c. Tiểu mục 29 - Giao lưu đoàn kết - Nguyễn Đắc Xuân, Phan Văn Hoàng, Trần Viết Điền...

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

 

Nguyễn Đắc Xuân - Phan Văn Hoàng - Trần Viết Điền ...

 

ĐIỆN THƯ TRAO ĐỔI SƠ BỘ GIỮA BA TÁC GIẢ NGUYỄN ĐẮC XUÂN, PHAN VĂN HOÀNG, TRẦN VIẾT ĐIỀN...

 

Lời WebTgTXA.: Trong những ngày gần đây, WebTgTXA. nhận được bài viết, thư trao đổi về vấn nạn Tìm kiếm dấu tích di thể và lăng mộ vua Quang Trung của nhiều tác giả nghiên cứu sử học, tác giả văn chương... Vấn nạn sử học này và cuộc thảo luận, có lúc đến mức tranh luận, về vấn nạn ấy, từ nhiều năm trước, đã được WebTgTXA. ghi lại vài dòng vắn tắt trong lời giới thiệu khi dẫn link bài viết của tác giả Trần Viết Điền (bài viết phản biện cuốn sách mới xuất bản về đề tài trên của tác giả Nguyễn Đắc Xuân).

 

Đến hôm nay, 23-11 HB7 (2007), nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã có thư trao đổi sơ bộ với nhà nghiên cứu Trần Viết Điền, mặc dù ông đang trong thời kì hậu phẫu, chưa thật phục hồi sức khoẻ. Và ông Trần Viết Điền cũng đã có thư trả lời. Hai lá thư này đã được hai ông (và anh Trần Viết Nhân Hào) gửi chung cho nhiều nhà nghiên cứu, tạp chí điện tử và web (*).

 

Cho dù chưa phải là thảo luận chính thức, nhưng hai lá thư cũng đã đề cập đến những khía cạnh cần trao đổi của vấn nạn.

 

Đồng thời, TS. Phan Văn Hoàng (TP.HCM.) cũng có thư bày tỏ ý kiến (**).

 

WebTgTXA. được sự đồng ý của các tác giả để đăng tải một số thư trong cuộc thảo luận này, không những ở dạng nguyên văn mà còn là nguyên bản (có dăm điện thư được viết không có dấu thanh, có vài từ bị viết tắt, nhưng vẫn đọc được).

 

Trân trọng gửi đến người đọc, trong khi chờ cuộc tranh luận đi vào giai đoạn chính thức, với niềm hi vọng sẽ có nhiều tác giả khác tham gia trong tinh thần học thuật nghiêm túc, tương kính và thân ái (***), (****).

 

WebTgTXA.

 

_________________________

 

(*) Xuan Nguyen Dac <gactholoc@yahoo.com>

Tran Viet Nhan Hao, Tran Viet Dien <tran.viet.nhan.hao@gmail.com>,

chau.phan@dng.vnn,

LeVan Thuyen <tchuexua_nay@yahoo.com>,

NguyenKhac Thach <tcsh@dng.vnn.vn>,

Vo DieuHang <vietsciences.free.fr@gmail.com>,

caohuu dien <caohuudien@gmail.com>,

dien cao <diencaohuu@yahoo.com>,

Chay Phan van <phanvanchay0306@yahoo.com>,

Phan Van Hoang <phanvanhoang@gmail.com>,

giaodiemonline@gmail.com,

giaodiemonline@yahoo.com,

bantin_dhh@hueuni.edu.vn,

Thich TamHai <vanhoaphatgiao@vnn.vn>,

lieuquan@hopthu.com,

Kcmtthue@dng.vnn.vn,

tranxuanan_vn@yahoo.com,

An Tran Xuan <tranxuanan.writer@gmail.com>  ...

& nhiều nhà nghiên cứu khác

  

(**) Ba điện thư chủ yếu, WebTgTXA. trình bày với cỡ chữ 12.

 

(***) Vì thư được gửi chung, mặc dù có thư chỉ trao đổi với một người, nên người viết thư đã sử dụng các đại từ và cách hành văn như thể đang trao đổi giữa công chúng.

