LUCA FRANCESCONI (Ý,1956)

Luca Francesconi sinh ở Milan, Ý. Cha của ông là một họa sĩ , và mẹ của ông một nhà quảng cáo đã tạo ra một số chiến dịch quảng cáo nổi tiếng.

Nhạc viện Milan, nơi francesconi theo học, đã mở ra cho ông thứ không gian âm nhạc đương đại. Và năm 1977, ông đã dành thời gian để đắm mình trong nhạc jazz tại Berklee College of Music ở Boston.

Francesconi đã theo học khóa học chuyên sâu do Karlheinz Stockhausen tổ chức tại Rome năm 1981.

Năm 1984, ba tác phẩm của Francesconi, bao gồm cả Passacaglia, viết cho dàn nhạc lớn (1982), đã được giải thưởng Nhạc sĩ quốc tế Gaudeamus tại Amsterdam. Francesconi đã có cơ hội thực hành nghiêm túc lần đầu tiên ý tưởng về một “đa ngôn ngữ” (polyphony of languages) : Suite 1984. “Đa âm mà tôi có trong tâm trí không có liên quan gì đến “hậu hiện đại” hay “cắt dán”, âm nhạc mô phỏng ngoại lai. Thay vào đó, nó là sự kết hợp tự do của các ý tưởng trong một cơ thể nhỏ gọn và ngôn ngữ rất vững chắc, nó tiết lộ thứ năng lượng nền tảng của nó trong sâu thẳm nội tâm và không phải là những bất nhất bên ngoài, năng lượng từ trái đất, từ nền văn hoá phổ biến, từ các nền văn hoá châu Phi cổ đại và phương Đông”. Ông nói.

Thu âm đầu tiên của Francesconi được thực hiện ở Mỹ : Viaggiatore Insonne, trên một đoạn văn của Sandro Penna (nhà văn Ý, sinh 1906) Phong cách của Francesconi một nhà soạn nhạc trên thực tế cũng tương tự một người du lịch không biết mệt mỏi, người khám phá các không gian ngôn ngữ luôn tìm kiếm các giới hạn luôn thay đổi của nó, và là người tiến hành một nghiên cứu tâm lý để xác định giới hạn giữa tiếng ồn và âm thanh, giữa bản năng và lý trí.

Plot in Fiction viết cho oboe và cor anglais hoặc clarinet và nhóm nhạc thính phòng là bài hát xây dựng đường sonoric xung quanh các ghi chú quan trọng trong một khuôn khổ chính thức nghiêm ngặt. Vấn đề ở đây là tìm kiếm mảnh đất hư cấu (to find the “plot” in the “fiction”) , một câu chuyện xoay đi xoay lại (that twists and turns) xuyên qua hàng loạt những biểu tượng thường nhật khó khăn và rắc rối.

Mambo, viết cho piano độc tấu, là tác phẩm nhạc jazz được ưa thích nhất của Francesconi, và nó cho thấy rõ ràng sự tìm kiếm của ông về sự cân bằng bất thường giữa các vật liệu sonoric, tập trung ở trạng thái ban đầu, và sức mạnh gợi lên của lịch sử, từ đó nhà soạn nhạc không thể tự tháo gỡ.

Năm 1990 Francesconi thành lập AGON với hai cái nhìn không tưởng vĩ đại : Thứ nhất là vẫn có thể, và rất quan trọng, để làm việc cùng nhau, hợp tác, tưởng tượng các dự án thực hiện cùng với người khác, trao đổi kinh nghiệm, ý tưởng. AGON xuất hiện như một sinh vật với một bản sắc công khai: “nó không phải là studio của tôi hay của bạn”, nó mong muốn trở thành một nơi mà có thể trò chuyện, gặp gỡ, và không chỉ theo đuổi sự quan tâm của chính mình. Ý tưởng không tưởng thứ hai là bắt đầu từ bên dưới chứ không phải từ công nghệ cao, khởi đầu từ nhu cầu âm nhạc của các nhà soạn nhạc với viễn cảnh kích thích một mối quan hệ khác nhau, đơn giản hơn, “ít khủng bố hơn”, giữa các nhạc công thực sự và các máy móc. Với Francesconi, việc xử lý các thiết bị điện tử cũng giúp hồi phục tính chất vật lý của âm thanh, sự thẩm âm tiến gần đến cấu trúc âm nhạc, trong đó, nếu bị hạn chế ở giấy và bút chì, tức bị hạn chế ở văn bản âm nhạc ( score) sẽ rơi vào cái ngẫu nhiên trở nên quá “lý thuyết”, làm suy yếu mối quan hệ trực tiếp với vật liệu sonoric (sản phẩm công nghiệp âm thanh)

Viết năm 1991, dành cho violin và tám nhạc cụ, Riti Neurali là nghiên cứu thứ ba của Francesconi về ký ức. Một loạt những buổi công chiếu Riti Neurali ở Amsterdam, Paris, Brussels, và Antwerp, vào năm 1993, đã củng cố danh tiếng của Francescon.

Mọi thứ bắt đầu với một câu hỏi về nguồn gốc của ý nghĩa (trong tiếng Hy Lạp, etymon có nghĩa là nguyên ngữ). Etymo, một tác phẩm được trang bị những cánh trắng khổng lồ, bắt đầu bằng những ngôn từ thô sơ của nguyên mẫu, bằng âm vị. Không có gì có thể hiểu được, những chữ chỉ dẫn lăn ra và trôi đi (hoặc dao động) và một dàn nhạc bị gián đoạn như thể đang chờ đợi. Những hạt âm thanh và âm nhạc này kết hợp lại trong một sự chồng chéo đối lập nhau mà cuối cùng là sự bùng nổ trong một đại dương sâu sắc, từ đó những từ đầu tiên xuất hiện. Etymo, một ví dụ quan trọng về cách Francesconi sử dụng thiết bị điện tử trong việc thể hiện tác phẩm âm nhạc của ông.

Vào ngày 17 tháng 1 năm 2000, nhạc trưởng người Ý sinh năm 1941, Riccardo Muti, đã hướng dẫn “Wanderer” (“người đi lang thang”) tại nhà hát La Scala ở Milan. “Người đi lang thang” này là một người đàn ông, sau khi tiến hành xem xét gia sản của những thế hệ trước ông ta, chỉ mang theo cùng ông ta những điều thiết yếu cơ bản để đi trên con đường dẫn tới vô số những khoảng trống có thể, trong buổi bình minh của thiên niên kỷ mới, “người lang thang”, Luca Francesconi, đã tự giải phóng mình khỏi thứ sức nặng truyền thống dễ làm cho người ta cảm thấy sửng sốt, đặc biệt là sự phát sinh của serialism và những người sung bái nó, sau khảo cứu rộng rãi trong tempo, và tampi, người ta có thể nói rằng, trong cấu trúc sonoric, nhà soạn nhạc đã khám phá một loại ngôn ngữ nghiêng về tự sự. Wandere viết cho dàn nhạc lớn vào năm 2000 của Luca Francesconi là tác phẩm tự sự.

Năm 2000 cũng là năm Francesconi viết Cobalt, Scarlet: Two Colours of Dawn.

Năm 2011 đã có buổi ra mắt thế giới vở opera Quartett tại nhà hát La Scala, Milan. Hai nhân vật trên sân khấu là nhân cách hóa của chủ nghĩa hoài nghi, họ đã thề là sẽ không bao giờ yêu nhau nữa. Francesconi miêu tả tác phẩm này chẳng những là thách thức đối với những ý tưởng của chúng ta về opera, về xã hội, về sự thống trị của tư duy phương Tây, mà còn đối với sự nhạy cảm của chúng ta, về tâm lý của chúng ta, cũng như đối với các mối quan hệ. “Không dám đến, nếu bạn không thể chấp nhận những gì bạn cần phải phân tích, những gì bạn làm, và bạn là ai. Đó là opera bạo lực, tình dục, báng bổ, là sự vắng mặt của lòng thương xót. Nhưng hãy dám đến, nếu bạn có thể đối mặt với thực tế làm thế nào làm khô trái tim của bạn, làm thế nào một khoảng nhỏ trong cảm xúc của bạn cho bất cứ điều gì không phải là từ sự tự vệ, từ toàn thể nỗi sợ hãi của thế giới. Chúng ta là những tù nhân của những nỗi sợ hãi của chúng ta. Đó là thông điệp thực sự cuối cùng của tác phẩm này, rằng chúng ta không còn có thể che giấu vấn đề của chúng ta nữa, và chúng ta không nên”. Ông nói

Hay âm nhạc Luca Francesconi là những bài hát về sự kết thúc thế giới?