i. Bài 9-PBTL5: Trần Xuân An - Dăm phút về thơ của nhà thơ Chinh Văn

 

Qua Gmail, bài viết này đã được gửi đến một phụ trương điện tử về văn chương vào lúc 7:05’ sáng sớm ngày 16-6 HB10 (2010) với vài lời thưa ngỏ: “Kính gửi BBT. eVan (<vanhocviet @ vnexpress. net>), Tôi kính gửi đăng bài phê bình, giới thiệu sách: "DĂM PHÚT VỀ THƠ CỦA NHÀ THƠ CHINH VĂN". Nếu được đăng tải trong ngày hôm nay, 16-6-2010, thì rất quý hóa, vì buổi ra mắt tập thơ "Bóng chiều xa" của anh Chinh Văn sẽ được tổ chức vào cuối chiều, từ 17:00 tại Ami Art Gallery (khu Văn Thánh, Bình Thạnh, TP.HCM.). Trân trọng, Kính thư, TXA.”. Văn bản bài viết cũng đã được trao tận tay anh Chinh Văn, và nó được thu vào ống kính truyền hình (làm tư liệu – kỉ niệm) phần lớn nội dung với dạng ngôn ngữ diễn giải (ngôn ngữ nói trực tiếp) của chính tôi, vào khoảng 16:40, trước khi buổi ra mắt “Bóng chiều xa” của nhà thơ Chinh Văn diễn ra.

Xin thưa ngỏ thêm: Dáng dấp hai-ku (hai-kư, hài cú) là đặc điểm thoạt nhìn, chưa đọc cũng đã thấy, ở tập thơ “Bóng chiều xa”. Trong bài viết, tôi không sa vào lí thuyết về thể thơ ấy, vì không cần thiết và dễ trùng lặp với người khác, nhất là các nhà giáo khoa chuyên sâu về thể hai-ku, nhưng cũng không thể không lướt qua đôi dòng.

Trân trọng mời đọc nguyên văn văn bản đã gửi, trao và ghi hình.

--- TXA. (17-6 HB10).

17-6 HB10: Bài viết cũng được gửi đến các tạp chí điện tử tự lập;

và đã được đăng ở TranNhuongCom (17-6), VanChuongVietOrg, PhongDiepNet (18-6):

http://trannhuong.com/news_detail/5140/DĂM-PHÚT-VỀ-THƠ-CỦA-NHÀ-THƠ-CHINH-VĂN 

http://www.vannghesongcuulong.org/vietnamese/vanhoc_tacpham.asp?TPID=13080&LOAIID=28&LOAIREF=1&TGID=1343

http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=10405

Xin thành thật cảm ơn nhà thơ Trần Nhương, nhà văn Phong Điệp và chủ biên Nguyễn Hòa.

 

 

Dấu ấn hài cú đã có trong anh từ lâu, nay mới thể hiện tập trung, rõ nét, có thể nói là chín rộ hơn mà thôi. Đây là một bài hài cú khá hóm, có duyên, được viết từ 1968, trong tập thơ mới xuất bản này:

 

này em

đã để ai hôn lâu

mà lúm đồng tiền sâu đến vậy.

(Bài “Má lúm đồng tiền”, 1968 – tr. 33)

 

Hay mênh mang, bâng khuâng hơn:

 

hạt bụi giữa trời xanh

một cánh chim bé nhỏ

tìm bạn hay tìm mình

(Bài “Hạt bụi giữa trời xanh” – Chân Mây, 2000 – tr. 17)

 

Dẫu sao, tôi vẫn “bị” ấn tượng bởi những bài chứa đựng chiều sâu hiện thực ở nước láng giềng một thời không xa, và đã trở thành lịch sử, với một cách viết vừa khô lạnh vừa kiệm lời đến mức đáng nể:

 

thuở Iêng Sary, Pôn Pốt

tự diệt chủng dân mình

dưới bóng cây thốt nốt

trẻ đá bóng rất hăng

 

chiếc sọ dừa trắng hếu

(Bài “Trẻ đá bóng ở Toul Sleng – 1980 – tr. 70)

 

Đọc câu 1, câu 2 rồi đọc cả câu 3, chẳng thấy thơ đâu cả, chỉ là văn xuôi, thậm chí là văn xuôi thông tấn. Đến câu 4, ta hơi giật mình, có chút gì gai gai trên da thịt, như thể do cảm giác hoảng sợ nẩy sinh trong lòng ta, về những đứa trẻ vô tư nhưng sao lại vô tư đến kì quái. Câu thứ 5, không thể khác được, nó khiến ta rùng mình, lạnh toát, thực sự kinh hãi. Hóa ra, bọn trẻ con dưới thời Iêng Sary, Pôn Pốt lại đá bóng bằng sọ người! Nhà thơ Chinh Văn đã không diễn đạt bằng ngữ điệu tạo cho ta cảm giác kinh hãi hay dùng cảm từ, thán ngữ để bày tỏ cảm xúc ghê sợ, lên án chế độ đại ác ấy, một chế độ đã làm tha hóa trẻ thơ thành quỷ dữ như vậy. Anh vẫn rất khô lạnh với ngôn từ của mình, nhưng hiệu ứng tạo cảm giác ghê sợ về chế độ phi nhân Iêng Sary – Pôn Pốt lại tăng cao, mạnh hơn, sâu hơn. Cái khô lạnh này còn đi vào hồn ta như một búp hoa chưa nở, để rồi lần này, nở ra một đóa hoa hồng màu máu, đánh thức ta không phải sự khát máu, mà chính là cảm thức biết quý trọng những giọt máu, sự sống, mạng sống của đồng loại, đồng bào, và đặc biệt là sự quý trọng trẻ thơ, khao khát cho trẻ thơ được sống trong không khí tinh thần – tư tưởng đầy nhân tính.

 

Thơ của nhà thơ Chinh Văn trong “Bóng chiều xa” là thế. Đó là sự tiếp nối đặc điểm thơ anh từ “Giữa đôi bờ hư thực” ở một dạng thức mới, ngắn gọn hơn, tinh lọc hơn, chứa đựng những nội dung vừa bay bổng, siêu thoát, vừa hiện thực, sắc bén nhưng nhân ái. Tuy vậy, về hình thức, tôi vẫn mong muốn anh sẽ cho mọi người trong tháng ngày sắp tới được đọc các bài thơ không những mang hồn vía Việt vốn có trong cả hai tập thơ đã xuất bản mà còn mang dáng dấp Việt ở hình thức nữa, như bài thơ lục bát hai-câu có nhan đề anh chọn chung cho cả tập thơ. Đó là bài “Bóng chiều xa” (tr. 80):

 

bóng chiều xa

bóng chiều ơi

tay người chưa với

bóng đời đã xa.

 

Hay ít ra cũng là hài cú dạng ngũ ngôn tam tuyệt như ta đọc thấy khá nhiều trong tập “Bóng chiều xa”, tập thơ đã gọi chúng ta đến gần nhau, ngồi với nhau hôm nay.

 

Trần Xuân An

TP.HCM., 4:30 – 5:49, ngày 15-6 HB10 (2010)

 

___________________

 

[*] Nxb. Hội Nhà văn, tháng 2-2010

 

 

DĂM PHÚT VỀ THƠ CỦA NHÀ THƠ CHINH VĂN

(trong dịp dự buổi ra mắt tập thơ mới -- “Bóng chiều xa” [*] -- của anh)

 

 

Trần Xuân An

 

Đầu năm nay, tôi đã viết một bài khá kĩ, khá dài về “Giữa đôi bờ hư thực”, tập thơ có tính chất kết đọng sau mấy mươi năm làm thơ của nhà thơ Chinh Văn, được anh cho xuất bản cách đây cũng gần 11 năm.

 

Trong thời gian vài ba tháng gần đây, tôi đã có tập thơ “Bóng chiều xa” do chính tác giả tặng, ngay khi vừa được xuất xưởng. Nhưng đến hôm nay, tôi mới có dịp đi sâu vào tập thơ ấy của anh. Với tâm thế một người cùng hội cùng thuyền văn chương, tôi cảm thấy vui vì nhận định của bản thân tôi về đặc điểm thơ anh hầu như lại được củng cố thêm.

 

Tôi đã viết về “Giữa đôi bờ hư thực” của anh như thế này:

 

“… Chẳng hạn như: Chinh Văn mạnh về thơ tự do hơn là các thể thơ khác. Ngay cả lục bát, hình như chưa có bài nào vượt nổi “Trên đỉnh đèo Bảo Lộc” (1980). Thơ của anh tuy phần lớn là hàm súc, vẫn có bài hơi khô khan, có lẽ do anh thiên về nghĩ ngợi, triết lí. Không phải ngẫu nhiên anh chọn ảnh chụp bức tượng “Người trầm tư” nổi tiếng của Auguste Rodin để làm phụ bản thứ nhất. Đó là bức tượng của một người đàn ông tráng kiện đang suy tư. Chinh Văn không bạc nhược, mặc dù trong suy tư, nhiều đề tài vẫn khá bi đát hay rất bi đát.

 

Hoặc nói cách khác, chẳng hạn như: Nếp tư duy nhà thơ Chinh Văn nhiều khi gần với cách lập ngôn của triết nhân. Thơ anh vì thế, có bài như mật ngữ. Đó là đặc sắc của riêng anh, giúp thơ anh không lẫn vào bất kì tác phẩm của một ai khác. Một nhà thơ như thế còn cao hơn hàng ngàn nhà thơ làm thơ đèm đẹp và thiếu chất trí tuệ”.

 

Đến tập “Bóng chiều xa” mới đây của nhà thơ Chinh Văn, đặc điểm phong cách ấy hầu như lại càng được thể hiện rõ nét hơn, và cũng có phần khác hơn trước.

 

Trong tập thơ trước, anh cũng viết ngắn, nén kín cảm xúc, không khơi gợi cảm xúc của người đọc bằng âm điệu thơ, bằng cảm từ, thán ngữ, như thể anh đưa vào tâm hồn người đọc những búp hoa chưa vội nở để rồi khi đã vào hồn người, chúng mới thật sự mãn khai hay khô héo. Và độ mãn khai hay tình trạng khô héo ấy cũng tùy ở từng người đọc.

 

Tuy vậy, trước đây, thơ anh không nhiều bài mang dáng dấp thể thơ nổi tiếng của Nhật Bản. Nói cho chính xác, trước đây, thơ anh là thơ tự do cực ngắn.

 

Bây giờ, ở tập thơ mới này, thơ anh lại càng ngắn hơn, và có thể cảm nhận chung như thế này: Hầu hết trong “Bóng chiều xa” là các bài thơ rất ngắn, mỗi bài chỉ vỏn vẹn có 3 dòng, lại thường thấy mỗi dòng chỉ 5 chữ. Mới nhìn qua, về hình thức trình bày, nó như thể là một tập thơ hài cú (haiku, hai-kư), vốn là “đặc sản tinh thần” của Nhật Bản. Thật sự là không phải như vậy. Hài cú của Nhật quy định khá ngặt về số lượng âm tiết, không cho phép nhiều hơn hay ít hơn 17 âm tiết. Thơ của Chinh Văn phóng khoáng hơn trên phương diện này. Cách tư duy và khuynh hướng cảm xúc của anh cũng mang thêm dấu ấn của Thiền tông, nhưng vẫn đậm chất hiện thực. Anh không chỉ bảng lảng, phiêu bồng, hòa nhập với thiên nhiên mà còn dành phần nhiều cho những suy tư, chiêm nghiệm về lịch sử, chính trị - xã hội, xa xưa trước đây và gần gũi gần đây, khi ở trong nước và khi có dịp đi ra nước ngoài, như Paris cùng vài thành phố ở Pháp, không phải nước Pháp của thời thực dân mà rất hữu nghị hôm nay.

 

Google Sites / host

DOTSTER, MSN., YAHOO, WORDPRESS ...  /  HOST, SEARCH & CACHE