart viện cớ là cả hai, vua truyền ngôi cũng như vua nối ngôi, đều còn vị thành niên và không đủ tư cách pháp lý, còn Gia Hưng Vương, con bài y đã sắp sẵn, thì nhiều tuổi, kinh nghiệm và thành thạo hơn.? Mặc dầu Rheinart nói vậy, về sau, dưới thời Pháp thuộc, khi trở lại làm Khâm sứ năm 1888, chính ông vận động đưa vua Thành Thái? lên ngôi lúc 10 tuổi, để nhớ ơn ông Dục Ðức đã cọng tác với y.? Và rồi tiếp theo, vua Duy Tân lên nối ngôi vua Thành Thái lúc mới 8 tuổi. Thời đó, người Pháp lại không đặt vấn đề tuổi tác gì hết.? Lẽ dĩ nhiên là Triều đình không chịu phế bỏ tự quân Hàm Nghi, và cứ tiến hành lễ tấn phong. Rheinart liền xin thượng cấp đem 750 quân với tàu chiến và đại pháo từ Bắc vào, hăm dọa bắn đại bác vào hoàng thành nếu không thỏa mãn điều kiện y đòi hỏi. NVT đã cố hết sức thương lượng để tránh đỗ vỡ, và rút cục 2 bên thỏa thuận giữ Vua Hàm Nghi ở ngôi, với điều kiện là Triều đình gởi thơ qua xin phép phía Pháp, và làm lại lễ tấn phong. Kết quả là mọi sự xảy ra êm thắm, nhưng Pháp nhân cơ hội đó chiếm và đóng quân luôn ở Mang Cá sát Kinh thành, mặc dầu sự phản đối quyết liệt và chính đáng của NVT là hiệp ước 1884, cho phép Pháp đóng quân ở đó, chưa được hai bên phê chuẩn. (Xem ??M. Rheinart . . .??. ?BAVH, Ibid., 152-5; ÐNTL, XXXVI, 176-8)

 

b. Gia Hưng Vương bị xử an trí ở Quảng Trị

 

Trong lúc 2 bên thương lượng, 2 vị phụ chính có yêu cầu Gia Hưng Vương từ chối đề nghị của Rheinart đưa ngài lên ngôi, nhưng Vương không chịu. Sau đó, Gia Hưng Vương bị kết án, và phải đi đày ở Cam Lộ, Quảng Trị vì nhiều lý do khác nữa. Rheinart can thiệp mạnh mẽ và hăm dọa đủ điều để ngăn cản Triều đình xử ngài, nhưng người kế vị ông là Tổng trú sứ Lemaire đã phải chấp nhận quan điểm của NVT rằng việc xử tội loạn luân là chuyện nội bộ của Việt Nam mà Pháp, theo hiệp ước, không có quyền can thiệp vào. Thực Lục đã tường thuật vụ án này một? cách khá khúc chiết, xin dẫn nguyên văn:

 

?? Phụ chính thân thần Gia Hưng Vương kiêm sung Tôn nhân phủ hưu tôn chính Hồng Hưu bị tội, cách chức tước, phải an trí ở phủ Cam Lộ. Trước đây Chấn Tĩnh quận công là Miên Trí tâu hặc vương ấy vì nhân việc tư bỏ việc công, tiết lộ quân quốc trọng sự, gia dĩ thêm thói dâm dục [cùng với công chúa Ðồng Xuân can tội tước tịch, đổi theo họ mẹ là Hồ Thị Ðốc thông gian sinh con] mọi khoản xin giao cho Tôn nhân phủ hội đồng phụ chính đại thần xét nghĩ, bèn giao sở túc vệ giam xét. Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết lại đem đủ tình trạng vua ấy tâu bày xin cùng xét nghĩ một thể.???? [Tâu nói ngày tháng 6, Giảng tông Nghị hoàng đế mất, bọn chúng tôi tuân vâng lời di chúc, chọn lấy ngày 13 làm lễ tấn quang. Trước một ngày đó, sứ cũ Pháp là Lê-na ủy cho ký lục Hinh tới dinh bọn tôi nói: Nếu tôn Gia Hưng Vương lên làm vua thì y thuận nghe, bằng không thế thì y gây chuyện, đem hết gia quyến bọn tôi bắt tội. Bọn tôi trộm nghĩ việc lớn của Nhà nước, không dám đoái riêng, một mặt cứ y ngày làm lễ tấn quang, một mặt nói với vương ấy, bằng không tính gì, thì nên ủy cho báo với sứ ấy đình chỉ bớt việc, đừng nên ngăn trỡ sinh ngờ; nhưng vương ấy để lòng đã lâu, không chịu ủy báo cho sứ ấy. Chước đó không thành, mới đưa thư cho quan binh ấy đóng ở miền Bắc. Ngày 22 tháng ấy, quan tham tán đóng ở miền Bắc xuất đem hơn 10 chiếc thuyền quân, đến sứ quán đó đe dọa, toan muốn sinh chuyện, và vào thành đóng giữ. Bọn tôi bất đắc dĩ phải nhấn nhún để định ngôi lớn. Xin chuẩn cho quan ấy vào làm lễ tiến yết và cho quan binh ấy vào thành. Từ đó đi, Hồng Hưu lấy bịnh nằm rền ở trong phủ đệ, không để ý gì đến việc công, trong các hàng thân phiên đã có nhiều người cùng biết. Chấn Tĩnh quận công thửa nói thế cũng do ở lòng công phẫn. Nay phát ra việc này, tội án thật là sâu nặng thế mà còn dám kéo dằng dai gần được một ngày. Lê-na hiện đóng ở cửa đồn Thuận An, liền về sứ quán ủy người tới dinh chúng tôi bảo phải khoan tha cho Hồng Hưu về phủ, không thì y gửi điện về nước ấy, không khỏi lại sinh chuyện lôi thôi. Hôm qua tôi và Nguyễn Văn Tường đi đến sứ quán ấy {Lê-na về rồi} sứ mới bảo rằng: Trước đây về khoản làm lễ tấn tôn và việc Hồng Hưu có người không bằng lòng {ám chỉ vào Lê-na} đưa tin gièm pha đã nhiều. Nước ấy hẵn cũng sinh lòng thiên lệch, nay nên xử trí cho khéo. Vả nước ấy bảo hộ quý quốc, việc triều đã chẳng hề can dự. Duy có việc lớn là lễ tấn tôn cùng với phụ chính đại thần đều là việc quan trọng, nên cho viên ấy dự biết, thế mới hợp thể, rồi về sẽ báo tin về nước ấy, hẵn sẽ bằng lòng, còn tội án của Hồng Hưu, mặc dầu quý quốc xử đoán, viên ấy không dám nói các lẽ. Vả Hồng Hưu hệ thuộc là người ý thân của nhà vua, chung lòng nghĩa vui lo. Xem như sứ Pháp thửa nói thửa làm, thì mối tình thông quan, thực đã không thể che được, duy đương lúc Nhà nước có tang, lòng người chưa định, cung đương lúc đau thương, bọn tôi không dám vào tâu, sợ phiền lòng lo nghĩ mà làm cho dân chúng ngờ hoặc, nín náu lưa theo để nên việc lớn, nay can khoản ấy, vốn không dung giết, mà còn dám như thế, thực đáng khá sợ. Bọn tôi cùng bàn, nghĩ theo lời xin của sứ mới, do viện tôi nghĩ soạn tờ tư, đệ giao cho sứ ấy và đem cái án của Hồng Hưu để tuân làm]..??? Bèn chuẩn như lời tâu. Ðến đây án thành, cách bỏ chức tước, phát đi an trí ở phủ Cam Lộ Quảng Trị. Phòng [nhà] vương ấy có 7 công tử, giáng làm tôn thất, chia giao cho các tỉnh quản thúc. . .??? (ÐNTL, XXXVI, 177-8, NQT nhấn mạnh)

 

Trước khi lên đường về Pháp 2 tháng sau đó, Rheinart mô tả tình hình lúc đó và tiên đoán tương lai khá đúng theo quan điểm quyền lợi của phe thực dân Pháp, trong nhật ký ngày 22-10-1884:

 

?? [. . .] Phụ chính Tường là một người đáng ghét [abominable] mà đáng lẽ người ta đã phải? treo cỗ sau khi chiếm Thuận An; treo cỗ lúc đó có thể dễ, chớ bây giờ thì có thể đưa đến biến động. Ông ta đã xây đắp một cách quá vững chắc cho mình một địa vị mà người ta thấy rất khó lòng mà thay thế ông được; . . . ông ta vừa mới bắt giam vị Ðệ nhứt Phụ chính [Gia Hưng, ct. của Sogny], một hoàng thân hoàn toàn vô hại, nhưng có thể trở thành thủ lãnh đảng nếu ông Tường công khai trở mặt chống chúng ta. Chuyện có thể xảy ra là, trước khi tôi đến Paris, ông ta đã chính thức đoạn giao với chúng ta, và rời Huế với vị vua trẻ? [ông Rheinart thấy đúng: biến cố đó xảy ra 8 tháng sau đó, ct. của Sogny] để đi theo kẻ thù của chúng ta; vì tham vọng, vì bản thân, không cần lo đến các nạn nhân. Tình hình khó khăn, người Tàu đã chiếm đóng nhiều nơi, họ đã nắm thế công. Người ta đã giết được nhiều, nhưng sự chiếm đóng còn kéo dài nhiều tháng, và lại các viên chức An Nam ngầm đi với họ. Nhiều băng đảng xuất hiện hầu khắp mọi nơi, và có thể biến thành một cuộc nội loạn. Triều đình có thể tìm cách quay lại chống chúng ta; họ có thể bỏ Huế đi trốn, để lại một nước nổi dậy để cho ta gánh lấy. . . .Ta phải đánh điện cho Paris việc đệ nhứt phụ chính [Gia Hưng, ct. của Sogny] bị tống giam, một việc lớn, một xâm phạm lớn vào quyền lợi của chúng ta.?? (?M. Rheinart . . .BAVH, ibid., 181-2)

?

c. Gia Hưng Vương bị 2 ông ám sát trên đường đi đày?

 

Tóm lại, Gia Hưng vương phạm tội quá nặng đáng phải xử tử, là phản quốc, mật thông với Pháp để tranh ngôi vua, và loạn luân, như vậy mà nhờ sự can thiệp của Pháp, chỉ bị xử đưa đi an trí ở Cam lộ, Quảng Trị.? Ngài mất ở nơi này, ngày 9-5-1885, tức độ 6 tháng sau. Trong cuốn Liệt Truyện, Quốc sử quán cũng tóm lược lại câu chuyện giống hệt như trong Thực Lục. (ÐNCBLT Nhị tập [Quyển đầu-Quyển 25], 163-4)? Mặc dầu vậy, vẫn có tin đồn là 2 ông cho người đón giết ngài trên đường đi Quảng Trị, và vẫn có người tin lời đồn đó. Quả thật, theo Thế Phả, ngài mất tại Lao Bão ngày 9-5-1885, thọ 51 tuổi, nhưng

 

?? Theo tin truyền hồi bấy giờ thì ông bị Thuyết sai người đón đường giết chết trong lúc đi an trí. Việc này cũng có thể tin được vì Tường và Thuyết tìm cách triệt hạ phe chủ hòa ở trong triều đình.???? (t.? 353, ct. 1)

 

Có thể Thế Phả đã bị ảnh hưởng của LM Delvaux, vì tác giả này nói rằng khi Gia Hưng vương

 

?? rời Kinh thành cùng với vợ con, ông bị ám sát cùng một lúc với tất cả bà con gần và xa của ông [ngày 9-5-1885]. Một vài quan lại mới, bị tình nghi phạm tội phản quốc, cùng theo ông xuống mồ. ???

 

Tin này, theo vị Linh mục của Hội Ðô thành hiếu cổ, là tin thật chớ không phải tin đồn, vì ông đã lấy từ trang 566 của tài liệu vô danh sau đây: La guerre du Tonkin, [titre perdu], 151 livraisons, 1212 pages in 8 avec gravures, cartes, portraits, Sceaux, imp. Charaire et fils. (??La légation de France à Hué et ses premiers titulaires [1875-1893] ??. BAVH, số 1, 1916, 56, NQT dịch và nhấn mạnh) Tài liệu này là một ấn phẩm không có tên tác giả, hay ngày xuất bản, có thể là của cơ quan tuyên truyền của Pháp, dùng để phổ biến những loại tin tức xuyên tạc như vậy. Sử sách Việt dựa theo các tài liệu loại đó làm ??khuôn vàng thước ngọc??? đã vô tình làm ống loa tuyên truyền cho nền sử học thực dân Pháp.

?

?5.?? Nguyễn Văn Tường giết vua Kiến Phúc?

 

Chuyện này người viết đã kể đầy đủ chi tiết trong bài ??Nguyễn Văn Tường có tư thông với bà Học Phi và giết vua Kiến Phúc không? ??? ở báo Thế Kỷ 21, số 172? vá 173, 2003. Ở đây xin chỉ nhắc sơ lược rằng đó là một câu chuyện bịa đặt, từ đầu đến cuối, của phe thực dân và tay sai, bắt đầu bằng một tin đồn do ông Nguyễn Hữu Ðộ ghi vào thơ gởi cho Ðại tướng Toàn quyền Pháp De Courcy, nói rằng NVT tư thông với bà Học Phi, mẹ nuôi của vua Kiến Phúc, và tin này làm cho vua Kiến Phúc uất ức mà chết. Rồi lần lần, với sự thêm thắt thêu dệt của ông Chành sở Mật thám Trung Kỳ, Sogny và LM Delvaux trong nhóm Ðô thành hiếu cổ, cùng các đồ đệ bản xứ, nó biến chuyển thành tin thiệt, chứ không phải đồn nữa, rằng NVT tư thông với bà Học Phi, vào phòng bệnh của vua Kiến Phúc, bị vua giả vờ ngủ, nghe thấy bắt gặp tại trận, và hăm chặt đầu ba họ NVT. Ông này liền xuống Thái Y viện, bốc một thang thuốc, bỏ thuốc độc vào, giao cho bà Học Phi cho Vua uống, và sáng mai lại vua chết. Câu chuyện ??tiếu lâm ??? này hiện vẫn còn được bàn lui bàn tới, lúc hư lúc thực, trong cuốn Việt sử Khảo luận xuất bản đầu thiên niên kỷ thứ 3 của LS Hoàng Cơ Thụy!???

 

Kết luận: Sự cần thiết của một cuốn sử? ??quốc gia ??, không bị sử thực dân chi phối ?

 

Bài này đã căn cứ vào tài liệu lịch sử mà mực độ khả tín đã được phối kiểm thận trọng để minh chứng rằng NVT, do ở vai trò quyết định của ông trong công cuộc chống Pháp,? đã là một nạn nhân quan trọng nhất của chiến dịch bôi lọ vua quan Việt Nam do nền sử học thực dân Pháp phát động và nuôi dưỡng từ giữa thế kỷ XIX cho đến nay.?? Sự bôi lọ diễn ra dưới muôn ngàn hình thức. Trong bài ??Nguyễn Văn Tường tham lam? ??,? cùng ở trên mạng lưới này, người viết ?đã bàn về nhiều chuyện hoàn toàn vô căn cứ, được bịa đặt, dựa vào tin đồn hay tài liệu ngụy tạo, để hạ uy tín của NVT, như việc NVT bị cách chức vì tội hà lạm, âm mưu tiếm ngôi vua, ăn hối lộ của doanh gia Tàu trong việc cho lãnh trưng khai thác hầm mỏ, nhập khẩu tiền giả, và độc quyền chuyên chở gạo.

 

Bài này bàn về các vu cáo khác dựa trên sự bóp méo sử liệu, suy diễn với ác ý, và gán cho hành động của NVT những động cơ xấu xa, vị kỷ, như: NVT giết hại các vua quan và hoàng thân liên kết với Pháp, không phải để chống ngoại xâm, mà là? để củng cố địa vị, quyền hành, và tranh dành ngôi báu.? Việc 2 ông Tường-Thuyết phế bỏ 2 ông Dục Ðức và Hiệp Hòa cùng trừng phạt một số hoàng thân và quan lại theo Pháp là một việc làm chính đáng và cần thiết để giữ nước. Tuy nhiên, sử thực dân đã cố ý bỏ lơ không nói gì đến, hay đặt rất nhẹ, lý do đó để giải thích các hành vi của 2 ông, làm cho những hành vi này trở thành độc đoán, lạm quyền đến mực độ như điên rồ, và phi lý. Về việc phế lập ông Dục Ðức, chẳng hạn, sử gia Trần Trọng Kim viết vắn gọn rằng sau khi vua Tự Ðức mất và di chúc để ngôi cho ông Dục Ðức,

 

??Ðược ba ngày thì Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đổi tờ di chiếu, bỏ ông Dục Ðức mà lập em vua Dực Tông là Lạng quốc công lên làm vua. Triều thần ngơ ngác, không ai dám nói gì . . .??? (Op. cit., 220).

 

Sử gia Phạm Văn Sơn cũng viết tương tự rằng:

 

??Theo di chiếu của vua Tự Ðức thì triều đình phải lập Thụy Quốc Công, nhưng vua Dục Ðức ở ngôi được ba ngày thì bị ông Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường phế lập và đem giam vào Trấn Phủ [một nhà lao đặc biệt của nhà vua], vì không được tiếp tế lương thực nên bảy ngày sau Ngài mất [6-10-1883]. Ông Thuyết và Tường liền đem ông Hoàng Út, em của vua Tự Ðức là Lạng Quốc Công húy là Hồng Dật lên ngôi, lấy hiệu là Hiệp Hòa.?? ?(Op. cit., 459-460)

 

Rồi đến vụ truất phế Vua Hiệp Hòa, sử cũng tường thuật nó như là một cuộc tranh chấp quyền lực ??trong hàng ngũ phong kiến ?? ?(Phạm Văn Sơn, op. cit., 460) giữa các ông Tường, Thuyết và nhóm? hoàng tộc theo Pháp, và không đả động gì bao nhiêu đền việc vua Hiệp Hòa và các hoàng thân đã âm mưu đi với Pháp. Sử viết đồng loạt như vậy thì làm sao mà người đọc không oán giận, căm hờn 2 ông Tường-Thuyết được.

 

Mặt khác, sử cũng đặt rất nhẹ những việc hai ông và triều đình chống Pháp đã làm, nhứt là bắt đầu từ đời vua Kiến Phúc, để chuẩn bị cuộc kháng chiến trong dài hạn, tiếp tục thi hành sách lược ??hòa để mưu chiến ?? ?từ thời vua Tự Ðức, như: chuẩn bị Phong trào Cần Vương, củng cố các sơn phòng, chấn chỉnh việc hải phòng, lập hương binh ở làng xã, sản xuất? và nhập cảng súng đạn,? động viên nhân tài,? thành lập đoàn ?? Phấn nghĩa quân ??.? Ðoàn quân gồm những phần tử yêu nước này, chẳng hạn, đã bị sử thực dân xuyên tạc là ?? tay chân ?riêng ??? của ông Thuyết, và gồm nhữngthành phần ??đầu trộm đuôi cướp ?? .? Chính sử nhà Nguyễn, tuy không tránh khỏi bị bóp méo, đã tường thuật rất khéo léo, và tế nhị về đoàn? quân này:

 

??Tôn Thất Thuyết lập? ??Phấn nghĩa quân ??. Lúc đó, Thuyết muốn lập lính chân tay riêng của mình, bèn thương lượng với Nguyễn Văn Tường nói rằng: tiến hành vào ngày 29 tháng 10 là quan trọng nhất. Hai viên quan này cùng với những đình thần đã dự biết trước nên ai nấy giao cho những người thân thuộc tham dự vào việc hiểu dụ các thân hào sĩ dân kết đảng làm theo. Lần này, qua chọn lọc số người trong đó mà ban thưởng. Ngoài ra tuy chưa dự vào phái cử, nhưng đều vui lòng đáp ứng. Gần đây nhiều người làm theo, nay các binh ngạch thiếu nhiều, nên nhân tình hình ấy mà thu dụng họ, xin hội đồng Binh bộ xét tuyển dụng được bao nhiêu lính [nhưng không được khấu giản] chia làm vệ đội, lượng mà thiết lập quản xuất, tùy số mộ được nhiều hay ít mà thưởng phẩm hàm, đặt tên là? ??Phấn nghĩa quân ??. Số quân đó được khao thưởng và đặt tên riêng, chiếu theo thứ tự tuyển hai vệ Tiên phong, nhưng vẫn lệ thuộc vào các viên quan mà 2 vị thần đó ủy nhiệm cho để luyện tập và phân phái. Theo thời kỳ này thì hữu dụng nên [Tường] cho phép. [? ]? Sau đó Thuyết cho Trần Xuân Soạn lãnh số quân ấy.?? (ÐNTL, XXXVI, 63-4)

 

Nếu người đọc sử để ý là khúc sử này được soạn dưới thời Pháp thuộc, và với chỉ thị là ??Việc gì do ý riêng của quyền thần thì cứ việc chép thẳng, để tỏ rõ những điều trái phép của bọn đó ??? (Ibid., 15), thì có thể hiểu ngay là đoàn quân này được lập ra để phấn đấu cho chính nghĩa, tức trong bối cảnh này, là chống lại quân xâm lăng Pháp. Việc nói ông Thuyết lập ??lính tay chân riêng ??? là một sự suy diễn để thỏa mãn đòi hỏi của cấp trên và thời thế.? Nhưng nội dung câu chuyện tiếp theo đó cải chính ngay lời nói giáo đầu ấy. Thật vậy, các câu tiếp theo nói rằng đạo quân do hai ông phụ chánh thương lượng với nhau lập ra, lúc nguyên thủy là để thi hành kế hoạch ngày 29 tháng 10, tức ngày lật đổ vua Hiệp Hòa. Lúc vua Kiến Phúc mới lên ngôi, đầu 1884, các thành phần được tuyển dụng lúc trước đó được chọn lọc lại, và sung vào đoàn quân được chính thức hóa với danh tánh là ??Phấn Nghĩa quân ??. Tất cả các đình thần cùng một lòng chống Pháp đều tham gia vào việc tuyển mộ; và những kẻ được thu dụng đúng theo tiêu chuẩn, luật lệ của bộ Binh, chọn lọc trong những phần tử có tinh thần quốc gia, sẵn sàng chiến đấu chống lại sự xâm lược của Pháp. Ông Trần Xuân Soạn, được giao phó việc điều khiển đoàn quân đặc biệt này, là một võ quan ưu tú của Triều đình đã từng lập nhiều công trạng trong việc đánh giặc, giữ nước với ông Thuyết ở Bắc, và sau này sát cánh với ông Thuyết trong công cuộc kháng chiến Cần Vương. Ông về Huế để cùng phụng sự một mục đích chung là chống Pháp, chớ chả phải là tay chân riêng gì của ông Thuyết cả.

 

Chung qui, mọi việc do 2 ông làm vì dân vì nước đều được sử suy diễn là vì quyền lợi riêng của mình. Sử gia Pháp Fourniau đã nhận xét rằng tất cả các hành động chống xâm lăng Pháp của các nhà ái quốc, Văn thân đều được sử thực dân gán cho một cái động cơ đơn giản duy nhất là để bảo vệ chức vụ, địa vị của mình. (Fourniau, Vietnam, op. cit., 380)??? Với bao nhiêu cách viết đồng loạt như vậy, các bộ sử thông dụng dưới thời Pháp thuộc, đã gieo vào trí óc người Việt Nam? một ấn tượng quá sai lầm về khả năng của nền hành chánh Khổng Mạnh dưới triều Nguyễn, cũng như về tư cách, đạo đức của vua quan nhà Nguyễn, nói chung, và về NVT và Tôn Thất Thuyết, nói riêng. Những cố gắng, hy sinh, và thành quả của cuộc kháng chiến chống Pháp đã bị che lấp, chôn vùi, hay biến cải thành những hành động khôi hài, hay ngu xuẩn, vô vọng của những kẻ bất lực và không thức thời. Trừ một số trường hợp quá rõ rệt, không ai chối cãi được, như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, nói chung thì những nhân vật yêu nước trở thành bán nước, và ngược lại. Hiện nay chưa có một bộ sử tổng hợp nào được viết, đứng về phương diện quyền lợi của một quốc gia Việt Nam độc lập, để đính chính tất cả các sai lầm đó. Và sau khi bộ sử đó được thực hiện, thì cũng phải đợi một thời gian khá dài cho nó thấm dần vào tiềm thức của người đọc, mới mong sửa đổi được những thành kiến mà nền sử học nô lệ đã gieo sâu vào tâm khảm? của các thế hệ vừa qua. Do đó, trong đoản kỳ, NVT và Tôn Thất Thuyết khó lòng gọt rửa được cái tiếng là ??quyền thần ??.? Vì thiếu một cuốn sử quốc gia trung thực được phổ biến và? thấm nhuần, liên quan đến giai đoạn tiếp xúc với Pháp, cho đến bây giờ, hầu hết các sử sách mới xuất bản sau này, đều vẫn có một thái độ bất nhất với 2 ông. Mặc dầu một mặt họ đã tán thành việc 2 ông chống Pháp, mặc dầu dư biết là sử Việt đã bị thực dân đảo ngược, số đông sử gia vẫn tiếp tục bị chi phối bởi định kiến do nền sử học thực dân un đúc, nên mặt khác vẫn mạt sát 2 ông, vẫn thống trách họ đã truất phế các vua, hay giết hại các hoàng thân, giết đạo,hay giết cả Văn thân.? Ðây chỉ là một nhận xét về ảnh hưởng sâu đậm của nền sử học thực dân qua hơn một thế kỷ độc quyền dư luận, chớ không có ngụ ý chỉ trích, hay trách cứ các sử gia sau đây.

Năm 1995, một sử gia Việt, đỗ bằng tiến sĩ của Pháp, đã viết rằng NVT:

 

??đến Tahiti, giữa tháng 2/1886, và ngày 30/7 năm ấy ông ta mất . . .. Ngày 20/10/1886, một bức công hàm của chính phủ yêu cầu chuyển thi hài Tường về Huế. Khi quan tài Tường vừa được đặt lên đất Thuận an, thì theo lệnh vua Thành Thái . . . quan tài này bị đánh bằng xích sắt, trừng phạt tối cao. (10) [ ] Tất cả mọi người Việt Nam đều nhất trí lên án con người đó.??? (Nguyễn Xuân Thọ, op. cit., 405)

 

Ở chú thích 10, trang 418, tác giả không cho biết xuất xứ nguồn tin, nhưng giải thích rằng: ??Theo luật Việt Nam, ba cái án trừng phạt [sau khi tội nhân đã chết] được coi như nhục nhã hơn cả án tử hình là bêu đầu, thiêu xương và đánh mộ.??? Tin này của TS Thọ lại cũng do LM Delvaux tung ra mà cũng không cho biết nguồn gốc xuất xứ. (??La prise de Hué . . .??. BAVH, số 2, 1920, 293, ct. 2) Nó có thể đã do Chánh Sở Mật Thám Sogny trao cho vị linh mục, cũng như nhiều tin xuyên tạc khác của tòa Khâm, rồi cũng từ đây được trở về lưu trữ trong văn khố Pháp, dưới danh nghĩa ??Hồi ký và tư liệu châu Á ?? mà sử gia Thọ đã dùng đầy dẫy trong cuốn sách.? Về các tin của tòa Khâm, chính tác giả Delvaux đã công nhận là 90% giá trị rất tương đối và rất thường nói ngược và sửa đổi lẫn nhau (?Quelques précisions . . .?, BAVH, Ibid., 292, ct. 1)? Quả nhiên, tin này thiếu cơ sở, vì lúc quan tài NVT? về đến Huế năm 1887 thì ?Ðồng Khánh, chứ không phải Thành Thái, làm vua (Ðồng Khánh ở ngôi từ cuối 1885 đến cuối 1888). Chính sử nhà Nguyễn không có chỗ nào nói đến tin này, vì nếu chuyện có thật, tức phải có lệnh vua, và và nếu có lệnh vua thì Thực Lục phải ghi vào. Hơn nữa, dưới thời Pháp thuộc, bộ sử này không thể có thiện cảm với NVT mà bỏ qua, không ghi chú những tin có thể được cho là bất lợi cho nhân vật lịch sử này được. Ngoài ra, gia phả gia đình NVT cũng không có chỗ nào ghi điểm này. (Ðỗ Bang, ??Góp phần . . .??. HTNVTHUE02, 40-1)

 

Dù sao, sự xác thực của tin này không có gì quan trọng lắm đối với NVT, vì bị trừng phạt như vậy dưới thời Pháp thuộc là một cái nhục hay vinh tùy quan điểm chính trị thân Pháp hay chống Pháp, chớ không thể đương nhiên được xem là một cái nhục, như sử gia Thọ đã chú giải được.? Nếu chuyện ấy có thật thì đó là cái vinh cho NVT, giống như cái vinh của nhà ái quốc Phan Ðình Phùng, mà thân xác đã được thiêu ra thành tro bụi làm thuốc súng cho đại bác bắn lên trời, nếu câu chuyện có xảy ra đúng như người ta đã kể.

 

Tác giả Thọ cũng tỏ ra rất tán thành trừng phạt đánh quan tài nói trên, khi nói tiếp thêm rằng ??Tất cả mọi người dân Việt Nam đều nhất trí lên án con người đó.??? Ý kiến này ít nhất cũng tương phản với? ý kiến của một số tác giả Pháp, như Jules Boissière đã cho rằng khi quan tài của NVT được mang về, ??tất cả những người Việt Nam ngay thật sẽ khóc nhà đại ái quốc [NVT, NQT ct.] mà thân xác đã nghỉ ngơi dưới lòng đất . . .?? [tous les honnêtes gens d?Annam pleureront le grand patriote . . ., NQT dịch] (L?Indo-Chine avec les Francais. Société des Editions Louis Michaud, 1896, 71). Ý kiến đó cũng không tương hợp với sự kiện lịch sử do một số tác giả Pháp xác nhận.? Ch. Gosselin, chẳng hạn, đã ghi rằng: ?? Sự tịch thu tài sản của vị quan đó? [NVT, NQT ct.], thi hành lúc ông bị bắt, đã tạo ra trong toàn thể nước Nam một hậu quả đáng tiếc và gây nên nhiều sự căm thù đối với chúng ta.?? (L?Empire d?Annam. Paris: Didier, 1904, 220, NQT dịch).? LM Delvaux, người đã cố tình mạt sát NVT một cách có hệ thống, cũng không phủ nhận rằng quyết định tịch thu tài sản đó đã gây ra hậu quả tai hại cho phía Pháp và đã bị thu hồi. (?? La mort? . . ??. BAVH, số 4, 1923, 429, ct. 2, NQT dịch)? Ngay cả học giả Thái Văn Kiểm cũng công nhận rằng ??quyết định này bị thu hồi bởi dân tâm không tán thành.?? (Nhớ Huế, ibid., 98)? Như vậy, chính người Pháp cũng phải công nhận là dân Việt nói chung lúc đó vẫn ngưỡng vọng NVT, chớ không có ghét bỏ đến mức cao tuyệt đối như TS Thọ đã khẳng định.? Ngoài ra, TS Thọ đứng về phía Pháp hay phía quốc gia Việt Nam khi tuyên bố một câu như vậy?? Có lẽ TS Thọ, vì làm công chức của bộ Ngoại giao Pháp nhiều năm, đã bị ảnh hưởng quá nặng nề của các tư liệu văn khố Pháp làm nền tảng cho cuốn sử của ông, nên đã oán ghét NVT đến một mực độ như vậy. Quả nhiên, theo TS Vũ Ngự Chiêu thì tài liệu văn khố Pháp

 

??không dễ sử dụng. Mỗi khi nhận định về vua quan Việt, sự yêu ghét, khen thưởng hay chê trách của viên chức Pháp đều có hàm ý chính trị, và không tránh được sự chủ quan. Chính nghĩa và lẽ phải của các tư liệu này là thứ chính nghĩa và lẽ phải của người chinh phục - nên chính nghĩa và lẽ phải của những người bị chinh phục thường bị lãng quên.?? (Op. cit., Tập 1, 13-4)

 

Biết vậy, nên trong nhiều trường hợp, sử gia Chiêu đã tỏ ra là người tương đối có thiện cảm với hai ông Tường, Thuyết nhiều nhất. Tuy nhiên, về đại cương đôi khi ông vẫn không tránh khỏi bị tài liệu thực dân chi phối đây đó, chẳng hạn như lúc ông thống trách 2 ông này, sau khi vua Tự Ðức mất,

 

??mặc sức phế lập vua, tạo nên cuộc khủng hoảng triều chính suốt 2 năm kế tiếp. Từ tháng 7/1883 tới tháng 8/1884, bốn Hoàng tử được đưa lên ngôi báu cho Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết thực thi chính sách của họ.??? (Ibid., 9)

 

Nhà sử học tương đối ít bị các sai lạc của sử sách phổ thông chi phối nhất khi viết về hai ông Tường, Thuyết, là TS Nguyễn Thế Anh (Monarchie, op. cit.), có lẽ vì tác giả, mặc dầu cũng dùng nhiều tài liệu văn khố Pháp, đã biết chọn lấy ÐNTL làm tư liệu căn bản, và đã tham khảo bộ sử đầu tay đó một cách khá cẩn trọng và tinh tường.

 

Quả thật, bộ ÐNTL là bộ sách quí nhất về giai đoạn lịch sử này của Việt Nam và có thể làm căn bản cho việc soạn thảo một bộ sử phổ thông trung thực của quốc gia sau này.? Tuy nhiên, nó cũng không phải dễ dùng.? Những gì liên quan đến triều Tự Ðức và về? sau đều được soạn thảo dưới thời Pháp thuộc, nên cũng không khỏi bị méo mó, và thiên lệch.? Do đó, vấn đề phối kiểm tài liệu của ÐNTL với nhau, cũng như với các tài liệu khác không phải là không quan trọng. Một việc làm khá thích thú cho người viết là đã được cơ hội bẻ thẳng lại phần nào một số chỗ bị uốn nắn trong bộ Ðại Nam Thực Lục đệ Tứ, Ngũ, và Lục kỷ do Quốc sử quán biên soạn. Bị áp lực của thới thế, của cả nhà cầm quyền Bảo hộ lẫn Nam Triều, các sử quan chắc hẵn đã phải dùng nhiều phương cách để có thể trình bày những gì cần nói mà không bị kiểm duyệt cắt bỏ, hay sửa đổi.? Những phương cách ??lăng ba vi bộ ?? này diễn ra dưới muôn hình vạn trạng, như: Báo trước qui tắc soạn thảo bị áp đặt, ví dụ, phải gọi 2 ông là ??quyền thần ??, phải xem ông Dục Ðức là nạn nhân của họ, để vô hiệu hóa những gì mình không muốn nói mà bó buộc phải nói, hoặc để cho người đọc hiểu rộng hơn những điều mình chỉ co thể nói một cách gián tiếp, và lờ mờ; Những chuyện quá tế nhị, như Pháp hăm doạ bắn phá hoàng thành để đòi truất phế vua Hàm Nghi, thì sử không nói ở chỗ đáng phải nói, tức ngay khi vua Hàm Nghi mới lên ngôi, mà chỉ đề cập một cách nhẹ nhàng, kín đáo về sau ở chỗ xử tội Gia Hưng Vương; Nói quanh quẫn, bóng gió, nửa úp, nửa mở như vụ 2 ông Dục Ðức và Hiệp Hòa đi với Pháp;? Nói nửa nạt, nửa mỡ, chỗ này mâu thuẫn với chỗ kia một cách lộ liễu cố ý, như vụ: ông Trần Tiễn Thành bị giết, các hoàng thân bị ám hại, xử chém chết ngay, nhưng về sau vẫn còn sống; bà Từ Dụ mạt sát ông Thuyết ??ép ?? vua đi, nhưng đồng thời ca ngợi cuộc khởi nghĩa đêm 23 tháng 5 do ông Thuyết phát động; NVT không biết gì về việc ông Thuyết đánh Pháp cả, nhưng đồng thời cũng không thể không biết được, vì phải tuân theo ??sắc văn ?? ?đã có trước mà ở lại điều đình, rồi được dụ vua Hàm Nghi gởi về xác nhận nhiệm vụ ??kẻ ở người đi ?? hầu chung lo việc nước.

 

Cách viết như vậy, dùng để che mắt cơ quan kiểm duyệt, không xa lạ gì với người Việt sống dưới thời Pháp thuộc, nên có thể giúp cho hậu thế hiểu biết được đâu là hư, đâu là thực.? Phân tích, phối kiểm các tư liệu, tình tiết, phân biệt đâu là sự kiện khách quan, đâu là suy diễn chủ quan, hay chỉ là sự lặp lại tin đồn để thỏa mãn đòi hỏi của thời thế, tìm đâu là ??hư chiêu ??, đâu là ??thực chiêu ?? của sử quan, tiêu hóa và đúc kết tất các dữ kiện trung thực đã gạn lọc, thành một tổng hợp thích đáng, có thể giúp người đọc theo dõi được sự tranh đấu kiên cường của tiền nhân để gìn giữ nền độc lập quốc gia, nhận thức được hướng đi của lịch sử dân tộc, khám phá và giải thích được các sách lược, kế hoạch, và hành động của các nhân vật lịch sử, phân định rõ đâu là công đâu là tội, quả là một thách đố lớn lao và thích thú đang chờ đợi sử gia Việt Nam ngày nay. Cảm quan của người viết cho đến bây giờ là, nếu khảo sát bộ chính sử với tinh thần đó, rồi đối chiếu, phối kiểm, bổ túc ÐNTL với các tài liệu gốc, như châu bản còn lại, các tư liệu gia đình, cùng với các tài liệu Pháp, đạo và Tàu, v. v., thì các nhân vật ái quốc lâu nay bị chìm đắm sẽ nổi bậc lên, và 2 ông Nguyễn VănTường và Tôn Thất Thuyết sẽ nghiễm nhiên lấy lại địa vị chính đáng của họ là 2 vị huân thần của nhà Nguyễn, và 2 vị anh hùng của dân tộc.

 

?

?

?

?

?

???????????????????????? ?????????????????????????????????????????????