p. Trần Xuân An - Mùa hè bên sông - Chú thích 1

author's

copyright

 

trần xuân an

MÙA HÈ BÊN SÔNG

tiểu thuyết

1997 & 2003

 

 

06/29/09

        

   

 

TRẦN XUÂN AN

 

 

 

m ù a 

 h è

 b ê n

  s ô n g 

    

(nỗi đau hậu chiến)

 

tiểu thuyết

 

 

nnhà xuất bản  

 

1997 & 2003

 

 

     

CHÚ THÍCH I

(Tên riêng; từ ngữ tiếng nước ngoài)

 

 

1. A-đam (Kinh Thánh: KT.), thủy tổ loài người (văn bản cũ).

2. A-b-ra-ham: Abraham, thủy tổ dân tộc Hébreu = Israel = Juif (Do Thái).

3. An-nam-mít: Annamite, người (nước) An Nam.

4. Ap-ham (KT.): nhân vật trong Sáng thế kí, được  Đức Chúa Trời đặt tên lại là A-b-ra-ham.

5. Ăm-pe: Ampère, nhà vật lí.

6. “Ăn-xin”: Yeltsin, tổng thống Nga đương nhiệm; nói trại từ chữ phiên âm: En-xin, nhằm châm chiếm sự lệ thuộc vào Mỹ.

7. Ăng-ghen: F. Engels, nhà triết và nhà cách mạng Đức. Trong tiểu thuyết này có đề cập đến tác phẩm: “Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học”, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1977.

8. Bà Bô-va-ry: Mme Bovary (tác phẩm của Phơ-lô-be (Flaubert)).

9. Bá Đa Lộc : giám mục Pigneau de Béhaine.

10. Bẹc-giê: Berger, một loại chó Tây.

11. Bẹc-lanh (Bá Linh): Berlin, thành phố Đức.

12. Bôn-sê-vích: Bolsévik, phái đa số trong Đảng Cộng sản Nga (Liên Xô).

13. Bơ-rét (Béc-tôn): Bertolt Brecht, nhà viết kịch Đức, chủ trương kịch “phi A-rít-x-tốt” (Aristote). Vở “Cuộc đời Ga-li-lê (Galiléo)” của ông phê phán Giáo hội La Mã và sự khuất phục của Ga-li-lê trước Giáo hội.

14. Bu-đa: Buddha (Phật, Bụt): người giác ngộ.

15. Bửu Kế, Chuyện triều Nguyễn, Nxb. Thuận Hóa, 1990.

16. Ca-in (Ca-anh): nhân vật Sáng thế kí (Kinh Thánh)

17. Ca-muy: Albert Camus, nhà văn, nhà triết Pháp.

18. Ca-na-da: Canada (nước Ca-na-da).

19. Cam-pa-nen-la: Campanela (Tomazo), nhà văn.

20. Cô-péc-ních: Copernic, nhà thiên văn học.

21. Du: giám mục Marchand.

22. Đa-vít: David, vua thông tuệ, vua lập quốc của Ít-x-ra-en.

23. Đác-uyn: Darwin, nhà sinh vật học. Công trình của  Đác-uyn công bố sau Tuyên ngôn đảng cộng sản của Mác - Ăng-ghen khoảng sáu năm.

24. Đen-vô (A. Delvaux), bài “Phái bộ Pháp ở Huế và những phái viên đầu tiên”, BAVH., tập 3 (1916), (xem mục 50), tr. 29 - 89.

25. Đét-x-đê-mô-na: Desdémona, nhân vật kịch của Sếch-x-pia (Shakespeare).

26. Đề-cạc (Descartes), triết gia, nhà vật lí Pháp.

27. Đi-ô-gen Xi-ních: Diogène “Cynique” (Diogène le Cynique), nhà triết.

28. Đờ Cuốc-xi : De Courcy, tướng Pháp.

29. Đờ Sam-pô (De Champeaux), khâm sứ Pháp tại Huế.

30. Ê-va (KT.), thủy tổ loài người theo thần thoại cổ (STK. bản cũ) của dân tộc Do Thái, bị đuổi cùng chồng ra khỏi vườn Ê-đen ( Địa đàng)

31. Ê-li (KT.): Đấng Cứu-chuộc-sẽ-đến (Cựu ước).

32. Ê-sai (KT.): tác giả một phần trong Cựu ước.

33. Ga-li-lê: Galiléo, nhà thiên văn học.

34. Giăng (KT.), nhân vật bị tội chết vì can vua lấy em dâu (Mác:12 :14 - 29).

35. Gi-b-răng (Ka-lin): Kahlil Gibran, nhà văn, nhà thơ, tác giả cuốn “Uyên ương gãy cánh”.

36. Giê-hô-va (KT.): Jahvé, Đức Chúa Trời.

37. Giê-su Cờ-rít (KT.): Jésus Christ, Chúa Giê-su, Đấng Chịu-xức-dầu.

38. Giu-se (KT.): Joseph, cha của Giê-su; theo Thiên Chúa giáo, chỉ là bạn thanh sạch của Đức Mẹ Ma-ri-a trọn đời đồng trinh, là biểu tượng của sự thanh khiết chí thánh (khác với sự nhìn nhận của Đạo Tin Lành).

39. Giu-đa (KT.): Juif, Judée: Do Thái.

40. Giung: Karl Gustave Jung, môn đệ của Phơ-rớt, li khai và phát triển học thuyết Phơ-rớt, phát hiện ra “vô thức cộng đồng” với các huyền tượng... trong cõi sâu kín của tâm thức con người.

41. Gơ-ben: Gœbel, bộ trưởng phát-xít Đức thời Hít-le (Hitler), phụ trách tuyên truyền.

            Gơ-ben: Gœbel, tên một loại xe gắn máy (mô-tô).

42. Hàn Nguyệt (người Quảng Trị), tác giả truyện ngắn Sông Chiên vẫn chảy và những tập truyện, tập thơ khác.

43. Hàn Tín, nhân vật trong tiểu thuyết Hán - Sở tranh hùng của Trung Hoa, có chí lớn, chịu khổ nhục để mưu đại sự (lòn trôn giữa chợ...).

44. Hăm-lét: Hamlet, nhân vật vở kịch cùng tên, của Sếch-x-pia.

45. Hê-ghen: Hégel, nhà triết, Đức.

46. Hê-rô-đê (KT.) : Hérode, nhân vật Tân ước.

47. Hít-le: Hitler, quốc trưởng Đức, phát-xít, thời Thế chiến II.

48. Hoàng Trọng Miên, “Đệ nhất phu nhân” (tiểu thuyết viết về gia đình họ Ngô Đình [Diệm]), Nxb. Cửu Long tái bản, 1988. Cuốn tiểu thuyết này đã được đăng báo nhật kì sau năm 1963 tại Sài Gòn.

49. Hoàng Tuệ, bài “Những vấn đề về phát âm tiếng Việt”, báo Văn nghệ, Hội Nhà văn VN., số 22, ngày 31.5.1997.

50. Tập san Những người bạn cố đô Huế (Bulletin des Amis du Vieux Huế : BAVH.), in thành sách: 7 cuốn (1914 - 1919), nhiều người dịch, Nxb. Thuận Hóa, 1997 - 1998...

51. Huy-gô (Vic-to): Victor Hugo, nhà văn Pháp.

52. I-a-go: Iago, nhân vật vở kịch Ô-ten-lô (Othello) của Sếch-x-pia.

53. I-ran: nước Iran.

54. I-rắc: nước Irak (Iraq).

55. It-x-ra-en: nước Israel (Do Thái).

56. Ka-rê-ni-na (An-na): Anna Karénina, nhân vật tiểu thuyết cùng tên của Lép Tôn-x-tôi (Liev Tolstoi).

57. Khơ-me: Kh' mer, dân tộc Khơ-me (Căm-pu-chia).

58. Ki-tô-giáo: đạo Khristo (đạo Christ, TCG.).

59. Lê-nin: Lénine, nhà triết, nhà cách mạng Nga.

60. Li-bi-đô: Libido: ẩn ức tình dục; theo Phơ-rớt là cái chi phối mọi hoạt động của con người. Đó là một quan niệm cực đoan, phiến diện, cường điệu hóa, có thể sai lầm, chủ quan.

61. Lí Ba Lợi : Henry Rivière, đại tá thực dân Pháp.

62. Lơ Mác-săng đờ Tri-gông (H. Le Marchant de Trigon), thanh tra hành chính tại An Nam (thực dân Pháp), BAVH., (xem mục 50), tập IV, tr. 268 - 273.

63. Lô-gích (logic, logique): tính luận lí, tính hợp luận lí.

64. Ma-hô-mét (Mahomet): giáo chủ đạo Hồi.

65. Ma-phi-a: Mafia: bọn cướp, khủng bố, buôn lậu... lũng đoạn cả chính trị, có khi là một công cụ chính trị ngoài luật pháp ở các nước tư sản.

66. Ma-ki-a-ven-lít: chủ nghĩa Machiaveli (- isme).

Machiaveli, tác giả cuốn “Quân vương” (Le Prince), Phan Huy Chiêm dịch, Nxb. Quảng Hoá, 1968, tr. 51 - 52 (và lời giới thiệu, tr. 6): Theo ông, ễésar Borgia (con đẻ của giáo hoàng Alexandre VI), khi mới xâm chiếm được một vùng lãnh thổ, y liền sai một tên thuộc hạ (Messire Ramy D'Orque) thi hành sự trấn áp cực kì tàn ác. Xong việc, Borgia không khen thưởng, trái lại, y liền đem kẻ thuộc hạ tàn ác kia ra xét xử giữa pháp đình và kết án tử hình, để nhân dân xứ bị chiếm đóng trút hết căm thù vào kẻ thuộc hạ kia. Như thế, trước mắt mọi người, ễésar Borgia lại trở thành hiện thân của công lí! Đại để cũng như việc Tào Tháo (nhân vật hư cấu trong Tam quốc chí): Tào Tháo ra lệnh cho một viên thuộc hạ giảm bớt khẩu phần lương thực của quân lính (bởi gặp lúc thiếu lương thực). Cuối cùng, Tào Tháo xử chém kẻ thuộc hạ vâng lệnh kia, để quân lính hả lòng, trong khi đó Tào Tháo lại được tôn vinh! Hai kẻ thuộc hạ của ễésar Borgia và Tào Tháo đích thực là hai cái bung xung. Machiaveli, qua Quân vương, một cuốn sách nghiên cứu về chính trị học nổi tiếng, xem Borgia là kẻ đã chủ trương lấy cứu cánh (mục đích cuối cùng) để biện minh cho phương tiện cho dù phương tiện độc ác đến đâu. Tác giả Tam quốc chí, La Quán Trung, viết tiểu thuyết lịch sử theo quan điểm phù Hán bài Ngụy, đã xây dựng hình tượng Tào Tháo là một kẻ chủ trương "thà phụ người còn hơn để người phụ mình", rất nham hiểm khi biến thuộc hạ thành bung xung.

67. Ma-ri-a: Maria, mẹ của Giê-su.

68. Ma-ri-a Ma-đa-len-na (KT.): Maria Madalena, Marie Madelène, nhân vật Tân ước.

69. Ma-thi-ơ (KT.): tác giả tiểu truyện về Giê-su.

70. Mác (Các): Karl Marx, nhà triết, nhà cách mạng Đức.

71. Mác-bét: Macbeth, vở kịch cùng tên với nhân vật chính, của Sếch-x-pia.

72. Mác Na-ma-ra: Mc Namara, bộ trưởng quốc phòng Mỹ, người chỉ đạo lập hàng rào điện tử ở bờ nam sông Bến Hải; tác giả cuốn sách viết về chiến tranh Việt - Mỹ mới xuất bản năm 1995: “Nhìn lại quá khứ: tấn thảm kịch và những bài học Việt Nam”, đã được dịch và đăng từng kì trên nhiều báo, sau đó, in thành sách, tại Việt Nam.

73. Mác-két (Ga-b-ri-en): Gabriel Marquez, nhà văn, tác giả “Trăm năm cô đơn”. Chủ đề qua hình tượng “cái đuôi lợn” khá phổ biến trong văn học thế giới (Kinh Thánh, Hăm-lét..., Trầu cau, Tô Thị...) và trong lịch sử (các vua chúa...). Có phải Mác-két muốn kêu gọi sự đoàn kết và rộng mở? Có phải xuất phát từ mặc cảm riêng (li-bi-đô: Ơ-đíp...), Phơ-rớt khái quát ra cả nhân loại?

74. Men-đen: Mendel, linh mục, nhà di truyền học.

75. Mo-ơ: Moore (Thomas): nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng, tác giả cuốn sách được gọi tắt là “U-tô-pi-a (Utopia)”; xem thêm ở chú thích III.IV.7.

76. Mô-típ: motif: họa tiết, chi tiết mẫu, mẫu đề.

77. Môi-se (KT.): nhân vật Cựu ước, tác giả STK.

78. Mông-tét-x-ki-ơ (Charles Louis Montesquieu), nhà dân chủ tư sản.

79. Nác-xi-xít: Narcissisme. Narciss, nhân vật thần thoại Hy Lạp, biểu tượng cho sự tự say mê mình.

80. Ngạc Nhi: Françis Garnier, đại úy thực dân Pháp.

81. Nguyễn Đắc Xuân, Hương Giang cố sự, Sông Hương xb., 1986.

82. Nguyễn Hiến Lê, Bài học Israel, Nxb. Văn Hóa, tái bản, Hà Nội - 1994 (xuất bản lần đầu tại Sài Gòn trước 1975).

83. Nít-sơ: Nietzsche, nhà triết, nhà văn Đức.

84. Nô-en: Noel, lễ Giáng Sinh (Thiên Chúa Giê-su).

85. Nô-ê (KT.): nhân vật Cựu ước (STK.), thủy tổ II, sau khi loài người bị tàn sát hết bởi hồng thủy.

86. Ô-ten-lô: Othello, vở kịch của Sếch-x-pia.

87. Oọc-găng: organ (đàn oọc).

88. Ơ-rê-ka: euréka! (tìm thấy rồi!), tiếng reo của Ác-si-mét (Archimède).

89. Ô-dôn: ozone, khí ô-dôn, tầng ô-dôn thuộc khí quyển. 

90. Ơ-đi-pớt com-p-lét-x: Œdipus complex, mặc cảm hay phức hợp tâm lí Ơ-đíp (Œdiphe). Ơ-đíp, một nhân vật truyền thuyết Phương Tây, giết cha, lấy mẹ như một định mệnh, và tự trừng phạt bằng cách tự chọc mù mắt. Phơ-rớt vận dụng vào phân tâm học của mình, về bản năng sinh vật, thú tính bầy đàn. Thoát li gia đình là ước vọng thầm kín của con người, dù ý thức hay không ý thức.

                  Œdipus complex, một truyện ngắn trong “English for today”, book VI, sách giáo khoa ban C văn chương - sinh ngữ, trước bảy lăm ở Miền Nam.

91. Pi-rê-nê: Pyrénnées, địa danh một dãy núi ở Tây Ban Nha.

92. Pờ-lây-boi: Playboy, tên một tạp chí chuyên đăng ảnh khỏa thân và tình dục thác loạn ở Mỹ.

93. Phan Bội Châu, “Những tác phẩm của Phan Bội Châu”, tập I, gồm “Việt Nam vong quốc sử”, “Việt Nam quốc sử khảo”, Chu Thiên, Chương Thâu dịch và chú thích, Văn Tạo chủ biên, Hồ Song giới thiệu,..., Nxb. KHXH., 1982.

                  Xin lưu ý: Bác Hồ đã từng phê phán Phan Bội Châu: “Đuổi cọp (Pháp) cửa trước, rước hổ (Nhật)  cửa sau”. (1875: Nhật xâm lược Triều Tiên).

Phan Bội Châu cũng đã phê phán Liên Xô vào năm 1920: "Giao thiệp với người Nga và thấy sự xảo quyệt của họ" (Phan Bội Châu, “Tự Phán”, bản tiếng Việt, Nxb. Văn hoá - Thông tin tái bản, 2000, tr. 232 - 234). Nhưng về cuối đời, theo nhiều nhà nghiên cứu, Phan Bội Châu đã tán thành chủ nghĩa xã hội.

Xem thêm chú thích II.19. 

94. Pha-ra-đây: Faraday, nhà vật lí.

95. Phát-xít: fascisme, chủ nghĩa quốc xã.

96. Phắc du: Fuck you (đéo mày), tiếng chửi thề, chửi tục Mỹ.

97. Phi-la-tô (KT.): quan La Mã xét xử Chúa Giê-su.

98. Phơ-rớt (Sích-mun): Freud (Sigmund), nhà phân tâm học. Quan niệm về li-bi-đô cực đoan, phiến diện và do đó sai lầm của ông đã được Jung (Karl Gustave Jung) phê phán, sửa đổi...

99. Phu Nhi Chi (Puy-gi-ni-ê) : giám mục Puginier. Xem: bài viết của GS. Nguyễn Văn Kiệm, Kỉ yếu Hội nghị Khoa Học Lịch sử, Đại học Sư phạm TP. HCM., 20.6.1996: “Nhóm chủ chiến Triều đình Huế và Nguyễn Văn Tường”,  tr. 7 - 17.

100. Phú-lãng-sa: France (nước Pháp), theo cách đọc cũ.

101. Pi-ta-go: Pythagore, Pitagore, nhà toán học.

102. Pút-x-kin: Puskin, nhà thơ Nga.

103. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, các kỉ IV, V, VI, bản dịch Viện Sử học, Nxb. KHXH., 1973 - 1978. Xem chú thích II.19.

104. Rây-na (Rheinart), khâm sứ thực dân Pháp.

105. Sa-bát (KT.): Ngày thứ bảy trong Sáng thế kí.

106. Sa-đích: Sadisme, chủ nghĩa (chủ nghĩa hay khuynh hướng) Sa-đơ (Sade), bạo dâm. De Sade là bút danh của Donacien Anfonse Françis (hầu tước, nhà văn Pháp, 1740 - 1814).

107. Sa-tăng (KT.): (hay thường dùng: quỷ Sa-tan), là một thiên thần phản Chúa Trời.

108. Sác-tơ-rơ: Jean Paul Sartre, nhà văn, nhà triết Pháp.

109. Sách (còn đọc: Ét-xi-a-ch): Sach, tên một loại xe gắn máy.

110. Sen-đầm: Gendarme, cảnh sát đế quốc và thuộc địa.

111. Sếch-x-pia: Shakespeare, nhà thơ, nhà viết kịch Anh.

112. Sô-vanh: Chauvin; Chauvinisme: chủ nghĩa sô-vanh, “chủ nghĩa nước lớn”, miệt thị nước nhỏ.

113. Ta-lét: Thalès, nhà toán học.

114. Tào Tháo: nhân vật lịch sử Tàu thời Tam quốc; trong sự thật lịch sử, không phải tệ hại như trong Tam quốc chí. Ở đây, vẫn tạm theo Tam quốc chí của La Quán Trung.

115. Tôn Văn (Dật Tiên): người sáng lập Đảng Quốc dân Trung Hoa. Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức và chủ trương theo mô hình và tôn chỉ của đảng này: chủ nghĩa tam dân. Xin nhấn mạnh ở chú thích này: Lư Hán là tướng của Trung Hoa Quốc dân đảng (Tàu Ô!), qua Việt Nam giải giáp phát xít Nhật sau khi quân Đồng minh chiến thắng. Các đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng theo chân Lư Hán về nước, cùng Đảng Cộng sản Việt Nam lập chính phủ liên hiệp. Xem thêm chú thích bổ sung II.24.

116. Trần Nguyễn Phan (Trần Xuân An): tác giả thơ, tiểu thuyết, biên khảo, cha họ Trần (Trúc Lâm) gốc Nguyễn (An Cư), mẹ họ Phan (Thượng Xá), người Quảng Trị.

117. Trần Tam Tỉnh, “Thập giá và lưỡi gươm”, nguyên tác tiếng Pháp, bản dịch Vương Đình Bích, Nxb. Trẻ, 1988.

118. Trần Trọng Kim, “Việt Nam sử lược”, bản in lần thứ 7, Nxb. Tân Việt, 1964.

119. Trần Văn Giàu, “Hệ ý thức tư sản và sự thất bại của nó trước nhiệm vụ lịch sử”, Nxb. KHXH., 1975; “Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước nhiệm vụ lịch sử”, Nxb. TP.HCM., 1993; “Chống xâm lăng” (1858 - 1898), 3 tập, Nxb. Xây Dựng, Hà Nội, 1956 - 1957; Nxb. TP. HCM. tái bản, trọn bộ, 2001.

120. Trần Viết Ngạc, bài “Nguyễn Văn Tường qua châu bản triều Nguyễn”, KYHNKHLS., ĐHSP. TP. HCM. (xem mục I.99), tr. 209 - 216; Bns. Xưa & Nay, số 100, 9. 2001, tr. 14 - 16 xem tiếp tr. 32.

121. Trường : giám mục Legrand de la Liraye.

122. Tsuboi (Yoshiharu), “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa”, bản dịch Nguyễn Đình Đầu và nhóm cộng tác viên, UBKHXH.TU. TP. HCM. xb., 1990.

123. Tự Đức, “Ngự chế văn tam tập”, (trong bộ Thơ văn Tự  Đức, cuốn 2), Nxb. Thuận Hóa tái bản, 1996, tr. 108, 176 - 177 (trọn bài dụ “Đuổi viên hành nhân Nguyễn Hoằng” [“linh mục”], tr. 174 - 178).

124. U-na-mu-nô: Unamuno, tác giả cuốn “Kẻ tuẫn đạo”, Trần Xuân Kiêm dịch, Quế Sơn - Võ Tánh xb., Sài Gòn, 1971.

125. U-nét-cô: UNESCO., đọc theo âm tiếng Việt (như U-na-mu-nô, trên): UB. Văn hóa - Giáo dục - Khoa học Liên hiệp quốc.

126. Rô-mê-ô - Giyu-li-ét: Roméo - Juliette, một vở kịch của Sếch-x-pia, viết về hai nhân vật yêu nhau bất chấp mối thù truyền kiếp của hai dòng họ (Mông-ta-guy và Ca-puy-lê: Montagu - Capulet).

127. Rút-s-đi (Salman Rusdie), nhà văn.

128. Rút-sô (Jean-Jacques Rousseau), nhà dân chủ tư sản; chủ trương nhị nguyên luận, bình đẳng, không phân biệt gốc gác.

129. Va-ti-căng: Vatican, toà thánh Giáo hội Thiên Chúa giáo Rô-ma (Rôme), tại nước Ý. Nghị quyết Công đồng Va-ti-căng II chấp nhận điều hòa tín điều, nghi lễ TCG. phù hợp với các nước, tùy phong tục, tập quán từng nơi (thập niên sáu mươi, thế kỉ XX).

130. VẸM: Việt Minh, đọc hai chữ cái viết tắt theo cách đánh vần và cố ý phát âm trại đi (VM.: vê-em); VI-XI: Việt cộng: VC., đọc theo âm chữ cái Mỹ.

131. Vôn-te (Françis Marie Arouet / Voltaire), nhà văn, quân chủ - dân chủ tư sản, gần gũi vô thần luận, phê phán và châm biếm Kinh Thánh TCG. lẫn các tôn giáo khác (thờ hình tượng). Thượng  Đế là Tự nhiên (!).

132. Xanh - Xi-mông: Saint - Simon, nhà triết, xã hội chủ nghĩa. Saint - Simon là tên kép (như tên Saint - Exupéry, một nhà văn Pháp), nhân vật Hành trong tiểu thuyết này nhầm là Thánh (sắc phong của giáo hội TCG.).

133. X-nách-ba: Snack - bar: quán, quầy rượu, hộp đêm kiểu Mỹ.

134. Xê-da (có sách phiên âm là sê-da): ẹésar, danh từ gọi chung các hoàng đế đế quốc La Mã cổ.

135. Xin-ga-po: Singapore (nước Xin-ga-po).

136. Xon-gien-nít-xưn (có chỗ phiên âm là Xon-gien-nít-xin): Solzenitsyl, nhà văn Liên Xô, giải Nô-ben (Nobel).

                    

TRẦN XUÂN AN

 

CƯỚC CHÚ của phần CHÚ THÍCH I: Không có cước chú.

 

 

 

( xem tiếp : chú thích II )

 

 

E-mail: tranxuanan_vn@yahoo.com

Cập nhật 06/29/09                                                                   

Trở về trang chủ

                                                                 

 

 

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE