Trang giới thiệu bài viết về "Bến đò xưa lặng lẽ" (tiểu thuyết Xuân Đức)

Web Tác giả Trần Xuân An

 

http://sites.google.com/site/tranxuananwriter/Home/bai-moi-sach-moi-tin-moi/trang-21/doc-xuanduc

 

CÁI NHÌN VỀ NGƯỜI NÔNG DÂN TỪ CHIẾN TRANH ĐẾN HẬU CHIẾN,

Ở “BẾN ĐÒ XƯA LẶNG LẼ”

(tiểu thuyết của nhà văn Xuân Đức)

Phê bình văn học

 

Trần Xuân An

 

 

              

 

Bìa sách & nhà văn Xuân Đức         

Nguồn ảnh: Điểm mạng Trúc Sơn Trang & Báo điện tử CAND. (Google search)

 

 

1. Hiệu ứng từ tiếng nói cõi âm

2. Hiệu ứng đa thanh, không – thời gian đồng hiện

3. Chuyện những người nông dân Vĩ tuyến 17 trong chiến tranh – hậu chiến

4. Thông điệp từ hình tượng tác phẩm

5. Nét riêng và chất Quảng Trị trong ngôn từ nghệ thuật

 

27-3 -- 31-3 HB9 ( 2009 )

 

Ngay từ những dòng giáo đầu, cứ ngỡ như nhà văn Xuân Đức mặc nhiên xác định với người đọc, ông không viết tiểu thuyết “Bến đò xưa lặng lẽ”, mà chỉ ghi lại hoài niệm cùng những quan sát, cảm nghĩ về một vùng đất ven sông Hiếu (Cam Lộ) và hai bờ sông Bến Hải trên cõi trần, trong những ngày tháng hiện tại bấy giờ của một người đã khuất đang hiện hồn về, trầm tĩnh sống với những người còn sống, thầm thì kể lại, và nhà văn nghe được. Nói chính xác hơn, nhà văn Xuân Đức tưng tửng bảo rằng, nhân vật xưng tôi (hồn ma Khảm), trong tiểu thuyết của ông, là một người chết đang hồi ức đồng thời cũng là một người cõi âm đang sống giữa cõi dương, nói lên những nỗi niềm, tâm trạng hiện tại bấy giờ của ông ấy (một hài cốt bị hại trong phiên toà có thật vào khoảng năm 1990), và nhân vật xưng tôi đó không nằng nặc thuyết phục người đọc hay “người vợ” mãi mãi chỉ là người yêu của ông (nhân vật Lương, được gọi là em) tin vào trí nhớ của tuổi xế chiều đã bắt đầu lẫn lộn âm – dương, tên đất, tên làng, năm tháng... 

 

Nhưng sau lời giáo đầu, tiếng nói, lời kể của người cõi âm tên Khảm ở nhiều chương đoạn, nhất là các chương đoạn đầu và giữa, chỉ là lời thầm thì hoài niệm với nhân vật người vợ chưa bao giờ cưới.  

 

Phải chăng nhà văn Xuân Đức đã viết “Bến đò xưa lặng lẽ”, dưới ánh sáng âm thế với hồn ma bóng quế? Hay để phù hợp với phiên toà kinh thiên động địa có thật tại Quảng Trị vào khoảng năm 1990, xét xử một bọn phạm nhân đã nỡ chia xương, nhân mộ liệt sĩ (từ một trăm trở thành ba, bốn trăm bộ di cốt [tr. 8], nhằm kiếm được nhiều tiền hơn định mức kinh phí chúng được nhận), nên nhà văn xem việc ông nhập thân người cõi âm bị hại (bộ di cốt duy nhất không bị phân xẻ nhưng bị làm khuyết danh) chỉ là một thủ pháp nghệ thuật?

 

Có gì thống thiết hơn tiếng nói của người đã chết, lại là người đã chết bị hại? Âm khí rờn rợn dường như phảng phất mà lanh lảnh, trầm lắng mà thôi thúc, trong những trang mở đầu tiểu thuyết, tái hiện lại phiên toà. Nhưng oái oăm là trong đám phạm nhân lại có cả những đồng đội cũ, những cơ sở cách mạng thời chiến tranh. Hiệu ứng âm khí quả nhiên là đã đạt được với thủ pháp nghệ thuật đó. Ngoài ra, với thủ pháp đó, Xuân Đức còn rất thuận lợi khi phản ánh lại không chỉ những gì đã diễn ra một cách hào hùng, đau thương trong chiến đấu, nhiều người đã chứng kiến, mà cả những góc khuất trong bóng tối, giữa rừng đại ngàn hoang vu, những hi sinh thầm lặng, những ý nghĩ thầm kín, chân thật nhất của con người, nhất là của những liệt sĩ, đồng bào đã chết dưới bom đạn chiến tranh. Thật ra, nhà văn nào chẳng thế, có điều, trước đây, người ta gọi là sắm vai thượng đế để sáng tạo nên vũ trụ, thế giới nhân vật hư cấu, theo cách phản ánh hiện thực rất riêng của mỗi nhà văn. Tuy nhiên, thành công trong việc tạo nên hiệu ứng âm khí ở “Bến đò xưa lặng lẽ” là một điều không thể nói là không đặc sắc.

 

Nếu ở Truyện Kiều, thỉnh thoảng hồn ma Đạm Tiên hiện về chuyện trò với Kiều, còn người kể chuyện vẫn là Nguyễn Du, thì ở “Bến đò xưa lặng lẽ”, nhà văn Xuân Đức lại sắm vai (nhập thân) hồn ma Khảm để kể chuyện và sống cùng những nhân vật còn sống suốt cả cuốn tiểu thuyết, kể cả lời giáo đầu.

 

Xem tiếp  Link mới (Google Sites)

 

Vui lòng đón xem trên các điểm mạng toàn cầu danh tiếng & trên báo chí (in giấy...)

 

ĐÃ ĐĂNG TẠI CÁC ĐIỂM MẠNG TOÀN CẦU (31-3 -- 01-4 HB9):

Nhà văn Phong Điệp - net: http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=6933

 

Nhà thơ Trần Nhương - com:

http://trannhuong.com/news_detail/1221/CÁI-NHÌN-VỀ-NGƯỜI-NÔNG-DÂN-TỪ-CHIẾN-TRANH-ĐẾN-HẬU-CHIẾNỞ-“BẾN-ĐÒ-XƯA-LẶNG-LẼ

 

Nhà văn Xuân Đức (Trúc Sơn Trang: xuanduc - com):

http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=801&nhom=6 (05-4 HB9)

 

ĐÃ ĐĂNG TRÊN TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM (04-4 HB9):

http://hoinhavanvietnam.vn/News.Asp?Cat=&SCat=35&Id=1208

 

BẢN PDF:  http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/txa_bendoxualangle-xuanduc.pdf

________________________

 

Ý KIẾN PHẢN HỒI (đón xem thêm, nếu có):

 

TXA. bổ sung cước chú (xem bản PDF):

 

(1) Chính xác theo văn bản tiểu thuyết, Nxb. Văn hóa Sài Gòn, 2006, tr.101-103 (chương 5): Lương bất mãn vì Li được giữ chức vụ liên đội trưởng cải cách ruộng đất, khi hai đội của Li và của Lương sáp nhập lại thành một liên đội. Do sự bất mãn ấy, Lương từ Vĩnh Linh vượt tuyến về lại quê nhà ở Cam Lộ, khiến cả Li, Đọt và Khảm đều bị liên lụy. Đến lúc sửa sai, Li và Khảm được phục hồi, phân bổ công tác; riêng Đọt bị bị giam lâu hơn (từ khi bị bắt đến khi được phóng thích, đến gần một năm rưỡi), sau đó cũng chỉ được phân công chăn bò ở nông trường. … Tuy vậy, ở một đoạn khác, chính nhân vật Khảm lại tự lí giải về cách sống buông thả của Lương trong thời gian sau khi vượt tuyến qua bờ nam, về sống tại quê nhà: “Suốt cả đêm ấy, tôi cứ trở trăn một mình trên võng, không sao ngủ được. Không biết hỏi ai lúc này, tôi cứ tự hỏi tôi: Vì sao Lương lại trở nên nông nổi ấy, có phải vì tôi, vì Li, vì bất mãn một tý chức vụ mà tổ chức đã không trao cho em? Thật chẳng có lý chút nào? (TXA. nhấn đậm). Hay là, em đã tự ép xác quá lâu ngày, nay như chiếc lò xo bị nén đã bật bung ra, em chỉ sống cho bản thân em, cho thoả thuê mọi thèm muốn cá nhân mình? Nếu vậy, cứ cho là em thay đổi về cách sống, còn lý tưởng em có phản bội lại cách mạng không? (TXA. nhấn đậm). Nếu giờ gặp tôi, em có bán đứng tôi không? Thật khó mà tin vào điều ấy!... (TXA. nhấn đậm).” (sđd., chương 6, tr. 110).

 

 

 

 

________________________

 

Đọc trọn vẹn tiểu thuyết "Bến đò xưa lặng lẽ" trên điểm mạng toàn cầu Trúc Sơn Trang:

 

http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=253&nhom=1

 

________________________

 

 

3 bìa sách: 1) Một thời dang dở (Trần Thanh Giao); 2) Những ngọn lửa xanh (Nguyễn Khắc Phê); 3) Bến đò xưa lặng lẽ (Xuân Đức) --- Nhiếp ảnh: Trần Xuân An (minh họa cho 3 bài viết của Trần Xuân An về 3 tiểu thuyết trên)

 

________________________________________________________________________________________________

 

Trở về

 

THÔNG BÁO CẬP NHẬT Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/thongbao-update_mucluctrang

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

&

trang mục lục Giao Lưu:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket_mucluctrang

(mục lục của mục này -- các trang Giao lưu)

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

(trang 1 Giao lưu)

TRANG "NGÀN WEBs CỦA NGÀN NHÀ":

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/webcacnha

Trang chủ Web. Tác giả Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

trang "Những trang mục trên 'Web Tác giả Trần Xuân An'":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan