S.(19). Trang 19 - Bài mới - sách mới - tin mới

Bài mới - sách mới - tin tức mới

(trang 19)

Trang 1  |  Trang 2  |  Trang 3  |  Trang 4  |  Trang 5  |  Trang 6  |  Trang 7 | Trang 8  |  Trang 9  |  Trang 10  |  Trang 10 bis  |  Trang 11  |  Trang 12  |  Trang 13  |  Trang 14  | Trang 15 | Trang 16 | Trang 17 | Trang 18 | Trang 19 | Trang 20...  

WEB TÁC GIẢ TRẦN XUÂN AN

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

Poet / writer & researcher

Mới!  Twenty three published-books + Newest one = 24  New!

(01-11 HB8 [2008])

(poem; novel; essay; research; critical contribution on history, literature...)

The HCM City Literature-writer Association member

AUTHOR'S COPYRIGHTS -- ALL RIGHTS RESERVED

 

 XEM THÔNG TIN MỚI NHẤT Ở CUỐI TRANG THEO THỨ TỰ THÔNG THƯỜNG

  

Trân trọng mời xem lại trang 18 (tháng 10 HB8) :

1. Trần Xuân An -- 3 bài khảo luận về tác phẩm biên khảo "Văn minh Miệt Vườn" của nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam (1926-2008), góp mặt vào Hội thảo khoa học về ông, do Hội Nhà văn TP.HCM., Nxb. Trẻ, Báo Tuổi Trẻ, Hội Văn nghệ tỉnh Kiên Giang tổ chức vào trung tuần tháng 12 sắp đến. ------ 2. Võ Văn Luyến -- Ý kiến khi đọc khảo luận của Trần Xuân An về "Văn minh Miệt Vườn" (bài 1). ------ 3. Trần Xuân An -- Tập hợp 3, gồm các bài viết (luận, thơ, truyện) của chính tác giả, từ cuối tháng 3 HB8 đến cuối tháng 10 HB8 -- mặc dù từng bài viết là hoản chỉnh, nhưng vì chưa hoàn chỉnh về kết cấu sách, nên chỉ tạm xem là '"cuốn sách"' -- cuốn sách thứ 24 :

Tập hợp 3 -- các bài viết của Trần Xuân An (dạng pdf & htm)

Tập hợp 3 -- Bản sách dạng PDF

 

CẬP NHẬT trang 18 "BM-SM-TTM" / WebTgTXA.: 14-11 HB8 (2008):

Báo điện tử: SGGP trực tuyến (online) --- GIAO LƯU TRỰC TUYẾN -- An toàn thông tin & bảo vệ hệ thống máy tính --- Thứ ba, 11/11/2008, 12:17 (GMT+7) 

QUÝ NGƯỜI ĐỌC HOÀN TOÀN YÊN TÂM VỀ SIÊU VI KHUẨN (VIRUS) MẠNG VI TÍNH TOÀN CẦU (INTERNET) KHI TRUY CẬP WEBTGTXA., VÌ NÓ ĐƯỢC TẠO LẬP TRÊN CƠ SỞ LƯU - PHÁT DỮ LIỆU (HOST) CỦA GOOGLE, DOSTER & WORDPRESS

__________________________________________ 

 

NỘI DUNG TRANG NÀY:

►► Tháng 11 HB8 (2008):

► 21-11 HB8 (2008): Bài đã đăng trên Tạp chí điện tử (Tcđt.) Sông Cửu Long trực tuyến (online): MIỆT VƯỜN QUA CÁI NHÌN VĂN HÓA HỌC CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU SƠN NAM (1926-2008) -- Trần Xuân An -- 20.11.2008 18:55 :  http://www.vannghesongcuulong.org.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3904 

Cập nhật (23-11 HB8): Bài viết trên vừa được đăng xong trên Tcđt. Sông Cửu Long, Trang thông tin SÁCH HAY liền đăng lại : http://sachhay.com/Default.aspx?tabid=66&newid=1950&categoryid=1 . Nhân đây, xin giới thiệu đến quý người đọc trang thông tin Sách Hay.

Cập nhật (27-11 HB8): Cảm ơn Tạp chí điện tử Hội Nhà văn Việt Nam đã đăng lại bài viết trên:

Miệt vườn qua cái nhìn của nhà văn Sơn Nam

Trần Xuân An

(11/27/2008 11:18:59 AM)

I. "Văn minh Miệt Vườn", duyên nợ chữ nghĩa và điểm sáng nhất phải tìm hiểu:

Có một số cuốn sách, như thể ngẫu nhiên, lại trở thành duyên nợ chữ nghĩa đối với một người nào đó. "Văn minh Miệt Vườn" của nhà văn đồng thời là nhà nghiên cứu Sơn Nam, với riêng tôi, cũng là một duyên nợ chữ nghĩa như thế. Tôi mua được và say mê đọc bản in lần thứ nhất, bìa màu xanh rêu úa, từ thuở tôi còn học cuối năm lớp mười, 1971-1972, cách đây đã ba mươi sáu năm.

http://hoinhavanvietnam.vn/News.asp?cat=&scat=32&id=605 . Nhân đây, xin giới thiệu đến quý người đọc Tạp chí điện tử HNV.VN..

 ► 02-12 HB8 (2008): Bài đã đăng trên Tạp chí điện tử (Tcđt.) Chim Việt Cành Nam (tại Pháp): Trần Xuân An : Thơ: - Đà Lạt ba mươi năm - Nhà thơ và Lang Biang - Thiền khách - Biến mất đôi khi - Truyện ngắn: Hậu chiến, không riêng ai  - Hỏi - đáp: Giao lưu với những người viết trẻ tuổi tại Lâm Đồng . Thành thật cảm ơn ông Lại Như Bằng (chủ biên Tcđt. CVCN.).

 

  ► 15-12 HB8 (2008):

 December 15, 2008 at 10:10 ame

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỚC HẾT PHẢI NHÌN THẲNG VÀO SỰ THẬT, GHI CHÉP ĐÚNG SỰ THẬT ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU MỘT CÁCH TOÀN DIỆN, KHÔNG ĐƯỢC “XẤU CHE, TỐT KHOE”

Nhìn thẳng vào sự thật lịch sử chính trị, sự thật văn học sử, sự thật về văn nghệ sĩ, kể cả văn nghệ sĩ hiện đang còn sống và sáng tác, là tiền đề cơ bản của nghiên cứu khoa học về sử, vănhọa. Nếu chỉ nói trong phạm vi các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, và nếu chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu tác phẩm của họ không thôi, thì đã là việc thường thấy, không có gì lạ. Nhưng nghiên cứu toàn diện (nhà văn – tác phẩm, họa sĩ – tác phẩm), cũng không phải là mới. Văn học sử xưa nay đều xác định đối tượng nghiên cứu là như thế: tiểu sử tác giả (thân thế, con người…) -- tác phẩm (tư tưởng, hình tượng nghệ thuật, thủ pháp thể hiện…). Nói theo GS. Nguyễn Đăng Mạnh: đối tượng nghiên cứu của ông là “nhà văn, tư tưởng và phong cách”. Vì thế, khảo sát một nhà văn, một nhà thơ (giới họa sĩ, ông chỉ đề cập đến một người vốn là bạn của ông), Nguyễn Đăng Mạnh đã thực hiện ghi chép một cách toàn diện con người ấy (phần “con”= hạ ngã = le ça, cũng như phần “người” = siêu ngã = le sur-moi, để tìm thấy con người = bản ngã = le moi [*]). Tôi cho rằng như thế là khoa học. Và đồng thời, tôi cũng phân vân: Thực sự các nhà thơ, nhà văn được (bị) GS. Nguyễn Đăng Mạnh đề cập đến có tệ hại như vậy hay không. Cũng có thể mỗi văn nghệ sĩ đều có một mặt tệ hại như thế thật, ấy là một phân số trong toàn bộ (toàn diện) con người thực chất của từng văn nghệ sĩ. Đó là mặt không có gì lạ (vì không trầm trọng lắm; quá lắm là có người vào nhà thổ, chơi gái ăn sương hay nghiêm trọng nhất là xúc xiểm, ‘đâm bị thóc, thọc bị gạo’). Họ như mọi người ở mọi ngành nghề, khu vực, miền đàng, đất nước, từ xưa đến nay.

Tôi chưa bàn sâu đến mối tương tác biện chứng giữa lí tưởng thẩm mĩ, đạo đức (mĩ & thiện) cũng như trình độ nhận thức, học vấn, vốn sống (chân) trong tương quan với tác phẩm giấy trắng mực đen, với xã hội (người đọc), đặc biệt là mối quan hệ tương tác giữa 2 mặt đối lập là “con” (phần tệ hại trong đời thật văn nghệ sĩ) và “người” (lí tưởng thẩm mĩ, đạo đức) trong lao động sáng tạo để hình thành tác phẩm; và quá trình tương tác ấy giúp họ nâng cao tâm hồn, nhân cách trong đời thật của họ. So sánh cụ thể: Một nhà giáo, vì chức năng, sứ mệnh nghề nghiệp (mô phạm), vì áp lực xã hội, vốn rất cần thiết (từ phụ huynh, học sinh, đồng nghiệp, láng giềng), họ phải sống tốt hơn so với con người bản năng của họ. Nếu cũng người ấy, làm nghề khác, anh ta sẽ sống tệ hơn. Văn nghệ sĩ chân chính cũng vậy, tuy văn nghệ sĩ có quyền thâm nhập thực tế trong giới hạn cho phép. Còn loại văn nghệ sĩ dâm ô đồi trụy, chủ trương viết một cách dâm ô đồi trụy, đồng tình, đồng lõa với dâm ô đồi trụy (cái tâm thấp thua hiện thực – bản năng con người và xã hội), thì ngược lại, họ càng dâm ô đồi trụy trong đời thực.

Điều này tôi đã nói chuyện với TS. Trần Hoàng (Trần Hoàng Trần), trong buổi sáng đi dùng điểm tâm, cà phê với anh cách đây hơn một tuần.

Một điểm nữa cần được lưu ý: Tôi hoàn toàn bác bỏ các thông tin về đời tư nhà thơ Hồ Chí Minh (vụ Hà Thị Xuân…) trong “Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh”, cũng như trong các trang viết của Vũ Thư Hiên, Lữ Phương, và gần đây, trong tiểu thuyết “Đỉnh cao chói lọi” của Dương Thu Hương… [**]

Hôm qua, tôi cũng chuyện trò với các bạn từ thời sinh viên của tôi, nhà giáo Ngô Thủ Lễ và nhà giáo - tác giả Nguyễn Chiến, về việc này.

Tôi chứng minh và khẳng định: Tuyệt đại đa số chúng sanh chúng ta đều có hạnh phúc lẫn khổ đau vì bộ phận sinh dục bình thường. Nhà thơ Hồ Chí Minh không có hạnh phúc lẫn khổ đau về đời sống vợ chồng, vì bộ phận sinh dục của ông không thực hiện được chức năng của nó. Nói cho đúng, riêng về điểm này, nhà thơ Hồ Chí Minh không khổ đau, không hạnh phúc vì nhu cầu sinh dục, mà chỉ khổ đau vì bộ phận sinh dục bất thường và chỉ hạnh phúc nhờ được thanh thản (không bị nhu cầu sinh dục quấy rầy). Đó là do đột biến gène thể chất ở Hồ Chí Minh cũng như ở 2 người -- anh và chị -- của ông: ông Nguyễn Sinh Khiêm, bà Nguyễn Thị Thanh. Ba anh chị em đều không vợ, không chồng. Tôi nói gène thể chất, tôi không nói đến tính cách, thói quen, “phần nhiều do giáo dục mà nên”, do môi trường, xã hội mà tập nhiễm, hình thành).

Nhà thơ Hồ Chí Minh là một con người tự bẩm sinh có bộ phận sinh dục không thực hiện được chức năng. Đó là một loại dạng thể chất cá biệt nhưng cũng không có gì lạ. Tôi không thần thánh hóa.

Chúng tôi đã đưa ra, trao đổi nhiều chứng lí, nhưng không nêu ra ở đây một cách dài dòng, chỉ đề nghị lưu ý 3 điểm:

1) Lí giải như thế nào về ông Khiêm, bà Thanh không vợ, không chồng? Hai người này đâu phải là linh hồn của cuộc kháng chiến! Riêng về chủ tịch Hồ Chí Minh, xét trong 4.000 năm lịch sử, không lãnh tụ kháng chiến nào không vợ, nên cũng không nhất thiết phải tạo ra một tấm gương như thế. Điều cần thiết là lãnh tụ có vợ một cách bình thường nhưng vẫn mẫu mực.

2) Miền Bắc và có thể cả nước lẽ nào không có một người xứng đôi vừa lứa với Hồ Chí Minh?! Ở các nhà chính trị, yêu khác với lấy vợ, thậm chí yêu khác với giải quyết nhu cầu sinh dục. Hồ Chí Minh, một người đầy nghị lực, có thể lấy một người phụ nữ để thỏa hai yêu cầu - điều kiện trên (lấy vợ một cách bình thường, giải quyết nhu cầu sinh dục), nhưng có thể quên đi tình yêu.

3) Xin đưa ra một ví dụ tiêu biểu: Nếu ai có về Huế, xin ghé vào tiệm Bánh khoái Thượng Tứ tuyệt ngon, sẽ thấy có một gia đình có đến 3 chị em gái bị câm điếc, khá xinh đẹp, chỉ 1 cậu con trai là không câm điếc. Như vậy, tỉ lệ là 75%. Nhưng theo nhiều tài liệu y học, tỉ lệ này có đến 100% (có nhiều nhà, 4/4 đều câm điếc).

Về cuốn hồi kí Nguyễn Đăng Mạnh, tôi thấy cần chốt lại 3 ý kiến như sau:

Một là, bác bỏ những dòng ghi chép về vụ Hà Thị Xuân – Hồ Chí Minh – Trần Quốc Hoàn – Tạ Quang Chiến….

Hai là, những ghi chép về các văn nghệ sĩ (Xuân Diệu, Hoàng Cầm, Hoài Thanh, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài, Thanh Tịnh, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Hoàng Ngọc Hiến, Dương Thu Hương, Lưu Công Nhân, Hữu Thỉnh, Nguyễn Huy Thiệp, Trần Đăng Khoa …) đã thật sự xác thực hay chưa.

Ba là, trên cơ sở phản hồi, xác minh, hoàn chỉnh ghi-chép-nghiên-cứu về nhóm văn nghệ sĩ ấy, chúng ta có thể xem đó là tư liệu văn học đúng nghĩa với tinh thần nghiên cứu khoa học: Nhìn thẳng vào sự thật, thực chất, toàn diện đối tượng nghiên cứu (con người nhà văn, tư tưởng và phong cách).

Một điều cuối bài này: Sách nghiên cứu khác với sách giáo khoa trong nhà trường phổ thông (học sinh không nên tiếp xúc với phần tệ hại quá nhiều, khi chưa đủ bản lĩnh). Ngay trong sách nghiên cứu, người viết cũng cần phê và tự phê, chứ không thể đồng tình, đồng lõa, đánh đồng như nhau (‘cá mòi một lứa’) trước những khuyết, nhược điểm về nhân cách, đạo đức của nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ (học giả, văn nghệ sĩ nói chung; con người nói chung).

Tôi nhấn mạnh một ý chưa bàn sâu ở bài này: Người tiếp xúc thường xuyên với chân thiện mĩ, sáng tạo nên những hình tượng chân thiện mĩ, đã, đang và sẽ tự nâng cao tâm hồn, thanh tẩy, ngày mỗi thật - tốt - đẹp hơn. Cũng phải coi chừng khả năng sa ngã.

Ngoài ra, còn những hạn chế trong cuốn hồi kí Nguyễn Đăng Mạnh, tôi không đề cập đến, vì nhiều người đã phản hồi khá kĩ.

Trần Xuân An

Viết tại TP.HCM., 8 : đến 9 : 42, ngày 15-12 HB8 (2008).

__________________

[*] Các khái niệm này không đơn thuần theo Freud. Freud quá cực đoan, chỉ xoáy sâu vào Oedipus complex.

[**] Chú thích thêm vào ngày 17-12 HB8: Ngoại trừ GS. Nguyễn Đăng Mạnh (tôi nghĩ là ông chỉ "tung quả bóng thăm dò dư luận"), còn Vũ Thư Hiên, Bùi Tín, Lữ Phương, Dương Thu Hương... thì đúng là những tác giả sa-đích (sadique, sadisme), ít ra là trong các trang viết có đề cập đến "Hà Thị Xuân"...

 Xem thêm: 02-12 HB8: Thông tin: Về "Hồi kí Nguyễn Đăng Mạnh":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/thongbao-update-12  -----  Ảnh minh họa cho chương 14, "Mùa hè bên sông":

Đánh giá một con người căn cứ vào mức độ cống hiến của người ấy cho dân tộc và nhân loại, chứ không phải căn cứ vào sự bình thường hay không bình thường của bộ phận nào đó trong cơ thể (như sinh thực khí chẳng hạn):

 Đền thờ Lý Thường Kiệt

Đền thờ Lý Thường Kiệt

 

Nhân dân tôn thờ danh tướng, anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt (người vốn hi sinh sinh thực khí)

 

Tượng đồng Lê Văn Duyệt

Lăng Ông Lê Văn Duyệt

 

Nhân dân tôn thờ dũng tướng Lê Văn Duyệt (người bị tật nguyền bẩm sinh về sinh thực khí)

 

 ► 17-12 HB8 (2008):

December 17, 2008 at 10:54 am

GS. NGUYỄN ĐĂNG MẠNH LÀ MỘT NHÀ CẦM BÚT DŨNG CẢM, MẶC DÙ CÓ THỂ ÔNG CHỈ “TUNG QUẢ BÓNG THĂM DÒ DƯ LUẬN” , TRƯỚC KHI CHỈNH SỬA LẠI HỒI KÍ

Cho đến giờ phút này, tôi vẫn nghĩ như thế về GS. Nguyễn Đăng Mạnh. Và cũng đến khi gõ phím những dòng này, tôi rất mong được đọc trên báo chí chính thống những trang viết phản hồi, xác minh của những nhà văn, nhà thơ, họa sĩ và các nhà chính trị, các cán bộ chức cao quyền to có liên can trong hồi kí, hoặc thân nhân của họ.

Riêng tôi, quả thật, không dám "cả gan đụng chạm" đến những nhân vật, những thế lực còn sống, hiện hành như vậy; lí do chính là bản tính tôi không thích như thế, và một lí do phụ khác, là bởi không có thế lực hậu thuẫn trong nước hay ngoài nước. Vả lại, tôi đã quá mệt mỏi, nhừ "đòn bẩn" của những tên nặc danh cùng dăm người hữu danh hạ cấp, sau khi tôi thực sự đi vào giảng dạy văn học ở trường phổ thông trung học, rồi nghiên cứu sử học nửa cuối thế kỉ XIX, lại nghĩ ngợi, khảo luận ít nhiều về lịch sử cổ đại, viết lách đôi điều về lịch sử hiện đại nước ta. Nói chung, chủ yếu tôi vẫn chỉ dám nghiên cứu về những sự kiện và những nhân vật lịch sử đã xưa xa, khuất bóng. Chỉ thế cũng đã quá khổ, ốm nhừ "đòn bẩn", hạ cấp (xem Wikipedia)!

Cũng cần phải nói rõ hơn, trường hợp của tôi khác với trường hợp của GS. Nguyễn Đăng Mạnh: Chủ yếu tôi chỉ mạnh dạn phê phán Thiên Chúa giáo, Đàng Ngoài nửa sau thế kỉ XIX (các thực thể được xem như đã thuộc về quá khứ hay thuộc về giai đoạn quá khứ của chúng) và phê phán các nhà viết sử một cách sa-đích (sadique, sadisme) về giai đoạn ấy… Nói cụ thể hơn, mặc dù buộc lòng phải phê phán các nhà viết sử kiểu ấy (phần lớn đã chết), tôi cũng chỉ đề cập trên phương diện văn bản học thuật và đôi nét về hành trạng chính trị - xã hội của họ mà thôi.

Do đó, đối với văn học, nhất là văn học hiện đại, nhất là hiện thời, tôi chỉ phê bình thơ (“Ngẫu hứng đọc thơ”), khảo luận (vài đề tài khác, cũng mới viết về Sơn Nam) và chỉ như thế. Trong chiều hướng tương lai, nếu có viết thêm về các mảng này, cũng chỉ theo trường phái nghiên cứu chủ yếu trên văn bản đã xuất bản với hình thức in giấy hay sách điện tử đã cố định (sách điện tử phải có bản vi tính gốc của chính tác giả để đối chiếu). Đặt ra đối tượng nghiên cứu là con người nhà văn (chính xác hơn là nhà văn chương, bao gồm nhà thơ, nhà lí luận – phê bình văn học) cùng lao động nhà văn chương hiện đại – hiện thời, như GS. Nguyễn Đăng Mạnh, thì chỉ chuốc khốn khổ vào thân. Sợ lắm. Sợ lắm.

Thế mới biết, ở nước ta, nhà văn chương có chức sắc, chức quyền (chính trị, tôn giáo) hay chỉ là nhà văn chương phó thường dân đều không chấp nhận khoa học, không có tinh thần khoa học, đối với trường phái xác lập đối tượng nghiên cứu là con người nhà văn, gồm cả đối tượng nghiên cứu là loại hình lao động văn nghệ - học thuật hiện đại - hiện thời, chỉ muốn và chỉ thích loại khoa học ấy ở dạng nửa vời với “một nửa sự thật” [*].

Bắt chước người xưa, đành buông ra lời cảm thán: Buồn thay!

Vâng, buồn thay! ...

Tuy vậy, đây là lời kiên quyết của tôi: KHÔNG BAO GIỜ DÁM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ CON NGƯỜI NHÀ VĂN CHƯƠNG, VỀ LAO ĐỘNG VĂN NGHỆ -- HỌC THUẬT, HIỆN ĐẠI - HIỆN THỜI.

Xin yên tâm.

Thật ra, nghiên cứu con người nhà văn chương cùng lao động cầm bút của họ là một trường phái nghiên cứu rất cần thiết, ngoài việc bổ trợ cho các trường phái nghiên cứu khác, như nghiên cứu chủ yếu trên văn bản chẳng hạn, còn giúp cho nhà văn chương được chứng thực về quyền sở hữu trí tuệ đích thực, trong giai đoạn hiện nay. Chắc chắn với tác dụng tích cực về khía cạnh bản quyền này, nhà văn chương nào cũng muốn, trong đó có tôi.

Trần Xuân An (WebTgTXA.)

10:44, 17-15 HB8 (Bài này đã được TXA. sửa chữa vào lúc 8 - 9:45', 14:22' & 19:23', ngày 19-12 HB8)

 [*] Chú thích thêm vào ngày 18-12 HB8 (2008): Tôi chỉ nói đến lượng thông tin trong "Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh".Về sắc thái biểu cảm của câu chữ trong hồi kí ấy, có nhiều người đã phê phán ("tiểu khí..."). Chính sắc thái tiểu khí ấy cũng đã khiến cho giá trị khách quan, khoa học của những lượng thông tin bị giảm sút. Nhưng GS. Nguyễn Đăng Mạnh đã lên tiếng trên một đài phát thanh ngoại quốc là ông chưa công bố; bản "bị" lưu hành trên mạng là ngoài ý muốn của ông! (Có thể đó là một cách nói khi "tung bóng thăm dò"?). Do đó, cuối cùng, phải chờ bản công bố chính thức sau khi cắt bỏ, bổ sung, sửa chữa của GS. Nguyễn Đăng Mạnh, mới có thể có cơ sở chính đáng để nhận định...

Chú thích thêm vào ngày 19-12 HB8 (2008): Xin nhấn mạnh một lần nữa: Đối với những trang ghi-chép-nghiên-cứu về các nhà văn chương (và một họa sĩ) của cá nhân GS. Nguyễn Đăng Mạnh, chúng chỉ thực sự có giá trị tư liệu một khi đã được công bố tạm thời, và bản thân ông hay các tòa soạn đón nhận các phản hồi, xác minh, tự phản tỉnh của chính những người được đề cập đến hoặc thân nhân, bạn bè (đối với người quá cố), để rồi được tự tay ông chỉnh lí (cắt bỏ, bổ sung, sửa chữa). Bằng không, chúng sẽ trở thành một loại văn bản gây nhiễu, nguy hiểm, ngụy khoa học. Thiết tưởng cũng cần phân loại rõ hơn: Những ghi-chép-nghiên-cứu của cá nhân về người quá cố đã lâu hoặc loại văn bản như vậy được cá nhân ghi chép khi người được đề cập còn sống nhưng công bố sau khi người ấy chết, cho dù có phản hồi của thân nhân, bạn bè đương sự, vẫn không có nhiều giá trị lắm, thực chất vẫn đáng ngờ.

 

THƯỞNG NGOẠN, HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU VĂN CHƯƠNG LÀ ĐỂ CÙNG NHÀ CẦM BÚT CHÂN CHÍNH VƯƠN TỚI CHÂN THIỆN MĨ VÀ CÙNG NHẮC NHAU LUÔN LUÔN NUÔI DƯỠNG KHÁT VỌNG VƯƠN TỚI ẤY. TRONG CHIỀU HƯỚNG ĐÓ, MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ THỂ MỖI NGÀY MỘT TIẾN GẦN ĐẾN CHÂN THIỆN MĨ HƠN.

  BẢN THÂN NHÀ CẦM BÚT KHÔNG PHẢI LÀ HIỆN THÂN CỦA CHÂN THIỆN MĨ.

Trần Xuân An, 19-12 HB8

 

Cập nhật (22-12 HB8): 2 bài trên đã được đăng tiếp trên Tạp chí điện tử Chim Việt Cành Nam tại Pháp:                           http://chimviet.free.fr/33/txan052.htm#bai2    &    http://chimviet.free.fr/33/txan052.htm#bai3 . Thành thật cảm ơn ông chủ biên Lại Như Bằng.   

    Xem: Google tìm kiếm, lưu trữ      

Ghi chú: Sự biến đổi kí tự do font chữ: Khi tôi viết: "... tiểu sử tác giả (thân thế, con người…) -- tác phẩm (tư tưởng, hình tượng nghệ thuật, thủ pháp thể hiện…)", tôi dùng dấu gạch ngang, dấu này dài hơn dấu ngang nối (-), nhưng font chữ arial không có dấu gạch ngang, nên tôi phải dùng 2 dấu ngang nối liền nhau (--). Không hiểu sao nó lại biến đổi thành một kí tự loại biểu trưng (symbol): ( —), dài gấp 3 lần dấu ngang nối. Loại kí tự thuộc dạng biểu trưng (symbol) này thường hay biến đổi thành các biểu trưng khác khi gặp windows không tương thích với nó (như windows Firefox). Tương tự như thế, kí tự kép Œ (OE hay Oe) cũng bị biến đổi. Vậy, xin đính chính. Nhân dây, xin nói rõ hơn. Dấu gạch ngang, tạm dùng bằng 2 dấu gạch nối (--), cũng có thể diễn đạt bằng dấu tương tác, tạm dùng bằng cách ghép bằng 3 dấu <=> và 2 vế dẫn trên sẽ trở thành: "... tiểu sử tác giả (thân thế, con người…) <=>tác phẩm (tư tưởng, hình tượng nghệ thuật, thủ pháp thể hiện…)", có nghĩa là quan hệ giữa tiểu sử tác giả với tác phẩm của tác giả là quan hệ tương tác biện chứng (tác động qua lại; chuyển hóa lẫn nhau theo 2 chiều, trong nhiều tương quan khác, như với hoàn cảnh sáng tác, và đặc biệt là tác giả viết dưới ánh sáng nhận thức -- tri kiến, thế giới quan, nhân sinh quan nào...).

Cập nhật (22-12 HB8): Mẩu hỏi - đáp dưới đây vốn thuộc về mục "Ý kiến bạn đọc", nhưng thiết tưởng cũng nên đặt thêm ở đây: Bàn luận cuối về một chi tiết trong "Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh": December 22, 2008 at 3:30 pm

TÂM TRẠNG CẢM THẤY BẤT KÍNH KHI BÀN BẠC MỘT CÁCH KHOA HỌC VỀ SINH THỰC KHÍ CỦA NHÂN VẬT LỊCH SỬ VỐN ĐÃ TRỞ THÀNH HÌNH TƯỢNG HUYỀN THOẠI, SỬ THI -- THƯ NGƯỜI ĐỌC & WEBTGTXA. TRẢ LỜI:

Ông Nguyễn Vạn (Quảng Bình): Xin hỏi ông Trần Xuân An:

Trong tiểu thuyết “Mùa hè bên sông”, chương 14, ông có để cho một nhân vật nhắc lại câu thơ của Tố Hữu: “Đất không có thánh nhân” và nói tiếp (sau khi đã bàn khá thẳng thắn vào lượng thông tin về Bác Hồ và 2 người thân — anh và chị — của Người là bẩm sinh sinh thực khí của họ không thể thực hiện được chức năng): “nhưng thanh minh, tức là làm rõ sự thật, về Bác như thế, quá bất kính!”. Ông cho tôi biết như thế sao lại gọi là bất kính?

Trần Xuân An trả lời:

Đọc cả đoạn đối thoại của 2 nhân vật trong tiểu thuyết, chắc ông đã hiểu được trạng thái tâm lí áy náy, hối hận của họ, khi bàn về chuyện ấy, nhất là ở nhân vật Nông.

Theo tôi, mặc dù biết mình nói đúng sự thật và nói ra chỉ nhằm mục đích làm rõ sự thật về thực trạng sinh thực khí bẩm sinh tuyệt đối không thể dính líu đến tình dục của Bác Hồ, ông Nguyễn Sinh Khiêm (anh ruột Bác), bà Nguyễn Thị Thanh (chị ruột Bác) để thanh minh trước sự bôi nhọ, xuyên tạc của nhiều người, trong đó có Vũ Thư Hiên, Bùi Tín, Lữ Phương (và sau này, Dương Thu Hương, có thể kể cả Nguyễn Đăng Mạnh), nhưng nhân vật Nông vẫn cảm thấy bất kính, là bởi: Đề cập đến vấn đề sinh dục (cụ thể về sinh thực khí), trong quan niệm của đa số chúng ta, vốn là điều không nên, nhất là đối với một nhân vật lịch sử đã từ lâu trở thành huyền tượng thiêng liêng (như các nhân vật tôn giáo: Đức Mẹ Maria trọn đời đồng trinh, Chúa Jésus, Phật Thích ca, và cả nhân vật huyền thuyết: Phật Bà Quan Âm mắc án oan tạo hoang thai). Nhưng đối với các nhà sử học, y học và nhiều người vốn có óc khoa học, thiên về lí trí khác, đó là chuyện không có gì đáng ngại, và hơn thế nữa, là rất cần thiết, để tránh “vỡ mộng”, như bàn về trường hợp anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, dũng tướng Lê Văn Duyệt, đúng như câu thơ rất tỉnh táo của Tố Hữu: “Đất không có thánh nhân”.

Tâm lí cảm thấy bất kính của nhân vật Nông là như vậy.

Thành thật cảm ơn ông Nguyễn Vạn (Quảng Bình) đã nêu thắc mắc.

TXA.

(15:19, 22-12 HB8)

Cập nhật (24-12 HB8):  December 24, 2008 at 3:21 pme

NÊN BÀN THẢO MỘT CÁCH TÔN KÍNH, ĐÚNG MỰC

(Đối Kính [*], một người đọc thân thiết, ghi chú thêm cho khung phía trên: December 22, 2008 at 3:23 pm e)

Khi bàn về vấn đề sinh dục (cụ thể là sinh thực khí) của một người bình thường với danh tính, địa chỉ có thật nào đó đã là một cách thức được xem như xúc phạm, huống gì bàn vấn đề đó của một danh nhân. Nhưng dẫu muốn dẫu không, chúng ta đều thấy câu trả lời trên của WebTgTXA. vô hình trung đã cho mọi người thấy, như ông đã từng viết ở một tác phẩm nào đó: Vấn đề sinh dục không những đã phản ánh vào sử học mà vào cả tôn giáo.

Xin thử liệt kê lại và ghi chú thêm:

1) Đức Mẹ Maria trọn đời đồng trinh. Nói đến cái trinh (màng trinh, trinh tiết) là đã nói đến sinh thực khí, vấn đề tình dục. Đức Mẹ Maria đã sinh nở ra Chúa Jésus. Sinh nở cũng là vấn đề sinh dục. Như vậy, vấn đề sinh dục không phản ánh vào tôn giáo đó sao!

2) Chúa Jésus đến 33 tuổi thì bị đóng đinh trên thập tự giá. Suốt thời trưởng thành đến khi chết vẫn chưa có vợ. Tuy nhiên, có một chi tiết là Chúa Jésus từng có một lần ghé lại nhà của cô gái điếm Madalena (Madelène, Madeleine, Magdalene), được cô ả dùng mái tóc của cô ả, tẩm nước hương, để rửa chân cho Chúa. Nhưng ngay sau đó cô ả liền tin vào giáo lí của Jésus; về sau trở thành nữ thánh. Qua đó, thấy Chúa Jésus ghé nhà thổ nhưng phải chăng không phải để hành dục, mà để giảng đạo, truyền đạo. Cho nên, qua đó, thấy được là: Chúa Jésus cũng thuộc người không liên quan đến sinh dục; vấn đề sinh dục mãi dâm cũng phản ánh vào cả tiểu sử Chúa Jésus.

3) Đức Phật Thích Ca có vợ, có con trước khi xuất gia. Bấy giờ, trong cộng đồng bộ lạc thị tộc, vấn đề hôn nhân thị tộc vẫn là chuyện thường, nên Schumann, qua cuốn “Đức Phật lịch sử”, cho ta thấy nội - ngoại của Đức Phật đều gần gũi về huyết thống. Tôi cho rằng, thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật Thích Ca) xuất gia cũng vì trực nhận ra điều đó. Nhưng chi tiết rõ hơn về vấn đề sinh dục là lúc Phật sắp thành đạo, ngồi dưới gốc bồ đề, vẫn bị nữ ma vương sắc dục quyến rũ. Tất nhiên là Phật chiến thắng. Nhưng qua đó, cũng thấy, vấn đề sinh dục vẫn phản ánh vào tiểu sử Đức Phật Thích ca.

4) Quan Âm Thị Kính nhiều người đã biết. Án oan gây ra hoang thai cho Thị Mầu bị chính Thị Mầu đổ vấy cho chú tiểu Kính Tâm. Đến khi Kính Tâm chết ở cổng tam quan của chùa, người ta tẩm liệm, mới biết chú tiểu Kính Tâm là đàn bà. Như vậy cũng nhờ thấy được sinh thực khí của Kinh Tâm mới biết đích xác là thế. Tích truyện còn cho biết rõ hơn: chú tiểu Kính Tâm chính là nàng Thị Kính (một kiếp của Phật Bà Quan Âm), vốn là vợ của Thiện Sĩ. Và cũng như 3 trường hợp trên, vấn đề sinh dục đã phản ánh vào tôn giáo.

Từ những nhân vật thiêng liêng của tôn giáo ấy, và từ cả những nhân vật lịch sử nước ta nữa (Lý Thường Kiệt, Lê Văn Duyệt…), chúng ta không thể nói là không nên bàn đến vấn đề sinh dục (cụ thể là sinh thực khí) của các danh nhân, nhân vật đã đi vào huyền thoại, sử thi. Đúng ra, rất nên bàn tới, bàn thật rốt ráo. Nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh, trong thời điểm bị những thông tin vu khống, bôi nhọ, xuyên tạc này, càng rất cần làm rõ. Hơn nữa, nếu để quá muộn, sợ là để lại khó khăn về sau cho sử học và dư luận dân gian.

Vấn đề là nên bàn thảo có luận chứng, luận cứ (dữ kiện xác thực), MỘT CÁCH TÔN KÍNH với thái độ biểu cảm đúng mực, ngôn từ diễn đạt trang nhã, minh xác.

___________

WebTgTXA. không dám có ý kiến gì. Xin thành thật cảm ơn người đọc. Nếu không thừa, cũng xin lưu ý: Việt Nam chúng ta từ thời vua Hùng lập quốc cho đến giai đoạn chiến tranh - cách mạng (1858-1975...) vừa qua, có cả một hệ thống danh nhân, anh hùng dân tộc. WebTgTXA. quan niệm rằng, chúng ta học tập, nghiên cứu tất cả những giáo thuyết ngoại lai, nhưng cũng chỉ để vun bồi cho bản sắc, bản lĩnh và trí tuệ, tâm linh Việt Nam chúng ta. Vì vậy, trong tiểu thuyết "Mùa hè bên sông", mới có đề xuất gửi đến những cộng đồng Việt kiều kính mến và thân ái trên khắp thế giới, mong họ cùng nhau kết tập một bộ Kinh Việt Nam (có thể có bố cục như Kinh Thánh của Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo) để không bao giờ quên nguồn cội Việt Nam. 

[*] 25-12 HB8: Sau khi nhận được điện thư phản hồi của vài người bạn thân, WebTgTXA. xin ghi rõ tên người đọc thân thiết đã viết "NÊN BÀN THẢO MỘT CÁCH TÔN KÍNH, ĐÚNG MỰC" là Đối Kính, để tránh ngộ nhận đáng tiếc.

15: 20, 24-12 HB8

 Cập nhật (01-01 HB9 [2009]):  January 1, 2009 at 5:18 pm

LINK: TRẢ LỜI ÔNG ĐỐI KÍNH

08: 40, 01-01 HB9 (2009) [06-12 Mậu tí HB8-9]

… Thân kính mời ông Đối Kính đọc lại bài thơ Trần Xuân An (Trần Nguyễn Phan) viết từ 1977, trong và sau chuyến cùng bạn bè lớp sinh viên Ngữ văn 1974-1978 ĐHSP. Huế ra sinh hoạt tại ĐHSP. Vinh và tham quan Vinh - Nghệ An - Hà Tĩnh. Xin nói thêm: Chính trong dịp về tham quan Làng Sen (quê nội Bác Hồ), tôi có đặt câu hỏi cho người phụ trách quản lí Nhà lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh, khi ông ấy trực tiếp thuyết minh, và được biết là 3 chị em Bác Hồ đều không vợ, không chồng, không có con cháu ruột. Một điều khác nữa: tư duy nghiên cứu cần lạnh lùng, khách quan; tư duy thơ ca lại hòa lẫn với cảm xúc cá nhân, cảm xúc thẩm mĩ truyền thống - trữ tình công dân… Tôi không phủ nhận đề xuất sửa đổi sách giáo khoa văn và sử, đồng thời cũng không phủ nhận bài thơ này:

MÁI TRANH

Dưới hai hàng cây xanh

tôi về thăm quê Bác

nắng dọc đường đi êm ả hiền lành

hiện dần trong tôi nho nhỏ mái nhà tranh

tôi đã thấy qua thơ qua tiếng hát

(khúc ca nào lắng sâu hóa nỗi niềm riêng)

tôi đã thấy qua bao xóm làng

quê hương thân thuộc

một nếp tranh vàng rất đỗi dân gian

dưới bóng tre xanh, xanh tự ngàn năm

lần đầu tiên ra thăm

sao như trở lại lòng mình!

*

Ngõ nè chống cao, vạt lúa, đất phèn

hàng giậu xanh non dẫn vào nhà Ngoại

nếp nhà tranh lùi lại cuối góc vườn

ôi tiếng khóc sơ sinh của Bác Hồ cất lên ở đấy

mảnh sân con tuổi thơ Người chật chội

bước chập chững vin vào khung cửi

giữa tiếng ngâm thơ và tiếng xa quay

dĩa đèn dầu dập dềnh bóng tối

khát vọng trăm miền nặng tiếng à ơi

nói tiếng đầu tiên

khi ánh đuốc nghĩa quân Cần vương rực cháy…

nên Đất nước đau thương từ đấy có Người!

*

Đứng lên! Đồng bào ơi! -

ngân vang gió suốt chiều dài Đất nước

ai hát trên rừng xưa, bây giờ tôi hát

bỗng thấy cả vòm trời bao la

dưới mái tranh nghèo

hiểu khung vải dệt thời gian

dệt tiếng ru

trĩu nặng

hóa cờ bay phấp phới cả trời sao

từ dĩa đèn dầu hắt hiu ấu thơ Người đó

đến hừng đông cho bao dân tộc tôi đòi

từ mái tranh nho nhỏ

Bác Hồ ơi…

*

“Miền Nam trong trái tim tôi”

Miền Nam ơi

nỗi khổ mỗi người

nỗi khổ mỗi nhà

thành nỗi đau trĩu nặng lòng ai

nỗi cháy bỏng nhớ thương về Huế

cả Phan Thiết, Sài Gòn và trăm nơi trái tim Người ấp ủ…

tuổi trẻ Người đi qua dưới cơn mưa nô lệ

chưa nắng đủ lòng vui, mưa Miền Nam đã ướt lại áo Người

rồi cơn đau cuối đời! Bác không về được nữa

Di chúc vẫn lên đường, phấp phới nắng trăm nơi

*

Con đường Bác đi từ mái tranh nho nhỏ

nơi dừng lại bao la là giữa loài người

con đường Việt Nam từ bùn đen loang máu

đã bừng lên rạng rỡ đóa sen tươi

mái tranh nho nhỏ

trở thành nơi hội tụ lòng người

*

Tôi về thăm

gặp cả vòm trời

thu lại rất sâu trong từng đôi mắt

ánh mắt nào cũng chan chứa yêu thương

sáng lên từ Bác -

nhân hậu mênh mang sâu thẳm ngàn năm

tôi về thăm

mái tranh vàng sắc nắng dân gian

bóng tre tỏa hòa bình yêu thương lên mặt đất

và ai rưng nước mắt

thấm nụ cười ấm áp sâu xa

khúc ca nào vọng về thầm lặng ngân nga…

tôi cảm nhận Cõi Người

qua hồn tổ tiên, Đất nước

dưới vòm trời xanh bao la

xanh sắc Quê nhà…

TRẦN XUÂN AN

(Vinh - Huế, một chín bảy bảy [1977])

Cập nhật (06 -- 07-01 HB9 [2009]):     January 7, 2009 at 4:35 pme

TRƯỚC KHI KHÉP LẠI VẤN ĐỀ SINH THỰC KHÍ:

Mộ phần Trịnh Công Sơn (Gò Dưa, TP.HCM.) -- Nhiếp ảnh: Trần Xuân An

Nguyễn Phúc Vĩnh Ba (Huế):

“… Chuyện về Bác Hồ … có lý đấy”…

Đối Kính (TP.HCM.):

“… Trịnh Công Sơn cũng là một người đàn ông đầy nam tính, không mắc bệnh đồng tính luyến ái một mảy may, nhưng chắc hẳn đến mười mươi là bất lực (không thực hiện được chức năng) trong quan hệ tình dục. Có khá nhiều nhân chứng còn sống xác nhận công khai trên báo chí về thực trạng đó của nhạc sĩ thiên tài ấy. Nếu Trịnh Công Sơn không là nhạc sĩ, mà làm chính trị hoặc đi tu, anh ấy sẽ tự dập tắt những cảm xúc tình yêu nam nữ trong mộng tưởng (vì vô vọng, vô ích) và xa lánh những người con gái chỉ là nàng thơ thuần túy cho cảm hứng âm nhạc (vì thực chất sinh thực khí của Trịnh Công Sơn không cho phép anh ấy phàm tục như những người bình thường khác; vì chỉ chuốc lấy điều tiếng một cách vô duyên, vô lối). Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng không nỡ như dũng tướng Lê Văn Duyệt, cưới vợ chỉ để làm người nâng khăn sửa túi chứ không chung chăn gối. Vả lại phụ nữ thời Lê Văn Duyệt khác với thời Trịnh Công Sơn, có lẽ không có cô nào chịu lâm vào cảnh suốt đời như vợ dũng tướng Lê Văn Duyệt, sau khi vỡ mộng”…

Một độc giả:

“… Xin khép lại vấn đề sinh thực khí – sinh dục – tình dục”…

WebTgTXA.:

Các bước của nghiên cứu khoa học:

1) Bước 1: bằng trực giác, phát hiện vấn đề;

2) Bước 2: suy luận trên các dữ kiện có sẵn trong tay, có thể đưa ra kết luận tạm thời;

3) Bước 3: chứng minh bằng các tài liệu đã được giám định bằng khoa học thực nghiệm;

4) Bước 4: kết luận đã kiểm chứng.

Nếu không thực hiện đầy đủ các bước ấy, thì chỉ là phỏng đoán có lí hay giả thuyết mà thôi.

Ai có điều kiện nghiên cứu khoa học về vấn nạn sử học như các khung blog trên đã đề cập, xin tiếp tục. Không nên để lại những dấu hỏi cho hậu thế.

WebTgTXA. xin đóng lại vấn đề này.

06 – 07-01 HB9 (2009)

(CÒN TIẾP) 

 

 Xem tiếp đề mục này ở trang 20:

>>>>>>>>>>   XEM TIẾP TRANG 20 "BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN MỚI"   >>>>>>>>>>

 TRÂN TRỌNG MỜI XEM TRANG 12 THUỘC MỤC "THÔNG BÁO CẬP NHẬT"

Điểm nhấn:

30-11 HB8 (2008): Cập nhật trên trang 2 thuộc mục "THÔNG TIN -- GIAO LƯU -- ĐOÀN KẾT":

MỘT SỐ THƠ, TIỂU LUẬN, PHÊ BÌNH CỦA TRẦN XUÂN AN TRÊN CÁC ĐIỂM MẠNG VI TÍNH TOÀN CẦU (TÌM THẤY TẠI “GOOGLE TÌM KIẾM”):

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket-2 .

Trong đó, đặc biệt là bài Ý nghĩ về dự kiến sửa đổi sách giáo khoa văn học & sử học 

-- "Posted by ngohuudoan on July 29, 2007".

 

ĐỂ HÒA HỢP, HÒA GIẢI, HÀN GẮN VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH, HẬU CHIẾN VỚI NIỀM CẢM THÔNG THỰC SỰ, KHÔNG ĐẦU MÔI CHÓT LƯỠI, VÀ ĐỂ THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC Ở CHIỀU SÂU, TRÊN CƠ SỞ SỰ THẬT LỊCH SỬ KHÁCH QUAN, XÁC THỰC (SỰ THẬT LỊCH SỬ KHÔNG BỊ VO TRÒN, BÓP MÉO),

WEBTGTXA. KHĂC SÂU ĐIỂM NHẤN: 

Ý nghĩ về dự kiến sửa đổi sách giáo khoa văn học & sử học

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/du_ksdsgkhoa.htm 

(Trần Xuân An)

 

    Thảo luận   

 

 

   

Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC & CÁC NHÀ CẦM BÚT:

► VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN & NĂNG LỰC ĐÍCH THỰC CỦA NGƯỜI CẦM BÚT ◄

► NÊU VẤN ĐỀ - TRAO ĐỔI - THẢO LUẬN - CHẤT VẤN - GIẢI ĐÁP THẮC MẮC ◄

http://txawriter.wordpress.com

 

 

THÔNG TIN - GIAO LƯU - ĐOÀN KẾT:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

 _______

 

Trở về

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

THÔNG BÁO CẬP NHẬT Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI:

 

trang "Các trang mục trên WebTgTXA.":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

đặc biệt, trang:

 

Toàn bộ tác phẩm Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/danhmtphamtxa_googlepcreator.htm

 

 

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE

Ngày đưa trang này lên web: 04-11 HB8 (2008)