LUDWIG VAN BEETHOVEN (Đức, 1770-1827)

Đã luôn luôn biết rằng những người chơi piano vĩ đại nhất cũng là những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất; nhưng họ đã chơi như thế nào?

Có một bộ ý tưởng phức tạp ở đây. Beethoven đang tranh cãi về khái niệm "thành thạo" của các nghệ sĩ piano vĩ đại. Và cuối cùng, ông là người vĩ đại nhất trong tất cả nghệ sĩ piano ở Vienna đầu thế kỷ 19; buổi biểu diễn cuối cùng của ông với tư cách là một nghệ sĩ solo piano - trước khi bị điếc – buổi hòa nhạc khổng lồ ngày 22 tháng 12 năm 1808, bao gồm Concerto 2, symphony 5 &6, trích Mass in C, và Choral Fantasy.

Không có một di sản đồ sộ về số lượng như các bậc tiền bối của trường phái cổ điển thành Viên Wolfgang Amadeus Mozart (1756 – 1791) hay Joseph Haydn (1732 – 1809) nhưng Beethoven đã đem đến cho thế giới âm nhạc một phong cách mới, phong cách anh hùng ca cùng những cách tân vĩ đại.

Với sự cải cách mạnh mẽ về nội dung lẫn hình thức, ở hầu hết các thể loại âm nhạc: sonata, concerto và giao hưởng, Beethoven đều để lại dấu ấn thiên tài của mình. Cả cuộc đời của ông thực sự là bản anh hùng ca của một con người có nghị lực phi thường vượt qua mọi khó khăn, thử thách và chiến thắng bệnh tật.

Là người đại diện cuối cùng của trường phái cổ điển thành Vienna, Ludwig van Beethoven đã có những đóng góp vĩ đại vào tiến trình phát triển của âm nhạc cổ điển thế giới.

TÁC PHẨM