Đề nghị PGS.TS. Đỗ Bang trả lời cho nhiều người đọc

 

Web Tác giả Trần Xuân An

 

 

Đề nghị PGS.TS. Đỗ Bang trả lời cho nhiều người đọc

những câu hỏi tuy giản dị nhưng cần thiết phải đặt ra một cách cụ thể

 

NỘI DUNG BẢN VĂN BIA VÀ NHỮNG ĐIỂM GÓP Ý

(gạch chân, màu mực nâu)

Xem theo link:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/vanbia.htm

 

1. Tại sao PGS.TS. Đỗ Bang không chấp nhận bên cạnh từ "thổ phỉ" phải có 2 chữ "giặc Khách"? Phải chăng không thể trả lời rằng, thêm 2 chữ "giặc Khách" là không phản ánh đúng với sự thật lịch sử? Hoặc giả, không nên đề cập đến "giặc Khách" mặc dù đó là hiểm hoạ lớn hơn "thổ phỉ" nhiều lần?

2. Tại sao PGS.TS. Đỗ Bang không chấp nhận bổ sung 2 chữ "đồng" (trong chức vụ "đệ nhất đồng phụ chính đại thần" và "đệ nhị đồng phụ chính đại thần")? Chẳng lẽ PGS.TS. Đỗ Bang quên bản Di chiếu của Tự Đức, trong đó có xác định rõ?

3. Tại sao PGS.TS. Đỗ Bang không chấp nhận bổ sung chữ "hiệu" sau chữ "tước"? Chẳng lẽ PGS.TS. Đỗ Bang không phân biệt được "Kỳ Vĩ" là mĩ hiệu mà Nguyễn Văn Tường được ban và quận công là tước ông được phong bởi vua Tự Đức (1874, Kỳ Vĩ bá) và vua Kiến Phúc (1884, Kỳ Vĩ quận công)?

4. Tại sao PGS.TS. Đỗ Bang không chấp nhận bổ sung cụm ngữ "để giành ưu thế trong quân sự..."  và liên từ "nhưng" trong câu "Đêm mồng 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết tổ chức trận đánh úp quân Pháp tại Huế để giành ưu thế trong quân sự, nhưng không thành"?

5. Tại sao PGS.TS. Đỗ Bang không chấp nhận thay từ "mật chỉ" bằng "khẩu dụ" để nhấn mạnh sự thật là bà Từ Dũ lúc khẩn cấp bấy giờ chỉ ra lệnh bằng miệng, cho dù là "dặn thầm" (nói nhỏ)?

6. Tại sao PGS.TS. Đỗ Bang không chấp nhận đưa vào văn bia vài dòng đề cập đến 2 bản mật dụ quan trọng vua Hàm Nghi (và Tôn Thất Thuyết) gửi về cho Nguyễn Văn Tường và hoàng tộc: "13-7-1885, cùng ngày ban Dụ Cần vương chính thức tại Tân Sở, vua Hàm Nghi gửi về Nguyễn Văn Tường một bản mật dụ, xác định rõ nhiệm vụ của ông; 18-7-1885, trong bản mật dụ gửi hoàng tộc, vua Hàm Nghi lại một lần nữa xác định điều đó và bày tỏ sự thấu hiểu nỗi khổ tâm của Nguyễn Văn Tường"? Tại sao PGS.TS. Đỗ Bang không chấp nhận đưa vào văn bia chi tiết quan trọng là "bản án chung thẩm về nhóm chủ chiến"?

7. Có phải 3 văn kiện quan trọng ở câu hỏi 6, PGS.TS. không muốn đề cập đến, vì không ... thành khẩn và dũng cảm thừa nhận sự thật là giới sử học nước ta mặc dù có sẵn tư liệu "Đại Nam thực luc", đặc biệt là kỉ V và kỉ VI, nhưng vẫn cố ý xuyên tạc lịch sử? Xin lỗi, vì phải đưa ra câu hỏi thẳng thắn như vậy.

8. Tại sao PGS.TS. Đỗ Bang không chấp nhận đưa vào văn bia chi tiết "sự xuyên tạc, bôi nhọ của Pháp và triều đình Đồng Khánh" với sự xác định đó là nguyên nhân chính khiến dư luận khen chê bất nhất về Nguyễn Văn Tường (và Tôn Thất Thuyết)?

 

Trong 8 khía cạnh cần thiết phải đặt ra câu hỏi ấy, có các khía cạnh 2, 3, 4, 6, 7 là rất cần thiết phải xoáy sâu, nhất là 2 khía cạnh 6 và 7 (thực ra là 6 + 7).

Mong PGS.TS. Đỗ Bang cảm phiền, vui lòng trả lời. Xin đừng tránh trách nhiệm đối với sử học và trước công luận, cũng như đối với không ít hậu duệ của nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường, bằng cách im lặng.

Trân trọng.

 

TRÔNG MONG NHỮNG CÂU TRẢ LỜI

KÍNH CHÚC NHỮNG SƠ SUẤT Ở VĂN BIA ĐƯỢC KHẮC PHỤC TỐT

(những sơ suất chắc hẳn do nhân viên vi tính vô ý khi gõ phím; và những câu hỏi trên chỉ được đặt ra nhằm đón nhận những câu trả lời để rõ vấn đề hơn, nhằm khắc phục sơ suất tốt hơn mà thôi)

KÍNH CHÚC VIỆC LẬP BIA TƯỞNG NIỆM & TÔN VINH NHÂN VẬT LỊCH SỬ NGUYỄN VĂN TƯỜNG (1824-1886) THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/kinhchuc.htm

_________________________________________________________________________________________________________

Trở về trang "Thư trao đổi với PGS.TS. Đỗ Bang":

 

http://tranxuanan.writer.2.googlepages.com/trdoi_pgsdobang_bianvt.htm

 

trang bài mới -- sách mới -- tin tức mới: 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/baimoi-sachmoi-2

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

 

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

 

Google page creator  /  host

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE  

 

    lên đầu trang (top page)   

Ngày đưa trang này lên mạng liên thông: 24-5 HB7 (2007)

27-5 HB7:

Trong 8 khía cạnh cần thiết phải đặt ra câu hỏi ấy, có các khía cạnh 2, 3, 4, 6, 7 là rất cần thiết phải xoáy sâu, nhất là 2 khía cạnh 6 và 7 (thực ra là 6 + 7).

06-6 HB7:

"Kỳ Vĩ" là mĩ hiệu mà Nguyễn Văn Tường được ban và quận công là tước ông được phong bởi vua Tự Đức (1874, Kỳ Vĩ bá) và vua Kiến Phúc (1884, Kỳ Vĩ quận công)