Trần Xuân An -- VỀ TƯỢNG ĐÀI NGƯỜI MẸ VIỆT NAM THUẦN TUÝ BIỂU TƯỢNG

Đạo hữu Phật giáo tìm đến với Đức Phật mẫu Quan Âm, tín đồ Thiên Chúa giáo tìm đến với Đức Mẹ La Vang, đảng viên Cộng sản tìm đến với Người Mẹ Quảng Nam Nguyễn Thị Thứ; còn bao nhiêu người khác, biết tìm đến Người Mẹ nào, nếu không là tượng đài Người Mẹ Việt Nam truyền thống, thuần tuý biểu tượng, vô danh, vì đó là NHÂN DÂN, DÂN TỘC! Và chắc hẳn khi đến với tượng đài Người Mẹ Việt Nam truyền thống, vô danh, chúng ta sẽ gặp cả dân tộc, gồm cả tín hữu Phật giáo, Công giáo, Cộng sản…

VỀ TƯỢNG ĐÀI NGƯỜI MẸ VIỆT NAM THUẦN TUÝ BIỂU TƯỢNG

Trần Xuân An

Trong tâm thức mỗi người Việt Nam trên khắp đất nước và ở hải ngoại đều có một hình tượng Người Mẹ Việt Nam mà từ ngàn xưa đã được gọi là quốc mẫu, người Mẹ Tổ quốc. Đó là Mẹ Âu Cơ.

Chúng ta ai cũng thuộc truyền thuyết Cha Lạc Long Quân – Mẹ Âu Cơ. Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam đã lưu giữ và không ngừng truyền lại cho muôn đời sau.

Có điều, Mẹ Âu Cơ tuy thuộc về huyền sử nhưng cũng có sự tích cụ thể.

Lâu rồi, lắm khi, tôi nghĩ chính sự tích cụ thể về Mẹ Âu Cơ, ngoài giá trị huyền sử, còn có sức sống của hình tượng văn chương; nhưng cũng vì thế, mỗi người Việt Nam thuộc hàng ngàn thế hệ với người mẹ cụ thể của mình, sẽ chỉ tìm thấy chính mẹ mình qua hình tượng Mẹ Âu Cơ ở vài ý nghĩa khái quát, còn ở các tình tiết sinh động thì không thể.

Hình tượng Người Mẹ Việt Nam với những đặc tính đã trở thành truyền thống, rất Việt Nam, nhưng ở dạng biểu tượng thuần tuý, không có danh tính cụ thể, không có quê quán cụ thể, không có sự tích cụ thể, mới thật sự giúp cho chúng ta tránh được hạn chế trên. Mỗi người Việt Nam dễ tự tìm thấy người mẹ đẻ cụ thể của chính mình, khi đứng trước tượng đài Người Mẹ biểu tượng truyền thống rất Việt Nam như vậy, cho dù là người Việt Miền Nam, người Việt Miền Bắc hay người Việt hải ngoại, cho dù là người Việt thuộc bất kì sắc tộc đồng bào nào, từ Tày, Thái cho đến Chăm, Ê-đê, Kh’Mer Nam bộ…

Bên dưới bức tượng Người Mẹ Việt Nam đó là lịch sử bốn ngàn năm của đại gia đình các dân tộc Việt Nam (con số 4.000 cũng là tượng trưng, thể hiện bằng bốn tầng cấp của bệ tượng đài), với các tên tuổi nhân vật lịch sử từ chính trị đến quân sự, từ kinh tế đến văn hoá, khoa học, công nghệ… Có thể có một vườn tượng danh nhân như thế xen lẫn với các loài hoa từ thân thảo đến thân mộc, dưới chân tượng đài Người Mẹ Việt Nam.

Tượng đài Người Mẹ biểu tượng truyền thống rất Việt Nam ấy cũng là tượng đài Người Mẹ hoà giải dân tộc, hàn gắn vết thương chiến tranh…

Từ ý nghĩ đó, năm 1994, tôi đã viết một bài thơ chỉ bốn câu lục bát (*).

Trong những ngày trên các phương tiện truyền thông, mạng toàn cầu xã hội, bàn luận nhiều về một tượng đài Người Mẹ ở Quảng Nam, tôi chợt nhớ đến bài thơ cách đây hai mươi mốt năm của mình, và nghĩ thêm: Nước ta đã có nhiều tượng đài Mẹ Quán Thế Âm Bồ tát, cũng đã có tượng đài Mẹ La Vang, nay có thêm tượng đài Người Mẹ Cộng Sản (Mẹ Thứ). Nhưng có lẽ hình tượng Người Mẹ Việt Nam rất truyền thống và chỉ là biểu tượng thuần tuý mới thực sự là tượng đài mà các nhà điêu khắc cần hướng tới, sáng tạo và thực hiện việc xây dựng.

Tôi đã tự quyết định tạm nghỉ dài hạn việc cập nhật vào tài khoản Facebook của mình, nhưng cảm thấy không thể không có thêm ý kiến ngắn như trên.

T.X.A.

6:30 – 7:59, 16-03 HB15 (2015)

_____________________________

(*)

MẶC NIỆM MỚI: NGƯỜI MẸ VIỆT NAM

Trần Xuân An

sân đình mái lợp mây trời

vút cao dáng tượng hồn người vô danh

bốn nghìn năm ngát bệ xanh

bao cành tên tuổi hoá thành hương thiêng.

T.X.A.

1994

(đã đăng ở tạp chí Sông Hương, 1994/1995;

in trong hai tập thơ “Kẻ bị ném vào bão”, Nxb. Trẻ, 1995

“Tưởng niệm Mẹ”, Nxb. Thanh Niên, 2010)

http://www.tranxuanan-writer.net

http://www.txawriter.wordpress.com

http://www.facebook.com/tranxuanan.writer

THAM KHẢO QUỐC PHỤC PHỤ NỮ (gồm cả chít khăn, búi tóc) – ẢNH 1:

Xem ảnh tham khảo 3, cỡ lớn hơn

Nguồn ảnh: Ảnh 1: Áo dài nữ hồi đầu thế kỉ XX – Không rõ tác giả nhiếp ảnh — Tcđt. Diễn Đàn [diendan.org]; ảnh 2: Bà De Bassilan-Goulette vẽ hình ảnh một phụ nữ Miền Nam khoảng năm 1859; ảnh 3: Hình vẽ lại 4 kiểu để tóc của người Việt cổ – TS. Lê Văn Hảo (dân tộc học) – Tạp chí điện tử Chim Việt.

THAM KHẢO QUỐC PHỤC PHỤ NỮ (gồm cả chít khăn, búi tóc) – ẢNH 4:

Xem ảnh 4, cỡ lớn hơn

XEM CÁC BÌNH LUẬN TRÊN FACEBOOK TẠI ĐÂY:

https://www.facebook.com/notes/tran-xuan-an/ve-tuong-dai-nguoi-me-viet-nam-thuan-tuy-bieu-tuong/1552575305016415?pnref=story

Phan Văn Quang, Thi Phú Trần, Hai Nguyen và 26 người khác thích điều này.

Trần Xuân An Cảm ơn anh Triều Dương Xuân Triều, anh Thái Thăng Long đã đọc

20 giờ · Thích · 1

Ngô Vưu Tiền thì gần như vô hạn mà tượng chỉ là hữu hạn…

18 giờ · Thích

Trần Xuân An Tượng đài Người Mẹ Việt Nam thì trung tâm vẫn là bức tượng Người Mẹ, còn tượng các danh nhân khác chỉ là phụ. Có thể chỉ chọn một số danh nhân tiêu biểu của các lĩnh vực thôi. Tổng hợp lại, để nêu bật ý nghĩa Người Mẹ Việt Nam vô danh (nhân dân) xứng đáng ở bậc cao hơn các danh nhân tên tuổi (các cá nhân). —- Bạn Ngô Vưu ơi, về chính trị, quân sự, câu này đau vô cùng: “Nhất tướng công thành, vạn cốt khô” (Một vị tướng đạt được chiến công, vạn bộ xương [dân và lính] phơi khô = Dãi thây muôn họ, nên công một người)

18 giờ · Đã chỉnh sửa · Thích · 1

Huong Tranngoc mỗi người VN có một tượng đài Mẹ Việt Nam trong lòng mình, anh hùng không cần khoe . Mẹ VN , phân chia ra mẹ quốc gia, mẹ cộng sản…., ối trời. Người Mẹ Việt Nam vô danh nghìn đời trong lòng người VN chân chính

12 giờ · Bỏ thích · 2

CổThư Nguyễn Về ý nghĩa của tượng đài. Đồng ý.

Về mục đích xây tượng đài. Đồng ý.

Về phương diện biểu tượng mỹ thuật . Không đồng ý ..

Mẹ VN già như thế , nét mặt khắc khổ như thế,phải có “cái búi tó” sau ót, chứ không thể có mái tóc tung bay trong gió.

11 giờ · Đã chỉnh sửa · Thích · 1

Trần Xuân An Cảm ơn anh Trần Ngọc Hưởng (Huong Tranngoc, nhà thơ) đã đồng cảm. Trong thực tế có sự phân chia như Đức Phật mẫu Quán Thế Âm, Đức Mẹ Công giáo La Vang, Người Mẹ Cộng sản Nguyễn Thị Thứ. Nhưng chính Người Mẹ Việt Nam vô danh, biểu tượng, với những đức tính truyền thống mới là Người Mẹ Việt Nam chung cho tất cả mọi người Việt. Rất cảm ơn anh. —- Rất cảm ơn bạn CổThư Nguyễn (Tr.Đ.Ng.Th.) về cái búi tó rất Việt Nam.

8 giờ · Đã chỉnh sửa · Thích · 2

Trần Xuân An Nguồn ảnh 1: Tượng đài NGƯỜI MẸ CỘNG SẢN NGUYỄN THỊ THỨ tại Tam Kỳ, Quảng Nam – VnExpress ; Nguồn ảnh 2: baogiaothong. vn

8 giờ · Đã chỉnh sửa · Thích

Trần Xuân An Chị CổThư Nguyễn (Tr.Đ.Ng.Th.) nghĩ xem: ——- 1) Phụ nữ Bắc bộ không búi tó, mà chỉ bịt khăn mỏ quạ, vấn tóc… Vậy làm thế nào để tạo nên được một hình tượng Mẹ Việt Nam cho cả ba miền? Thôi đành lấy hình tượng Người Mẹ Trung bộ (ở giữa ba miền, dải đất cơ cực nhất) làm biểu tượng chung chăng? Đó là Mẹ Việt Nam nói chung ——- 2) Còn dưới đây là bàn về hình tượng điêu khắc Mẹ Thứ: Hình tượng Người Mẹ Cộng Sản xõa tóc, có lẽ đang đấu tranh (nên búi tóc bị bung ra), nhưng với tâm thế như vậy, sao lại mỉm cười? Chắc là chỉ ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở LÀNG QUÊ, THỊ TRẤN, ĐÔ THỊ, chứ không phải bằng vũ lực (xô xát), nên mới có nụ cười rấtđiềm nhiên, bản lĩnh đó? Nhà điêu khắc tác giả tượng đài này chắc phải giải thích cho toàn dân! —- Gửi đến Ngô Vưu

5 giờ · Đã chỉnh sửa · Thích · 1

Trần Xuân An Tóc phụ nữ Việt Nam xưa: Vừa búi tó, vừa bịt khăn (hài hòa Bắc – Trung – Nam)

(xem ảnh 1)

7 giờ · Bỏ thích · 3

Trần Xuân An Kiểu tóc phụ nữ Việt Nam xưa: vừa búi tó, vừa chít khăn ————- Ảnh cỡ lớn hơn: https :// fbcdn-sphotos-b-a. akamaihd. net/…/10690030… (xem ảnh 2)

2 giờ · Đã chỉnh sửa · Thích · 1

Ngô Vưu Mái tóc xõa ra… rất xì tin… CổThư Nguyễn …

7 giờ · Thích

Nguyen Taman Anh TXA ơi! Tôi hoàn toàn đồng ý với anh về những suy nghĩ liên quan đến “Tượng đài Mẹ Việt Nam”. Ta đang sống trong thời kỳ lạm phát mọi lĩnh vực, thì việc “tạm nghỉ chơi” trên Facebook là có thể hiểu được, nhưng anh chịu khó đợi tôi một đôi ngày đặng cùng nghỉ giải lao một thể. Hà… hà…

6 giờ · Bỏ thích · 1

Trần Xuân An 1) Hài hoà Nam – Trung – Bắc ở đầu tóc vừa BÚI TÓ vừa CHÍT KHĂN. Nếu có thể, thêm chiếc KHĂN RẰN NAM BỘ quàng trên vai. —- 2) Áo dài: có lẽ nên lấy áo dài ở ảnh phía trên (xem ảnh 1). 3) Tổng thể: Người Mẹ Việt Nam bình dân, đại đa số (không nên tạc tượng quý tộc, số ít), và ở cỡ tuổi trên 50 (“mẹ già như chuối ba hương” — ca dao) . —————– LINK: Ảnh áo dài Việt Nam xưa. Vì tượng đài NGƯỜI MẸ VIỆT NAM, nên không thể lấy những kiểu áo dài phô trương đường cong phụ nữ như các kiểu áo dài về sau: https :// fbcdn-sphotos-h-a. akamaihd. net/…/1907998… (xem ảnh 1)

1 giờ · Đã chỉnh sửa · Bỏ thích · 2

Trần Xuân An Thân gửi & kính gửi: Các anh, chị & các bạn: Lanhx Tran , Trần Thị Bảo Châu , Trần Nhật Vy , Sy Sau Pham , Thang Pham Hong , Pham Duong Nam , Thinh Pham BA , Nguyễn Phú Yên , Nguyễn Chiến , Nguyễn Hoàng Anh Thư , Mừng Nguyễn Đặng , Lê Quang Thỉ , Phan Văn Quang , Trung Thành Phan , Phan Quỳnh Trâm , Mua Ngau , Lê Hứa Huyền Trân , Thành Lê Văn , Lê Hứa Huyền Trân , Phương Dung Lê , Bùi Như Hải , Bùi Chí Vinh , Bùi Bùi Đức Ánh , Bút Lông Kim , Dang Ngoc Le , Dang Than , Thanh Ngoc Ho Dang , Lanhx Tran , Vuong Chi Lan …

5 giờ · Thích · 3

Trần Xuân An Thân gửi & kính gửi: Các anh, chị & các bạn: Trần Bá Đại Dương , Nguyễn Bá Văn , Nguyen Phuc Vinh Ba, Thi Phú Trần , Vũ Thị Huệ , Vũ Hồng , Thanh Ton , Trần Minh Thảo , Trần Kiêm Đoàn , Đoàn Xuân Mỹ , Bich Hai Nguyen , Nguyễn Thanh Sơn , Phòng Trà Atb …

5 giờ · Thích · 4

Bich Hai Nguyen Nhung tu lieu ve nguoi phu nu VN rât hay đo TXA, cam on ban nhieu nhe, minh rât thich!

5 giờ · Bỏ thích · 1

Trần Xuân An Thân gửi chi CổThư Nguyễn : Cách để tóc của người Việt cổ — Lê Văn Hảo — Tcđt. Chim Việt :https://sites.google.com/site/tranxuananwriter2/toc_vietco_levanhao_chimviet.jpg

SITES. GOOGLE. COM

2 giờ · Đã chỉnh sửa · Thích · 1 · Xóa xem trước

Trần Xuân An https: // txawriter. wordpress. com/…/hoa-giai-dan-toc-ve…/

Hoà giải dân tộc: VỀ TƯỢNG ĐÀI NGƯỜI MẸ VIỆT NAM THUẦN TUÝ BIỂU TƯỢNG

. Đạo hữu Phật giáo tìm đến với Đức Phật mẫu Quan Âm,…

TXAWRITER.WORDPRESS.COM

Trần Xuân An CHÚ THÍCH VỀ 3 TẤM ẢNH DÙNG ĐỂ THAM KHẢO VỀ TRANG PHỤC VIỆT: Nguồn ảnh: —– 1) Ảnh 1: Áo dài nữ hồi đầu thế kỉ XX – Không rõ tác giả nhiếp ảnh — Tcđt. Diễn Đàn [diendan. org]; —– 2) ảnh 2: Bà De Bassilan-Boulette vẽ hình ảnh một phụ nữ Miền Nam khoảng năm 1859; —– 3) ảnh 3: Hình vẽ lại 4 kiểu để tóc của người Việt cổ – TS. Lê Văn Hảo (dân tộc học) – Tạp chí điện tử Chim Việt.

22 giờ · Đã chỉnh sửa · Thích

CổThư Nguyễn Phụ nữ nông thôn miền Trung cũng vừa có búi tó vừa quấn khăn đấy An ạ. Cái khăn quấn vành trên đầu không có tác dụng trang sức mà dùng đế giữ tóc con khỏi đổ xuống trán và dùng để lau mồ hôi. Lúc bé mỗi mùa hè về quê chơi là tôi được thấy cái cảnh các bà lớn tuổi dùng khăn lau mồ hôi rồi “tiện tay” quấn lên đầu khỏi phải tìm chổ treo lên.

Thật ra khi nhìn thấy hình tượng đài được xây ở miền Trung tôi chỉ nghĩ đến hình ảnh các cụ miền Trung.

Cách suy nghĩ người mẹ phải đại diện cho cả ba miền cũng rất hay An ạ. Cứ thiết kế và chạm khắc thêm 2 bà Bắc & Nam bên cạnh là giải quyết vấn đề ngay thôi .

Ngô Vưu nì!

Răng lại thích xì -tin quá rứa hè?

18 giờ · Đã chỉnh sửa · Thích

Trần Xuân An Tượng đài Người Mẹ Cộng sản Nguyễn Thị Thứ là của Nhà nước. Mình đâu có góp ý gì được. Còn chuyện mình bàn đây là nguyện vọng sẽ có một Tượng đài Người Mẹ Việt Nam. Mình cứ đưa ra giữa đời bằng thơ, bằng bàn luận với nhau, chứ có điều kiện đâu mà thực hiện! —- Hai chuyện này khác nhau mà —- Nhưng chị CổThư Nguyễn cứ tin đi, nếu nguyện vọng (hay yêu cầu của mình, phù hợp với yêu cầu của nhân dân) là đúng, thì trước sau cũng có cơ hội để trở thành hiện thực. Không chính phủ này thì chính phủ khác, hay tổ chức quần chúng khác sẽ thực hiện.

18 giờ · Thích

Trần Xuân An Đúng rồi. Vừa chít khăn, vừa búi tó, đã thành nếp xưa lâu rồi, từ thành thị đến nông thôn. —- Chỉ một hình tượng NGƯỜI MẸ VIỆT NAM nhưng thể hiện được hình ảnh các bà mẹ của ba miền Trung – Nam – Bắc: Búi tó, chít khăn, khăn rằn quàng vai; còn áo dài thì chung cho cả ba miền rồi.

18 giờ · Đã chỉnh sửa · Thích

.

_______________________

 

Google Sites /  host

WORDPRESS, GOOGLE PAGE CREATOR, DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE