G.(7). Trang 7 - Thông báo cập nhật

Thông báo cập nhật

(trang 7)

trên WebTgTXA. & các tin tức khác

u

Các trang thuộc mục này: 

 Trang 1 | Trang 2 | Trang 3 | Trang 4 | Trang 5 | Trang 6 | Trang 7 | Trang 8 | Trang 9... 

 

u 

 

Chào mừng người đọc quý mến đến với "Web Tác giả Trần Xuân An" -- http://tranxuanan.writer.googlepages.com -- Xin vui lòng nghiền ngẫm từng câu, chữ. Hi vọng người đọc quý mến sẽ không nản lòng trong thế giới duy nhất này, sẽ không tránh né những vấn đề về Việt Nam trong chiến tranh (1858-1885-1930-1945-1954-1975-1989), nhất là về Miền Nam Việt Nam với Vĩ tuyến 17 (1954-1975) và trong thời hậu chiến (1975-1989-???)... & ...

 

Welcome to "Author Tran Xuan An's web" -- http://tranxuanan.writer.googlepages.com -- Read my works for details, please, and think about them. The revered and loved readers, I hope you will not be dispirited in this only one world, you will not evade the problems about Vietnam in the war (1858-1885-1930-1945-1954-1975-1989), especially, about The South of Vietnam with The 17th Parallel (1954-1975) and in the post-war (1975-1989-???)... & ...

 

 

Website: Tác giả Trần Xuân An

Poet / writer & researcher

Twenty two published-books + newest one = 23

(poem; novel; essay; research; critical contribution on history, literature...)

The HCM City Literature-writer Association member

 

KỂ TỪ THÁNG 11 HB7 (2007), WEBTGTXA. MỞ THÊM MỘT TRANG MỚI ĐỂ TIỆN VIỆC THEO DÕI, TRUY CẬP CỦA NGƯỜI ĐỌC.

ĐÂY LÀ TRANG THÔNG BÁO TẤT CẢ NHỮNG GÌ ĐÃ ĐƯỢC CẬP NHẬT (UPDATED)

Ở CÁC TRANG KHÔNG PHẢI LÀ TRANG "BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI",

NHƯ "THÔNG TIN - GIAO LƯU - ĐOÀN KẾT", "WEBS NGÀN NHÀ"...

NGOÀI RA, CŨNG CÓ THỂ THÔNG BÁO THÊM MỘT SỐ TIN TỨC KHÁC VỀ BẠN BÈ, ĐỒNG NGHIỆP. GỒM CẢ THƯ TÍN CÔNG KHAI & TIN CẬY ĐĂNG  

(TẤT CẢ CHỈ TRONG GIỚI HẠN NHẤT ĐỊNH, THEO NGUYÊN TẮC HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI LOẠI THÔNG TIN BẢO MẬT)...

Xem lại trang 6 "Thông báo cập nhật"

uuu Tháng 06 HB8 (2008), tiếp theo:

►07-6 HB8: TÌNH BẠN GIÚP NHÀ THƠ VƯỢT LŨ: “ ... Vừa qua ca mổ khó khăn, nhà thơ Phan Trung Thành lại nhận được tin vui, tập thơ "Những ngày vắng em" của anh đang chuẩn bị được in. Sau lời cám ơn những người yêu quý mình, việc sắp có tập thơ là điều được anh khoe đầu tiên, còn trước cả diễn biến sau ca mổ của anh. Chỉ đến khi được hỏi, anh mới như sực nhớ để nhận xét với khách rằng: “Có cái gì đó xa lạ trong mình”. Xin đừng hiểu như một câu thơ đầy ẩn ý, nghĩa đen hoàn toàn: anh đã được gắn hai van tim nhân tạo. Những thiết bị kim loại lạnh lẽo rồi sẽ trở nên quen thuộc và biến thành một phần của cơ thể. Cũng giống như những tình cảm yêu thương chân thành của mọi người với Thành, những ngày khó khăn qua sẽ trở thành một phần trong cuộc đời anh. Cuộc đời rồi đây sẽ mang đến cho đời những vần thơ ngọt ngào đầy thi vị ...”. (Nguồn, trích nguyên văn: Văn nghệ Sông Cửu Long trực tuyến, 26.05.2008 23:02).

► 10-6 HB8: VẤN ĐỀ CHIẾU CẦN VƯƠNG GIẢ MẠO (tiếp theo): Trần Xuân An bình luận phản hồi --- CÁC TRÍCH ĐOẠN ĐỀ CẬP ĐẾN PHONG TRÀO VĂN THÂN & CẦN VƯƠNG CHỐNG PHÁP 1883-1885-1886 TỪ BÀI VIẾT “CỐ ĐIỆN” CỦA HỌC GIẢ HOÀNG XUÂN HÃN  (nguồn: Tạp chí điện tử DIỄN ĐÀN -- WebTgTXA. đã gửi điện thư xin phép đến Tcđt. Diễn Đàn): ... chính những tư liệu này, do Hoàng Xuân Hãn cung cấp, đã góp phần phủ nhận “Chiếu Cần vương” số 2 và số 3 hay “Chiếu Cần vương – Gosselin – 19-9-1885”, “Chiếu Cần vương – D’Argenlieu – 03-7-1889”. Thật vậy, không nghi ngờ gì nữa, trong sự thật lịch sử không từng có “Chiếu Cần vương” số 2 và số 3 hay “Chiếu Cần vương – Gosselin – 19-9-1885”, “Chiếu Cần vương – D’Argenlieu – 03-7-1889” do vua Hàm Nghi va Tôn Thất Thuyết ban bố. Đó chỉ là 2 bản Chiếu Cần vương nguỵ tạo, cụ thể là bản số 2 do Pháp (kể cả linh mục thực dân) bịa tạo và bản số 3 cũng do Pháp hay bọn phỉ bịa tạo ra mà thôi... --- Xem tiếp.

► 10-6 HB8: Hồ Sĩ Bình: "Văn kiện lịch sử: Phải xác định vị trí địa lý và tên gọi chính xác" ---

Tạp chí điện tử Du Lịch Việt Nam online (Bộ Văn hoá - Thông tin), Thứ Năm, 05/06/2008-10:32 AM).

 

Trích đoạn mở đầu bài báo: "Bài báo Tìm dấu vua trong lòng dân của tác giả Trần Nhã Thụy (Tuổi trẻ ngày 21.5) có chi tiết: Vua Hàm Nghi phát hịch Cần vương ở Tân Sở (Quảng Bình) là chưa chính xác về việc xác định vị trí địa lý của Tân Sở và tên gọi của văn kiện lịch sử “Hịch Cần Vương”".

 

Nhân đây, WebTgTXA. cũng xin cảm ơn nhà báo Hồ Sĩ Bình, và thêm một lần nữa xác định như sau: “Chiếu Cần vương” theo Gosselin, trong Le Laos et le protectorat français (xuất bản tại Paris, 1900) đã được phản bác và chứng minh đó chỉ là một bản chiếu ngụy tạo. Người khởi đầu việc phản bác, chứng minh này là Nnc. Trần Viết Ngạc (Kỉ yếu Hội nghị sử học, ĐHSP. TP.HCM., 20-6-1996) (*), và sau đó tôi đã góp phần phản bác với những chứng cứ, tư liệu khác, chủ yếu căn cứ vào tư liệu gốc của triều Nguyễn và cũng của Việt Nam chúng ta, để lập luận (Kỉ yếu Hội thảo sử học, Trung tâm KHXH. & NV. Đại học Huế, Hội KHLS. Thừa Thiên - Huế, Tạp chí Huế Xưa & Nay,  02-7-2002). Còn cụm từ "Kinh đô quật khởi" ( xem bài ) là do Trần Xuân An thoát khỏi nhãn quan và tâm thế thời thuộc địa, bị "bảo hộ"... để gọi đúng thực chất sự liện lịch sử ấy, chứ không phải của Delvaux hay Quốc sử quán triều Nguyễn hoặc của một nhà sử học nào. TXA.

 

http://www.baodulich.net.vn/Story/vn/vandehomnay/vandehomnay/2008/6/2226.html

 

(*) "Có hay không 'Chiếu Cần vương' đề ngày 11-8 Ất dậu?" -- bài viết này đã được chính tác giả Trần Viết Ngạc tự viết lại (bổ sung, nâng cao các luận cứ, luận chứng), in trong cuốn "Nguyễn Văn Tường (1824-1886), cuộc đời và lời giải", nhiều tác giả, do PGS. TS. Đỗ Bang chủ biên, Nxb. Thuận Hoá, 2007, tr. 212-218. Link để đọc (nhớ bấm vào nút ở góc phải, phía trên, có biểu tượng kính lúp, để ảnh được phóng lớn, rõ nét chữ).

 

Tiểu mục này đã được WebTgTXA. bổ sung vào các ngày 16, 17-6 HB8.

 

► 12-6 HB8: Trao đổi với nhà giáo Ngô Vưu (Trường PTTH. chuyên Quốc Học, Huế): Có hay không nội gián trong cuộc kinh đô Huế quật khởi, bị thất thủ (05-7-1885 [23-5 Ất dậu])?

► 13-6 HB8: Phỏng vấn GS. Đinh Xuân Lâm -- Hồng Thanh Quang (thực hiện) – CAND . COM:

 

GS ĐXL: Con cháu của ông Nguyễn Văn Tường đã tìm được những tư liệu mà qua đó, ta có thể thấy, Nguyễn Văn Tường là một người chống Pháp triệt để.

 

PV: Theo những gì mà tôi đọc từ trước tới nay, Nguyễn Văn Tường, sau khi được Tôn Thất Thuyết cử ở lại Huế tìm cách hạn chế thiệt hại cho đất nước chứ không đi theo vua Hàm Nghi ra chiến khu, đã phản bội và cộng tác với giặc Pháp. Thế rồi, giặc Pháp sau khi không thấy hiệu quả cần thiết trong sự che chở cho Nguyễn Văn Tường đã đày ông sang Tahiti đến chết. Chỉ sau khi ông mất, chính quyền Pháp mới cho phép mang xác Nguyễn Văn Tường về chôn ở quê hương Quảng Trị. Một số cuốn sách của ta đã coi số phận thê thảm của ông Nguyễn Văn Tường như một bài học cay đắng cho những ai không biết cách xử thế đúng đắn trong thời loạn, ăn ở hai lòng (2) để đến nỗi thân bại danh liệt…

GS ĐXL: Những tài liệu mới được phát hiện gần đây cho thấy, đã có một sự thỏa thuận giữa Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. Tôn Thất Thuyết  có nhiệm vụ phò vua Hàm Nghi đi ra  Quảng Trị để lo việc đánh nhau với giặc, còn Nguyễn Văn Tường phải ở lại Huế để giả như tìm cách thương lượng với Pháp mà trì hoãn thời gian…

PV: Nói theo ngôn ngữ bóng đá hiện đại, để "câu giờ"… (cười).

GS ĐXL: Thế nhưng, giặc Pháp nó cũng cảnh giác lắm, đã giam ông một mình ở tòa Thương Bạc bên bờ sông Hương, xung quanh có lính bao vây chặt chẽ. Lúc đầu, nó cũng định lợi dụng ông nhưng rồi sau phát hiện ra ông vẫn bí mật liên lạc với lực lượng kháng chiến ở bên ngoài nên đã đày ông đi.

PV: Và ông bị hàm oan ở giữa hai làn đạn, vừa không được danh thơm như Tôn Thất Thuyết hộ giá đi kháng chiến, vừa bị thực dân Pháp đày đọa.

GS ĐXL: Cho nên ta phải căn cứ vào việc, nếu ông thực sự đi theo Pháp thì tại sao giặc vẫn đày ông đi cho đến lúc chết? Mà ông bị oan lắm chứ, khi con cháu mang xác ông về, vua Thành Thái (3) [Đồng Khánh, chứ không phải Thành Thái -- WegTgTXA. đính chính] lúc bấy giờ còn hạ lệnh đánh lên trên quan tài của ông, vì cho là ông phản quốc (3). Tôi nghĩ rằng, việc trong giai đoạn lịch sử cận đại cũng rất nhiều người bị oan ức nên bây giờ giới nghiên cứu cần phải làm nhiều việc để khôi phục lại giá trị chân chính của họ. Gần đây, Hội Khoa học Lịch sử cũng đã tiến hành một số việc… Xem tiếp:

 http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/dinhxuanlam-hongthanhquang_CANDonli.aspx

Vui lòng xem tiếp tiểu mục ngày 14-6 HB8 bên dưới.

► 13-6 HB8: Theo BBC-Vietnammese & các báo chí trong nước: Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt đã qua đời (lúc 6:40 sáng thứ Tư 11/6 tại Singapore). BBC-Vietnamese ghi nhận: [...] “Ông là cựu lãnh đạo Việt Nam đầu tiên công khai đặt vấn đề hòa hợp - hòa giải dân tộc sau cuộc chiến Việt Nam, đặc biệt là với những người miền Nam không cộng sản. Trong một phỏng vấn hiếm hoi với BBC tháng 04/2007, ông Kiệt nói: "Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả". Dư luận trong nước thì chú ý đến vai trò "thủ lĩnh Đổi Mới" của ông trong nhiều lĩnh vực. [...]. Jean-Claude Pomonti, bình luận viên thời sự chính trị Đông Nam Á của tờ Le Monde ở Pháp nói với BBC Tiếng Việt về ông Võ Văn Kiệt: "Ông là một cá tính mạnh, luôn lôgíc về tư tưởng đổi mới, kể cả khi hồi hưu, ông cởi mở cả với những người bất đồng chính kiến, bênh vực dân, báo chí, chống báo thủ, tham nhũng."” [...].

 

► 13-6 HB8: THOÁNG HƯƠNG VỊ QUÊ NHÀ QUẢNG TRỊ:

WebTgTXA. mạn phép đăng lại bài & ảnh trên Thanh Niên in giấy & trực tuyến

 

Cháo bột Hải Lăng

23:25:12, 12/06/2008

Trương Quang Nam

 

  

 

Cùng là cháo bột (hay còn gọi là cháo bánh canh) cá lóc, nhưng hương vị thơm ngon của cháo ở thị trấn Hải Lăng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị khó có thể lẫn lộn với bất cứ nơi nào. Điều gì tạo nên sự khác biệt này?

 

Khi vừa nghe khách khen mấy lời về nồi cháo đang nghi ngút khói trên bếp than hồng, chị chủ quán nằm cạnh quốc lộ 1A liền xởi lởi hé lộ: Cháo ngon quyết định phần nhiều bởi cá và bột. Cháo ở đây tuyệt đối không dùng cá lóc nuôi, nếu nấu cá nuôi thì có mùi khá khó chịu với những người quá quen nghề, quen vị như chúng tôi. Cá đồng thịt rất thơm, béo nhưng không ớn, khi sôi lên tỏa mùi đã thấy thèm. Cá được thu mua từ những người làm nghề trong và ngoài huyện về ngâm một vài nước cho thải chất bẩn. Cách chế biến cũng lắm công phu, cá được luộc lên cho vừa độ chín là lấy xuống ngay để nguội, sau đó bóc hết thịt ra khỏi xương chia thành từng miếng nhỏ, phải chú ý lấy cho hết xương nhỏ trong các thớ thịt để khách ăn khỏi bị hóc xương. Số thịt này được ướp một chút muối tiêu nhưng nhiều củ nén (*). Xương cá xay ra chắt lấy nước nấu cháo. Khi bột chín tới thì thả cá vào cho thấm ngọt. Những người bán cháo ở đó không mua bột bán sẵn ngoài chợ mà mua gạo về rồi tự xay, lọc, lắng thành bột khô. Vì thế cánh bột rất mềm và tươi ngon, thơm mùi gạo lại không bị chua, bán bao nhiêu làm bấy nhiêu chứ không để dư thừa.

 

Dọc con đường bắt đầu từ "ngã ba Hải Lăng" đi vào có đến 4-5 quán, tha hồ cho bạn lựa chọn vào mỗi sáng sớm và buổi chiều. Buổi nào cũng thế, nếu bạn ghé chân muộn tí là chỉ nhận được câu trả lời: "Dạ, hết rồi"!

Trương Quang Nam

(*) Ở Quảng Trị, gọi là củ ném. WebTgTXA. 

 

► 13 & 14-6 HB8: WebTgTXA. trân trọng giới thiệu 3 điểm mạng toàn cầu của 2 nhà giáo, nhà thơ Võ Văn Hoa (Phòng Giáo dục huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị), Võ Văn Luyến (Trường CĐSP. Quảng Trị tại Đông Hà) và của nhà báo Minh Tứ (Báo Quảng Trị) – Xem trên trang 5 “Ngàn webs của ngàn nhà

► 14-6 HB8: VẤN ĐỀ CHIẾU CẦN VƯƠNG GIẢ MẠO (tiếp theo):

 

ĐIỂM NHẤN MẠNH

AI VIẾT CÁC SẮC DỤ CỦA THÁI HẬU TỪ DŨ,

SAU NGÀY KINH ĐÔ QUẬT KHỞI, BỊ THẤT THỦ (05-7-1885) ?

Tất nhiên là Nguyễn Nhược thị Bích, nhưng ý tưởng là của De Courcy, De Champeaux (bấy giờ y là đại thần thứ nhất Viện Cơ mật, thượng thư Bộ Binh triều đình Huế), với sự chỉnh lí của chính De Champeaux, Nguyễn Hoằng, Nguyễn Hữu Cư, Nguyễn Hữu Bài:

 

         

 Hình 2: Một trang Đại Nam liệt truyện tập 3: Tiểu sử Nguyễn Nhược thị Bích: "Năm Hàm Nghi thứ nhất, tháng 5, kinh thành có việc đi theo 2 cung di Quảng Trị có bài hát quốc âm 'Xe vua vào Thục'. Ngày 2 xe cùng về, các sắc phụng chiếu thư, cầm bút viết xong ngay, việc gì cũng xứng chỉ"

Như vậy, có thể khẳng quyết, Nguyễn Văn Tường không hề nhân danh (hay giả mạo danh tính) bà Từ Dũ để viết những bản dụ lên án Tôn Thất Thuyết, Trần Xuân Soạn, sau ngày 05-7-1885.

Tôi cũng đã chứng minh, Tôn Thất Thuyết cũng không mạo danh Hàm Nghi để ban bố cái được gọi là "Chiếu Cần vương - Gosselin - 19-9-1885" và "Chiếu Cần vương - D'Argenlieu - 03-7-1889", trong đó có những đoạn, những câu lên án Nguyễn Văn Tường.

Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, Hàm Nghi vẫn gắn bó với nhau trong nhiệm vụ đã phân công: "kẻ ở, người đi, đều lấy lòng yêu nước lo dân (*) làm căn bản" (Dụ gửi Nguyễn Văn Tường, 13-7-1885, cùng một ngày ban bố Lệnh dụ Thiên hạ Cần vương chính thức và duy nhất tại Tân Sở).

Đó là những điều tôi đã viết, đã công bố trong phạm vi giới hạn, đã tham luận trong hội thảo khoa học, đã xuất bản sách in giấy, đã đưa lên mạng liên thông toàn cầu từ lâu. Mong rằng kiến thức sai lạc trước đây trong xã hội (vốn đã in sâu vào não trạng vài thế hệ và đã trở thành "định kiến sử học") sẽ được mọi người góp phần giải toả, điều chỉnh. 

Một lần cuối, xin trân trọng nhấn mạnh như thế.

Thành thật cảm ơn.

Trần Xuân An

 (*) Yêu nước, chăm lo nhân dân (ái quốc ưu dân).

 

 

Dụ Cần vương dậy Trường Sơn

Giải Triều, trung nghĩa, tờ son (1) gửi về

bình Tây, sát tả-tà-mê

cho Tân Sở – Huế  tư bề hoa giăng

lễ tần (2) viết sắc “hòa” ban

Tôn Thuyết chiến để Nguyễn Văn Tường đàm

Pháp tung cáo trạng bắc – nam

lưu đày Kì Vĩ (3), chết thầm đảo xa

súng rền, khâm sứ bôi nhòa

hòm tù đỏ, Hạnh Thục ca hoen vàng

Vè Thất thủ giữa dân gian

giọng run lệch bởi chuông vang giáo đường

thơ Nguyễn Thượng Hiền buốt sương

thương thái phó (3), ngó sen vương, dặm về

 

                   (trích: Trần Xuân An, “Cảm nhận bên dòng sông”, khúc 13)

                         (1) Dụ Nguyễn Văn Tường (13-7-1885) và Dụ Hoàng tộc (18-7-1885).

                         (2) Lễ tần Nguyễn Nhược thị Bích, thường được gọi là NGUYỄN NHƯỢC THỊ.

                         (3) Nguyễn Văn Tường có mĩ hiệu vua ban là Kì Vĩ, cung hàm là thái phó.

► 18-6 HB8: VẤN ĐỀ CHIẾU CẦN VƯƠNG GIẢ MẠO (tiếp theo): Cập nhật ở trang 15 "bài mới - sách mới - tin tức mới -- Trần Xuân An -- Bàn thêm về Thông báo Cần vương (Cáo dụ Cần vương), Dụ Cần vương, Chiếu Cần vương -- Mới nhất! -- BẢN HOÀN TẤT (pdf): 20: 05' ngày 19-6 HB8: http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/txa_banthem_thbao-du-chieucanvuong.pdf --- (Bản nháp: 18 : 07', chiều ngày 18-06 HB8: phần I:  http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/txa_banthem_thongbao-du-chieucanvuon.pdf ; 8 : 59', sáng ngày 19-06 HB8: phần II: http://tranxuanan.writer.3.googlepages.com/txa-banthem-PHAN2-chieucanvuong.pdf ) 

► 27-6 HB8: Có đính chính ở trang 6 "Thông báo cập nhật", tại tiểu mục "06-6 HB8: VẤN ĐỀ CHIẾU CẦN VƯƠNG GIẢ MẠO (tiếp theo)". Thành thật cáo lỗi cùng quý người đọc.

► 29-6 HB8: VẤN ĐỀ CHIẾU CẦN VƯƠNG GIẢ MẠO (tiếp theo): CÁC Ý KIẾN VỀ CHIẾU CẦN VƯƠNG GIẢ MẠO, nguyên văn 4 bài lược ghi, trả lời phỏng vấn trên báo Thể thao & Văn hoá (Thông tấn xã Việt Nam) -- của giảng viên đại học Hà Văn Thịnh (Huế), thạc sĩ Phan Thuận An (Huế), PGS.TS. Chương Thâu (*) (Hà Nội) và thạc sĩ Nguyễn Quang Trung Tiến (Huế) -- Khang An & Nguyễn Mỹ ghi. Link trên Tạp chí điện tử Văn Chương Việt

... Sau khi tôi viết thêm một câu nguyên văn như sau: “Các ý sai lệch khác của PGS.TS. Chương Thâu trong bài trả lời phỏng vấn nói trên tôi đã phê phán ở một trang web khác thuộc WebTgTXA., đặc biệt là phê phán ý thức sử dụng văn bản giả mạo như thế làm tư liệu sử học -- (Ghi chú của WebTgTXA.)”, bất chợt tôi liên tưởng đến Bộ luật Hình sự của nước ta. Theo đó, cũng có thể xem vị quan toà sử học Chương Thâu đã vi phạm luật pháp nghiêm trọng trong khi xử án nhân vật lịch sử. ...

 

► ► ►  XEM TIẾP TRANG 8 "THÔNG BÁO CẬP NHẬT"  ► ► ►

 

______________________________________________________________________________________________________

Trân trọng mời xem trang 15 "Bài mới - sách mới - tin tức mới"

    

Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC & NGƯỜI CẦM BÚT:

http://txawriter.wordpress.com (link mới)

THÔNG TIN - GIAO LƯU - ĐOÀN KẾT:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/linkdoanket

_______

 

Trở về

TRANG BÀI MỚI - SÁCH MỚI - TIN TỨC MỚI

trang "Các trang mục trên WebTgTXA.":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/webtacgiatranxuanan

 

trang chủ "Web tác giả Trần Xuân An":

http://tranxuanan.writer.googlepages.com

đặc biệt, trang toàn bộ tác phẩm Trần Xuân An:

http://tranxuanan.writer.googlepages.com/danhmtphamtxa_googlepcreator.htm

 

 

Ngày 13-6 HB8 (2008): đạt 100.000 lần mở các trang của 2/3 WebTgTXA (WebTpTXA., WebTXA.. & WebTgTXA.)

 

Google page creator  /  host

 

DOTSTER, MSN. & YAHOO ...  /  HOST, SEARCH & CACHE