 

(****) Xem trước: Các bài liên quan (cuối bài ở gần cuối trang này).

 

 

► ► ► I. Điện thư của ông Trần Viết Điền:

 

Friday, November 16, 2007 9:42:09 AM

Được gửi qua Yahoo.com

 

Kinh thua anh An,

Dien rat cam kich ve viec anh da tao dieu kien cho Dien cong bo nhung nghien cuu ve lang mo Vua Quang Trung. Bai viet gui anh nham phan bien khoa hoc doi voi cong trinh day cong cua nha nghien cuu Nguyen Dac Xuan. Cong trinh nay lam tro ngai lon doi voi gia thuyet lang Ba Vanh la lang cua Vua Quang Trung trong 20 nam qua, dau mot hoi thao lon o Hue, nguoi chu tri hoi thao da di den ket luan "Hien nay Lang Ba Vanh chua co chu nhan" . Ket luan vua neu, ve mat khoa hoc la gioi nghien cuu o Hue phai thua nhan Ho Bo Kiem Binh Bo Le Quang Dai khong du dieu kien de lam chu nhan cua Lang Ba Vanh. Xin anh giup do cho Dien tiep tuc cong bo nhung nghien cuu trong 20 nam qua ve Lang Ba Vanh, de duoc su ghop y cua cac nha khoa hoc. Dien se gui cong trinh Lang Ba Vanh cho anh sau.

 

Kinh men

Tran Viet Dien

 

 ► ► ► II. Lời dẫn của Trần Xuân An (WebTgTXA.):

 

Điện thư:

 

Friday, November 16, 2007 1:55:09 PM

Được gửi qua Yahoo.com

 

Kinh gui anh Tran Viet Dien,

 

Toi rat vinh hanh duoc dang tai nhung bai viet cua anh (Phan bien ve gia thuyet lang mo vua Quang Trung cua anh NDX. & Nghien cuu ve lang Ba Vanh... v.v...), nhung chi co mot tro ngai la anh gui files PDF voi dung luong qua nang, dua len web khong duoc va nguoi doc cung rat kho tai xuong.

 

Anh vui long gui tung file, mo^~i file kho^ng qua' 500 kb (neu la PDF) va gui hinh anh rieng tung cai mot (moi cai mot file).

 

Tot nhat la anh gui loai file WORD & file Jpeg Image.

 

Toi dang cho doi anh gui vao.

 

Tran trong va quy men,

TXA.

 

Lời dẫn:

 

Cách đây khoảng mươi ngày, vào hôm 06-10 HB7, WebTgTXA. đã đăng tải bài viết của chính nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân về công trình nghiên cứu của ông: "Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương - sơn lăng của vua Quang Trung" (Nxb. Thuận Hoá, 2007) ("Thông tin - Giao lưu - Đoàn kết"). Và sau đó không lâu, cùng với nhiều tác giả nghiên cứu, viết văn khác, trong đó có nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, WebTgTXA. lại nhận được qua Yahoo bài phản biện của giảng viên vật lí kiêm nghiên cứu sử học Trần Viết Điền.

 

Dấu tích lăng mộ và di thể của vua Quang Trung là một vấn nạn sử học đã tạo nên sự tranh luận học thuật sôi nổi trong vài mươi năm gần đây, và đến nay vấn nạn vẫn chưa có kết luận khoa học cuối cùng. Bài viết của tác giả Trần Viết Điền là một tín hiệu cho thấy cuộc tranh luận về đề tài Dấu tích lăng mộ và di thể của vua Quang Trung vẫn còn tiếp diễn với một không khí không thể gọi là lắng dịu. Nhưng khởi động hay khởi động lại bao giờ vẫn thế. Không khí đó rất cần cho việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học nói chung, sử học nói riêng, và cụ thể là đề tài đang còn là vấn nạn này. WebTgTXA. hân hạnh được chính tác giả Trần Viết Điền và con trai đồng thời cũng là thư kí của ông đề nghị dẫn link, giới thiệu bài phản biện sử học trên. Xin vui lòng bấm vào dòng link-hoá dưới đây (màu xanh):

 

Bài phản biện của Trần Viết Điền và đề tài nghiên cứu lăng mộ vua Quang Trung

 

(16-11 HB7)

 

 

 

 

►►► III. Điện thư của ông Nguyễn Đắc Xuân gửi ông Trần Viết Điền:

 

Huế, ngày 19 tháng 11 năm 2007

 

Điền ơi,

 

Mình đã đọc bài viết “CÓ PHẢI PHỦ DƯƠNG XUÂN Ở GẦN CHÙA THIỀN LÂM VÀ PHỦ NÀY LÀ ĐAN DƯƠNG LĂNG CỦA VUA QUANG TRUNG ?” của Điền  “phản biện” công trình nghiên cứu của mình. Trước tiên là cám ơn Điền đã bỏ nhiều thì giờ nghiên cứu lăng Ba Vành, bỏ thì giờ điền dã vùng Bình An, Bàu Vá để tham gia ý kiến với mình. Mình quan tâm nhất về khu vực chùa Vạn Phước nhưng thấy cần phải có thêm nhiều dẫn chứng tư liệu chính xác nữa mới có thể biết được có bao nhiêu sự thực lịch sử được tải trong bài viết của Điền. Vậy, Điền đã đi điền dã, có sưu tập tư liệu, xử lý tư liệu một cách khoa học (Điền là thầy giáo dạy vật lý mà ) trả lời hộ mình mấy thắc mắc sau:

 

b/ Miếu Lễ Lê Thánh Tông (thời Nguyễn Phúc Tần ) và các chúa Nguyễn kế vị:

 

   

 

Hình 2: Chùa Vạn Phước được dựng trên nền cũ của am Phổ Phúc, am này

dựng tạm trên nền cũ của miếu Lễ Lê Thánh Tông thời chúa Nguyễn Phúc Tần

 

 

1. Về tấm hình số 2.- Chú thích tấm hình 2 nầy Điền khẳng định 100% chùa Vạn Phước xây dựng trên nền cũ “của miếu Lễ Lê Thánh Tông thời chúa Nguyễn Phúc Tần”. Chú thích như vậy là không còn vấn đề gì phải bàn luận nữa ?  Điền xác nhận lại di !

 

2. Điền viết : "Sau khi thân chinh thắng lợi, vua Lê Thánh Tông hồi kinh 1471, quân dân Thuận Hóa về sau đã lập miếu thờ vua Lê Thánh Tông ở xứ Bộ Hóa Thượng (tr.8 Giaodiemonline) )  Điền cho biết nguồn tài liệu nào cho biết thông tin lịch sử nầy ?

 

3. Điền viết : Các cụ già cho biết khi đánh nhau với quân Chăm, thường quân Chăm cố thủ ở Thành Lồi, còn quân ta đóng bản doanh ở xứ Bộ Hóa Thượng, thuộc gò Dương Xuân, phía tây Bàu Vá (tr.8, Giaodiemonline). Nhờ Điền cho biết : Các cụ già nào, mấy cụ, tên gì, bao nhiêu tuổi, ở làng, xóm nào, làm sao các cụ có thể biết được chuyện bốn năm thế kỷ trước như thế ?  

 

4. Điền viết: Khi xây dựng đại danh lam Thuyền Lâm (hay Thiền Lâm) thì không thể không đại trùng tu Miếu Lễ Lê Thánh Tôngcó khả năng chúa Nguyễn Phúc Chu cho dựng bia tưởng nhớ công đức của vua Lê Thánh Tông trong việc mở mang bờ cõi  (tr.9). Đây là suy luận  tưởng tượng của thầy giáo vật lý  cuối thế kỷ XX chứ đâu phải lịch sử ?  Như thế đã có giá trị lịch sử chưa ?

 

5. Điền viết : “Các cụ già của làng Phú Xuân, sống gần chùa Vạn Phước cho biết chùa Vạn Phước hiện nay là được dựng nơi có Miếu lễ Lê Thánh Tông bị hoang phế” (tr.9). Các cụ già của làng Phú Xuân nào ? Mấy cụ, tên họ là gì, ở đâu, các cụ làng Phú Xuân mới lên ở từ thời Gia Long mà còn có thể biết được chuyện từ thời Nguyễn Phúc Tần (như Điền viết). Nếu đúng như thế thì các cụ quá giỏi. Mong Điền chỉ giúp, các độc giả của mình sẽ tặng sự thông thái của các cụ mỗi người một triệu đồng. Nếu Điền không trả lời được câu hỏi nầy Điền sẽ bị dư luận cho Điền là người phịa sử để quấy rối  thời gian của người khác.   

 

6. Điền viết : “Đại  danh  lam  Thuyền  Lâm  cũ  bị  hoang tàn  và  phải  triệt  giải  khi  người  Pháp dựng đường Nam Giao tân lộ thì rất nhiều vật liệu, giải hạ, đá táng kê cột, đá lát, bia đá … được  dồn  vào  cồn  Bông Sứ ,  xứ  Bộ  Hóa  Thượng” (tr.9). Viết sử là phải có dẫn chứng nguồn tư liệu chính xác. Điền cho biết nguồn tư liệu nào cho biết thông tin nầy ? Nếu không có nguồn tư liệu chính xác thì, là chuyện phịa sử, phải chịu trách nhiệm với lịch sử.

 

Để có thể trao đổi tiếp, mong Điền trà lời những câu hỏi trên. Nếu đã lỡ phịa không thể trả lời được thì Điền nên xin lỗi độc giả ngay để độc giả khỏi mất thì giờ đọc bài của Điền.  Mình mong  mọi sự tốt lành sẽ đến với Điền. Chờ các câu trả lời của Điền.    

 

Nguyễn Đắc Xuân

 

(Ghi chú của NĐX.: Mail nhận sáng ngày 21-11-07)

 

 

 

►►► IV. Điện thư của anh Trần Viết Nhân Hào (nghiên cứu sinh tại Pháp, về thăm nhà) gửi nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân:

 

“Da, chau in ra cho ba chau doc roi. Hy vong co thu tra loi cho Bac. Mong bac suc khoe.

Chau Hao”

 

Ps: So dien thoai nha chau la (054) 821729. Bac co the goi khi Bac can.

 

 

 

►►► V. Điện thư Trần Xuân An (WebTgTXA.):

 

05:58 23-11-2007

Thư được gửi bởi: Gmail.com

 

Kinh gui anh Nguyen Dac Xuan, anh Tran Viet Dien

va quy vi dang tham gia cuoc thao luan su hoc nay

Than gui chau Tran Viet Nhan Hao,

 

WebTgTXA. co nhan duoc thu anh Nguyen Dac Xuan gui cho tat ca quy vi va thu anh Xuan gui de trao doi rieng voi anh Dien (qua Yahoo va Gmail).

 

Neu anh Xuan va anh Dien dong y, WebTgTXA. se dang tai 2 la thu nay, nhu mot cach lam tang them tinh chat soi noi cua cuoc thao luan.

 

Tran trong,

Kinh thu,

TXA.

 

 

 

►►► VI. Điện thư của TS. Phan Văn Hoàng gửi giảng viên Trần Viết Điền:

 

Kinh thua Anh,

 

Toi xin tran trong cam on Anh da gui cho toi loat bai ve lang mo cua Anh hung dan toc – Hoang de QUANG TRUNG.

 

Tat ca chung ta deu co tam huyet trong viec nghien cuu de tim ra lang mo cua Ngai. Song vi tu lieu qua thieu thon, nen cac cong trinh nghien cuu hien nay deu chi moi dung lai o cac GIA THUYET. Cac gia thuyet :

 

- mot mat can den nhung bai phan bien ve mat ly thuyet ;

 

- mat khac can duoc tiep theo bang viec dao tham sat de chung minh trong thuc te.

 

Toi dong y voi Anh rang nhung ket luan cua anh Nguyen Dac Xuan cung la mot (trong nhieu) gia thuyet ma trong nhieu thap nien qua cac nha nghien cuu --dac biet la cac nha nghien cuu o Co do Hue-- da dua ra sau nhieu thang nam lao dong khoa hoc nghiem tuc. Viec phan bien la can thiet (nhu toi da noi o tren), nhung nhu toi da viet tren tap chi KIEN THUC NGAY NAY (va duoc Anh Xuan dang lai trong cuon sach cua Anh) : "Tuy nhien, de xac minh gia thuyet "Lang Dan Duong" nay co chinh xac hay khong, can phai tien hanh buoc tiep theo la dao tham do de xem duoi khu vuc chua Thien Lam hien nay co nhung di vat gi co the giup chung ta khang dinh day la lang mo Quang Trung" ("Di tim dau tich...", tr.299). Ma viec dao tham sat khong qua kho khan ton kem, nam trong tam tay cua cac nha su hoc va khao co hoc cua Hue, Ha Noi, TP Ho Chi Minh. Do do, toi mong 2 viec --phan bien va dao tham sat-- duoc tien hanh song song, de som mang lai ket qua, vi ngay ky niem 215 ngay mat cua Hoang de da troi qua va ngay ky niem lan thu 220 ngay len ngoi cua Ngai dang toi gan.

 

Mot lan nua, toi xin chon thanh cam on Anh va mong duoc cung Anh tiep tuc trao doi nhung tai lieu ve de tai ma chung ta cung quan tam.

 

Kinh chuc Anh than tam thuong an lac va rat mong doc duoc nhung cong trinh nghien cuu cua Anh.

 

Tran trong,

Phan Van Hoang

 

 

►►► VII. Điện thư hồi đáp của nhà nghiên cứu Trần Viết Điền gửi cho nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân:

 

Huế, ngày 21 tháng 9 năm 2007

 

                                                  Kính anh Nguyễn Đắc Xuân,

 

                           Điền hân hạnh nhận được hai lá thư của anh, qua thư anh đã góp ý cho Điền về phương pháp nghiên cứu và đặt các câu hỏi bước đầu khi đọc PBKH (phản biện khoa học) của Điền.

 

                           Trước hết cám ơn anh đã chỉ giáo hướng học tập để nghiên cứu sử học tốt hơn; Điền xin tiếp thu và luôn cố gắng học thêm nhiều nữa.     

                  

                           Còn viết bài phản biện khoa học đối với GTNĐX (giả thuyết Nguyễn Đắc Xuân) là để góp phần làm sáng tỏ những luận chứng trong GT (giả thuyết) và anh vui lòng đọc để thảo luận nếu anh không coi nhẹ những cố gắng của Điền.

 

                           Tiếp theo đây, Điền xin trả lời 6 câu hỏi mà anh đặt ra trong lá thư ngày 19 tháng 11 năm 2007.

 

                            1/ Tấm hình 2 nằm trong mục C , nêu lên những kiến giải (có tính cách khả năng), dẫu ký chú khẳng định như anh đã phê bình, thì anh và độc giả thừa biết đó cũng là một ý kiến của tác giả, còn đúng hay sai thì phải tiếp tục bàn! Điền tiếp thu ý kiến của anh và sẽ thêm (giả thuyết) dưới hình 2 và một số hình nữa. Nếu quả tấm bia ấy có ghi của ai thì không có chi phải bàn nữa, phải không?

                        

                           2/ Dựa vào ĐVSKTT (Đại Việt sử kí toàn thư) , ÔCCL (Ô Châu cận lục) , ĐNNTC (Đại Nam nhất thống chí) và điền dã . ĐVSKTT chép về việc nhà vua thân chinh (1470-1471) và sự kiện tiến sĩ Nguyễn Phục là thầy của Bình Nguyên Vương Tư Thành , cũng là người góp phần đưa Tư Thành lên ngôi vua. Còn ÔCCL cho biết chức vụ của Nguyễn Phục là Phi Vận Tướng Quân , bị vua xử oan, nhà vua ân hận , quân dân lập miếu thờ một số nơi . Con trai ông là tiến sĩ Nguyễn Đạm, trấn nhậm ở Thuận Hóa không thể không góp phần vào việc tôn tạo các miều Phi Vận Tướng Quân (thờ cha mình) và tất nhiên  không quên dựng hoặc tôn tạo miếu thờ Lê Thánh Tông ở Thuận Hóa theo đúng tam cương “QUÂN SƯ PHỤ”. Xin trích vài đoạn :  “Đền Tùng Giang : Đền ở cửa bể Tư Khách , huyện Tư Vinh , còn một đền ở cửa bể Đà Nẵng tỉnh Quảng Nam . Thần họ Nguyễn tên Phục, người xã Đoan Tùng huyện Gia Phúc . Ông đõ Tấn Sĩ năm Quí Dậu … Hồi vua Lê đi đánh Chiêm Thành , ông phụng mệnh làm Phi Vận Tướng Quân Tán Lý đội Chuyển Thâu . Thuyền đến cửa bể Tư Khách , chợt gặp bảo bể , lộ trình rất là nguy hiểm . Mọi ngườì sợ lương chậm thì bị tội , giục ông cho đội thuyền cứ lên đường . Ông nói : “Thà đem tấm thân bé nhỏ chịu hình phạt búa rìu chứ không nỡ đem của nông sản hữu hạn mà để chìm xuống biển , đưa bọn người vô tội mà làm mồi cho cá”. Nói xong mới quyết chí neo thuyền lương lại”.

 

              Vì có chậm trễ như thế nên quân lương bị thiếu thốn, vua Lê thấy vận lương sai nhật kỳ, nổi giận sai giam vào ngục. Bọn cung nhân và cận thần dèm với vua xin giết đi . Đến lúc vua sực giác ngộ ra liền tuyên chiếu tha tội cho ông , thì ông đã bị xử tử rồi.

 

               Sau đó thường hiển linh , nên dân địa phương lập đền thờ cúng. Khoảng niên hiệu Cảnh Thống đời Lê Hiến Tông (1497-1504), được phong tặng là Văn Trung Chính Nghị. Hoàng Đế (chỉ vua nhà Mạc) gia phong thêm bốn chữ Minh Đạo Hiển Ứng.

 

               Đến đời con ông là Nguyễn Đạm , đỗ tấn sĩ khoa Giáp Tuất niên hiệu Hồng Thuận đời Lê Tương Dực (1510-1516) lần lần làm Hiến sát sứ và Thừa tuyên sứ đạo Thuận Hóa …” (Bản dịch B.LONG, nxb AC, SG, tr.73).

 

Ở gò Dương Xuân có miếu Phi Vận Tướng Quân Văn Trung Chính Nghị Tùng Giang Tiến Sĩ ở trên  cồn nhỏ , nhô ra từ gò Dương Xuân , nơi cầu đảo của quan viên chức sắc, quân dân các hạng quanh vùng thì phải có miều thờ Lê Thánh Tôn nữa . ĐNNTC của QSQTN [Quốc sử quán triều Nguyễn] (bản Duy Tân) tập Kinh Sư, bản dịch, nxb Thuận Hóa , 1992,  chép : “MIẾU LỄ LÊ THÁNH TÔNG : Ở phía tả miếu Lịch đại đế vương, hằng năm tế vào tháng trọng xuân và trọng thu , đều vào ngày nhâm sau ngày tế Xã tắc .

 

          Kính xét : Miếu Lê Thánh Tông, hồi (nhà Nguyễn) mới dựng nước vẫn có miếu thờ , sau trải qua loạn lạc bị bỏ , năm Gia Long thứ 8, chọn đất dựng miếu để thờ” (tr 34). Và ĐNTLCB ,tập I, QSQTN, TTKHXHNV, VSH, NXB GD, 2002 chép:  “ Kỷ Tỵ , Gia Long năm thứ 8[1809] … Đổi dựng miếu Lê Thánh Tông. Vua cùng bầy tôi bàn rằng : “Nước ta từ triều Lê về trước , tự châu Ô châu Lý vào Nam còn là đất Chiêm Thành . Lê Thánh Tông bình được Chiêm Thành, mở đất tới Phú Yên , dời dân đến ở , công mở mang đất đai thực bắt đầu từ đấy . Trước kia dựng miếu thờ là để nhớ công , nay nên nhân cũ mà sửa mới để làm nơi sùng tự. Bèn sai họp thợ xây dựng, hơn một tháng thì miếu làm xong. Đặt 10 người miếu phu , lấy dân Phú Xuân sung vào, mỗi năm hai mùa xuân thu lấy ngày nhâm sai quan đến tế” (tr774).

 

Tư liệu thư tịch, kết hợp thực địa … Điền đã viết nên giả thuyết ở phần C.

 

                   3/ Thưa anh , ký ức dân gian , thần tích , thần phả , truyền khẩu … nếu xử lý tốt thì đó là nguồn sử liệu trong nghiên cứu lịch sử, dẫu sự kiện lịch sử đã xảy ra vài trăm năm trước . Điền có chủ định tìm gặp những cụ già có học chữ Hán, từng tham gia vào ban tế lễ, biết đọc văn tế… từng nghe truyền khẩu về những sự tích của làng để tìm hiểu. Sau đây là các cụ già của làng Phú Xuân và Dương Xuân mà Điền đã gặp nhiều lần , từ 1987cho đến 2007, để hỏi về những vấn đề cần cho nghiên cứu :

 

      - Cụ Lê Văn Trác (1895-1986), người làng Phú Xuân, ấm sinh, có thân phụ là thầy đồ Lê Văn Mỹ, vừa là bạn vừa là thông gia của cụ Mai Khắc Đôn (thầy của vua Duy Tân). Cụ Lê Văn Trác là ông ngoại của Điền , dạy Điền môn Địa lý phong thủy cổ. Ông từng sống ở Dương Xuân Hạ, từng ở trong ban văn lễ của làng Dương Xuân (ngoại của ông, phủ Định Viễn) và từng giữ địa bộ làng Phú Xuân. Điền nhờ ngoại kể những chuyện làng Phú Xuân, Dương Xuân . Anh có thể kiểm tra qua ông Mai Khắc Lưu, cháu nội cụ Mai Khắc Đôn và cậu Lưu thì anh quá quen, có phải không ?

 

      - Cụ Ái Niệm (phủ Định Viễn) , cụ Nguyễn Hữu Đoàn (nghệ nhân đúc đồng của Phường Đúc), cụ Lê Văn Hồi (Thư ký hội đồng tộc trưởng làng Dương Xuân), cụ Lê Văn Uyển (cư sĩ PG , làng Phú Xuân)…

 

        Anh Xuân chỉ cần đến làng Dương Xuân Hạ, làng Phú Xuân hỏi các cụ trên thì ai cũng biết và sẵn sàng chỉ nhà của các cụ.

              

        Gò Dương Xuân có Thành Lồi, ôm vùng trũng Bàu Vá  và ở thượng nguồn sông Phú Xuân (Linh Giang hay sông Kim Trà hay sông Hương) dễ có những hoạt động quân sự từ xưa đến nay. Ngày xưa quân Chiêm Thành hay ém quân ở thượng nguồn để đánh úp hoặc dùng thủy binh để cướp Hóa Châu… ĐVSKTT chép:  “Ất Tỵ, [Đại Trị] năm thứ 8 [1365]… Mùa xuân, tháng giêng , cướp dân đi chơi xuân của Hóa Châu.

 

         Trước đây , theo tục Hóa Châu , tháng giêng hằng năm , trai gái họp nhau ở Bà Dương chơi  trò đánh đu . Người Chiêm đã nấp sẵn ở đầu nguồn của Hóa Châu từ tháng 12 năm trước , đến khi ấy ập tới cướp bắt lấy người đem về.” (sđd, t. II, tr 143). Ký ức dân gian và chính sử về cơ bản là khớp nhau .

 

            4/ Điền vẫn viết “có khả năng” mà, nghĩa là không chắc . Tuy nhiên , anh Xuân thấy các bia của các đại thiền sư được sắc tứ có motip trang trí đặc thù, riêng bia có rùa đội lại đặt trước một cái bia sắc tứ đại thiền sư Thanh Thận Chiêu Quả , lại không có tháp sư , ngay trước chùa Vạn Phước, bệ để đặt bia có rùa đá được xếp nửa đá nửa gạch (khoảng năm 1987, khi Điền đến khảo sát)... chứng tỏ khi lập am Phổ Phúc, có người đã sắp đặt tấm bia này trước một ngôi mộ vô chủ, ngay cả tấm bia sắc tứ cũng không phù hợp mộ của đại thiền sư. Nguyễn Phúc Chu từng cho dựng bia ở đền miếu khi có ý định xưng vương, nên Điền suy đoán vậy thôi. Không Nguyễn Phúc Chu thì phải có một vị chúa Nguyễn nào đó đã dựng bia ấy (nếu quả am Phổ Phúc dựng trên nền móng của miếu bị phế bỏ).

 

             5/ Khoảng 1987, 1988… Điền đến CTL-CBS (Chùa Thiền Lâm, Cồn Bông Sứ) để nghiên cứu về gạch qua các thời , giải hạ còn nhiều lắm . Vì có nhiều tầng văn hóa chồng chất, mà tư liệu thư tịch quá hiếm nên tất yếu Điền phải hỏi các cụ già . Thời xa người khuất , làm sao Điền nhớ cụ thể (20 năm rồi). Hồi ấy Điền đến CTL-CBS để phân lập viên gạch Tây Sơn , chứ chưa quan tâm vấn đề miếu Lê Thánh Tông ở Cồn Bông Sứ (?), nên không ghi chép những chi tiết anh hỏi. Chỉ nhớ một cụ có tên Nguyễn Hữu Sanh, cư sĩ Phật giáo, ở đường Phan Bội Châu, ấp Bình An, nhưng đáng tiếc cụ vừa mới qua đời cách đây 1 tuần (thọ 93 tuổi). Về điều này mong anh thứ lỗi và anh không cần quan tâm câu Điền viết theo hồi ức mà anh đã cẩn thận trích trong thư.

 

             6/ Khi làm Nam Giao Tân Lộ , chùa Thiền Lâm (dinh Thái sư Bùi Đắc Tuyên) vốn đã bị phá khi Nguyễn Ánh trở lại Phú Xuân (quan điểm của anh) , bà Hiếu Khang trùng tu, rồi binh hỏa của loạn Đoàn Trưng, Đoàn Trực … chẳng lẽ vật liệu xây dựng không tạm đặt ở vườn chùa , và đại danh lam Thiền Lâm không có vườn chùa sát CBS ư?

 

Có thể suy luận và viết khi nghiên cứu , và suy luận  có thể đúng hoặc sai , chuyện bình thường trong khoa học; thuyết của Anhxtanh vẫn có người đang tìm cách phủ định, anh thông cảm. Công trình của anh cũng phải suy luận nhiều khi kiến giải , phải không thưa anh ?   

      

             Thư trả lời anh cũng khá dài . Qua cháu Nhân Hào biết anh đã mến cháu và động viên nó học tập , Điền rất cảm kích . Còn việc nghiên cứu LBV (Lăng Bá Vành) , Điền thấy tư liệu chưa đủ , đang cố gắng làm , khi nào xong Điền sẽ công bố , tất nhiên phải làm sáng tỏ những vấn đề mà anh và anh Trần Đại Vinh đã phản biện .

 

         Một lần nữa cám ơn anh đã có những lời khuyên đối với Điền . Mong anh sức khỏe và tiếp tục viết sách về HUẾ  .

                                                                                         

 Trần Viết Điền

 

 

 

 

 

Các bài liên quan:

 

1. http://tranxuanan-giaoluu-nnct-nguyendacxuan.blogspot.com/

2. http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/nguyendacxuan_sach-quangtrung.htm

3. http://tranxuanan.writer.googlepages.com/thongbao-update

4. http://tranvietdien.x10hosting.com/Phan_bien_GTNDX_TVD.html

 

Sách điện tử về lịch sử để tham khảo:

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/sachlichsu

 

 

 

Trở về

 

THÔNG BÁO CẬP NHẬT Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/thongbao-update

 

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

&

trang mục lục Giao Lưu:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

TRANG "NGÀN WEBs CỦA NGÀN NHÀ":

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/webcacnha

Trang chủ Web. Tác giả Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

trang "Những trang mục trên 'Web Tác giả Trần Xuân An'":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

Host: GOOGLE PAGE CREATOR

Ngày đưa trang này lên web: 23-11 HB7 (2007);

Trình bày lại: 21 : 13 cùng ngày; 7 : 10, 24-11 HB7

 

 

 

 

 

 

 

GOOGLE BLOGGER

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE