N.(14). Trang 14 - Bài mới - sách mới - tin mới

Bài mới - sách mới - tin tức mới 

(trang 14)

Trang 1  |  Trang 2  |  Trang 3  |  Trang 4  |  Trang 5  |  Trang 6  |  Trang 7Trang 8  |  Trang 9  |  Trang 10  |  Trang 10 bis  |  Trang 11  |  Trang 12  |  Trang 13  |  Trang 14  | Trang 15...

 

WEB TÁC GIẢ TRẦN XUÂN AN

   

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

Poet / writer & researcher

Twenty one published-books + Newest one = 22

(poem; novel; essay; research; critical contribution on history, literature...)

The HCM City Literature-writer Association member

AUTHOR'S COPYRIGHTS -- ALL RIGHTS RESERVED

 

 XEM THÔNG TIN MỚI NHẤT Ở CUỐI TRANG THEO THỨ TỰ THÔNG THƯỜNG

 

 

► ► Tháng 5 HB8 (2008) [tháng 4 Mậu tí HB8]:

NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1-5  

 

 HUYỀN TƯỢNG BÚA LIỀM

 

 

I. QUÁN THẾ ÂM,

    KHÁT VỌNG TỪ RUỘNG ĐỒNG (1)

lắng tiếng Đời vạn nghìn năm

chân quê, Mẹ ngự trong tâm - sen hồng

nến hương tỏa sáng hư không

nhân gian thờ lạy Nỗi Lòng trần gian.

                                       1993

                                 Trần Xuân An       

(1) Quán Thế Âm - Thị Kính là một hình tượng mã hóa phản ánh bi kịch không thể giãi bày (cái oan từ sự cố ''giết chồng'' buộc phải nín lặng trước nỗi oan ''hoang thai'' vì sợ lộ tông tích), ý thức nhẫn nhục bi đát, cùng ước vọng thăng hoa và sự lí giải về tiền kiếp, hiện kiếp (chín kiếp chịu thử thách chứ không phải bị quả báo, theo luật nhân quả siêu hình thông thường)...

 

II. ĐỒNG TRINH, NIỀM RẤT THIÊNG

    NHỮNG MA-RI-A  XÓM THỢ (2)

 

Mẹ ơi, nước mắt rơi thầm

nguồn đau vô thức xa xăm vơi đầy

hóa Thánh Linh chút thơ ngây

hạt máu Đời vút trời mây - Hồn Đời!                                                        

                                      1993

                               Trần Xuân An

(2) Xem : Ma-thi-ơ, Lu-ca, Mác, Giăng: Ma-ri-a là một hình tượng lưỡng nghĩa: mẫu đề (mô-típ) bi kịch thân phận và mẫu đề phi thường, siêu phàm. Phi thường, siêu phàm, như mẹ Thánh Gióng, Thạch Sanh (truyện cổ nhân tộc Kinh), Po Rome (truyền thuyết Chăm)… Nghĩa ''con hoang'' nhất quán với sứ mệnh cứu chuộc của Giê-su, với nhiều chi tiết hiện thực vượt khỏi tư duy thần thoại, truyền thuyết, nghiêng về thế sự. Trích dẫn Kinh Thánh, phần Tân ước, Mathiơ: 1 : 18 – 19 : “Đức Chúa Jêsus giáng sanh. Vả, sự giáng sanh của Đức Chúa Jêsus Christ đã xảy ra như vầy: Khi Ma-ri, mẹ ngài, đã hứa gả cho Giô-sép, song chưa ăn ở cùng nhau, thì người đã chịu thai bởi Đức Thánh Linh. Giô-sép, chồng người, là người có nghĩa, chẳng muốn cho người mang tiếng xấu, bèn toan đem về để nhẹm. Song đang ngẫm nghĩ về việc ấy, thì thiên sứ của Chúa hiện đến cùng Giô-sép trong giấc chiêm bao, mà phán rằng:…”. Có thể dùng phân tâm học để giải thích giấc mơ này của Giô-sép (Joseph): nguyên nhân 1, vì quá thương yêu Maria, cho dù Maria đã lầm lỡ; nguyên nhân 2, bị ám ảnh bởi lời tiên tri trong Cựu ước.

Lời ghi thêm (01-5 HB8): Tôi viết bài thơ về Đức Mẹ Maria này với ý thức tôn trọng văn hoá - lịch sử của dân tộc Do Thái (Israel), mặc dù phần lớn người Do Thái theo Do Thái giáo, chỉ tôn kính Cựu ước, không để ý đến phần Tân ước (trong đó, Joseph, Maria, đặc biệt, Jésus Christ, là các hình tượng quan trọng và quan trọng nhất), vốn là phần chủ yếu trong Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo. Tôi cũng không quan tâm đến sự đồng ý hay không đồng ý của Vatican cũng như những tổ chức thuộc Giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam vốn trực thuộc Vatican. Tôi cũng không phải đã vơi bớt niềm yêu thương đối với những người trẻ tuổi vốn là tín đồ Thiên Chúa giáo, nên vẫn khẳng định: Thiên Chúa giáo không có tư cách chính trị, văn hoá, xã hội trên đất nước Việt Nam của chúng ta, do lịch sử của nó gắn liền với chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Đối với Tin Lành giáo, rõ ràng họ sẽ cảm thấy quan niệm của tôi là xa lạ với họ. Nói chính xác hơn, tôi tôn trọng một bộ phận văn hoá - lịch sử của Do Thái và của một phân số nhân loại, khi viết bài thơ này, theo cảm thức của riêng tôi, và chỉ như vậy.

 

 

 

ĐẠO NỘI – CÁI ĐẸP VÀ TRẺ THƠ

 

hoài niệm Tiên Dung và Chử Đồng Tử

 

cởi hết rồi tạm bợ

cát trôi, bãi Tự Nhiên

cao sang và cùng khổ

trong tâm nhìn, tiên thiên.

 

1993

Trần Xuân An       

                                                   

                                                    Nguồn ảnh: Bùi Văn Bảo (we-public-asu-edu--google-search)

 

 

- Quan Âm Thị Kính trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam cũng như trong văn học dân gian Việt Nam vốn là một thôn nữ thuộc tầng lớp nông dân nghèo, từng bị gia đình chồng mạt sát về thành phần xuất thân.

- Đức Mẹ Maria (Ma-ri-a) là vợ của một người thợ mộc, tên là Joseph (Giu-se); con trai là Jésus (Giê-su) trong thời niên thiếu cũng làm nghề thơ mộc.

- Chử Đồng Tử, một trong Tứ Bất Tử của Đạo Nội, vốn xuất thân từ thành phần nông dân nghèo khổ nhất, nghèo đến mức không còn chiếc khố để che thân. Đạo Nội là một tín ngưỡng dân gian thuần tuý Việt Nam, có ít nhiều yếu tố Phật giáo, nhưng vẫn đậm nét chủ nghĩa yêu nước, chống ngoại xâm.      

01 -- 02-5 HB8

Nhân Ngày quốc tế Lao động 1-5, trân trọng mời đọc lại: Trường ca thơ "Quê nhà yêu dấu" của Trần Xuân An: Giới lao động chân tay với ý chí vươn lên tầng lớp lao động trí óc (trí thức) trong bối cảnh Miền Nam Việt Nam thời hậu chiến:      

 

Tệp 1 | Tệp 2 | Tệp 3 | Tệp 4 

 

_______________________________________________________________________________________________________________                                                        _____

 

 

 

                                                                                                                           

Những tin tức mới từ ngày 06-5 HB8 đến hôm nay (10-5 HB8):

Trang 6 "Thông báo cập nhật"

06-05 HB8: Ý kiến người đọc và giới cầm bút": "Trò chuyện" về tên đường phố với TS. Trần Hoàng (ĐHSP.TP.HCM.) & cử nhân kinh tế Nguyễn Thái Đạt - người bạn trẻ đến thăm web của anh"                                                                            

07 & 08 & 09-05 HB8: Nhiếp ảnh: Thạc sĩ Nguyễn Quang Trung Tiến (Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học, Huế) gửi tặng tập phó bản hình ảnh (album) buổi lễ minh oan, dựng bia lịch sử Nguyễn Văn Tường (1824-1886)                                                               

  09 & 10-05 HB8: Trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, số 18-08 (1283), ra ngày 11-5-2008, ai đó vừa tung ra CHIẾU CẦN VƯƠNG GIẢ MẠO MỚI ??? Tất nhiên không phải dịch giả Trần Đại Vinh (giảng viên Khoa Ngữ văn, ĐHSP. Huế), cũng không phải ông Thái Lộc (phóng viên đưa tin [?]). Tại sao có thể nói ngay đó là Chiếu Cần vương giả mạo (nguỵ tạo) mới nhất được tung ra?                                                                                                     

& các tin tức khác: Lê Tiến Công giới thiệu sách mới của TS. Trần Đức Anh Sơn (bản dịch Lời nói đầu ra Anh ngữ của nhà giáo Nguyễn Tư Triệt)...

              Tin tức mới từ ngày 12-5 HB8 ...    Trang 6 "Thông báo cập nhật"               

  12-05 HB8: Tuổi Trẻ in giấy & trực tuyến, số ra ngày thứ hai, 12-5-2008: GS. Đinh Xuân Lâm trả lời phỏng vấn ngay sau khi trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần (một dạng báo khác của Tuổi Trẻ), ai đó vừa tung ra CHIẾU CẦN VƯƠNG GIẢ MẠO MỚI với nhan đề bài báo "Tìm thấy nguyên bản chiếu Cần Vương" (???)" "... phụ chính Nguyễn Văn Tường không hề là người theo Pháp như bấy lâu nay chúng ta vẫn đánh giá nhầm. Sau khi Hàm Nghi xuất bôn, cụ vào thành ở nhưng thực chất vẫn tiếp tục liên lạc và ủng hộ quân Cần Vương. Một cuộc hội thảo với nhiều báo cáo khoa học đã được tổ chức, tượng đồng chân dung cụ đã được đúc và tấm bia ghi công cụ đã được dựng ở quê nhà Quảng Trị...".                                                           

  & các tin tức khác    

                                                                                                                                                                 

CÁC PHẢN HỒI (Ý TƯỞNG & TƯ LIỆU GỐC) TRÊN Trang 6 "Thông báo cập nhật" VỀ BÀI "TÌM THẤY NGUYÊN BẢN CHIẾU CẦN VƯƠNG" ĐÃ ĐƯỢC GỬI ĐẾN TOÀ SOẠN TUỔI TRẺ QUA HỘP THƯ ĐIỆN TỬ CỦA TUỔI TRẺ & QUA GMAIL, LÚC 9 : 30, 14-5 HB8 (2008).

Trân trọng mời xem, trên trang web này:

VỀ CÁI GỌI LÀ “CHIẾU CẦN VƯƠNG – D’ARGENLIEU – 03-7-1889” -- bài viết mới nhất  của Trần Xuân An

 

 

    Về cái được gọi là "Chiếu Cần vương - D'Argenlieu - 1889"  (word / doc.)

 

 

                                                                                                                                                                  

► 23-5 HB8: "Thơ Nguyễn Văn Tường (1824-1886) --- Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng" đang được chuẩn bị xuất bản với hình thức sách in giấy:

             

 Ảnh bìa 1, trang 3 & bìa 4 (sẽ được người làm bìa chuyên nghiệp thực hiện lại về mặt hình thức) 

 

Các vị hậu duệ của nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường, quý người đọc kính mến, thân ái nào muốn đặt mua, xin liên hệ với Trần Xuân An (người biên khảo) qua địa chỉ e-mail:

tranxuanan.writer@gmail.com  ;  tranxuanan_vn@yahoo.com

hoặc qua điện thoại riêng của Trần Xuân An:

(08) 8453955  & 0908 803 908

để có thể tính liệu trước về số lượng sách cần in. Nếu quý vị có nhã ý đặt mua, xin vui lòng ứng trước tiền mua sách.

Ở thông báo này, người biên khảo (Trần Xuân An) cũng xin thưa trước với các nhà nghiên cứu, phiên dịch, hiệu đính (Trần Viết Ngạc, Trần Đại Vinh, Vũ Đức Sao Biển, PGS.TS. Võ Xuân Đàn, Gs. Đoàn Quang Hưng, Nguyễn Tôn Nhan, TS. Ngô Thời Đôn), vì điều kiện tài chính cá nhân, phát hành sách giấy hiện tại rất khó khăn, nên sách sẽ được kính gửi đến tận tay mỗi vị, thay vì tiền nhuận bút. Kính mong được thông cảm.

Người biên khảo, trực tiếp xuất bản cuốn sách này rất mong thông báo trên được chuyển đến nhiều người, nhiều nơi, thật rộng khắp.

Thành thật cảm ơn trước.

Trần Xuân An 

► ► ► ► 

 Trân trọng mời xem tiếp trang 15 "Bài mới - sách mới - tin tức mới"

___________________________________________________________________________________________________________________

UN-VESAK ''08

Trang 8  |  Trang 9  |  Trang 10  |  Trang 11  |  Trang 12

◄ ◄ ◄ ◄   TRANG 13   ◄ ◄ ◄ ◄

pdf  &  htm (html)

 

Trân trọng kính mời xem lại

NHỮNG BÀI VIẾT CỦA TRẦN XUÂN AN

VỀ PHẬT GIÁO

NHÂN DỊP TỔ CHỨC ĐẠI LỄ VESAK -- LIÊN HIỆP QUỐC ''08, TẠI NƯỚC TA

(đã gửi bài ở dạng word & dạng pdf.):

 

Bài 1: VESAK TRONG TINH THẦN RỘNG MỞ VÀ KHOA HỌC  (pdf.)  (20 -- 23-12 HB7)

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/txa-vesak-rongmo-khoahoc.htm  (word - htm -html) (01-5 HB8)

Bài 2: ĐẠO PHẬT NGUYÊN THUỶ VÀ ĐẠO PHẬT TRONG BẢN LĨNH DÂN TỘC  (pdf.)  (23-12 HB7; 24-12 HB7; 26 & 27-12 HB7)

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/txa-phatgiaonguyenthuy-phatgiaovietn.htm   (word - htm -html) (01-5 HB8)

Bài 3: SUY NGHĨ VÀ PHÁT TRIỂN THÊM NỘI DUNG Ý NIỆM KHỔ ĐẾ (DUKKHA) TRONG TỨ DIỆU ĐẾ -- NỀN TẢNG QUAN TRỌNG NHẤT CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO  (pdf.)  (02 -- 08-01 HB8) -- Ghi chú thêm về "Khổ đế"  (word-htm.)  (01-03 HB8)

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/txa-khode-tudieude.htm  (word - htm -html) (01-5 HB8)

Bài 4: SUY NGHĨ VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ SIÊU HÌNH TRONG TRIẾT HỌC VÀ GIÁO LÍ  ĐẠO PHẬT (pdf.)  (19-01 HB8; 21-01 HB8; 22 & 24-01 HB8)

http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/txa-sieuhinh-phatgiao.htm   (word - htm -html) (01-5 HB8)

Kính mời xem lại bài viết cũ:

-- Thiền học với ý thức minh triết về dân chủ, bình đẳng và linh hoạt trong cách sống thiền (giaodiem. com, 21-9 HB5 [2005])

-- Pháp môn bất nhị trong Thiền học và mâu thuẫn luận trong kinh tế - chính trị - xã hội (giaodiem. com, 03-10 HB5 [2005])

 

                                                                               & các bài khác:

 

Bài 5: "Ngày xưa" & Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938) (pdf.) --- 12 --- 16-02 HB8. Link: Đã đăng  (word-htm.) (19-02 HB8) -- Xem thêm bài viết cũ của TXA.: Đọc lại những khoảnh khắc tâm linh trước thềm năm mới  (word-htm.)  (08-02 HB8)  Link: Đã đăng  (word-htm.)  (16-02 HB8)

Bài 6: Đọc lại bài thơ "Các vị La Hán chùa Tây Phương" của Huy Cận  (pdf.) (23 & 27-02 HB8) --  Bài đã được gửi đăng trên Tạp chí điện tử Văn nghệ Sông Cửu Long online  ---  Link: Đã đăng  (word-htm.)  (10-3 HB8)

Bài 7: "Tìm hiểu "'Lục độ tập kinh' và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta", chuyên luận sử học của thiền sư, GSTS. Lê Mạnh Thát"  (word-htm.)  (28-3 HB8) -- Bài đã được gửi đăng trên Website Hội Tụ  ---  Link: Đã đăng  (pdf.) (02-4 HB8)

 

_________________________________________

 

TRÂN TRỌNG MỜI XEM LẠI 

 

11 & 16-03 HB8 (2008):

HỒ SƠ LƯU -- BẢN PDF

(có bổ sung ở trang 12 "bài mới - sách mới - tin tức mới")

 

PHẢI HỌC TẬP THẬT GIỎI, NGHIÊN CỨU THẬT SÂU KHOA HỌC LỊCH SỬ, KHOA HỌC VĂN CHƯƠNG (GỒM CẢ LĨNH VỰC SÁNG TÁC), TRIẾT HỌC, LUẬT HỌC VÀ CÁC BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN KHÁC.  ĐÓ LÀ ĐIỀU WEBTGTXA. MUỐN CHIA SẺ VỚI TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI ĐỌC TRẺ TUỔI, ĐẶC BIỆT LÀ NHỮNG NGƯỜI ĐỌC ĐANG LÀ HỌC SINH, SINH VIÊN. 

TẤT NHIÊN, HỌC SINH, SINH VIÊN NÀO CŨNG THỪA BIẾT LÀ PHẢI HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VỚI TƯ DUY ĐỘC LẬP, Ý THỨC PHẢN BIỆN KHOA HỌC, VỚI SỰ TÌM TÒI TƯ LIỆU, KIẾN THỨC BÊN NGOÀI TRANG SÁCH GIÁO KHOA, VỚI THÁI ĐỘ LINH ĐỘNG, CHẤP NHẬN "PHẢI ĐẠO" TRONG KHI CÒN NGỒI TRONG TRƯỜNG HỌC, TRƯỜNG THI (NẾU SÁCH GIÁO KHOA CHƯA ĐƯỢC CHỈNH LÍ).

WEBTGTXA. PHẢN ĐỐI THỦ ĐOẠN NGU DÂN, NHẤT LÀ KẾ HOẠCH XÚC XIỂM HỌC SINH, SINH VIÊN DẪN ĐẾN TÂM LÍ CHÁN GHÉT HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN, ĐẶC BIỆT LÀ SỬ HỌC, VĂN HỌC, TRIẾT HỌC, LUẬT HỌC ĐỂ DỄ BỀ THAO TÚNG HOẶC LŨNG ĐOẠN TRONG CÁC LĨNH VỰC NÀY.

WEBTGTXA. THA THIẾT MONG ƯỚC NHỮNG NGƯỜI TRẺ TUỔI PHẢI CÓ TRI THỨC CAO, BẰNG CẤP CAO CÙNG VỚI Ý THỨC ĐỐI THOẠI KHOA HỌC VỀ NHỮNG LĨNH VỰC BỨC THIẾT ẤY.

 

► ► ► ► 

 Trân trọng mời xem tiếp trang 15 "Bài mới - sách mới - tin tức mới"

 

   

Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC & CÁC NHÀ CẦM BÚT:

► VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN & NĂNG LỰC ĐÍCH THỰC CỦA NGƯỜI CẦM BÚT ◄

► NÊU VẤN ĐỀ - TRAO ĐỔI - THẢO LUẬN - CHẤT VẤN - GIẢI ĐÁP THẮC MẮC ◄

http://txawriter.wordpress.com (link mới)

 

 

THÔNG TIN - GIAO LƯU - ĐOÀN KẾT:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

 _______

 

Trở về

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

trang "Các trang mục trên WebTgTXA.":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

đặc biệt, trang:

 

Toàn bộ tác phẩm Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/danhmtphamtxa_googlepcreator.htm

 

 

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE